Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

1 so cau chuyen li thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 27 trang )

tXin thầy hãy dạy cho con tôi
(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông
theo học.
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả
mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên
đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có
một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy
cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn
nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng
những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để
lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay
lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho
rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ
thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ
biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết
cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt
đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu
hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm
bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao
giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng


người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách
của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó
cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu
được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.
TTO - Bố là một người đàn ông đồ sộ, cao một mét tám và nặng một trăm năm mươi ký. Giọng bố
to, trầm và luôn luôn gây ấn tượng rằng tốt hơn là bạn đừng ngồi chung bàn ăn với bố.
Khi bố đứng đó với đôi mắt nảy lửa rừng rực và phóng hỏa đốt bạn với tính khí nóng nảy của ông,
thì bạn sẽ hiểu thế nào là sợ… ông Trời - một nỗi sợ tôi đã biết từ hồi còn rất bé.
Bất cứ khi nào tôi làm gì sai, không có chuyện bàn về những gì tôi đã làm hay không có bất cứ lý lẽ
nào được đưa ra để giúp tôi thay đổi hành vi của mình – chỉ là chiếc dây thắt lưng, một dây lưng
bằng da cứng. Từ lần đầu tiên bố quất tôi, tôi hiểu rằng ông Trời luôn mang theo một dây thắt lưng
trên người.
Khi bố và bạn bè ông tụ họp ở nhà chúng tôi, họ bắt đầu náo loạn nhà cửa trong lúc bố hồi tưởng
về những ngày khi ông là Chiếc Găng Vàng vô địch quyền Anh. Bất cứ khi nào bố vào trận với một
gã nào, họ đều lùi bước. Họ biết họ không phải đối thủ của ông, bởi không ai thô bạo và dai sức
hơn bố tôi.
Tôi cảm thấy rất may khi bố vắng nhà hầu hết thời gian. Bố làm việc vận hành các thiết bị nặng
nhọc cho đội xây dựng cầu đường, và công việc của bố khiến ông phải có mặt trên đường cả tuần lễ
một lần. Nhưng cứ tối thứ Sáu đến, khi nhìn thấy xe của bố hiện ra trên lối vào nhà, là tôi chạy tìm
chỗ trốn. Rồi mẹ sẽ cho ông một tràng báo cáo về việc suốt tuần qua tôi đã hư đốn thế nào. Chẳng
bao lâu ông sẽ réo tên tôi và triệu tôi đến nhà bếp. Khi bố hét vào mặt tôi, mùi hôi của rượu và
thuốc lá xộc vào mũi tôi vào tận cổ họng, khiến cho tôi muốn nôn ọe.
“Tao không có tâm trạng cho việc này đâu!”, ông hét lên. “Tao làm việc cực khổ cả tuần trời, và
bây giờ tao trở về nhà với chuyện như vầy đây hả!” Rồi thắt lưng được tháo ra.
Điều bố không nhận ra là phương pháp trừng phạt này càng khuyến khích cho loại hành vi mà ông
đang cố ngăn chặn. Và bất cứ lúc nào tôi nói với ông về việc đó, ông càng điên tiết hơn và hét lớn,
“Đừng làm như tao làm. Làm như tao nói ấy!”

Hình thức trừng phạt sai lầm này dẫn đến nhiều vấn đề hơn khi tôi lớn lên. Và điều khiến nó tồi tệ
hơn là tôi không có một con đường để quay lại. Tôi khiếp sợ bố và không biết phải trông đợi những
gì từ những cơn thịnh nộ của ông. Tôi nguyện rằng khi đủ lớn, tôi sẽ bỏ nhà ra đi và ở càng xa bố
càng tốt.
Sau cùng bố mẹ tôi ly hôn, và tôi đã không gặp bố những năm sau đó. Mẹ vẫn giữ liên lạc với tôi,
và một ngày mẹ gọi cho tôi để báo rằng bố đã đi khám bác sĩ, ông rất yếu. Tôi tự hỏi mình nên làm
gì bây giờ hay mình có nên làm bất cứ điều gì hay không. Chúng tôi không thân thiết nhau. Làm
thế nào chúng tôi có thể gần gũi sau tất cả những việc bố đã nói và làm khi tôi còn nhỏ? Tôi thậm
chí đã không thấy thích đàn ông nữa! Nhưng thật kỳ quặc, tôi cảm thấy trong tim mình luôn có một
sự lôi kéo kỳ lạ, và tôi quyết định gọi cho bố.
“Bố, con, Lindy đây.”
“Lindy ư?”, ông nói, nghe như thể ông đang lướt qua trí nhớ của mình về tất cả những gì dính dáng
đến cái tên Lindy mà ông từng biết.
Một khoảng yên lặng. Tôi ngập ngừng, cố gắng cẩn thận chọn lọc từng từ. “Con nghe nói bố không
được khỏe và quyết định gọi điện thăm bố.”
“Bác sĩ nói bố không sống được bao lâu nữa.”
“Bố bị gì ạ?”
Ông bắt đầu khóc và lầm bầm một vài từ tôi không thể hiểu được, và rồi ông gác máy.
Một vài tuần trôi qua, tôi suy nghĩ về tình trạng của bố và về việc tôi nên gánh lấy vai trò gì đây.
Trong khi cứ loay hoay suy nghĩ, tôi nhận được cú điện thoại khác từ mẹ báo rằng bố đã được đưa
vào nhà tế bần. Sự do dự chuyển thành nỗi tuyệt vọng. Tôi hiểu nhà tế bần nghĩa là gì. Tôi không
muốn tin rằng bệnh của bố đã vào giai đoạn cuối. Bố còn bao nhiêu thời gian nữa? Tôi phải biết
điều đó.
Tôi nhảy vào xe và hối hả lái đến khu điều trị của nhà tế bần. Khi tôi đến nơi, hai y tá và một bác
sỹ có mặt ở đó liền an ủi tôi. Sau khi xem hồ sơ của bố, tôi đã có mọi thông tin mình cần. Tất cả
những năm tháng rượu chè be bét cuối cùng đã lãnh hậu quả của nó. Bố bị xơ gan mãn tính, điều
đó dẫn đến căn bệnh ung thư đang lan ra toàn bộ cơ thể ông.
Tôi khiếp sợ những gì sẽ đến. Tôi cảm thấy như mình không thuộc về nơi đó. Tôi sẽ nói gì với người
đàn ông mà tôi không gặp bao nhiêu năm qua? Tôi cảm thấy như đây là cảnh tượng cuộc đời của
người nào đó chứ không phải của tôi. Mơ hồ về việc mình đang làm, tôi bước về hướng phòng của

bố, đẩy cửa bằng một sức mạnh mà tôi không hiểu ở đâu ra. Và mặc dù bước rất chậm, nhưng tôi
lại đến phòng bố quá nhanh. Khi tôi nhìn quanh quất ở cửa ra vào, bố đã thấy tôi và bảo tôi vào
trong.
“Hãy nhìn bố đi, Lindy,” ông nói và khóc. Rồi ông giơ cánh tay lên và chỉ cho tôi xem làn da bủng
beo của ông. “Bố đang kiệt dần, và bố không thể làm gì được.”
“Con biết, bố à,” tôi nói, cố gắng không cảm nhận nỗi đau của ông.
Rồi tôi lắng nghe ông nói. Ông nói về mẹ tôi và làm thế nào mà mọi việc đã không suôn sẻ. Ông
bảo tôi là ông đã cố gắng làm điều tốt nhất mà ông có thể làm cho tôi, nhưng mọi thứ hoá ra lúc
nào cũng sai cả.
“Bố yêu con, Lindy,” ông nức nở. “Bố có lỗi với con, bố xin lỗi con.”
Tôi ôm ông trong tay khi ông thú nhận những hối tiếc của mình. Và dù cho tôi không nói gì cả,
nhưng cử chỉ an ủi của tôi cho thấy tôi đã tha thứ cho ông.
Rời khỏi nhà tề bần, đầu tôi quay như chong chóng. Tất cả diễn ra chỉ trong một đêm. Chỉ trong
một đêm mà tôi cảm thấy choáng váng, sợ hãi, tha thứ và đau khổ. Bố tôi là một người đàn ông
suy kiệt, không phải là người đàn ông tôi biết khi tôi đang ở tuổi trưởng thành. Không gì chạm được
vào ông khi đó. Ông là nhà vô địch Găng Tay Vàng.
Chỗ yếu của tôi lỏng ra, và tôi bắt đầu khóc thét như một đứa trẻ. Tôi không chỉ khóc cho những gì
bố và tôi đã không có được trong mối quan hệ cha con của mình, mà tôi khóc cho những gì chúng
tôi có thể vẫn có được nếu bố không sắp chết. Giờ đây, bố dường như đã thay đổi và như một
người cha tôi có thể cùng chung sống. Nhưng ông lại sắp ra đi, và cả ông lẫn tôi đều không thể làm
bất cứ điều gì nữa.
Nhưng thời gian thì vẫn còn.
Trong vài tuần kế đó, tôi ghé thăm bố mỗi tối sau giờ làm việc. Chúng tôi ngồi trò chuyện. Thậm
chí tôi còn chạy việc lặt vặt cho ông và mua cho ông một vài thứ ông cần. Tôi bắt đầu nhìn thấy
những điều về bố mà tôi chưa từng biết trước đây. Tôi đã chỉ biết về những mặt xấu của bố, giờ thì
tôi bắt đầu nhìn thấy các mặt tốt, và chúng tôi đang trở thành bạn của nhau. Nhưng ngay khi tình
bạn của chúng tôi chớm nở, thì đến lượt ông rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.
Một tối, khi tôi đến thăm ông, y tá nói rằng họ không nghĩ ông có thể qua khỏi đêm nay. Bác sỹ đã
tăng liều thuốc móc phin, nhưng nó vẫn chưa điều hòa, và bố đang rất đau. Người ta bảo với tôi là
cứ mỗi mười lăm phút máy nhắn sẽ kêu lên, và tại thời điểm đó tôi có thể nhấn một nút để gửi liều

móc phin không liên tục vào cơ thể bố. Tôi quyết định ở lại với ông suốt đêm. Bố nói chuyện rất
nhỏ. Và mỗi lần máy nhắn kêu lên, tôi lại nhấn nút, nhận ra rằng mỗi lần tôi làm như thế, hai cha
con lại khó có thể nói chuyện dài hơn.
Bố cầm cự thêm được hai ngày, tôi đã ở bên bố khi ông qua đời. Tôi nắm tay ông, hôn lên trán ông
và nói, “Không sao đâu bố. Bây giờ bố có thể đi rồi. Ông bà Nội đang chờ bố, và giờ thì bố có thể
làm những con đường trên thiên đàng rồi.”
Bố đã là một người làm đường rất giỏi. Bố đã lát con đường lấp đi hố ngăn cách giữa bố và tôi.
LINDA POEHNELT
Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ
những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng, và có cả màu đen
nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ:
- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ.
Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ
lên những đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé:
- Có chứ, những quả bóng màu đen cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác, và cháu cũng
vậy.
Cậu bé nở một nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông.
Màu đen, màu vàng, màu đỏ....cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bong
Một cô bé đứng khóc nức nở gần một lớp học nhỏ vì cô bị đẩy bật ra khi có quá đông người chen
chúc.
“Cháu không thể vào trường học chủ nhật được!”.
Cô bé vừa khóc vừa kể với vị mục sư đi ngang qua. Nhìn thấy vẻ ngoài giản dị, thậm chí đến mức
xoàng xĩnh của cô bé, vị mục sư đoán ra được nguyên nhân. Ông nắm lấy tay cô bé, dẫn vào trong
nhà thờ và tim chỗ cho cô bé ngồi. Cô bé đã cảm động đến mức đêm hôm đó cô thức suốt để nghĩ
về những đứa trẻ nghèo, thậm chí không có chỗ ngồi trong trường học Chủ Nhật.
Khoảng hai năm sau, cũng cô bé ấy đang nằm hấp hối trên giường bệnh trong một căn nhà nghèo
nàn. Bố mẹ cô mời vị mục sư, người đã trở thành bạn thân của con gái họ đến để làm những nghi
thức cuối cùng khi cô bé qua đời. Khi mục sư bế cô bé lên, một cái ví rơi ra. Đó là một cái ví đã sờn
rách, trong đó có 57 đồng xu và một tờ giấy nhỏ với nét chữ trẻ con: “Đây là tiền để sửa trường

cho lớn hơn, để nhiều trẻ em có thể đến trường ngày Chủ Nhật”.
Trong vòng hai năm, cô bé đã tiết kiệm số tiền tình cảm này. Khi vị mục sư đọc mảnh giấy, ông đã
khóc, và ông biết mình nên làm gì.
Luôn mang theo người mảnh giấy và chiếc ví cũ, vị mục sư nhiều lần kể cho những con chiên đến
nhà thơ câu chuyện về tình cảm và sự hi sinh của cô bé nhỏ tuổi. Ông đã đề nghị các con chiên
quyên góp tiền xây dựng trường lớn hơn. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng ở đấy!
Một tờ báo biết được câu chuyện này và đăng nó lên báo. Một nhà kinh doanh bất động sản đọc
được và bán cho nhà thờ một lô đất trị giá hàng nghìn đô la, nhưng ông chỉ lấy số tiền là 57 xu.
Không chỉ thế, tiền quyên góp được gửi đến từ khắp các nơi. Trong 5 năm, số tiền vì cô bé đã tăng
lên đến 250.000 đô la- một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó( khoảng những năm 1990).
Tình yêu không vị kỷ của cô bé dành cho mọi người đang được đền đáp. Khi bạn đến thành phố
Philadelphia, nước Mỹ. Hãy đến thăm nhà thờ Temple Baptist, với 3300 chổ ngồi, và trường Đại Học
Temple, nơi hàng trăm sinh viên đang học. Nhớ tham quan ở bệnh viện Người Làm Phúc( Good
Samaritan), và ở khu nhà làm” Trường học Chủ Nhật”- nơi có rất nhiều người đến học mỗi cuối
tuần. Và đủ rộng để không một đứa trẻ nào trong vùng bị đẩy ra ngoài mỗi khi muốn vào học.
Trong một căn phòng của khu “Trường học Chủ Nhật”, bạn có thể nhìn thấy bức ảnh khuôn mặt
đáng yêu của cô bé nhỏ tuổi- cô bé mà 57 xu của cô đả làm nên một lịch sử đáng nhớ. Cạnh đó là
chân dung của vị mục sư tốt bụng- Tiến sĩ Russel H Conwell, tác giả cuốn sách "Những cánh đồng
kim cương”.
Câu chuyện bắt đầu với một anh chàng tên Paul và một cô nàng tên Ella.
Cả hai đang là sinh viên đại học.
Một ngày hè, cả hai gặp nhau lần đầu tiên trên sân bóng rổ của trường. Ngẫu nhiên, họ được xếp
chơi chung một đội. Hôm đó cả hai đều rất vui.
Lúc về, Ella giả vờ hỏi mượn điện thoại của Paul rồi gọi vào máy mình. Thế là cô có số của Paul.
Sau đó, Ella gửi tin nhắn cho Paul, giả vờ như mình nhầm số. Paul trả lời lại. Ella lại gửi tiếp tin
nhắn khác. Cứ thế, họ nhắn tin qua lại. Từ nhắn tin, họ chuyển qua gọi điện. Từ nói chuyện trên
điện thoại, họ hẹn hò gặp nhau. Và rồi tình yêu đến với họ lúc nào không biết. Cả hai những tưởng,
họ sẽ ở bên nhau cho đến cuối đời. Tình yêu của họ sẽ là vĩnh cửu.
Nhưng ba má Ella thì không nghĩ vậy. Họ phản đối. Họ cho rằng Paul không xứng với Ella và rằng
chuyện yêu đương nhảm nhí hiện giờ sẽ phá hỏng tương lai tươi sáng của con gái họ.

Ella không đủ mạnh mẽ để chiến đấu với ba má mình. Ella muốn chia tay. Paul không đủ mạnh mẽ
để chiến đấu với Ella hòng cứu lấy tình yêu của hai người. Anh chỉ có một lựa chọn duy nhất: để
Ella bước khỏi cuộc đời mình. Ella bị buộc đi du học ở nước ngoài. Vậy là hai người mất luôn liên
lạc.
Đau đớn thật đó. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua.
Năm năm sau, lúc này cả hai người đều đã trưởng thành và tự lập, Ella vẫn còn độc thân và Paul
thì có người yêu khác, Mary. Nhưng sâu thẳm tâm hồn, Paul chỉ yêu duy nhất một mình Ella thôi.
Chỉ là, anh không có cơ hội để nói với cô điều đó.
Một lần, đang cùng Mary dạo phố, Paul vô tình trông thấy Ella. Cô thật sự chỉ đứng phía bên kia
đường thôi. Chỉ cách anh có một sải chân. Trái tim anh như ngừng đập. Thật sự không rõ bản thân
đang làm gì nữa, anh vùng người chạy băng qua đường, bỏ mặc Mary ở lại phía sau. Bần thần và
ngơ ngẩn, anh đã không nhìn thấy một chiếc xe tải đang chạy tới.
Lúc Mary hét lên kinh hoàng cũng là lúc Ella quay người nhìn lại. Cô nhận ra khuôn mặt ấy, ánh
mắt ấy. Trái tim cô cũng như ngừng đập.
Ella nhào vào đám đông đang tụ tập. Paul vẫn còn thở. Bên cạnh anh lúc này là Mary, đang nói
trong nghẹn ngào: "Paul, anh không được bỏ cuộc... hãy gọi tên em, hãy gọi 100 lần, 1000 ngàn
lần... được không anh? Đừng ngừng lại, gọi tên em... đừng nhắm mắt, anh... mở mắt ra nào và hãy
gọi tên em..."
Paul được đưa đến bệnh viện. Cả Mary và Ella đều đi theo. Họ không biết nhau. Mỗi người đứng
một góc, cúi đầu cầu nguyện.
Vị bác sĩ trở ra, đứng trước mặt Mary và nói: "Cô Ella, chúng tôi xin lỗi, anh ấy đã bỏ cuộc sau khi
gọi tên cô được 157 lần. Chúng tôi đã tận hết sức."
Mary gục người khóc nức nở, cô không quan tâm đến chuyện vị bác sĩ ấy đã gọi nhầm tên.
Chỉ có Ella, người run rẩy quỵ ngã nơi góc phòng là thấu hiểu. Cô biết tại sao Paul ngừng lại ở lần
thứ 157. Bởi vì đó là ngày họ chia tay nhau. Ngày 15 tháng 7. Năm năm, cô đã bỏ rơi tình yêu của
mình đến 5 năm. Và bây giờ nỗi đau gấp ngàn lần ngày trước đang quật vào tim cô. Đau đớn.
Nếu bạn thực sự yêu một người, đừng rời bỏ anh/cô ấy. Không bao giờ rời bỏ. Bởi vì có thể bạn
không biết được, tình yêu đó có ý nghĩa thế nào với người ấy đâu. Đôi khi nó có giá của cả một
mạng người. Hãy trân trọng và giữ gìn tình yêu của mình. Chiến đấu vì nó. Và bạn sẽ không bao
giờ hối hận.

Nó là một cây hoa nhỏ bé, sống trong một vùng đất màu mỡ. Ngày ngày, nó vui với ong, hát với
gió… cuộc sống quá đầy đủ mà nó như cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó rất to lớn. Rồi một ngày
kia, cơn gió đến, nói cho nó biết về cuộc sống của những cây xương rồng kia, mỗi ngày là một sự
thử thách khắc nghiệt, đấu tranh để sinh tồn. Nó thấy trong lòng mình bỗng lấp đầy được khoảng
còn thiếu đó. Nó biết rất rõ mình muốn gì. Nó bảo với gió:
- Gió ơi, tôi muốn đến vùng đất của xương rồng! Gió đem tôi tới đó được không?
Gió ngỡ ngàng:
- Bạn sao thế? Bạn chỉ là một cây hoa nhỏ bé, cuộc sống của bạn là điều mà bao cây xương rồng
mong ước, tại sao bạn lại muốn vứt bỏ nó đi??
- Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi cảm thấy nếu tôi cứ mãi ở đây, tôi sẽ sống và chết đi như bao
loài hoa khác. Tôi muốn đến vùng đất của xương rồng, khi đó, lúc tôi nở hoa là lúc tôi khẳng định
được sự tồn tại của mình. Gió hãy mang tôi theo với.
Rồi nó, cây hoa nhỏ bé, nương nhờ làn gió đi tới nơi mà ở đó, nó biết, là nơi nó sẽ tìm thấy ý nghĩa
cuộc sống của mình. Nó vượt qua bao cánh đồng, bao dãy núi xanh hùng vĩ. Nó rất phấn khích, ca
hát cùng gió, tin rằng, đó là sự lựa chọn đúng đắn của mình.
- Này, cây hoa bé nhỏ ơi, tôi biết bạn muốn gì, nhưng cuộc sống ở đó không phải lúc nào cũng như
ý bạn muốn được đâu. Nếu bạn buông xuôi, đồng nghĩa bạn thất bại và kết thúc.
- Tôi biết. Nói tôi không sợ thì là nói dối. Nhưng không hiểu sao tôi biết đó là điều mà tôi nên làm.
Rồi nó cảm thấy, không khí xung quanh mình ngày một nóng dần, khô héo. Ngay đến cơn gió cũng
không còn mát mẻ với nó như xưa nữa. Nó biết, mình đã đến nơi cần đến. Và nó cảm thấy, nó đã
biến thành một cây xương rồng nhỏ nhoi, yếu ớt đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến sinh tồn khắc
nghiệt.
Nó bắt đầu cuộc sống khắc nghiệt của mình ở vùng đất chỉ toàn cát và đá đó. Sự xuất hiện của nó
là một điều gì đó khá mới mẻ đối với các anh xương rồng ở đây. Sự dạn dày sương gió khiến các
anh rõ ràng trưởng thành và chín chắn hơn nó nhiều. Mỗi ngày, thấy nó vất vả, cố chắt bóp những
làn nước khan hiếm trong bầu trời nóng như thiêu đốt, cố đâm rễ sâu hơn vào mặt đất mà nó biết,
bên dưới kia có thứ mà nó cần: NƯỚC... Các anh xương rồng bỗng muốn che chở cho nó, sẵn sàng
giúp nó khi nó cần và nhường nó những phần nước ít ỏi. Nó mệt mỏi tiếp nhận những thứ đó và
cảm thấy thật may mắn vì có các anh ở đây với nó, cảm thấy chưa bao giờ nó được quan tâm săn
sóc như ở đây.

Bỗng một ngày, nó nhận ra, nó đến đây không phải để làm gánh nặng cho người khác. Đến đây
không phải để được bảo bọc, dựa dẫm. Mệt lắm, khát lắm. Nhưng nó dần từ chối sự ưu ái mà
những người ở đây dành cho nó. Nó muốn các cây xương rồng hiểu, nó làm vậy là vì nó muốn xứng
đáng với họ và xứng đáng với tình cảm mà mọi người dành cho nó cũng như nó dành cho mọi
người. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của nó càng trở nên khó khăn hơn bao
giờ hết. Có đôi lúc, ngắm những vì sao đêm sau một ngày mệt mỏi, nó tự hỏi tại sao mình phải cố
gắng như thế?? tại sao mình cứ từ chối những gì nhẹ nhành mà lại tự tạo ra những khó khăn cho
mình?? Bản chất nó vẫn là một cây hoa nhỏ bé và yếu đuối mà thôi. Liệu nó có vượt qua được
không?? Có đôi lúc quá khát và quá mỏi mệt, nó đã muốn bỏ cuộc. Đã nhiều lúc, nó quay trở lại
làm cây hoa nhỏ bé đó, nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao, nó vẫn cố đi tiếp...
o O o
Có thể bây giờ bạn hỏi tôi, cây xương rồng nhỏ bé đó như thế nào rồi? Tôi cũng không
biết nữa. Ở một nơi nào đó, có lẽ nó vẫn cố gắng. Có thể có người nghĩ: rồi nó cũng sẽ thất
bại thôi, đó là kết cục cho những ai không biết tự lượng sức mình. Riêng tôi, tôi rất mong,
mong tha thiết. Không, phải nói rằng, tôi tin: RỒI MỘT NGÀY EM SẼ NỞ HOA!
Em ạ, bây giờ em đang làm gì, đang hạnh phúc, đang đắng cay hay đang sống bình lặng như mặt
hồ thu trong tim anh...Đã có lúc, anh tưởng mình không thở nổi, không còn sinh lực để mà đứng,
không thiết tha...Vì một lẽ, em đã xa anh, mãi mãi...Anh đã không tin vào đôi tai mình khi em bảo:
Mình chia tay anh nhé, không tin vào đôi mắt mình khi nhìn em đi bên người khác...
Không còn em, không còn những phút giây nồng nàn thương yêu, không còn cảm giác khấp khởi
khi nghĩ về em, nghĩ về những giờ phút sắp được bên em, được ôm em vào lòng...Không còn em,
anh không còn hơi ấm, không còn những phút giây yếu mềm khi em bật khóc, không còn những
chiếc hôn nồng nan...Không còn em, anh đau đớn đến tê dại, anh lạnh giá bờ vai bên hiên xưa
trong cơn mưa thu lất phất...Không còn em, những kỉ niệm giờ lại là nỗi ám ảnh trong tim anh,
trong đôi mắt thất thần. Những bước chân anh lại trĩu nặng hình bóng em, những giây phút anh
đánh rơi mình. Trong anh, giờ là bề bộn nhớ thương, là những cơn mê sảng thầm gọi tên em...
Em đến bên anh như món quà mà thượng đế đã ban tặng, nhưng anh không thể, không thể giữ
nổi. Những thương yêu, những vụng dại giờ chỉ là quá khứ...Anh chưa bao giờ nghĩ đến viễn cảnh
xa xôi, một ngày nào đó em ra đi, điều đó giờ là sự thật, một sự thật quá đắng cay...Bởi anh yêu
em bằng cả trái tim, bằng cả cuộc đời mình, bằng những gì anh có thể...Anh đã không khóc mà chỉ

thấy nhạt nhòa nơi khóe mắt, anh không gục ngã mà bước cứ xiêu vẹo...Anh, có đáng thương
không!?
Đã nhiều lần anh đi tìm câu trả lời nhưng hoàn toàn vô vọng, lòng lại trĩu nặng, hồn anh lại lạc vào
cõi xa xôi, nhẹ tênh và hoang dại...Anh lại mê sảng, những tiếng gọi chìm vào bóng tối, nơi ấy biết
có còn em, còn một tia sáng dành cho anh...Những giây phút được bên em anh đã sống bằng hết
những nhớ nhung sau những ngày xa cách...Những lúc không nhận được hồi âm, là những lúc âu lo
lại ùa về trong anh, nhưng anh nghĩ em bất đắc dĩ phải làm như thê bởi em còn gia đình, còn việc
học và còn nhiều thứ khác. Anh yêu em, nhưng chưa bao giờ anh nghĩ là mình sở hữu em, không
vồ vập, không đắm đuối, điều đó có phải là lỗi của anh không? Có lẽ em không hiểu rằng dù rất
yêu em nhưng anh lại muốn em cảm nhận tình yêu anh thật nhẹ nhàng...
Em ạ, cuối cùng thì anh cũng đã tìm ra câu trả lời cho sự đỗ vỡ yêu thương, em đã quá yếu lòng,
em đã không chịu đựng nỗi cảm giác thiếu thốn khi xa anh, không đủ vững chãi để đối mặt với nỗi
cô đơn. Anh đã thất bại, thất bại thật sự khi niềm tin anh nuôi nấng đã không còn nguyên vẹn như
ngày nào...Em đã đổi thay hay xa cách làm trái tim em nguội lạnh...Đã quá nhiều lời
về em, anh không tin hay anh cố gắng làm em thay đổi...Tất cả, tất cả đã tan tành rồi, không cứu
vãn được nữa...
Em đã đến, đã ươm trong tim anh mầm sống của thương yêu, không một chút ngại ngần anh đã
nuôi nấng nó...Nó lớn lên trong anh từng ngày, chưa kịp đơm hoa đã bị cơn bão đời đánh đổ
gục...Giờ đây, chỉ là hoang tàn, là đổ nát, là xác xơ...Anh bơ vơ, thèm khát những yêu thương đã
tan biến...Nhưng, có một điều anh biết rằng, em sẽ mong anh tìm được mầm sống mới, mong anh
vượt qua cơn bão lòng để đứng vững, để còn có ngày gặp lại em và mỉm cười, nụ cười thân thương
cho những kỉ niệm, đã một thời chúng ta có được...
Có người bảo rằng, yêu một người là mong cho người ấy được hạnh phúc, nhưng hanh phúc thật sự
phải do mình mang lại...Anh hiểu điều đó, nhưng bây giờ, với em anh không thể nữa rồi. Nhưng
chắc chắn với em một điều, ở một nơi xa xôi nào đó, anh luôn nhìn về phía em, luôn cầu chúc cho
em yên vui bên người mà em đã chọn...Và một ngày, em đọc được những dòng này, hãy mỉm cười
để anh an vui...Chào em!
Thành phố Mặt Trời - Ngày buồn, tháng nhớ, năm cô đơn, thế kỷ sầu...
Em thương mến!
Hôm nay trời thật đẹp, mây đen kéo đến mây trắng bay đi. Anh ngồi co cẳng viết cho em yêu của

mình bức thư tình hay nhất thế kỉ 22. Đầu thư, anh chúc em nhiều calo để em mạnh khoẻ.
Em à! Chỉ mới gặp em thôi mà anh ngỡ như đã quen nhau từ kiếp trước. Xa em vài giây thôi mà
ngỡ đã bao năm. Em ơi ,ánh mắt em làm cả miền Nam chìm trong băng giá. Em cất tiếng cười làm
cả miền Bắc ngủ quên còn khi những giọt lệ em rơi làm 7 tỉnh miền Trung chìm trong lũ lụt... Ôi
thôi! Quái vật!.... Em à, em đến với anh trong ngày đông băng giá. Em sưởi ấm con tim anh tựa lò
vi sóng nướng con mực khô. Mỗi khi anh khát, em là vại bia hơi dịu đi cái khát khủng khiếp của
mùa hè.... Ôi em tôi là vô địch...
Thôi, thư đã dài dù chỉ là một chút trái tim anh. Em thấy không? Nếu em yêu anh thì anh nguyện
dâng trái tim mình đem nấu cháo cho em bồi bổ. Hàng Vn chất lượng cao đó em...
Yêu em nhiều...
Gửi người con gái anh yêu!
Hà nội một ngày buồn như con chuồn chuồn, tháng chán như con cá rán, năm đen như con mèo
hen.
Em yêu dấu, người em như cái đấu, tóc em xù như lông gấu, tuy em hơi cá sấu nhưng anh vẫn yêu
em nung nấu. Ðêm nay ngồi sửa xe mãi mà chẳng được,ngủ thì chẳng xong, nhìn trăng cao tít mít,
anh quyết ngồi cong đít viết thư cho em, không gian bốn bề im ắng chỉ có tiếng ếch kêu và âm
thanh như tiếng đàn violon du dương nhẹ nhàng của đàn muỗi đang vây quanh anh.
Em có biết rằng anh nhớ em nhiều lắm không? Anh ăn không ngon nhưng ngủ như điên, anh đi
giầy quên đi tất, ăn sáng quên đánh răng, anh dùng xăng vo gạo, anh khờ khạo cũng chỉ vì yêu em
đó.
Khổ thân anh khi chúng bạn toàn là những đứa không có nhà phải ở trong biệt thự, không có xe
đạp mà phải ngồi lăn cuđơ, không có tiền mà phải xài card.
ái gì cũng có chỉ không có mỗi tiền. Anh xin tình nguyện dâng hiến cho em tấm thân trong trắng
như tờ giấy than của anh cho em. Tấm thân của anh tuy đang mang trong người hai dòng máu
nhưng vẫn còn là hàng xài được một số thứ.
Anh chỉ muốn những gì của em là của anh và những gì của anh là của riêng, của nhầm là của
chung. Em có biết rằng anh yêu em từ khi anh thấy em lon ton như con (***)(***)(***) con cùng
mấy đứa bạn cùng là lũ quỷ cái đánh 1 thằng bạn nhỏ xíu. Anh sẽ làm tất cả để cho em vui. Ranh
ngôn có câu : "Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào cống và lấp bể, cố làm cũng
thành không".

Em đừng buồn vì những lời bạn anh nói nhé, nó nói em :"Nhìn xa cứ tưởng con người, nhìn gần mới
biết đười ươi xổng chuồng". Anh đau lắm nhưng không sao, bôi cao sẽ khỏi, không khỏi ăn tỏi sẽ
hết, không hết cho chết là vừa.
Về nhà anh không nuốt trôi cơm cố gắng lắm mới chỉ có 6 bát phở. Một lần và mãi mãi anh muốn
nói với em rằng anh yêu em như que kem mút dở, như dưa bở với đường, như lọ tương ngâm cà
pháo, như con báo với cánh rừng, như muối vừng với lạc, như lão Hạc với con (***)(***)(***)
vàng ...
Thôi mệt quá rồi anh đành phanh bút ở đây. Chào em và yêu em nhiều, chúc em gặp nhiều ác
mộng, anh sẽ hiện ra để cùng em chạy trốn.
Hôn em như cún con hôn mèo con !
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai
cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua
cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô
gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá
nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang
cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha
tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi
không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ
điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không
bao giờ cho mẹ đến gần con.
************************************************** **************
Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..."
bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì
sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên
chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao
đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và
chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù
vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng

thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ
và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà
ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà
ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn
một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng
cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã
trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt
mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang
bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày
hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội
lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng,
"phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống
bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ
chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi
nhìn bà một cách đáng thương hại.
************************************************** ***********************
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà
đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn
của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt
nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt
vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng
ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới
gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ
muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng,
môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới
thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội
không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều
có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo
tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại,
còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì
biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ
còn sống không?
Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị
điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng
chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo
quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống
cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh
ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước
mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi,
nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả
bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm,
không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi
kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"
************************************************** ***********************
Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi
quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm
đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng
không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi
mất thể diện.
Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi
"Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm
đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.
Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ
mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa

giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi
rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra
sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc
phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên
này, mày cút ngay đi cho bà..."
************************************************** ***********************
Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng
lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo:
"Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn
sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân
biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi:
"Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu
môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"
"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×