CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước phát
triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, các hiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng nhiều đã và
đang có những tác động trực tiếp đến giới trẻ, đặc biệt đã ảnh hưởng đến môi
trường học tập và sinh hoạt của các em học sinh. Biểu hiện của vấn đề trên là
việc các đối tượng học sinh vi phạm về an toàn giao thông và an ninh học
đường có xu hướng ngày càng tăng, mức độ của các vụ việc ngày càng mang
tính chất nghiêm trọng hơn. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật do các em học
sinh gây ra đã gây hoang mang, lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Mặc dù nhà trường đã chủ động phối hợp với lực lượng công an và gia
đình thực hiện nhiều biện pháp giáo dục các em học sinh chấp hành pháp luật
về an toàn giao thông và an ninh học đường. Tuy nhiên, những kết quả đạt
được là chưa tương xứng. Việc xử lý, chấn chỉnh những sai phạm của các em
học sinh đôi lúc còn tương đối nhẹ nhàng, thiếu tính răn đe. Một số biện pháp
giáo dục, rèn luyện đối với học sinh về phẩm chất đạo đức, lối sống chưa
mang lại hiệu quả cao.
Việc một số em học sinh đi học bằng xe gắn máy phân khối lớn (gửi ở
nhà các hộ dân gần trường), mang theo dao, kéo với lý do là để "phòng thân"
không phải là chuyện hiếm. Nhiều học sinh dành phần lớn thời gian chơi điện
tử qua mạng hơn là tập trung cho học tập. Tình trạng học sinh vi phạm pháp
luật về an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Đáng lưu ý, nhiều em học
sinh bị các đối tượng xấu lôi kéo, xúi giục, kích động, ép buộc tham gia vào
1
các tệ nạn xã hội, nghiện hút, phạm tội hình sự, trong đó có cả các loại tội
phạm nguy hiểm. Với thực trạng đó, đòi hỏi các nhà trường cần phải tăng
cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, cần có
những biện pháp thiết thực hơn nữa trong công tác quản lý an ninh học đường
và an toàn giao thông ở trường phổ thông.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, sự phối hợp và giúp
đỡ của Ban giám hiệu nhà trường; Đoàn trường THPT Lê Hoàn đã có những
biện pháp thiết thực để quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, làm cho tình hình
an ninh học đường và an toàn giao thông của trường có những chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, dưới những tác động của lối sống mới, sự ảnh hưởng của
những luồng văn hóa độc hại… tình hình an toàn giao thông và an ninh học
đường vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi cần có sự phối kết hợp giữa
các tổ chức trong nhà trường và xã hội để đưa ra những giải pháp hữu ích để
giải quyết những tồn tại hiện nay.
Với thực trạng đó, bản thân là một giáo viên làm công tác Đoàn, hỗ trợ
nhà trường trong công tác quản lí, giáo dục học sinh, tôi chọn đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục an toàn giao thông và
an ninh học đường ở trường phổ thông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
nhằm đưa ra một số nội dung, giải pháp góp phần hữu ích vào việc giáo dục
đạo đức, hạn chế tình trạng vi phạm an toàn giao thông và an ninh học đường
ở trường phổ thông.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề xuất những biện pháp phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh nhằm góp
2
phần hạn chế tình trạng vi phạm an toàn giao thông và an ninh học đường ở
trường phổ thông. Qua đó góp phần xây dựng một môi trường trường học thật
sự thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác dạy học
của nhà trường và hoàn thiện nhân cách học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Xây dựng cơ sở khoa học trong công tác phối hợp giữa Nhà trường với
gia đình và các tổ chức xã hội nhằm quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, đảm
bảo vấn đề an toàn giao thông và an ninh học đường ở trường phổ thông.
Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình rèn luyện đạo đức học sinh
cùng với các vấn đề về an toàn giao thông và an ninh học đường.
Đề xuất một số giải pháp thiết thực, hiệu quả để công tác phối hợp giữa
Nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội trong việc đảm bảo an toàn giao
thông và an ninh học đường đạt hiệu quả cao.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Học sinh trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tham khảo các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước về giáo dục và
đào tạo; các văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như các Bộ, ngành có
liên quan.
Tham khảo giáo trình Giáo dục học, kinh nghiệm về công tác quản lý,
giáo dục về an toàn giao thông và an ninh học đường ở một số trường THPT.
Khảo sát thực tế, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn tình hình quản lý,
3
giáo dục đạo đức, giáo dục an toàn giao thông và an ninh học đường ở trường
THPT Lê Hoàn.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Xét theo góc độ tâm lý lứa tuổi, các em học sinh ở cấp THPT đang ở
lứa tuổi vị thành niên. Ở giai đoạn này, các em đang có sự phát triển về thể
chất và tâm sinh lý; là giai đoạn các em đang có sự chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn. Do đó, các em có xu hướng muốn khẳng định bản thân, muốn vươn
lên làm chủ bản thân. Sự kiểm soát của người lớn với các em lúc này thường
làm các em khó chịu; các em luôn thích tìm tòi, khám phá, muốn thoát khỏi sự
ràng buộc để vươn lên làm chủ bản thân mình. Trong giai đoạn này, nhiều em
có xu hướng ăn chơi, ganh đua cùng bè bạn nên có nhiều khả năng gây ra
những mâu thuẫn, xung đột và thiếu chuẩn mực khi tham gia giao thông.
Xét ở góc độ xã hội, ở giai đoạn này nhu cầu giao tiếp bạn bè là một
nhu cầu rất lớn đối với các em. Các em thường có xu hướng tụ tập thành từng
nhóm có cùng sở thích, phù hợp về tính cách để chơi đùa. Việc phát triển sinh
lý ở giai đoạn này dẫn đến việc các em thường có những hành vi không phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức, dễ bị lôi kéo, kích động, có thể tự ti hoặc
hiếu thắng… dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Từ những mâu thuẫn
cá nhân nhỏ nhặt các em có thể lôi kéo băng nhóm đánh nhau, trong tham gia
giao thông các em thường không tuân thủ luật như: đi xe máy phân khối lớn
(mặc dù chưa có giấy phép lái xe), chở quá số người quy định, không đội mũ
bảo hiểm…
4
Do vậy, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần phải nắm được các đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi, biết được các nhu cầu xã hội, các chuẩn mực đạo đức để
quản lý, giáo dục các em chấp hành các quy định về an toàn giao thông và an
ninh học đường một cách có hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, sự ảnh hưởng của
các luồng văn hóa không phù hợp với các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục
Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là các
đối tượng thanh thiếu niên ngày càng có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật về
an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý, giáo dục đạo
đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt vấn đề quản lý, giáo dục về an toàn giao thông và
an ninh học đường đối với học sinh THPT là một trong những vấn đề hết sức
cần thiết và cấp bách.
Muốn thực hiện công việc này một cách có hiệu quả, công tác giáo dục
của nhà trường không thôi là chưa đủ mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội để đưa ra những giải pháp
mang lại hiệu quả cao.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC AN TOÀN
GIAO THÔNG VÀ AN NINH HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT
LÊ HOÀN:
Trong những năm gần đây, đi đôi với việc phấn đấu nâng cao chất
lượng học tập của học sinh, trường THPT Lê Hoàn luôn chú trọng đến công
tác quản lý, giáo dục đạo đức cho các em, chú trọng đến công tác đảm bảo an
toàn giao thông và an ninh học đường, tạo một môi trường thuận lợi cho các
5
em học tập và rèn luyện. Nhà trường ngày càng phối hợp chặt chẽ với các bậc
cha mẹ, với các lực lượng ngoài nhà trường trong công tác quản lý, giáo dục
học sinh. Chi bộ nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo Ban giám hiệu,
các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường xây dựng các giải pháp và phối hợp
thực hiện tốt để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Nhờ vậy, nề nếp tác phong
học sinh đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm từ trung bình
trở lên luôn đạt mức cao (từ 90% trở lên), trong đó tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm
xếp loại tốt ngày càng tăng.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2010 – 2011:
Khối
10
11
12
Tổng
Tổng
Tốt
Khá
số
464
349
274
SL
181
144
172
1087
8
511 47.
TL
39.1
41.3
62.
0
TB
SL
198
127
62
TL
42.6
36.7
28.8
38
35.6 18
7
SL
80
45
40
Yếu
TL
17.2
13.0
8.4
SL
05
03
00
TB trở lên
TL
1.1
0.9
0.0
SL
459
346
274
TL
98.9
99.1
100.0
16.7 08 0.7 1079 99.3
1
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2011 – 2012:
Khối
10
11
12
Tổng
Tổng
Tốt
Khá
TB
Yếu
TB trở lên
số
546
384
SL TL SL TL SL TL SL TL SL
240 43.9 119 21.8 179 32.8 08 1.5 538
172 44. 156 40.6 51 13.3 05 1.3 379
328
1258
8
207 63.1 99 30.2 22 6.7 00 0.0 00
100.0
619 49.2 374 29.7 252 20.1 13 1.0 1245 99.0
TL
98.5
98.7
6
Đi đôi với kết quả rèn luyện đạo đức, tình trạng học sinh vi phạm pháp
luật về an toàn giao thông và an ninh học đường trong thời gian gần đây đã
giảm đáng kể cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ việc. Trong
năm học 2010 – 2011, toàn trường có 37 học sinh phải đưa ra Hội đồng kỉ luật
nhà trường để họp xét kỉ luật thì con số này đến năm học 2011 – 2012 là 28
trường hợp. Đặc biệt, trong namư học 2012 – 2013 (tính cho đến thòi điểm
hiện tại) chỉ có 12 trường hợp phải đưa ra Hội đồng kỉ luật của nhà trường.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình an toàn giao thông và an ninh học đường
vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, kết quả rèn luyện đạo đức học sinh vẫn
chưa được cải thiện nhiều, tình trạng học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà
trường, học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vẫn còn tiếp diễn.
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ AN
NINH HỌC ĐƯỜNG TRONG HỌC SINH:
Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh xu hướng thực dụng,
quan tâm tới lợi ích cá nhân hơn là lợi ích tập thể, chú trọng đến lợi ích trước
mắt hơn là lợi ích lâu dài trong phần lớn thế hệ trẻ. Từ đó dẫn đến những mâu
thuẫn cá nhân làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết, đến quá trình học tập và
rèn luyện đạo đức của học sinh. Mặt khác, sự xâm nhập của các luồng văn hóa
đồi trụy, các trò chơi bạo lực, các tệ nạn xã hội vào học đường đã và đang có
những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức và hình thành nhân
cách của các thế hệ học sinh.
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về đời sống
vật chất và tinh thần ngày càng cao, các bậc cha mẹ dành nhiều thời gian cho
7
việc phát triển kinh tế gia đình. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều
bậc cha mẹ sẽ ít dành thời gian hơn để quan tâm đến việc học tập, rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức của con cái. Cá biệt, có một số gia đình để cho con cái sống
một cách tự do, ỷ lại vào nhà trường, coi việc giáo dục, quản lý các em là
trách nhiệm của nhà trường. Việc quản lý lỏng lẻo như vậy sẽ rất dễ dẫn đến
tình trạng các em lơ là trong học tập, rèn luyện và thậm chí nghiêm trọng hơn,
các em có thể sa vào các tệ nạn xã hội mà các bậc cha mẹ không hề hay biết.
Trong những năm qua, mặt dù đã có nhiều thay đổi trong việc tuyển học
sinh vào lớp 10 nhưng nhìn chung chất lượng đầu vào của trường là tương đối
thấp, nhiều em có học lực trung bình yếu; trong đó một bộ phận không nhỏ
còn thiếu ý thức học tập và rèn luyện bản thân mình. Theo thống kê của nhà
trường trong những năm qua thì các vụ đánh nhau trong nhà trường phần lớn
diễn ra trong các em học sinh ở khối lớp 10; qua các năm, tỷ lệ học sinh có
hạnh kiểm yếu ở khối 10 luôn cao hơn so với 2 khối còn lại.
Một nguyên nhân khác rất đáng quan tâm là tình hình an ninh trật tự ở
địa phương đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, giáo
dục đạo đức học sinh của nhà trường. Hiện nay, các băng nhóm thanh niên hư
hỏng bên ngoài đã xâm nhập, lôi kéo không ít các em học sinh của trường
tham gia vào các vụ đánh nhau, sử dụng các chất kích thích… làm ảnh hưởng
đến chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của những học sinh này. Nguy
hại hơn, những học sinh này còn lôi kéo thêm các học sinh khác tham gia vào
băng nhóm của mình làm cho tình hình an toàn giao thông và an ninh học
đường càng thêm phức tạp, công tác giáo dục đạo đức học sinh ngày càng khó
khăn hơn.
8
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ AN NINH HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG:
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục về an toàn giao thông
và an ninh học đường cho học sinh trong thời gian tới, bên cạnh công tác giáo
dục trong nhà trường thì cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Trong góc độ của bài viết này, tôi chỉ
xin đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:
1. Công tác quản lý, giáo dục trong nhà trường:
Bước vào đầu năm học, thông qua các giáo viên chủ nhiệm triển khai
cho học sinh nắm được nội quy của nhà trường. Qua đó thực hiện cam kết
giữa gia đình học sinh với nhà trường trong việc thực hiện các quy định của
nhà trường về chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông và an ninh học
đường.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông,
việc đảm bảo an ninh học đường thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các
chương trình phát thanh hàng tuần và nhất là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
pháp luật về an toàn giao thông, an ninh học đường.
Cần tổ chức khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng học sinh vi phạm
nội quy, kỷ luật của nhà trường và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, an
ninh học đường; xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh vi
phạm để có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Xây dựng Đội xung kích nhiệt tình, năng động và hoạt động có hiệu quả
dưới sự điều hành trực tiếp của Đoàn trường. Qua đó góp phần vào công tác
9
vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên học sinh; tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của các em để công tác quản lý, giáo dục đạt hiệu quả cao.
Đoàn trường tổ chức đội xung kích thực hiện việc trực an toàn giao
thông và an ninh học đường ở cổng trường trong thời điểm đầu vả cuối các
buổi học. Qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những trường hợp học sinh vi
phạm về an toàn giao thông và an ninh học đường; đồng thời tổng hợp để đưa
vào đánh giá, kiểm điểm trong các buổi chào cờ đầu tuần.
Trên cơ sở theo dõi của Ban chấp hành Đoàn trường cũng như các lực
lượng hỗ trợ nêu trên, Ban thường vụ Đoàn trường thường xuyên tổng hợp và
thông báo với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường
hợp vi phạm.
Đối với những trường hợp vi phạm đã bị xử lý nhưng chậm tiến bộ, bên
cạnh việc giáo viên chủ nhiệm thông báo với gia đình và phối hợp với gia đình
để giáo dục các em; giáo viên chủ nhiệm thông qua Đoàn trường để đưa ra
khiển trách trước toàn trường để giáo dục và răn đe những trường hợp khác.
Đối với những trường hợp vi phạm kéo dài hoặc vi phạm mang tính
chất nghiêm trọng, sau khi đã họp xử lý ở lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp
với Đoàn trường tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ và gởi biên bản đề nghị lên Hội
đồng kỷ luật của nhà trường để xử lý kịp thời.
Các bước tiến hành trong công tác phối hợp giữa Đoàn trường với giáo
viên chủ nhiệm trong việc tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ xử lý các học sinh vi
phạm (lỗi nghiêm trọng hoặc vi phạm kéo dài):
10
- Trên cơ sở biên bản làm việc tại lớp đối với những trường hợp học sinh
vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cùng với Đoàn trường tổ chức cuộc họp với cha,
mẹ học sinh để đưa ra mức đề nghị kỷ kuật lên Hội đồng kỉ luật nhà trường.
- Cuộc họp tiến hành theo đúng quy trình: Học sinh vi phạm đọc bản
tường trình nội dung vi phạm, bản kiểm điểm cá nhân; giáo viên chủ nhiệm
thông qua biên bản cuộc họp ở lớp (có đề nghị hình thức kỷ luật); đại diện
Đoàn trường thông qua quy định về hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ
vi phạm của học sinh; cha, mẹ học sinh có ý kiến về hành vi vi phạm và hình
thức kỷ luật đối với con của mình. Cuối cùng, dựa trên các căn cứ đã nêu,
Đoàn trường cùng với giáo viên chủ nhiệm thống nhất hình thức đề nghị kỷ
luật, ghi vào biên bản để gởi lên Hội đồng kỷ luật của nhà trường.
- Căn cứ trên biên bản cuộc họp, Đoàn trường tổng hợp các hồ sơ liên
quan và làm biên bản đề nghị gởi lên Hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý.
2. Công tác phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội:
Trong công tác giáo dục các em, vai trò của gia đình là rất quan trọng,
vì phần lớn thời gian các em do gia đình trực tiếp quản lý. Các em đang ở thời
kỳ hình thành nhân cách, tâm lý chưa ổn định, thường hiếu động và dễ bị kích
động bởi những tác động tiêu cực, cho nên rất cần phối hợp theo dõi quản lý.
Định kỳ hằng tuần, phụ huynh cần trao đổi, cung cấp những thông tin về con,
em mình cho giáo viên chủ nhiệm để phối hợp giáo dục. Trong thời gian các
em không học tập tại trường thì phụ huynh cũng cần cung cấp thời gian biểu
hoạt động của các em để nhà trường biết, tham gia, góp ý, định hướng một số
nội dung hoạt động cho phù hợp với tâm lý, sức khỏe và trình độ của từng lứa
tuổi.
11
Các gia đình phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các đồ dùng học
tập, sách vở của các em trước khi đến trường, không để các em mang theo
hung khí, không cho các em sử dụng xe máy phân khối lớn đến trường khi
chưa có giấy phép lái xe. Các gia đình có con em học cùng lớp nên thường
xuyên liên lạc với nhau để trao đổi và biết thêm những thông tin về con em
mình. Qua đó sớm phát hiện những biểu hiện, dấu hiệu sa sút trong học tập,
lệch lạc trong lối sống, thậm chí nghi vấn liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật để chủ động phối hợp phòng ngừa, giáo dục. Đối với các em học
sinh cá biệt, cần tính toán, áp dụng các biện pháp giáo dục, quản lý chặt chẽ.
Trong trường hợp cần thiết thì gia đình và nhà trường có thể phối hợp với lực
lượng công an có biện pháp phù hợp để theo dõi, giám sát, cảm hóa, răn đe,
ngăn chặn hành vi vi phạm.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để quản lý, giáo
dục an toàn giao thông và an ninh học đường trong học sinh thông qua những
việc làm cụ thể, thiết thực.
- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn để mời các đồng chí công an tuyên
truyền cho các em học sinh về tình hình an toàn giao thông và an ninh học
đường.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an (thông qua quy chế phối hợp
hoạt động) để kịp thời nắm bắt và có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường
hợp vi phạm nghiêm trọng về an toàn giao thông và an ninh học đường.
- Thông qua lực lượng công an, nhà trường có thể nắm được những học
sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ngoài nhà trường. Qua đó có
những biện pháp xử lý, giáo dục các em một cách chính xác, kịp thời.
12
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trông người” mãi
mãi là phương châm hành động cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục
nói riêng. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng đến công tác giáo dục, coi “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu”. Để sự nghiệp “Trồng người” được thành công,
trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức cho các em một cách đơn
thuần mà còn là nơi để giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em, góp phần xây
dựng những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước vừa có
“Đức”, vừa có “Tài” để có thể đưa nước ta ngày càng phát triển đi lên.
Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt liên quan đến vấn
đề an toàn giao thông và an ninh học đường hiện nay là một vấn đề hết sức
cần thiết, góp phần đắc lực vào công tác quản lý, giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn gặp phải một số khó khăn nhất
định đòi hỏi phải có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo cũng như sự phối
hợp, hỗ trợ nhiệt tình của các lực lượng liên quan thì công tác quản lý, giáo
dục đạo đức, giáo dục an toàn giao thông và an ninh học đường cho học sinh
mới có thể đi đến thành công.
II. KIẾN NGHỊ:
Đối với nhà trường: Cần tiếp tục và quan tâm hơn nữa đến công tác
quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường công tác giáo dục về an toàn
giao thông và an ninh học đường; tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để Đoàn
trường nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả trong hoạt động quản lý, giáo dục
13
học sinh; chú trọng đến công tác chủ nhiệm, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho giáo viên chủ nhiệm một cách hiệu quả, thường xuyên.
Đối với Đoàn trường: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào để
làm tốt hơn công tác vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên học sinh. Qua đó
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng học sinh để công tác quản lý,
giáo dục các em đạt hiệu quả cao. Mặt khác cần chú trọng hơn nữa đến công
tác nâng cao năng lực của các cán bộ đoàn.
Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm: Nâng
cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, thường xuyên nhắc nhở và có
biện pháp xử lý kịp thời những học sinh vi phạm. Với giáo viên chủ nhiệm,
phải không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực xử lý các tình huống sư
phạm, nắm rõ các quy định của ngành và nội quy của nhà trường về công tác
quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.
Trên đây là một số nội dung và biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác
quản lý, giáo dục về an toàn giao thông và an ninh học đường cho học sinh
xuất phát từ thực tiễn công tác và kinh nghiệm của bản thân, do đó sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp
lãnh đạo cùng đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện và có thể đưa vào áp
dụng thực tế đạt hiệu quả cao hơn.
Đức Cơ, ngày 10 tháng 03 năm 2013
Người viết
Đào Thanh Hải
14
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.........................................................................................2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:........................................................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.............................................................3
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.................................................................................3
CHƯƠNG II: NỘI DUNG......................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:...........................................4
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
VÀ AN NINH HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN:........................................5
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ, GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ AN NINH HỌC ĐƯỜNG TRONG
HỌC SINH:.........................................................................................................................7
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ
AN NINH HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG:....................................................9
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................13
I. KẾT LUẬN:..................................................................................................................13
II. KIẾN NGHỊ:................................................................................................................13
15