Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của việt nam sang liên minh châu âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.54 KB, 19 trang )

Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU)
trong bối cảnh hội nhập WTO
Nguyễn Bằng Việt
Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Hùng Tiến
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
hàng dệt may xuất khẩu. Đánh giá năng lực cạnh tranh hà ng dệt may xuất khẩu sang
EU trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hội nhập WTO.
Keywords. Kinh tế đối ngoại; Dệt may; Xuất khẩu; Năng lực cạnh tranh
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và hiện nay là một trong
những ngành sản x́ t mũi nh ọn, đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất
nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối ổn định qua các năm, trung bình trong giai
đoạn 2002-2010 khoảng 22%/năm, dệt may hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đã đóng góp đáng kể
vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao
động, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ bƣớc sang thời kỳ mới với những thời cơ mới.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đƣợc đối xử bình đẳng hơn khi thâm nhập vào thì trƣờng
rộng lớn, đầy tiềm năng này. Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu hiện đang đứng
trƣớc thách thức rất lớn, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn . Với cam kết xóa bỏ các
hình thức trợ cấp khơng đƣợc phép , ngành dệt may khơng cịn đƣợc hƣởng một số loại hỗ trợ
nhƣ trƣớc đây. Bên ca ̣nh đó là nguy cơ bị kiện chống bán phá giá , sƣ̉ du ng các biê ̣n pháp tự


̣
vệ ở thị trƣờng xuất khẩu này.
Trên thƣ̣c tế , kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Viê ̣t Nam vào EU tăng đ ều qua các
năm nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của hai bên , xuấ t khẩ u hàng dê ̣t may Viê ̣t
Nam sang EU chỉ chiế m khoảng 18% tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u hàng dê ̣t may , trong khi xuất
khẩu mă ̣t hàng này sang Mỹ luôn chi ếm 50% giá trị xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Một
trong những nguyên nhân quan trọng là do năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam sang EU còn thấp kém. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu thực hiện


hợp đồng gia cơng xuất khẩu, chƣa có sự chủ động về nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ việc
thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Do vậy, mặc dù có lợi thế nhân cơng rẻ, nguồn lao động
dồi dào, song hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may
từ Trung Quốc, Ấn Độ…trên thị trƣờng EU.
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tìm kiếm những giải pháp
thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất
khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung và EU nói riêng.
Xuất phát từ đó, tác giả đã ch ọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất
khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bố i cảnh hội nhập WTO” cho
luâ ̣n văn tốt nghiệp của minh.
̀
2. Tình hình nghiên cứu
Năng lƣ̣c ca ̣nh tranh xuấ t khẩ u của sản phẩ m dê ̣t may Viê ̣t Nam là mô ̣t vấ n đề đƣơ ̣c
các nhà hoạch định chính sách , các cơ quan và nhiều nhà kinh tế trong nƣớc và quố c tế quan
tâm. Liên quan đế n đề tài này đã có nhƣ̃ng công trinh nghiên cƣ́u đƣ ợc cơng bố. Một số cơng
̀
trình đáng lƣu ý, bao gồm:
- Hiê ̣p hô ̣i dê ̣t may Viê ̣t Nam (2000), Chiế n lược tăng tố c phát triể n ngành dê ̣t may Viê ̣t
Nam đế n năm 2010.
Chiến lƣợc phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm những giải pháp lớn: đổi

mới công nghệ, ổn định chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh
trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu
sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tƣ cho các nhà máy
may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lƣới may gia cơng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả
nƣớc. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh
vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt
động tiếp thị, xây dựng mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trong nƣớc và các đại diện thƣơng mại
quốc tế; áp dụng ngay phƣơng thức kinh doanh mới nhƣ thƣơng mại điện tử và cuối cùng là
đào tạo nguồn nhân lực.
- Dƣ̣ án JICA -NEU, (2001), Công nghiê ̣p dê ̣t may Viê ̣t Nam : Chính s ách phát triển
trong bố i cảnh hội nhập quố c tế .
Dự án đánh giá sƣ̣ tác đô ̣ng của mô ̣t số chính sách vi ̃ mô của Chính phủ tới sƣ̣ phát
triể n công nghiê ̣p dê ̣t may , đồ ng thời đề xuấ t khuyế n nghi ̣về đổ i mới các chinh sách nhằ m
́
phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .
- Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ƣơng và UNDP (2003), Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE 01/025, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Cuốn sách đi sâu phân tích về hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó tập
trung vào 8 yếu tố cấu thành là: Thể chế nhà nƣớc; Vai trị của Chính phủ; Độ mở của nền
kinh tế; Hệ thống tài chính, tiền tệ; Kết cấu hạ tầng; Khoa học công nghệ; Lao động và Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiê ̣p. Từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia theo hƣớng Hoàn thiện thể chế và phƣơng thức điều hành kinh tế của Chính phủ;
Hồn thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh tế vĩ mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Giảm chi phí
kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.
- TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần biết), Nxb
Thống kê, Hà Nội.
Cuố n sách giới thiê ̣u về Liên minh Châu Âu ; Cộng hòa Liên bang Đức - cánh cửa
chính để thâm nhập thị trƣờng EU và các nƣ ớc thành viên khác của EU. Qua đó có thể thấ y
đƣơ ̣c các đi ều kiện thâm nhập thị trƣờng EU nhƣ: Rào cản thƣơng mại phi thuế quan; Thuế

quan và hạn ngạch; Hệ thống giá tham chiếu và Thuế giá trị gia tăng...
- Bộ công thƣơng (2008), Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.


Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm,
mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc
làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế
giới. Quy hoạch nêu rõ trƣớc mắt ngành dệt may tập trung phát triển và nâng cao năng lực về
nguồn nhân lực; nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản
phẩm chất lƣợng cao gắn với thƣơng hiệu uy tín; bảo vệ mơi trƣờng.
- PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hê ̣ kinh tế Viê ̣t Nam - Liên minh Châu
Âu: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Cuốn sách đã phân tích th ực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu
Âu từ năm 1995 đến nay với ba nội dung chính là: Thƣơng mại, đầu tƣ và hỗ trợ phát triển
chính thức. Trên cơ sở đó đƣa ra những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế Việt Nam – EU cho giai đoạn đến năm 2020….
Ngoài ra cịn có các bài viết đăng tải trên các ta ̣p chí khoa ho ̣c chuyên ngành, nhƣ:
- ThS. Nguyễn Thi ̣Vũ Hà , Tranh chấ p về hàng dê ̣t may t rong WTO và một số gợi ý
cho Viê ̣t Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009).
Bài viết tổng kết về các tranh chấp xảy ra trong WTO về hàng dệt may và trên cơ sở
đó đƣa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhƣ: chủ động khởi kiện nếu thấy hàng dệt
may bị bán phá giá trên thị trƣờng nội địa, tích cực theo kiện, giải quyết tranh chấp
khơng thơng qua Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; nghiêm chỉnh thực hiện các phán
quyết của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO.
- Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, Trƣơng Hồng Trình, Tiế p cận ch̃i giá
trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam , Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ , Đa ̣i ho ̣c Đà
Nẵng, số 2/ 2010.
Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị tồn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản
xuất và thƣơng mại của ngành dệt may trên thế giới tƣ̀ đó phân tích và xác định chiến lƣợc

nâng cấp ngành - Đƣợc hiểu nhƣ là việc dịch chuyển các hoạt động nhằm mang lại giá trị cao
hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt đƣợc hoặc bằng cách dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị
cao hoặc bằng cách tăng cƣờng thêm các chức năng mới trong chuỗi giá trị nhƣ tham gia vào
khâu thiết kế và marketing….
Các cơng trình, bài viết trên đã đề cập một cách khái quát về hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung, thị trƣờng Liên minh Châu Âu nói
riêng. Song, đến nay chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, cả
về lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang
Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trƣờng EU, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của mặt hàng này trong thời gian tới.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng dệt
may xuất khẩu
- Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất
khẩu của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hội nhập WTO
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng dệt
may và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong
những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp duy v ật biện chứng, duy vật lịch sử; Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp

trong nghiên cƣ́u về ngành dê ̣t may Viê ̣t Nam và kinh nghi ệm quốc tế về nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU;
Phƣơng pháp phân tích SWOT trong đánh giá chung năng lƣ̣c ca ̣nh tranh hàng dê ̣t
may Viê ̣t Nam xuấ t khẩ u sang EU đồ ng thời chỉ ra nhƣ̃ng cơ hơ ̣i và thách thƣ́c trong phân
tích triể n vo ̣ng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU;
Mơ hình kim cƣơng của M . Porter trong phân tích thƣ̣c tra ̣ng năng l ực cạnh tranh
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU;
Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá tri ̣ ; Nghiên cứu so sánh; Thống kê học để xử lý số
liệu, kết hợp phƣơng pháp phân tích dự báo triể n vo ̣ng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang EU trong thời gian tới.
6. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luận văn
- Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
hàng dệt may xuất khẩu
- Phân tích kinh nghiê ̣m của mô ̣t số quố c gia trong viê ̣c nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh
xuấ t khẩ u của sản phẩ m dê ̣t may và bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam.
- Phân tich, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng phát triể n và năng lƣ̣c ca ̣nh tranh xuấ t khẩ u của sản
́
phẩ m dê ̣t may Viê ̣t Nam tƣ̀ khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO đế n nay , tƣ̀ đó thấ y đƣơ ̣c nhƣ̃ng mă ̣t
tồ n ta ̣i và ha ̣n chế trong thời gian qua và mô ̣t số vấ n đề đă ̣t ra trong thời gian tới.
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp chủ yế u nhằ m nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh của hàng dê ̣t
may xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam sang thi ̣trƣờng EU trong thời gian tới.
7. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu
gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và kinh nghi ệm quốc
tế về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU
 Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
sang EU trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p WTO
 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam sang EU trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p WTO

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt
giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trƣờng hàng hóa cụ thể nào đó nhằm
giành giật khách hàng, thơng qua đó mà tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa và thu đƣợc lợi nhuận
cao, đồng thời tạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
1.1.1.2. Các quan niệm về năng lực canh tranh của hàng hóa
- Theo quan điểm của Michael E. Porter đƣa ra năm 1993, sức cạnh tranh của hàng hóa
của một quốc gia là khả năng đạt đƣợc năng suất lao động cao và tạo cho năng suất này tăng
không ngừng.
- Theo giáo sƣ Keinosuke Ono, Đại học Keio - Nhật Bản và giáo sƣ Tatsuyuki Negoro,
Đại học Waseda - Nhật bản cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu


tố chất lƣợng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lƣợng
sản phẩm.
- Theo giáo sƣ Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Đại học Quốc gia Hà Nội sản phẩm cạnh tranh
là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.2.1. Doanh thu hay kim ngạch xuất khẩu
1.1.2.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu
1.1.2.3. Chi phí sản xuất và giá hàng dệt may xuất khẩu
1.1.2.4. Chất lượng hàng dệt may xuất khẩu
1.1.2.5. Thương hiệu và uy tín hàng dệt may xuất khẩu
1.1.2.6. Phương thức xuất khẩu hàng dệt may

1.1.3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.3.1. Nguồn cung ứng đầu vào
1.1.3.2. Nguồn nhân lực và hoạt động nghiên cứu và triển khai (R &D)
1.1.3.3. Năng lực marketing và chất lượng dịch vụ, phục vụ của doanh nghiệp
1.1.3.4. Trình độ thiết bị, công nghệ
1.1.3.5. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
1.1.3.6. Môi trường quốc tế
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam
1.2.2. Yêu cầu của thị trƣờng EU
1.2.3. Những cơ hội, thách thức của hội nhập WTO đố i với ngành dệt may
1.2.3.1. Những cơ hội, thuận lợi
1.2.3.2. Những khó khăn, thách thức
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.3.1. Ưu tiên phát triển ngành dệt may như là ngành công nghiệp trọng điểm
1.3.3.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may
1.3.3.3. Đầu tư trang thiết bị máy móc và cơng nghệ
1.3.3.4. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu và thiết kế sản phẩm
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT
́
̉
KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BÔI CANH HỘI NHẬP WTO
2.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Một vài nét về ngành dệt may Việt Nam
2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp dệt may trên phạm vi cả nƣớc chủ yếu vẫn dựa
vào các thiết bị cũ đã đƣợc đầu tƣ trƣớc đây và hƣớng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính.
Thị trƣờng xuất khẩu dệt may của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu
với giá trị xuất khẩu khoảng 100 triệu USD/năm.
Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, mở cửa nền kinh tế. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam đã có điều kiện để mở rộng
năng lực sản xuất một cách nhanh chóng.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2002
Trong giai đoạn này, công cuộc đổi mới đất nƣớc đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ
cho ngành công nghiệp, đặc biệt là với công nghiệp may. Sự phát triển này đƣợc ghi nhận


trên nhiều phƣơng diện, trƣớc hết là sự đổi mới về thiết bị công nghệ với công suất kéo sợi
đạt 177000 tấn; 500 triệu mét vải và 250 triệu sản phẩm may các loại. Tiếp đến là sự phát
triển về quy mô các doanh nghiệp nhà nƣớc cùng sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh
tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực kinh tế tƣ nhân. Cuối cùng là sự thâm nhập, phát
triển thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Có thể nói giai đoạn 1992-2002 đã đánh dấu những biến đổi quan trọng về chất của
ngành dệt may Việt Nam. Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa là chính nay đã sản
xuất xuất khẩu sang một số thị trƣờng các quốc gia phát triển nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản.
2.1.1.3. Giai đoạn từ 2002 đến nay
Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam đó là việc Thủ
tƣớng chính phủ quyết định thành lập Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), (Quyết định
số 314/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005).
Quyết định thành lập tập đoàn dệt may Việt Nam của Thủ tƣớng Chính phủ đã mở
đƣờng cho ngành dệt may Việt Nam khắc phục đƣợc những hạn chế cơ bản về tổ chức, quản
lý, về tài chính, về kế hoạch thị trƣờng, về đầu tƣ…và trong tƣơng lai không xa sẽ phát triển
hơn nữa theo kịp nhịp độ hội nhập và phát triển của thế giới.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng
tăng. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới đã có bƣớc tiến nhảy vọt với
kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,75 tỷ USD năm 2002 lên gần 6 tỷ USD năm 2006 và hơn 11 tỷ
USD năm 2010. Năm 2006 đƣợc coi là năm rất thành công của ngành dệt may Việt Nam,
đánh dấu sự tăng trƣởng và phát triển của ngành dệt may tại thị trƣờng EU. Xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang hầu hết các nƣớc thành viên, từ các nƣớc thành viên cũ nhƣ Đức,
Anh, Pháp đến thành viên mới là Cộng hòa Séc, Áo, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng
trƣởng mạnh.
Sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh cả về chiều rộng và
chiều sâu. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới suy thoái, xuất khẩu các nƣớc đều bị ảnh hƣởng
nặng nề bởi nhu cầu ở các nƣớc nhập khẩu giảm, song xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn
tăng trƣởng khá, đạt 9,12 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn đứng đầu trong khối các
nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may may của Việt Nam
gặp nhiều khó khăn hơn bởi kinh tế thế giới vẫn chƣa thoát khỏi suy thoái; Hàng dệt may của
Trung Quốc xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ khơng cịn hạn ngạch; Mức độ cạnh tranh với các
thị trƣờng khác sẽ gay gắt hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn đạt gần
9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
tăng mạnh 23,7% so với năm 2009, vƣợt 6,8% kế hoạch năm và dệt may trở thành ngành có
kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả
nƣớc, duy trì đƣợc vị trí top 10 nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu dệt may đạt 13,5 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2010.
2.1.2.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu
Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Hiện nay,
sản phẩm ngành may của Việt Nam có nhiều chủng loại khác nhau từ quần áo bảo hộ, đồng
phục học sinh (những sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ thấp, khơng địi hỏi nhiều sự sáng tạo)
đến áo jacket, áo sơ mi nữ, quần áo thể thao, comple và các sản phẩm dệt kim. Trong số đó
đã xuất hiện các chủng loại hàng hóa có mẫu mã mới, chất lƣợng cao (áo sơ mi nữ cao cấp,
quần jean,…) và đã khẳng định vị trí và tên tuổi tại các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Đức, Pháp,
Nhật Bản. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, có bốn chủng loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn
là áo thun, áo jacket, áo sơ mi các loại và quần may sẵn.

2.1.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu


Cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may
Việt Nam cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến
nay. Hàng dệt may đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó,
năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 6,118 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm
2009 và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nƣớc; kim ngạch xuất
khẩu sang EU đạt 1,920 tỷ USD, tăng 17,5% và chiếm 16,8%; sang Nhật đạt 1,154 tỷ USD,
tăng 21% và chiếm 10,3%....
Hiện nay, thị trƣờng xuất khẩu truyền thống của hàng dệt may Việt Nam vẫn tập trung
vào ba thị trƣờng chính là Mỹ (chiếm 57% thị phần); EU (18%) và Nhật Bản (9%), còn lại là
các thị trƣờng khác nhƣ Nga, Hàn Quốc, Canada... Một số thị trƣờng mới mở nhƣ Châu Phi
mặc dù có nhu cầu lớn, nhƣng hàng dệt may Việt Nam chƣa thâm nhập đƣợc nhiều do rủi ro
về thanh khoản, hệ thống thanh toán qua ngân hàng chƣa đủ độ tin cậy, chi phí vận chuyển
tốn kém.
2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG EU
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU
Hàng dệt may Việt Nam chỉ thật sự có chỗ đứng trên thị trƣờng EU khi Hiệp định hàng
dệt may Việt Nam - EU có hiệu lực năm 1993. Kể từ đó, EU trở thành một thị trƣờng lớn
truyền thống của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam. Tƣ̀ sau năm 2003, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may sang EU luôn tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc khá lớn. Năm 2007 là năm tăng
trƣởng “nóng” của ngành dệt may với giá trị xuất khẩu đạt 1,49 tỷ USD, tăng tới 18% so với
2006. Năm 2008, mặc dù suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn
tăng mạnh, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2007. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu
đạt 1,6 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2008. Năm 2010 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm
2009.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU tăng đều qua các năm. Sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

EU tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Có đƣợc điều này là do hàng dệt may Việt Nam
đang nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng EU, dần thỏa mãn đƣợc đông đảo thị hiếu và
yêu cầu khắt khe của thị trƣờng này.
2.2.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại EU
Việc tìm hiểu thị trƣờng và nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng là điều cần thiết, là yếu tố
quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp dệt may nói riêng. Từ năm 1995 đến nay, với lợi thế so sánh về nguồn lao động, hàng
dệt may của Việt Nam đã từng bƣớc chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng quốc tế, trong đó có thị
trƣờng EU, với tốc độ tăng trƣởng cao. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại EU đã tăng
mạnh từ 0,8% năm 1995 lên 1,6% năm 2007; 1,75% năm 2008; và 2,11% năm 2010.
Mặc dù vậy, hàng dệt may Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các quốc gia hàng
đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan tại thị trƣờng EU.
Năm 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thị phần của hàng dệt may Trung Quốc tại
EU tăng 3,1% lên 19,2%. Từ năm 2004 đến năm 2010, Trung Quốc vẫn ln là quốc gia
Châu Á có thị phần hàng dệt may lớn nhất tại EU với 31% năm 2006 và 45,24% năm 2010.
Tiếp theo là Ấn Độ với thị phần tăng lên đáng kể, từ mức 8% năm 2004 lên 9,46% năm 2010.
Vị trí của Việt Nam hiện vẫn rất khiêm tốn trong mƣời hai nƣớc Châu Á xuất khẩu hàng dệt
may vào EU, nhƣng đã có sự cải thiện (đứng thứ 4/12 nƣớc năm 2010, tăng 2 bậc so với năm
2009).
2.2.3. Chi phí sản xuất và giá hàng dệt may xuất khẩu sang EU
Trên thực tế chi phí cho một đơn vị sản phẩm dệt may ở Việt Nam đều cao hơn các
nƣớc khác từ 15%-20%. Nguyên nhân là do:


 Giá lao động rẻ nhƣng chất lƣợng lao động khơng cao, đặc biệt lao động có trình độ chun
mơn thấp chiếm đến 60% trên tổng số lao động trong ngành nên năng suất lao động
thấp. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung chỉ bằng 2/3 so với
mức bình quân của các nƣớc ASEAN.
 Nhâ ̣p khẩ u nguyên liê ̣u : Vận chuyển, hải quan, thiết bị, chi phí vận chuyển liên quan đến
nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí nguyên vật liệu ở Việt Nam cao

hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ. Chi phí đầu vào của nguyên liệu ở Việt Nam cao
hơn khoảng 25-30% ở Trung Quốc. Vì chi phí ngun liệu chiếm một phần lớn, 45%
tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam.
 Các chi phí trung gian khác nhƣ phí cảng biển, bƣu chính viễn thơng...của Việt Nam cao
gấp 2 lần so với mức giá trung bình trong khu vực. Giá nƣớc sạch tại Việt Nam hiện
nay là 25-30 cent/m3, trong khi giá của Trung Quốc là 13 cent/m3. Đối với chi phí
điện, tiền điện hiện nay của Việt Nam là 7 cent/KWh, cao hơn phí điện năng của
Trung Quốc (4,8-6/KWh). Chi phí cơ sở hạ tầng cũng ở mức cao, của Trung Quốc là
10-12 USD/m2/50 năm, thấp hơn nhiều so với mức chi phí hiện tại của Việt Nam là
20-60 USD/m2/50 năm.
Chi phí trung gian cao nên giá thành cao đã làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam. Giá các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU thƣờng cao
hơn giá của sản phẩm cùng loại của các nƣớc ASEAN từ 10%-15%, cao hơn Trung Quốc
20%. Hàng dệt may Việt Nam sẽ cịn gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế nói chung tại thị trƣờng EU nói riêng.
2.2.4. Chất lƣợng và cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU
Năm 2008, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã triển khai thực hiện phƣơng án cải tiến tổ
chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngành may từ khâu đầu
đến khâu cuối tại một số các nhà máy may trong tập đoàn. Kết quả bƣớc đầu đã nâng cao chất
lƣợng sản phẩm và năng suất lao động ở các đơn vị may tăng lên từ 10 - 20 %, góp phần thực
hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lƣợng, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm,
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên
thị trƣờng.
Tuy nhiên do điều kiện kỹ thật, công nghệ còn hạn chế nên đa số sản phẩm dệt may
xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc nhóm trung bình, hàm lƣợng cơng nghệ thấp, chất lƣợng
cịn khiêm tốn. Trong tƣơng lai khi nhu cầu của khách hàng khắt khe hơn, khi sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh (nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh) cải tiến hơn về chất lƣợng thì
sản phẩm dệt may cần phải có một bƣớc tiến lớn về chất lƣợng mới có thể giữ đƣợc thị
trƣờng.
Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã có sự đa dạng về chủng loại, thêm

các mặt hàng mới có tiềm năng nhƣ áo len, áo nỉ, bít tất...bên cạnh các mặt hàng xuất khấu có
tính truyền thống nhƣ áo jacket, áo sơmi, quần các loại. Mẫu mã, hình thức và màu sắc cũng
phong phú hơn. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có sự đầu tƣ hơn về chất xám và sự
sáng tạo trong sản phẩm.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các chủng loại mặt hàng
dệt may sang thị trƣờng EU đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Đứng đầu là áo jackets
đạt 570 triệu USD, tăng 62,3% tiếp theo là quần đạt 267,2 triệu USD, tăng 33,9%, áo sơ mi
đạt 160,4 triệu USD, áo thun đạt 97,9 triệu USD. Xuất khẩu 4 mặt hàng này sang EU chiếm
59,6% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu sang thị trƣờng EU trong 8 tháng đầu năm 2011.
2.2.5. Thƣơng hiệu hàng dệt may xuất khẩu
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều chƣa có sự đầu tƣ tƣơng xứng cho hoạt
động xây dƣ̣ng thƣơng hiê ̣u , thể hiện qua ngân sách chi cho hoạt động còn quá thấp và đặc
biệt là chƣa có một chiến lƣợc dài hạn trong xây dựng thƣơng hiệu. Qua khảo sát của Bộ
Cơng Thƣơng trên 40 doanh nghiệp đã có tiếng tại Việt Nam, nhóm khảo sát nhận thấy chỉ có


3 đơn vị đã hình thành chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu dài hạn, còn lại đa số các doanh
nghiệp chỉ có những hoạt động quảng bá trƣớc mắt. Đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng
thƣơng hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh thu, còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ
0,1% đến 1% trên doanh thu hàng năm. Theo kinh nghiệm đối với ngành hàng thời trang trên
thế giới thì thơng thƣờng nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thƣơng hiệu phải chiếm
ít nhất 10% doanh thu.
Đối với thị trƣờng xuất khẩu, chỉ có thƣơng hiệu doanh nghiệp là đang có một số tác
động nhất định đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khoảng 30% số lƣợng
doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên
doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng
thƣờng xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam đƣợc biết rộng rãi trong
cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Bên cạnh đó, tên nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam cũng chỉ đƣợc các nhà nhập khẩu biết đến thông qua mối quan hệ với công ty mẹ
của họ tại nƣớc ngoài.

Với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dƣới
thƣơng hiệu riêng của mình (nhƣ Cơng ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dƣới tên Corene
Scavi và Mailfix Scavi, Công ty May Phƣơng Đơng xuất khẩu sản phẩm dƣới tên F House...)
cịn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dƣới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nƣớc ngoài, giá trị
gia tăng rất thấp.
Trên thực tế, hoạt động quảng bá thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị
trƣờng nƣớc ngoài gần nhƣ chƣa có. Ngun nhân chính của tình trạng này là do các doanh
nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính để quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm ra nƣớc
ngoài, trong khi các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam thì khơng quan tâm xây
dựng thƣơng hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thƣơng hiệu của cơng ty mẹ tại nƣớc
ngồi. Trong số gần 2000 doanh nghiệp dệt may, đã có khoảng 100 doanh nghiệp có thƣơng
hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng trong cả nƣớc biết đến với những mức độ khác nhau. Các thƣơng
hiệu nhƣ sơ mi Việt Tiến, sơ mi May 10, veston Nhà Bè, áo thun Thành Công, áo thu đông
Đông Xuân, vải KT Việt Thắng, vải gấm Thái Tuấn, Phƣớc Thịnh, đồ lót Vera, áo thun
Hồng Tấn, Ninomax, PT2000, tơ tằm Khaisilk đã đƣợc biết rộng rãi trong cả nƣớc và liên
tục đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Các thƣơng
hiệu này đã thực sự trở thành tài sản vơ hình đáng kể của doanh nghiệp và đã góp phần làm
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp tại thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các thị trƣờng
lớn nƣớc ngoài nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản.
Mặc dù đã có bƣớc tiến trong việc phát triển thƣơng hiệu trong những năm gần đây,
nhƣng tại thời điểm này, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, để có thể cạnh tranh đƣợc với sản
phẩm của các đối thủ lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ…trên thị trƣờng quốc tế, trong đó có thị
trƣờng EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải coi trọng việc xây dựng chiến lƣợc phát
triển thƣơng hiệu cho sản phẩm cũng nhƣ uy tín và tên tuổi của doanh nghiệp.
2.2.6. Phƣơng thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU
Trong ngành dệt may toàn cầu, khâu thiết kế kiểu dáng đƣợc làm ở các trung tâm thời
trang thế giới tại Paris, London, New York…, vải đƣợc sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu
khác đƣợc làm tại Ấn Đô .̣ Khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng đƣợc thực hiện ở các nƣớc có
chi phí nhân cơng thấp nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia… Sau cùng, sản phẩm đƣợc
đƣa trở lại thị trƣờng do các công ty thƣơng mại danh tiếng đảm nhận bán ra. Trong chuỗi giá

trị toàn cầu hàng dệt may đó, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên
phụ liệu và thƣơng mại. Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với
lƣợng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Một phần lớn các nhà sản xuất sản phẩm
dệt may của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu CMT cho các đại lý
mua hàng và cơ sở thu mua. Tỉ lệ của CMT và FOB tƣơng ứng là 70% và 30%. Chính vì thế,


tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam đƣợc xuất đi nhiều nơi, trong đó có EU, Việt Nam có tên
trong top các nƣớc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhƣng giá trị thu về rất thấp.
Các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu đang thực hiện kinh doanh
theo hình thức CMT cho các hàng dệt may cấp thấp (low-end). Ở thị trƣờng EU, giá CIF cho
các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam là ở mức thấp. Một số nguyên nhân lý giải cho
việc này là do kỹ năng về thiết kế và thời gian sản xuất ở Việt Nam kéo dài. Chỉ có những
sản phẩm dệt may cơ bản, khơng nhạy cảm về mặt thời trang thì mới đƣợc mua từ Việt Nam
với mức giá thấp.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT
MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU
2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
2.3.1.1. Mở rộng khả năng thâm nhập thị trường, tăng uy tín của doanh nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc EU ngày càng càng gia
tăng và tƣơng đối ổn định trong những năm qua. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trƣờng này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt
Nam. Điều này cho thấy uy tín của doanh nghiệp cũng nhƣ chất lƣợng và thƣơng hiệu sản
phẩm dệt may Việt Nam đã và đang có chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng khó tính này.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành may đƣợc tổ chức tốt, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn xã
hội, xây dựng đƣợc mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ tại nhiều quốc
gia thành viên của EU. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
có thể mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, khẳng định hơn nữa uy tín và vị thế của mình trên thị
trƣờng thơng qua việc ký kết hợp đồng, tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ
với từng nƣớc thành viên EU, từ đó thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng

dệt may trong nƣớc.
2.3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị từng bước được cải tiến.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đổi mới đƣợc khoảng 95% máy móc, thiết bị sản
xuất, có khả năng sản xuất đƣợc các loại sản phẩm phức tạp, chất lƣợng cao, đƣợc phần lớn
khách hàng khó tính chấp nhận, điều này góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao khả năng
cạnh tranh quốc tế về giá cả và chất lƣợng sản phẩm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
cũng đầu tƣ khá lớn cho các dây truyền sản xuất mới theo hƣớng chun mơn hố, hoặc mua
lại các thiết bị đã qua sử dụng của các doanh nghiệp bị phá sản trong khu vực (trị giá khoảng
3,5 triệu USD). Mặc dù đã qua sử dụng nhƣng chất lƣợng của những thiết bị này còn khoảng
80% và giá chỉ bằng 35% giá trị máy mới. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc
chi phí đầu vào vừa đảm bảo hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng năng
suất lao động.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
2.3.2.1. Quy mô xuất khẩu nhỏ, công tác thiết kế, phát triển sản phẩm mới cũng như chất
lượng sản phẩm cịn chưa được quan tâm đúng mức
Quy mơ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU còn quá nhỏ bé
(chiếm khoảng 2% tổng giá trị hàng dệt may nhập khẩu của EU) so với tiềm năng kinh tế của
Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của thị trƣờng này. EU là một thị trƣờng giàu tiềm năng với
27 nƣớc thành viên, nhƣng hiện nay chỉ nhập khẩu khoảng 18% hàng dệt may từ Việt Nam
trong khi đó giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ chiếm tới 57% trên tổng
giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hình 2.4 đã phân tích và so sánh sự phát triển
về tiềm năng của những thị trƣờng này. Mơ hình này đƣợc xây dựng dựa trên Ma trận tỉ lệ
tăng trƣởng của Tập đoàn tƣ vấn Boston và Những chiến lƣợc Porfolio thu hút thị trƣờng của
General Electric. Mơ hình này là một công cụ đƣợc sử dụng để xác định những tiềm năng của
thị trƣờng mục tiêu. Dựa trên mức độ về tiềm năng, mỗi thị trƣờng cần phải có sự đầu tƣ và
quan tâm thích hợp. Theo mơ hình này, một thị trƣờng đƣợc coi là có sức cuốn hút khi thị
trƣờng có tỉ lệ tăng trƣởng nhiều hơn hoặc bằng 10% và một thị trƣờng bị cho là khơng có


sức cuốn hút khi mức tăng trƣởng thấp hơn 10%. Một nhà xuất khẩu đƣợc gọi là một nhân tố

hoạt động tích cực trên một thị trƣờng khi có thị phần nhiều hơn hoặc bằng 3% trên thị
trƣờng đó và ngƣợc lại nhà xuất khẩu đó sẽ đƣợc gọi là nhân tố hoạt động khơng tích cực khi
có thị phần thấp hơn 3%. Mơ hình này phân tích 03 thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất hàng dệt
may của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản. Ba thị trƣờng này chiếm trên 80% tổng xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.
Thị trƣờng Mỹ thuộc diện thị trƣờng không hấp dẫn. Việt Nam là một nhân tố hoạt
động tích cực trên thị trƣờng này khi chiếm trên 3% tổng nhập khẩu may mặc của Mỹ . Nhật
Bản là một thị trƣờng lớn thứ ba về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam . Tuy nhiên, nhìn
vào hinh vẽ có thể thấy rõ vị trí của thị trƣờng Nhật Bản nằm trong góc của hình tứ giác biểu
̀
thị về hoạt động xuất khẩu “chƣa tích cực trên thị trƣờng có sức cuốn hút”.
EU là thị trƣờng tiềm năng nhất về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hơn thế, EU
là khu vực nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, chiếm 43% tổng nhập khẩu sản phẩm dệt may
toàn cầu.
Việt Nam hiện tại vẫn là một nhà xuất khẩu đƣợc coi là nhân tố hoạt động chƣa tích cực
ở thị trƣờng có sức hấp dẫn nhƣ EU. Mặt khác, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam chỉ
chiếm 2% trong tổng nhập khẩu của EU. Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị
trƣờng EU có tiềm năng tăng trƣởng và có khả năng chiếm lĩnh đƣợc thị phần lớn hơn. Tuy
nhiên, để có thể phát huy đƣợc tiềm lực này, các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải có khả
năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách hàng EU về khối lƣợng và mẫu mã với khả
năng ít nhất là ngang bằng nhƣ các đối thủ cạnh tranh khác.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà trƣớc hết là do tác động
của Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Mỹ năm 2001, cho phép hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi trong khi đó, hàng dệt
may Việt Nam, nhƣ một chiếc áo sơ mi đƣợc nhập khẩu vào EU vẫn phải chịu thuế 13%,
nhƣng khi có Hiệp định thƣơng mại tự do, mức thuế chỉ cịn 0%. Bên cạnh đó, có thể thấy
Mỹ là một thị trƣờng lớn, sức mua cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời hiện nay đạt mức trên
48.000 USD, cao hơn nhiều so với con số trung bình 29.342 USD/ngƣời tại EU.
Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ cố gắng duy trì sản xuất
ra những sản phẩm có tính truyền thống mà không quan tâm đến việc thay đổi mẫu mã mới

để tiếp cận với yêu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; chƣa chú ý xây dựng đƣợc kênh
phân phối và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu hƣớng phân công lao động trong nền kinh tế
thị trƣờng; các
viện mẫu thời trang chƣa thực sự gắn với sản xuất và thị trƣờng nên khơng có tác dụng rõ rệt
đối với việc xúc tiến và phát triển thƣơng mại.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đảm bảo chất lƣợng cho các mặt hàng
địi hỏi kỹ thuật khơng mấy phức tạp nhƣ áo sơ mi, áo jacket, quần âu…còn những mặt hàng
yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhƣ complet, veston…thì rất ít doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại
để sản xuất và đảm bảo chất lƣợng. Chất lƣợng chƣa đồng đều, tính ổn định cịn thấp chƣa
đáp ứng đƣợc đơng đảo địi hỏi khắt khe của ngƣời tiêu dùng Châu Âu; các doanh nghiệp lại
chƣa có kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng thế giới đặc biệt là thị trƣờng EU.
2.3.2.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU cịn nhiều bất cập, khả năng
và trình độ tiếp thị sản phẩm của Việt Nam trên thị trường EU còn yếu
Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU chƣa hợp lý. Trong các
chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập
trung vào một số sản phẩm đơn giản hoặc các mặt hàng nóng nhƣ áo jacket, áo sơ mi,…cịn
các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lƣợng cao nhƣ áo da, váy, vesting, comple,
áo khoác,…các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn sản xuất ở tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, các
mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU cịn ít về số lƣợng và chủng loại hàng cũng hạn


chế. Điều này sẽ gây khó khăn trong cơng tác bán hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng dệt may trên thị trƣờng EU
Sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chƣa thâm nhập trực tiếp nhiều vào EU, các doanh
nghiệp Việt Nam chƣa tiếp cận đƣợc trực tiếp các đối tác nhập khẩu của EU. Các doanh
nghiệp Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm thƣơng trƣờng và còn bỡ ngỡ với thị trƣờng
Châu Âu. Chƣa nắm bắt đƣợc cơ hội, kém hiểu biết về luật lệ của thị trƣờng EU, thiếu thông
tin, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chƣa phù hợp với truyền thống và tập
quán kinh doanh của EU.
2.3.2.3. Chi phí sản xuất lớn, thời gian giao hàng và di ̣ch vụ khách hàng kém

So với các nƣớc trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam chỉ
bằng 60%. Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng nhiên liệu chỉ đạt khoảng 70%-80%. Chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp diệt may.
So sánh giữa sản phẩm trong nƣớc với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Philipine...thì các sản phẩm dệt may Việt Nam có giá thành cao hơn từ 10% đến 20% mặc dù
giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nƣớc trong khu vực.
Thời gian giao hàng/phúc đáp và dịch vụ khách hàng là những điểm yếu của Việt Nam
so với những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may cạnh tranh hơn.
Khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam với EU và công suất của các cảng Việt Nam đã làm
cho Việt Nam giảm sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trƣờng EU, đặc biệt là với
Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyên chở sản phẩm dệt may từ Việt Nam tới thị trƣờng này phải
quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Singapore. Tại những cảng này, các côngtenơ hàng của Việt
Nam đƣợc chuyển sang những tàu lớn hơn để đƣa tới các cảng đích.
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đều hƣởng lợi thế do ngành dệt nội địa phát triển và họ
là những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt thực thụ. Lợi thế này cho phép những nƣớc này có chi
phí nguyên liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với
những nƣớc luôn phải nhập khẩu nguyên liệu nhƣ Việt Nam, Banglades và Thái Lan. Đối với
Trung Quốc và Ấn Độ, lợi thế của họ đã rất rõ ràng và Việt Nam khơng thể thay thế đƣợc vị
trí của họ trên thế giới.
2.3.2.4. Số lượng và chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn
lao động của doanh nghiê ̣p chưa cao
Điểm mạnh của nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam hiện nay là lao động dồi dào,
dễ đào tạo, giá nhân công thuộc nhóm rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành
dệt may Việt Nam hiện đang phải đối mặt với sự sa sút về chất lƣợng nguồn lực lao động, lao
động liên tục chuyển sang các ngành khác dẫn đến sự thếu hụt lao động đặc biệt là lao động
chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo bài bản nhƣ các chuyên gia công nghệ, thị trƣờng; quản lý trung
và cao cấp; lực lƣợng thiết kế chuyên nghiệp. Điều này đã ảnh hƣởng đến việc phát triển sản
xuất, mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, khéo léo đƣợc coi là một trong những yếu tố tạo nên lợi
thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế, những yếu tố để tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là sự khéo
léo mà cần nhiều kỹ năng khác nhƣ khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu và giá trị gia tăng cao.
Trên thực tế, ƣu thế nhân công giá rẻ của ngành dệt may Việt Nam khơng cịn, đặc biệt là tại
các thành phố lớn. Hầu hết các doanh nghiệp ngành dệt may thƣờng xuyên thiếu từ 20-40%
lao động. Tình trạng khan hiếm lao động, cũng nhƣ chất lƣợng lao động thấp đang là một
trong những khó khăn lớn nhất mà ngành dệt may phải khắc phục. Nhiều doanh nghiệp dệt
may phải từ chối nhiều đơn hàng vì thiếu lao động. Phát triển các nguồn nhân lực chƣa tƣơng
thích: Ngành dệt may thiếu nguồn lao động có kỹ năng cao nhƣ kỹ thuật viên, cán bộ
marketing, các nhà quản lý và thiết kế bậc trung. Trong thời gian khá dài, hầu hết các nhà sản
xuất hàng dệt may của Việt Nam chỉ tập trung vào thực hiện CMT và thụ động trong việc tiếp


cận với khách hàng; do đó, các kỹ năng về marketing, quản lý và thiết kế khơng có vai trị
quan trọng trong thời gian trƣớc đây.
Các doanh nghiệp ở các khu vực cơng nghiệp và thành thị cảm thấy khó khăn trong việc
tuyển dụng đủ công nhân may. Hơn thế, các nhà sản xuất hàng dệt may thƣờng có một tỉ lệ
thay thế công nhân khá cao, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán. Tình trạng thiếu hụt lao động
cho ngành dệt may có ngun nhân chính là do tốc độ phát triển quá nhanh, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp dệt may ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao trong
khi đó số lao động đã qua đào tạo chỉ đáp ứng 40% nhu cầu thực tế. Theo Tổng cục thống kê,
các doanh nghiệp lớn tỷ lệ biến động lao động khoảng 15-20%; các doanh nghiệp nhỏ hơn là
20-30%; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi lên đến 40%. Nếu doanh nghiệp có 50006000 cơng nhân, thì hàng năm trung bình khoảng 1000-2000 cơng nhân “ra”, “vào” doanh
nghiệp. Tỷ lệ di chuyển của lao động trong các doanh nghiệp dệt may luôn ở mức cao từ 1827% (so với tổng số lao động), thậm chí có doanh nghiệp dệt may mức biến động lên đến 3040%, tỷ lệ tuyển mới (so với tổng số lao động) trên mức 35%.
Một nguyên nhân khác khiến ngƣời lao động ít quan tâm và bỏ qua ngành dệt may là
do thu nhập thấp trong khi ngày càng phải cạnh tranh với các doanh nghiêp tại nhiều ngành
khác trong việc thu hút nhân lực. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mức lƣơng trả cho công
nhân thƣờng ở mức trên, dƣới 1 triệu đồng/tháng. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn có mức
lƣơng trung bình khoảng 2,3-2,7 triệu đồng/tháng. Việc tăng thêm khoảng trên dƣới 10%
lƣơng cho ngƣời lao động khó có thể bù đắp lại sự tăng lên trong giá cả tiêu dùng. Vì vậy,
cũng khơng có tác động lớn để giữ chân ngƣời lao động. Ngành dệt may Việt Nam đang gặp

phải những thách thức về tình trạng thiếu hụt lao động cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, các
doanh nghiệp dệt may cần giải quyết tốt bài toán đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu
cầu phát triển và cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Tuân thủ quy phạm lao động trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn cần phải đƣợc cải
thiện hơn nữa do chƣa tạo dựng đƣợc hình ảnh thực thụ đối với khách hàng quốc tế (Bảng
2.11). Hiện nay, khoảng 70% các doanh nghiệp dệt may không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về
quy phạm lao động của khách hàng quốc tế. Một nghiên cứu gầ n đây do Trƣ ờng Đại học Y
Hà Nội thực hiện về các bệnh gây ra do điều kiện làm việc trong nhiều nhà sản xuất dệt may
ở Hà Nội đã chỉ ra rằng điều kiện làm việc kém (ca kéo dài và các hoạt động nặng nhọc và
lặp đi lặp lại, nghỉ giải lao ngắn, nhà xƣởng nóng bức) đã gây ra hậu quả là gần 65% công
nhân bị stress, rối loạn giấc ngủ và những bệnh liên quan đến nghề nghiệp, dẫn tới năng suất
lao động thấp, tuổi nghề ngắn.
2.3.2.5. Xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Có rất ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam thành cơng trong việc xây dựng hình ảnh và
thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng thế giới nói chung và thị trƣờng EU nói riêng do quy
mơ các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, khả năng về tài chính và tiếp cận thơng tin của
các doanh nghiệp còn hạn chế: 80% doanh nghiệp sử dụng dƣới 300 lao động và 90% doanh
nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ đồng.
Theo một khảo sát khác của Bộ công thƣơng, có tới 95% trong số hơn 100 doanh nghiệp
đƣợc hỏi trả lời rằng cần thiết phải xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Hầu hết các doanh
nghiệp đều cho rằng, thƣơng hiệu đóng vai trị quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh
doanh, là tài sản vơ hình có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ có 20%
doanh nghiệp hiểu đƣợc rằng xây dựng thƣơng hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất
lúng túng khi đƣa ra một kế hoạch phát triển thƣơng hiệu. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại
cho việc đầu tƣ xây dựng, đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu. Hơn 70% trong số các doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Việt Nam chƣa đăng ký bảo hộ Logo, nhãn hiệu hàng hoá của mình tại Cục
Sở hữu trí tuệ. Trong số này, không kể những doanh nghiệp chƣa biết đến Luật Sở hữu trí tuệ
thì hầu hết các doanh nghiệp cịn lại là không quan tâm tới việc bảo hộ thƣơng hiệu của mình,
một số thì e ngại đối với các thủ tục đăng ký.



Trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng dệt
may với chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao không hề thua kém các sản phẩm của các nƣớc
xuất khẩu lớn khác. Thế nhƣng có một thực tế là 90% hàng Việt Nam do khơng thiết lập
đƣợc thƣơng hiệu độc quyền nên vẫn cịn phải vào thị trƣờng thế giới thông qua trung gian
dƣới dạng thô hoặc gia công cho các thƣơng hiệu nổi tiếng của nƣớc ngoài. Trong những năm
qua, các vụ tranh chấp thƣơng hiệu đã liên tiếp xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam và
các cơng ty của nƣớc ngồi. Hàng loạt các thƣơng hiệu lớn của Việt Nam đã lao đao vì bị mất
cắp thƣơng hiệu nhƣ Việt Tiến ở thị trƣờng Mỹ là một ví dụ. Cuộc chiến thƣơng hiệu luôn đi
kèm với những rắc rối về kiện tụng, mất mát nhiều thời gian và tiền bạc, dù đƣợc hay thua
cũng đều gây ra những tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.
2.3.2.6. Trình độ cơng nghệ cịn thấp và không đồng đều, việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế
Thiết bị ngành dệt may Việt Nam tuy đã đƣợc đầu tƣ đổi mới nhƣng trình độ tự động
hóa vẫn ở mức trung bình. Trình độ cơng nghệ kéo sợi, dệt vải lạc hậu hơn so với các nƣớc
tiên tiến trong khu vực từ 10-15 năm, đối với công nghệ cắt may thì đã ngang tầm khu vực.
Bên cạnh đó, trong bản thân ngành dệt may cũng có sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ giữa
doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may. Nói chung, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt
không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Nếu xếp theo
thang điểm 10, thì ngành dệt Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-3,5 điểm, chƣa đạt mức trung bình
của thế giới. Các thiết bị ngành dệt lạc hậu (65% đã sử dụng trên 20 năm) khơng những gây
lãng phí ngun liệu và sức lao động mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm đặc biệt là
sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu hện nay để doanh nghiệp nâng
cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của mình trong bối cảnh Việt Nam
đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, tình hình
áp dụng cơng nghệ thơng tin trong doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện mới đạt mức trung
bình của khu vực. Chỉ có 3 trên 45 doanh nghiệp đƣợc khảo sát áp dụng tham gia đấu giá và
mua bán trên mạng, hay ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp
(ERP) thì chƣa có doanh nghiệp nào áp dụng, hoặc mới có 2 trên 45 doanh nghiệp sử dụng

phần mềm thiết kế thời trang.
2.3.2.7. Tỷ lệ nội địa hoá thấp, cơng nghiệp phụ trợ kém phát triển, hình thức xuất khẩu giản
đơn
Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang có nhiều khó khăn, thách thức để phát triển bền vững
ở thị trƣờng EU. Khó khăn đầu tiên lại xuất phát từ ngay trong ngành dệt may, đặc biệt khi
các ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển tƣơng xứng. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên
ngành dệt may Việt Nam gần nhƣ phụ thuộc vào thị trƣờng thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập
khẩu. Các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam hiện đang nhập khẩu khoảng 70%-80%
nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Hồng Cơng. Cho đến nay,
ngồi lợi thế lao động rẻ, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn nhƣ 100% máy móc thiết
bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hố học; 90% bơng xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải
các loại; 67% sợi dệt cũng là nhập khẩu. Các loại phụ liệu nhƣ chỉ may, mex dựng, khoá kéo
cũng phải nhập khẩu từ 30-70% tổng nhu cầu.
Hình thức xuất khẩu hàng dêt may của Việt Nam sang EU cịn giản đơn, chủ yếu dƣới
hình thức xuất khẩu qua trung gian, khách hàng EU thƣờng đặt hàng thông qua các đại lý
mua hàng hoặc những văn phòng đại diện ở các nuớc, lãnh thổ thứ ba nhƣ Hồng Kông, Thái
Lan, Đài Loan hay Hàn Quốc, chƣa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc
biệt với đầu tƣ, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức. Khâu trung gian là một
mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Ba lý do chính
để giải thích vì sao các khách hàng quốc tế lại lựa chọn hàng dệt may từ Việt Nam đều thông
qua các nhà trung gian trong hầu hết các đơn hàng. Thứ nhất là, chỉ có một số ít các nhà sản


xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cung cấp đƣợc các dịch vụ nhƣ nguồn nguyên
liệu, thiết kế, những hoạt động về hậu cần, dịch vụ trọn gói cho ngƣời mua, mà đây lại là
những điều kiện tiên quyết để khách hàng trực tiếp lựa chọn nguồn hàng từ một nƣớc. Thứ
hai là, khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam và thị trƣờng EU ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố về
giá cả (kiểm soát chất lƣợng và chi phi đi lại) và sự thuận tiện. Cuối cùng là, phần lớn khách
hàng quốc tế theo truyền thống thƣờng tin tƣởng vào các đại lý của họ hơn là thực hiện việc
tìm kiếm nguồn hàng theo phƣơng thức tiến hành nội bộ. Trong tất cả các trƣờng hợp thì một

cơ sở thu mua chịu trách nhiệm về cả một khu vực, ví dụ nhƣ khu vực ASEAN. Với những
nhà xuất khẩu lớn nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ, khách hàng quốc tế lớn thƣờng thiết lập một
văn phòng ở mỗi nƣớc.
Thực tế là, sau một thời gian khá dài làm gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian mà
các doanh nghiệp vẫn chƣa tiếp cận trực tiếp đƣợc nhiều với khách hàng. Sự dễ dãi và ít rủi
ro của phƣơng thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhƣng vẫn là một khu
vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT
́
̉
MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BÔI CANH HỘI NHẬP
WTO
̀
3.1. NHỮNG CƠ HỘI VA THÁCH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT
NAM SANG EU
3.1.1. Cơ hội
- Việt Nam có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên tuyến đƣờng giao thông hàng hải quốc
tế.
- Việt Nam vốn đƣợc biết đến là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào với 35 triệu lao
động trẻ (dƣới 45 tuổi) chiếm khoảng 72% dân số; hàng năm có khoảng trên 1 triệu ngƣời gia
nhập vào lực lƣợng lao động. Lao động Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, khéo léo,
sáng tạo.
- Quan hệ Việt Nam-EU đang bƣớc sang giai đoạn phát triển mới:
- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO),
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ có nhiều điều kiện để tăng
trƣởng và hội nhập.
3.1.2. Thách thức
- EU là một thị trƣờng sang trọng và khó tính.
- Trên thực tế, thị trƣờng EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật cịn mỗi nƣớc lại có một bản sắc
dân tộc, một nền văn hóa riêng mà các nhà xuất khẩu ở các quốc gia ngoại khối chƣa nắm bắt

hết đƣợc.
- Trên thị trƣờng EU, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ hàng
đầu trong lĩnh vực dệt may nhƣ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ.
́
́
̀
3.2. ĐINH HƢƠNG PHAT TRIỂN CỦ A NGANH DỆT MAY
̣
- Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi
nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc làm
cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ
hiện đại, hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý lao động, quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc
3.3.1.1. Hồn thiện mơi trường kinh tế, pháp luật và triển khai các cơ chế, chính sách phát
triển ngành dệt may


3.3.1.2. Có biện pháp thích hợp khuyến khích phát triển các ngành phụ trợ cho ngành cơng
nghiệp dệt may
3.3.1.3. Có chính sách huy động các nguồn vốn để phát triển công nghiệp dệt may
3.3.1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu hệ thống pháp luật của EU và trợ giúp
pháp lý khi cần thiết
3.3.1.5. Tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam
3.3.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội
3.3.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin
3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

3.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
3.3.2.4. Tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường hỗ trợ, liên kết các
doanh nghiệp
3.3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.3.1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
3.3.3.2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
EU
3.3.3.3. Sử dụng phương thức thâm nhập thị trường có hiệu quả thơng qua các hình thức
khác nhau
3.3.3.4. Hồn thiện và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
3.3.3.5. Nâng cao trình độ cơng nghệ và ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật mới
KẾT LUẬN
Liên minh Châu Âu (EU) là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, việc lựa
chọn EU làm một trong những thị trƣờng xuất khẩu chiến lƣợc là hoàn toàn đúng đắn trong
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.
Với giá trị xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, mặt hàng dệt may đã và đang
khẳng định đƣợc vị trí của mình trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị
trƣờng EU.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trƣờng EU, các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ: Giá trị gia tăng
của hàng dệt may xuất khẩu còn thấp; các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trƣớc những nguy cơ
rủi ro khi có những biến động lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế các nƣớc EU
nói riêng và hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam rất khó thâm nhập vào các thị trƣờng có
u cầu địi hỏi cao về chất lƣợng. Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam chính là việc khai thác các lợi thế tiềm năng và vốn có; hạn chế và khắc phục
những tồn tại để sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng
loại của các đối thủ cạnh tranh. Từ thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong hội nhập WTO; bối cảnh trong nƣớc và quốc tế hiê ̣n
nay, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang thị trƣờng Liên
minh châu Âu, địi hỏi phải có những quan điểm định hƣớng phát triển ngành và những giải

pháp vĩ mơ thích hợp. Trong đó, các giải pháp: Hồn thiện mơi trƣờng kinh tế, pháp luật;
Chính sách huy động vốn; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội dệt may là những giải
pháp về phía Nhà nƣớc. Những giải pháp từ phía ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp bao gồm:
Tổ chức hệ thống thông tin; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại; Phát triển nguồn nhân
lực; Tăng cƣờng liên kết các doanh nghiệp; Nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm; Xây
dựng thƣơng hiệu sản phẩm; Sử dụng các hình thức thâm nhập hiệu quả vào thị trƣờng EU;
Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh; Ứng dụng công nghệ mới….
Thực hiê ̣n m ột cách đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao
năng lực cạnh tranh của hhàng dệt may, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng EU, góp phần đƣa


ngành dệt may Việt Nam phát triển ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới
trong tƣơng lai không xa.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cƣờng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trƣờng EU sẽ là nhân tố quan trọng giúp nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên
trƣờng quốc tế đồng thời là công cụ đắc lực làm đa dạng hoá và cân bằng thị trƣờng xuất
khẩu Việt Nam.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, tồn tại nhƣng với những giải pháp phù hợp, chắc chắn các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ vƣợt qua những rào cản, không ngừng nâng cao và khẳng định vị
thế của mình, xứng đáng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu trong chiến lƣợc chiến
lƣợc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

References
Tiếng Việt
1.
Bộ công thƣơng (2008), Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
2.
Bộ cơng thƣơng (2008), Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

3.
Bô ̣ Thƣơng ma ̣i (2007), Các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt
Nam, Hà Nội.
4.
Bộ thƣơng mại và Trƣờng Đại học ngoại thƣơng (2003), Thương mại Việt Nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.
5.
Carlo Altomonte (2005), Kinh tế và chính sách của EU mở rộng , Nxb Thố ng kê , Hà
Nô ̣i.
6.
Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9.
Nguyễn Lê Quý Hiển (2005), Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trƣờng đại học kinh tế, Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Hƣ̃u Khải (2007), Quản lý hoạt động nhập khẩu – Cơ chế , chính sách và biện
pháp, Nxb Thố ng kê, Hà Nô ̣i.
11. Nguyễn Hƣ̃u Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính s ách thƣơng mại quốc
tế , Nxb Lao đơ ̣ng xã hô ̣i, Hà Nội.
12. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Vũ Trí Lộc (2005), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường
Châu Âu, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Kim Ngọc (2005), Triển vọng kinh tế thế giới 2020, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
15. Phịng Thƣơng mại và Cơng nghi ệp Việt Nam ; Trung tâm thông tin thƣơng ma ̣i Châu
Âu (1999), Hê ̣ thố ng ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh Châu Âu , Nxb Tài
chính, Hà Nội.
16. Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam ; Trung tâm thông tin thƣơng ma ̣i Châu
Âu (2005), Kinh doanh với thi ̣ trường EU, Nxb Tài chính, Hà Nội.
17. Quyết định số 143/2005/QÐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Ðề án tổng thể quan hệ
Việt Nam -Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình hành động của Chính phủ về
phát triển quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định hướng tới 2015.


18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.

33.

34.


35.
36.
37.

38.

39.

40.
41.

42.

43.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh sớ 25 năm 2009.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo các số năm 2010.
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1, 2, 3 năm 2011.
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 10, 11 năm 2010 và số 1, 2 năm 2011
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, các số năm 2010.
Trần Chí Thành (2002), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam,
Nxb Lao động Xã hội.
Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Phạm Thiên Hoàng (2007), Xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường EU, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới.
Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và thế giới.
Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2009-2010 Việt Nam và thế giới.
Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2010-2011 Việt Nam và thế giới
Tổng công ty dệt may Việt Nam (2000), Chiến lược “tăng tốc” phát triển ngành dệt

may Việt Nam đến năm 2010.
Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Viện Kinh tế học (1999), Báo cáo điều tra các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hà
Nô ̣i.
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ƣơng và UNDP (2003), Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE 01/025, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Tiếng Anh
Appelbaum, R. Smith, D. and Christerson, B. (1994), Commodity Chains and Industrial
Restructuring in the Pacific Rim: Garment Trade and Manufacturing, In G.
Gereffi and M. Korzeniewicz (eds), Commodity Chains and Global Capitalism
(Westport, CT: Praeger).
Bair, J. and Gereffi, G. (2001), Local clusters in global chains: The causes and
consequences of export dynamism in Torreon’s blue jeans industry, World
Development, 29 (11), 1885–1903.
Dickerson, K. G. (1995), Textiles and Apparel in the Global Economy, 2nd ed,
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Gereffi, G. (1999), International trade and industrial upgrading in the apparel
commodity chain, Journal of International Economics, 48(1), 37–70.
Gereffi, G. (2002), The International Competitiveness of Asian Economies in the
Apparel Commodity Chain, ERD Working Paper Series No. 5, Asian
Development Bank.
Kenta, G. (2007), Industrial Upgrading of the Vietnamese Garment Industry: An
Analysis from the Global Value Chains Perspective, RCAPS Working Paper
No.07-1, Ritsumeikan Asia Pacific University.
Hill, H. (1998), Vietnam Textile and Garment Industry: Notable Achivements, Future
Challenges, draft report prepared for Development Strategy Institute Vietnam and
United Nations Industrial Development Organization, Vietnam.
Hoang, L. M. (2001), Study on the investment in Textile and Garment in dustry of
Vietnam, University of Foreign Trade, Vietnam.
Khanna, S. R. (1993), Structural Changes in Asian Textiles and Clothing Industries:

The Second Migration of Production, Textile Outlook International
49(September):11-32.
Nadvi, K. and Thoburn, J. (2004), Challenges to Vietnamese Firms in the World
Garment and Textile Value Chain, and the Implications for Alleviating Poverty,
Journal of the Asia Pacific Economy, 9 (2), pp. 249-267.
Report on Vietnam (2006), European Union Economic and commercial counselors.


44.

45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.

Schrank, A. (2004), Ready to wear development? Foreign investment, technology
transfer and learning by watching in the apparel trade, Social Forces, 83(1), 123156.
Website

http.www.agro.gov.vn


www.gso.gov.vn
www.hptrade.com.vn

www.kinhte24h.com
www.moi.gov.vn
www.tapchicongsan.org.vn
www.undp.org.vn
www.vietrade.gov.vn
www.vinatex.com
/>





×