Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nhục Hận Biển Đông Nam Á: Kiện Hay Không Kiện?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 155 trang )

Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ

Nhục Hận Biển Đông Nam Á:
Kiện Hay Không Kiện?
Hợp Lưu
2015

Nội Dung
Lời Nhà Xuất Bản
Nhục Hận Biển Đông Nam Á: Kiện Hay Không Kiện?
Dẫn Nhập:
Ngày Đại Thắng Buồn:
Biển Đông: Trắc Nghiệm Chiến Lược Mới
Chủ quyền Hoàng Sa
Liên Minh Xã Hội Chủ Nghĩa
Kiện Hay Không Kiện:
Phụ Bản I: Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc
Phụ Bản II: Những Dữ Kiện Đáng Nhớ
“Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti” (5/7/1407-3/1/1428)
I. Sự Khai Sinh Của Đại Ngu (12/3/1400-17/6/1407):
A. Lê /Hồ Nhất Nguyên & Ngu Thuấn:
B. Hu Di [Hồ Đại] và Li Cang [Lê Thương] (12/1400-1/1401-17/6/1407):
II. Những Vấn Đề Tồn Đọng:
A. Trụ Đồng Mã Viện:
B. Chiêm Thành [Champa]:
III. Những Kẻ Nội Thù:
A. “Trần Thiên Bình”:
B. Bùi Bá Kỳ [Pei Bo-qi]:
IV. Ba, Bảy Cũng Liều:
A. Một Cuộc Đánh Lừa Ngoại Giao:
B. Cuộc Phục Kích Ở Cần Trạm:


V. Diệt Ác, Hưng Trần:
A. “Chinh di tướng quân” Chu Năng [Zhu Neng]
B. Chinh Di Phó Tướng quân Mộc Thạnh & Trương Phụ:
1. Trương Phụ, 1406-1408:
2. Đa Bang Thất Thủ:
3. Hai đô bỏ ngỏ:
4. Ngày Tàn Của Cha Con Quí Ly:
5. Mặt Trận Phía Nam:
VI. “Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti”:
Kết Từ:
Phụ Bản III: Những Phong Trào Kháng Minh, 1407-1427
Phụ Bản IV: Nhà Trần (10 [20]/1/1226-23/3/1400)
Phụ Bản V: Lễ Đầu Hàng Của Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541)
1


Dẫn Nhập:
Viết về liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa hiện nay, rất tế nhị và khó khăn, vì không chỉ
có liên hệ giữa hai nước láng giềng, mà còn những ràng buộc giữa hai đảng Cộng Sản, ít nhất từ
năm 1938, khi Nguyễn Sinh Côn (Linov, tức Hồ Chí Minh, 1892-2/9/1969) được Quốc Tế Cộng
Sản [QTCS, Comintern] gửi về Diên An.
Chúng tôi nghĩ thuật ngữ “Communism” của Karl Marx—vốn chỉ có nghĩa “công hữu
trong xã hội nguyên thủy”—đã bị nhóm Chen Doxu [Trần Độc Tú] và Li Dachao [Lý Đại
Chiêu] dịch sai thành “Cộng Sản” [gongshan hay gongchan]. Họ cũng dịch tên Karl Marx
thành Mã Khắc Tư, và năm 1919 lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mã Khắc Tư, tiền thân Đảng
Cộng Sản Trung Hoa [THCSĐ]. Tháng 11/1945, giữa lúc hiểm họa liên quân Pháp và Bri-tên tài
xâm chiếm phía nam vĩ tuyến 16 dưới chiêu bài Đồng Minh, và Pháp đang điều đình với chính
phủ Tưởng Giối Thạch (Chang Kai-shek) để tiến ra bắc, “tước vũ khí quân Nhật,” Ban Chấp Ủy
trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương [CSĐD] loan tin đã họp ngày 5/11/1945, "nghị quyết
tự động giải tán Đảng CSĐD [từ ngày 11/11/1945]. Những tín đồ của Chủ nghĩa CS muốn tiến

hành việc nghiên cứu chủ nghĩa, theo Cờ Giải Phóng, cơ quan ngôn luận vủa Đảng CSĐD, sẽ
gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư ở Đông Dương." Đặng Xuân Khu (Trường
Chinh, 1909-1988), đương kim tổng bí thư, làm Tổng thư ký. (1) Việc giải tán Đảng CSĐD này,
theo Nguyễn Sinh Côn, nhằm mục đích "hợp tác tinh thành" với các đảng phái khác, hầu thiết lập
một chính phủ liên hiệp kháng chiến đầu năm 1946, và bầu cử Quốc Hội, đặt xuống những nền
tảng pháp lý. (2) Thực sự, các phe phái Việt Nam đã bị quan tướng Quốc quân Trung Hoa và đại
diện Pháp áp lực, khuyến khích ngồi lại với nhau sau khi Tưởng Giới Thạch quyết định nhường
quyền kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp (Hòa ước Trùng Khánh [Chongqing], 28/2/1946)
và phụ bản quân sự tháng 4/1946 để tập trung đánh Cộng. Theo vài nhân chứng, kể cả Võ
Nguyên Giáp, tức Võ Giáp (1911-2013), Tư lệnh Hà Nội là Chu Phúc Thành cùng Tiêu Văn, cố
vấn chính trị, đã từng tạm giữ Côn trọn một ngày để điều tra về vụ ám sát một Pháp kiều. Cuối
cùng, Côn được phóng thích, nhưng tài xế và xe bị giữ lại. Một lãnh tụ Việt Cách, từng cầm đầu
một phe Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải ngoại ở Côn Minh nhưng đã bí mật ngả theo Cộng Sản
từ thập niên 1930, đang vận động tranh cử ở Thái Bình cũng bị gọi về Hà Nội, giam giữ, tra khảo
và mớm cung, trút trách nhiệm cho Linov Côn cùng Võ Giáp. Nhờ vậy, đầu năm 1946, một
chính phủ liên hiệp ra đời, rồi đến một Quốc Hội mà các phe phái ngầm thỏa thuận về số dân
biểu. Phe Việt Cách của Nguyễn Hải Thần, và Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh (tức liên
Minh Đại Việt Quốc Dân Đảng trong nước và Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại, từ Trung
Hoa về, hay từ ngục tù, Côn Đảo ra) được tặng không 70 ghế đại biểu Quốc Hội, và bốn ghế bộ
trưởng. Nguyễn Sinh Côn cùng các lãnh tụ đối lập như Vũ Hồng Khanh cũng ký Hiệp định sơ bộ
Pháp-Việt ngày 6/3/1946 và Phụ bản quân sự 3/4/1946, đồng ý cho Pháp thay thế Quốc quân
Trung Hoa, đổi lấy điều kiện mông lung như “một quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp,” được
duy trì một quân đội riêng, và Pháp hứa sẽ rút quân khỏi Việt Nam trong năm [5] năm—những
điều kiện mà Linh Mục Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu kết tội là vượt qua quyền ủy thác
của Đô Đốc, nhưng vì nhu cầu đổ bộ lên miền bắc trước ngày đệ nhất chu niên chiến dịch Meigo
(9-14/3/1945), d’Argenlieu tìm đủ cách xé bỏ tạm ước, và hoàn trả Paris Tướng Philippe M
Leclerc de Hautecloqie, Raoul Salan, cùng Ủy viên Cộng Hòa Bắc Kỳ Jean Sainteny (Roger). (3)
Tháng 9/1946, Nguyễn Sinh Côn cũng mang việc giải tán Đảng CSĐD ra để “đánh lừa” Đại sứ
Mỹ ở Paris rằng mình và chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến của VNDCCH không phải là Cộng
2



Sản. Mặc dù an ninh Mỹ chưa tìm ra những bằng chứng cụ thể về liên hệ giữa Nguyễn Sinh Côn
cùng Quốc Tế Cộng Sản trong giai đoạn này, (và thực ra Josef Stalin chẳng mấy thiết tha, và tới
đầu năm 1950 mới miễn cưỡng cho Mao Trạch Đông [Mao Ze-dong] sử dụng Côn) nhưng ngày
9/9/1946, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho Tổng Lãnh sự Sài Gòn Charles S Reed biết có tin Liên Sô Nga
đã chỉ thị Đảng Cộng Sản Pháp gửi cán bộ qua huấn luyện Việt Minh. Ngoài ra, cơ quan tình báo
Pháp báo động về sự hiện diện của cán bộ Cộng Sản Trung Hoa tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Hải
Phòng, và ngay cả Hà Nội.
Trong khi đó, hội nghị Fontainebleau giữa Pháp và VNDCCH ngừng họp từ ngày 9/9/1946.
Tình thế căng thẳng đến độ ngay một tuyên cáo chung dự trù công bố ngày 10/9/1946 cũng
không đạt được. Bởi vậy, ngày 11/9/1946, Nguyễn Sinh Côn bí mật gặp Đại sứ Mỹ Jefferson
Caffery ở Paris để nhờ can thiệp, và ngay tối đó, được Đệ nhất thư ký Tòa Đại sứ là George A
Abbott tiếp xúc, tìm hiểu lập trường Côn.(4)
Hôm sau, có sự can thiệp của Jefferson hay không, Bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius
Moutet quyết định cứu vãn tình hình, tiếp tục đích thân thảo luận bí mật với Nguyễn Sinh Côn
(từ tháng 7/1946 theo đề nghị của Côn) rồi đồng ý ký Tạm ước [Modus vivendi] 14/9/1956 cùng
Tuyên Cáo Chung. Thực ra, đây chỉ là một phần nước trộn lẫn đất cát cố gắng gạn vét từ một ly
nước đổ để lập lại nguyên tắc của Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946, với lời hứa đình chiến tại Nam Bộ
từ ngày 30/10/1946, phóng thích tù binh, và sẽ nối lại thương thuyết từ tháng 1/1947. Đáng chú ý
là Côn đã nhấn mạnh muốn về nước ngày 14/9, và chiều đó Moutet đã làm phiếu trình chính phủ
Georges Bidault về Tạm Ước 14/9/1946. Chẳng hiểu tại sao có tin đồn nửa đêm 14/9 Côn mới
chịu chấp nhận điều kiện của Moutet dù Bộ Chính Trị đã yêu cầu Côn đừng nên ký bất cứ thứ gì,
và Moutet không muốn đặt lên đĩa bạc ân sủng của nước Pháp, vì chưa thấy cần thiết phải giao
trả lại Nam Bộ, và quan tâm đặc biệt đến cái gọi là “bạo lực cách mạng” của Đảng CSĐD. Ngoài
ra, một nhóm đại diện các nhà kỹ nghệ và thương gia làm ăn ở Đông Dương cũng bí mật thương
thuyết với chuyên viên kinh tế của phái đoàn VNDCCH, nhưng không đạt được kết quả nào. (5)
Thái độ ương ngạnh của Linh Mục/Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu, với sự yểm trợ của
Tướng Charles de Gaulle, được coi như nỗ lực phá hủy mọi ảo vọng của Nguyễn Sinh Côn. Và,
các quan tướng Pháp như Jean Valluy đều hăm hở vén cao tay áo, sửa soạn chiến xa, phi cơ, tàu

chiến cùng Nhảy Dù, Lê Dương, Biệt kích chờ đợi đuổi Côn khỏi Bắc Bộ Phủ Hà Nội, lang
thang trong rừng núi—giống như Liên quân Bri-tên, Pháp và tù binh Nhật đã đuổi Lâm Ủy Hành
Chánh và Kháng Chiến Nam Bộ của nhóm Hoàng Quốc Việt (tức Quận thọt Hà Bá Cang), Trần
Văn Giàu, và Phạm Văn Bạch khỏi Sài Gòn trong dịp cuối tuần 22-23/9/1945. Tướng Bri-tên
Douglas D Gracey, Tư lệnh Sư đoàn 20 Gurkha được đích thân Tướng Slim, người cầm đầu lục
quân Bộ Tư lệnh Đông Nam Á, chọn làm Tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Quốc giải giới quân Nhật
ở phía nam vĩ tuyến 16, từng lạnh lẽo cho lệnh Thống chế Terauchi, cựu Tư lệnh Lộ Quân Miền
Nam, phải dời chỗ ở từ Đà Lạt xuống Sài Gòn, chỉ huy tù binh Nhật bắn vào dân An-nam-mít,
nếu cần, để sớm vãn hồi trật tự theo kiểu Pháp—và, công khai đe dọa vấn đề hồi hương của quân
Nhật sẽ tùy thuộc vào sự hợp tác với “Đồng Minh.” Hồ sơ mật về những buổi họp của Ủy Ban
Đón Tiếp Đồng Minh tại Sài Gòn, cùng những lệnh bắt Nhật đưa đại diện Lâm Ủy Hành Chính
tới bàn Hội nghị, giải thích rõ rang tại sao đã xảy ra những vụ cướp bóc và bạo lực ở Tân Định
do Bình Xuyên chủ xướng. (6)
Chuyến qua Pháp từ ngày 30/5 tới 16/9/1946, mà Hồ đóng vai một quốc trưởng, hy vọng
thuyết phục thế giới về chính nghĩa độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH]
(1945-1976) thất bại, vì Linh mục/Cao Ủy Thierry d’Argenlieu và nhóm Gaullist chỉ coi Hồ như
lãnh tụ một Ðảng, và lãnh thổ Việt Nam không quá vĩ tuyến 16, trừ thêm các khu tự trị cho sắc
3


tộc ở thượng du Bắc Việt (Mường, Thái, Nùng, Mèo [H’Mong) cùng vùng rừng núi phía tây
Trung Kỳ (Chàm, Ê-đê hay Rhadé, Gia Lai hay Jirai, Hrê).
Thierry d’Argenlieu và phe nhóm muốn tìm một giải pháp khác Hồ Chí Minh—như tái lập
cựu hoàng Duy Tân (1907-1946), đã bị giáng xuống thành Hoàng tử “Vĩnh Sang,” đầy sang
Réunion, châu Phi, nhưng mới được phong cấp Chuẩn úy, đưa sang Paris theo đơn xin và sự vận
động của các viên chức thuộc địa. Nhưng tai nạn phi cô ngày 26/12/1945 khiến “lá bài bí mật”
của de Gaulle tan biến như một giấc mơ đẹp. Cố vấn chính trị Léon Pignon cùng d’Argenlieu—
phần nào do sự gợi hứng của Khâm sứ Vatican Antonin Drapier ngả sang ý muốn tái lập cựu
hoàng Bảo Đại (1913-1997) với sự phò trợ của Ngô Đình Diệm, con bài “Công Giáo”. Cựu
hoàng nhà Nguyễn đã bị Linov Côn thả sang Trung Hoa tị nan từ tháng 3/1946, rồi tạm trú ở

Hong Kong với một vũ nữ, dưới sự bao bọc của Hội truyền giáo Hong Kong và một điệp viên bí
danh Yolle, qua trung gian Lưu Bá Đạt, một cựu nhân viên Ngân hàng Đông Dương người Việt
gốc Hoa ở Đà Nẵng, thân thiết và bạn đồng tù của Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Tài chính của
VNDCCH, cùng nhiều lãnh tụ cách mạng Việt Nam hay các giáo phái miền nam. (7)
2. Chủ thuyết “Đông Phương Hồng” Mao Trạch Đông (Mao Nhuận Chi, 1898-1976)
[Maoism] là một thứ chow mein trộn lẫn những mảnh vụn dã sử tiểu thuyết Tam Quốc Chí, Thủy
Hử với kiểu mẫu công nhân vô sản [proletariat] của thế kỷ XIX, cùng nông dân “nghèo và trắng
như tờ giấy, có thể viết bất cứ chữ gì trên đó.” Ngày còn trẻ, Marx từng ví nông dân như một bị
khoai [a bag of potatoes] của cách mạng. Tuy nhiên, thuyết duy vật, đan kẽ với sự nghèo khổ và
đè nén, bóc lột triền miên của những xã hội quân chủ chuyên chế, chậm tiến kiểu Trung cổ Á
châu đã khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] cầm quyền được 70 năm, và Đảng CSTH, 65
năm. Hơn nữa, áp lực Trung Cộng xiết tới gân cốt, khiến khó vẫy vùng. Nghiên cứu Mao’s
China (1977) của Giáo sư Maurice Meisner, là một nghiên cứu xuất sắc về giai đoạn này. Vì vị
thế bất đối xứng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, đã nẩy sinh những thuật ngữ “bandwagoning v/s
hedging” để xếp loại sự “hợp tác toàn diện, 16 chữ vàng” với sự đề phòng, cảnh giác âm thầm
qua hàng rào quyền lợi quốc gia cùng kinh nghiệm lịch sử. Riêng trường hợp Việt Nam, ảnh
hưởng của 1,000 năm chiếm đóng “cơ mi” và 900 năm “thông hiếu” theo qui luật xã hội đen, pha
trộn với men rượu hồng “thiên mệnh” cần được nghiên cứu kỹ càng hơn, trên những văn bản của
hai nước. Hai mẫu người “Hảo Hán tử” của tiểu thuyết và phim ảnh kiếm hiệp Trung Hoa cần
được xếp bên những Hoa kiều lang thang mua “đồng nát,” hay những trùm tài phiệt như “Hui
Bon Hoa,” hang sản xuất bột giạt bằng vôi sống, hay tung vào thị trường hàng tấn thực phẩm lên
men thối, sinh độc, cùng những đồ chơi cho trẻ nhỏ mang đủ loại vi khuẩn ô nhiễm. Từ cuối thập
niên 1990 còn xuất hiện thêm những đòi hỏi “lãnh địa” hay “tô giới” tại những khu khai thác
quặng mỏ bauxite ở Cao nguyên Trung Bộ hay phía tây Hà Tĩnh, khiến gợi nhớ khu kỹ nghệ
gang thép Thái Nguyên trước đó. Chuyện khó tin, nhưng có thực: Các đại sứ toàn quyền Trung
Cộng trên thực chất là những Đạt lỗ xích thời Nguyên, hay Bố chính sứ ti và Án sát sứ ti thời
Minh—trực tiếp và lạnh lùng ngăn cản người Việt bầy tỏ long yêu nước, thương nòi, kể cả biển
đảo. (Thật đáng khuyến khích khi thấy Bộ trưởng Công An, Ủy viên Bộ Chính Trị, Đại tướng
Trần Đại Quang cho phổ biến trên website của mình, tháng 8/2015, bài của Trung tướng Nguyễn
Quốc Thước, kêu gọi cần bảo vệ biển Đông Nam Á, biên giới Hoa-Việt, Cao nguyên Trung Bộ

và biên giới Tây Nam. Người ta tự hỏi liệu Đại Hội Đảng thứ XII sắp tới, và Quốc Hội Việt Nam
có dám ra Nghị Quyết về biển đảo hay chăng? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về đâu? Chủ tịch
Trương Tấn Sang? Và, Đại tướng Phùng Quang Thanh? Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh thay
4


đổi về nhân sự chưa hẳn mang lại thay đổi chính sách. 70 năm hiện hữu của chế độ “Cộng Sản”
Việt Nam khiến không thể không thận trọng khi thẩm giá về thay đổi nhân sự.)
3. Từ đầu năm 1950, dư luận thế giới mới biết đến thứ “ngoại giao nhân dân,” hay giữa hai
đảng CSTH và CSVN; nhưng khối văn chương cổ điển chiến tranh lạnh chưa thể nói đúng và
đầy đủ sự lệ thuộc của Nguyễn Sinh Côn vào Zhongnanhai [Trung Nam Hải], nơi đặt ban thường
vụ Bộ Chính Trị Đảng CSTH, cùng Quân Ủy Trung Ương Giải Phóng Quân—qua cố vấn chính
trị Luo Guibo [La Quí Ba], và phái bộ cố vấn quân sự do Wei Guoqing [Vi Quốc Thanh], người
gốc Tày tức Choang ở Guangxi [Quảng Tây] chỉ huy.
Nguyễn Sinh Côn, tức “Đồng chí Đinh,” từ Tuyên Quang “đi bộ 17 ngày” mới tới Thủy
Khẩu, vượt biên giới qua Long Châu. Rồi được đón lên Bắc Kinh trong kế hoạch của Lưu Thiếu
Kỳ [Liu Shao-qi]. Trước thập niên 1990, rất ít người biết chuyến cầu viện bí mật này. Những
nghiên cứu “nghiêm túc” nhất suy đoán rằng “một phái đoàn” đã đến Bắc Kinh và “có thể” ký
một hiệp ước ngày 18/1/1950—đúng ngày Bắc Kinh nhìn nhận VNDCCH. Ngay Ðại tướng Võ
Nguyên Giáp—tên thực Võ Giáp (1911-2013)—từ năm 1994 và rồi 2001 mới đề cập đến “bạn”
và chuyện cầu viện; nhưng không trưng dẫn được những phụ bản tài liệu khả tín như phóng ảnh
các công điện và văn bản liên hệ. (Võ Nguyên Giáp, Ðiện Biên Phủ [ÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr.
14-17 [Stalin chỉ thị Mao giúp tổ chức 10 đại đoàn, HCM mời Trần Canh qua giúp], 32-4 [đoàn CSQS/TC], 39-42
[Trần Canh], 45–50 [Ðông Khê], 51-85 [Thất Khê, Cốc Xá], 92-5 [Trần Canh], 102-3 [viện trợ TC năm 1950], 128
[20% nhu cầu năm 1950]; Idem., Chiến đấu trong vòng vây [CÐTVV], (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); Idem., Ðường
tới Ðiện Biên Phủ [ÐTÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); William S. Turley, “The Military Construction of
Socialism: Post-war Role of the People’s Army of Vietnam;” trong David G. Marr & Christine P. White (eds),
Postwar Vietnam: Dilemmas in Socialist Development (Ithaca: SEAP, 1988), pp 195-210);

Nhân dịp tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong giai đoạn 1977-1991, giới nghiên cứu

được tiếp cận một số thông tin vượt ngoài dự tưởng—như Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận
chiến công do tướng tá cố vấn quân sự Trung Cộng chỉ huy, từ chiến dịch Lê Hồng Phong II (910/1950) tới Ðiện Biên Phủ (1953-1954). Ðiều khiến những người thận trọng thắc mắc là tại sao
Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] chưa bạch hóa các tài
liệu văn khố Ðảng và Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] để phản bác hay xác nhận chứng từ của
Chen Geng [Trần Canh], Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ], Zhou En Lai [Chu Ân Lai], Luo Guibo [La
Quí Ba], Wang Yanquan [Vương Nghiên Tuyền], cùng các cố vấn khác mới công bố.
Hầu hết những tài liệu lược dẫn trên đều có hạn chế về mức khả tín. Thứ nhất, với Bắc Kinh
và Hà Nội, “lịch sử Ðảng” chỉ công bố những sự thực giai đoạn, hay nửa sự thực, phù hợp với
mục tiêu chính trị và tuyên truyền nhất thời. Thứ hai, nhật ký hay hồi ký và truyền khẩu sử, tự
chúng đầy chủ quan và khó tránh lầm lỗi. Ðó là chưa nói đến thú ngụy tạo chứng từ, được biện
minh bằng nguyên tắc: chiến tranh hay chính trị phải biến trá.
Trường hợp tiêu biểu là di chúc và ngày chết của Nguyễn Sinh Côn, tức Hồ Chí Minh. Theo
tài liệu chính thức từ năm 2001, Hồ Chí Minh (Linov Côn) chết tại Hà Nội lúc 9G47 ngày Thứ
Ba, 2/9/1969. Vì là ngày Quốc Khánh thứ 24, Bộ Chính trị Đảng LĐVN quyết định không công
bố ngay. (President Ho Chi Minh’s Testament (Hanoi: The Gioi, 2001), tr. 10). Năm 1969, Bí
thư thứ nhất Lê Duẩn quyết định HCM chết ngày 3/9 hay 4/9/1969. Ngày Thứ Tư, 3/9/1969,
Phái đoàn BV tại Paris ra thông cáo: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị đau nặng từ mấy tuần nay,
Đảng và Nhà Nước hết sức săn sóc. Bệnh đang tái phát và việc cứu chữa cho Chủ tịch lành mạnh
là nhiệm vụ trọng đại và khẩn cấp bậc nhất của Đảng và chánh phủ. Đảng và Nhà Nước treo giải
thưởng danh dự tối cao cho bất cứ ai chữa bịnh được cho Chủ tịch (được gọi là Người).
5


Hôm sau, Thứ Năm, 4/9/1969, Đài phát thanh Hà Nội và phái đoàn BV tại Paris loan tin Hồ
Chí Minh chết, sau một cơn đau tim rất nặng. BV tổ chức lễ quốc tang từ 4/9 đến 11/9. Tại Paris,
phái đoàn BV yêu cầu hoãn phiên họp thứ 33. Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình về Hà Nội chịu
tang Hồ Chí Minh. Thứ Sáu, 5/9/1969, Nhân Dân loan tin HCM chết ngày 4/9/1969. Ủy ban lễ
tang: Duẩn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Giáp,
Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê
Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Chu Văn Tấn, Nguyễn Thị Thập, Phan Kế

Toại (Phó Thủ tướng), Trần Đăng Khoa, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, Thích Trí Độ, Vũ
Xuân Kỷ (Ki-tô), Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Hương, và Vũ Quang. (ND, 5/9/1969)
Theo Hoàng Văn Hoan, trước lúc Hồ tắt thở, Lê Duẩn không cho các Ủy viên BCT đến chào
Hồ, hay nghe lời trối trăng của. Sau đó, đưa ra một bản di chúc đánh máy, có chữ ký của cả Hồ
và Duẩn. Nhưng khi di chúc Hồ được công bố, không làm lại phóng ảnh di chúc này. Theo
Hoan, Duẩn đã ngụy tạo di chúc Hồ. (Tin Việt Nam, 7, (9/1981):1-6) Năm 2001, Đảng CSVN
mới công bố di chúc “thục” của Nguyễn Sinh Côn, nhưng không tuân theo, vì Côn đòi hỏa thiêu
để khởi xướng tục hỏa thiêu.
(Tại hải ngoại, trong cuối thập niên 1970, “HCM” Hoàng Cơ Minh tự nhận có “10,000
kháng chiến quân trong nội địa Việt Nam;” nhưng một trong những mục tiêu đầu tiên là kháng
chiến muốn làm tiền những người tị nạn mang theo được vốn liếng ra hải ngoại. (Xem Phụ bản
thư HCM trong hồi ký Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, tập III)
Có lẽ phải nhiều thập niên nữa, văn khố Việt Nam, Trung Hoa, Pháp, Nga Sô và Mỹ mới
bạch hóa hoàn toàn, trả cuộc chiến Việt Nam, và liên hệ Hoa-Việt vào chỗ đứng đích thực của
chúng. Phương pháp làm việc tỉ đối giữa nhiều nguồn tài liệu văn khố [multi-archival] đã giải
mật vào đầu thế kỷ XXI giúp tạm phác họa cái nhìn toàn cảnh vai trò tiền đồn của Việt Nam
trong cuộc chiến tranh lạnh 1947-1991, mà chuyến xuất ngoại cầu viện Trung Cộng và Nga Sô
năm 1950 của Hồ được coi như một dấu mốc quan trọng. Chúng cũng giúp phản ánh hiện tượng
“Trung quốc hóa” hay “Mao-hóa” Ðảng CSVN (dưới danh nghĩa Ðảng Lao Động), và con
đường “khúc khuỷu” [zigzag] mà Mao Nhuận Chi (Mao Trạch Ðông) muốn Ðảng LÐVN vượt
qua. Hay, ba [3] biện pháp, mười hai [12] chữ: “hai [2] đại đoàn rưỡi, 1 đường quốc lộ, ba [3]
lớp cán bộ.”
Do ảnh hưởng của phong trào phản chiến tại Pháp rồi Liên Bang Mỹ, cộng với trào lưu “tả
phái” của một số trí thức và phóng viên, ký giả, cuộc chiến Việt Nam đôi khi bị diễn dịch một
cách ngây ngô, sai lầm. Một thí dụ cụ thể là trận đánh Điện Biên Phủ và Hiệp định Đình chiến
Geneva, 20-21/7/1954. Trận Điện Biên Phủ thực sự khởi đầu ngày 13/3/1954, sau khi (Chu Ân
Lai, 1878-1976) cho lệnh Vi Quốc Thanh kiếm ít chiến thắng làm đà cho hội nghị Geneva. Cho
tới đầu thế kỷ XXI, ba tiếng Điện Biên Phủ được cơ quan tuyên truyền CSVN gán ghép cả vào
chiến dịch đấu tố địa chủ và trung nông (1953-1956), hay cuộc oanh tạc Linebacker II của Liên
Bang Mỹ (18-26/12/1972), trước khi ký Hiệp định Ngưng Bắn và Tái Lập Hòa Bình Paris

27/1/1973. Trên 25,000 bộ đội Việt Minh tử vong và hơn 100,000 dân công (tức lao công chiến
trường) sử dụng trong chiến dịch Tây Bắc này, tại khu vực được biết như Điện Biên ngày nay.
Mặc dù chẳng có công trạng đáng kể, Đại tướng Võ Giáp từng lấy tên Điện Biên đặt cho con
mình, hay danh hiệu truyền tin của Bộ Tổng Tham Mưu. Từ năm 1991, khi Võ Giáp chống việc
cho Trung Cộng khai thác mỏ Bauxite ở Trung Nguyên, Bắc Kinh đã tiết lộ phần nào sự thực
qua hồi ký Chu Ân Lai, La Quí Ba, v.. v.. cùng vài nghiên cứu bằng Anh ngữ. Trong ấn bản thứ
hai hồi ký Điện Biên Phủ (Nhà xuất bản QĐND năm 2001), Tướng Giáp mới nhắc đến vai trò
6


“bạn” cùng áp lực trên gân cốt não tủy của Bắc Kinh—như hủy bỏ kế hoạch Đông-Xuân 19531954 cúa Giáp—tức tập trung vào mặt trận đồng bằng sông Hồng—và tiếp tục chiến dịch Tây
Bắc, dựa trên bản sao kế hoạch Navarre mà Bắc Kinh trộm cắp được. Bắc Kinh còn tiết lộ vai trò
chủ động của Ân Lai trong kế hoạch đình chiến ở Đông Dương, theo kiểu mẫu Hiệp ước Ngưng
bắn giữa Nam và Bắc Hàn Panmunjon (Bàn Môn Điếm, 27/7/1953).
Năm 1954, trên đường về nước phúc trình với Mao về hội nghị đình chiến Geneva, Ân Lai
đã ký với Nehru và U Nu tuyên cáo tôn trọng năm nguyên tắc “sống chung hòa bình” mà Lai đề
xướng từ ngày 31/12/1953 [mutual respect for territorial integrity and sovereignty; nonaggression; non-interference in each other’s internal affairs; equality and mutual benefit;
peaceful co-existence].
Sau đó, đến Liễu Châu [Liuzhou], Quảng Tây [Guangxi] họp mật với Sinh Côn về việc tạm
thời chia cắt Việt Nam theo vĩ tuyến 16 hay 17. Với chủ trương “thờ nước lớn”—sự đại chi lễ,
hay bandwagoning—Sinh Côn hứa sẽ theo lệnh Bắc Kinh, “đả thông tư tưởng” những cán bộ tả
khuynh, đòi đánh Pháp đến người Việt cuối cùng. (8)
Năm 2001, ở lần tái bản thứ hai hồi ký Điện Biên Phủ, Võ Giáp mới nói về Quốc Thanh,
hay thái độ kiêu ngạo nước lớn của Ân Lai khi cho lệnh rút quân khỏi Căm Bốt và Lào, cùng
chấp nhận vĩ tuyến 16 hoặc 17 (sông Bến Hải, cầu Hiền Lương) làm ranh giới hai vùng tập trung
hai quân đội Bắc-Nam; (9)
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Việt thu thập hơn 30 năm
qua, kể cả chuyến tham khảo Việt Nam năm 2004-2005. Hai tài liệu văn khố Pháp quan trọng là
nghiên cứu “Đảng Cộng Sản Trung Hoa tại Bắc Đông Dương” [Le Parti communiste chinois en
Indochine du Nord]” của Nha Thanh Tra Chính Trị Ðông Dương, và “Trung Cộng và Việt Minh,

từ tháng 9/1945 tới tháng 9/1948 [Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945
à Septembre 1948)]” do Charles Bonfils soạn thảo. (10)

Ngày Đại Thắng Buồn:
Mùa Đông Xuân 1978-1979 đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong liên hệ Bắc KinhHà Nội. “Bài học” của Đặng Tiểu Bình cho Lê Duẩn (1905-1986) đưa liên hệ Việt-Hoa trở lại
với vị thế đích thực, tự nhiên và có vẻ truyền thống. Tất cả những lời đầu môi chót lưỡi về tình
hữu nghị, đồng chí xã hội chủ nghĩa bỗng chợt lộ nguyên hình sầu sùi, xấu xa của “luật kẻ
mạnh,” “chính nghĩa côn đồ,” “xã hội đen” hoặc bất cứ từ nào có thể nghĩ đến, có hàng ngàn
năm tuổi đời—khởi đi đâu đó từ huyền thoại Lộ Bác Đức hay Mã Viện mang quân xâm lược
“Nam Man” hay “Tây Nam Man Di,” tạo nên hào quang “trấn ngự man di” mà cho tới lúc bị
quân Mãn Thanh và Hán gian đánh đuổi xuống xó đất Lâm An hay Hàng Châu, Chu Do Lang
còn, xấc xược viết xuống tờ Chiếu phong Lê Thần Tông làm An Nam Quốc Vương năm 1647.
Một kẻ từng chinh phục Tibet, thay đổi cơ cấu xã hội Tân Cương bằng cách di dân và diệt chủng
sắc tộc Uyghur, phản bội Cao Cương, Bành Đức Hoài, và ngay cả Mao Trạch Đông khó thể là
“Thánh Đức,” lương tâm lúc nào cũng tự thấy trong sáng. Những tội ác chiến tranh của Tiểu
Bình trong thời khoảng 17/2 tới 16/3/1789 được lập lại nhiều lần, nhiều nơi, lên cao điểm trong
cuộc thảm sát Lão Sơn, Vị Xuyên, và rồi đến những đỉnh san-hô ở Gạc Ma, Chữ Thập năm 1988.
Đầu tháng 5/2014, giữa lúc Việt Nam đang nghỉ lễ “đại thắng” [30/4/1975] thứ 39, Lễ Lao
Động [của “Cộng Sản,” 1/5/2014], và kỷ niệm 60 năm “chiến thắng” Điện Biên Phủ 7/5/1954—
thực chất do Ân Lai, Quốc Thanh và Quân Ủy Trung Ương Quân Giải Phóng Trung Hoa đạo
diễn từ tháng 10/1953 để hòa nhịp với Hội nghị đình chiến Geneva, 8/5-21/7/1954, tạm thời giải
7


quyết giai đoạn thứ nhất của Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (23/9/1945-21/7/1954) theo kiểu mẫu
Hiệp định Bàn Môn Điếm (27/7/1953), với hy vọng tránh sự can thiệp trực tiếp của Mỹ—Tổng
Công Ty Quốc Doanh Dầu Hải Dương Trung Hoa [China National Offshore Oil Corporation,
CNOOC], một chi nhánh của Tổ Hợp Quốc Doanh Dầu Khí Trung Hoa [China National
Petroleum Corporation, CNPC], và có lẽ không do “cọp tham nhũng” Chu Vĩnh Khang truyền
lệnh—đưa dàn khoan lưu động khổng lồ Haiyang Shiyou [Hải Dương Thạch Du] 981 vào

Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [Exclusive Economic Zone, EEZ] 200 hải lý [366.km 400, Điều 56
UNLOS 1982], và thềm lục địa [continent shelf] có thể rộng tới 340 hải lý [629.680 kms, Điều
57, 76 UNLOS 1982] của Việt Nam.
Bắc Kinh còn điều động bảy [7] tàu chiến hải quân, 33 tàu cảnh sát biển, hàng chục tàu vận
tải, tàu kéo và hang trăm tàu ngụy trang đánh cá, để hộ tống dàn khoan lưu động, có khả năng
thực hiện những cuộc thăm dò Seismic ba chiều tại đáy biển sâu, trị giá 1 tỉ Mỹ Kim này. (11)
Theo thông báo ngày 3/5/2014 của Cơ quan phụ trách An Toàn Hàng Hải Trung Hoa
[Maritime Safety Administration of China, MSAC], mọi tàu bè kể cả tàu đánh cá không được
xâm phạm trong vòng đai 4.8 hải lý từ ngày 4/5 tới 15/8/2014. (12)
Haiyang Shiyou [Hải Dương Thạch Du] 981, thoạt tiên hoạt động ở tọa độ 15.29’58” [15 độ,
29 phút, 58 giây] vĩ tuyến bắc, 111.12’ 6” [111 độ, 12 phút, 6 giây] kinh tuyến đông; khoảng 120
hải lý [nautical miles] tức 222.240 cây số cách bờ biển Việt Nam, hay 150 hải lý [277.800 cây
số] phía đông cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn trong hải phận Quảng Ngãi); và tây nam đảo Tri Tôn
thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels) 17 hải lý [31.484 cây số]. (13)
Nên ghi nhớ vì Hoàng Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 16 [phía nam Đà Nẵng], Trung Hoa Dân
Quốc [tiền thân của Đài Loan] không liên hệ gì với quần đảo này. Năm 1947, Quai d’Orsay và
Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại ở đường Oudinot, Paris, đặc biệt quan tâm về tuyên cáo mạo nhận chủ
quyền của Nam Kinh. Tuy nhiên, cuộc thảm bại của Tưởng tại Hoa Lục trong hai năm 19471948 khiến Tưởng tạm gác tham vọng bành trướng, tập trung vào việc quân phiệt hóa Đài Loan,
và bảo vệ đảo quốc này dưới sự che chở của hạm đội 7 Mỹ.
Ngày 27/5/2014, Hanyang Shiyou 981 di chuyển tới tọa độ 15.33’38 [15 độ, 33 phút, 62
giây] vĩ tuyến bắc, 111.34’ 62” [111 độ, 34 phút, 62 giây] kinh tuyến đông; phía nam Tri Tôn 25
hải lý [277.80 cây số], phía đông cù lao Ré [Lý Sơn] 119 hải lý [220.388 cây số] để khoan lỗ thứ
hai vào hôm sau. (14)
Từ ngày 24/6, có mặt thêm dàn khoan Hainan [Hải Nam] 9, và Haiyang Shiyou 719 hoạt
động tại cửa Vịnh Bắc Bộ—nơi chưa phân ranh giới—theo dự trù tới ngày 20/8/2014. Bắc Kinh
cũng tăng cường thêm tàu chiến, phi cơ, và tuyên truyền sử dụng cá máy [robbots] để phòng
ngừa người nhái VN đánh đặc công.
Để biện minh cho hành động xâm lược mới, Bắc Kinh đưa ra lập luận dàn khoan HYSY 981
và lực lượng hộ tống nằm trong hải phận tỉnh Tam Sa (12 hải lý, cộng 200 hải lý EEZ), mới
thành lập tháng 7/2012. Theo luật biển hiện hành, ví thử nếu thiết lập được chủ quyền ở nhóm

đảo Hoàng Sa [Cát Vàng] Trung Cộng đã chiếm cướp từ năm 1956 và 1974 của Việt Nam Cộng
Hòa [VNCH], chính quyền thừa kế của Pháp sau tháng 4/1956—theo điều 102 (3) UNCLOS, hải
phận một ghềnh san hô chỉ được 12 hải lý.(15)
UNCLOS thay thế Qui ước đa phương về thềm lục địa năm 1958, 499 UNTS 311, trở thành
luật thông dụng, dù vẫn có thể còn hiệu lực giữa các thành viên.(16)
Vì Trung Cộng đã quyết định dùng hải pháo và hỏa tiễn, bom đạn viết luật biển mới—và trật
tự thế giới mới—ngay cả quần đảo Phi-lip-pin, New Zealand, Australia, Bắc và Nam Cực, Biển
In-đi-a [Indian Ocean] hay quần đảo Hawai, cũng một ngày nào đó sẽ thuộc chủ quyền Trung
8


Nam Hải trong cuộc “Tây Tiến” không ngừng nghỉ, khởi đầu từ Canada, xuống Trung và Nam
Mỹ. Lời tuyên bố của Tập Cận Bình [Xi Jin-ping] năm 2013, và Bộ Ngoại Giao hay Đại sứ
Trung Cộng ở Oat-shinh-tân từ đầu năm 2014 chỉ có thể hiểu được như đòi hỏi Liên Bang Mỹ
phải chấp nhận một biên giới biển và vùng ảnh hưởng mới ở Thái Bình Dương, mà Bắc Kinh
tạm thời chấp thuận (và sẽ thay đổi bất ứ lúc nào Bắc Kinh cảm thấy cần thiết).

Biển Đông: Trắc Nghiệm Chiến Lược Mới
Chiến thuật sử dụng dàn khoan dầu, tàu đánh cá, đoàn nghiên cứu khảo cổ, và lực lượng hải,
lục không quân hộ tống chẳng có gì lạ. Vì viễn ảnh tự diệt khi khai mở một cuộc chiến tranh toàn
diện khiến các cường quốc Âu Mỹ cực kỳ thận trọng, Trung Cộng được hầu như tự do xách
nhiễu các nước nhỏ yếu hơn trong khuôn khổ một cuộc chiến tranh qui ước, phi nguyên tử. Hành
động hiếu chiến, xâm lược này đã có hơn 2,000 năm lịch sử, và hiện nay, càng tồi tệ hơn do chủ
thuyết “bạo lực cách mạng Marxist,” duy vật [materialism] và vô thần [atheism]. Hầu như tất cả
các lân bang—ngoại trừ Kăm-pu-chia, có lẽ do sự xúi bảy của Bắc Kinh, một số cá nhân đang
đòi chủ quyền đảo Phú Quốc [Koh Tral]—đều là nạn nhân của “luật rừng” mà Trung Nam hải
muốn tận dụng. Những quan sát viên vô tư hẳn chưa thể quên cảnh Mao Nhuận Chi cho Vệ Binh
Đỏ và Giải Phóng Quân xếp hàng một, cởi quần, chổng mông về phía Liên Sô Nga trong thập
niên 1960, vì theo Bắc Kinh, Nga đã chiếm của Trung Hoa 1.5 triệu cây số vuông lãnh thổ.
Trường hợp Việt Nam, từ năm 1956, Đài Loan đã chiếm hai đảo lớn phía đông của quần đảo

Hoàng Sa một cách bất hợp pháp khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi miền Nam. Chính phủ
QGVN rồi VNCH cực lực phản kháng, kể cả biện pháp cấm Hoa kiều không được làm 11 nghề.
Bắc Kinh sau đó chiếm hai đảo Phú Lâm và Linh Côn, nhường cho Đài Loan đảo Thái Bình. Hà
Nội hoàn toàn im lặng về Hoàng Sa, nhưng cho nhật báo Nhân Dân—cơ quan ngôn luận của
Đảng Lao Động Việt Nam (tức Cộng Sản)—và guồng máy tuyên truyền Mao-ít cao giọng tố cáo
“bọn quân phiệt Diệm” ngược đãi Hoa Kiều. (17)
Ngày 4/9/1958, khi khói đại pháo bắn sang Quenoy [Kin Men] và Matsu còn nồng nặc mùi
thuốc nạp, Bắc Kinh công bố một tài liệu mô phỏng theo tài liệu năm 1947 của Tưởng Giới
Thạch, mạo nhận chủ quyền biển Đông và Đông Nam Á, với ranh giới lấn sát các quốc gia ven
biển. Mười ngày sau, tân Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906-2000) viết thư cho Chu Ân Lai,
khẳng định công nhận và tôn trọng bản tuyên bố 4/9/1958, hải phận 12 hải lý, và sẽ chỉ thị cho
các cơ quan chính quyền Việt Nam tôn trọng lãnh hải trên. Nên lưu ý là Đồng không hề nhắc đến
tên các đảo, chỉ nhấn mạnh vào lãnh hải 12 hải lý—thay vì ba [3] hải lý theo luật hàng hải đương
thời. Trong khi đó, hồ sơ của Bắc Kinh không đề cập gì đến thềm lục địa [continent shelf] qui
định trong luật hàng hải năm 1958 mới ban hành. (18)
Theo Bắc Kinh, điều này có nghĩa Hà Nội công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đa số các tác giả ngoại quốc chưa tham khảo nguyên bản thư Phạm
Văn Đồng nên chỉ lập lại những chi tiết như Trường Sa, Hoàng Sa theo Bắc Kinh; cũng như họ
đã thản nhiên dịch tên Nanhai [biển Nam] thành the South China Sea [biển Nam Trung Hoa].
Thư Phạm Văn Đồng dường chỉ giới hạn vào lãnh hải 12 hải lý, im lặng về những chi tiết khác
trong tuyên bố 4/9/1958 của Bắc Kinh.
Vì tài liệu văn khố Bắc Kinh và Hà Nội đều chưa được giải mật, chưa rõ lý do và điều kiện
[consideration, hay quid pro quo] Bộ Chính Trị Đảng LĐVN và chính phủ VNDCCH quyết định
gửi thư này cho Ân Lai. Nên nhấn mạnh là ở thời điểm này, Ân Lai thống trị Bắc Bộ Phủ, từng
giắt Nguyễn Sinh Côn và Đồng qua Mat-scơ-va nhiều lần, trong nỗ lực tìm một giải pháp ngoại
giao cho giai đoạn 1 cuộc chiến 30 năm, theo mô thức đình chiến Bàn Môn Điếm ở Triều Tiên.
9


Trong khi đó, Mao Trạch Đông và Quân Ủy Trung Ương Giải Phóng Quân sai Vi Quốc Thanh

sang Việt Bắc, mang theo bản sao kế hoạch Navarre, và quyết định hành quân ở chiến trường
Tây Bắc (Sơn La-Lai Châu) thay vì đồng bằng sông Hồng như Võ Giáp đề nghị. Trạch Đông
cũng cho lệnh Quốc Thanh lập lại nhiều lần với Linov Côn và lãnh tụ Đảng Lao Động Viêt Nam
rằng Trạch Đông chủ trương “cách mạng Việt Nam phải đi đường quanh co.” Thật ngẫu nhiên,
ngày 20/11/1953 Navarre cũng muốn ném lực lượng tinh nhuệ nhất—tức Nhảy Dù và Lê
Dương—vào Điện Biên Phủ, kho tàng gạo và thuốc phiện miền tây bắc Bắc Việt, trong kế hoạch
triệt thoái Lai Châu (hành quân Pollux). Đáng ghi nhớ thêm là mặc dù từ ngày 1/1/1954 Võ Giáp
đã lên đường vảo mật trận Tây Bắc, vì Mỹ chưa chịu ngồi vào bàn hội nghị với Trung Cộng, mãi
tới tháng 3/1954, Ân Lai mới cho lệnh Quốc Thanh tìm vài chiến thắng làm đà cho Hội nghị
Geneva, sẽ khai mạc ngày 24/6/1954, và bàn về Đông Dương từ ngày 8/5/1954. Mặc dù đã kéo
pháo lên cao địa phía tây ngày 26/5/1954, Võ Giáp phải kéo pháo ra, trí lại ở cao điểm hướng
Đông, theo chiến thuật “đánh chậm, thắng chắc.”
Vì thời gian này, Sinh Côn và Đảng LĐVN hoàn toàn bị Ân Lai và Quân Ủy Trung Ương
GPQ/TH chi phối, người ta suy đoán rằng lá thư ngày 14/9/1958 của Đồng liên quan đến viện trợ
và sự ủng hộ của Mao, Chu cùng Tiểu Bình trong kế hoạch đánh chiếm (“giải phóng,” nếu
muốn) miền Nam bằng võ lực. Nikita S Khrushchev và Điện Kremli không muốn khiêu khích
khối tư bản, chỉ viện trợ kinh tế cho Hà Nội 200 triệu MK. Với Bắc Kinh, Khrushchev ngưng
việc giúp chế tạo một trái bom nguyên tử, rồi triệt thoái cố vấn Nga, khi Trạch Đông nuôi tâm ý
xây dựng một Đông phương hồng, chống lại cả “Cọp Giấy Mỹ” và “Gấu Bắc Cực Nga.” Tiêp đó
là việc công khai kình chống nhau trên phương diện ý thức hệ—Trạch Đông muốn thực hiện một
chế độ Cộng Sản nhanh và rẻ, trong khi Khrushchev muốn sống chung với các nước tư bản. Mãi
tới năm 1964-1965, Leonid I Brezhnev và Aleksei N Kosygin mới, nói theo Bắc Kinh, “đổi vai
súng,” viện trợ vũ khí tối tân hơn cho Hà Nội, kể cả hỏa tiễn SAM cùng chuyên viên Nga, khi
chính phủ Lyndon B Johnson trực tiếp can thiệp vào Việt Nam (1935-1973). (19)
Mặc dù sau đó Hà Nội và Bắc Kinh chưa ký một qui ước chính thức, nhưng thư ngày
14/9/1958 cực kỳ bất lợi cho Việt Nam trên phương diện công pháp quốc tế. Ngoại trừ trường
hợp đưa ra những bằng chứng có khả năng chứng minh ngược lại, nó có thể được diễn dịch rằng
chính phủ VNDCCH—tiền thân của chính phủ CHXHCNVN hiện nay—đã tự nguyện nhường
chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho THNDCHQ, và vấn đề đã giải quyết xong. Tháng
7/2014, Bắc Kinh trở lại vấn đề công pháp quốc tế này khi bình luận về vụ khiếu nại “không có

căn bản pháp lý” của Phi-lip-pin khi đưa cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough và Second
Thomas Shoal trong khu quần đảo Spratlys ra trước Tòa án The Hague.
Hà Nội có thể đưa ra lập luận rằng năm 1958, chủ quyền thực sự của Hoàng Sa và Trường
Sa nằm trong tay chính phủ VNCH—một sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh, do quyết định bắt
chước kiểu mẫu phân chia Triều Tiên ngày 27/7/1953 mà Ân Lai và Molotov ra công dàn xếp
với mục đích cô lập hóa Liên Bang Mỹ, ngăn cản Mỹ đưa quân chiến đấu vào Đông Dương, và
khuyến khích Pháp đừng nên tham dự khối phòng thủ chung Âu Châu. [He asserted: “the principles
we have adopted at the [Geneva] conference are to unite with France, Britain, Southeast Asian nations, and the
three Indochinese states—that is to unite with all the international forces that can be united with—to isolate the
United States and to limit and break the American plan for expanding its world hegemony. The key issue is to
achieve peace in Indochina.” Mao commended Lai for his work]. (20) Nhưng Hà Nội luôn luôn phủ nhận

tính chất hợp pháp của chính phủ trên, và từ năm 1945 tự nhận chủ quyền toàn lãnh thổ Việt, nên
sẽ trở ngại vì thiếu nhất quán.
Theo Giáp, tại Liễu Châu, Lai đề nghị vĩ tuyến 17, nhưng Hồ không chấp thuận, chỉ đồng ý
vĩ tuyến 16. Lai hứa sẽ bàn với Molotov, nhưng nếu vĩ tuyến 17, mong Linov Côn chấp nhận.
10


Ngày Chủ Nhật 5/7, theo tư liệu Trung Cộng, Bộ chính trị Đảng LĐVN ra nghị quyết theo chiều
hướng lời cố vấn của Lai: Chấp nhận chia đôi Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16; giải quyết vấn đề
Lào và Kampuchea riêng biệt. (Jian, 1993:109).
Ngày Thứ Bảy, 10/7, Lai điện cho Việt Minh: “Phải có những điều kiện công bằng và hợp
lý để chính phủ Pháp có thể nhận được, để đi đến hiệp định trong vòng 10 ngày, điều kiện đưa ra
nên giản đơn, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp lôi thôi để tránh thảo
luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại.” (21)
Ban CH/TƯ Đảng LĐVN triệu tập Hội nghị thứ 6 (mở rộng) từ ngày 15 tới 18/7/1954, để
thảo luận về đòi hỏi của Lai. Trong báo cáo về “tình hình mới, nhiệm vụ mới,” Hồ [Côn] chỉ
trích bọn "tả khuynh" chống lại việc tạm thời chia cắt Việt Nam, không biết đến mối nguy Mỹ sẽ
can thiệp. "Tả khuynh": thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, chỉ thấy cây mà không

thấy rừng, chỉ thấy Pháp mà không thấy Mỹ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao. . . “Tả
khuynh thì sẽ bị cô lập, sẽ xa rời nhân dân ta và thế giới, và sẽ thất bại.” Đặng Xuân Khu
(Trường Chinh) báo cáo về chủ trương tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn
thành độc lập, và tiếp tục cải cách ruộng đất. Võ Giáp báo cáo về “Sự tiến triển của Hội nghị
Genève.” Ra nghị quyết Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương;
chủ trương "tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập," và tiếp tục
cải cách ruộng đất. (22) Nhưng điểm mấu chốt là đồng ý chọn vĩ tuyến 17 làm ranh giới tập
trung quân sự 2 năm. Do sức ép của Nga và TC, Anh, Mendès France cũng đồng ý vĩ tuyến 17.
Phần tư thế kỷ sau, tháng 10/1979, Hà Nội lên án Mao Trạch Đông và đồng bọn đã phản bội
VNDCCH, ngăn cản nhân dân ba nước Đông Dương đạt thắng lợi hoàn toàn. (22bis)
Nó càng bất lợi hơn cho Việt Nam khi Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng vũ lực—và đã
từng sử dụng vũ lực suốt 65 năm qua để cướp chiếm, hay văn hoa hơn, “tổ hợp” [incorporate]
các nước yếu—hầu bảo vệ cái gọi là “vùng trời sinh tồn.” Theo đúng luật kẻ mạnh thượng và
trung cổ, Bắc Kinh đã sử dụng võ lực chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974; đánh phá biên giới bắc
Việt Nam từ 17/2 tới 5/3/1979, tiêu diệt một trung đoàn Sư Đoàn 356 ở Lão Sơn, Thanh Thủy,
Vị Xuyên ngày 12/7/1984; rồi đánh đắm ba tàu vận tải ở Gạc Ma (Fiery Cross Reef) ngày
14/3/1988—những tội ác chiến tranh mà dư luận thế giới diễn tả một cách ước lệ “là tranh
chấp biển đảo.”
Trên cả hai phương diện công pháp và thực tế, việc khôi phục những đảo bị mất cùng các
quyền lợi khác như đánh cá hay tài nguyên dưới thềm lục địa không dễ dàng và hẳn sẽ tốn nhiều
xương máu.
Ngày 18/3/1975, giữa lúc Văn Tiến Dũng vừa chiếm xong Ban Mê Thuột, Bắc Kinh đề nghị
nói chuyện. (Zhai, 2000:210) Tháng 4/1975, Hà Nội cũng bắt đầu tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa
và Trường Sa, và chiếm sáu [6] ghềnh đá Trường Sa mà VNCH đã chiếm giữ từ năm 1974. Tuy
nhiên, VN không có được “clear title” để thăm dò dầu hỏa ở những vùng này.
Ngày 15/3/1979—sau khi Tiểu Bình cho lệnh tàn phá các tỉnh biên giới từ 17/2 tới
5/3/1979—Bộ Ngoại Giao Hà Nội ban hành một Bị Vong Lục, tố cáo Bắc Kinh, inter alia,
“chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng nhai đi nhai lại luận điểm “TQ không thèm một tấc đất
của VN.” Tháng 10/1979, ngồi vào bàn hòa đàm, Bắc Kinh đòi điều kiện tiên quyết Việt Nam
phải từ bỏ chủ quyền Nansha tức Trường Sa [Spratlys,] và Tây Sa [Xisha] tức Hoàng Sa

[Paracels, cùng đường lối độc lập với Bắc Kinh]. (23)
Ngày 14/3/1988—sau những cuộc phục kích, pháo kích đẫm máu và tàn khốc từ 1984 ở Vị
Xuyên, Hà Giang—Bắc Kinh bắn đắm ba tàu vận tải, giết 64 người Việt “xâm phạm hải phận
của Trung Hoa” gần Gạc Ma [Fiery Cross Reef; cụm Sinh Tồn]: chiếm đóng một số bãi đá
11


ngầm, biến chúng thành một phi trường nhân tạo. Việt Nam vẫn giữ được Đá Tây, Cô Lin (tây
bắc Gạc Ma 1.9 hải lý hay 3.519 cây số), Nam Yết, Phan Vinh, Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Trường
Sa Lớn, và 15 Nhà Dàn Khoan. (24)
Năm 1994, dù đã ký hòa ước bình thường hóa ngoại giao với Lý Bằng vào tháng 11/1991,
khi Việt Nam thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa gần Trường Sa, Bắc
Kinh đưa chiến hạm tới dọa nạt, nhòm ngó. Tháng 7/1997, Nguyễn Cống (bí danh Đỗ Mười,
Tổng Bí thư từ tháng 6/1991 tới 12/1997) phải hứa sẽ hoàn tất việc ký hiệp ước biên giới đất liền
cùng lãnh hải Vịnh Bắc Bộ trước cuối năm 2000. Cuối năm 1997, cựu chính ủy Lữ Đoàn tăng
tiến vào Dinh Thống Nhất sáng ngày 30/4/1975 được cử làm Tông Bí thư (12/1997-4/2001), và
Phan Văn Khải lên chức Thủ tướng (1997-6/2006) để hoàn tất việc cắt đất (25/12/1999), cắt biển
(25/12/2000) cùng ký qui ước đánh cá (25/12/2000) để đổi hòa bình. Quốc Hội CHXHCN Việt
Nam phê chuẩn cả ba thỏa ước trên ngày 15/6/2004, mặc dù Ngoại trưởng Bùi [Nguyễn] Di Niên
và nhóm Lê Công Phụng đã nhường nhiều cao điểm chiến lược biên giới—như Lão Sơn, xã
Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang (Hà Tuyên), nơi xảy ra trận đánh đẫm máu ngày
12/7/1984 khiến 600 người chết, hơn 1,000 người thuộc sư đoàn 356 bị thương—cùng biển đảo
cho Bắc Kinh, khiến gợi nhớ đến những tấm gương tày liếp của cha con Lê/Hồ Quí Ly năm
1405, hay ông cháu Mạc Đăng Dung năm 1540-1541.(25)
Mặc dù Bùi [Nguyễn] Di Niên và thuộc cấp không ngừng tự khen đã theo đúng công pháp
quốc tế—ngay những người bình thường dưới phố cũng nhận hiểu mối nhục “nước nhỏ”: một
nửa thác Bản Giốc ở Cao Bằng, nhiều cao địa chiến lược ở Tuyên Quang và Lai Châu, cùng một
lãnh hải rộng lớn của Vịnh Bắc Bộ đã bị Đảng CSVN (Tổng Bí thư Đỗ Mười (6/1991-12/1997)
và Lê Khả Phiêu (12/1977-4/2001), Thủ tướng Phan Văn Khải, cùng Chủ tịch Quốc Hội Nông
Đức Mạnh) cắt cho Trung Cộng, để đổi hòa bình tạm thời. Người ta cũng không thể không tự hỏi

liệu có những thỏa thuận ngầm nào như biến Đảng CSVN thành một tỉnh ủy của Đảng CSTH,
tương tự như việc Chu Hậu Tổng từng biến ông cháu Mạc Đăng Dung thành một quan tùng nhị
phẩm của Trung Hoa, dù trong nước vẫn mạo xưng hoàng đế hay vương. Ngay đến năm 1640,
khi vận mệnh triều Minh đã chuẩn bị đi vào nghĩa trang, Chu Do Kiểm (Tư Tông hay Tráng Liệt
Đế, 1627-1644) còn từ chối trả lại cho Lê Duy Tân (Lê Thần Tông, 23/6/1619-27/11/1643, TTH
1643-1949, 11-12/1649-2/11/1662) tước vương hay vị thế một nước chư hầu. (Xem bai thứ hai,
infra)
Chỉ ít năm sau ngày bình thường hóa hay ký kết hiệp ước Thành Đô [Chengdu], “tranh
chấp” Hoàng Sa và Trường Sa lại tái phát. Trong quan hệ bất tương xứng giữa hai nước lớn-nhỏ,
mạnh-yếu, mơ ước “ổn định lâu dài, tiến tới tương lai” chỉ là hoa trong gương, trăng đáy nước.
Năm 2007, Trung Nam Hải làm sống lại bản đồ hình lưỡi bò 1947, đã bị Liên Hiệp Quốc gián
tiếp bác bỏ qua việc đồng ý để Nhật giao trả Hoàng Sa và Trường Sa cho Quốc Gia Việt Nam
[L’Etat du Viet Nam, State of Viet Nam] tại lễ ký hiệp ước Mỹ-Nhật ngày 8/9/1951 ở San
Francisco, dưới sự chứng kiến của 51 nước. Theo công pháp quốc tế, Chủ quyền [sovereignty]
mà Bắc Kinh mạo nhận đã chỉ cướp đoạt được theo “luật rừng,” áp đảo và bức hiếp [coercion]
với họng hải pháo và hỏa tiễn, phi cơ, tàu chiến và đại pháo, nên bất hợp pháp, chế độ XHCNVN
hiện nay vẫn giữ được chủ quyền thực sự với tư cách “quốc gia thừa kế.”
Thấy Việt Nam tìm được dầu thô và khí đốt ở các khu gần Thanh Long và Bạch Hổ, cùng
các lô 118, 119 gần Hoàng Sa—dù không rõ số lượng dầu tàng trữ, và chỉ vui hưởng “vàng đen”
từ những mỏm san hô chảy ra, theo tiết lộ của một chuyên viên làm việc tại Indonesia—Bắc
Kinh định tìm cách đánh cướp, đưa Hải Dương Thạch Du 981 tới một vị trí lân cận vào tháng 56/2013.
12


Vấn đề đặt ra là sự chiếm đóng bằng võ lực Hoàng Sa và Trường Sa của Bắc Kinh và những
tham tâm kế tiếp—qua biểu tượng những dàn khoan dầu, chiến hạm, hang ngàn tàu đánh cá, và
phi cơ phản lực hộ tống, và rồi xây đắp những căn cứ quân sự nhân tạo tại biển Đông Nam Á
trong hai năm 2014-2015—có thể bị xếp hạng như xâm lược [aggresion] theo điều Art. 3(g),
Nghị quyết 3314 năm 1974 của LHQ, hay ngụy biện bằng điều khoản “self help” [tự vệ, tự cứu]
trong Hiến chương LHQ hay chăng?

Xâm lăng hay xâm lược [Aggression] tức một cuộc tấn công bằng vũ lực có thể đưa đến
hành động tự vệ cấp cứu gồm có: xâm lấn lãnh thổ, dội bom, phong tỏa hải cảng, tấn công
bằng không lực, hải lực hay bộ binh, và việc gửi những . . . nhóm vũ trang, không chính qui
hay lính đánh thuê, để thực hiện những hành động trên chống lại một nước khác với cường
độ dẫn đến những điều kể trên, hay những cuộc can thiệp trong nội bộ đáng kể.”
[According to the Definition of Aggression, Art. 3(g), an armed attack that triggers the right to
use force includes: invasion of territory, bombardment of territory, blockade of ports, attack on
air, sea, or land forces, and the sending . . . of armed bands, groups, irregulars or mercenaries,
which carries out acts of armed force against another State of such gravity as to amount to the
acts listed above, or its substantial involvement therein.”] (26)
Hành động tự nhận là tự vệ [self-defense hay self-help] này—dựa trên các tiết mục
[Articles] 2(3)-(4), 51, và 103 (Supremacy Clause, tức trong trường hợp có khác biệt về bổn
phận [conflict of obligations], những bổn phận qui định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc [the
U.N. Charter] sẽ ưu thắng]. (27)
Trung Hoa thực ra chưa bao giờ có chủ quyền [sovereignty] tại biển Đông Nam Á; và chỉ
chiếm đóng một số đảo ở Hoàng Sa năm 1956 và 1974, rồi Trường Sa, từ 14/3/1988. Những tài
liệu gọi là “dữ kiện lịch sử không thể chối cãi” thực chất chỉ là loại bestiary, về những chuyện
quái lạ như đá nứt ra người, người hóa thành hổ, món nhậu vượn biết nói tiếng người, hay từng
đoàn tinh tinh say sưa kéo nhau vừa đi vừa gọi tên tổ tiên, ông cha người ta mà chửi rủa; thuộc
địa Nhật Nam là một quận thuộc địa nằm về phía nam trục mặt trời lặn và mọc, mùa Hè dựng
cây nêu, thì thấy bóng nằm về phía nam—từ ba [3] tấc một [1] phân ở Giao Châu [Jiaozhou] tới
tám [8] tấc một [1] phân ở Lâm Ấp [Lin-Yi]. Kiến thức sử địa của các học giả hay sử gia lỗi lạc
nhất chỉ theo nhau sao chép về một con đường tưởng tượng chạy dài ven biển từ Thiểm Tây tới
Phù Nam [Funan, Kok Thlok], Lâm Ấp, rồi Việt Thường [Yueshang]. Oái oăm là Phù Nam chỉ
khai sinh khoảng năm 100 hay 150—tức hai thế kỷ sau ngày Sima Qian hoàn tất Shiji [Sử Ký]
(ca 87 TTL), cùng thời với [Tiền] Hán thư của Ban Gu [Ban Cố] (ca 98 TL), ba thế kỷ trước
[Hậu] Hán thư của gia đình Fan Ye (Phạm Việp, 398-446). Trên thực địa, tư liệu khảo cổ cho
thấy Phù Nam nằm tại lãnh thổ An Giang, biên giới Việt Nam và Căm Bốt hiện nay; trong khi
Lâm Ấp (cổ Champa) tương đương với Trung Việt; như thế nếu đi xe từ Thiểm Tây xuống phải
qua Quỉ Môn Quan (ở sâu trong lãnh thổ Quảng Tây ngày nay, cách bờ biển hàng nghìn dặm),

mười người qua chỉ có một trở lại, tới Lâm Ấp trước, Phù Nam sau. Nói cách khác, rõ rang là
cho đến thế kỷ IV-VI, sử gia và học giả kiệt xuất của Trung Hoa cổ thời đều không biết gì nhiều
về đất đai, dân cư và lịch sử các dân tộc cư ngụ tại bán đảo Đông Dương hiện nay; cách nào có
khả năng đi ra đại dương vài ba trăm cây số để thiết lập chủ quyền ở Cát Vàng hay khoảng 130
ghềnh đá Trường Sa?
Đã hẳn có những thương nhân hay ngư dân cổ Trung Hoa, Nhật Bản, Tây phương đã vì gió
bão phiêu lạc đến Hoàng Sa, chịu chết đói, mất cả hàng hóa hay tàu thuyền—nhưng khó thể nói
khám phá ra một đảo san hô, hay thỉnh thoảng lui tới là đương nhiên thiết lập được chủ quyền tối
thượng.
13


Có thông tin huyền thoại cống chim trĩ trắng [white pheasant] đời Chu Cơ Đán cũng ghi
trong truyền bản Hàn Thi ngoại truyện: sứ Việt Thường trải qua chín lớp thông ngôn mới tới
cống hiến. Đán, phụ chính của Cơ Tụng đến năm 1104 TTL, hỏi vì duyên cớ gì mà đến, thì qua
thông dịch, sứ đáp: Trời không có gió bão, không có mưa dầm, biển không có sóng dữ, đã ba
năm, chắc là ở Trung Quốc có thánh nhân, nên tới chầu. Thánh nhân Đán cho rằng nước nào
chính lệnh chưa đến thì quân tử không bắt họ thần phục; cấp cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe
có vải che, làm theo lối chỉ nam, để hồi hương. Đoàn xe theo con đường tưởng tượng, dài theo
bờ biển tới Funan [Phù Nam], Linyi [Lâm Ấp], đi trọn một năm về đến nước. (28)
[Sử cũ thích nhắc đến huyền thoại “Việt Thường” [Yueshang] như Ngung Diễm (Gia
Khánh) đã nhắc đến năm 1804 khi đổi tên nước “Nam Việt” do Nguyễn Phước Chủng (Gia
Long) đề nghị thành “Việt Nam.” Chữ Việt, bộ Tẩu (Thiều Chửu, 655) có nghĩa vượt qua.
Còn viết như Việt bộ “Mễ,” (lúa gạo, Thiều Chửu 474) để chỉ chung các tộc gọi la Bách
Việt [bai Yue] ở phía đông nam sông Duông Tử hay Trường Giang. Một âm khác là “hoạt”
[huyat]. Có thông tin huyền thoại “chim trĩ trắng” [white pheasant] trên ghi trong truyền bản
Hàn Thi ngoại truyện: sứ Việt Thường trải qua chín lớp thông ngôn mới tới cống hiến. Chu
Cơ Ðán, phụ chính của Cơ Tụng đến năm 1104 TTL (theo sử cũ), hỏi vì duyên cớ gì mà
đến, thì qua thông dịch, sứ đáp: Trời không có gió bão, không có mưa dầm, biển không
có sóng dữ, đã ba năm, chắc là ở Trung Hoa có thánh nhân, nên tới chầu. Ðán cho rằng

nước nào chính lệnh chưa đến thì quân tử không bắt họ phải thần phục; cấp cho sứ Việt
Thường năm [5] cỗ xe có vải che, làm theo lối chỉ nam, để hồi hương. Ðoàn xe theo con
đường tưởng tượng, không hề hiện hữu dài theo bờ biển tới Funan [Phù Nam, Kok Thlok],
Linyi [Lâm Ấp], đi trọn một năm về đến nước. Huyền thoại trên không ghi trong truyền bản
Thư, mà chỉ được Phúc Thắng chép trong Thượng Thư Đại truyện. Sau sao chép lại trong
truyền bản Sử Ký, [Tiền] Hán Thư, [Hậu] Hán Thư—nhưng các truyền bản này đã bị học
giả Hoa “hiệu đính” không ngừng. Thực ra, chẳng ai biết nguyên bản của những bộ chính sử
trên ra sao. Các truyền bản sử Việt, dĩ nhiên, khó bỏ qua. (Shiji [Sử Ký], [Xian] Han-shu / [Tiền]
Hán Thư, History of the Early Han], [q. 12:2a, 95] [Bk 95, p.3 verso, col. 13 to p.7 rector (b)]; [Hou] Han Shu/
[Hậu] Hán Thư, History of the Later Han], Bk 116 [“Nam Man truyện,” q. 116, 5a: ANCL, V: Tiền triều thư
sớ, 1961:117-18; Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, số 12; trong NTTT, (Hà Nội: 1976), tr 216, 562-64; ĐVSK, NKTT,
I:1a, 4a; Thọ (2009), 1:150, 154; Giu (1967), 1:59, 62, Theo Clae Waltham, xe có kim chỉ nam này là một
trong số các huyền thoại về sự tích kim chỉ nam [“This legend of the south-pointing chariots is one of several
concerning the origin of the compass”]; Shu Ching [Kinh Thư]: Book of History (Chicago: 1971), p. 200. [Sẽ
dẫn Shu (Waltham)]

Trong khối văn sử cổ điển Tây phương, năm 100, một nhân vật Bà La Môn Kaundinya
[Hỗn Điền] nào đó đến Funan [Kok Thlok], được nhận làm con rể, rồi xây dựng nên vương
quốc thương mại này trong thế kỷ II-VI. Thịnh vượng về buôn bán, hải tặc với India và TH.
Ranh giới mở rộng tới Malaysia. Năm 226, Thứ sử Giao Châu gửi một sứ đoàn tới Phù
Nam. Trong thập niên 270, Phù Nam từng liên kết với Champa [Chàm] cướp phá Giao
Châu. Khoảng năm 540 bị Bhava Varman của Kha Miệt [Khmer] chiếm; (Stefan Anacker,
“Introduction of Buddhism to Southeast Asia and Subsequent History to the Eleventh Century;” Charles S.
Presbish (ed), Buddhism: A Modern Perspective (Pennsylvania State Univ., 1978), p. 170 [they were founders
of the Therevada community at Thaton, Myanmar [Mramma or Mranma]. Brahmanism coexisted up to the 11th
century; III-V centuries: Pegu center in the south).Xem thêm báo cáo của Malleret về di tích khảo cổ Óc Eo tại
khu vực Kiên Giang-Cà Mau và Tây Kampuchea. TKCS, ch. 36, Mão (2004), tr 389chú1 [Dẫn Nghĩa Tĩnh?].
Xem thêm, Ming shi-lu, Xuanzong (Wade, NUS database), juan 36:5b-7a; MSL, vol 18, pp 0900/01
[25/2/1428]; Báo cáo của Trương Phụ ngày 3/7/1408, và bộ Lại ở Kim Lăng ngày 5/7/1408;, Taizong , juan
80:2a, 3b-4a; MSL (Zhongyang), record; 603/3279; vol 11, pp 1070/71. Sử Việt thường ghi “48 phủ, châu, 168

huyện, 3,129,500 hộ, 112 voi, 420 ngựa, 35,750 trâu bò, 8,865 thuyền; Nguyễn Trãi et al., Dư Địa Chí, số 6,
14


Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], tái bản có bổ sung (1976), tr 214; ĐVSK, BKTT, IX:4a, Lâu (2009), 2:274;
ĐVSKTB, BK X:4b, The (1997), tr 527;

Tưởng nên ghi thêm, không chỉ có sử quan Việt tự nhận dòng giõi Việt Thường. Dân Sản Lỳ
hay Sa Lý ở tây nam Trung Hoa có truyền thuyết tổ tiên họ cống chim trĩ trắng đời Chu Cơ
Tụng. Dân Lão Qua [Ai Lao], và dân Miến Điện (Myanmar hiện nay, theo sách Điền Nam Tạp
Chí) cũng tự nhận là đất Việt Thường cũ. (29)
Trong khối văn sử cổ điển Tây phương, năm 100 hay 150, một nhân vật Bà La Môn
Kaundinya [Hỗn Điền] nào đó đến Funan [Kok Thlok], được nhận làm con rể, và rồi xây dựng
nên vương quốc thương mại này trong khoảng thế kỷ II-VI. Thịnh vượng về buôn bán, hải tặc
với India và TH. Ranh giới mở rộng tới Malaysia. Năm 226, Thứ sử Giao Châu Lữ Đại gửi một
sứ đoàn do Khang Thái cầm đầu tới Phù Nam, nhưng những báo cáo của Khang Thái (như “Phù
Nam truyện” mà Bắc Kinh nêu lên như “bằng chứng lịch sử”) đã thất lạc, chỉ được trích dẫn theo
trí nhớ trong các dã sử. Trong thập niên 270, Phù Nam từng liên kết với Champa [Chàm] cướp
phá Giao Châu. Khoảng năm 540 bị Bhava Varman của Kha Miệt [Khmer] chiếm. (30)
Khi những đoàn thám hiểm và truyền giáo Âu Châu khởi đầu toàn cầu hóa, thoạt tiên, nhà
Minh vẫn cao ngạo xếp hạng thương mại như hiếu cống của tứ di “mũi lõ, mắt xanh,” hay “lông
tóc đỏ,” mang lại lợi tức cho triều đình cũng như các quan lại. Càng ngày, thương gia Tây
phương càng chứng tỏ không đến hiếu cống, và liên lũy tạo áp lực. Nhưng cả triều đình và quan
lại đều quay mặt làm ngơ vì lợi nhuận.(31)
Năm 1514, một tàu hàng Portuguese từ Malacca tới TH. Ba năm sau, 1517, Thomas Pires
dẫn một phái đoàn tới Canton. Được tiếp đãi nồng hậu. Nhưng 1522, trạm buôn Portuguese ở
Canton [Quảng Châu] bị tấn công và tàn phá. Ít lâu sau, thương gia Portugal bị trục xuất khỏi
Ningpo và Amoy. 1549, Francis Xavier giới thiệu Ki-tô giáo vào Nhật. Là một thứ zealot muốn
Ki-tô hóa người Hoa. Năm 1557, Portuguese thành lập Macao.
Từ đầu thập niên 1830, “Hồng Mao” và “Phật Lang Tây” còn mang hạm đội tới Quảng

Châu, cương quyết bảo vệ quyền tự do hút và mua bán thuốc phiện cùng tự do tín ngưỡng của
dân Trung Hoa. Ngoài ra, đòi hỏi, cướp đoạt những món tiền chiến phí khổng lồ, và quyền ưu
tiên pháp chế tại các lãnh địa Canton [Quảng Châu], Hong Kong [Hương Cảng], Thượng Hải, v..
v..

I. Chủ quyền Hoàng Sa
Chủ quyền của Viêt Nam trên Biển Đông Nam Á nói chung, cùng các đảo như Hoàng Sa
[Vạn lý Trường Sa], Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc, v.. v.. được thiết lập khá lâu dài và liên tục.
A. Hoàng Sa [Cát Vàng, Huangsha hay Paracels], [Xisha]:
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 350 cây số về hướng Đông. Đông
qua Tây, 222 km (113-115 kinh tuyến Đông), Bắc Nam, 160 cây số (vĩ tuyến Bắc 15 độ 45 tới 17
độ 15). Diện tích 15,000 cây số vuông; gồm trên 30 đảo.
Chia làm hai cụm: Tuyên Đức (Amphritite) ở phía Đông, 9 đảo, [12 đảo, với hai đảo lớn
Phú Lâm và Linh Côn], và Nguyệt Thiềm (Trăng Lưỡi Liềm, Croissant), phía Tây, 7 đảo, gồm
Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng, v.. v..
1956: TC chiếm hai đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 19-20/1/1974, Trung Cộng chiếm toàn
quần đảo sau một trận hải chiến kéo dài 35 phút. (BKTĐQSVN, 1996:361)
Từ năm 1956, Đài Loan chiếm Thái Bình, rồi TC dùng “ngư dân” chiếm hai đảo lớn Phú
Lâm [trụ sở tỉnh Tam Sa, thành lập vào tháng 7/2012, còn biết như Woody] và Linh Côn, của
nhóm Tuyên Đức (Amphritite), mỗi đảo rộng khoảng 1.5 cây số vuông].
15


Nhóm Nguyệt Thiềm (Trăng Lưỡi Liềm, Croissant), gồm các đảo Hoàng Sa (Pattie), Cam
Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond), Bích Qui
(Pussa Keah), Tri Tôn (Triton), và một số ghềnh san hô không tên. Diện tích khoảng 3-5 cây số
vuông, nhưng chỉ có 1.5 cây số vuông trên mặt biển (từ 4 tới 6 thước).
Dự trữ phosphate khá lớn:
Hoàng Sa (Pattie): 787,000 tới 1.2 triệu tấn phosphate.
Cam Tuyền (Robert): 4 cây số Tây Nam Hoàng Sa, diện tích 1.5 cây số vuông; có 1 cầu sắt

và một đường đi được]. 657,000 tới 1 triệu tấn phosphate.
Vĩnh Lạc (Money),
Quang Hòa (Duncan), 1 đảo lớn, 1 đảo nhỏ.,
Duy Mộng (Drummond), Bích Qui (Pussa Keah),
Tri Tôn (Triton),
và một số ghềnh san hô không tên.
Hoàng Sa (Pattie): 787,000 tới 1.2 triệu tấn; Cam Tuyền (Robert), 657,000 tới 1 triệu tấn
phosphate. [4 cây số Tây Nam
Phụ Bản: Hoàng Sa (ĐNNTC, VIII: Quảng Ngãi, (1997), 2:450-454 [401-454]

Hoành Sa hay Hoàng Sa [Paracels] Nay thuộc Quảng Nam-Đà Nẵng. 350 cây số đông
Đà Nẵng. 15 dộ 45 phút tới 17 độ 15 phút bắc vĩ tuyến; 111 độ đến 113 độ kinh tuyến đông.
Tây sang đông, 222 cây số; bắc-nam, 160 cây số. 15,000 km2, hơn 30 đảo, bãi san hô, đá
ngầm. Tổng số phần nổi, 10 km2. 2 cụm: đông 12 đảo, lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn.
Cụm phía tây, nguyệt thiềm, Hoàng Sa, v.. v.. 12/1982: huyện đảo Quảng Nam-Đà Nẵng.
Phụ Bản: Hoàng Sa (2:450-454)
B. Trường Sa (Spratlys)
Trường Sa (Spratlys) cách Cam Ranh khoảng 460 cây số = 248.380 hải lý] về hướng Đông
Nam, trong khi cách đảo Hải Nam tới hơn 1111.200 cây số [600 hải lí] về phía Nam. Trên 100
đảo và đá, bãi san hô. Rộng 650 cây số tây sang đông; 620 km bắc nam. 10 km2 nổi trên mặt
nước.
Trước 1956, Trường Sa thuộc Bà Rịa. Năm 1956, thuộc Phước Tuy. Năm 1974, hải quân
VNCH chiếm 6 ghềnh đá phía tây nam quần đảo. Sau 1975, CHXHCN VN tiếp tục chiếm các
đảo trên.
Năm 1982, thuộc Đồng Nai. Từ 28/12/1982, thuộc tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hòa).
Trường Sa [Spratlys], huyện đảo Khánh Hòa. Cách Cam Ranh 460 [hải lý?]km, hướng
đông nam. Trước 1956, Bà Rịa. 28/12/1992: Phú Khánh; hiện nay, Khánh Hòa. ĐNNTC,
XI: Khánh Hòa, (1997), (3:87-124)
Theo bản đồ hải trình, đây là một vùng biển nguy hiểm ['Dangerous Ground' or 'Dangerous
Group'] vì san hô và đá ngầm. Sự kiểm kê các đảo và ngọn san hô chưa được rõ ràng. Jon M.

Van Dyke và Dale L. Bennett cho rằng có 33 đảo thường trực nổi trên mặt biển [islands, cays
and rocks that are permanently above sea level]. (Van Dyke and Bennett, 'Islands and the Delimitation of
Ocean Space in the South China Sea', 10 Ocean YB 4, at 56 (1993), at 61 (citing Agence France Presse, 16
December 1988).

Clive Ralph Symmons cho rằng đó là một chuỗi 200 đảo ['a widely-spread string of some
200 coral reefs, atolls, sand cays and banks.'] (Clive Ralph Symmons, The Maritime Zones of Islands in
International Law, 1979, at 114).
16


Năm 1992, cơ quan tình báo Mỹ [the US Central Intelligence Agency] liệt kê 191 đảo,
nhưng không nói rõ bao nhiêu đảo thường trực nổi trên mặt biển.
Brice M. Clagget cho rằng có 26 đảo trên mặt biển, (Brice M. Clagett, “Competing Claims Of
Vietnam and China In The Vanguard Bank And Blue Dragon Areas Of The South China Sea:” Part I; JOURNAL
OIL AND GAS LAW & TAXATION REVIEW, vol. 13, Nos 10 (10/1995), Part II; Ibid., No.11 (11/1995).
Michael Bennett and Dieter Heinzig chỉ tìm thấy 20.

Ngày 14/3/1988, TC đánh chiếm một số ghềnh đá, kể cả đá Gạc Ma [Johnson South Reef]
hay chữ thập [Fiery Cross Reef]. (BKTĐQSVN, 1996:889)
Tổng số diện tích nổi trên mặt nước của quần đảo chỉ khoảng 5 cây số vuông [square
kilometers]. Đảo lớn nhất, Itu Aba (hiện do Đài Loan chiếm), diện tích chưa tới 0.4 dặm vuông.
Đảo Spratly diện tích chỉ được 0.15 dặm vuông.
Những chuyên viên cho biết quần đảo Spratlys thiếu khả năng cho con người tự sinh tồn về
kinh tế [ incapable of sustaining human habitation or economic life of their own]. Bộ Ngoại Giao
the Philippines [Phi-lip-pin], cho rằng những đảo tranh chấp ở Trường Sa phần đông chỉ là
những ghềnh đá mà chỉ có các loại cây rễ hoang sống được. Khu vực này khó thể là chỗ sinh
sống của con người [the 'disputed Spratly Islands are mostly coral reefs which allow only sparse
growth of mangroves, shrubs and stunted trees. This area can hardly support human habitation.]
Van Dyke and Bennett, cũng cho rằng cả Spratlys và Paracels hầu hết không có người sinh sống

và khó thể tự lập và tự túc về kinh tế ['almost all have been uninhabited and cannot sustain an
economic life of their own.' ] Một học giả Hoa kết luận rằng những đảo đá quá nhỏ để định cư
[the islets 'are apparently too small to permit permanent settlement.'] Daniel Dzurek, tham vấn
của công ty Crestone, cho rằng những hòn đảo nhỏ này không có giá trị kinh tế ['of virtually no
economic value'].

Một trong những điều khiến Hà Nội gặp khó khăn là ngày 14/9/1958, nhân danh Thủ tướng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH], Phạm Văn Đồng đã gửi một thư cho Chu Ân Lai,
nhìn nhận biên giới do Trung Nam Hải công bố mười ngày trước (4/9/1958); Les Nouvelles
Sinologiques (Paris, 5 Mai 1988), tr. 28; Chính Đạo, VNNB, I-C: 1955-1963 (Houston: Văn Hóa, 1999), tr. 20;
Zhai, 2000:209-210.

Mặc dù sau đó hai chính phủ chưa ký một qui ước chính thức, nhưng lá thư của Phạm Văn
Đồng cực kỳ bất lợi cho Việt Nam, có thể bị diễn dịch như sự tự nguyện từ bỏ chủ quyền trên hai
quần đảo nói trên. (Richard D. Beller, “Analyzing the Relationship between International Law and International
Politics in China’s and Vietnam’s Territorial Dispute Over the Spratly Islands;” 29 TEX. INT’L L. REV. 293, 309
(Spring 1994). Về lập trường của Việt Nam, xem Brice M. Clagett, Competing Claims Of Vietnam and China In
The Vanguard Bank And Blue Dragon Areas Of The South China Sea: Part I; JOURNAL OIL AND GAS LAW &
TAXATION REVIEW, vol. 13, Nos 10 (10/1995), Part II; Ibid., No.11 (11/1995).
Theo bản đồ hải trình, đây là một vùng biển nguy hiểm ['Dangerous Ground' or 'Dangerous Group']

vì san hô và đá ngầm. Sự kiểm kê các đảo và ngọn san hô chưa được rõ ràng. Jon M. Van Dyke
và Dale L. Bennett cho rằng có 33 đảo thường trực nổi trên mặt biển [islands, cays and rocks that
are permanently above sea level]. (Van Dyke and Bennett, 'Islands and the Delimitation of Ocean Space in the
South China Sea', 10 Ocean YB 4, at 56 (1993), at 61 (citing Agence France Presse, 16 December 1988).

Clive Ralph Symmons cho rằng đó là một chuỗi 200 đảo. ['a widely-spread string of some
200 coral reefs, atolls, sand cays and banks.'] (Clive Ralph Symmons, The Maritime Zones of Islands in
International Law, 1979, at 114).


Năm 1992, cơ quan tình báo Mỹ [the US Central Intelligence Agency] liệt kê 191 đảo,
nhưng không nói rõ bao nhiêu đảo thường trực nổi trên mặt biển.
Brice M. Clagget cho rằng có 26 đảo trên mặt biển, (Brice M. Clagett, “Competing Claims Of
Vietnam and China In The Vanguard Bank And Blue Dragon Areas Of The South China Sea:” Part I; JOURNAL
OIL AND GAS LAW & TAXATION REVIEW, vol. 13, Nos 10 (10/1995), Part II; Ibid., No.11 (11/1995).
17


Michael Bennett and Dieter Heinzig chỉ tìm thấy 20.Nhưng một số ghềnh đá được J.R.V.
Prescott liệt kê như nổi trên mặt biển không phải là những đảo đá nổi lúc thủy triều dâng cao.
Cụm Gạc Ma và chữ thập [Fiery Cross Reef]—nơi diễn ra cuộc thảm sát đẫm máu ba tàu
chở công binh QĐNDVN năm 1988, chẳng hạn, chỉ có một mỏm nhỏ nổi trên mặt biển khi
thủy triều lên cao. J.R.V. Prescott, The Maritime Political Boundaries of the World, 1985, at 218 to 222, &
'Maritime Jurisdiction in Southeast Asia: Commentary and Map', East-West Environment and Policy Institute,
Research Report No. 2 (East-West Center, Honolulu) Although Prescott described it as one of the 'known rocks',
Fiery Cross Reef in fact contains no high-tide elevations according to the very detailed DMA map 93044 (scale of
1:250,000).

Theo đúng luật kẻ mạnh trung cổ, Bắc Kinh đã sử dụng võ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Đánh đắm một chiến hạm của HQ/VNCH, giết chết 29 người, 103 mất tích, và 48 bị bắt giải về
Trung Hoa, kể cả một cố vấn Mỹ.
Tháng 4/1975, Hà Nội bắt đầu tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, và ngày 14/4,
phái một lực lượng người nhái từ Đà Nẵng xuống Spratlys, vượt 480 hải lý [888.96 cây số]
chiếm sáu [6] ghềnh đá như Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca mà VNCH đã đồn trú từ
năm 1974.
Tuy nhiên, VN không có được chủ quyền rõ ràng, không có tranh chấp [“clear title”], để
thăm dò dầu hỏa ở những vùng này. Tháng 10/1979, khi ngồi vào bàn hòa đàm sau cuộc xâm
lược hay “bài học” của Đặng Tiểu Bình [Deng Xiaoping] từ 17/2 tới 18/3/1979, Bắc Kinh đòi
điều kiện tiên quyết Việt Nam phải, inter alia, nhìn nhận Bắc Kinh có chủ quyền [sovereignty]
trên Hoàng Sa và Trường Sa [Zhangsha, hay Spratly], mà Bắc Kinh gọi là Nansha [Nam Sa].

“Bị vong lục” ngày 15/3/1979 của BNGVN, tố cáo [trong số các tiết mục inter, alia],: (9)
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng nhai đi nhai lại luận điểm “Trung Quốc
không thèm một tấc đất của VN. (Nguyễn Ngọc Minh, 1979:134-135; CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, Sự thật
về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, [28/9/1979] 4/10/1979) tr. 93, 97); Chống
chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1982), tr. 29-30 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 5/1979]

Năm 1988 Bắc Kinh đánh đắm ba tàu vận tải HQ 604, 605, và 505 thuộc Lữ đoàn 125, và
giết 64 quân nhân Việt, phần lớn là công binh, “xâm phạm hải phận của Trung Hoa;” chiếm
đóng Johnson South Reef [Gạc Ma] hay Fiery Cross Reef [đá chữ thập], Lansdowne và một số
bãi đá ngầm lân cận. Sau đó biến chúng thành căn cứ nhân tạo, xây dựng phi trường, bến tàu và
một đài thiên văn.
Từ đó, Bắc Kinh lộng hành ở biển Đông Nam Á, không chỉ khai thác bất hơp pháp hải sản
và thăm dò dầu khí trong vùng độc quyền kinh tế [EEZ] của Việt Nam như cắt giây cáp của tàu
Bình Minh 02 cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên 120 hải lý, đánh chìm một tàu đánh cá Quảng Ngãi
tại Hoàng Sa ngày 20/3/2013; mà còn đánh chiếm một số đảo của Phi-líp-pin như bãi cạn
Scarborough, và mùa hè 2014, cho hai tàu chiến tới bãi Cỏ Rong trong vùng độc quyền kinh tế
[EEZ] của Phi-líp-pin [cách bờ biển Phi-lip-pin 85 hải lý hay 157.420 cây số] và cách Hải Nam
595 hải lý, hay 1101.940 cây số. Từ năm 2010, tàu chiến Trung Cộng không ngớt dọa nạt, áp
lực, ngăn cản công ty Philex Petroleum thăm dò dầu khí tại vùng này. Ngày 17/8. Tổng thống
Aquino phản đối, nhưng Bắc Kinh vẫn chỉ đưa ra một luận điệu: chủ quyền tối thượng, bất khả
xâm phạm của tân đế quốc biển CHNDCHTH, chủ nhân của cả vũ trụ. (Hà Nội Mới, 19/8/2014)
Ngày 7/5/2009, Bắc Kinh chính thức nộp cho LHQ một bản đồ lãnh hải, tự nhận chủ quyền
80% biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và lãnh hải chia làm chin
18


[9] điểm đứt quãng, sát với VN, Malaysia, Brunei, và Phi-lip-pin. Ngày 8/5/2009, Việt Nam gửi
công hàm số 86/HC-2009 lên Tổng thư ký LHQ bác bỏ sự mạo nhận của Bắc Kinh “không có
giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.”
[Năm 1947, chính phủ Tưởng Giới Thạch từng đưa ra lãnh hải với ranh giới 11 đoạn đứt

quãng; Tuổi Trẻ online, 3/9/2009. Xem thêm hồi ký một cựu đảo trưởng Hoàng Sa trên Tuổi Trẻ (Sài Gòn), 89/9/2009].

Tháng 10/1979, khi ngồi vào bàn hòa đàm sau cuộc xâm lược hay “bài học” của Đặng Tiểu
Bình [Deng Xiaoping] từ 17/2 tới 18/3/1979, Bắc Kinh đòi điều kiện tiên quyết Việt Nam phải
nhìn nhận chủ quyền [sovereignty] Hoàng Sa và Trường Sa [Zhangsha, hay Spratleys,
Nansha] của Bắc Kinh. CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, “Bị vong lục” ngày 15/3/1979 của BNGVN, inter alia,:
(9) TQ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng nhai đi nhai lại luận điểm “TQ không thèm một tấc đất của VN;
Nguyễn Ngọc Minh, 1979:134-135; Idem., Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự
Thật, [28/9/1979], tr. 93, 97 [sẽ dẫn Sách Trắng, 4/10/1979]; Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc
(Hà Nội: 1982), tr. 29-30 [trích đăng “Xã luận” của TCCS, 5/1979]

Phụ bản Côn Lôn [Pulau Condore], (1997), (5:152-56)
Đảo Côn Lôn, ở giữa biển cả; nay thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu. Đông Nam Vũng Tàu 180 cây
số. Gồm 14 đảo. Diện tích Côn Đảo 51.2 km2.
Trước thuộc Cần Giờ, trấn Gia Định, đi thuyền một ngày, một đêm thì tới. 1702-1703,
Britên chiếm giữ]. 1787: Cắt nhượng cho Pháp và Touron, tức Đà Nẵng. Năm 1830, huyện Trà
Vinh, Vĩnh Long, đông nam Vĩnh Long. (1997) (5:142, 154, 155-156) .
Năm 1862, Pháp xây nhà tù trên đảo. Tù nhân chính trị: Nguyễn Trung Trực. Phan Chu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thái Thân, v.. v.. Thập niên 1930, Phạm Văn Đồng (ThT,
1955-1987), Phạm Văn Thiện (Phạm Hùng, 1987-1988), Tôn Đức Thắng (CTNN, 1969-1981),
Nguyễn Phương Thảo (Nguyễn Bình, 1910 [1929-1934]-1951), Lê Duẩn (1910 [1931-1936,
1940-1945]-[1960-1986]), Lê Văn Lương (1914 [1/1934]-?)
Phú Quốc:
Koh Tral. Đảng Cứu Quốc Kampuchea [Cambodian National Rescue Party, CNRP]: Kem
Shokha, Sam Rainsy
Artifacts: Oc Eo pottery, 1-7 century BC.
1615: Angkor King’s Edict.
Hiện nay: Tỉnh Kiên Giang. Tây Hà Tiên 70 km; 27 đảo, một thị trấn; diện tích 576 km2;
dân số 45,000 (1993), 95,000 (2013), dài 50 km, rộng nhất, 25 km.Hai sân bay, Dương Đông và
An Thới; cảng Dương Đông. Trồng trọt, hồ tiêu, cao su, đánh bắt hải sản.

Discovery và contiguity v/s long term display of sovereignty & effective occupation. XXVI:
Hà Tiên, (1997), (5:5-34)

Nước Nhân Dân Cộng Hòa Trung Hoa [Zhonghua Renmin Gongheguo] 3,703,386
square miles [9,596,960 square kilometers]; rộng gấp 29.12 lần VN (127,243 sq miles
[[329,560] 331,210 sq km])
3 sông lớn: Huang he, Changjiang, Zhujiang [Pearl River]
Australia: 2,967,893 sq mi [7,666,850 sq km2]: Pop. 19,546,792 in 2002. 1770: Great
Britain claimed possession of the New South Wales. Port Jackson = Sydney in 1788; 161,000
transported English comvicts. Settlers in six colonies. 1901: Federation, Commonwealth of
Australia. rộng gấp 23.32 lần VN (127,243 sq miles [[329,560] 331,210 sq km])
Summary of State Claims in the South China Sea
Trước Thế Chiến thứ hai (1939-1945), Pháp và Nhật là hai nước duy nhất quan tâm đến Hoàng Sa
và Trường Sa. Là cường quốc thực dân đánh chiếm Việt Nam từ 1858, nhưng chỉ chính thức bảo hộ từ
19


ngày 6/6/1884—sau khi đã được nhà Thanh [Qing, 1644-1912] cắt nhượng quyền bá chủ [suzerainty]
trên thuộc quốc Đại Nam qua tạm ước Thiên Tân [Tianjin] ngày 11/5/1884 [18/4 Giáp Thân].

Theo đúng luật kẻ mạnh Trung Cổ và tiền sử, Bắc Kinh từng tự nhận chủ quyền
[sovereignty] hay bá quyền [suzerainty] qua vương quốc Trung cổ Việt Nam hay Đại Nam, dựa
theo hệ thống “giao hiếu;” và đã sử dụng võ lực chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974; đánh phá biên
giới bắc Việt Nam từ 17/2 tới 5/3/1979, tiêu diệt một trung đoàn Sư Đoàn 356 ở ba cao điểm Lão
Sơn, Thanh Thủy, Vị Xuyên (Hà Giang) ngày 12/7/1984; rồi đánh đắm ba tàu vận tải HQ 604,
HQ 605, HQ505 [HQ 504 cũ của VNCH] thuộc Lữ đoàn 125, ở khu Gạc Ma (Fiery Cross Reef)
ngày 14/3/1988—những tội ác chiến tranh mà dư luận thế giới diễn tả một cách ước lệ “là tranh
chấp biển đảo.”
Bắc Kinh, dĩ nhiên, tảng lờ việc nhà Thanh [Qing, 1644-1912] đã ba lần cắt nhượng cho
Pháp tất cả những gì có thể có, qua ba [3] văn kiện:

a. Tạm ước Thiên Tân ngày 11/5/1884 [18/4 Giáp Thân] (Fournier và Lý Hồng Chương TH,
tuyên bố hủy bỏ quyền chư hầu tại Đại Nam),
15/5/1884: Thủ tướng Ferry chỉ thị cho Thống đốc Sài Gòn: Tổng trú sứ (Résident général)
Pháp tại Huế sẽ giữ chức Thượng thư Ngoại Giao của triều Nguyễn. (DDII:16)
[Vì việc này, Rheinart bị triệu hồi vì Rheinart chỉ mang cấp bậc Trung tá TQLC, không thể
ban lệnh cho Tướng Millot. Paris phải cử một nhân viên dân sự giữ chức này. [Xem 30/8/1884]
17/5/1884: Fournier thông báo cho Millot: 20 ngày sau khi ký Hiệp định—tức từ ngày
6/6/1884—Pháp có thể chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng, Thất Khê, và các tiền đồn giáp ranh hai tỉnh
Quảng Đông/ Quảng Tây. Từ ngày 26/6, có thể chiếm Lào Kay [Cai] cùng các vị trí sát biên giới
Vân Nam. (DD III:17-18). * PARIS: Bộ trưởng HQ thông báo cho Courbet—qua hạm trưởng
Beautemps-Beaupré—về việc đã ký hiệp ước với TH. Tuy nhiên, phần vì Pháp quyết định phá
hủy ấn tín của nhà Thanh cấp cho vua Nguyễn, xảy ra cuộc phục kích Lạng Sơn, rồi đến việc
Pháp bắn phá Phúc Châu và Đài Loan; khiến Liên bang Mỹ định đứng ra làm trung gian.
b. Hiệp ước Thiên Tân 9/6/1885 (Lý Hồng Chương [Li Hong-zhang] và Jule Patenôtre,
Gồm 10 điều. Quan trọng nhất là Yên Kinh từ nay nhìn nhận sự bảo hộ Đại Nam của Pháp
(điều 2), triệt thoái quân Thanh (điều 1), và đồng ý sẽ tiếp tục hòa đàm về vấn đề biên giới (điều
3), cùng một hiệp ước thương mại (điều 5, 6, 8). Đổi lại, Pháp rút khỏi Đài Loan và Bành Hồ
[Pescadores]. (điều 9), và nhất là được miễn trả tiền chiến phí khổng lồ [indemnity] 200 triệu
quan. (DD IV, tr. 282-86. [Cao Xuân Dục ghi là ngày 10/6/1885 [28/4 Ất Dậu]; (QTCBTY, 1971:414) Quốc Hội
Pháp phê chuẩn ngày 6/7/1885. Xem thêm Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa
Pháp ở Việt Nam (1858-1897) (Paris: 1994), tr. 379-383 [phụ bản hiệp ước Pháp-Việt, 28/11/1787]. Quân Thanh, kể
cả Lưu Vĩnh Phúc, lần lượt rút khỏi Bắc Kỳ, bỏ rơi vua quan Nguyễn và các lực lượng kháng Pháp.

* ĐÀI-LOAN: Đề đốc Courbet chết trên boong tàu Bayard ngoài khơi Mã Cương. (Có tài
liệu ghi ngày 11/6/1885; Thư ngày 19/6/1885, Lespès gửi Jauréguiberry; GG2 99, carton 7, dossier 15). [Xem
13/6/1885]

c. Qui ước 26/6/1887 về biên giới Trung Hoa và Bắc Kỳ, hiệu lực từ tháng 6/1897; 310 trụ
mốc. (Nguyễn Ngọc Minh, 1979:134) Lãnh hải Vịnh Bắc Bộ [Gulf of Tonkin, 2/3 thuộc Pháp]
11/9/1887: Raoul Berger XLTV Tổng trú sứ từ ngày 13/9/1887.

17/10/1887: Thành lập Liên bang Đông Dương (L’Union Indochinoise) và đặt chức Toàn
quyền. Có nhiệm vụ điều động Tổng trú sứ Huế, Thống đốc Sài Gòn, và Tổng trú sứ Căm Bốt.
- Annam và Tonkin không còn tùy thuộc Bộ Ngoại Giao nữa, mà thuộc Bộ HQ & TĐ.
2/11/1887: Etienne Richaud làm Tổng trú sứ; nhưng không đáo nhậm nhiệm sở (22/4/1888:
XLTV Toàn quyền). 9/11/1887: Dân biểu Jean Antoine Ernest Constans được bổ nhậm làm Toàn
20


quyền tạm thời. 22/4/1888: Richaud, Tổng trú sứ Huế, tạm thay Constans làm Toàn quyền Đông
Dương [chính thức hoá ngày 8/9/1888]. 8/9/1888: Richaud chính thức làm Toàn quyền.
Mùa Xuân 1939, sau khi chiếm đảo Hải Nam, hạm đội Nhật chiếm luôn cả Trường Sa
[Spratlys, mà Nhật gọi là Sinnan Gunto] và Hoàng Sa [Paracels]. 11/4/1939: Đại sứ Pháp René
de Saint Quentin gặp Hamilton, Vụ trưởng Viễn Đông vụ, dò ý Bộ Ngoại Giao Mỹ về việc bành
trướng của Nhật. De Saint Quentin muốn biết Mỹ sẽ phản ứng gì nếu Nhật chiếm Đông Dương
thuộc Pháp và Hong Kong (tức Hương Cảng, nhượng địa của Bri-tên). Hamilton khẳng định Mỹ
sẽ coi như Pháp hoặc Bri-tên bị lấn chiếm. Tuy nhiên, quần đảo Spratlys “Sinnan Gunto”
[Trường Sa] và Hoàng Sa là vùng tranh chấp giữa Pháp và Nhật, sau khi Nhật chiếm hai quần
đảo trên ngày Thứ Sáu, 31/3/1939, và đặt dưới quyền Tổng đốc Hải Nam, đã bị Nhật chiếm
trước đó. (25) 25. FRUS, 1939, III: The Far East (Washington: GPO, 1955), pp. 111-12, 114, 116.
Ngày 17/5/1939, Ngoại trưởng Cordell Hull trao cho Đại sứ Nhật Horinouchi một công hàm
yêu cầu giải quyết việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa bằng biện pháp ngoại giao.
(FR with Japan, 1931-1941, II:240-41) Theo Hull, Mỹ quyết định bác bỏ chủ quyền Nhật tại
Spratlys, vì theo báo cáo của hải quân, 2/3 quần đảo này có thể sử dụng cho các hạm đội nhẹ.
(Cordell Hull, The Memoirs of Cordell Hull. 2 vols. (New York: Macmillan, 1948), 1:638)

18/5/1939: Ngoại trưởng Nhật cho Đại sứ Grew biết rằng “Sinnan Gunto” đặt dưới quyền
Thống đốc Đài Loan không phải là biểu hiệu Nam tiến của Nhật. Nhật muốn nói chuyện với Mỹ
về biến cố này.
Năm sau, ngày 13/5/1940, soái hạm Lamotte Picquet của Phó Đô đốc Jean Decoux báo cáo
việc viên chức Nhật đến Hoàng Sa nghiên cứu việc khai thác phốt phát và chiến hạm Nhật thăm

dò một số đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngày 12/5/1940, sau khi thăm hỏi tin tức từ các
viên chức hành chính Paracels, chuyên viên Nhật thám hiểm phốt phát tại các đảo Money (Vĩnh
Lạc), Robert (Cam Tuyền) [4 cây số Tây Nam Hoàng Sa, diện tích 1.5 cây số vuông; có 1 cầu sắt
và một đường đi được, khoảng 657,000 tới 1 triệu tấn phosphate] và Pattie (Hoàng Sa) [787,000
tới 1.2 triệu tấn phosphate]. Tiếp xúc với viên chức Pháp trên đảo, trưởng đoàn khai thác Nhật
hỏi thăm về lịch trình tiếp tế, cùng quân số, v.. v.. Ngày 17/5/1940, một chalutier Nhật từ phía
nam tới đảo Boisée. (26) 26. Thư số 529/APE ngày 24/5/1940, Gougal gửi Colonies (Paris); Nha Chính trị
Đông Dương, Phiếu trình ngày 24/5/1940 về Hoàng Sa [Paracels]; Chuyển tiếp báo cáo ngày 13/5/1940 của Phó Đô
Đốc Jean Decoux, Tư lệnh HQ Viễn Đông, về chuyến ghé thăm hai đảo Pattel và Boisée của soái hạm Lamotte
Picquet.

Năm 1945, chính phủ Charles de Gaulle (1944-1946) đã hoàn trả tất cả các nhượng địa đã
cắt cho “Pháp” từ cuộc chiến tranh nha phiến thứ nhất (1839-1842) tới năm 1889, nhưng không
đá động gì đến Sinnan Gunto [Trường Sa] và Hoàng Sa. [Trùng Khánh cũng chấp nhận cho Btitên tước khí giới Nhật ở Hong Kong]
Thứ Bảy, 9/1/1943, Nhật ký với chính phủ Wang Jingwei [Uông Tinh Vệ] Hiệp ước Nam
Kinh (30/3/1940-1945) tất cả những quyền tài phán (privilèges exterritoriaux) tại Trung Hoa; ngoại
trừ Thượng Hải. Hiệu lực từ ngày 30/3/1943. (CAOM [Aix], Affaires Politiques [AP], Carton 3441).
Theo luật quốc tế, quyền tài phán (extraterritoriality = exemption from local legal
juridiction = exterritorialité) có nghĩa quyền được áp dụng những luật pháp của xứ sở mình
tại một quốc gia thứ hai mà mình cư ngụ. Nhưng tại Trung Hoa, thuật ngữ này được diễn rộng
ra thành toàn bộ những ưu quyền dành cho một số cường quốc đã ký hiệp ước với Trung Hoa.
Người ngoại quốc đã tới cư ngụ ở Trung Hoa từ thế kỷ thứ XVI. Sau đó, dân Portugal chiếm
Macao, Bri-tên và Pháp chiếm Quảng Châu (Canton), rồi Amoy. Chiến tranh Nha phiến (184042), cuộc nổi dạy của Hồng Tú Toàn [Thái Bình Thiên Quốc hay Tai-ping Tianguo] (1853-58),
21


và loạn Quyền phỉ (Boxers, 1900) đưa đến việc cắt nhượng thêm đất và hải cảng cho cường quốc
Âu-Mỹ như Dutch, Nga, Mỹ, rồi Nhật.
Thứ Ba, 23/2/1943, Vichy tuyên bố bỏ quyền tài phán ở Thượng Hải (1849), Thiên Tân
(1861), Quảng Châu (1861), Hán Khẩu (1866). (LTTV, 26/2/43). 31/7/1943, Trùng Khánh: Tưởng

Giới Thạch cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vichy. Lý do nêu lên là Vichy đã bàn giao các
nhượng địa cho chính phủ Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh. (CAOM [Paris], AP, Carton 3441).
Sau thế chiến thứ II, sáu nước Trung Hoa, Pháp rồi Quốc Gia Việt Nam, Phi-líp-pin, Malay-xi-a [Malaysia], Bru-nê [Brunei] và In-đô-xi-a [Indonesia] tự nhận chủ quyền ở Spratlys.
Từ ngày 22/1/1942, phe de Gaulle đã viết thư cho Trùng Khánh, tuyên bố sẽ nối lại thương
thuyết về những hoà ước bất bình đẳng. Tuy nhiên, mãi tới ngày 13/3/1945, Đại sứ Pechkoff mới
bắt đầu viết thư cho Tống Tử Văn [T. V. Song] về vấn đề này. Rồi, ngày 27/6/1945, Bộ Ngoại
Giao Paris gửi cho Pechkoff dự thảo hiệp ước thân hữu, dựa theo hiệp ước ngày 11/1/1943 giữa
Bri-tên và Trung Hoa. Tháng 8/1945, Pháp hoàn trả Tưởng Giới Thạch Quảng Châu Loan. Cả
hai bên đều không nhắc gì đến Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1945-1946, khi thương thuyết trên thế mạnh hòa ước Chongqing [Trùng Khánh]
28/2/1946—tức bàn giao miền bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp—bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Trung
Hoa Dân Quốc cũng không nửa lời nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Mối quan tâm hàng đầu
của Tưởng Giới Thạch chỉ có việc trả lại Quảng Châu Loan [Guangzhouwan], đã nhượng cho
Pháp ngày 16/11/1899; cùng tiền ứng trước cho “180,000” quân Tưởng (thực ra, chỉ có 152,000),
cùng tiền mua lại đoạn đường sắt từ Côn Minh tới Hà Khẩu, và qui chế ưu tiên cho Hoa Kiều ở
Đông Dương.
Ngoại trưởng Vương Thế Kiệt [Wang Shih-chiek] và Đại sứ Meyrier chính thức ký Hiệp
ước Pháp-Hoa 28/2/1946 về Đông Dương; gồm những văn kiện sau:
- Hủy bỏ quyền tài phán của Pháp tại Trung Hoa, kể cả Quảng Châu Loan (đã thoả thuận từ
ngày 18/8/1945).
- Một hiệp ước về liên hệ Trung-Pháp, kể cả điều kiện cắt nhượng cho Trung Hoa phần
đường xe lửa Hải Phòng/Vân Nam nằm trên lãnh thổ Vân Nam.
- Một văn kiện bí mật về việc võ trang cho 5,000 thường dân Pháp ở Hà Nội [không công
bố]. [thực ra, vào khoảng 4500 Lê dương nhốt ở Cổ thành]
- Ba văn kiện trao đổi giữa Meyrier và Kiệt, khẳng định quân Trung Hoa sẽ rút từ 15/3 tới
31/3/1946; số tiền ứng trước 60 triệu đồng mỗi tháng, từ 1/9/1945 tới 28/2/1946 [360 triệu], và
lời hứa sẽ thương thảo thêm về số tiền phụ trội cần thiết sau ngày 28/2.
Phần chính phủ Trung Hoa đồng ý ứng trước cho quân Pháp đang đồn trú trên lãnh thổ
Trung Hoa (Thượng Hải, Quảng Châu Loan) số tiền 600 triệu quan kim, sẽ bồi hoàn trong vòng
6 tháng. (27) 27. CAOM (Aix), AP, Carton 3441/2. Tính đến ngày 28/2/1946, Ngân hàng Đông Dương đã

ứng cho quân TH 394 triệu. Chi phí cho dân sự Pháp 68 triệu và quân đội 251 triệu; Ibid., Affaires
Economiques [AE], Carton 308.

Tháng 12/1946, Tưởng Giới Thạch chiếm một đảo ở Hoàng Sa, phía nam Hải Nam, lập bia
tự nhận chủ quyền của Trung Hoa. Năm 1947, Tưởng công bố một bản đồ với lãnh hải phía Nam
gồm 11 đoạn đứt quãng giáp ranh với các nước Đông Nam Á. Nhân viên Ngoại Giao Pháp nêu
lên vấn đề Hoàng Sa mà Tưởng Giới Thạch mạo nhận là lãnh thổ của TH. (28)
[Mới đây, Bắc Kinh đưa ra lập luận cưỡng từ đoạt lý rằng không ai phản đối, nên mặc nhiên
có giá trị lịch sử]
22


Năm 1947, giới chức Pháp không dấu sự bất mãn việc Tưởng Giới Thạch đưa ra tấm bản đồ
lãnh hải hình chữ U với 11 đoạn đứt quãng, bao gồm gần trọn biển Đông Nam Á, và đề nghị có
giải pháp. Tuy nhiên vì nội chiến quốc-cộng bùng nổ, và chỉ trong vòng hai năm, Mao Trạch
Đông làm chủ được Hoa lục. Năm 1951, Pháp dàn xếp cho Nhật trao trả chủ quyền cho ba nước
liên kết với Pháp, bất chấp sự phản đối của VNDCCH, lúc này đã công khai gia nhập khối
Kominform.
Năm 1953, khi đang thương thuyết ngưng bắn ở Triều Tiên, Bắc Kinh cũng bắt đầu phổ biến
tấm bản đồ hình chữ U của Tưởng Giới Thạch. Dẫu vậy, mãi tới ngày 4/9/1958—khi Liên Hiệp
Quốc công bố một qui ước về thềm lục địa—Bắc Kinh mới công bố lãnh hải 12 hải lý, và chủ
quyền trên các biển đảo như Đài Loan, Hoàng Sa và Trường Sa.
China's claim appears to be extraordinarily broad. Although China has apparently never
published the co-ordinates of its claims to the South China Sea, a 1984 bathymetric chart
published by the South China Sea Institute, Beijing (hereinafter 'Beijing South China
Institute chart'), which is at a scale of 1:3,000,000, shows nine broken lines that set out
what China apparently today regards as indicating its claim. While the broken lines,
standing alone, are susceptible to a variety of interpretations, if they are intended to assert a
maritime boundary they indicate that China claims the entire South China Sea with the
exception of a narrow belt (varying between 12 and 80 miles in breadth) which it concedes

to the other States around the Sea. The alleged 'boundary' appears roughly to track the 200metre isobath, although with frequent deviations from it
Lines connecting the broken lines on the Chinese charts have been published frequently
in the literature and are generally understood today to demarcate the maritime area claimed
(in some undefined sense) by China, although that understanding is of very recent origin.
The maritime-boundary claims asserted by the Philippines, Malaysia and Indonesia are
well known and appear to have remained stable.In order to understand the competing claims
and the conflict between Vietnam and China, it is necessary to summarize the history of the
dispute.
Background of Sovereignty and Maritime-Boundary Disputes Between China and
Vietnam
The modern debate over the Spratlys and Paracels begins with the French occupation of
Indo China in the 19th century and the British government's claimed annexation of Spratly
Island. The French and the British exchanged diplomatic notes over rights to the islets in the late
19th century. France both claimed and exercised control over the Spratlys during the 1930s,
apparently without any protest by any power, including Japan, the rising “Yellow peril,”
which had begun to look southward for a new order. Not until the Spring of 1939 did the
Japanese occupy the Spratlys that they renamed “Sinnan Gunto” and placed it under the
Hainan governor’s jurisdiction.
1. Trước 1633: Theo Giáo sĩ Italia Christophoro Borri, chúa Nguyễn ở Thuận Hóa (từ 1558)
và Quảng Nam (từ 1570) sai người đi thu lượm các tàu thuyền bị đắm và lấy được cả súng đại
bác. Mô phỏng làm tàu theo kiểu Tây phương và đúc đại bác. (32)
Thực Lục Tiền Biên soạn vào đời Thiệu Trị (1841-1847) ghi:
Ở ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách
nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục
23


gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có đồi mồi [tortoise shell],
hải sâm [holothurian], ốc hoa [flowered shellfish], vích [green tortoise], ba ba [tryonichid
turtle], v.. v..

Buổi quốc sơ lập đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh xung vào, hàng năm
cứ tháng ba thì đi thuyền ra Trường Sa, đi ba ngày đêm thì đến bãi thu lượm hóa vật, đến
tháng 8 thì về. Lại có đội Bắc Hải mộ người thôn Từ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh
Dương, sai đi thuyền nhỏ tới Bắc Hải hay Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật. Đội này cũng do
đội Hoàng Sa cai quản. (33)
2. Hải Ngoại Ký Sự Thích Đại Sán, tục danh Thạch Liêm (ca 1633-1704), nói về quần đảo
Hoàng Sa (q. 3). Bản dịch (Huế: Đại học Huế, 1963) Năm 1695, Thạch Liêm, người Quảng
Đông, sang thăm Đàng Trong hơn một năm theo lời mời của chúa Nguyễn (12/3/1695 [28/1 Ất
Hợi]-22/7/1696 [24/6 Bính Tí]). Được coi như sư tổ phái Tào Động thịnh hành từ đời chúa
Nguyễn Phước Chu (1691-1725). (34)
Tháng 1-2/1702, Nguyễn Phước Chu sai đem thư và cống vật qua Quảng Đông xin cầu
phong nhà Thanh. Trung gian là bọn Hoàng Thần, Hưng Triệt (người Quảng Đông, từng theo
hòa thượng Thạch Liêm đến yết kiến năm 1795) [Lễ vật: 5 cân 4 lạng kỳ nam; 1 cân 13 lạng 5
đồng cân vàng sống; 2 ngà voi nặng 350 cân; 50 cây mây song hoa] [Việc này liên quan đến lời
cố vấn của Thạch Liêm]; Bọn này tháp tùng thuyền Xiêm La đi sứ nhà Thanh, bị bão giạt vào,
qua Quảng Đông. Vua Thanh không đồng ý vì đã phong cho vua Lê [năm 1667].
Thuyền Thanh thường ghé Quảng Nam buôn bán, nên gọi là nước Quảng Nam, hay Giao
Nam theo người Chàm và các viên chức Minh thân Chàm. (35)
Tháng 7-8/1702, Công ty East India Company thành lập một sở buôn ở Côn Lôn (Poulo
Condore) [cho tới năm 1705?]. Tháng 9-10/1702 [8 Nhâm Ngọ, 22/9-20/10/1702], Man An Liệt
chiếm Côn Lôn với 8 chiến thuyền. Đầu mục là Đô Thích Già thị và 4 người khác. Hơn 200
người, trí đại bác phòng ngự. Sử Nguyễn chép, tháng 11-12/1703 [10 Quí Mùi, 9/11-8/12/1703]
“dẹp yên đảng cướp An Liệt.” Trấn thủ Trấn Biên là Trương Phúc Phan thuê 15 người Chà Và
làm kế trá hàng bọn An Liệt, để thừa cơ hội chúng sơ hở thì giết. Một đêm bọn Chà Và phóng
lửa đốt trại, đâm chết hai người, bắt sống 1 người (ngũ ban). Hai sĩ quan khác chạy thoát. Phúc
Phan sai thuyền ra Côn Lôn, thu hết của cải, dâng nộp về Huế. Sĩ quan An Liệt bị đóng gông giải
về kinh, nhưng chết dọc đường. (36)
3. Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư [Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII]
Đây là bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam Đỗ Bá soạn vẽ vào giữa thế kỷ
XVII. Trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác “Bãi Cát Vàng” của Chúa

Nguyễn như sau:
“… Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm,
đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm(1) đến cửa Sa Vinh(2). Mỗi lần có gió Tây
Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió Đông Bắc thì thương
thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để nơi
đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa,
được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì
phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải một ngày rưỡi…” [Nguồn: Viện Nghiên cứu
Hán Nôm]

4. Tháng 8-16/9/1754 [7 Mậu Tuất, Càn Long thứ 19, 18/8-16/9/1754]:
24


Hai người Việt thuộc đội Hoàng Sa từ Quảng Ngãi bị bão lạc tới Quỳnh Châu, đảo Hải
Nam; được quan Thanh đưa trả lại. Chúa Nguyễn Phước Khoát sai viết thư cám ơn Tổng Đốc
Quảng Đông; (37)
5. Ngày 8/11/1759 [19/9 Kỷ Mão, Cảnh Hưng 20]: Thuận Đức Hầu trấn thủ cửa biển Tư
Hiền [cửa Eo] ban bằng sắc cho đội Hoàng Sa [còn giữ tại một thôn nhỏ Mỹ Lợi, xã Vĩnh Mỹ,
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên, cách Huế 30 km. (Bình luận: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam. (Nhân Dân (Hà Nội), 23/5/2014.
6. Tháng 3-4/1816 [3 Bính Tí, 29/3-26/4/1816], Gia Long sai Thủy quân và đội Hoàng Sa
cỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy. (38)
7. Tháng 9-10/1833 [8 Quí Tị, 14/9-12/10/1833]: Minh Mạng bảo bộ Công: Trong hải phận
Quảng Ngãi, có một giải cát vàng [Paracels hay Huangsha], xa trông trời nước một màu, không
phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường hay bị hại. Nay nên dự bị thuyền
mành, đến sang năm [1834] sẽ sai người ra dựng bia trồng cây cối. Ngày sau, cây cối to lớn,
xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh được cảnh mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời.”
(39)


8. 23/5/1834 [15/ 4 Giáp Ngọ, MM XV]: Sắc chỉ cho đoàn tuần hải đi Hoàng Sa từ tháng 3?.
(Tuổi Trẻ, 14/9/2009).

9. Hoàng Sa, có miếu Vạn lý ba bình [sóng êm vạn lý]; Gia Long lập đội Hoàng Sa, rồi bỏ;
1835 [Minh Mạng thứ 16], sai người chở gạch ra xây đền]. (40)
10. Tháng 1-2/1837 [Chạp Bính Thân, 7/1-4/2/1837]: Tàu Bri-tên bị mắc cạn ở Hoàng Sa.
Hơn 90 người ghé bãi biển Bình Định. Nguyễn Tri Phương đưa một số qua Hạ Châu để về nước.
(QTCBTY, 1971:208)

11. Bãi Cát Vàng [tên chữ nôm của Hoàng Sa] trên bản đồ của Giám mục Jean Taberd năm
1838 [in ở India], dưới thời Minh Mạng (1820-1841).
Hầu hết những tư liệu đời Minh Mạng đề còn tàng trữ trong Châu Bản Nhà Nguyễn đời
Minh Mạng.
12. Bắc Kinh, dĩ nhiên, từng tự nhận bá quyền [suzerainty] qua vương quốc Trung cổ Việt
Nam hay Đại Nam, dựa theo hệ thống “giao hiếu,” nhưng nhà Thanh đã ba lần cắt nhượng cho
Pháp, qua các tạm ước Thiên Tân ngày 11/5/1884, hiệp ước Thiên Tân 9/6/1885 và qui ước
26/6/1887 về biên giới Trung Hoa và Bắc Kỳ, hiệu lực từ 1897; đổi lấy Bành Hồ Đài Loan
[Taiwan] và nhất là được miễn trả tiền chiến phí khổng lồ [indemnity].
13. Mùa Xuân 1939, sau khi chiếm đảo Hải Nam, hạm đội Nhật chiếm luôn cả Trường Sa
[Spratlys, mà Nhật gọi là Sinnan Gunto] và Hoàng Sa [Paracels].
Tháng 4/1939, Bộ Ngoại Giao Mỹ coi “Sinnan Gunto” [Trường Sa] và Hoàng Sa như vùng
tranh chấp giữa Pháp với Nhật, sau khi Nhật chiếm hai quần đảo trên ngày Thứ Sáu, 31/3/1939,
và đặt dưới quyền Tổng đốc Hải Nam, đã bị Nhật chiếm trước đó. (41)
11/4/1939: Đại sứ Pháp René de Saint Quentin gặp Hamilton, Vụ trưởng Viễn Đông vụ, dò
ý Bộ Ngoại Giao Mỹ về việc bành trướng của Nhật. De Saint Quentin muốn biết Mỹ sẽ phản ứng
gì nếu Nhật chiếm Đông Dương thuộc Pháp và Hong Kong (tức Hương Cảng, nhượng địa của
Bri-tên). Hamilton khẳng định Mỹ sẽ coi như Pháp hoặc Bri-tên bị lấn chiếm. Tuy nhiên, quần
đảo Spratlys là vùng tranh chấp giữa Pháp và Nhật. (FRUS, 1939, III: The Far East, (1995) p 116)
17/5/1939: Ngoại trưởng Cordell Hull trao cho Đại sứ Nhật Horinouchi một công hàm yêu
cầu giải quyết việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa bằng biện pháp ngoại giao. (FR with

Japan, 1931-1941, II:240-41) Theo Hull, Mỹ quyết định bác bỏ chủ quyền Nhật tại Spratlys, vì theo
báo cáo của hải quân, 2/3 quần đảo này có thể sử dụng cho các hạm đội nhẹ. (Hull, Memoirs, 638)
25


×