Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ôn tập tội phạm học (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.73 KB, 14 trang )

1


Chương II: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1, Tội phạm và tình hình tội phạm là 2 khái niệm đồng nhất?
Sai
Tình hình tội phạm là 1 hiện tượng xã hội trái pháp luật hình sự mang tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá
trình lịch sử, được thể hiện bằng tổng thể thống nhất các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong 1 không gian,
thời gian xác định.
Bao gồm nhiều thuộc tính : tính xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính giai cấp, tính lịch sử, tính tiêu cực
và nguy hiểm cao trong xã hội, tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ tồng thể thống nhất
các tội phạm cụ thể, tính không gian và thời gian.
Tội phạm là khái niệm nằm trong khái niệm THTP, nó là 1 hành vi vi phạm pháp luật hình sự và nó là
những tội phạm nhất định .( tội phạm được hiểu theo tinh thần của Điều 8 bộ luật hình sự là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có đầy đủ năng lực hình sự thực hiện xâm phạm các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ, do vậy “ tình hình tội phạm” hiểu chung nhất là toàn bộ , tổng thể các tội
phạm đã và sẽ xảy ra trên thực tế)
2, Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội là 2 khái niệm đồng nhất?
Sai
Vì: - Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, cản trở sự phát triển của xã hội, biểu hiện thông qua các
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối
sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình
và xã hội.

-

Tình hình tội phạm nằm trong tệ nạn xã hội, là một phần của tệ nạn xã hội. Khái niệm tệ nạn xã
hội rộng hơn và không đồng nhất với khái niệm THTP.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm: tình hình tội phạm. nạn nhân , ma túy, thất nghiệp , lạm
phát


3, Sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu tình hình tội phạm không phụ thuộc vào yếu tố pháp luật
hình sự?
Sai
Vì: THTP được nhận thức từ tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong xã hội được quy định bởi PLHS.
THTP có 4 chỉ số: chỉ số cơ cấu, chỉ số thực trạng, chỉ số động thái và chỉ số thiệt hại của tội phạm .
Khi pháp luật thay đổi thì sẽ làm thay đổi về chỉ số cơ cấu (PLHS thường được sử dụng làm căn cứ, tiêu
chí xác định cơ cấu tình hình tội phạm) và thực trạng (căn cứ vào đặc điểm và thuộc tính trái pháp
luật).Như vậy, mọi sự thay đổi của PLHS như quy định về tội phạm mới, xóa bỏ tội phạm… đều dẫn đến
sự thay đổi của tình hình tội phạm trên thực tế.
4, Chỉ những tội phạm chưa bị đưa ra xét xử mới được coi là tội phạm ẩn?
Sai
Vì: tội phạm ẩn có 3 loại: tội phạm ẩn tự nhiên (chưa bị phát hiện), tội phạm ẩn nhân tạo(không bị xử lý
hoặc bị che đậy), tội phạm ẩn thống kê (chưa được thống kê). Đối với tội phạm ẩn tự nhiên và nhân tạo
thì tội phạm chưa bị đưa ra xét xử còn tội phạm ẩn thống kê là những tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã
2


bị phát hiện và xử lý nhưng không được đưa vào thông kê vì nhiều lý do. Vậy ngoài những tội phạm chưa
bị đưa ra xét xử thì có những tội pham đã được xét xử nhưng không được thống kê vẫn được là tội phạm
ẩn.
5, Chỉ những tội phạm đã qua xét xử mới được coi là tội phạm rõ.
Sai
Vì: có những tội phạm đang ở giai đoạn khởi tố, truy tố chưa qua xét xử được miễn trách nhiệm hình sự,
được đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoặc chết hoặc do có sự thay đổi của pháp luật hình sựvẫn được thống kê
thì vẫn được xem là tội phạm rõ.
6. Bất kỳ tội phạm nào đã được thông báo cho cơ quan công an đều được coi là tội phạm rõ.
Sai
Vì : không phải tất cả tội phạm được thông báo cho cơ quan công an đều được coi là tội phạm rõ vì có
những trường hợp tội phạm đó trở thành tội phạm ẩn ( do được che giấu bởi 1 tội phạm khác như hối lộ,
tham nhũng, hay là không được thống kê).

7. Cơ cấu tình hình tội phạm thay đổi không ảnh hưởng đến tính nguy hiểm của tình hình tội phạm.
Sai
Vì: ý nghĩa của chỉ số cơ cấu là để đánh giá mức độ,tính chất nguy hiểm của tội phạm, là cơ sở để đánh
giá hiệu quả phòng ngừa của tội phạm, biểu hiện quy luật tồn tại và phát triển của THTP, làm cơ sở để
hoạch định kế hoạch phòng chống tội phạm. Vậy khi cơ cấu tình hình tội phạm thay đổi thì tính nguy
hiểm của THTP cũng thay đổi.
8. Chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm không được coi là căn cứ để đánh giá hiệu quả
phòng ngừa tội phạm.
Sai
Vì: Thiệt hại của THTP là toàn bộ những thiệt hại mà THTP gây ra cho xã hội bao gồm thiệt hại vật chất
và phi vật chất. Thiệt hại chính là 1 chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm, tính thiệt hại
của THTP trên thực tế và cũng là 1 căn cứ trong việc hoạch định kế hoạch phòng chống tội phạm va đánh
giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, khi chỉ số thiệt hại giảm, số tội phạm cũng sẽ giảm,
đánh giá được hiệu quả phòng ngừa tội phạm.
9. Số liệu thống kê về tình hình tội phạm có xu hướng tăng, điều đó có nghĩa là tình hình tội phạm
thực tế có động thái tăng.
Động thái tình hình tội phạm có 2 loại: thực trạng và cơ cấu. thực trạng là sự thay đổi, diễn biến của số ng
phạm tội, vụ phạm tội tăng hay giảm trong 1 giai đoạn nhất định. Động thái về cơ cấu là sự thay đổi tỷ
trọng phản ánh tính nguy hiểm của tội phạm như vậy nếu số liệu thống kê tăng thì động thái về thực trạng
tăng. Tuy nhiên, động thái về cơ cấu của tội phạm chưa chắc tặng. Vì vậy, sự tăng về số liệu thống kê
tăng không phản ánh đươc chính xác tình hình tội phạm thực tế có động thái tăng.
10. Để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ cần căn cứ vào tỷ lệ tăng, giảm số tội phạm,
người phạm tội đã bị phát hiện, xử lý.
Sai

3


Vì: tình hình tội phạm có phần ẩn và phần rõ. Nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ tăng giảm số tội phạm, người
phạm tội đã bị phát hiện, xử lý thì chỉ đánh giá được phần rõ của tội phạm. Như vậy việc đánh giá hiệu

quả phòng ngừa tội phạm sẽ không chính xác.
Muốn đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được chính xác còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác:
khía cạnh lượng và chất và các tiêu chí khác.
Để đánh giá được hiểu quả phòng ngừa tội phạm phải căn cứ vào 4 chỉ số: thực trạng, cơ cấu, động
thái , thiệt hại.
Tỷ lệ tăng giảm số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện , xử lý chỉ mới phản ánh về thực trạng .
11. Chỉ khi nào số liệu thống kê về tình hình tội phạm có xu hướng giảm thì mới có thể khẳng định
được phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
Sai
Vì: Để đánh giá việc phòng ngừa tội phạm có hiệu quả hay không thì phải căn cứ vào cả 4 chỉ số: chi so
ve dong thai, thiệt hại, thực trạng, cơ cấu. Mỗi chỉ số đều phản ánh 1 biện pháp áp dụng.Như vậy, chỉ dựa
vào số liệu thống kê về tình hình tội phạm có xu hướng giảm thì không chưa thể khang dinh duoc phòng
ngừa tội phạm có hiệu quả.
* TỰ LUẬN
1. Phân tích chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm. Vì sao nói chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm được
coi là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình tội phạm.
GT/152
Thiệt hại tình hình tội phạm là toàn bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm đã gây ra cho xã
hội, bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất.
Nội dung của thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, thiệt hại về thể chất: tính mạng sức khỏe,
thiệt hại về tinh thần, uy tín. Ngoài ra còn có những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu do
tình hình tội phạm gây ra hay để khắc phục hậu quả mà tình hình tội phạm để lại. Qua thiệt hại giúp
tình hình thực tế thiệt hại như thế nào, nguy hiểm ra sao, hậu quả để lại.
Chỉ số thiệt hại được coi là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình tội phạm
là vì nó phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm
trên thực tế.

*****Chỉ có những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
bằng biện pháp phòng ngừa tội phạm.(Mai Hương) t 291 và 297
Nhận định sai. Ngoài chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền như : tổ chức đảng

cộng sản, quốc hội ,hội đồng nhân dân các cơ quan hành chính nhà nướ cơ quan công
án toà án viện ks thì các cá nhân tổ chức công dân cũng có thể thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tp.

4


2. Phân tích những nguyên nhân dẫn tới tội phạm ẩn. Ví dụ?
Tội phạm ẩn có thể là những tội phạm chưa bị cơ quan chức năng phát hiện hoặc đã bị cơ quan chức năng
phát hiện nhưng k bị cơ quan chức năng xử lý, hoặc đã bị phát hiện xử lý nhưng không được thống kê. Vì
nhiều lý do khác nhau mà có một bô phận tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã gây nguy hiểm cho xã hội
nhưng chưa bị phát hiện và không tồn tại trong thống kê tội phạm. Với cách hiểu này tội phạm ẩn có thể
chia làm 3 lọai: TP ẩn tự nhiên, TP ẩn nhân tạo, Tp ẩn thống kê. Nguyên nhân dẫn đến những loại tội
phạm này chủ yếu:
-

Tội phạm ẩn tự nhiên : nguyên nhân dẫn tới loại tội phạm ẩn này chủ yếu là do cơ quan chức năng không có

-

thông tin về tội phạm.việc không có thông tin về tội phạm xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính
+ cơ quan chức năng: còn thụ động ,chưa nỗ lực trong việc phát hiện tội phạm cũng như sự yếu kém về chuyên
môn
+ từ phía nạn nhân : nạn nhân không tố giác tội phạm do tâm lí sợ bị trả thù , sợ bị mất thời gian vì không tin tưởng
vào cơ quan chức năng cũng như tâm lí e ngại sợ chịu trách nhiệm khi phải khai báo tội phạm khi mà nạn nhân cũng
là người có lỗi
+ gia đình nạn nhân, những người khác biết tội phạm xẩy ra nhưng không tố giác do tâm lí sợ bị trả thù , không
muốn làm người làm chứng vì sợ ảnh hưởng tới công việc ,đời sống bình thường của họ
Ngoài ra một nguyên nhân quan trong khiến cơ quan chức năng không thể phát hiện tội phạm là việc che dấu tội
phạm của người pham tội.Nguyên nhân này có liên quan chặt chẽ với thái độ chủ động truy tìm tội phạm, trình độ

chuyên môn của cơ quan chức năng như đã đề cập ở phần trên. Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội trong
đa số các trường hợp đều tồn tại tâm lí che dấu tội phạm, có thể bằng những thủ đoạn rất tinh vi, trong khi đó khả
năng phát hiện của cơ quan chức năng lại bị hạn chế cho nên tội phạm k bị phát hiện.
Tội phạm nhân tạo : nguyên nhân chính dẫn tới tội phạm này là sự cố tình che dấu, không xử lí tội phạm khi
tội phạm này bị phát hiện của cơ quan chức năng. Như vậy nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của loại tội phạm này là
do sự tham gia của người có quyền hạn nhất định. Tức là mặc dù tội phạm đã bị phát hiện nhưng những chủ thể có
quyền hạn này cố tình không xử lý với nhiều lý do khác nhau (thực chất là do có sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên
khác như là các tội về đưa nhận hối lộ…) và những chủ thể có quyền hạn này đã không xử lí mặc dù tội phạm đã bị

-

phát hiện.
Tội phạm ẩn thống kê: chủ yếu xuất phát từ sai xót trong quá trình thống kê, không hoàn chỉnh trong các quy
định của pháp luật về hoạt động thống kê, trong một số trường hợp vì lý do tành tích hay các lý do khác, cơ quan chức
năng cố tình không thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội.

3. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo. Loại tội
phạm ẩn nào chiếm tỷ lệ cao hơn.Vì sao?
Tội phạm ẩn bao gồm tội phạm ẩn tự nhiên ,tội phạm ẩn nhân tạo vài phạm ẩn thống kê trong đó
-

Tội phạm ẩn tự nhiên là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hoàn toàn không có thông tin về tội

-

phạm cho nên tội phạm không bị xử lí và không đưa vào thống kê tội phạm (t 137)
Tội phạm ẩn nhân tạo là tội phạm đã xảy ra trên thực tế đã bị cơ quan chức năng phát hiện nhưng không bị xử
lí do có sự che đậy từ tội phạm ẩn tự nhiên khác (ẩn chủ quan )
5



Nguyên nhân dẫn đến 2 loại tội phạm trên là
-

Tội phạm ẩn tự nhiên : nguyên nhân dẫn tới loại tội phạm ẩn này chủ yếu là do cơ quan chức năng không có

-

thông tin về tội phạm.việc không có thông tin về tội phạm xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính
+ cơ quan chức năng: còn thụ động ,chưa nỗ lực trong việc phát hiện tội phạm cũng như sự yếu kém về chuyên
môn
+ từ phía nạn nhân : nạn nhân không tố giác tội phạm do tâm lí sợ bị trả thù , sợ bị mất thời gian vì không tin tưởng
vào cơ quan chức năng cũng như tâm lí e ngại sợ chịu trách nhiệm khi phải khai báo tội phạm khi mà nạn nhân cũng
là người có lỗi
+ gia đình nạn nhân, những người khác biết tội phạm xẩy ra nhưng không tố giác do tâm lí sợ bị trả thù , không
muốn làm người làm chứng vì sợ ảnh hưởng tới công việc ,đời sống bình thường của họ
Ngoài ra một nguyên nhân quan trong khiến cơ quan chức năng không thể phát hiện tội phạm là việc che dấu tội
phạm của người pham tội.Nguyên nhân này có liên quan chặt chẽ với thái độ chủ động truy tìm tội phạm, trình độ
chuyên môn của cơ quan chức năng như đã đề cập ở phần trên. Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội trong
đa số các trường hợp đều tồn tại tâm lí che dấu tội phạm, có thể bằng những thủ đoạn rất tinh vi, trong khi đó khả
năng phát hiện của cơ quan chức năng lại bị hạn chế cho nên tội phạm k bị phát hiện.
Tội phạm nhân tạo : nguyên nhân chính dẫn tới tội phạm này là sự cố tình che dấu, không xử lí tội phạm khi
tội phạm này bị phát hiện của cơ quan chức năng. Như vậy nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của loại tội phạm này là
do sự tham gia của người có quyền hạn nhất định. Tức là mặc dù tội phạm đã bị phát hiện nhưng những chủ thể có
quyền hạn này cố tình không xử lý với nhiều lý do khác nhau (thực chất là do có sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên
khác như là các tội về đưa nhận hối lộ…) và những chủ thể có quyền hạn này đã không xử lí mặc dù tội phạm đã bị

-

phát hiện.

Trong 2 loại tội phạm ẩn trên thì tội phạm ẩn tự nhiên có tỷ lệ cao hơn vì tôi phạm ẩn nhân tạo là những tội
phạm đã được phát hiện nhưng không được xử lí như vậy tội phạm này được che dấu là do tội phạm ẩn tự nhiên khác
như đưa nhận hối lộ, tội làm sai lệch hồ sơ… như vậy tội phạm ẩn tự nhiên sẽ có tỷ lệ cao hơn

-

4. Trình bày ý nghĩa của việc nhận thức tính giai cấp của tình hình tội phạm. (t125-126)
Nhận thức tính giai cấp của tình hình tội phạm có 2 ý nghĩa quan trọng như sau:
-Ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc xuất hiện của tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm không phải xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của xã hội loài người mà chỉ xuất hiện
khi xã hội có sự phân chia giai cấp khi có sự hình thành nhà nước và pháp luật .Giai cấp thống trị quy
định những hành vi bị cấm thông qua việc đe dọa áp dụng hình phạt thì thực tế mới xuất hiện tội phạm ,
tình hình tội phạm.Những hành vi bị coi là tội phạm là những hành vi trước hết đe dọa xâm hại lợi ích của
giai cấp thống trị, vì thế về thực chất , nội dung tình hình tội phạm xâm hại vào các lợi ích , các quan hệ
xã hội được giai cấp thống trị thừa nhận và bảo vệ. Quan điểm về tội phạm của giai cấp thống trị thay đổi
không ngừng đã dẫn đến sự thay đổi về tình hình tội phạm trên thực tế.Khi tương quan về lực lượng giữa
các giai cấp trong xã hội thay đổi thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi.Và khi những mâu thuẫn giữa
các giai cấp trong xã hội được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ. Khi nghiên cứu về
tình hình tội phạm thì phải xem xét nó trong sự tương quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng

6


ngừa tội phạm phải kết hợp với đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã
hội

- Ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
Đấu tranh phòng chống tội phạm gắn liền với đấu tranh giai cấp.Xem xét tình hình tội phạm trong 1 quốc
gia ,lãnh thổ phải xác định giai cấp thống trị là giai cấp nào và mức độ mâu thuẫn của các giai cấp , tức là
phải đặt tình hình tội phạm trong mối tương quan về lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội . Do sự xuất

hiện mâu thuẫn giai cấp đã dẫn đến sự xuất hiện của tình hình tội phạm cho nên đấu tranh với tình hình
tội phạm cần kết hợp đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ mâu thuẫn giai cấp trong xã hội , loại trừ nguyên
nhân sâu xa của tình hình tội phạm .
Tình hình tội phạm thể hiện góc nhìn của giai cấp thống trị: 1 hành vi gây ra cho xã hội được xem là tội
phạm khi nó quy định trong hệ thống pháp luật, mà hệ thống ấy được xây dựng từ 1 nhà nước được thống
trị bởi giai cấp thống trị.
- Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong mọi xã hội lòai người mà nó chỉ ra đời cùng với
sự xuất hiện sở hữu tư nhân, của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sự ra đời của nhà
nước và pháp luật là khi có những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Việc nhận thức được
tính giai cấp của THTP, đầu tiên sẽ giúp chúng ta xác định được mối quan hệ mật thiết giữa tính giai cấp
và THTP, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống tội phạm phù hợp và hiệu quả.
- Việc nhận thức được tính giai cấp của THTP còn giúp chúng ta xác định được việc: Chính giai cấp
thống trị trong xã hội sẽ qui định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn
cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình đồng thời chính giai
cấp thống trị có tòan quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các họat động điều tra truy tố xét
xử các hành vi phạm tội và người phạm tội. Khi có sự thay đổi về tương quan lực lượng giữa các giai cấp
trong xã hội thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi.Và khi những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong
xã hội được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ.Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm thì
phải xem xét nó trong sự tương quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng ngừa tội phạm phải
kết hợp với đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội.
- Hơn nữa những quốc gia với những giai cấp thống trị khác nhau thì THTP có thể khác nhau về tội
phạm thực tế. Điều này giúp chúng ta xác định được biện pháp phòng ngừa tội phạm nào là phù hợp với
tình hình thực tế về mối quan hệ giai cấp của từng quốc gia.Đấu tranh phòng chống tội phạm gắn liền
với đấu tranh giai cấp.Xoa dịu mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị để giảm THTP, phòng chống
tội phạm.
Vì vậy việc nhận thức được tính giai cấp của THTP chẳng những có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định phương hướng mà còn giúp chúng ta đề ra các biện pháp phòng chống tội phạm phù hợp và hiệu
quả.
5. Vì sao nói tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội? Hiểu biết vấn đề này có ý nghĩa như thế nào
trong thực tiễn phòng chống tội phạm.

Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là tội phạm và do
những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng
phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực.
7


Tình hình tội phạm được nhận thức từ một tội phạm cụ thể mà một tội phạm cụ thể bao giờ cũng do một
người cụ thể đang tồn tại trong xã hội thực hiện.Họ thực hiện hành vi phạm tội từ nhận thức xã hội dưới
sự tác động của các điều kiện xã hội nhất định hay nói cách khác thông qua quá trình hình thành nhân
cách ở mỗi cá nhân . Như vậy, tình hình tội phạm mang tính xã hội được thể hiện: tình hình tội phạm l à 1
hiện tượng tồn tại trong xã hội , do con người trong xã hội thực hiện dưới sự tác động của những điều
kiện xã hội nhất định. Đồng thời vì xuất hiện trong lòng xã hội và chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố
xã hội cho nên tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến ổn định mà hiện tượng này luôn thay
đổi cùng với sự thay đổi của xã hội.
Ý nghĩa trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm
- Giúp nhận biết thuộc tính xã hội của tình hình tội phạm. Do việc giải thích quy luật của tình hình tội
phạm xuất phát từ những hiện tượng xã hội cho nên trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm
không phải tập trung cho việc thay đổi các điều kiện tự nhiên , các yếu tố về mặt sinh học của con người
mà cần ưu tiên tác động vào những yếu tố xã hội , các hiện tượng xã hội có khả năng làm phát sinh tội
phạm như tình trạng thất nghiệp sự gia tăng dân số không kiểm soát , tình trạng lây lan tâm lí tiêu cực.
Trong các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm , các biện pháp phòng ngừa tội phạm mang tính xã
hội tác động vào nguyên nhân ,điều kiện của tình hình tội phạm thông qua các chính sách nhằm nâng cao
đời sống vật chất , tinh thần của con người cần được ưu tiên sử dụng hơn các biện pháp mang tính cưỡng
chế nhà nước.
- Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể : khi giải thích về
qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại
trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội
tác động đến các quan hệ xã hội.

1. trang 117

1 về nguồn gốc
- Tình hình tội phạm có nguồn gốc trong xã hội, tức là tình hình tp do con người trong xh thực
hiện, dưới sự tác động của những điều kiện xã hội nhất định. Theo đó một tội phạm cụ thể bao
giờ cũng do một con người cụ thể trong xã hội thực hiện. hành vi phạm tội xuất phát từ nhận
thức xã hội và dưới sự tác động của các điều kiện xã hội nhất định
2 xét về nội dung tác động
- Nội dung của tình hình tội phạm nó cũng mang tính xã hội, có nghĩa là tình hình tội phạm xâm
phạm các quan hệ xã hội, giá trị xã hội được PL thừa nhận và bảo vệ.
3 xu hướng tồn tại
- Số phận của tình hình tội phạm cũng mang tính xã hội, tức là khi các đk xã hội thay đổi thì
tình hình tội phạm sẽ thay đổi theo. Theo đó tình hình tội phạm xuất hiện trong lòng xã hội chịu
sự tác động của các yếu tố xã hội do đó xu hướng tồn tại ,vận động của tình hình tội phạm chịu
sự chi phối của xã hội.
Như vậy tình hình tội phạm do chính con người trong xã hội gây ra tác động tới các mối quan hệ
trong xã hội và bị chi phối tác động bởi xã hội do vậy nó là một hiện tượng xã hội
6. Trình bày những nguyên nhân làm cho số liệu thống kê tình hình tội phạm giảm.

8


Nguyên nhân làm cho số liệu thống kê Tình hình tội phạm giảm là do:
Nguyên nhân khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội 1 cách tinh vi, với thủ đoạn che
dấu các cơ quan chức năng, hoặc có thể do yếu tố nạn nhân hay người biết về hành vi phạm tội của tội
phạm (che dấu tội phạm).
Nguyên nhân chủ quan: chủ yếu từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật, là tội phạm ẩn nhân tạo, cơ quan
chức năng đã có thông tin ban đầu về tội phạm nhưng vì có 1 tội phạm ẩn tự nhiên khác che đậy làm cho
chúng không bị xử lý theo qui định của pháp luật

9



CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1. Phân biệt nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm và nhóm tội phạm cụ thể. Tại sao chúng
có thể khác nhau nhưng lại có mối quan hệ với nhau?
2. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm và loại tội
phạm và tội phạm cụ thể?
3. Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm thay đổi chậm hơn nguyên nhân và điều kiện tình
hình tội phạm cụ thể.
Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng, quá trình xã hội tồn tại ở phạm
vi rộng lớn mang tính quốc gia, quốc tế và thời gian tồn tại của nó tương ứng với từng xã hội, trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là cái chung cái bao trùm và phổ biến, có mặt trong
nhiều lĩnh vc của đời sống xã hội đồng thời tác động đến nhóm tội và loại tội. Có nghĩa là nguyên nhân
và điều kiện tình hình tội phạm luôn có mặt trong từng nhóm nguyên nhân và điều kiện của loại tội
phạm và ngay cả trong những nguyên nhân điều kiện chỉ làm phát sinh một tội phạm cụ thể.
Những hiện tượng quá trình xã hội là nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm còn là những
hiện tượng tồn tại ổn định tương đối về thời gian, được xác định bằng những khoảng thời gian tương
đối lâu dài như một thời đại, một chế độ xã hội hoặc một giai đoạn nhất định của lịch sử.
CHƯƠNG IV: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CỤ THỂ.
NHẬN ĐỊNH
1. Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không có quá trình hình thành động cơ phạm tội.
2. Trong trường hợp phạm tội có động cơ thì quá trình hình thành động cơ phạm tội xuất hiện sau khi tội
phạm được thực hiện.
3. Tình huống, hoàn cảnh không đóng vai trò gì trong quá trình hình thành động cơ phạm tội trong cơ chế
tâm lý xã hội.
4. Không phải tội phạm nào thực hiện cũng có khâu hình thành động cơ hoặc khâu thực hiện.
5. Trình độ học vấn không có vai trò quyết định trong việc hình thành động cơ phạm tội
6. Tất cả các tình huống phạm tội chỉ do người phạm tội tạo ra.
7. Trong tội phạm có thiệt hại đến nạn nhân thì khía cạnh nạn nhân luôn luôn là 1 phần trong tâm lý xã
hội của tội phạm.

8. Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn luôn có lỗi của nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành
vi phạm tội.
9. Tất cả các tội phạm được thực hiện luôn luôn có nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội.
10. Đặc điểm sinh học của người phạm tội hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành
vi phạm tội.
11. Tất cả tội phạm được thực hiện đều có quá trình hình thành động cơ phạm tội.
10


12. Khâu thực hiện tội phạm luôn có trong cơ chế tâm lý xã hội của mọi hành vi phạm tội.
13. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội luôn luôn thể hiện lỗi của nạn nhân khi
tội phạm được thực hiện.
14. Đặc diểm giới tính của người phạm tội hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành
vi phạm tội.
15. Đặc điểm sinh học của người phạm tội quyết định việc hình thành động cơ phạm tội.
CHƯƠNG VI: PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
Các biện pháp:
1. Tăng cường, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên,
cán bộ công chức, và nhân dân về phòng chống tham nhũng lãng phí.=> BPPN Loại tội phạm
2. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và Đảng viên, tăng cường vai trò của chi
bộ trong quản lý, giáo dục Đảng viên=> BPPN loại tội phạm
3. Cải cách chế độ tiền lương.=> BPPN tội phạm chung
4. Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ công chức. => BPPN tội phạm cụ thể
(tội phạm chức vụ)
5. Chấn chỉnh công tác thu chi ngân sách=> BPPN tội phạm cụ thể (tội phạm chức vụ)
6, Đa dạng hóa các mô hình cai nghiện chữa trị cho người nghiện.=> BPPN loại tội phạm (loại tội
phạm về ma túy)
7. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng các loại thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện, chữa trị cho người
nghiện.=> BPPN loại tội phạm ( loại tội phạm về ma túy)
8. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các nước nước có chung đường biên giới đường bộ.=> BPPN

tội phạm chung
9. Đầu tư trang bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến
đấu của cơ quan cảnh sát điều tra các cấp. => BPPN tội phạm chung
10. Xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm. => BPPN tội phạm chung
11. Đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị phương tiện dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam.
=> BPPN tội phạm chung
* NHẬN ĐỊNH
1. Để phòng ngừa tội phạm, nhà nước có quyên áp dụng bất kỳ biện pháp nào nếu có tác dụng ngăn
ngừa được tội phạm.
Sai, để phòng ngừa tội phạm, nhà nước không được áp dụng bất lỳ biện pháp nào nếu có tác dụng ngăn
ngừa tội phạm mà phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Việc áp dụng các biện pháp phải phù hợp, đúng
người, đúng tội đúng pháp luật và nhằm mục đích ngăn ngừa tội phạm thì mới được sử dụng để phòng
ngừa tội phạm.
TL: Nhận định này sai.
11


Bởi vì: Không phải bất kỳ biện pháp nào có tác dụng phòng ngừa tội phạm thì nhà nước đều áp dụng.
Tuy cũng nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm nhưng nhà nước chỉ áp dụng các biện pháp tuân theo quy
định của pháp luật. Tùy vào phạm vi và mức độ tác động, đối tượng tác động của biện pháp phòng ngừa,
địa bàn và lĩnh vực cần phòng ngừa, nội dung và tính chất của biện pháp phòng ngừa để lựa chọn biện
pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp với từng tình hình cụ thể và nằm trong khuôn khổ các quy định của
pháp luật. Chứ không thể vì mục đích phòng ngừa tội phạm mà tùy ý áp dụng bất kỳ biện pháp nào.
2. Chỉ có những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm phòng ngừa tội
phạm mới được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Sai
Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm
khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản tội phạm xảy ra, khắc phục lọai bỏ
nguyên nhân điều kiện.Theo nghĩa rộng, ngòai việc ngăn cản tội phạm xảy ra còn sử dụng các biện pháp

để phát hiện xử lý tội phạm kịp thời. Vì vậy, ngoài những biện phám do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm
mục đích phòng ngừa tội phạm thì những biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ tội phạm hay phát hiện xử lý
tội phạm cũng được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm.
3. Nguyên tắc pháp chế trong phòng ngừa tội phạm chỉ áp dụng cho đối tượng là người phạm tội.
Sai, vì các hoạt động phòng ngừa tội phạm có pháp luật điều chỉnh ở những mức độ khác nhau. Nguyên
tắc pháp chế trong phòng ngừa tội phạm đòi hỏi các chủ thể phòng ngừa tội phạm phải tuân thủ để đảm
bảo pháp chế là một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tội phạm. Để
nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện trên thực tế thì đòi hỏi phải có 1 hệ thống pháp luật phòng ngừa
tội phạm hoàn chỉnh và ý thức tuân thủ pháp luật từ phía các chủ thể phòng ngừa tội phạm. Vì vậy ngoài
áp dụng nguyên tắc này cho đối tượng là người phạm tội thì các chủ thể phòng ngừa tội phạm cũng được
áp dụng bởi nguyên tắc pháp chế này.
4. Pháp luật về phòng ngừa tội phạm chỉ được quy định trong luật hình sự và tố tụng hình sự.
Sai.
Pháp luật về phòng ngừa tội phạm không chỉ được quy định trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự mà còn
được quy định trong nhiều văn bản pháp luạt khác như hiến pháp, các đạo luật khác như luật tổ chức chính
phủ hay luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, luật công an nhân dân hay các văn bản pháp quy
khác... cũng quy định về phòng ngừa tội phạm. Trong đó, có những văn bản chỉ quy định về phòng ngừa tội
phạm và cũng có những văn bản chỉ có một số quy định liên quan đến hoạt đọng PNTP như quy định về chủ
thể phòng ngừa tội phạm hay quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Ngoài luật hình sự và luật tố tụng hình sự thì còn có hiến pháp, Bộ luật, các đạo luật, các văn
bản quy phạm pháp luật khác cũng quy định về pháp luật phòng ngừa tội phạm.
5. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm là các biện pháp đã được các cơ quan nhà nước quy định.
Sai
Các bịên pháp phòg ngừa là một trong vấn đề lí lụân của phòg ngừa tội phạm theo đó nó là những bịên
pháp giải pháp đựơc chủ thể sử dụng để lọai bỏ nguyên nhân và đìêu kịên phạm tội. Pháp lụât cũng có quy
12


định về phòg ngừa tội phạm và bịên pháp phòg ngừa theo đó cã chủ thể phòg ngừa tội phạm phải tuân thủ và
sử dụng các bịên pháp phù hợp với quy định của pháp lụât. Tuy nhiên một số bịên pháp để lọai bỏ nguyên

nhân và đìêu kịên phạm tội không đựơc quy định nhưng vẫn phù hợp với pháp lụât, văn hóa thì vẫn dk coi là
một trog các bịên pháp phòg ngừa tội phạm.

*TỰ LUẬN
Phân loại biện pháp phòng ngừa tội phạm sau đây căn cứ theo phạm vi, mức độ phòng ngừa của
biện pháp.
Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.=> BPPN tội phạm chung
Khóa cửa cẩn thận trước khi đi ngủ=> BPPN tội phạm chung
Thực hiện cơ chế minh bạch trong quản lý tài sản công. => BPPN loại tội phạm
Hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông.=>BPPN tội phạm cụ thể
Phổ cập giáo dục nhằm nâng cao dân trí. => BPPN tội phạm chung
Tăng cường quốc phòng an ninh. => BPPN tội phạm chung
Cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức.=> BPPN loại tội phạm
Không đeo trang sức quý khi ra đường. => BPPN loại tội phạm
Thiết lập đường dây nóng điện thoại để tiếp nhận thông tin tội phạm.=> BPPN tội phạm chung
CHƯƠNG VII: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ KẾ HOẠCH HÓA HOẠT ĐỘNG PHÒNG
NGỪA TỘI PHẠM
Nhận định
1. Chỉ dựa vào số liệu thống kê về tình hình tội phạm có thể dự báo được tình hình tội phạm trong
tương lai
2. Dự báo tội phạm bằng số liệu thống kê có thể được sử dụng trong mọi điều kiện khác nhau.
Sai
Phương pháp thống kê tội phạm chỉ có thể sử dụng để dự báo tội phạm trong thời gian ngắn (từ 1 đến
2 năm), không thể dự báo trong thời gian dài vì nhiều khả năng có tác động bên ngoài khó lường làm ảnh
hưởng đến diễn biến tình hình tội phạm. Riêng những tội phạm có độ ẩn cao không nên sử dụng phương
pháp này vì số liệu thống kê tội phạm có độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm.
3. Dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp thống kê đều cho kết quả tin cậy trong mọi điều kiện dự
báo và đối với tất cả các loại tội phạm được dự báo
Sai, vì dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp áp dụng trên cơ sở lý giải các hiện tượng xã
hội.phương pháp này chỉ cho kết quả đáng tin cậy khi các số liệu, thông tin về tội phạm trong quá khứ,

hiện tại được thu thập đầy đủ, chính xác, các tội phạm cụ thể đang nghiên cứu có độ ẩn thấp và không có

13


sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian dự báo. Phương pháp này chỉ dễ thực hiện và cho kết quả tin
cậy trong khoảng thời gian ngắn.
Nếu dựa vào hình ảnh quá khứ để phán đoán xu hướng của nó trong tương lại thì không thể dự báo
trong thời gian dài vì nhiều khả năng có tác động bên ngoài khó lường làm ảnh hưởng đến diễn biến tình
hình tội phạm. Riêng những tội phạm có độ ẩn cao không nên sử dụng phương pháp này vì số liệu thống
kê tội phạm có độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm.
4. Dự báo tội phạm bằng phương pháp chuyên gia là các chuyên gia tổ chức hoạt động dự báo tội
phạm.
Sai, vì phương pháp chuyên gia là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kiến thức kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về những vấn đề cần dự báo. Tuy chủ yếu dựa
vào ý kiến của các chuyên gia nhưng bản thân các chuyên gia cũng có thể sử dụng các phương pháp dự
báo tình hình tội pháp khác để hỗ trợ hoạt động dự báo.
5. Dự báo tội phạm bằng phương pháp chuyên gia là phương pháp mà các chuyên gia là người kết
luận cuối cùng về xu hướng của tình hình tội phạm
Sai, vì phương pháp chuyên gia là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kiến thức kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về những vấn đề cần dự báo. Dự báo của các
chuyên gia chỉ mang tính tham khảo, trong những trường hợp có ý kiến chưa phù hợp hoặc có sự mâu
thuẫn ý kiến giữa các chuyên gia thì người tổ chức lấy ý kiến chuyên gia mới là người đưa ra kết luận
cuối cùng.
6. Tài liệu, thông tin được sử dụng trong việc lập kế hoạch phòng ngừa tội phạm cũng là tài liệu,
thông tin được sử dụng trong việc dự báo tội phạm.
Đúng. Kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm là hoạt động phức tạo đòi hỏi phải thu
thập đầy đủ thông tin tài liệu về tình hình tội phạm, tội phạm cụ thể, tệ nạn xã hội liên quan... Nói chung
những thông tin được sử dụng trong việc kê hoạch hóa hoạt động PNTP là những thông tin tài liệu được
sử dụng cho hoạt động dự báo tội phạm. Những thông tin về kết quả dự báo tội phạm còn có vai trò quan

trọng trong việc lập kế hoạch PNTP.

14



×