Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

lý thuyết và bài tập tự luận anken

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.07 KB, 12 trang )

1
LÍ THUYẾT AN KEN (OLEFIN)
I. ĐỒNG ĐẲNG
- C2H4 và các đồng đẳng của nó tạo thành dãy đồng đẳng , gọi chung là anken hay olefin
- Anken là các hiđro cacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi C = C.
- Các anken có công thức chung là CnH2n, n ≥ 2
II. ĐỒNG PHÂN
 Đồng phân
a. Đồng phân cấu tạo
- Các anken C2, C3 không có đồng phân
- Từ C4 trở đi có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi.
 Cách viết đồng phân của anken:
- Viết mạch cacbon thẳng. Đặt liên kết “ = ” vào các vị trí khác nhau.
- Bẻ 1 cacbon làm nhánh. Đặt nhánh vào các vị trí khác nhau trong mạch. Sau đó mỗi mạch C lại đặt liên
kết đôi vào các vị trí khác nhau.
- Khi bẻ 1 cacbon không còn đồng phân thì bẻ đến 2 cacbon. 2 cacbon có thể cùng liên kết với 1C hoặc
2C khác nhau. Lại đặt liên kết đôi vào các vị trí khác nhau.
- Lần lượt bẻ tiếp các Cacbon khác cho đến khi không bẻ được nữa thì dừng.
b. Đồng phân hình học
a
c
- Là đồng phân về vị trí không gian của anken
- Gồm 2 loại: Đồng phân cis (cùng phía) và trans (khác phía)

C=C

* Điều kiện để có đồng phân hình học:
- Trong phân tử phải có liên kết đôi
b
d
- Các nhóm thế liên kết với cùng 1 nguyên tử C mang nối đôi phải khác nhau


III. DANH PHÁP
1. Tên thông thường
- Một số ít anken có tên thông thường
Tên thông thường = Tên ankan tương ứng, thay đuôi “an” = “ ilen”
- Khi trong phân tử có nhiều vị trí liên kết đôi khác nhau thì thêm các chữ như α, β, γ ...để chỉ vị trí nối
đôi
2. Tên các nhóm ankenyl
- Khi phân tử anken bị mất đi 1 nguyên tử H thì tạo thành gốc ankenyl
- Tên của gốc ankenyl được đọc tương tự như tên anken nhưng thêm đuôi “yl”
→ CH2 = CH –
→ CH2 = CH – CH2 –
VD: CH2 = CH2 
CH2 = CH2 – CH3 
-H
-H
Eten
Vinyl
Propen
anlyl (allyl)
(Etenyl)
(prop – 2 – en – 1 – yl )
3. Tên thay thế của anken
Tên anken = Số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh + Tên mạch chính – vị trí liên kết đôi – en
- Mạch chính là mạch có chứa liên kết C = C và dài nhất, có nhiều nhánh nhất .
- Để xác định vị trí nhánh phải đánh số cacbon trên mạch chính.
 Đánh số C trên mạch chính từ phía C đầu mạch gần liên kết C = C hơn.


2
 Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì phải nêu đầy đủ vị trí của các nhánh và phải thêm các tiền tố đi (2),

tri (3), tetra (4) trước tên nhánh.
 Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì tên nhánh được đọc theo thứ tự chữ vần chữ cái.
Lưu ý: Giữa số và số có dấu phẩy, giữa số và chữ có dấu gạch “ – ”
IV. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Trạng thái:
 Anken từ C2 → C4 ở trạng thái khí
 An ken từ C5 trở lên ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
- Màu: Các anken không có màu
- Nhiệt độ nóng chảy, sôi:
 Không khác nhiều so với ankan tương ứng nhưng nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên tử C.
 Các anken có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử
0
0
 Đồng phân cis- anken có t nc thấp hơn nhưng có t s cao hơn so với đồng phân trans
 Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì t 0nc càng cao còn t s càng thấp và ngược lại
- Độ tan: Các anken đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
0

V. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Nhận xét chung:
- Do trong phân tử anken có liên kết C = C gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π , trong đó liên kết π kém bền
hơn nên dễ bị phân cắt hơn trong các phản ứng hóa học. Vì vậy anken dễ dàng tham gia các phản ứng
cộng vào liên kết C=C tạo thành hợp chất no tương ứng
1. Phản ứng cộng
a. Cộng Hiđro tạo ankan
t 0 , Ni
CnH2n + H2 
→ CnH2n+2
b. Cộng halogen X2 (Cl2, Br2)
CnH2n + X2 → CnH2nX2

VD: CH2 = CH2 + Br2(dd)
→ CH2Br – CH2Br
(màu nâu đỏ)
(không màu)
* Do anken làm mất màu dung dịch Brom nên người ta dùng dung dịch Brom làm thuốc thử để nhận biết
ra anken.
c. Cộng axit HX (HCl, HBr)
CnH2n + HX → CnH2n+1X
VD: C2H4 + HCl → C2H5Cl
* Quy tắc cộng HX:
- Phản ứng chỉ cộng vào liên kết C = C
- H cộng vào C có nhiều H (C bậc thấp hơn). Phần còn lại cộng vào C mang nối đôi còn lại.
d. Cộng H2O trong môi trường axit
H+
CnH2n + H2O 
→ CnH2n+1OH (ancol no đơn chức)
+

H
VD: C2H4 + HOH 
→ C2H5OH
2. Phản ứng trùng hợp
- Phản ứng trùng hợp là phản ứng cộng hợp nhiều phân tử nhỏ có cấu tạo tương tự nhau (gọi là monome)
thành 1 phân tử lớn (gọi là polime) .
t , p, xt
nA 
A n

- n gọi là hệ số trùng hợp
- Phần trong ngoặc gọi là mắt xích của polime

0


3
VD:

t , p, xt
nCH2 = CH – CH3 


CH – CH2
CH3
n
* Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có liên kết π
3. Phản ứng oxi hóa
a. Phản ứng cháy
0

CnH2n +

3n
2

t
O2 
→ nCO2 + nH2O
0

- Trong phản ứng cháy luôn có: nCO2 = n H2O
b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Dẫn khí C2H4 vào dung dịch KMnO4 (màu tím) thấy dung dịch mất màu tím:
3CnH2n + 2KMnO4 +4H2O → 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
VI. ĐIỀU CHẾ
1. Đề hiđro hóa ankan
t 0 , xt
CnH2n+2 
→ CnH2n + H2
2. Phương pháp cracking
crk
CnH2n+2 
→ CaH2a+2 + CbH2b
3. Từ ankin (là hợp chất có nối ba C ≡ C), ankađien (có 2 nối đôi)
t 0 , Pd
CnH2n-2 + H2 
→ CnH2n
4. Từ dẫn xuất halogen
ancol
CnH2nX + KOH 
→ CnH2n + KX + H2O
5. Từ dẫn xuất đihalogen
t0
CnH2nX2 + Zn 
→ CnH2n + ZnX2
6. Tách nước của rượu no đơn chức
170 C, H SO
CnH2n+1OH 
→ CnH2n + H2O
0

2


4

BÀI TẬP ÁP DỤNG LÍ THUYẾT
Loại 1. Bài tập lí thuyết
Bài 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
CH3COONa → CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H5Cl → C2H5OH → C2H4 → C2H4(OH)2
C2H6 → C2H5Cl → C2H4 → P.E
Bài 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
→ P.P
+HCl
+NaOH, t 0
C4H10 → C3H6 
→ A 
→B
+

0

+H 2 O, H
H 2SO 4 , 170 C

→ D 
→E
+KMnO 4

→G
Bài 3. Nhận biết các dung dịch riêng biệt
a. CH4, C2H4, CO2, SO2, N2
b. Oxi, sunfurơ, cacbonic, etilen, butan, xiclopropan, nitơ.

Bài 4. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
H 2SO 4 , 1700 C
+H 2 O, H +
H 2SO 4 , 1700 C
+H 2 O, H +
3-metylbut-1-ol 
→ A 
→ B 
→ D 
→ E
Bài 5. Cho anken A có công thức C 6H12 tác dụng với HCl chỉ thu được 1 sản phẩm cộng duy nhất. Tìm
CTCT đúng của A.
Bài 6. Thực hiện phản ứng tách H2 của 2-metylpentan thì thu được mấy anken (không kể đồng phân hình
học)


4
Bài 7. Tách C2H4 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm C2H4, CO2, SO2, CH4, N2, O2.
Bài 8. Viết các ptpư điều chế các chất sau từ metan: Etilenglicol, P.E, ancol etylic, P.P, 1,2-đibrom
propan.
Bài 9. Chất X có CTPT là C4H8. X phản ứng chậm với Brom nhưng không phản ứng với dung dịch
KMnO4. Tìm CTCT của X.(metyl xiclopropan)
Bài 10. Thực hiện phản ứng tách H2 của isopentan thì thu được tối đa mấy anken
Bài 11. Chứng minh công thức chung của các ankan là CnH2n+2 , còn của an ken là CnH2n.
Bài 12. Cho các chất : 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?
Bài 13. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ? CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl
(II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
Bài 14. Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2;
CH2=CHCH2CH=CH2;
CH3CH2CH=CHCH2CH3;

CH3C(CH3)=CHCH2CH3;
CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3. Những chất nào có đồng phân hình học?
Bài 15. Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutan-2-ol thì sản phẩm chính thu được là ?

Loại 2. Phản ứng cháy, cộng Br2
Bài 1. Hỗn hợp A gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt 3 lit A cần 14 lit Oxi (đo ở cùng đk). Tìm CTPT
của 2 anken.
Bài 2. Hỗn hợp X gồm 1 anken và 1 ankan là chất khí ở điều kiện thường. Đốt cháy hết 2,688 lit X thu
được 12,32 gam CO2 và 5,76 gam H2O. Tìm CTPT của A, B.
Bài 3. Hỗn hợp X gồm CH4 và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hết 2,24 lit X thu được 4,14 gam
nước và 8,36 gam CO2. Tìm CTPT của 2 anken.
Bài 4. Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2
lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam CO2. Tìm CTPT của X, Y và khối lượng của chúng
trong hỗn hợp.
Bài 5. Đem đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO 2
và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Tìm CTPT của 2 anken.
Bài 6. Đem đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO 2
và nước có khối lượng hơn kém nhau 8,45 gam. Tìm CTPT của 2 anken.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 1lit hiđrocacbon X cần vừa đủ 6 lit khí oxi, sau phản ứng thu được 4lit khí
cacbonic. Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. Tìm CTCT của X
Bài 8. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng
bình tăng thêm 7,7 gam. Tìm CTPT của 2 anken ?
Bài 9. Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít, X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước
Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT % khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp
X.


5
Bài 10. Hỗn hợp X gồm ankan A và anken B. Lấy 11,2 lit X cho tác dụng với dung dịch Brom thì cần 0,5
lit dung dịch Brom 0,4M. Nếu đốt cháy 5,6 lit X thì thu được 13,44 lit CO2. Tìm A, B.

Bài 11. Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử (tỉ lệ mol là 1;1).
Lấy m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch Br 2 nồng độ 20%. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X thu được 0,6 mol CO2. Tìm CTPT của A, B.
Bài 12. Dẫn 7,84 lit khí X gồm ankan A và anken B qua bình đựng dung dịch Brom thấy dung dịch Brom
nhạt màu và khối lượng bình tăng 4,2 gam. Khí thoát ra khỏi bình có khối lượng 3,2 gam. Tìm CTPT của
A, B.
Bài 13. Cho 2,016 lit hỗn hợp X gồm anken A và ankan B lội chậm qua dung dịch Brom dư thấy còn lại
1,568 lit khí bay ra và khối lượng khí giảm đi một nứa. Tìm CTPT của A, B.
Bài 14. Cho 5,04 lit hỗn hợp X gồm C2H4 và 2 ankan A, B là đồng đẳng kế tiếp lội chậm qua dung dịch
Brom dư thấy có 16 gam Brom phản ứng và khối lượng khí giảm đi một nứa. Tìm CTPT của A, B.
Bài 15. Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Số mol các chất trong hỗn hợp bằng
nhau. Cho X qua dung dịch Brom dư thấy có 16 gam Brom tham gia phản ứng. Đốt cháy X thu được 15,4
gam CO2. Tìm CTPT các chất trong hỗn hợp.
Bài 16. Hỗn hợp X gồm etilen, propen và etan. Đốt cháy hết 2,016 lit X thu được 4,704 lit CO 2. Còn nếu
cho 2,016 lit X tác dụng với dung dịch Brom dư thì thấy có 9,6 gam Brom tham gia phản ứng. Tìm %
khối lượng từng chất có trong hỗn hợp X.
Bài 17. Hỗn hợp A gồm C2H4, C3H6, C4H8.
- Đốt cháy m gam A thu được 2,016 lit CO2.
- Nếu hiđro hóa hết m gam A bằng lượng H2 vừa đủ rồi đốt cháy toàn bộ lượng ankan thì thu được 2,16
gam H2O.
- Nếu cho m gam A tác dụng với dung dịch Brom dư thì thấy có a gam Brom tham gia phản ứng. Tìm a.
Bài 18. Cho 4,48 lit hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình
brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại thoát ra khỏi dung dịch đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam
nước. Tính % thể tích các chất có trong hỗn hợp.
Bài 19. Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan
hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO 2 và 12,6 gam H2O. Xác định CTPT
và số mol của A, B trong hỗn hợp X.
Bài 20. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 2MX.
a. Tìm CTPT của X, Y, Z.
b. Viết phản ứng cộng H2O/H+, cộng HBr, cộng H2, cộng KMnO4, phản ứng trùng hợp của Y.

Bài 21. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp thu được m gam H 2O và (m
+ 39) gam CO2. Tìm CTPT của hai anken.
Bài 22. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lit một anken A thu được 4,48 lít CO 2. Cho A tác dụng với dung dịch
HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Tìm CTCT của A


6
Bài 23. Dẫn 2,24 lít anken A qua bột CuO dư nung nóng thấy khối lượng bột CuO giảm 14,4g.
a. Tìm công thức phân tử của A.
b. Viết phương trình phản ứng cộng H2, cộng H2O, trùng hợp, cộng KMnO4 của A.
c. Hỗn hợp A với một đồng đẳng B trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp cần
3,75 thể tích oxi trong cùng điều kiện. Hãy gọi tên B.
Bài 24. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon A cần dùng 6,72 lít O2 thu được 3,6 gam H2O.
a. Tìm CTPT của A, biết tỉ khối hơi của A so với nitơ là 2.
b. Viết Tìm CTCT đúng của A, biết A cộng với H2O cho 1 sản phẩm duy nhất.
Bài 25. Hỗn hợp X gồm ankan A và anken B (đều ở thể khí ). Số nguyên tử Cacbon trong B nhiều hơn
trong A.
Thí nghiệm1: Đốt 0,12mol hỗn hợp gồm a mol A và b mol B thu được khối lượng CO 2 lớn hơn khối
lượng của nước là 9,12gam.
Thí nghiệm2: Đốt 0,12mol hỗn hợp gồm b mol A và a mol B thu được khối lượng CO 2 lớn hơn khối
lượng của nước là 7,44gam. Tìm CTPT của A, B.
Bài 26. Cho 3,36 lit hỗn hợp X gồm 1 ankan và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch nước
Brom thấy dung dịch nước Brom nhạt màu và khối lượng bình tăng 3,5 gam. Khí đi ra khỏi bình có thể
tích 1,12 lit. Nếu đốt cháy hết 3 lit hỗn hợp X thì thu được 8 lit CO 2 ở cùng điều kiện.Tìm CTCT từng
chất trong hỗn hợp X.
Bài 27. Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở tác dụng với dung dịch Brom thấy dung dịch
nhạt màu, có 10 gam Brom đã phản ứng và còn lại 2,24 lit khí thoát ra. Nếu đốt cháy hết 1,456 lit khí X
rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy trong bình xuất hiện 7,5 gam kết
tủa và thu được dung dịch A. Đun nóng dung dịch A lại thu thêm được 4 gam kết tủa nữa. Tìm CTPT của
2 hidrocacbon.

Bài 28. Cho hỗn hợp X gồm anken A và ankan B lội chậm qua 100 gam dung dịch Brom 16% thấy dung
dịch Brom mất màu, khối lượng bình tăng 2,8 gam và có 3,36 lit khí D thoát ra. Đốt cháy hết D thu được
8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Tìm CTPT của A, B.
Bài 29. Bẫn hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken vào bình đựng dung dịch Brom dư thấy khối lượng
bình tăng thêm 5,04 gam. Đốt cháy toàn bộ khí thoát ra khỏi bình thu rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 thấy khối lượng bình tăng thêm 21,28 gam và trong bình xuất
hiện 63,04 gam kết tủa. Tìm CTPT của A, B và % khối lượng của chúng trong hỗn hợp.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP
I. PHẢN ỨNG CHÁY
Câu 1. Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn
hợp Y. Dẫn Y qua bình H2SO4 đặc dư được hỗn Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Tìm CTPT của A ?
Câu 2. X, Y, Z là 3 hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó M Z = 2MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được m gam kết tủa. Tìm m.


7
Câu 3. Hỗn hợp X gồm 2 anken ở thể khí là đồng đẳng kế tiếp phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48
gam brom. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít O2 (đktc). Tìm CTPT của 2 anken.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm 2 anken ở điều kiện thường thì nhận thấy tỉ lệ thể tích
giữa A và oxi tham gia phản ứng là 21/93. Biết anken có khối lượng mol phân tử cao có thể tích chiếm
khoảng 40% đến 50% thể tích hỗn hợp. Xác định CTPT của 2 anken và tính % thể tích của từng anken
trong A.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X thì thu được
bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O ?
Câu 6. m gam hỗn hợp gồm C3H6, C2H4 và C2H2 cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít khí CO 2. Nếu hiđro hoá
hoàn toàn m gam hỗn hợp trên rồi đốt cháy hết hỗn hợp thu được V lít CO2. Tìm V
Câu 7. Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành hai phần đều nhau.
Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2.
Phần 2: Hiđro hoá rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thu được m gam CO2. Tìm m.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hỗn hợp X gồm C 3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4),
thu được 24 ml CO2 (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất). Biết

d

X/H 2

=a

. Tìm a.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu
được 53,76 lit CO2 và 43,2 gam nước. Tìm b.
Câu 10. Đốt cháy hết V lít hỗn hợp X gồm CH 4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của
V là?
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit hỗn hợp gồm CH 4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol
H2O. Tìm thể tích của anken và ankan trong hỗn hợp.
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6,11 lit ( 136,5 0C, 2,2 atm) hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken rồi cho
sản phẩm cháy hấp thụ hết qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 61,2 g đồng thời
xuất hiện 90 g kết tủa. Xác định CTPT của hidrocacbon?
Câu 13. Đốt cháy hết 7 gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8 cần V lit oxi. Tìm V.
Câu 14. Đốt cháy hết 1,12 lit hỗn hợp A gồm 1 anken và 1 ankan có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 thu được
3,36 lit CO2. Tìm CTPT của các chất trong A.
Câu 15. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C4H8 và C5H10. Đốt cháy hết 3,2 gam X cần V lit Oxi thu được a
gam CO2 và 4,5 gam H2O. Tìm a và V.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C4H8 và C5H10. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Brom thì thấy
có 32 gam Brom tham gia phản ứng. Nếu hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng lượng H 2 vừa đủ
rồi đốt cháy hết lượng sản phẩm thì thu được 22 gam CO2 và a gam H2O. Tìm m và a.
Câu 17. Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Hiđrat hóa hoàn toàn 2,24 lit X rồi đốt cháy toàn
bộ lượng sản phẩm hữu cơ thì thu được 7,65 gam H2O. Tìm CTPT của 2 anken.



8
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 1 anken A bằng Oxi thu được CO 2 và H2O. Biết tổng thể tích của CO 2 và
H2O đúng bằng tổng thể tích của Oxi và anken. Tìm CTPT của A.
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon A, B thuộc cùng dãy đồng đẳng ankan
hoặc anken (có tỉ lệ khối lượng mol phân tử là 22: 13) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung
dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 46,5 gam và có 147,75 gam kết tủa.
a. Hai hiđrocacbon trên thuộc dãy đồng đẳng nào ?.
b. Xác định CTCT của A, B và tính % thể tích từng chất trong hỗn hợp.
Câu 19. Một hỗn hợp X gồm CO và một hiđrocacbon A mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,96g hỗn hợp X
được 4,84g CO2 và 1,44g H2O.
1. Tìm dãy đồng đẳng của A.
2. Tìm công thức phân tử của A, biết d X/H 2 = 19,6.

II. PHẢN ỨNG CỘNG H2
Câu 1. Cho 5,6 lit C2H4 tác dụng với 7,84 lit H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp A. Cho A lội qua bình đựng
dung dịch Brom đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 8 gam Brom đã tham gia phản ứng. Tính H pư
hiđro hóa anken.
Câu 2. Cho 0,1 mol anken A tác dụng với 0,08 mol H 2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp A. Cho A lội qua bình
đựng dung dịch Brom đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 8 gam Brom đã tham gia phản ứng.
Tính Hpư hiđro hóa anken.
Câu 3. Dẫn 2,24 lit H2 và 2,24 lit C2H4 qua bột Niken nung nóng thu được hỗn hợp khí X ,
hiệu suất của phản ứng hiđro hoá anken
Câu 4. Hỗn hợp A gồm C2H4 và H2 có
d

B/H 2

d


A/H 2

= 7,5

d

X/Y

= 0,6 .

Tính

. Đem hỗn hợp A qua Ni, t o thu được hỗn hợp B có

=9

a. Giải thích tại sao tỉ khối hơi tăng.
b. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A, B.
c. Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá anken.
Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm anken A và H 2 có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung
nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. Tìm CTPT của
A.
Câu 7. Cho hỗn hợp X gồm etilen và H 2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng
thu được hỗn hợp Y. Biết hiệu suất phửn ứng là 75%. Tính tỉ khối của Y so với H2 ?
Câu 8. Một hỗn hợp X gồm anken A và H 2 có
toàn thu được hỗn hợp Y,


d

Y/H 2

= 15

d

X/H 2

= 10

. Tìm CTPT của A.

cho qua niken , đun nóng để A bị hiđro hóa hoàn


9
Câu 9. Hỗn hợp A gồm 2 anken. Khi dẫn 3,696 lit A đi qua bình đựng nước brom dư thấy bình nặng
thêm 7 g. Khi cho 7,392 lit A với 3,696 lit H 2 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B. Tính tỉ khối
của B so với Oxi
Câu 10. Cho H2 và 1 olefin A (tỉ lệ mol 1:1) qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp X. Biết

d

X/H 2

= 23,2

.


Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Tìm CTPT của A.
Câu 11. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken A,

d

X/H 2

= 9,1

. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng

xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y, d Y/H 2 = 13 . Tìm CTPT của A.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol C2H4 và 0,25 mol H2. Dẫn X qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp
Y. Cho Y qua dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình Brom tăng thêm 1,82 gam . Tìm Hiệu suất phản
ứng hidro hóa anken.
Câu 13. Hỗn hợp X gồm 0,2 mol C2H4, 0,3 mol C3H6 và 0,5 mol H2. Dẫn X qua bột Niken nung nóng.
Sau 1 thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình
tăng thêm 3,64 gam và đã có 16 gam Brom tham gia phản ứng.Coi hiệu suất hidro hóa của 2 anken là như
nhau. Tìm Hpư ?
Câu 14. Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn
hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br 2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam.
Tính hiệu suất phản ứng hidro hóa anken?
Câu 15. Hỗn hợp A gồm 1 ankan , 1 anken và H 2. Đem 5,6 lit hỗn hợp A qua Ni, t o, sau phản ứng thu
được 4,48 lit hỗn hợp B, dẫn tiếp B qua dung dịch brôm dư thì thấy khối lượng bình brôm tăng lên 3,15
gam và có 2,8 lit hỗn hợp khí C gồm 2 khí thoát ra. Biết

d

C/H 2


= 17,8

các thể tích đo ở đktc.

a. Tính thể tích từng chất trong hỗn hợp A.
b. Xác định CTPT của ankan và anken
Câu 16. Hỗn hợp A gồm 1 ankan , 1 anken và H 2. Đem 100 ml hỗn hợp A qua Ni, t o, sau phản ứng thu
được 70 ml một hỉđrôcacbon duy nhất. Còn đem đốt cháy 100 ml hỗn hợp A thì thu được 210 ml khí CO 2
. các thể tích đo ở đktc.
a. Xác định CTPT của ankan và anken và % thể tích từng chất trong hỗn hợp A.
b. Trình bày cách tách riêng ankan ra khỏi hỗn hợp A.
Câu 17. Hỗn hợp khí X gồm có H 2, ankan A và anken B. Đốt cháy 150 ml hỗn hợp X thu được 315 ml
CO2. Mặt khác khi nung nóng 150 ml hỗn hợp X với Ni thì sau phản ứng thu được 105 ml một ankan duy
nhất.
a. Xác định % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X ban đầu
b. Xác đinh CTPT của A và B
c. Tính tỷ khối hỗn hợp X đối với không khí.
Câu 18. Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 19,04 lít (đkc) hỗn hợp khí A
qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) và tốc độ phản ứng
công H2 của 2 olefin bằng nhau. Cho một ít hỗn hợp khí B qua dung dịch brom thì brom bị nhạt màu.
Nếu đốt cháy 1/2 hỗn hợp khí B thì thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam nước.
a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo 2 olefin


10
b. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A
c. Tính tỷ khối hơi của B đối với không khí.

III. PHẢN ỨNG CỘNG Br2

Câu 1. Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B đều ở thể khí. Khi cho 6,72 lít khí X đi qua nước brom
dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu.
Nếu đốt cháy hết 3,36 lit X thì thu được 17,6 gam CO 2. Tìm CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp
X.
Câu 2. Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí. Cho hỗn
hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29
khối lượng X. Tìm CTPT A, B .
Câu 3. Cho 10,8 lít hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất khí bay ra,
đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO2. Tính % thể tích metan và olefin trong hỗn hợp X ?
Câu 4. Cho 8,96 lit anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4
gam. Biết X có đồng phân hình học. Tìm CTCT của X ?
.
Câu 5. Cho hiđrocacbon X phản ứng với Dung dịch Brom theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y
(chứa 74,074% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau.
Tìm CTCT của X.
Câu 6. Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04% về khối
lượng. Tìm CTPT của X.
Câu 7. Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối
lượng clo là 45,223%. Tìm CTPT của X.
Câu 8. 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có
hàm lượng brom đạt 69,56%. Tìm CTPT của X.
Câu 9. Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm 1 anken và 1 ankan vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam Brom đã phản ứng . Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra
2,8 lít khí CO2. Tìm CTPT của hai hiđrocacbon ?
Câu 10. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A và B (B có số cacbon lớn hơn A, A và B đều phản ứng với
dung dịch Br2). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X tác dụng hết với nước brom cần tối thiểu 64g brom. Mặt khác, đốt
8,96 lít hỗn hợp X thu được là 48,4 gam CO 2. Hiệu số hơi nước sinh ra của B so với A là 12,6g. Xác định
CTPT của A, B.
Câu 11. Hỗn hợp X gồm hai anken A và B ( M A< MB) , tỉ khối hơi của X đối với H 2 là 19,6. Trong X số
mol B chiếm 40 % số mol hỗn hợp X.

a. Xác định CTPT, CTCT của A, B. Biết B có đồng phân cis-trans.
b. Nếu cho lượng X trên tác dụng với dung dịch Brôm dư , thấy có 80 gam Br 2 tham gia phản ứng.
Tính phần trăm khối lượng của A, B trong X.


11
Câu 12. Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken. Đem 22, 4 lít hh A lội qua dd brôm dư thì thấy có 11,2 lít
khí thoát ra và khối lượng bình đựng dung dịch brôm tăng lên 28 gam. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra
rồi dẫn qua dung dịch NaOH thì thu được 106 gam Na 2CO3 và 84 gam NaHCO3. Xác định CTPT của
ankan và anken
Câu 13. Hỗn hợp X gồm một ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C. Tỷ khí hơi hỗn hợp X đối
với H2 bằng 21,66. Nếu cho 3,36 lít hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 8 gam brom
phản ứng.
a. Xác định công thức phân tử của A, B.
b. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp X nói trên cần bao nhiêu lít không khí.
Câu 14. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp gồm CH 4 và anken A qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom
tăng 4,2 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,12 lít . Xác định CTPT của A.
Câu 15. Cho 4,48 lít hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2
0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br 2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam.
Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
Câu 16. Hỗn hợp X gồm anken A và ankan B có số mol bằng nhau,

dX/H =18
.
2

Cho 6,72 lit hỗn hợp X qua

bình đựng 100 gam dung dịch Brom 16% đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có


d B/H =20 .
2

Tìm CTPT của A, B.
Câu 20. Cho 1,12 lit anken A tác dụng với dung dịch Brom vừa đủ thu được 4,32 gam sản phẩm cộng.
Tìm CTPT của anken A.

IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA
Câu 1. Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125 ml dung dịch KMnO4 1M trong môi trường trung tính (hiệu suất
100%) Tính khối lượng etylen glicol thu được .
Câu 2. Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là?
.
Câu 3. Cho 3,5g một anken tác dụng với dung dịch KMnO 4 loãng thì được 5,2g sản phẩm hữu cơ. Tìm
CTPT của anken.
Câu 4. Một hỗn hợp hai olefin đồng đẳng kế tiếp nhau có thể tích 17,92 lít (đo ở 0 oC và 2,5 atm) dẫn qua
bình chứa dung dịch KMnO4 dư, thấy khối lượng bình chứa dung dịch KMnO4 tăng 70g.
1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hai olefin.
2. Tính % khối lượng 2 olefin trong hỗn hợp.

V. PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP
Câu 1. Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau:
C2H4 → CH2Cl–CH2Cl → C2H3Cl → PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000 kg PVC là?


12

VI. PHẢN ỨNG CỘNG TÁCH
Câu 1. Thực hiện phản ứng tách H2 6,72 lit hỗn hợp X gồm C2H6 và C3H8 thu được 11,2 lit hỗn hợp Y

gồm các anken, ankan và H2. Tính thể tích dung dịch Brom 1M cần dùng để tác dụng hết với Y.
Câu 2. Dẫn 2,24 lit khí propan qua bình đựng Niken nung nóng thu được 3,92 lit hỗn hợp khí Y. Dẫn
toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Brom dư thì thấy có m gam Brom tham gia phản ứng. Tìm m.
Câu 3. Thực hiện phản ứng cracking 3,36 lit propan thu được hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon. Cho A qua
bình đựng Vml dung dịch Brom 0,5M thấy dung dịch Brom mất màu và khí Y thoát ra khỏi bình có
d Y/H2 = 9,5 . Tìm V.
Câu 4. Cracking 18 gam ankan A rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được lội qua bình đựng dung dich Brom
dư thấy còn lại 5,6 lit hỗn hợp khí B gồm các ankan, d B/H2 =13,6 . Tìm CTPT của A.



×