Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.53 KB, 14 trang )

Khoa Kinh tế.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt
Nam
Nguyễn Duy Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận: trong mọi hoạt động đều phải có cạnh
tranh và coi cạnh tranh không chỉ là môi trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy
sản xuất – kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp
nói riêng, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội khi Nhà nƣớc
đảm bảo sự bình đẳng trƣớc pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ở Việt nam, sau hơn 20 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt trong những
năm gần đây, khi chính sách kinh tế nhiều thành phần đi vào cuộc sống, tƣ tƣởng cạnh tranh giữa
các đơn vị, giữa các thành phần kinh tế đƣợc thừa nhận thì nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt
hàng của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra cạnh trạnh đƣợc trên
thị trƣờng nƣớc ngoài. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, trong thời gian qua cả nƣớc đã chủ
động khai thác và phát huy các lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện sinh
thái nhiệt đới khác…, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với quy mô lớn,
đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững với nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu
có giá trị kinh tế cao nhƣ: gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè v.v. Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đời sống
ngƣời dân đƣợc cải thiện và tăng lên đáng kể, vị thế nền nông nghiệp Việt Nam đã đƣợc khẳng
định rõ trên trƣờng quốc tế.


Tuy nhiên, sức cạnh trạnh của phần lớn các doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam còn yếu kém cả về chất lƣợng, mẫu mã, chủng loại và giá cả, cả về kinh nghiệm và uy tín


thƣơng mại trên thị trƣờng thế giới, nhất là các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và các
nông sản xuất khẩu; Tốc độ hội nhập của Việt Nam còn khiêm tốn; Xếp hạng năng lực cạnh
tranh của Việt Nam qua các năm còn thấp: năm 1997 xếp thứ 49/53 nƣớc so sánh, năm 2000 xếp
thứ 65/80, năm 2004 xếp thứ 77/102 nƣớc so sánh.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên thị trƣờng thế giới, việc
tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế chính sách, thay đổi cách sản xuất – kinh doanh
nhằm phát huy hết các lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao lực cạnh tranh
và hiệu quả kinh tế của cả nền kinh tế và của từng ngành, từng doanh nghiệp là nội dung cơ bản
để Việt Nam nhanh chóng phát triển và hội nhập một cách tốt nhất vào nền kinh tế thế giới và
khu vực.
Trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua, ngành sản xuất điều của Việt Nam đã
có sự phát triển vƣợt bậc cả về tăng diện tích, năng suất và sản lƣợng, cả về nâng cao chất lƣợng
sản phẩm, tăng khối lƣợng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, những khó khăn và thách
thức đối với ngành điều còn nhiều và chƣa thể khắc phục ngay đƣợc. Để ngành sản xuất điều
ngày càng phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn, trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn của
nƣớc ta, chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề vƣớng mắc cả về kinh tế và kỹ thuật, cả về cơ
chế quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tạo dựng và phát triển hơn nữa những tiềm năng và lợi thế
cạnh tranh hơn hẳn của ngành sản xuất điều.
Trong cơn lốc toàn cầu hoá, tự do hoá thƣơng mại của nền kinh tế thế giới hiện nay, sản
xuất và sản phẩm của ngành điều cũng nhƣ sản xuất các ngành nông sản khác đang phải đƣơng
đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Tồn tại và phát triển hoặc thất bại, phá sản đều phụ thuộc
vào chúng ta khi đƣa ra các quyết sách và những giải pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và vƣợt qua những rào cản hiện nay.
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam” mà
nhóm tác giả nghiên cứu cũng nhằm mục đích giải quyết tốt những nội dung đặt ra trên đây.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm điều Việt Nam đã có nhiều tác giả và công
trình nghiên cứu nhƣ:



- TS. Phi Văn Kỷ: Cây điều ở Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học. Viện kinh tế nông nghiệp 12/2000.
- Báo cáo công tác thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm Điều Tổng Công ty XNK
nông sản thực phẩm 2001.
- Công nghệ và thiết bị chế biến điều Trƣờng Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh 2000 Chƣơng trình phát triển thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại hàng nông sản 2001 - 2005. Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn 1/2001.
- Báo cáo tình hình và khả năng phát triển cây điều năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn 3/2000. Tuy nhiên, các công trình đó có những cách nhìn nhận khác nhau, các
công trình đó thƣờng nghiêng về phát triển sản xuất cây điều. Theo nghiên cứu của tác giả Luận
văn cho rằng phải nhìn nhận năng lực cạnh tranh từ sản phẩm chế biến, kinh doanh xuất khẩu,
đặt năng lực cạnh tranh của các sản phẩm điều xuất khẩu trong môi trƣờng quốc tế với năng lực
cạnh tranh của các mặt hàng khác trên cơ sở tiếp cận nguồn lực nông nghiệp có hạn để đƣa ra các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam một cách
thích hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích làm rõ năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ: Hệ thống hoá một số lý luận về cạnh và sức cạnh tranh của hàng hoá các
nhân tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất
khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng năng lực cạnh
tranh trong sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ở cấp độ sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam thời
gian từ 1999 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu



Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp duy vật biến chứng, duy vật lịch sử
- Phƣơng pháp phân tích so sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá và hoàn thiện các luận cứ khoa học về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
điều xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, chỉ ra các nguyên nhân làm giảm
năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất
khẩu Việt Nam thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài mở đầu kết luận tài liệu tham khảo đề tài kết cấu ba chương:
Chương 1: Năng lực cạnh tranh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp phát triển cây điều ở Việt Nam

CHƢƠNG I
NĂNG LỰC CẠNH TRANH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐIỀU XUẤT KHẨU.
1.1.1. Cạnh tranh, phân loại cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất
hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trƣờng. Sản xuất hàng hoá càng phát
triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lƣợng ngƣời cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay
gắt.
Các học thuyết kinh tế thị trƣờng đều thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại
trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của
thị trƣờng. Cạnh tranh là đặc trƣng cơ bản của cơ chế thị trƣờng, là linh hồn sống của thị trƣờng.
Nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trƣờng vận động theo hƣớng ngày càng nâng



cao năng suất lao động xã hội – yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con
đƣờng phát triển.
Cạnh tranh là một hiện tƣợng kinh tế – xã hội phức tạp, tuỳ cách tiếp cận khác nhau mà
có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Theo C. Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu đƣợc lợi nhuận
siêu ngạch”. [12].
Theo cuốn Kinh tế học của P. Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trƣờng”.[39].
Cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh của Adam J.H. đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.[1].
Theo Từ điển Bách khoa của Việt nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động
ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong
nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ
và thị trƣờng có lợi nhất”.[48].
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo
việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.[9].
Theo các tác giả cuốn sách Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và
kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các doanh
nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trƣờng, để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cụ thể”.[58].
Còn có thể đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm cạnh tranh của các nhà
nghiên cứu, song qua các định nghĩa nêu trên có thể tiếp cận về khái niệm cạnh tranh nhƣ sau:
Một là, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng về mình
của các chủ thể cùng tham dự.
Hai là, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là giành giật cho đƣợc một đối tƣợng cụ thể nào

đó mà các bên đều muốn giành (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án…) hay một điều kiện có
lợi (một thị trƣờng, một khách hàng…). Mục đích cuối cùng là kiếm đƣợc lợi nhuận cao nhất.


Ba là, cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng buộc chung mà các
bên tham gia phải luôn tuân thủ nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng, các điều kiện pháp lý, các
thông lệ kinh doanh…
Bốn là, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều
công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lƣợng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản
phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh
thông qua hình thức thanh toán…
Với cách tiếp cận nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu nhƣ sau: Cạnh tranh là quan
hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng là chiếm lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách
hàng cũng nhƣ các điều kiện sản xuất, thị trƣờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể
kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với ngƣời sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận, đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.[13], [33], [45].
Tuỳ thuộc vào các tiêu thức đánh giá và mức độ xem xét, cạnh tranh đƣợc phân ra nhiều
loại khác nhau:
- Xét theo quy mô cạnh tranh, ta có: cạnh tranh của quốc gia, cạnh tranh của doanh
nghiệp và cạnh tranh của sản phẩm.
- Dƣới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trƣờng, có: cạnh tranh giữa những ngƣời
sản xuất với nhau, giữa những ngƣời mua và ngƣời bán, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu
dùng và giữa những ngƣời mua với nhau. Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất
lƣợng hàng hoá, giá cả và điều kiện dịch vụ.
- Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh có: cạnh tranh hợp pháp (cạnh tranh lành
mạnh), cạnh tranh bất hợp pháp (cạnh tranh không lành mạnh).
- Xét theo hình thái của cạnh trạnh, có: cạnh tranh hoàn hảo (thuần tuý) và cạnh tranh
không hoàn hảo (cạnh tranh chi phối bằng giá cả).
- Dƣới góc độ các công đoạn của quá trình sản xuất – kinh doanh, có: cạnh tranh trƣớc

khi bán hàng, cạnh tranh trong quá trình bán hàng và cạnh tranh sau khi bán hàng. Cạnh
tranh này đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức thanh toán và dịch vụ.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh
tranh trong nội bộ ngành dẫn đến việc hình thành giá cả thị trƣờng đồng nhất đối với


hàng hoá, dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc
cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở
rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trƣờng, những doanh nghiệp thua thiệt sẽ thu
hẹp kinh doanh, thậm chí phá sản. Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc đấu tranh giữa các
nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau
nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với số vốn bỏ ra và đầu tƣ vốn vào
ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh
nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tƣ có lợi nhất, nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi
nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự
nhiên đó sẽ hình thành sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả
cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tƣ ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau
chỉ thu đƣợc lợi nhuận nhƣ nhau.
- Xét theo phạm vi lãnh thổ, có cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh quốc tế. Cần lƣu ý,
cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay ở thị trƣờng nội địa, đó là cạnh tranh giữa hàng
hoá sản xuất trong nƣớc với hàng ngoại nhập.

Cạnh tranh kinh tế quốc tế là cạnh

tranh đã vƣợt khỏi phạm vi quốc gia-tức là cạnh tranh giữa chủ thể kinh tế trên thị trƣờng
thế giới. Chủ thể trực tiếp tham gia vào cạnh tranh kinh tế quốc tế, trƣớc hết là các doanh
nghiệp, bởi lẽ doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp thực hiện việc sản xuất hàng hoá và dịch
vụ.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm sức cạnh tranh
hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm phức hợp đƣợc xem
xét ở các cấp độ khác nhau nhƣ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
(1). Năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF-World Economic Forum) thì năng lực
cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt đƣợc và duy trì mức tăng trưởng nền kinh tế cao
trên cơ sở các chính sách, thể chế tƣơng đối bền vững và các đặc trƣng kinh tế khác.[59]. Nó đƣợc
xác định bởi các nhóm nhân tố sau: Mức độ mở của nền kinh tế (bao gồm mở cửa thƣơng mại và
đầu tƣ); Vai trò và năng lực của Chính phủ; Tài chính tín dụng; Khoa học và công nghệ; Cơ sở hạ
tầng; Quản lý kinh doanh; Lao động; Thể chế…[8]. Khái niệm này cho thấy năng lực cạnh tranh
của quốc gia đƣợc xác định trƣớc hết bằng mức độ tăng trƣởng của nền kinh tế quốc dân và sự có


mặt hay thiếu vắng của các yếu tố quy định khả năng tăng trƣởng kinh tế dài hạn trong các chính
sách kinh tế đã thực hiện. Tuy nhiên, khái niệm này không bao hàm đƣợc tất cả các khía cạnh về
giá trị gia tăng, không phản ánh đƣợc nguyên nhân tạo ra sức cạnh tranh và kết quả của cạnh tranh.
Một số nhà kinh tế khác lại đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia dựa trên
năng suất lao động (M. Porter), ông cho rằng "Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh
ở cấp quốc gia là năng suất lao động" [38], hay là dựa trên tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực tế
(Uỷ ban về Cạnh tranh công nghiệp Mỹ). Uỷ ban này cho rằng: Một nƣớc đƣợc coi là cạnh tranh
nếu nhƣ nƣớc đó duy trì đƣợc một tỷ lệ tăng trƣởng thu nhập thực ngang bằng với tỷ lệ đó của
các nƣớc bạn hàng trong một môi trƣờng thƣơng mại tự do"[9].
Đối với Fagerberg vấn đề lại đƣợc xem xét ở một góc độ khác, Fagerberg định nghĩa
năng lực cạnh tranh của một quốc gia nhƣ là “khả năng của một đất nƣớc trong việc nhận thức rõ
mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà
không gặp phải khó khăn trong cán cân thanh toán”.[19]. Khái niệm này vừa mang tính kinh tế vĩ
mô, vừa mang tính nhẫu nhiên, bởi vì khi tính cạnh tranh đƣợc xác định nhƣ là năng lực để duy
trì thị phần có khả năng tạo ra lợi nhuận thì năng lực này lại có triển vọng chƣa rõ ràng và mang
tính ngẫu nhiên.

Nhƣ vậy, đa số các khái niệm đều chấp nhận năng lực cạnh tranh ở tầm quốc gia phụ
thuộc vào khả năng khai thác cơ hội trên thị trƣờng. Do đó có thể hiểu, năng lực cạnh tranh của
quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trƣởng bền vững trong môi trƣờng
kinh tế đầy biến động của thị trƣờng thế giới.
(2). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng hoặc với thị phần mà hàng hoá của nó
chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hƣớng vào đổi mới công nghệ, giảm
chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
Trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc áp dụng ở
phạm vi xí nghiệp. Một xí nghiệp đƣợc xem là có năng lực cạnh tranh khi xí nghiệp đó duy trì
đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng cùng với các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế,
hoặc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm tƣơng tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm
tƣơng tự với các đặc tính về chất lƣợng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.[9].


Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có
thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trƣờng – có
nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng tƣơng tự nhƣ sản
phẩm của doanh nghiệp khác, nhƣng với chi phí thấp hơn thì đƣợc coi là có khả năng cạnh tranh
cao hơn. [40].
Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành đƣợc và duy trì
thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Còn Dunning lập luận rằng, sức cạnh tranh là
khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trên các thị trƣờng khác nhau mà
không phân biệt nơi bố trí của doanh nghiệp.[40].
Theo Philip Lasser, sức cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực nào đó đƣợc xác
định bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc huy động đƣợc để có thể cạnh tranh thắng
lợi.[19].
Markusen đã đƣa ra một khái niệm “một nhà sản xuất đƣợc gọi là cạnh tranh nếu nhƣ nó

có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh
quốc tế”.[19].
Một quan niệm khác của Nguyễn Bách Khoa cho rằng, “năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp đƣợc hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần,
lợi nhuận và định vị những ƣu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối
thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trƣờng mục tiêu xác định”.[29].
Nhƣ vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, nhƣng tựu chung lại, khi tiếp cận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý
tới 4 vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, phải lấy yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng phải là thực lực của
doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

Danh mục tài liệu

1

Adam J.H. (1993), Từ điển rút gọn về kinh doanh, NXB Longman York Press.

2

Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình, (2000), Hiện trạng nghiên cứu và phát triển


sản xuất Điều và định hướng phát triển giai đoạn 1999-2010, Báo cáo tại Hội nghị
Phát triển Điều Việt Nam, Bình Thuận.

3

Bộ Nông nghiệp và PTNT, (tháng 3 năm 2000), Báo cáo phát triển cây điều Việt Nam
đến năm 2010, Bình Thuận.

4

Bộ Nông nghiệp và PTNT, FAO TCP/VIE/8821, (tháng 7 năm 2000), Hỗ trợ chính
sách cạnh tranh nông nghiệp trong ASEAN, Nghiên cứu tính cạnh tranh của mặt
hàng điều Việt Nam, Hà Nội.

5

Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 1 năm 2001), Chương trình phát triển thị trường và
xúc tiến thương mại hàng nông sản 2001 - 2005, Hà Nội.

6

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà
phê Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội.

7

Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 7 năm 2005), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết
định 120/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển điều đến năm
2010, Hà Nội.

8

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2000), Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có khả năng

cạnh tranh, Hà Nội.

9

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Viện Chiến lƣợc Phát triển - Tổ chức Phát triển Công nghiệp
Liên Hiệp Quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

10

Bộ Thƣơng Mại (2001), Phương hướng phát triển ngành thương mại trong thập kỷ
tới 2001-2010, Hà Nội.

11

Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Hoè (1997), Giáo trình Marketing
thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

12

Các Mác (1978), Mác - Ăng Ghen Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội.

13

Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội
nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14

Cục Chế biến Nông lâm sản (2000), Phương án sử dụng quả điều, Báo cáo khoa học,

Hà Nội.

15

Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.

16

Lê Đăng Doanh (2003), Giảm chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn tháng 6, TP Hồ Chí Minh.


17

Vũ Trí Dũng (2000), Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Lý luận
và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18

Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Từ điển kinh doanh, Hà Nội.

19

Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện hội nhập, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ.

20

Fred R. David (1995), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.


21

HAU-IAE-MISPA (tháng7 năm 2005), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số
ngành sản xuất nguyên liệu chế biến TĂGS (Ngô, Đậu tương) ở Việt Nam, Báo cáo
khoa học, Hà Nội.

22

Nguyễn Thị Hiền (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế số 7, Hà Nội.

23

Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000).

24

Hiệp hội cây điều Việt Nam, Báo cáo tình hình phát triển sản xuất ngành điều những
năm qua và phương hướng giải pháp phát triển sản xuất ngành điều năm 2000-2010,
Năm 1997.

25

Đào Duy Huân (1996), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, NXB Giáo dục, Hà nội.

26

Nguyễn Thị Xuân Hƣơng (2001), Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở
Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.


27

Hoàng Sỹ Khải, Nguyễn Thế Nhã (1995), Những vấn đề kinh tế chủ yếu về phát triển
sản xuất điều ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28

Nguyễn Bách Khoa (2004), Chính sách thương mại và Marketing quốc tế các sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

29

Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội
nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiêp, Tạp chí Khoa học Thƣơng mại số 4+5, Hà
Nội.

30

Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1999), Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách
thức, Hà Nội.

31

Phí Văn Kỷ, Nguyễn Tiến Mạnh, Trần Thị thu Hƣơng, Cây điều ở Việt Nam và khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội, tháng 12 năm
2000.


32


Đỗ Thị Loan (2000), Marketing xuất khẩu và việc vận dụng trong kinh doanh xuất
khẩu ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội.

33

Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh (1999), Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.

34

Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Kinh tế cây có dầu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

35

Phạm Văn Nguyên (1990), Cây đào lộn hột, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

36

Niên giám thống kê (1995-2005), NXB Thống kê, Hà Nội.

37

M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

38

M. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của quốc gia, The Free Press.


39

P. Samuelson (2000), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

40

Peters G.H. (1995), Khả năng cạnh tranh của nông nghiệp; Lực lượng thị trường và
lựa chọn chính sách, NXB Darmouth.

41

Philip Kotler (2000), Những nguyên lý tiếp thị, Tập 1, tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội.

42

Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại,
Hà nội.

43

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, Báo cáo phát triển cây điều ở tỉnh Bình
Thuận, năm 2000.

44

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên, Báo cáo phát triển cây điều ở tỉnh Phú Yên,
năm 2000.

45


Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương
mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.

46

Trần Chí Thành (1995), Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường,
NXB Thống kê, Hà Nội.

47

Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá


trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh.
48

Từ điển bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

49

Từ điển thuật ngữ kinh tế (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

50

Trung tâm Nghiên cứu điều Bình Dƣơng (1990), Chọn giống điều có năng suất cao,
Báo cáo khoa học, Bình Dƣơng.

51


Trung tâm Tin học, Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 9 năm 2004), Mặt hàng hạt
điều, Báo cáo quý III/2004, Hà Nội.

52

Trƣờng Đại học Bách khoa, Công nghệ và thiết bị chế biến hạt điều, TP Hồ Chí
Minh-2000.

53

UBND tỉnh Bình Phƣớc, Báo cáo về phát triển cây điều tỉnh Bình Phước, năm 2000.

54

UBND tỉnh Đồng Nai, Báo cáo về phát triển cây điều tỉnh Đồng Nai, năm 2000.

55

Nguyễn Trung Vãn, Ngô Xuân Bình, Phan Thu Hoài (1998), Giáo trình tiếp thị
(Marketing), Khoa Thƣơng mại, Trƣờng Đại học Quản lý và Kinh doanh, Hà Nội.

56

Nguyễn Trung Vãn (1999), Marketing quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.

57

Văn Kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.


58

Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ƣơng (2002), Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính
sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông Vận tải, Hà
nội.

59

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng và Chƣơng trình Phát triển LHQ
(2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

60

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, Kinh tế Việt Nam 2003, 2004, 2005,
NXB Khoa học và kỹ thuật.

61

Viện Kinh tế nông nghiệp, Điều tra và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nông sản
xuất khẩu của Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Bộ, năm 2001.

62

Viện Kinh tế Nông nghiệp, Nghiên cứu khả năng cạnh tranh mặt hàng cao su Việt
Nam, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội năm 2000.

63

Viện Khoa học Lâm nghiệp, Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ chế biến quả
điều và dầu vỏ hạt điều, Báo cáo đề tài 02C - 003 - 02, Hà Nội-1990.


64

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Định hướng phát triển sản xuất điều thời


kỳ 1997 - 2010,Báo cáo dự án, Hà Nội, tháng 1 năm 1997.
65

Vụ Chính sách và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Một số chính sách đối với phát
triển điều, Hà Nội - 2000.

66

FAOSTAT Database Results, World Cashew Nut, 5-2006.

67

FAO(2003, 2004), Product and Market Devolopment.

68

FAO (2003, 2004), Commodity Market Review.



×