Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 34 trang )




Đàn đá: Nhạc khí tự thân
vang, thuộc loại
xylophone,
metallophone. Mỗi nhạc
cụ là một bộ gồm nhiều
thanh đá hợp thành. Mỗi
thanh đá có kích thước
và hình dáng khác nhau,
được chế tác bằng
phương pháp ghè đẽo
thô sơ.

Cồng chiêng là loại
nhạc khí bằng hợp
kim đồng, có khi pha
vàng, bạc hoặc đồng
đen. Cồng là loại có
núm, chiêng không
núm. Cồng chiêng
còn làm từ ống tre,
gọi là K’Nam

Đàn tam thập lục:
Là nhạc khí dây,
chi gõ của dân
tộc Việt. Đàn có
36 dây.


Đàn T’Rưng: Với
người Tây Nguyên,
đêm đêm quanh
ngọn lửa hồng
dưới mái nhà rông
người ta kể Khan,
kể H'mon và hát lên
những làn điệu dân
ca Jôn-jơ, đợi chờ,
giã gạo...

Đàn K’ni: Người Ba
Na và Ê Đê dùng để
chỉ loại đàn một dây
dùng cật tre làm cung
kéo của một số tộc
sống trên dọc Trường
Sơn - Tây Nguyên
như Ba Na, Gia Rai, Ê
Đê, Xơ Đăng, Pa Kô,
Hrê...

Đàn Tranh có từ thế kỷ 11
đến thế kỷ 14. Thời Lý -
Trần, Đàn Tranh chỉ có độ
15 dây nên bấy giờ gọi là
"Thập ngũ huyền cầm" và
được dùng trong ban
"Đồng văn, nhã nhạc" (đời
Lê Thánh Tôn thế kỷ 15),

sau được dùng trong cả
ban nhạc giáo phường.
Thời Nguyễn (thế kỷ 19)
dùng trong ban "nhạc
Huyền" hay "Huyền nhạc",
giờ được sử dụng với 16
dây nên được gọi là "Thập
lục huyền cầm".

Đàn Hồ hay còn gọi là Đàn Gáo,là nhạc khí
họ dây, chi kéo cung vĩ của dân tộc Việt.
Đàn Hồ tham gia trong dàn nhã nhạc,
phường bát âm, dàn nhạc sân khấu tuồng,
chèo và giữ vai trò quan trọng trong ban
nhạc xẩm.
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền
Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy
của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là
đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Âm
hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích
hợp với không gian yên tĩnh.
Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của
những người hát rong (hát Xẩm).
Đàn
Bầu

Đàn Cò (Đàn Nhị)
đã có mặt trong
nền âm nhạc
truyền thống Việt

Nam từ lâu đời,
đã trở nên thân
quen và gần gũi
với mọi người
dân Việt Nam.

Đàn Nguyệt được sử
dụng rộng rãi trong dòng
nhạc dân gian cũng như
cung đình bác học cổ
truyền của người Việt.
Từ thế kỷ 11cho tới nay,
nó vẫn giữ một vị trí rất
quan trọng trong sinh
hoạt âm nhạc của người
Việt và là nhạc cụ chủ
yếu dành cho nam giới.

Đàn Tính: nhạc cụ của
các dân tộc Tày, Nùng,
Thái cư trú tại các tỉnh
vùng núi phía bắc Việt
Nam. Người Tày, Nùng
gọi là Tính Then, người
Thái gọi là Tính Tẩu
(Tính là đàn, Tẩu gọi là
quả bầu).

Tỳ Bà tên gọi một
nhạc cụ dây gẩy của

người Việt. Nhiều tài
liệu đã cho biết, Tỳ
Bà xuất hiện rất sớm
ở Trung Quốc với
tên gọi PiPa, rồi ở
Nhật Bản với tên gọi
BiWa

Klông Pút: Tên gọi
tiếng Xơ Đăng này đã
trở nên phổ thông để
chỉ loại nhạc khí hơi
của một số tộc trên
Tây Nguyên như Xơ
Đăng, Ba Na, Gia Rai,
Hrê... Một trong số
không nhiều nhạc khí
dành cho nữ giới.

Khèn là một loại
nhạc khí bản địa
rất cổ đã có mặt
ở Việt Nam từ
trước Công
nguyên. Nhiều
tộc ở Việt Nam
vẫn sử dụng phổ
biến loại nhạc khí
này.


Trống đồng: Là
nhạc khí tự thân
vang, chi gõ của
dân tộc Việt. Trống
Đồng được đúc
bằng đồng cả vành
và tang trống.

Trống Xẩm hay
còn gọi là trống
mảnh, là nhạc cụ
họ màng rung, chi
gõ của dân tộc
Việt.

Ngoài đền thờ 18 vị
Vua Hùng có công
tạo dựng đất nước,
tỉnh Phú Thọ - một
địa danh được gọi
với cái tên đất Tổ - là
nơi gìn giữ nhiều giá
trị văn hoá truyền
thống, vật thể và phi
vật thể, trong đó,
Trống Đất - một
trong những nhạc cụ
cổ nhất của dân tộc
Việt Nam.


Trống Chiên:Là
nhạc cụ họ màng
rung, chi gõ của
dân tộc Việt.

Trống Paranưng là
nhạc cụ họ màng rung,
chi gõ vỗ của tộc
người Chǎm Ninh
Thuận, Bình Thuận.

Trống Cơm - nhạc
cụ họ màng rung,
chi vỗ của dân tộc
Việt. Được gọi là
"Trống Cơm" vì
trước khi sử dụng,
nhạc công dùng
cơm nóng nghiền
nhuyễn gắn vào
mặt trống để điều
chỉnh độ cao thấp
của âm thanh.

Trống Cái là
nhạc cụ họ
màng rung,
chi gõ có kích
thước lớn của
dân tộc Việt.


Trống Đế là nhạc khí
gõ, họ màng rung của
dân tộc Việt. Đúng như
tên gọi, Trống Đế làm
nhiệm vụ đế, có nghĩa
là lót, là chỗ dựa, làm
điểm xuyết cho diễn
viên khi biểu diễn và ca
hát .

×