Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.18 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
______________________________

NGUYỄN HỒNG NHẬT

KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HÀ NỘI - 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
______________________________

NGUYỄN HỒNG NHẬT

KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN


MÃ SỐ

: 50201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ VŨ ĐỨC THANH

HÀ NỘI - 2002


KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
___________________________________________________________
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1

Trang 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT
NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm về KCN-KCX:

14

1.1.1 Khu chế xuất:


14

1.1.2 Khu công nghiệp:

19

1.2. Những đặc trưng cơ bản của các KCN-KCX

21

1.3. Vai trò của khu KCN-KCX trong việc thu hút

28

FDI:
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phát

32

triển KCN-KCX nhằm thu hút FDI:
1.4.1. Kinh nghiệm quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây

32

dựng và phát triển các KCN-KCX:
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý nhà

35

nước đối với các KCN-KCX:

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO KCN-KCX Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2001

2.1. Tổng quan về KCN-KCX Việt Nam:
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:

40
40


2.1.2. Thực trạng các KCN-KCX Việt Nam:

47

2.1.2.1 Các loại hình KCN-KCX ở Việt Nam:

47

2.1.2.2 Tình hình phân bố và quy mô các KCN-KCX:

48

2.1.2.3 Môi trường pháp lý và những ưu đãi dành cho

52

KCN-KCX Việt Nam:
2.2. Tình hình thu hút FDI các KCN-KCX Việt


62

Nam:
2.2.1 Bức tranh chung về thu hút đầu tư vào KCN-KCX

62

Việt Nam:
2.2.2 Tình hình thu hút dự án và vốn FDI vào các

65

KCN-KCX:
2.2.3 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo địa

67

phương:
2.2.4 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo lĩnh

71

vực đầu tư:
2.2.5 Tình hình cho thuê lại đất tại các KCN-KCX:
2.3. Những đánh giá chung về tình hình thu hút

72
75


FDI vào các KCN-KCX những năm qua:
2.3.1 Những thành công cơ bản ban đầu:

75


2.3.1.1 Các KCN-KCX đóng góp một phần quan trọng

76

trong giá trị sản lượng công nghiệp và tổngkim
ngạch xuất khẩu:
2.3.1.2 Tạo việc làm và bảo vệ môi trường:

77

2.3.1.3 Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thúc đẩy

78

phát triển của khu vực xung quanh KCN-KCX:
2.3.2 Những hạn chế cơ bản và những vấn đề đặt ra

80

cho việc thu hút nguồn vốn FDI của các KCNKCX Việt Nam hiện nay:
2.3.2.1 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các

80


KCN-KCX Việt Nam quá cao so với các nước
trong khu vực:
2.3.2.2 Một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho

82

các KCN-KCX Việt Nam hiện nay là thiếu vốn
đầu tư xây dựng hạ tầng:
2.3.2.3 Một số yếu tố hạn chế khác:

84

CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN KCN-KCX NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY
MẠNH THU HÚT FDI
3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và những định hướng

90

cơ bản cho việc phát triển KCN-KCX:
3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô - những cơ hội và thách

90

thức
3.1.2. Định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện và khai

91

thác hiệu quả các KCN-KCX Việt Nam

3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện các KCN-

96


KCX nhằm tăng cường thu hút FDI:
3.2.1. Hoàn thiện chính sách kinh doanh cơ sở hạ tầng

96

các KCN-KCX
3.2.2. Hoàn thiện chính sách về quyền sử dụng đất

101

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc phát triển các

104

KCN-KCX với việc hoàn thiện công tác quy
hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực.
3.2.4. Xây dựng và phát triển các KCN-KCX phải kết

106

hợp chặt chẽ với việc triển khai các chính sách
phát triển hạ tầng xã hội:
3.2.5. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư

111


nước ngoài:
3.2.6 Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý

116

Nhà nước về KCN-KCX:
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

121


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT:
KCX
KCN
KCN-KCX
KCN-KCX-KCNC
Bộ KH - ĐT

Khu chế xuất
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp - Khu chế xuất
Khu công nghiệp - Khu chế xuất - Khu công nghệ
cao
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

TIẾNG ANH:

FDI
UNIDO

USD
WEPZA
WTO

Foreign direct investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
United Nation Industrial Development
Organisation
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc
United States Dollar
Đô la Mỹ
World Export Procesing Zones Association
Hiệp hội các khu chế xuất thế giới
World Trade Organisation
Tổ chức Thƣơng mại thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việc thành lập những khu vực tập trung trên cơ sở tạo ra những điều kiện,
yếu tố thuận lợi về pháp lý và kỹ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế phù
hợp với khả năng về tài chính, quản lý là một sách lƣợc đúng đắn mà nhiều
nƣớc trên thế giới theo đuổi nhằm phát huy tối đa những lợi thế so sánh để thu
hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá phục vụ xuất khẩu và thị trƣờng trong nƣớc.
Có thể nói, từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, mô hình kinh
tế này đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và thực sự đƣợc coi là một trong những

công cụ có hiệu quả thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hoá và tăng sức cạnh
tranh trên thị trƣờng thế giới. Thành công của một số nƣớc, đặc biệt là các nƣớc
công nghiệp mới châu Á cho thấy mô hình này đã trở thành những thực thể kinh
tế năng động nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm tăng cƣờng
xu thế hội nhập và tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế,
đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc.
Học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc, đầu thập niên
90 - sau gần 5 năm thi hành chính sách đổi mới và mở cửa, Đảng và Chính phủ
ta đã xây dựng và thực hiện chủ trƣơng phát triển KCN-KCX nhằm phát huy
hơn nữa thế mạnh của lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Trong hơn 10 năm
qua, các KCN – KCX đƣợc thành lập đã bƣớc đầu phát huy tác dụng tích cực
trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đóng góp đáng kể vaò tiến trình
phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, tình hình kinh tếchính trị trên thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, đặc biệt là cuộc


khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra từ giữa năm 1997. Việt Nam cũng nhƣ
nhiều nƣớc khác trong khu vực không tránh khỏi những tác động tiêu cực ảnh
hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế. Các công ty của các nƣớc trong khu
vực vốn là những nhà đầu tƣ quan trọng của Việt Nam đã gặp phải khó khăn về
tài chính và hậu quả trực tiếp là dòng đầu tƣ FDI đổ vào Việt Nam đã bị chững
lại. Mặc dù trong năm 2000 - 2001 đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc chung
của sự phục hồi nền kinh tế khu vực nhƣng riêng đối với Việt Nam, chúng ta đã
để mất nhiều lợi thế so với một số nƣớc trong khu vực. Thêm vào đó, những thủ
tục hành chính rƣờm rà và nhất là những khó khăn trong công tác giải phóng
mặt bằng đã cản trở rất nhiều dự án FDI. Một số dự án đã bị ngƣng trệ nhiều
năm. Cũng chính những khó khăn này đã khiến cho các nhà đầu tƣ có xu hƣớng
tập trung vào các KCN-KCX là nơi đã có sẵn các cơ sở hạ tầng cần thiết nhƣ
điện, nƣớc, đƣờng giao thông… Và do đó, FDI vốn là một nội dung hoạt động
quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu, nay càng

trở nên quan trọng hơn trong hoàn cảnh đầu tƣ trong nƣớc còn hạn hẹp, nguồn
vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam không còn sôi động nhƣ những năm
trƣớc. Để đóng góp vào công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt
động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, luận văn này với đề tài “Khu Công nghiệp,
khu chế xuất với việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam” sẽ phần
nào giải đáp câu hỏi đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm: làm thế nào để thu hút
ngày càng mạnh mẽ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN-KCX đã đƣợc
thành lập?

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả

trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài về vấn đề tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài vào Việt Nam. Riêng nghiên cứu về KCN và KCX chƣa có nhiều tài liệu


đƣợc công bố. Đầu những năm 90 khi Việt Nam bắt đầu phát triển mô hình
KCX đã rộ lên nhiều bài viết về các KCX, trong đó có nhiều tài liệu dịch tham
khảo của một số nhóm chuyên gia của các Viện nghiên cứu nhƣ Viện Kinh tế
Đối ngoại, Viện Nghiên cứu chiến lƣợc (Bộ KH-ĐT). Đây chủ yếu là những
công trình dịch thuật mang tính chất thông tin, giới thiệu kinh nghiệm về các
KCN-KCX nƣớc ngoài. Đáng chú ý hiện nay có một tạp chí chuyên ngành do
Bộ Kế hoạch Đầu tƣ xuất bản hàng tháng nhan đề “Khu công nghiệp Việt
Nam”, chuyên cung cấp những thông tin thời sự cập nhật về hoạt động của các
khu công nghiệp trong cả nƣớc. Trong sốà các công trình nghiên cứu sự phát
triển của các KCN, KCX Việt Nam, nổi bật là Luận án Tiến sỹ năm 1994 “Một
số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với KCX ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Xuân Trình. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động và phát triển

các KCN-KCX có rất nhiều biến đổi cả về chất và lƣợng đòi hỏi công tác
nghiên cứu, đánh giá cũng phải đƣợc đổi mới kịp thời.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
-

Luận giải sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các KCN – KCX

nhằm thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài;
-

Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong các

KCN – KCX
-

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngoài vào các KCN – KCX, coi đây là một trong những biện pháp
chủ yếu góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không phân tích hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và cũng
không đánh giá tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một vài khu công


nghiệp, khu chế xuất cụ thể, mà xem xét đánh giá hoạt động này một cách tổng
thể trên toàn bộ hệ thống các KCN – KCX của Việt Nam.




×