Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.13 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
-----------------------

Đặng Thị Lan Anh

HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số
: 5.02.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Xuân
Viện Kinh tế Việt Nam

Hà Nội – 2005


Tính cấp thiết của đề tài

1.

Trong những thập kỷ gần đây, hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng khu vực hóa – toàn
cầu hóa đang cuốn hút tất cả các quốc gia trên toàn thế giới tham gia và đã trở thành xu thế chủ
đạo của kinh tế thế giới. Các khu vực, tổ chức liên kết kinh tế trên thế giới được hình thành như
WTO, EU, NAFTA, AFTA… là kết quả tất yếu của xu thế đó.


Từ những năm 90 trở lại đây, với tác động to lớn của toàn cầu hóa và nhu cầu phát triển
nội tại của khu vực, hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành yếu tố và động lực chính chi phối sự liên
kết của các nước thành viên ASEAN. Sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa về
nguồn vốn đầu tư và thương mại đã mang lại cho các nước ASEAN cơ hội phát triển mới. Mức
tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm cùng với sự lớn mạnh trong thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài và sự bùng nổ về ngoại thương đã thúc đẩy hầu hết các nước ASEAN tham gia
nhanh hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự lớn mạnh, tính hiệu quả và tốc độ mở rộng
hợp tác kinh tế giữa các thành viên là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao vị thế của
ASEAN trên trường quốc tế.
Việt Nam tham gia và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hợp tác kinh tế của
khối ASEAN không những tạo điều kiện cho phát triển kinh tế mà qua ASEAN, Việt Nam đã và
sẽ có được những cơ hội quan trọng để tiến mạnh vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt
khác, nhờ những bước tiến đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà vị thế của Việt
Nam trong ASEAN cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
Tình hình nghiên cứu.

2.

Hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa-khu vực
hóa hiện nay. Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới của Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và luôn thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều người. Do điều kiện còn hạn chế, tác giả không thể tiếp cận được với toàn bộ những công
trình nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài với khả năng
của mình tác giả đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình nghiên cứu như:
-

Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Tác giả: GS. TS.

Nguyễn Duy Quý – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
-


35 năm ASEAN hợp tác và phát triển. Tác giả: TS. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) –

NXB Khoa học xã hội.


-

Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh

quốc tế mới. Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng – NXB Khoa học xã hội.
-

Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương. Tác giả: Vũ Dương Ninh –

NXB Chính trị Quốc gia.
-

Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng. Tác giả: Phạm Đức Thành và

Trương Duy Hòa – NXB Chính trị Quốc gia.
Ngoài ra, còn nhiều những bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học khác. Mỗi công
trình đều có đặc thù riêng, có công trình phân tích một cách tổng quát các mối quan hệ trong hợp
tác quốc tế của khu vực. Có công trình tập trung vào những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội
của các quốc gia ASEAN. Có công trình lại đi sâu phân tích việc thực hiện các chính sách
thương mại trong quá trình hội nhập của khu vực. Có công trình chủ yếu nghiên cứu về tiến trình
tham gia vào AFTA của Việt Nam…
3.

Mục đích nghiên cứu.

Kỳ vọng của tác giả là thông qua thực hiện luận văn để cố gắng trả lời câu hỏi: Hợp tác

kinh tế Việt Nam –ASEAN đã tạo điều kiện gì và có tác động như thế nào đối với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Luận văn nêu ra bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế để qua đó thấy được hợp tác kinh
tế Việt Nam – ASEAN là cần thiết. Qua phân tích tình hình thực tiễn trong lĩnh vực ngoại
thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với ASEAN, luận văn mong muốn làm sáng
tỏ quan hệ hợp tác kinh tế với ASEAN như là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy hội nhập
kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những tác động của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam –
ASEAN luận văn đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt
Nam.

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế song

phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức, khu vực trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức
hợp tác phong phú, linh hoạt, đa dạng. Trong số đó, luận văn chỉ chủ yếu phân tích đến hai lĩnh
vực mà tác giả quan niệm là có vị trí quan trọng hơn cả đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác
kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là lĩnh vực thương mại và đầu tư mà cụ thể là ngoại thương và


đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những lĩnh vực khác được đề cập đến trong luận văn chỉ
nhằm hỗ trợ, bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất hợp tác kinh tế quốc tế.
Theo một khía cạnh nào đó, có thể nói quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam
chỉ thực sự bắt đầu “mở cửa” kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và đến năm 1995 có những bước
phát triển mạnh, đây là thời gian Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Do vậy,
sự khảo cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây,
những số liệu được đưa ra ngoài khoảng thời gian trên chỉ là những đối chứng cho quá trình phân

tích, so sánh của luận văn.
Phƣơng pháp nghiên cứu.

5.

Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic. Các kỹ thuật thống kê, tính
toán, tổng hợp cũng được sử dụng nhiều để xử lý số liệu. Bên cạnh những phương pháp trên,
luận văn dùng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu làm phương pháp chủ đạo trong khi
tiếp cận và nghiên cứu đề tài dưới góc độ hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ tham khảo
và kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.
Đóng góp của luận văn.

6.
-

Phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế.

-

Đưa ra cách nhìn khái quát về hợp tác kinh tế khu vực ASEAN.

-

Thông qua việc phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành

viên ASEAN trên hai lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp (FDI) trong những năm qua tác
giả mong muốn làm rõ thực chất và cập nhật những thông tin mới về quan hệ kinh tế giữa Việt
Nam với ASEAN. Từ đó, luận văn đưa ra một số nhận định về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam
– ASEAN phát triển theo hướng ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

-

Qua phân tích những tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN và

những khó khăn, cản trở tới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến
nghị mang tính giải pháp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Kết cấu của luận văn.

7.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở khách quan của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.

-

Chương 2: Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.


-

Chương 3: Tác động của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN tới quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế của Việt Nam.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN

1.1

Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.1

Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.
Hợp tác kinh tế quốc tế là phương thức chủ yếu để thực hiện các quan hệ

kinh tế quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những mối quan hệ (phân công, trao đổi, phối hợp,
liên kết, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau) một cách tự nguyện, chủ động, tích cực trong các
hoạt động kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia và lãnh thổ mà ở đó các chủ thể tham gia cùng
nhau chia sẻ những nguyên tắc, luật lệ và giá trị chung nhưng lại không mất đi bản sắc đặc trưng
sẵn có của mình.
Hợp tác kinh tế quốc tế được thực hiện dưới hình thức hợp tác song phương
và hợp tác đa phương với nhiều nội dung như hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học công nghệ, hợp
tác thương mại, dịch vụ quốc tế. Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay đã thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế với những nội dung và hình thức hợp tác
phong phú, linh hoạt, mềm dẻo, năng động hơn. Hợp tác kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát
triển. Hợp tác kinh tế quốc tế chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản như: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền.
Trong những thập niên gần đây, xu hướng hợp tác theo hướng khu vực hóa
đang là xu hướng phổ biến đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển của các quốc gia. Sự hợp
tác này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, từ sự đòi hỏi bên trong của mỗi nước, nhằm tạo ra
một thực thể mới, một bản sắc riêng của khu vực, mà mỗi quốc gia thành viên cùng góp sức xây
dựng và chia sẻ. Thông thường, khi tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực vị thế của các quốc
gia thành viên trong cạnh tranh kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Mức độ tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực nói riêng và hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung tùy thuộc vào trình độ phát triển và chính sách của từng quốc gia.

Mục đích chung nhất của hợp tác kinh tế khu vực là các quốc gia hợp tác hỗ trợ nhau, từng bước
xóa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do hóa. Những nỗ lực của họ biểu hiện sự di chuyển
từng phần đến tự do hóa các nguồn lực (như vốn, lao động, hàng hóa, dịch vụ) giữa các nước
thành viên. Và, mỗi quốc gia cố gắng đạt được những lợi ích nhất định từ một khối kinh tế mà ở
đó những cản trở về biên giới quốc gia đã được giảm đi đáng kể.


Xu thế chung hiện nay, không chỉ đối với khu vực mà ngay trên bản đồ kinh
tế thế giới thì các đường biên giới quốc gia cũng đang bị mờ dần. Sự vận động của hợp tác kinh
tế quốc tế đang có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình thức. Hình thức hợp tác đa phương
đang tăng lên cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với hợp tác song phương. Nếu như trước đây nhiều
liên kết, hợp tác kinh tế được xuất phát từ những quan hệ chính trị thì hiện nay các quan hệ hợp
tác kinh tế đang giảm dần sự can thiệp của chính trị là tương đối phổ biến. Tất nhiên, trong hợp
tác đa phương với số lượng thành viên đông, tính mục tiêu, lợi ích… tương đối đa dạng nên nó
thường mang tính phức tạp và có sự ràng buộc cao.
Tùy vào mục tiêu phát triển mà mỗi quốc gia lựa chọn, đẩy mạnh hình thức
hợp tác song phương hay đa phương. Đối với một số lĩnh vực cụ thể, khi mà hợp tác kinh tế đa
phương bị ràng buộc phức tạp, ít hiệu quả thì người ta chọn hình thức hợp tác song phương như:
các Hiệp định tự do thương mại xuyên châu lục được ký kết như giữa Singapo - Australia, Hàn
Quốc - Chilê, Thái Lan - Ấn Độ, Thái Lan - Australia, Australia - Mỹ. Các Hiệp định tự do
thương mại này diễn ra cùng thời gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO. Mặc dù phải
nhượng bộ không ít trong các Hiệp định tự do mậu dịch song phương nhưng dường như các nền
kinh tế châu Á đang coi đó là giải pháp để đảm bảo ổn định phát triển. Những cuộc đàm phán tay
đôi về những lĩnh vực nhạy cảm này sẽ mở đường cho các vòng đàm phán đa phương và khu vực
rộng mở hơn.
Hợp tác kinh tế song phương vừa mang tính bổ sung cho hợp tác kinh tế đa phương
nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố mang tính nghịch gây ra cản trở nhất định cho
tiến trình hợp tác đa phương. Các nước nhỏ thường có khuynh hướng xuất phát từ các hợp tác
song phương và lấy đó làm cơ sở phát triển, mở rộng và dựa vào các quan hệ hợp tác kinh tế đa
phương (như AFTA, WTO) để nâng cao vị thế và gia tăng thế thương lượng của mình trong cạnh

tranh quốc tế. Tuy nhiên, khi mà nguồn lực dành cho phát triển đất nước còn hạn chế thì việc tạo
điều kiện cho những quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển dù muốn hay không sẽ làm
giảm nỗ lực cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương. Nhưng một quốc gia không thể chỉ
dành ưu tiên tập trung cho một khuôn khổ hợp tác nào, trái lại phải đồng thời thực hiện sự hội
nhập quốc tế trên nhiều cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Đây là sự kết hợp giữa lợi ích
trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và lợi tích toàn thể, và điều quan trọng hơn là tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, các nước cần có những bước đi phù hợp. Hợp tác kinh tế
song phương tuy có những lúc làm ảnh hưởng đến lộ trình chung, nhưng do hợp tác kinh tế song
phương không đi ngược với tự do hóa và vẫn dựa trên các nguyên tắc hợp tác kinh tế đa phương,
nên việc khắc phục khó khăn của vòng đàm phán đa phương bằng các hợp tác song phương


trước mắt cũng là sự cần thiết, là giải pháp lách giữa dòng thương mại chật cứng để các nước
thích ứng tốt nhất với các thay đổi của bối cảnh khu vực và quốc tế.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN
1.2

Lý luận cơ bản về hợp tỏc kinh tế quốc tế.

1.2.1

Những vấn đề chung về hợp tỏc kinh tế quốc tế.
Hợp tỏc kinh tế quốc tế là phương thức chủ yếu để thực hiện cỏc quan hệ

kinh tế quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, đú là những mối quan hệ (phõn cụng, trao đổi, phối hợp,
liờn kết, bổ sung cho nhau, tỏc động lẫn nhau) một cỏch tự nguyện, chủ động, tớch cực trong cỏc
hoạt động kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia và lónh thổ mà ở đú cỏc chủ thể tham gia cựng

nhau chia sẻ những nguyờn tắc, luật lệ và giỏ trị chung nhưng lại khụng mất đi bản sắc đặc trưng
sẵn cú của mỡnh.
Hợp tỏc kinh tế quốc tế được thực hiện dưới hỡnh thức hợp tỏc song
phương và hợp tỏc đa phương với nhiều nội dung như hợp tỏc sản xuất, hợp tỏc khoa học cụng
nghệ, hợp tỏc thương mại, dịch vụ quốc tế. Xu thế quốc tế húa đời sống kinh tế hiện nay đó thỳc
đẩy sự phỏt triển mạnh mẽ của cỏc quan hệ kinh tế quốc tế với những nội dung và hỡnh thức hợp
tỏc phong phỳ, linh hoạt, mềm dẻo, năng động hơn. Hợp tỏc kinh tế quốc tế cú vai trũ quan trọng
trong sự phỏt triển của nền kinh tế quốc gia, là điều kiện để thỳc đẩy nền kinh tế thế giới phỏt
triển. Hợp tỏc kinh tế quốc tế chỉ cú thể tồn tại và phỏt triển khi nú tuõn thủ cỏc nguyờn tắc cơ
bản như: tự nguyện, bỡnh đẳng, cựng cú lợi, tụn trọng độc lập chủ quyền.
Trong những thập niờn gần đõy, xu hướng hợp tỏc theo hướng khu vực húa
đang là xu hướng phổ biến đem lại hiệu quả đỏng kể cho sự phỏt triển của cỏc quốc gia. Sự hợp
tỏc này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, từ sự đũi hỏi bờn trong của mỗi nước, nhằm tạo ra
một thực thể mới, một bản sắc riờng của khu vực, mà mỗi quốc gia thành viờn cựng gúp sức xõy
dựng và chia sẻ. Thụng thường, khi tham gia vào cỏc liờn kết kinh tế khu vực vị thế của cỏc
quốc gia thành viờn trong cạnh tranh kinh tế được nõng lờn rừ rệt.
Mức độ tham gia vào quỏ trỡnh hợp tỏc kinh tế khu vực núi riờng và hội
nhập kinh tế quốc tế núi chung tựy thuộc vào trỡnh độ phỏt triển và chớnh sỏch của từng quốc
gia. Mục đớch chung nhất của hợp tỏc kinh tế khu vực là cỏc quốc gia hợp tỏc hỗ trợ nhau, từng
bước xúa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do húa. Những nỗ lực của họ biểu hiện sự di
chuyển từng phần đến tự do húa cỏc nguồn lực (như vốn, lao động, hàng húa, dịch vụ) giữa cỏc
nước thành viờn. Và, mỗi quốc gia cố gắng đạt được những lợi ớch nhất định từ một khối kinh tế
mà ở đú những cản trở về biờn giới quốc gia đó được giảm đi đỏng kể.


Xu thế chung hiện nay, khụng chỉ đối với khu vực mà ngay trờn bản đồ kinh
tế thế giới thỡ cỏc đường biờn giới quốc gia cũng đang bị mờ dần. Sự vận động của hợp tỏc kinh
tế quốc tế đang cú sự thay đổi đỏng kể cả về nội dung và hỡnh thức. Hỡnh thức hợp tỏc đa
phương đang tăng lờn cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với hợp tỏc song phương. Nếu như trước
đõy nhiều liờn kết, hợp tỏc kinh tế được xuất phỏt từ những quan hệ chớnh trị thỡ hiện nay cỏc

quan hệ hợp tỏc kinh tế đang giảm dần sự can thiệp của chớnh trị là tương đối phổ biến. Tất
nhiờn, trong hợp tỏc đa phương với số lượng thành viờn đụng, tớnh mục tiờu, lợi ớch… tương
đối đa dạng nờn nú thường mang tớnh phức tạp và cú sự ràng buộc cao.
Tựy vào mục tiờu phỏt triển mà mỗi quốc gia lựa chọn, đẩy mạnh hỡnh thức
hợp tỏc song phương hay đa phương. Đối với một số lĩnh vực cụ thể, khi mà hợp tỏc kinh tế đa
phương bị ràng buộc phức tạp, ớt hiệu quả thỡ người ta chọn hỡnh thức hợp tỏc song phương
như: cỏc Hiệp định tự do thương mại xuyờn chõu lục được ký kết như giữa Singapo - Australia,
Hàn Quốc - Chilờ, Thỏi Lan - Ấn Độ, Thỏi Lan - Australia, Australia - Mỹ. Cỏc Hiệp định tự do
thương mại này diễn ra cựng thời gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO. Mặc dự phải
nhượng bộ khụng ớt trong cỏc Hiệp định tự do mậu dịch song phương nhưng dường như cỏc nền
kinh tế chõu Á đang coi đú là giải phỏp để đảm bảo ổn định phỏt triển. Những cuộc đàm phỏn
tay đụi về những lĩnh vực nhạy cảm này sẽ mở đường cho cỏc vũng đàm phỏn đa phương và khu
vực rộng mở hơn.
Hợp tỏc kinh tế song phương vừa mang tớnh bổ sung cho hợp tỏc kinh tế đa phương
nhưng đồng thời nú cũng chứa đựng những yếu tố mang tớnh nghịch gõy ra cản trở nhất định
cho tiến trỡnh hợp tỏc đa phương. Cỏc nước nhỏ thường cú khuynh hướng xuất phỏt từ cỏc hợp
tỏc song phương và lấy đú làm cơ sở phỏt triển, mở rộng và dựa vào cỏc quan hệ hợp tỏc kinh tế
đa phương (như AFTA, WTO) để nõng cao vị thế và gia tăng thế thương lượng của mỡnh trong
cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiờn, khi mà nguồn lực dành cho phỏt triển đất nước cũn hạn chế thỡ
việc tạo điều kiện cho những quan hệ hợp tỏc kinh tế song phương phỏt triển dự muốn hay
khụng sẽ làm giảm nỗ lực cho việc thỳc đẩy hợp tỏc kinh tế đa phương. Nhưng một quốc gia
khụng thể chỉ dành ưu tiờn tập trung cho một khuụn khổ hợp tỏc nào, trỏi lại phải đồng thời thực
hiện sự hội nhập quốc tế trờn nhiều cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Đõy là sự kết hợp
giữa lợi ớch trước mắt và lõu dài, giữa lợi ớch cục bộ và lợi tớch toàn thể, và điều quan trọng
hơn là tựy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, cỏc nước cần cú những bước đi phự
hợp. Hợp tỏc kinh tế song phương tuy cú những lỳc làm ảnh hưởng đến lộ trỡnh chung, nhưng
do hợp tỏc kinh tế song phương khụng đi ngược với tự do húa và vẫn dựa trờn cỏc nguyờn tắc
hợp tỏc kinh tế đa phương, nờn việc khắc phục khú khăn của vũng đàm phỏn đa phương bằng



cỏc hợp tỏc song phương trước mắt cũng là sự cần thiết, là giải phỏp lỏch giữa dũng thương mại
chật cứng để cỏc nước thớch ứng tốt nhất với cỏc thay đổi của bối cảnh khu vực và quốc tế.
1.1.2

Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới.

1.1.2.1 Toàn cầu húa – khu vực húa cỏc hoạt động kinh tế thế giới đang là xu hướng phỏt triển
phổ biến hiện nay.
Thứ nhất, toàn cầu húa - khu vực húa kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự phỏt triển
nhanh chúng của cỏc quan hệ thương mại trờn phạm vi thế giới. Việc gia tăng tốc độ buụn bỏn
của thế giới là kết quả của tiến trỡnh tự do húa cỏc chớnh sỏch thương mại được thực hiện ở hầu
hết khắp cỏc khu vực, cỏc nước và được bổ sung mạnh mẽ bởi xu hướng tăng cường sự chu
chuyển thương mại nội bộ trong cỏc TNC.
Thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý vĩ mụ dưới sự hỗ trợ của cụng nghệ thụng
tin trở thành yếu tố cú tớnh chất quyết định tương lai phỏt triển của nú, đỏnh dấu sự phỏt triển
toàn diện theo xu hướng mở và tự do húa của nền kinh tế thế giới.
Thứ ba, tớnh tương thuộc chặt chẽ giữa cỏc nền kinh tế quốc gia, cỏc hoạt động thương
mại, đầu tư, tài chớnh đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền kinh tế đều tham gia vào
một kiểu thị trường thế giới thống nhất – một “sõn chơi chung” bỡnh đẳng cho mọi nền kinh tế.
Thứ tư, trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dõn tộc cú chủ quyền khụng cũn là chủ thể
duy nhất cú vai trũ chế định chớnh sỏch kinh tế mà là sự tồn tại đồng thời của bốn chủ thể cú thể
đảm nhận vai trũ này một cỏch hiệu quả. Đú là: quốc gia dõn tộc cú chủ quyền, cỏc khối kinh tế
khu vực, cỏc thể chế kinh tế quốc tế và cỏc cụng ty xuyờn quốc gia.
Thứ năm, xu hướng khu vực húa và hợp tỏc kinh tế quốc tế được đẩy mạnh hơn bao giờ
hết. Về bản chất, xu hướng khu vực húa và hợp tỏc kinh tế quốc tế là hiện thõn của xu hướng tự
do húa về thương mại và đầu tư quốc tế và là những “vũng trũn đồng tõm” của tiến trỡnh nhất
thể húa nền kinh tế thế giới.
Với những đặc trưng trờn, rừ ràng, toàn cầu húa - khu vực húa đang mở ra nhiều cơ hội
cho mọi quốc gia dõn tộc. Và đang trở thành tiền đề mang tớnh động lực cho sự phỏt triển của
mỗi quốc gia.

1.1.2.2 Xu hướng thị trường húa nền kinh tế thế giới thỳc đẩy kinh tế thị trường mở cửa ở tất
cỏc cỏc nền kinh tế quốc gia.
Cỏc thị trường quốc gia và khu vực cú xu hướng gắn liền vào quỹ đạo của thị trường
thế giới và theo đú phạm vi, dung lượng, hiệu quả của thị trường thế giới khụng ngừng mở rộng


với một kết cấu nhiều tầng. Một số vấn đề nổi bật dưới đõy cho thấy sự tỏc động mạnh mẽ của
xu hướng này:
+ Tăng trưởng kinh tế của cỏc quốc gia ngày càng gắn liền với thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế vừa là đũn bẩy của tăng trưởng kinh tế, vừa là phương tiện để cung cấp cỏc
yếu tố đầu vào cho nền sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới hiện đó cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới. Sự gia tăng này khẳng định vai trũ của
thương mại ngày càng lớn trong việc gắn kết mức tăng trưởng kinh tế giữa cỏc nền kinh tế trờn
thế giới.
+ Sự gia tăng mạnh mẽ cỏc luồng vốn đầu tư quốc tế và sự gắn kết chặt chẽ giữa
thương mại và đầu tư quốc tế: Sự phỏt triển của giao lưu thương mại từ lõu đó đũi hỏi phải cú sự
phỏt triển của đầu tư quốc tế và phải dựa trờn đầu tư quốc tế mới cú hiệu quả. Cỏc quốc gia, đặc
biệt là cỏc nước đang phỏt triển muốn tăng trưởng nhanh và hiệu quả đều phải dựa vào đầu tư
quốc tế, thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa cỏc hoạt động thương mại – đầu tư quốc tế.
+ Sự chiếm ưu thế của cỏc chương trỡnh tự do húa thương mại khu vực: Xu hướng gia
tăng mạnh mẽ của cỏc quan hệ mậu dịch trong nội bộ khu vực cựng với sự hỡnh thành cỏc khối
mậu dịch khu vực (như EU, OECD, NAFTA, AFTA.) cũng là một đặc điểm mới khỏc của nền
thương mại thế giới ngày nay. Theo thống kờ của Liờn Hợp quốc, trong những năm 60 thế giới
cú khoảng 19 khối thị trường khu vực, cho đến thỏng 6-2002 cú khoảng 250 Hiệp định thương
mại khu vực đó đăng ký, trong đú cú 129 Hiệp định đăng ký sau ngày 1-1-1995. Hầu như mỗi
nước đều tham gia tối thiểu vào một Hiệp định kiểu như vậy. Sự gia tăng của Hiệp định thương
mại khu vực và sự hỡnh thành cỏc khối thị trường khu vực cho thấy, cựng với sự phỏt triển của
quỏ trỡnh toàn cầu húa kinh tế và của hệ thống thương mại toàn cầu là sự gia tăng những mối
quan hệ hợp tỏc kinh tế quốc tế. Sự hỡnh thành cỏc khối mậu dịch khu vực trở thành một phương
cỏch, một nấc thang cần thiết trờn con đường đi đến một thế giới thống nhất.

1.1.2.3

Xu hướng hũa bỡnh, ổn định, đối thoại và hợp tỏc vỡ sự tiến bộ và phỏt triển.
Chiến tranh lạnh kết thỳc đó mở ra một giai đoạn phỏt triển mới của nền kinh tế thế

giới, giai đoạn mà mọi nền kinh tế đều thống nhất với nhau ở cơ chế vận hành – cơ chế thị
trường. Trong khi quan hệ quốc tế lấy đối đầu chớnh trị - quõn sự gặp nhiều tổn thất nặng nề thỡ
phương thức lấy hợp tỏc và cạnh tranh kinh tế là chớnh lại gặt hỏi được nhiều thành quả tớch
cực. Bờn cạnh đú, cỏc nước lớn với tiềm lực sức mạnh kinh tế và quõn sự hựng hậu, với tiếng
núi cú trọng lượng trờn cỏc diễn đàn quốc tế đang cú những điều chỉnh chiến lược của mỡnh
theo chiều hướng xõy dựng quan hệ chiến lược, ổn định và cõn bằng.


Ngày nay, phương thức đối thoại để giải quyết cỏc vấn đề chung ngày càng phổ biến và
mang lại hiệu quả cao hơn. Trước xu thế toàn cầu húa kinh tế và sự hỡnh thành thị trường thế
giới thống nhất, cỏc nước bị đặt trong sự tương thuộc lẫn nhau, quy định và chi phối nhau cho
nờn sự phỏt triển của nền kinh tế nước này là điều kiện cho sự phỏt triển của nền kinh tế cỏc
nước khỏc, bất kể đú là nền kinh tế lớn hay nhỏ. Theo đú, sự bất ổn ở một nước về chớnh trị,
kinh tế, an ninh, mụi trường sẽ hiển nhiờn là mối lo chung của toàn nhõn loại và cỏc nước khỏc
tất yếu sẽ tự nguyện tham gia vào cỏc cuộc chia sẻ trỏch nhiệm trong khi xử lý cỏc vấn đề quốc
tế.
Vỡ vậy, tất cả cỏc quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phỏt triển, trong đú ưu
tiờn mọi sức lực cho cụng cuộc hợp tỏc và phỏt triển kinh tế. Đõy chớnh là lý do khiến cỏc tổ
chức hợp tỏc kinh tế khu vực khụng ngừng được mở rộng (EU, ASEAN/AFTA, APEC,
NAFTA.), xu thế hợp tỏc giữa cỏc tổ chức hợp tỏc kinh tế khu vực ngày càng được tăng cường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Anh (2005), “Đầu tư tực tiếp nước ngoài 2004 những khởi sắc đáng ghi nhận”, Tạp
chí nghiên cứu hải quan, (1-2), Tr.20-22.

2. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư (2004), Kỷ yếu đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Trần Thị Kim Dung (2001), Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
4. Đại sứ quán Hoa Kỳ (2004), Chương trình Diễn giả Mỹ , Trung tâm thông tin tư liệu Đại sứ
quán Hoa Kỳ, Hà Nội.
5. Vũ Văn Hà và Trần Anh Phương (2004), “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối
cảnh quốc tế mới và triển vọng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (317), Tr. 57-62.
6. Hans Rimbert Hemmer và K. Bubl (2002), Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Phan Văn Hiển và Nguyễn Trọng Nghĩa (2004), “Khả năng liên thông hai nền kinh tế Việt
Nam và Singapo”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, (11), Tr.35-36.
8. Đặng Phương Hoa (2004), “Dự báo kinh tế thế giới 2004-2005”, Tạp chí Những vấn đề kinh
tế thế giới, (97), Tr..22-31.


9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16. Kathie Krumm và Homi Kharas(2004), Đông Á hội nhập, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Trần Khánh (2002), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
18. Trần Khánh (2004), “Sự tiến triển trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, ( 2), Tr. 30-33.
19. Trần Bích Ngọc (2005), “Tiêu chuẩn kỹ thuật để đơn giản hóa và thống nhất danh mục thuế

quan ASEAN”, (4), Tr.19-21.
20. Phong Nguyên (2005), “Nhà đầu tư nước ngoài trông đợi Việt Nam vào WTO”, Tạp chí
nghiên cứu hải quan, (5), Tr.1-3.
21. Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – thực trạng, những vấn
đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (315), Tr.42-51
23. Hoàng An Quốc (2001), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
24. Nguyễn Trần Quế (2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
25. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


26. Rostistav Shimanovskiy (2004), “Nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư nhằm tăng
cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (96), Tr.5359.
27. Nguyễn Trường Sơn (2004), “Khả năng cạnh tranh và chính sách cạnh tranh trong thương
mại quốc tế của Việt Nam - Một cách tiếp cận”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,
(100), Tr.60-67.
28. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Các công ty xuyên quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Tổng cục thống kê (2004), Niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.
30. Phạm Đức Thành (2004), Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài nghiên cứu
cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.
31. Thành Phạm Đức Thành và Trương Duy Hòa (2002), Kinh tế các nướcĐông Nam Á thực
trạng và triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Thắng Nguyễn Xuân Thắng (2004), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái
Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Xuân Thắng (2004), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình

Dương trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Lê Tuấn Thanh (2004), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc một năm nhìn lại”,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2), Tr. 44-51.
Tiếng Anh
35. David J. Dennis (2003), Developing Indicator of ASEAN Integration - A Preliminary Survey
for a Roadmap, REPSF Project 02/001, Jakarta.
36. Myrna S. Austria, (2003), The Pattern of Intra-ASEAN Trade in the Priority Goods Sector,
REPSF Project 03/006e, Manila.
37. The ASEAN Secretariat (2004), ASEAN Statistical Yearbok 2004, Jakarta.



×