Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.47 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THUỲ TRANG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC
NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2006

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THÙY TRANG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC
NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TIỆP

HÀ NỘI - NĂM 2006



2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được
pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng, bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết
là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Điều 71 Hiến
pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung,
bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam
khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc
đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền
vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn
đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, tất cả vì con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ
khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm,
danh dự của con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình để bảo đảm thực
hiện trên thực tế.


3


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được,
trong thời gian qua, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều
vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự
của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được dư luận rất quan
tâm, theo dõi. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã
đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu,
giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội
làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác...
Về mặt lý luận, xung quan vấn đề đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người
khác, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, “Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục
người khác ở nước ta hiện nay”, mang tính cấp thiết, không những về lý luận,
mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội làm nhục người khác là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp,
đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu.
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, tội làm nhục người
khác được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học
quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật
hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm
1992, 1997); đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phục


4


vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, mã số 95-98-107/ĐT của Viện Khoa
học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998…
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục người
khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.
Th.S. Phạm Thanh Bình. TS. Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S
Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002…
Các công trình nói trên đã đề cập tội làm nhục người khác dưới góc độ
pháp lý hình sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
và có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và
tội phạm học.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội làm nhục người khác, đề xuất những giải pháp mang tính hệ
thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
này.
Nhiệm vụ của luận văn

5



Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của
tội làm nhục người khác; phân tích những quy định của pháp luật hình sự một
số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người
khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này; dự báo tình tội làm nhục
người khác trong những thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội làm nhục người khác.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý
hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 1997 đến năm
2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm
nhục người khác nói riêng.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án
về tội làm nhục người khác; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án
nhân dân tối cao về tội làm nhục người khác.

6



Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch sử,
lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã
hội...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội
phạm học. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về
khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác;
những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật
hình sự hiện hành.
- Phân tích, đánh giá những quy định về tội làm nhục người khác trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về
lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải
pháp được đề xuất trong luận văn.
- Đánh giá thực đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác ở
Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,

7


chống tội làm nhục người khác ở nước ta. Thông qua công trình nghiên cứu

này, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm làm nhục người khác là loại tội phạm có tính nhạy cảm
rất cao hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các
cơ quan bảo vệ pháp luật...
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 114 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, mục.

8


Chương 1
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY
ĐỊNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1.1. Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp
thuộc
Tội làm nhục người khác là một trong những tội phạm được đề cập rất
sớm trong luật hình sự Việt Nam.
Thời kỳ phong kiến, trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) là
“Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê”, cũng là “Bộ
luật xưa nhất còn được lưu giữ đầy đủ ở nước ta” đã đề cập tội làm nhục người
khác tại các điều 489, 491 492, 496. Điều 489 quy định: “Học trò mà đánh và
lăng mạ thầy học, thì xử nặng hơn tội (đánh, lăng mạ) người thường ba bậc;

đánh chết thì phải tội chém "[10, tr. 178]. Đây là quy định mang tính nhân
văn, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, để cho quy tắc đạo
đức “thầy ra thầy, trò ra trò” được thực hiện nghiêm chỉnh. Điều 495 Bộ luật
còn quy định: “Lăng mạ vợ của quan tại chức, thì bị tội cùng tiền tạ, đều xử
giảm tội lăng mạ người chồng ba bậc; lăng mạ đối với con thì tội lại xử giảm
một bậc nữa” [10, tr. 180].
Trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) được biên soạn trong một
thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 được khắc in lần đầu ở
Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc, tội làm nhục
người khác được đề cập tại các điều 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300.

9


Điều 293 quy định: “Phàm mắng người thì bị phạt 10 roi. Cùng mắng nhau, thì
mỗi người bị phạt 10 roi” [9, tr. 810].
Đáng lưu ý, hành vi làm nhục người khác những người thuộc giai cấp
bị trị thực hiện, bị trừng phạt rất nặng trong Hoàng Việt luật lệ. Điều đó cho
thấy, pháp luật hình sự bao giờ cũng mang tính giai cấp, được sử dụng để bảo
vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Điều 296 Bộ luật quy định: “Phàm nô tì
mắng gia trưởng thì bị phạt treo cổ (giam chờ), mắng hàng kỳ thân của gia
trưởng và ông bà ngoại của gia trưởng thì bị phạt 80 trượng, đồ hai năm, đại
công thì bị phạt 80 trượng, hàng tiểu công thì bị phạt 70 trượng, hàng ti ma thì
bị phạt 60 trượng. Nếu kẻ làm công mắng gia trưởng thì bị phạt 80 trượng, đồ
hai năm. Mắng hàng kỳ thân và ông bà ngoại gia trưởng thì phạt trăm trượng,
mắng hàng đại công thì phạt 60 trượng, mắng hàng tiểu công thì phạt 50 roi,
mắng hàng ti ma bị phạt 40 roi, bị thưa lên là bị tội. (Đó là nói cho rõ, trong
qua lại e có sự nghe lầm, cho nên phải chính người ấy nghe, có thể vì tình mà
bỏ qua, hay có ý giấu đi, cho nên phải chính người ấy thưa lên” [9, tr. 812 –
813].

Dưới thời Pháp thuộc, để bảo đảm thực hiện mục tiêu kinh tế thực dân,
thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp thực hành chính sách chuyên chế về chính
trị. Chúng dùng lối cai trị trực tiếp, thẳng tay đàn áp, tuyệt đối không cho dân
ta bất cứ quyền tự do, dân chủ nào. Pháp luật nói chung, pháp luật hình sự do
thực dân Pháp đặt ra là để bảo vệ chế độ thực dân, phong kiến. Tội làm nhục
người khác cũng được đề cập trong pháp luật hình sự thời gian này, nhưng là
để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của giai cấp thống trị, bóc lột. Trên tinh thần
đó, Điều 154 Luật hình An Nam quy định: "Trong khi quan lại đương làm
chức vụ, người nào lấy văn từ, ngôn ngữ, thư chỉ và làm việc gì hay là dọa
điều gì, để cho mất danh dự, thể diện của các viên quan lại ấy, phải phạt giam
từ một tháng đến hai năm, và phạt bạc từ hai mươi đồng đến hai trăm đồng

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện của Đảng, Văn bản pháp luật của Việt Nam, Công ước quốc tế và
văn bản pháp luật của các nước trên thế giới.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
4. Bộ luật Dân sự Việt Nam (1996), Nxb Chính trị Quốc gia.
5. Bộ luật hình sự Việt Nam (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ luật hình sự Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hiến pháp Việt Nam (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Liên hợp quốc (1976), Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
9. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

10. Quốc triều Hình luật (1995), Nxb Chínht trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ luật hình sự nước CHDCND Lào, Phunthophútthakhănty (người dịch),
Kiều Đình Thụ (người hiệu đính).
12. Bộ luật Hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu
Lưu (người hiệu đính).
Sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học và bài báo của các tác giả.
13. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự,
tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
14. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVIII", Dân
chủ và pháp luật.
15. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần
chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11


16. Bựi Anh Dng (2003), Tỡm hiu cỏc ti xõm phm quyn t do, dõn ch ca
cụng dõn, cỏc ti xõm phm ch hụn nhõn gia ỡnh, Nxb Lao ng, H Ni.
17. Phan Khc Ging (1933), Lut hỡnh gii ngha v quy hỡnh, Nxb Vnh Long,
Si Gũn.
18. Nguyn Vn Ho (1962), B lut hỡnh s Vit Nam, xut bn do s bo tr ca
B T phỏp (ch Si Gũn), Si gũn.
19. Nguyn Vn Ho (1974), B lut Hỡnh s Vit Nam, Nxb Khai Trớ.
20. Phan Hin (1987), Mt s vn ch yu trong B lut Hỡnh s, Nxb S tht,
H Ni.
21. Nguyn Ngc Ho (2004), Cu thnh ti phm lý lun v thc tin, Nxb T
phỏp, H Ni.
22. Trn Vn Luyn (2000), Cỏc ti xõm phm tớnh mng, sc kho, nhõn phm,
danh d ca con ngi, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni.
23. H Th Ng, ng V Hot (1987), Giỏo dc hc (tp 2), Nxb Giỏo dc.

24. Lờ Th Sn (1996), "Hon thin ch nh c s phỏp lý ca trỏch nhim hỡnh
s", Lut hc, (6).
25. Kiu ỡnh Th, (1996), Tỡm hiu lut hỡnh s Vit Nam, Nxb Chớnh tr Quc
gia, H Ni.
26. Trn Quang Tip (2003), Lch s Lut hỡnh s Vit Nam, Nxb Chớnh tr Quc
gia, H Ni.
27. o Trớ c (1994), Nghiờn cu v h thng phỏp lut Vit Nam th k XV n
th k XVIII, Nxb Khoa hc xó hi, H Ni.
28. o Trớ c (Ch biờn) (1995), Ti phm hc, Lut Hỡnh s v lut T tng
Hỡnh s, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni.
29. Nguyn Nh í (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
30.Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12


31. Bộ Công An (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự 1999, Công
ty in Ba Đình, Hà Nội.
32. Bộ T- pháp, Bộ luật Hình sự Thụy Điển.
33. Bộ T- pháp (1998), Chuyên đề về Luật Hình sự một số n-ớc trên thế giới, Hà
Nội.
34. Bộ T- pháp, (1957), Tập luật lệ về t- pháp, Nxb Bộ T pháp, Hà Nội.
35. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình lịch sử Nhà n-ớc và
pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
36. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
37. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
38. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (phần riêng), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 1, Hà
Nội.
40. Toà án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 2, Hà
Nội.
41. Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội.
42. Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội.
43. Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội.
44. Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hà Nội.
45. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, Hà Nội.
46. Toà chính trị Đông D-ơng, Luật hình An nam thi hành ở Bắc Kỳ.
47.Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị.
48. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê về thời gian lao động đ-ợc sử dụng
của những ng-ời trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn.

13


49. Tr-êng §¹i häc LuËt Hµ Néi (1999), Gi¸o tr×nh luËt h×nh sù ViÖt Nam, Nxb
C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi.
50. Trung t©m biªn so¹n tõ ®iÓn B¸ch khoa ViÖt Nam, Tõ ®iÓn B¸ch Khoa ViÖt
Nam (tËp 1) (1995).
51. C¸c trang tin cña B¸o ®iÖn tö cand.com
52. C¸c trang tin cña B¸o ®iÖn tö Dantri.com
53. C¸c trang tin cña B¸o ®iÖn tö Vnexpresss.net

14




×