Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường THCS” (Thi giáo viên giỏi tỉnh QN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 32 trang )

Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có
chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.
Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc
dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Đảng và Nhà nước,
Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học bộ môn lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh
đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn lịch sử nước ta:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng, môn lịch sử là bộ môn
học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn
phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.
Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định
lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học
sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch
sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy
vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các
phương pháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể
chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho
học sinh.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 7 tôi rất băn khoăn về
vấn đề học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn lịch sử là cả một vấn đề. Làm sao để trò hứng thú, say mê, tích cực học tập?
làm gì để khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu, nghiên cứu ở trò?. Với những lí do
trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7


tại trường THCS”. Qua đó bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao ý
thức học tập của học sinh đối với môn lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này với mục đích là mong muốn đóng góp một vài kinh
nghiệm của mình cùng với các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở,
hình thành cho các em thói quen tư duy sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ
động học tập, tìm tòi nghiên cứu nhằm tạo sự say mê, hứng thú yêu thích môn
lịch sử hơn.
Nghiên cứu lý luận về đổi mới về đổi mới phương pháp, kỉ thuật dạy học
tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm”.
1


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

Đưa ra giải pháp hiệu quả việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật mới trong
dạy học lịch sử giúp học sinh học tốt môn lịch sử cấp THCS nói chung, môn lịch
sử 7 nói riêng.
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế
giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Thời gian, địa điểm, phạm vi nghiên cứu:
- Do xuất phát từ thực tế dạy và học môn Lịch sử của trường nên tôi viết
đề tài này sử dụng trong năm học 2015 -2016, Áp dụng cho đối tượng ở đây là
học sinh khối 7 trường THCS
- Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử lớp 7.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
+Về phía giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã tích cực vận dụng một số biện

pháp nhất là các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới được sử dụng một cách hiệu
quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh hỗ trợ kiến
thức cho nhau, những bạn yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự
hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi, học sinh trung bình sẽ
nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của nội dung sự kiện, kiến thức
lịch sử.
Giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức trong sách giáo khoa
theo từng chương, chủ đề, nội dung chủ yếu của từng giai đoạn, các sự kiện lịch
sử quan trọng với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới kết hợp
với việc sử dụng các sơ đồ dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và
phương tiện dạy học này và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin phù hợp
trong dạy học lịch sử.
+ Về phía học sinh:
Đa số các em là con em dân tộc thiểu số nhận thức còn chậm nhưng khi
giáo viên vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nên trong giờ học đa
số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên
đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm
chắc bài hơn. Và đặc biệt ban đầu các em còn rụt rè nhưng sau đó nhiều em
thích được lên bảng trình bày trên các sơ đồ để hiểu và củng cố nội dung bài
học.
Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ
bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo
khoa. Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ
các sự kiện, nhân vật, đây là một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến
thức của mình.
Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh,… không chỉ có tác dụng làm nổi bật
nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu
2



Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự
tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau:
tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối
liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan
sát, hứng thú của học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan:
1.1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn Lịch sử ở
nhà trường phổ thông, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ
bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá
nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ
học lịch sử nào thầy giáo cũng bắt buộc. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói
trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là
do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu
của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập
trong giờ học bộ môn lịch sử.
Thực trạng hiện nay đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới
phương pháp dạy và học bộ môn Lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên
giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, dẫn đến
học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc
làm bài môn học khác….
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, nội dung và chương trình
thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, nếu thầy giáo biết cách sử
dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp. Để làm được việc
đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong
quá trình lên lớp hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn

bị tài liệu tham khảo…Tất cả sự chuẩn bị nói trên nhằm gây cho các em hứng
thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học.
Như vậy toàn bộ khoá trình lịch sử hiện hành học sinh phải nhớ thời gian,
nhân vật lịch sử, sự kiện… Do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm
giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này. Để các em nhớ lâu và
hiểu sâu sắc về sự kiện, thời gian, nhân vật lịch sử… thì người thầy giáo phải
biết khắc sâu những sự kiện, thời gian, biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong
tâm trí của các em .
Xuất phát từ thực tế đó, từ tầm quan trọng, từ nhiệm vụ giảng dạy bộ môn
trong nhà trường, Tôi xin mạnh dạn đi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu xem
bộ môn Lịch sử có đổi mới về nội dung, phương pháp một cách toàn diện không
từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện thực trạng của việc dạy
và học môn Lịch sử ngày nay.
3


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất
lược dạy và học bộ môn. Có rất nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm
vững và sử dụng sách giáo khoa, ngoại khóa. Quá trình hoạt động chung, thống
nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những kiến
thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân
cách cho các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có
rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập,
bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích

nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh
phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên.
Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và
đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình
để giúp học sinh bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính.
Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới từng bộ
phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy
học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiết học thì người
thầy người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới, đặc
biệt là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp trong một tiết dạy nhằm
phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh.
Vấn đề nghiên cứu của tôi tuy không mới song rất là cần thiết trong dạy và
học môn lịch sử, đặc biệt là rất cần thiết đối với học sinh vùng cao – nơi nhận
thức của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “:
“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 tại trường TH& THCS
Đại Dực” với mong muốn tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng:
2.1.1. Thuận lợi
+ Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy
như: trực quan, giải quyết vấn đề, vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu
hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoạc khắc họa đặc
điểm nhân vật Lịch sử,…..
- Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức
cho nhau thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt động tích cực
4



Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

dưới sự hướng dẫn của gv và những học sinh khá giỏi, từ đây học sinh năm chắc
kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, nhân vật, hiện tượng…
- Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công tác, chịu khó học hỏi, tìm tòi.
- Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh.
+ Về phía học sinh:
- Học sinh đa số chú nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đặt ra, các em có sự chuẩn bị bài ở nhà, khi học các em luôn chú ý để
chiếm lĩnh kiến thức.
- Đa số học sinh đều tích cực thảo luận, đưa lại hiệu quả cao trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức.
- Học sinh yếu kém cũng cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản
thông qua các hoạt động như: thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc SGK,…..các em
mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật,….
- Một số học sinh cũng yêu thích môn lịch sử.
2.1.2. Khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Vẫn còn số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp
dạy học cho phù hợp với vùng miền vùng sâu, vùng xa, chưa tạo điều kiện cho
các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng
phương pháp cũ. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ
học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi theo nguyên văn sách giáo khoa.
- Đồ dùng dạy học, sách giáo khoa bộ môn, trang thiết bị phục vụ cho dạy
học ở nhà trường, tổ bộ môn còn khó khăn, thiếu thốn, nên ảnh hưởng đến chất
lượng giờ dạy và lên lớp của giáo viên.
- Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng
lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nhiều khi giáo viên trả lời thay cho học

sinh.
- Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học
sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém.
Cho nên học sinh yếu, kém chưa được chú ý đến và ít được tham gia hoạt động,
điều này làm cho các em thên tự ti về năng lực của mình từ đó cảm thấy chán
nản môn học.
+ Về phía học sinh:
- Đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, các em trình độ nhận thức còn
hạn chế, rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa có sự độc lập suy nghĩ và tư duy, hoặc trả
lời câu hỏi bằng cách đọc nguyên văn sách giáo khoa.
- Đồ dùng dạy học ( lược đồ, tranh ảnh, hiện vật, sách giáo khoa lịch sử)
trang thiết bị phục vụ cho học tập của các em còn khó khăn thiếu thốn
- Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số học sinh
chưa có sự chuẩn bị bài mới ở nhà, lên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho
nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử,…..còn yếu.
5


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (trình bày), còn một
số câu hỏi dạng tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh,…thì học sinh còn lúng
túng khi trả lời hoạc trả lời mang tính chất chung chung, chưa cụ thể.
- Môn Lịch sử nếu được dạy với phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
như: Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, ứng dụng công nghệ thông tin, lồng
ghép trò chơi, áp dụng sơ đồ tư duy… sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn.
2.1.3. Khảo sát:
- Qua đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 7 tôi đang giảng
dạy và thu được kết quả như sau:

*) Khảo sát chất lượng đầu năm.
Giỏi
Lớp
7
(25 HS)

Tỷ lệ %
0

Khá

TB

Yếu

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

6 = 24%

14 = 56%

5 = 20 %

Kém
Tỷ lệ %
0


2.1.4. Đánh giá:
Qua kết quả trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh dưới trung bình cũng còn
thấp (20%). Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
- Các em là con em dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn hạn chế.
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn
lịch sử, nên ý thức học tập của các em chưa tốt.
- Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh.
- Các em thấy khó nhớ các sự kiện, khó học và chán nản.
- Giáo viên sử dụng phương pháp mới chưa phù hợp với các đối tượng
học sinh vùng miền đặc thù.
- Đồ dùng học tập phục vụ bộ môn chưa đủ.
- Trình độ học sinh chưa đồng đều.
- Học sinh còn xem nhẹ bộ môn nên có thói quen học thuộc lòng, không
tự tìm tòi, nâng cao kiến thức.
2.2. Các giải pháp:
- Trong công tác giáo dục không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người
giáo viên. Giáo viên là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn
hóa. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo
những con người “vừa hồng vừa chuyên” cho xã hội. Với sự đổi mới toàn diện
của nền giáo dục nước ta hiện nay, giáo viên có thể áp dụng những phương
pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Để gây hứng thú cho học sinh có rất nhiều biện pháp. Trong đề tài của
mình, tôi đã thực hiện một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: kể
6


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”


chuyện lịch sử, trò chơi lịch sử,. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm
giúp các em tốt.
2.2.1. Nghiên cứu sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới.
- Việc nghiên cứu bài ở nhà là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với bài
kiến thức mới. Tôi hướng dẫn học sinh cách xem bài mới ở nhà và nhấn mạnh:
Xem bài mới không phải là học thuộc lòng, cụ thể là đọc đi đọc lại nhiều lần,
nghiên cứu xem bài có những nội dung gì cần nắm (tên bài, các chuyên mục và
xem nội dung bài có liên quan như thế nào đến nội dung bài cũ).
- Sau khi tôi dạy xong bài 10, tôi hướng dẫn về nhà học nội dung bài 10
và yêu cầu các em đọc, nghiên cứu trước bài 11. Tôi ra một số câu hỏi yêu cầu
các em về nhà chuẩn bị trước (bài này được học trong 2 tiết):
Tiết 1: I/ Giai đoạn thứ nhất.
Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là hành động xâm
lược không? Vì sao?
Câu 2: Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý nghĩa như thế
nào?
Tiết 2: II/ Giai đoạn thứ hai.
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống(10761077)?
Câu 2: Vì sao ta đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng
hòa?
Câu 3: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường
Kiệt?
2.2.2. Phương pháp tạo tình huống.
- Ngay khi bắt đầu tiết học (bắt đầu giảng bài mới), giáo viên phải “nêu
tình huống” có vấn đề, để giới thiệu bài mới, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh
và tạo sự hấp dẫn cho bài học.
* Ví dụ: Để tạo sự chú ý của học sinh và sự hấp dẫn của bài học, ngay từ
bước giới thiệu bài, giáo viên nói: Sau cuộc kháng chiến chống Tống của Lê
Hoàn năm 981 mối quan hệ giao bang giữa hai nước Việt - Tống được củng cố
một thời gian. Nhưng đến thế kỉ XI mối quan hệ trên ngày càng xấu đi vì sao?

Vậy để tìm hiểu rõ vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.2.3. Sử dụng phương pháp tích hợp môn học.
- Môn lịch sử 7 có liên quan kiến thức với các môn học như: Ngữ Văn,
Địa lý, Giáo dục công dân…
* Ví dụ:
Đối với bài 11 này tôi thực hiện phương pháp tích hợp với môn Địa Lý và
môn Ngữ Văn như sau: Trước khi học mục 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược
nước ta, tôi sử dụng lược đồ Đại Việt để chỉ ra ranh giới giữa nước Đại Việt và
nước Tống. Hay khi dạy ở mục 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như
Nguyệt, giáo viên liên hệ bài thơ: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt để
7


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

nhấn mạnh sự mệt mỏi, chán nản của quân Tống và khích lệ tinh thần chiến đấu
của quân ta.
Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường ở
mục II: giai đoạn thứ hai của bài học. Đó là Sông Như Nguyệt và việc xây
dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhằm nhấn mạnh sự sáng tạo của tổ tiên ta
trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
2.2.4. Sử dụng phương pháp đàm thoại
- Phương pháp này không mới nhưng cái mới là hệ thống câu hỏi sao cho
phù hợp. Đây là phương pháp dùng lời nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại
giữa thầy và trò. Thường giáo viên là người chủ động đề ra các câu hỏi và yêu
cầu học sinh trả lời. Với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hỏi với
mục đích vừa kích thích học sinh suy nghĩ, vừa dẫn dắt, gợi ý để trò trả lời.
Trong quá trình giải đáp, những chỗ nào học sinh còn thiếu sót, thì giáo viên
mới bổ sung hoặc đặt ra câu hỏi gợi ý. Dưới đây là một số câu hỏi mà tôi sử

dụng trong bài này:
* Ví dụ:
Tại sao nhà Tống xâm lược Đại Việt?
(Thấy nước ta nhỏ nhưng giàu tài nguyên khoáng sản. Nếu chiếm được
nước ta, nhà Tống vừa có nhiều của cải, lương thực, vừa giải quyết được khó
khăn trong nước vừa có uy thế khiến các nước Liêu Hạ phải kiêng nể).
Em có nhận xét gì về chủ trương “tiến công trước để tự vệ” của nhà Lý?
(Chủ trương hết sức sáng suốt và táo bạo.)
Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn thế
mạnh của giặc” của Lý Thường Kiệt nói lên điều gì?
(Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực
địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược).
Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống
Tống ?
(Vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch...phòng tuyến kiên cố
quân địch muốn đánh ta thì phải vượt qua phòng tuyến này).
Vì sao quân Tống phải đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt?
(Bộ binh không vượt qua sông được, phải chờ quân thủy đến, nhưng quân
thủy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh không thể vào được, vả lại phòng
tuyến Như Nguyệt rất kiên cố không dễ dàng phá được).
2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Khái quát
Thảo luận nhóm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức trong học tập,
trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh
họa, phát triển được tư duy khoa học.
Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các
phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức.
8



Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan
hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả
giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học
sinh.
- Thảo luận diễn ra dưới hình thức: Thảo luận theo nhóm, theo cặp đôi
- Giáo viên cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau: Chuẩn bị nội dung
thảo luận, tổ chức thảo luận, tổng kết thảo luận.
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ lớn (hoặc giấy A0).
- Học sinh nghiên cứu trước câu hỏi ở nhà mà giáo viên yêu cầu.
+ Tiến hành
- Đối với bài này tôi cho các em thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn trải
bàn.

- Mục đích kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để kích
thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập giữa học sinh với
học sinh.
- Chia học sinh thành các nhóm và phát bảng phụ lớn (hoặc giấy A 0 ), chia
bảng phụ thành phần chính giữa và các phần xung quanh, mỗi thành viên trong
nhóm ngồi vào các vị trí tương xứng xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
rồi viết vào phần của mình trên bảng phụ.
- Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất
ý kiến rồi viết vào phần chính giữa của bảng phụ lớn.
* Ví dụ 1:
I. Giai đoạn thứ nhất.
Sau khi tìm hiểu mục 2: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. Giáo

viên yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút với 2 câu hỏi sau:
- Câu 1: (nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là
hành động xâm lược không? Vì sao?
9


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Câu 2: (nhóm 3, 4): Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý
nghĩa như thế nào?
* Ví dụ 2:
II. Giai đoạn thứ hai.
Sau khi tìm hiểu mục 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút với ba nội dung sau:
- Nhóm: 1, 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống
(1075-1077)?
- Nhóm: 3, 4: Vì sao ta đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động
giảng hòa?
2.2.6. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
- Hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch
sử: mắt thấy, tai nghe, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, có tác dụng
giáo dục tư tưởng, tính cách, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư
duy và ngôn ngữ cho học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ.
Sau đó, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để khắc sâu kiến thức.
* Ví dụ 1:
Tiết 1. Giai đoạn thứ nhất.
Khi dạy đến mục 2: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ . Giáo viên
sử dụng lược đồ tiến công sang đất Tống (1075-1076).

* Ví dụ 2:
Tiết 2. Giai đoạn thứ hai.
- Khi dạy đến mục 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Giáo viên sử dụng lược đồ trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Giáo viên chuẫn bị một số biểu tượng, treo lược đồ câm lên bảng, gọi
học sinh lên trình bày diễn biến. Học sinh trình bày đến đâu thì gắn biểu tượng
đến đó. Sau đó, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để khắc sâu kiến thức.
2.2.7. Trò chơi lịch sử.
- Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng và rất cần
thiết, không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không
khí hăng say học tập, các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với
các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh và chính xác.
- Trò chơi có thể sử dụng dưới nhiều hình thức nhưng phải khắc sâu nội
dung của bài học, thông qua câu hỏi các em phải tìm ra câu trả lời, đó là các sự
kiện hay nhân vật lịch sử. Vì thế, học lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải
mái hơn, hứng thú hơn, từ đó ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản mà không bị
gò ép.
*) Trò chơi phán đoán nhân vật lịch sử.
+ Khái quát:
10


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Đây là một trò chơi (giống như trò chơi trúc xanh trên tivi ), với trò chơi
này sẽ giúp các em tìm tòi, khám phá các câu hỏi về lịch sử để đoán tên nhân
vật lịch sử, sự kiện giáo viên cần trình bày.
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh các nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử.

- Dùng giấy kiến trong bọc lại, vẽ các ô số che lên hình nền. Mỗi hình nền
là một câu hỏi.
- Nếu dạy giáo án điện tử, giáo viên thiết kế trên powerpoint tiện lợi hơn.
+ Tiến hành:
- Khi tổ chức trò chơi, giáo viên gọi cá nhân, nhóm, hoặc tập thể chọn ô
số và trả lời câu hỏi của giáo viên, chỉ khi trả lời đúng mới được lật ô số để đoán
hình nền. Nếu ô số chưa lật hết mà học sinh biết hình nền thì cho học sinh đoán.
- Mỗi ô giáo viên qui định số điểm, hoặc phần thưởng… để cuốn hút các
em tham gia. Trò chơi này tôi áp dụng ở tiết 1: Giai đoạn thứ nhất
- Phần cũng cố tôi cho các em chơi trò chơi đoán nhân vật lịch sử.
- Giáo viên đưa ra hình nền đã che khuất bằng các ô số, học sinh tuỳ chọn
ô số để trả lời các câu hỏi.
* Trò chơi ô chữ.
+ Khái quát:
- Đây là cách thức mô phỏng theo các sân chơi phổ biến hiện nay như:
“Đường lên đỉnh Olympia” hay “Chiếc nón kì diệu” trên truyền hình.
-Trò chơi có thể được sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy và nên đưa vào
cuối giờ nhằm cũng cố kiến thức bài học.
+ Cách tạo ô chữ:
- Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ gồm nhiều ô chữ hàng
ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức
trong bài và sẽ có một chữ cái chìa khóa. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để
học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất
hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là tên, địa danh,
nhân vật… trong nội dung bài học.
+ Tiến hành chơi:
- Khi tổ chức trò chơi, giáo viên gọi cá nhân, nhóm chọn câu hỏi và trả
lời, trả lời đúng thì ô chữ xuất hiện. Nếu ô chữ chưa trả lời hết mà học sinh biết
từ khóa cũng có thể cho học sinh đoán.
- Mỗi câu hỏi giáo viên qui định số điểm, phần thưởng… để cuốn hút các

em tham gia. Trò chơi này tôi áp dụng ở tiết 2: Giai đoạn thứ hai. Phần cũng
cố tôi cho các em chơi trò chơi ô chữ. Giải ô chữ hàng ngang để tìm chùm chìa
khoá hàng dọc. Giáo viên có thể thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc chiếu ô chữ
lên màn hình máy chiếu, gọi học sinh trả lời câu hỏi.
2.2.8. Bài soạn minh họa
Sau đây tôi xin đưa ra bài soạn minh họa cho việc sử dụng một số biện
pháp, phương pháp, kĩ thuật dạy học để dạy.
11


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1076)

(Lịch sử 7)
1. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh cần nắm được:
1.1. Kiến thức.
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ,
đồng thời giải quyết những khó khăn trong nước.
- Cuộc tiến công tập kích sanh đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động
chính đáng.
- Diển biến sơ lược cuộc kháng chiến chống tống ở giai đoạn 2 và thắng
lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
1.2. Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý
Thường Kiệt chỉ huy.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

1.3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc
Lý Thường Kiệt có công lớn với đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Giáo viên.
- Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (1075-1076).
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Chân dung Lý Thường Kiệt
- Bảng phụ lớn, hoặc giấy A0.
2.2. Học sinh.
- Học nội dung bài 10
- Đọc, nghiên cứu trước sách giáo khoa bài 11
- Nghiên cứu các câu hỏi giáo viên đã cho.
- Sưu tầm ảnh, chân dung Lý Thường Kiệt.
3. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp tạo tình huống.
- Phương pháp kết hợp với các môn học khác.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
- Trò chơi lịch sử.
- Áp dụng bản đồ tư duy.
12


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

4. Tiến trình bài giảng:
4.1. Ổn định lớp: (Giáo viên kiểm tra sỉ số lớp)

4.2. Kiểm tra bài cũ (2 học sinh)
* Câu hỏi:
Câu 1. Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương?
* Đáp án:
Câu 1:
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. triều Tiền Lê chấm dứt.
- Lý Công Uẩn lên ngôi.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Câu 2:
+ Chính quyền trung ương:
Vua, quan đại thần

Các quan văn

Các quan võ

+ Chính quyền địa phương:
Lộ, phủ
Huyện

Hương, xã

Hương, xã

4.3. Bài mới:
- Để tạo sự chú ý của học sinh và sự hấp dẫn của bài học, ngay từ bước
giới thiệu bài, giáo viên nói: Sau cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
năm 981 mối quan hệ giao bang giữa hai nước Việt - Tống được củng cố một

thời gian. Nhưng đến thế kỉ XI mối quan hệ trên ngày càng xấu đi vì sao? Vậy
để tìm hiểu rõ vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài 11.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 -1077)
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

Mục 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
13


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Tôi đã dùng phương pháp liên môn với Địa lý, kết hợp với sử dụng lược
đồ để chỉ ra ranh giới giữa 2 nước, nước Tống nằm ở phía Bắc của Đại Việt.
- Sau đó, tôi sử dụng phương pháp đàm thoại đặt câu hỏi yêu cầu học sinh
trả lời, trong quá trình các em trả lời tôi luôn lắng nghe, nêu học sinh trả lời
không đúng hoặc còn thiếu sót, thì tôi đặt ra câu hỏi nhỏ để gợi ý. Sau cùng tôi
nhận xét và bổ sung.
Tại sao nhà Tống xâm lược Đại Việt?
(Thấy nước ta nhỏ nhưng giàu tài nguyên khoáng sản. Nếu chiếm được
nước ta, nhà Tống vừa có nhiều của cải, lương thực, vừa giải quyết được khó
khăn trong nước vừa có uy thế khiến các nước Liêu Hạ phải kiêng nể).
Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
(Xúi giục vua Champa, ngăn cản việc buôn bán, đi lại giữa hai nước Việt
- Tống, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người).
Mục 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
* Bước 1: Tôi dùng phương pháp vấp đáp đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả
lời, kết hợp đồ dùng trực quan.
Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt có sự chuẩn bị

đối phó như thế nào?
- Để chống lại âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt cho quân luyện
tập, canh phòng ngày đêm. Đối với Champa, tôi sử dụng lược đồ kháng chiến
chống quân xâm lược Tống (1075-1077) tường thuật lại nhà Lý đem 5 vạn quân
đánh Cham-pa, bắt được Vua Cham-pa là Chế Củ. Buộc Cham-pa cắt đất 3
châu: Bố Chính, Đại Lí, Ma Linh chuộc vua về, lãnh thổ ta thời Lý trãi dài đến
tỉnh Quảng Trị ngày nay.(Giáo viên có thể sử dụng lược đồ tiến trình nam tiến
của dân tộc Việt Nam để thấy rõ lãnh nước ta thời Lý

14


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

Em hãy cho biết vài nét về tiểu sử Lý Thường Kiệt?
- Ông sinh năm 1919 quê ở Thăng Long (Hà Nội) - là người có chí hướng
ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ, dưới thời vua Lý Thánh Tông ông được
phong làm Thái Úy).
Sau đó, tôi cho học sinh xem hình ảnh, chân dung Lý Thường Kiệt.

Chân dung: Lý Thường Kiệt

Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi
- Đứng trườc âm mưu xâm lược trên Lý Thường Kiệt có chủ trương đánh
giặc như thế nào?
(Tiến công trước để tự vệ)
- Em có nhận xét gì về chủ trương “tiến công trước để tự vệ” của nhà Lý?
(Chủ trương hết sức sáng suốt và táo bạo).
- Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn thế

mạnh của giặc” của Lý Thường Kiệt nói lên điều gì?
(Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực
địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược).
15


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

* Bước 2: Tôi thiết kế và sử dụng lược đồ tiến công sang đất Tống để
tường thuật diễn biến trên máy chiếu.
- Tôi tiến hành hướng dẫn các chú thích trên máy chiếu và trình bày diễn
biến. Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Sau đó tôi chiếu lược đồ câm lên bảng, gọi học sinh lên trình bày diễn
biến.
- Tiếp theo, tôi sử dụng máy chiếu, tạo hiệu ứng nhiều lần ở các mũi tên
chỉ hướng tiến công của ta, để học sinh thấy rõ mục đích tiến công tự vệ của nhà
Lý.

- Tiếp đó, tôi đặt câu hỏi
Khi tiến công vào đất Tống, quân nhà Lý tấn công vào những nơi nào?
(Học sinh trả lời và khoanh tròn ba điểm Khâm Châu, Liêm Châu và Ung
Châu).
Tại sao quân ta tiến đánh Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu? ( Vì đây
là ba địa điểm chứa các kho lương thảo, vũ khí, căn cứ quân sự để đánh vào Đại
Việt).
Vì sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là cuộc tấn công
xâm lược?
(Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo nơi quân Tống tập
trung lực lượng, lương thực, vũ khí để xâm lược Đại Việt. Sau khi hoàn thành

mục tiêu quân ta liền rút về nước).
* Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
+ Chuẩn bị:
16


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Giáo viên: chuẩn bị 4 bảng phụ lớn hoặc (4 tờ giấy A0) và nội dung câu
hỏi thảo luận.
- Học sinh: nghiên cứu trước câu hỏi ở nhà.
+ Tiến hành:
- Tôi cho các em thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn nhằm mục
đích kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để kích thích, thúc đẩy
sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập giữa học sinh với học sinh.
- Tôi chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm gồm 6 đến 7 học sinh) và phát 4
bảng phụ lớn (hoặc giấy A0 ), chia bảng phụ thành phần chính giữa và 6 phần
xung quanh, mỗi thành viên trong nhóm ngồi vào các vị trí tương xứng xung
quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
rồi viết vào phần của mình trên bảng phụ.
- Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất
ý kiến rồi viết vào phần chính giữa của bảng phụ lớn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút với 2 câu hỏi sau:
+ Câu 1: (nhóm 1, 2) Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là
hành động xâm lược không? Vì sao?
+ Câu 2: (nhóm 3,4) Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý
nghĩa như thế nào?
- Sau thời gian 5 phút, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các

nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Cuối cùng tôi đưa ra đáp án
đúng và nhận xét kết quả của các nhóm.
Đáp án:
+ Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành
động xâm lược vì: Nhà Lý chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo, đó
là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại
Việt. Hơn nữa, khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay.
+ Câu 2: Việc chủ động tấn công quân Tống có ý nghĩa:
- Làm quân Tống hoang mang, bị động, thêm khó khăn cho việc xâm
lược.
- Làm thay đổi kế hoạch, làm chậm lại cuộc xâm lược của nhà Tống để ta
có thời gian chuẩn bị kháng chiến.
- Phần củng cố tôi cho học sinh chơi trò chơi phán đoán nhân vật lịch sử.
- Trò chơi này không chỉ giúp các em giải trí mà còn tạo nên một không
khí hăng say học tập, các em sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó ghi nhớ
tốt những kiến thức cơ bản mà không bị gò ép.
- Tôi thiết kế trên powerpoint hình ảnh về một nhân vật lịch sử, vẽ các ô
số che lên hình nền, mỗi hình nền là một câu hỏi.

17


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

1

2

3


4

Hình nền bị che khất
Các câu hỏi được tôi đưa ra có liên quan đến nhân vật hình nền bị che
khuất.
Câu hỏi ở các ô hình nền:
+ Câu 1: (Ô 1 ): Một tướng tài cần có những đức tính gì ?.
+ Câu 2: (Ô 2 ): Chủ trương gì được đưa ra để đối phó với quân Tống?
+ Câu 3: (Ô 3): Câu nói nổi tiếng thể hiện chủ trương tiến công tự vệ của
nhà Lý?
+ Câu 4: (Ô 4 ): Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc nhà
Lý đã làm gì?
-Trong quá trình chơi tôi gọi các em chọn ô số rồi trả lời câu hỏi, trả lời
đúng một góc hình nền lật ra.

18


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

2

3

Hình nền được lật
- Nếu ô số chưa lật hết mà học sinh biết hình nền cũng có thể cho học
sinh đoán. Để khuyến khích học sinh tham gia sôi nổi, em nào trả lời đúng hình
nền tôi cho 10 điểm.

- Dưới đây là đáp án đúng
+ Câu 1: (Ô 1 ): Một tướng tài cần có đức tính là yêu nước thương dân,
thông minh, tài giỏi…
+ Câu 2: (Ô 2 ): Chủ trương “tiến công trước để tự vệ” được Lý Thường
Kiệt đưa ra để đối phó với quân Tống
+ Câu 3: (Ô 3): Câu nói nổi tiếng thể hiện chủ trương tiến công tự vệ của
nhà Lý?
+ Câu 4: (Ô 4): Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc Lý
Thường Kiệt đã ghi yết bảng nói rõ mục đích là tiến công để tự vệ của quân ta.

Hình nền là Lý Thường Kiệt

19


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)

Mục 1: kháng chiến bùng nổ
- Tôi sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại
đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời.
Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì và chuẩn bị như thế
nào?
Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Quân các tù trưởng dân tộc ít người mai phục ở biên giới Việt –Tống.
+ Lý Kế Nguyên chỉ huy quân thủy ở Đông Kênh (dải nước ven biển giữa
đất liền và các hải đảo vùng biển Đông Bắc ở nước ta).
+ Quân chủ lực do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy tại khu vực Yên Phụ

(Yên Phong- Bắc Ninh) và dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu).
- Tiếp đó, tôi chỉ trên lược đồ vị trí đóng quân của ta.

Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống
quân tống ?
20


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

(Vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch...phòng tuyến kiên cố
quân địch muốn đánh ta thì phải vượt qua phòng tuyến này).
Vì sao quân Tống phải đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt?
(Bộ binh không vượt qua sông được, phải chờ quân thủy đến, nhưng quân
thủy bị ta chặn đánh không thể vào được, vả lại phòng tuyến Như Nguyệt rất
kiên cố không dễ dàng phá được).
Đến đây, tôi sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong
việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhằm nhấn mạnh sự sáng tạo của
tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Tiếp đến, tôi dùng lược đồ: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống(1076-1077), tường thuật diễn biến.
Tôi sử dụng máy chiếu, tạo hiệu ứng nhiều lần ở các mũi tên chỉ hướng
tiến công của quân Tống và hướng chặn đánh của ta.
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử 1 đạo quân lớn theo 2 đường thủy, bộ tiến
hành xâm lược Đại Việt.
-Tháng 1-1077, quân bộ do Quách Qùy, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới
tiến vào nước ta bị quân ta đánh nhiều trận nhỏ, cản bước tiến của địch.
- Quân thủy của địch bị quân Lý Kế Nguyên chặn đánh quyết liệt.
Kết quả: Quân Tống bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại.


Mục 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Do có phòng tuyến kiên cố nên quân Tống đánh vào phòng tuyến nhiều
lần điều thất bại. -> Phải nói rằng Lý Thường Kiệt có cách đánh giặc hết sức độc
đáo, ngoài việc chủ trương tấn công trước để tự vệ, bố trí phòng thủ, ông còn
dùng chiêu đánh vào tinh thần của quân giặc. Đến đây, tôi dùng phương pháp
tích hợp với môn Văn học qua bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường
Kiệt.
Tôi yêu cầu học sinh đọc bài thơ và cho biết bài thơ trên nói lên điều gì?
21


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

“ Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư”.
Tạm dịch là:
“ Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ”.
(Để nhấn mạnh sự mệt mỏi, chán nản của quân Tống và khích lệ tinh thần
chiến đấu của quân ta).
Tiếp đó, tôi sử dụng lược đồ trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt
tường thuật diễn biến.
Tôi chuẩn bị một số biểu tượng như sau:


Quân tống tiến công
Trận tuyến của quân Tống
Quân Tống rút chạy
Quân nhà Lý phòng ngự
Quân nhà Lý tiến công
Quân nhà Lý chặn đánh
Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Giáo viên treo lược đồ lên bảng yêu cầu học sinh lên trình bày, trình bày
đến đâu thì gắn biểu tượng đến đó. Sau đó, tôi sử dụng máy chiếu, tạo hiệu ứng
nhiều lần ở các mũi tên chỉ hướng tấn công của quân Tống và hướng phản công
của ta.

22


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Chờ mãi không thấy quân thủy Quách Qùy cho quân đánh vào phòng
tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công mãnh liệt. Quân Tống chán nản, mệt
mỏi.
- Cuối mùa xuân 1077, quân ta vượt sông bất ngờ đánh vào doanh trại
địch.
Kết quả:
- Quân Tống thua to chết quá nữa.
- Quách Qùy chấp nhận “giảng hòa” rồi rút quân về nước.
Tôi liên hệ thực tế:
- Với chiến công này Lý Thường Kiệt xứng đáng là nhà quân sự thiên tài,
đã góp phần đưa khoa học quân sự Việt Nam phát triển lên một tầm vóc cao mới
ở thế kỉ XI.

- Thắng lợi trên một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của nhà Tống.
- Với phần liện hệ trên góp phần giáo dục học sinh lòng yêu nước và tự
hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta, một dân tộc vốn có truyền thống dựng
nước, đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn trải
bàn.
Học sinh thảo luận trong 5 phút với ba nội dung sau:
+ Nhóm 1,2:
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống(1075-1077)?
+ Nhóm 3,4:
- Vì sao ta đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
Sau thời gian 5 phút, đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả thảo luận, các
nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Cuối cùng tôi đưa ra đáp án
đúng và nhận xét kết quả của các nhóm.
*Đáp án:
+ Nhóm 1,2:
-Tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
+ Nhóm 3,4;
- Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng “giảng hòa” là vì: muốn giữ
mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn
thương danh dự nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Đó chính là tính
cách nhân đạo của dân tộc ta.
Bước tiếp theo: Tôi hướng dẫn học sinh ghi bài bằng sơ đồ tư duy. Chủ
đề là CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (10751077), nhánh cấp 1(ý chính 1, 2): là giai đoạn thứ nhất(1075) và giai đoạn thứ
hai(1076-1077); nhánh cấp 2: gồm các mục nhỏ của hai giai đoạn trên; nhánh
cấp 3: là diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các mục nhỏ đó; nhánh cấp 4: phân tích
diễn biến, kết quả, ý nghĩa ra các ý nhỏ.
23



Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Ghi bài bằng sơ dồ tư duy là cách ghi nhớ tốt nhất, giúp các em nhớ lâu
và khắc sâu kiến thức.Trong quá trình học sinh làm bài thì giáo viên đi quan sát,
em nào chưa rõ thì giáo viên hướng dẫn lại.
4.4. Củng cố:
Phần củng cố tôi cho các em chơi trò chơi giải ô chữ
- Khi soạn bài, tôi thiết kế trên powerpoint một hệ thống gồm nhiều ô chữ
hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến
thức trong bài và sẽ có một chữ cái chìa khóa. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi
để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất
hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc là tên, địa danh…
quan trọng trong nội dung bài học.

- Giáo viên có thể thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc chiếu ô chữ lên màn
hình máy chiếu rồi gọi học sinh trả lời câu hỏi.
Dưới đây là các câu hỏi:
1/ Tên vị tướng của ta chỉ huy thủy binh đóng ở Đông Kênh (Quảng
Ninh)? (10 chữ).
2/ Hai từ cuối của tên bài thơ thần nổi tiếng? (5 chữ)
3/ Tên vị tướng chỉ huy chính trong cuộc kháng chiến chống Tống (10751077)? (12 chữ).
4/ Tên vị tướng cùng Lý Thường Kiệt tiến công phòng vệ vào đất Tống?
(7 chữ)
5/ Tên quân giặc xâm lược nước ta (1075-1077)? (4 chữ)
6/ Tên thành đã bị quân ta tiến công tự vệ (1075) sau 42 ngày đêm?(7
chữ)
7/ Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở đây? (8 chữ)
8/ Tên vị tướng đưa quân Tống vào xâm chiếm nước ta (1076-1077)? (9

chữ)
9/ Tên vua nhà Lý lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống? (11 chữ)
? Từ khóa: Đây là tên con sông mà quân ta xây dựng phòng tuyến
chống Tống.
24


Kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 7 tại trường
THCS”

- Để tăng tính hấp dẫn của trò chơi, trong quá trình chơi em nào phát hiện
ra từ khóa trước và trả lời đúng thì giáo viên cho 10 điểm.
Sau đây là đáp án đúng.

Từ khóa là:
- Để khắc sâu kiến thức bài học, tôi phát phiếu học tập cho học sinh làm
tại lớp trong 2 phút, sau đó thu lại (số phiếu phát ra 25 phiếu cho lớp 7) gồm 2
đề:
* Đề 1. Khoanh tròn câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhà Tống đã giải quyết khó khăn bằng cách:
A. Đánh bại hai nước Liêu, Hạ.
B. Đánh Đại Việt
C. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 2. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt xây dựng hệ thống
phòng ngự ở:
A. Sông Bạch Đằng
B. Sông Mã
C. Sông Như Nguyệt
D. Sông Thao
* Đáp án:

Câu 1: - B ;
Câu 2: - C
* Đề 2: Khoanh tròn câu trả lời đúng.
Câu 1. “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế
mạnh của giặc”? Đó là câu nói của:
A. Lý Công Uẩn B. Lý Thánh Tông C. Lý Thường Kiệt
D.

Hoàn
Câu 2. Mùa xuân 1077 gắn liền với sự kiện lịch sử:
A. Lê Hoàn đánh bại quân Tống.
B. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.
C. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.
25


×