Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bạc thau ( argyreia acuta lour ) thu hái tại vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 85 trang )

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan .................................................................................................. 2
1.1. Chi Argyreia Lour. ............................................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật .............................................................................................. 2
1.1.3. Các loài thuộc chi Argyreia Lour. và phân bố .................................................. 2
1.1.4. Thành phần hóa học ........................................................................................... 4
1.1.5. Tác dụng và công dụng ...................................................................................... 9
1.2. Cây bạc thau (Argyreia acuta Lour.)..................................................................... 15
1.2.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái và phân bố của cây bạc thau ................................ 15
1.2.2. Công dụng của cây bạc thau .............................................................................. 16
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về cây bạc thau ............................................................... 16
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 18
2.1. Nguyên liệu, dung môi, hóa chất .......................................................................... 18
2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................................... 18
2.1.2. Dung môi, hóa chất ............................................................................................ 18
2.1.3. Trang thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm ..................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học .......... 19
2.2.2. Phương pháp điều chế các cao chiết từ dược liệu .............................................. 19
2.2.3. Phương pháp định tính các nhóm chất .............................................................. 19
2.2.4. Phương pháp phân lập các hợp chất .................................................................. 23
2.2.5. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất .................................................... 23
Chương 3: Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 24
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .............................................................................. 24



3.1.1. Đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học .................................................... 24
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu ................................................................................................ 25
3.1.3. Đặc điểm bột ..................................................................................................... 27
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ........................................................................... 29
3.2.1. Điều chế cao chiết tổng và các cao chiết phân đoạn ......................................... 29
3.2.2. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học đặc trưng .......... 30
3.2.3. Chiết xuất, phân lập các hợp chất từ cây bạc thau ............................................ 31
3.2.4. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được .................................... 33
Chương 4: Bàn luận ..................................................................................................... 40
4.1. Về đặc điểm thực vật và tên khoa học của mẫu nghiên cứu ................................ 40
4.2. Về thành phần hoá học của cây bạc thau .............................................................. 43
Kết luận và kiến nghị ................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
CK
CTCT
DCM
DM
DMSO
DPPH
EtOAc
EtOH
ESI-MS
FGF
FRAP

GLUT
HPLC
Hx
IC50
IFN-γ
IL
iNOS
JNK
LPS
MDA
MeOH
MS
NF-κB
NO
NMR

PGE2
SLKM
SOD
TNF-α
TT

Tên viết đầy đủ
Creatine kinase
Công thức cấu tạo
Dicloromethan
Dung môi
Dimethyl sulfoxid
2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
Ethyl acetat

Ethanol
Electrospray ionization mass spectrometry (Phổ khối lượng ion hoá tia
điện)
Fibroblast growth factor (yếu tố phát triển nguyên bào sợi)
Ferric reducing antioxidant power (lực chống oxy hoá bằng phương
pháp khử sắt)
Glucose transporter (vận chuyển glucose)
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
n-hexan
Nồng độ ức chế 50%
Interferon-γ
Interleukin
Inducible nitric oxide synthase (cảm ứng sản xuất nitric oxid)
c-Jun N-terminal Kinase
Lipopolysaccharid
Malondialdehyd
Methanol
Mass Spectrometry (Phổ khối)
Nuclear Factor-kappa B (yếu tố hạt nhân kappa B)
Nitric oxid
Nuclear magnetic resonance (cộng hưởng từ hạt nhân)
Phân đoạn
Prostaglandin E2
Sắc ký lớp mỏng
Superoxide dismutase
Tumor necrosis factor-α (yếu tố hoại tử khối u α)
Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Danh sách một số loài thuộc chi Argyreia Lour. ở Việt Nam

3

Bảng 1.2: Một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Argyreia

8

Lour.
Bảng 1.3: Một số tác dụng của các loài thuộc chi Argyreia Lour.

15

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây bạc thau

31

Bảng 3.2: Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AA02

35

Bảng 3.3: Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AA03

36

Bảng 3.4: Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AA06


37

Bảng 4.1: Đặc điểm làm cơ sở xác định tên khoa học

41

Bảng 4.2: So sánh mẫu nghiên cứu với một số loài thuộc chi Argyreia ở Việt

42

Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1:

Tên hình

Trang

CTCT một số alcaloid nhân indol trong các loài thuộc chi

5

Argyreia
Hình 1.2:

CTCT của một số alcaloid khác trong các loài thuộc chi Argyreia


6

Hình 1.3:

CTCT một số coumarin trong các loài thuộc chi Argyreia

7

Hình 1.4:

Các triterpenoid từ các loài thuộc chi Argyreia

7

Hình 1.5:

CTCT một số hợp chất steroid trong các loài thuộc chi Argyreia

8

Hình 1.6:

Công thức cấu tạo một số hợp chất trong loài Argyreia acuta

17

Hình 3.1:

Đặc điểm của cây Bạc thau (Argyreia acuta Lour.)


25

Hình 3.2:

Vi phẫu thân cây bạc thau

27

Hình 3.3:

Vi phẫu lá cây bạc thau

27

Hình 3.4:

Vi phẫu rễ cây bạc thau

27

Hình 3.5:

Đặc điểm bột thân cây bạc thau

28

Hình 3.6:

Đặc điểm bột lá cây bạc thau


28

Hình 3.7:

Đặc điểm bột rễ cây bạc thau

29

Hình 3.8:

Sơ đồ chiết xuất các cao phân đoạn

30

Hình 3.9:

SKLM cao phân đoạn EtOAc và các hợp chất phân lập được

33

hệ DCM-MeOH-H2O (10: 1:0,1)
Hình 3.10: SKLM so sánh hợp chất AA01 và β-sitosterol

34

Hình 3.11: Công thức cấu tạo của các hợp chất phân lập từ cây bạc thau

39



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Argyreia Lour., thuộc họ Convolvulaceae, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đói
châu Á và châu Phi [1], [25]. Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Argyreia thường được
gọi là bạc thau hay thảo bạc, mọc phổ biến ở nhiều nơi [6], [5]. Theo các công bố trên
thế giới, chi Argyreia Lour. có khoảng 40-90 loài [1], [25]. Ở nước ta, hiện đã phát
hiện được khoảng 18 loài [6], [5]. Lá và rễ của một số loài được dùng trong y học dân
gian làm thuốc chống viêm [6], [5].
Cây bạc thau, tên khoa học là Argyreia acuta Lour., họ Khoai lang
(Convolvulaceae), còn có tên khác là bạc sau, thảo bạc sau, thảo bạc lá nhọn hay lú lớn
[4]. Đây là cây mọc hoang, có mặt ở nhiều tỉnh ở nước ta như Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình,
Nghệ An, Thừa Thiên Huế…[4]. Bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng, nhạt, tính mát, có
tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, sát trùng, tiêu viêm [4], [1]. Lá hoặc thân mang
lá chữa ho, nhất là ho ở trẻ em, viêm phế quản cấp và mãn tính, bí đái bí dắt, nước tiểu
đục, khí hư, bạch đới, còn dùng chữa sốt rét [1]. Ngoài ra, bạc thau còn được dùng
phối hợp với một số vị thuốc khác trong các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều,
rong huyết, rong kinh, bạch đới, trẻ em ho, mụn nhọn, ghẻ lở [4].
Tuy nhiên, cho đến nay, ở trong nước chưa có nghiên cứu nào về bạc thau. Trên
thế giới, các nghiên cứu về loài này cũng rất ít. Để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về
cây bạc thau, làm cơ sở cho việc thu hái, sử dụng cây này làm thuốc, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bạc thau
(Argyreia acuta Lour.) thu hái ở Vĩnh Phúc”, với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu
2. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ trong phần thân mang lá bạc thau bằng các
phản ứng hóa học đặc trưng
3. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc 2-3 hợp chất từ thân mang lá bạc thau

1



Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.

CHI ARGYREIA LOUR.

1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtakjan (2009), chi Argyreia Lour. có vị trí phân loại
như sau :
Giới thực vật (Planta)
Phân giới thực vật có chồi (Kormobionta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamiidae)
Bộ Cà (Solanales)
Họ Khoai lang (Convolvulaceae Juss.)
Chi Argyreia Lour. [79].
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Theo mô tả của Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China), các loài thuộc chi
Argyreia Lour. thường có dạng cây bụi hoặc cây leo. Thân gỗ. Lá có cuống, mép
nguyên, mặt lá đôi khi có lông tơ mịn màu bạc. Cụm hoa mọc ở nách lá, hiếm khi ở
ngọn, cụm xim, tán hoặc đầu, hoa ít hay nhiều, lá bắc tồn tại hay sớm rụng, to hoặc
nhỏ. Đài hoa tồn tại, mềm hay đôi khi cứng, phía ngoài có lông tơ, ở giữa lá nhẵn, màu
đỏ, đôi khi tồn tại cùng quả. Tràng hoa màu tím, đỏ, hồng hoặc trắng; hình chuông,
hình phễu hay hình ống; chia thành 5 thùy rõ ràng, thường có lông tơ ở chính giữa
thùy. Nhị đính gần gốc tràng, thò hoặc không thò; chỉ nhị mảnh, gốc nhị rộng, có lông
tơ hoặc nhẵn; hạt phấn hình cầu, có gai nhỏ. Bao phấn chia 2 hoặc 4 ngăn, thường là 4
ngăn, có lông tơ hay nhẵn. Nhụy 1, hình chỉ, thò hoặc không thò; đầu nhụy hình đầu,
chia thành 2 thùy hoặc 2 hình cầu. Quả mọng màu đỏ, tím, da cam hoặc vàng; hình cầu
hoặc hình elip, nhiều nạc, bột hoặc dai. Hạt 4 hoặc ít hơn, hiếm khi có lông ở rốn hạt

[25].
1.1.3. Các loài thuộc chi Argyreia Lour. và phân bố
Thông tin về số lượng các loài thuộc chi Argyreia không giống nhau. Theo tài
liệu Thực vật chí Trung Quốc, chi này có khoảng 90 loài, phân bố chủ yếu ở vùng

2


nhiệt đới châu Á [25]. Trong khi đó, theo Viện Dược liệu, chi Argyreia Lour. có
khoảng hơn 40 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi [1].
Tuy nhiên, các tác giả thuộc dự án The plantlist đã thống kê và cho thấy chi Argyreia
có 201 tên loài được ghi nhận, trong đó có 29 tên được chấp nhận (14,42%), 25 tên
đồng nghĩa (12,44%) và 147 tên chưa xác định được (73,14%) [95]. Danh sách các tên
loài được chấp nhận được trình bày ở phụ lục 3.
Tại Việt Nam, hiện đã phát hiện khoảng 18 loài thuộc chi này [5], [6] danh sách
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Danh sách một số loài thuộc chi Argyreia Lour. ở Việt Nam
STT Tên khoa học

1

A. acuta

2
3

A. arborea
A. atropurpurea

4


A. capitata

5

A. lanceolata

6

A. malabaria

7

A. mekongensis

8

A. mollis

9

A. nasirii

10

A. nellygherya

Tên
thông
thường

Bạc thau lá nhọn,
bạc thau, thảo bạc
nhọn, bạc sau, lú
lớn
Bạc thau cây
Bạc thau đen điều

Thảo bạc đầu, bạc
thau hoa đầu

Bạch thau lá hẹp,
thảo bạc nhọn
Thảo bạc malabar
Bạc thau mekong,
thảo bạc cửu long
Bạc thau lông
mềm, thảo bạc
che
Thảo bạc nasiri
Bạc
thau
nellygherya

3

Phân bố
Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên
Huế.

Trung và Nam Bộ Việt Nam
Bắc Giang
Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hà
Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh
Hòa, Gia Lai, Ninh Bình, Quảng Ngãi,
Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh
Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP
HCM
Lâm Đồng, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu,
Kiên Giang
Kon Tum
Kon Tum, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu,
Tây Ninh
Huế, Gia Lai, TP HCM, Bà Rịa Vũng
Tàu
Gia Lai
Đắc Lắc


STT Tên khoa học

Tên
thường

thông

11

A. nervosa


Thảo bạc gân

12

A. obtecta

Bạc thau

Nguyên sản ở Ấn Độ
Trồng ở TP HCM
Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Ninh, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu

Bạc thau lá tù,
thảo bạc tà
Bạc thau xám tro,
14
A. osyrensis
thảo bạc nhóm
Bạc thau pierre,
15
A. pierreana
thảo bạc pierre
Bạc thau đo đỏ,
16
A. rubicunda
bạc thau hoa hồng
17
Bạc thau seguin

A. seguinii
Bạc thau lông
18
A. setosa
cứng, thảo bạc tơ
1.1.4. Thành phần hóa học
13

Phân bố

A. obtusifolia

Huế, Đà Nẵng, Kon Tum
Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng
Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà
Nam
Kon Tum
Lai Châu
Trung Bộ Việt Nam

Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc
chi Argyreia Lour.. Các kết quả định tính sơ bộ một số loài như: A. nervosa, A. acuta,
A. cymosa, A. involucrata, A. argentea cho thấy chúng chứa các hợp chất thuộc nhóm
flavonoid, alcaloid, coumarin, steroid, saponin, glycosid, tanin, acid amin và các acid
hữu cơ [12], [16], [43], [70], [84].
1.1.4.1.

Alcaloid

Theo Chao J. M. và cộng sự, hạt của A. nervosa chứa các alcaloid nhân indol

(hình 1.1) [17], [18]. Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy hạt của một số
loài khác thuộc chi Argyreia như A. barnesii, A. cupitata, A. cuneata, A. luzoninsis, A.
mollis, A. mningayi, A. nervosa, A. obtusifolia, A. philippinensis, A. reticulata. A.
ridleyi, A. rubicunda, A. splendens cũng chứa các alcaloid này [17]. Một số nghiên cứu
của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự [56], [62].
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Tofern B. và cộng sự năm 1999, rễ của A.
mollis chứa các L-aminopyrrolizidin alcaloid (lolin alcaloid) và một số pyrrolidin
alcaloid đơn giản khác như hygrin và dẫn chất, tropan-3β-ol, nicotin (hình 1.2 ) [82].

4


H

O

H2N
H2N

NH

O
N

N

H

N
H


HO

NH

HO

NH
N

H

setoclavin

H

agroclavin

isoergin

ergin

N

NH

NH

NH
N


H

H

isosetoclavin

lysergen

O
HO
N

HO

HO

NH

N

H

lysergol

N
N

H


H

ergometrin

isolysergol

H

O
HO

N
H

NH

HO

N
H

NH
N

NH
NH

HO

N


H

N

H

festuclavin

penniclavin

ergometrinin

H

H
HO
HO

NH

HO

NH

NH
N

HN


H

HN

elymoclavin

chanoclavin-II

chanoclavin-I

OH

OH O
N
H

NH

NH
N

O
NH
N

H

ergolin-8-carboxamid

H


isoergolin-8-carboxamid

Hình 1.1: CTCT một số alcaloid nhân indol trong các loài thuộc chi Argyreia

5


O

N

O

N

O

N

N

N

hygrin

cuscohygrin

2',4-N-methylpyrrolidinylhygrin
H


H

N
N

O

O

N

H

H

nicotin

N-formyllolin

H
N

N

N

H

tropan-3 -ol


N
N

N-methyllolin

O

OH

H

O

N

2',3-N-methylpyrrolidinylhygrin

Hình 1.2: CTCT của một số alcaloid khác trong các loài thuộc chi Argyreia
1.1.4.2. Flavonoid và polyphenol
Một số nghiên cứu đã tiến hành định tính và định lượng đã chỉ ra rằng một số
loài thuộc chi Argyreia chứa các hợp chất flavonoid và polyphenol. Kết quả phân tích
của Uddin M. và cộng sự năm 2013 cho thấy cao chiết methanol từ A. argentea có
chứa các hợp chất phenolic (46,56 ± 0,06mg đương lượng acid tannic), flavonoid (43,1
± 2,04mg đương lượng catechin), proanthocyanidin (57,21 ± 1,09mg đương lượng
catechin), carotenoid tổng số (70,78 ± 4,03mg), β-caroten (11,44 ± 0,39μg), lycopen
(16,06 ± 0,40μg) trên 1g cao chiết [84]. Trong khi đó, cao chiết methanol từ vỏ thân A.

cymosa có hàm lượng phenol tổng số là 291,33 ± 7,86mg/g tính theo đương lượng acid
gallic và hàm lượng flavonol tổng số là 42,00 ± 3,94mg/g tính theo đương lượng rutin

[12].
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều hợp chất flavonoid được phân lập từ các
loài thuộc chi này. Năm 1999, một số dẫn chất sulfat của flavonoid như kaempferol 7methyl ether-3-sulfat, quercetin 7-methyl ether-3,3-disulfat và quercetin 7-methyl
ether-3-sulfat được phát hiện từ rễ của một số loài như A. mollis, A. nervosa, A.

capitata [54]. Năm 2015, Jaiswal S. K. và cộng sự đã phân lập được quercetin và
kaempferol từ lá của A. speciosa [42].

6


1.1.4.3.

Coumarin

Từ phần trên mặt đất của A. speciosa có 4 hợp chất coumarin đã được phân lập là
scopoletin, aesculetin, psoralen, scopoletin-7-O-β-glucopyranosid (scopolin) (hình 1.3)
[10].

Hình 1.3: CTCT một số coumarin trong các loài thuộc chi Argyreia
1.1.4.4.

Triterpenoid

Từ A. populifolia Gunatilake A. L. đã phân lập được các hợp chất friedelin,
friedelan-3β-ol [31]. Từ A. capitata, Tofern B. và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất
triterpen khung dammaran là arcapitin A-C [81].

1.1.4.5.


Hình 1.4: Các triterpenoid từ các loài thuộc chi Argyreia
Hợp chất khác

Từ loài A. nervosa, có 1 hợp chất steroid là argyrosid I được phân lập từ hạt [66],
hợp chất stigmasteryl format được phân lập từ phần trên mặt đất [10] và hexadecanyl
p-hydroxyninamat từ rễ [73]. Từ quả của A. populifolia, các hợp chất octacosan-1-ol,

β-sitosterol, stearyl 4-hydroxycinnamat đã được phân lập [31].

7


O
H
Glc

H
O

H

H
O

H
H

H

H

H

O

H

H

HO

-sitosterol
argyrosid I
stigmasteryl format
Hình 1.5: CTCT một số hợp chất steroid trong các loài thuộc chi Argyreia
Danh sách một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Argyreia Lour.
được trình bày ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Argyreia Lour.
STT
Loài
1
A. acuta

3

4

5
6


Nhóm chất
Nhựa glycosid

Tên chất
Acutacosid A, acutacosid B [90]
Ergin, isoergin, agroclavin, setoclavin,
lysergen, isosetoclavin, lysergol, isolysergol,
ergometrin,
ergometrinin,
penniclavin,
Alcaloid
festuclavin, chanoclavin I, chanoclavin II,
elymoclavin, ergolin 8-carboxamid, isoergolin 8-carboxamid [17], [18]
Flavonoid
Quercetin, kaempferol [42]
A. nervosa
Scopoletin [10], [48], aesculetin, psoralen,
Coumarin
scopoletin-7-O-β-glucopyranosid [10]
Steroid
Argyrosid [37], [38], β-sitosterol [38]
Acid caffeic, ethyl caffeat , hexadecanyl pAcid hữu cơ
hydroxycinnamat
[48],
stigmasteryl
và dẫn chất
format[10]
Hygrin, 2,4-N-methylpyrolidinylhygrin, 2,3N-methylpyrolidinylhygrin,
cuscohygrin,
Alcaloid

A. mollis
nicotin, N-methyllolin, N-formyllolin, tropan3-β-ol [82]
Triterpen
Friedelin, friedelan-3β-ol [31]
Steroid
β-sitosterol [31]
A. populifolia
Acid hữu cơ Octacosan-1-ol, stearyl 4-hydroxycinnamat
và dẫn chất
[31]
Triterpen
Arcapitin A-C [81]
A. capitata

8


1.1.5. Tác dụng và công dụng
Theo y học cổ truyền, một số loài thuộc chi Argyreia có tác dụng chữa bệnh. Tại
Việt Nam, thân và lá của A. acuta được dùng sắc uống trị bí tiểu tiện, đái ít, đái buốt,
tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản [4], [5]. Lá A. capita
chữa rong kinh, đau gân, gãy xương [4], [5]. Loài A. mollis rễ làm thuốc uống, lá đắp
chữa mụn nhọt [5]. Ở Ấn Độ, lá của loài A. specoisa được dùng để chữa đau dạ dày
[39], rễ được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, bổ gan, tăng cường trí nhớ [11], làm thuốc
chữa thấp khớp, viêm thần kinh, chữa bệnh lậu [73].
Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về tác dụng dược lý chỉ tập trung trên
loài A. nervosa (tên đồng nghĩa là A. speciosa), một số ít nghiên cứu khác tiến hành
trên các loài A. acuta, A. cymosa và A. argentea.

Tác dụng hạ sốt

Nghiên cứu của Jeet K. và cộng sự năm 2012 cho thấy cao chiết ethyl acetat và
cao chiết methanol từ phần trên mặt đất của A. nervosa có tác dụng hạ sốt trên chuột.
Với liều 300 mg/kg cân nặng, cao chiết A. nervosa làm giảm sự tăng nhiệt độ từ 77,82
- 88,42%, trong khi đó với liều 30 mg/kg cân nặng, paracetamol làm giảm 96,15% sự
tăng nhiệt độ cơ thể chuột [43].

Tác dụng giảm đau
Năm 2015, Lalan B. K. và cộng sự đã đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau
của cao chiết từ A. speciosa [52]. Kết quả cho thấy, ở mức liều 100mg/kg- 300mg/kg
cân nặng, cao chiết A. speciosa có tác dụng giảm đau trên mô hình tail-flick trên chuột.
Trong đó, ở mức liều 300mg/kg cân nặng, cao chiết A. speciosa thể hiện tác dụng
mạnh hơn có ý nghĩa thống kê so với thuốc chứng dương là ibuprofen liều 100mg/kg
cân nặng. Trên mô hình gây đau bằng acid acetic, cả hai mức liều 100mg/kg và
300mg/kg cao chiết A. speciosa đều thể hiện tác dụng chống đau, tuy nhiên tác dụng
thấp hơn so với ibuprofen liều 100mg/kg [52]. Kết quả nghiên cứu năm 2009 của
Bachhav R. S. và cộng sự cho thấy cao chiết methanol từ rễ của A. speciosa với liều từ
30 – 300mg/kg cân nặng có tác dụng giảm đau trên các mô hình gây đau quặn bằng
acid acetic và mô hình mâm nóng [11].

9


Cao chiết methanol từ thân của A. argentea với liều từ 1 – 2g/kg cân nặng có tác
dụng giảm đau ở chuột trong mô hình gây đau bằng acid acetic và mô hình gây đau
bằng formalin với số cơn đau giảm từ 12,66 - 31,0% [23].

Tác dụng chống viêm
Cao chiết ethylacetat của A. nervosa liều 300mg/kg thể trọng chuột đều có tác
dụng chống viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan, tác dụng
này thể hiện mạnh hơn thuốc chứng dương là ibuprofen liều 100mg/kg thể trọng [43].

Một số nghiên cứu của các tác giả khác trên cao chiết của A. nervosa cũng cho kết quả
tương tự [11], [52].
Cao chiết methanol của thân A. argentea thấy ở liều từ 1,0 - 2,0g/kg có tác dụng
giảm phù bàn chân chuột từ 25,0 - 44,0% trong mô hình gây phù bằng carrageenan
[23]. Nghiên cứu năm 2010 của Uddin M. và cộng sự trên cao chiết methanol từ lá A.

argentea cũng cho kết quả tương tự [83].
Tác dụng chống oxy hoá
Nghiên cứu của Badami S. và cộng sự năm 2008 cho thấy các cao chiết từ vỏ
thân A. cymosa có tác dụng chống oxy hoá. Trong đó, cao chiết ether dầu hoả có IC50
là 0,79 ± 0,03µg/ml so acid ascorbic có IC50 là 11,25 ± 0,49µg/ml. Trong thử nghiệm
ức chế oxy hoá nitric oxid, cao chiết ether dầu hoả có IC50 là 19,43 ± 0,12µg/ml so với
rutin có IC50 là 65,44 ± 2,56µg/ml. Trong thử nghiệm ức chế oxy hoá lipid, cao chiết
ether dầu hoả có IC50 là 42,36 ± 0,31µg/ml so với BHA có IC50 là

112,66 ±

1,32µg/ml. Các cao chiết khác từ vỏ A. cymosa cũng cho thấy có tác dụng chống oxy
hoá, tuy nhiên tác dụng của chúng yếu hơn so với cao chiết ether dầu hoả. Tổng đương
lượng chống oxy hoá của các cao chiết ether dầu hoả, cloroform, ethyl acetat và
methanol của A. cymosa lần lượt là 0,59; 0,77; 0,67; 0,68mM đương lượng acid
ascorbic [12].
Cao chiết methanol từ A. argentea có tác dụng chống oxy hoá với IC50 trong các
thử nghiệm DPPH, FRAP tương ứng là 3,35 ± 1,78; 502,33 ± 1,11µg/ml [84].
Nghiên cứu của Habbu P. V. và cộng sự năm 2010 cho thấy các cao chiết ethanol
và ethyl acetat từ rễ của A. speciosa có tác dụng chống stress trong các mô hình stress
cấp tính và mạn tính. Sử dụng các cao chiết này với liều 100mg/kg và 200mg/kg đã

10



làm giảm nồng độ glucose máu, cholesterol toàn phần, triglycerid và các men gan
GOT, GPT, CK ở chuột stress một cách có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Chuột
được điều trị trước bằng cao chiết A. speciosa có khối lượng và hình ảnh mô bệnh học
các tuyến thượng thận, lách, tuyến ức được cải thiện một cách đáng kể so với nhóm
không điều trị [34].

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Nghiên cứu của Rahman A. và cộng sự năm 2010 cho thấy cao chiết methanol từ
thân A. argentea có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram dương như

Bacillus cereus, B. subtilis, B. megaterium, Staphylococcus aureus và các vi khuẩn
Gram âm như E. coli, Salmonella typhae, S. paratyphae, Pseudomonous sp., Shigella

sonnei. Bên cạnh đó, cao chiết A. argentea cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của
một số chủng nấm như Aspergillus flavous, Fusarium equiseti, Altenaria alternate,

Aspergillus niger, Colletotrichum corphori [67].
Kết quả nghiên cứu của Dubey D. và cộng sự năm 2012 cho thấy cao chiết nước
và cao chiết ethanol từ lá A. speciosa có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng S.

aureus kháng kháng sinh [24].
Nghiên cứu của Packialakshmi N. và Beevi H. F. năm 2014 cho thấy dịch chiết
nước từ lá A. cymosa có tác dụng ức chế sự phát triển của một số dòng vi khuẩn với
đường kính vòng vô khuẩn là Bacillus sp. (20mm), S. aureus (18mm), P. aeruginosa
(13mm), E. coli (12mm) [59].

Tác dụng chống béo phì
Cao chiết ethanol 70% từ rễ của A. speciosa có tác dụng giảm béo phì trên chuột
ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Bổ sung cao chiết A. speciosa vào chế độ ăn của chuột

với liều lượng 50mg/kg/ngày có tác dụng giảm khối lượng cơ thể chuột, giảm lượng
calor nạp vào, giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL, triglycerid, giảm khối lượng
gan, mô mỡ và lượng triglycerid ở gan chuột một cách đáng kể so với nhóm đối chứng
[50].

Tác dụng hạ đường huyết
Cao chiết methanol của thân A. speciosa có tác dụng hạ đường huyết trên chuột
khoẻ mạnh và chuột đái tháo đường. Cụ thể, sau 8 giờ uống cao chiết A. speciosa với

11


các liều lượng tương ứng là 250, 500 và 750mg/kg cân nặng, chuột khoẻ mạnh giảm
nồng độ glucose huyết tương ứng là 26,24; 28,50 và 34,25%, trong khi đó, mức độ
giảm ở chuột đái tháo đường là 24,72; 31,10 và 40,47% [37].
Nghiên cứu năm 2013 của Joshi B. và cộng sự cho thấy cao chiết từ rễ của A.

nervosa có tác dụng chống đái tháo đường thông qua ức chế glycosyl hoá hemoglobin,
ức chế hấp thu glucose vào tế bào nấm men và ức chế enzym α-glucosidase [45].
Sử dụng cao chiết từ phần trên mặt đất A. speciosa với liều 200mg/kg/lần, 3
lần/tuần trong 30 ngày cho chuột bị gây đái tháo đường có tác dụng làm giảm nồng độ
đường huyết trong máu, giảm nồng độ enzym glucose-6-phosphatase, làm tăng
glycogen ở gan một cách đáng kể so với nhóm đối chứng [10]. Hình ảnh giải phẫu mô
bệnh học cho thấy sử dụng cao chiết A. speciosa có tác dụng bảo vệ các cơ quan như
gan, thận, tuỵ và cả thiện các chỉ số về chuyển hoá lipid và chống oxy hoá ở chuột đái
tháo đường [10].

Tác dụng làm lành vết thương
Năm 2011, Singhal A. K. và cộng sự đã đánh giá tác dụng làm lành vết thương
của cao chiết ethanol 90% từ lá của A. nervosa trên mô hình vết thương cắt ở cả chuột

bình thường và chuột đái tháo đường [76]. Kết quả cho thấy, điều trị bằng thuốc mỡ
chứa cao chiết từ lá A. nervosa đẩy nhanh quá trình liền vết thương ở cả chuột bình
thường và chuột đái tháo đường. Ngoài ra, khi dùng ở dạng uống, cao chiết A. nervosa
cũng đẩy nhanh quá trình liền vết thương ở chuột đái tháo đường [76]. Kết quả của
một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cao chiết nước từ lá A. speciosa có tác dụng làm
lành vết thương thông qua đẩy nhanh quá trình co vết thương, tăng tổng hợp
hydroxyprolin, tăng tái tạo mô hạt ở chuột trong mô hình gây vết thương cắt [87].

Tác dụng chống loét
Nghiên cứu năm 2011 của Jaiwal và cộng sự cho thấy cao phân đoạn butanol từ
lá của A. speciosa có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá, chống loét do các yếu
tố như aspirin, ethanol, stress gây nên [41]. Sử dụng cao A. speciosa liều lượng
100mg/kg và 200mg/kg, 2 lần một ngày trong 5 ngày giúp làm giảm thể tích và nồng
độ acid pepsin, giảm diện tích vết loét, tăng khối lượng mô hạt ở chuột bị gây loét

12


đường tiêu hoá trên các mô hình trên [41]. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả
tương tự [15], [42].

Tác dụng trên thần kinh trung ương
Nghiên cứu của Patel N. B. và cộng sự năm 2011 đã đánh giá tác dụng chống
stress của cao chiết ethanol 50% của rễ A. speciosa [61]. Kết quả cho thấy điều trị
trước bằng cao chiết A. speciosa trong 7 ngày với liều 100 và 200mg/kg/ngày giúp làm
giảm thời gian bất động của chuột trong thí nghiệm bơi cưỡng bức khi so sánh với
nhóm đối chứng. Chuột được cho sử dụng cao chiết A. speciosa với liều lượng tương
tự trong 7 ngày có tác dụng làm tăng khả năng chịu đựng trong môi trường thiếu oxy,
giảm đau quặn gây bởi acid acetic, giảm co giật do pentylenetetrazol, giảm loét dạ dày
do aspirin và stress gây ra. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tình trạng stress làm tăng

nồng độ cholesterol, triglycerid, glucose, protein tổng số, đồng thời làm giảm chức
năng miễn dịch trên chuột thông qua làm giảm nồng độ các kháng thể. Sử dụng cao
chiết A. speciosa có tác dụng cải thiện các chỉ số này một cách đáng kể [61].
Năm 2010, Habbu P. và cộng sự đã đánh giá tác dụng ngăn ngừa chứng giảm trí
nhớ của cao chiết từ rễ A. speciosa trên chuột [32]. Sử dụng cao chiết A. speciosa với
liều 100 – 200mg/kg/ngày trong 8 ngày liên tục có tác dụng cải thiện trí nhớ ở cả chuột
gây suy giảm trí nhớ bằng scopololamin và ở chuột già. Ở liều lượng này, cao chiết A.

speciosa cũng làm giảm nồng độ acetylcholinesterase (AChE) ở não chuột một cách
đáng kể so với nhóm đối chứng. Điều này gợi ý rằng cao chiết A. speciosa có tác dụng
ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ trên chuột [32]. Kết quả nghiên cứu của
Hanumanthachar J. và cộng sự năm 2007 cho thấy cao chiết nước từ rễ của A. nervosa
với liều từ 100 – 200mg/kg cân nặng có tác dụng ngăn ngừa chứng giảm trí nhớ trên
chuột gây bởi scopolamin và diazepam [36].
Một nghiên cứu khác cho thấy khi dùng với liều từ 100 – 500mg/kg, cao chiết
ethanol 50% từ rễ A. speciosa có tác dụng kéo dài thời gian ngủ gây bởi pentobarbital
[27].

Tác dụng trên hệ miễn dịch
Theo kết quả nghiên cứu của Gokhale A. và cộng sự năm 2003, cao chiết ethanol
từ rễ của A. speciosa có tác dụng trên hệ miễn dịch [28]. Cao chiết A. speciosa liều từ

13


50 – 200 mg/kg ngăn ngừa đáng kể phản ứng quá mẫn chậm ở chuột tiêm kháng thể là
tế bào hồng cầu cừu hoặc oxazolon, đồng thời làm tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể
của chuột [28]. Trong khi đó nghiên cứu của Patel N. B. và cộng sự năm 2011 cho
thấy cao chiết ethanol 50% từ rễ A. speciosa có tác dụng ngừa sự suy giảm miễn dịch
gây bởi stress trên chuột [61].


Tác dụng chống ung thư
Nghiên cứu của Sharma B. và cộng sự năm 2015 cho thấy cao chiết methanol từ
lá của A. nervosa có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phúc mạc
Ehrlich (EAC) ở chuột. Sử dụng cao chiết A. nervosa liều 400mg/kg/ngày có tác dụng
kéo dài thời gian sống của chuột mang khối u từ 20,5 ngày lên 36,5 ngày, đồng thời
cải thiện các chỉ số về huyết học như hemoglobin, số lượng hồng cầu, bạch cầu, hay
các chỉ số hoá sinh như GOT, GPT, glutathion, NO. In vitro, cao chiết A. nervosa thể
hiện tác dụng độc với tế bào EAC, với IC50 là 17,0µg/ml [71].

Tác dụng khác
Cao chiết ethanol từ rễ A. spesiosa liều 200 và 400mg/kg có tác dụng ngăn ngừa
sự tăng các enzym gan do CCl4 gây ra trên chuột [33], với liều 200mg/kg có tác dụng
kích thích hoạt động tình dục trên chuột đực [77]. Nghiên cứu năm 2016 của Dash R.
và cộng sự cho thấy cao chiết từ A. speciosa có tác dụng làm tan huyết khối in vitro
với tỷ lệ ly giải là 35,81 ± 0,86% so với chất đối chứng dương streptokinase ly giải
79,32 ± 1,629% [20].
Sử dụng bột rễ A. nervosa và kết hợp với bột lá Caesalpinia bonduc (tỷ lệ 1:1),
5g/lần, 2 lần 1 ngày trong 30 ngày trên bệnh nhân bị bệnh giun chỉ có tác dụng làm
giảm đáng kể các triệu chứng như phù bạch huyết, dị dạng, viêm hạch, đau, sốt, rét run
[64].

Độc tính
Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao chiết từ A. nervosa trên chuột nhắt trắng
của Jeet K. và cộng sự năm 2012 cho thấy khi dùng đến liều 3000mg/kg cân nặng, cao

A. nervosa chưa gây chết chuột [43]. Một nghiên cứu của Galani V. J. và Patel B. G.
năm 2016 cho thấy cao chiết ethanol 50% từ rễ của A. speciosa chưa gây chết chuột
khi dùng tới liều 5000mg/kg [27].


14


Bảng 1.3: Một số tác dụng của các loài thuộc chi Argyreia Lour.
Tên loài

Tác dụng
Hạ sốt [43], giảm đau [11], [52], chống viêm [11], [43], [52]
Chống oxy hoá [10], [34], bảo vệ gan [33]
Kháng khuẩn [24]
Chống béo phì [50], hạ đường huyết [10], [37], [45]
Làm lành vết thương [76], [87], chống loét đường tiêu hoá [15],
[41], [42].
An thần [27], chống stress [61]
A. speciosa
Tăng cường trí nhớ [32], [36]
Tăng cường miễn dịch [28], [61], chống ung thư [71]
Điều trị bệnh giun chỉ [64]
Kích thích hoạt động tình dục [77]
Ngăn ngừa tiêu chảy [68]
Làm tan huyết khối [20].
Giảm đau [23], chống viêm [23], [83]
Chống oxy hoá [84]
A. argentea
Kháng khuẩn, kháng nấm [67]
Chống oxy hoá [12]
A. cymosa
Kháng khuẩn [59]
A. acuta
Chống đái tháo đường [19]

1.2. CÂY BẠC THAU (ARGYREIA ACUTA LOUR.)
1.2.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái phân bố của cây bạc thau
Cây bạc thau, tên khoa học là Argyreia acuta Lour., họ Khoai lang
(Convolvulaceae), còn có tên khác là bạc sau, thảo bạc sau, thảo bạc lá nhọn hay lú lớn
[4], [5].
Dây leo, bò hoặc quấn. Thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le,
hình bầu dục hay trái xoan, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều
lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, hoa màu trắng, đài hoa hình
chén có lông màu ánh bạc; lá đài ngắn, hàn liền ở gốc, mặt ngoài có lông tơ, nhị vượt
ra khỏi tràng, chỉ nhị có lông, bầu nhẵn, gần hình cầu, có 2 ô chứa noãn. Quả mọng
hình cầu, khi chín màu đỏ, đường kính 8mm, có đài tồn tại cong lên. Hạt 2-4 màu nâu.
[4], [1].
Bạc thau là loại cây ưa ẩm, cây thường leo trên các loại cây gỗ, cây bụi khác ở
ven rừng, ven đồi, bờ mương rẫy cũng như trong các lùm bụi. Cây có ở khắp các tỉnh

15


như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…Ngoài ra còn có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Lào [4], [5].

1.2.2. Công dụng của cây bạc thau
Bộ phận dùng: đoạn thân mang lá [1], [5], có khi dùng cả rễ [4], thu hái quanh
năm lúc trời khô ráo rồi phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 50-60°C [1], [5].
Bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi
thủy, giải độc, sát trùng, tiêu viêm [4], [1]. Lá hoặc thân mang lá chữa ho, nhất là ho
trẻ em, viêm phế quản cấp và mãn tính, bí đái bí dắt, nước tiểu đục, khí hư, bạch đới,
còn dùng chữa sốt rét. Ngày 6 – 12g khô hoặc 30 – 40g tươi, sắc uống [4], [1], [5].
Dùng ngoài lấy lá hoặc ngọn mang lá tươi, giã nát và đắp vào chỗ gãy xương, lở ngứa,

mụn nhọt để hút mủ và lên da non [4], [1].

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về cây bạc thau
Cho đến nay, ở trong nước chưa có nghiên cứu nào về loài này. Số lượng nghiên
cứu trên thế giới cũng rất ít.
Về thành phần hóa học, năm 2013, Falin Z. đã phân lập 5 hợp chất từ A. acuta là
taraxerol, stearyl alcohol, stigmasterol, β-sitosterol và daucosterol [26]. Năm 2016, từ
phần trên mặt đất của A. acuta, 5 hợp chất thuộc nhóm nhựa glycosid là acutacosid AE được phân lập [86], [90]. Công thức cấu tạo của chúng được trình bày ở hình 1.6.
Về tác dụng dược lý, kết quả sàng lọc của nhóm tác giả Hàn Quốc năm 2014 cho
thấy cao chiết ethanol từ lá và thân A. acuta có tác dụng ức chế aldose reductase XI
với IC50 0,67 ± 0,01μg/ml so với chất đối chứng dương là acid 3,3tetramethyleneglutaric có IC50 là 1,23 ± 0,01μg/ml [19]. Trong một nghiên cứu sàng
lọc khác, cao chiết ethanol từ lá và thân A. acuta có tác dụng ức chế sự hình thành các
sản phẩm thuỷ phân cuối cùng của đường (AGEs- advanced glycation end products)
với IC50 là 7,94 ± 0,37μg/ml so với chất đối chứng dương là aminoguanidin với IC50 =
76,47μg/ml [93]. Ngoài ra, các hợp chất acutacosid C-E được phân lập từ A. acuta
cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase [86]. Điều này gợi
ý rằng A. acuta có thể có tác dụng điều trị đái tháo đường.

16


H
H

H

OH

H
HO


HO

H

H

H

taraxerol

H

HO

HO

-sitosterol

O

O

O

daucosterol

R3O

O R O

1

OR4

O
O

HO

HO
O

O

H

O

O

O
a

OH
R2O

H

OH


O

b
O

O

O
OH
HO

O

HO HO
CTCT chung

Hình 1.6: Công thức cấu tạo một số hợp chất trong loài Argyreia acuta
Như vậy, có thể thấy bạc thau được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân
gian, được ghi nhận trong một số tài liệu [4], [5]. Tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cây bạc
thau được trồng trong vườn bảo tồn cây thuốc và được ghi nhận là cây thuốc dân gian
chữa bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, cho đến nay cả trong và ngoài nước có rất ít nghiên
cứu về thành phần hoá học cũng như tác dụng, công dụng của cây này.

17


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DUNG MÔI, HÓA CHẤT
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật: cành mang lá, hoa, rễ của cây bạc

thau thu hái tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, thu hái vào tháng 7 năm 2016.
Nguyên liệu nghiên cứu thành phần hóa học: đoạn thân mang lá của cây bạc thau,
thu hái vào tháng 3 năm 2016. Mẫu được cắt ngắn, sấy ở nhiệt độ 55°C đến độ ẩm 
10%. Mẫu nghiên cứu được bảo quản trong túi kín phục vụ quá trình nghiên cứu.

2.1.2. Dung môi, hóa chất
Hóa chất dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: cloramin, acid acetic, xanh
methylen, đỏ son phèn.
Dung môi, hóa chất dùng để định tính (ethanol (EtOH), nước cất, Pb(CH3COO)2
30%, Pb(CH3COO)2 10%, thuốc thử ninhydrin 3%, thuốc thử Fehling A và Fehling B,
thuốc thử Lugol, thuốc thử natri nitroprussiat 0,5%, Na2SO4 khan, tinh thể Na2CO3,
bột magie kim loại, (CH3CO)2O, dung dịch gelatin 1%, CHCl3, HCl đặc, amoniac đặc,
dung dịch FeCl3 5%, dung dịch NaOH 5%) đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV.
Các dung môi dùng trong chiết xuất, phân lập như EtOH, methanol (MeOH), nhexan (Hx), ethyl acetat (EtOAc), dicloromethan (DCM) đều đạt tiêu chuẩn công
nghiệp và được cất lại trước khi dùng.

2.1.3. Trang thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm
Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silica gel pha thường (0,040 - 0,063mm,
Merck), silica gel pha đảo YMC (0,030 – 0,050mm, FuJisilisa Chemical Ltd.). Bản
mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silica gel, 0,25mm) và bản mỏng pha
đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25mm). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng
254nm và 366nm hoặc dùng thuốc thử để phát hiện vết chất.
Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR, cân xác định
độ ẩm Precisa HA60 (Precisa, Thuỵ Sỹ).
Bếp điện, bếp đun cách thủy Memmert, tủ sấy Memmert (Memmert, Đức), tủ sấy
Binder-FD115 (Binder, Đức), Máy cất quay Rotavapor R-200 (Buchi, Thuỵ Sỹ), Máy
siêu âm Power sonic 405 (Hwashin, Hàn Quốc), cột thủy tinh các loại.

18



Máy ảnh kĩ thuật số Canon A480, Canon A810 (Nhật Bản).
Kính hiển vi Labomed (Mỹ).
Máy đo độ nóng chảy Kofler micro-hotstage
Máy đo phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS) Agilent 1200 series LC-MSD
Ion Trap (Mỹ)
Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AM 500 FT-NMR spectrometer với
chất nội chuẩn là tetramethyl silan (Bruker, Đức).
Đèn tử ngoại; cột thủy tinh và các dụng cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học
Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật tại thực địa và trong phòng thí nghiệm,
mô tả đặc điểm theo hướng dẫn [7].
Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu: rễ, thân, lá được cắt, tẩy, nhuộm tiêu bản theo
phương pháp nhuộm kép. Bột thân, lá, rễ được lên tiêu bản bằng phương pháp giọt ép
[3], [8]. Quan sát cấu tạo vi phẫu và đặc điểm bột dược liệu dưới kính hiển vi, mô tả và
chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Sử dụng phương pháp so sánh đặc điểm hình thái, dựa vào khoá phân loại chi

Argyreia Lour. theo thực vật chí Trung Quốc [25], tham khảo mô tả trong các tài liệu
như Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [4], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng
Hộ) [6] để xác định tên khoa học loài.

2.2.3. Phương pháp điều chế các cao chiết từ dược liệu
Đoạn thân mang lá bạc thau được xay thô, chiết với ethanol 70% bằng phương
pháp ngâm ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ dung môi/dược liệu: 5:1, 3 lần, mỗi lần 2 ngày. Gộp
các dịch chiết, thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cao tổng. Phân tán cao
tổng trong 0,5-1 lít nước. Chiết lỏng - lỏng lần lượt với các dung môi có độ phân cực
tăng dần: Hx, EtOAc. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được các cao phân

đoạn tương ứng.

2.2.3. Phương pháp định tính các nhóm chất trong dược liệu
Chiết xuất, định tính sơ bộ các nhóm hợp chất chính trong dược liệu bằng các
phản ứng hóa học đặc trưng [9].

19


2.2.3.1. Định tính alcaloid
Lấy 10g dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thêm dung dịch H2SO4 2%
cho ngập dược liệu, đun sôi vài phút. Để nguội, lọc dịch chiết vào bình gạn, kiềm hóa
dịch lọc bằng dung dịch amoniac 6N đến pH kiềm. Chiết alcaloid bằng cloroform 3
lần, mỗi lần 5ml. Dịch chiết cloroform được gộp lại và lắc với H2SO4 2%. Gạn lấy lớp
nước acid, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1ml.
Ống 1: thêm vào 2-3 giọt TT Mayer: nếu thấy xuất hiện tủa trắng thì phản ứng
dương tính
Ống 2: thêm vào 2-3 giọt TT Dragendorff: nếu thấy xuất hiện tủa da cam thì
phản ứng dương tính
Ống 3: thêm vào 2-3 giọt TT Bouchardat: nếu thấy xuất hiện tủa nâu đỏ thì phản
ứng dương tính

2.2.3.2. Định tính glycosid tim
Cho 5g bột dược liệu vào bình nón dung tích 250ml. Thêm 100ml ethanol 50%
rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn lấy dịch chiết vào cốc có mỏ dung tích 250ml. Thêm vào
dịch chiết 3ml chì acetat 30% khuấy đều. Lọc qua giấy lọc gấp nếp vào cốc cỏ mỏ
dung tích 250ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào ống nghiệm, thêm một giọt chì
acetat. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng lọc, thêm khoảng 1ml chì acetat 30% vào dịch
chiết, khuấy đều, lọc lại và tiếp tục thử đến khi dịch lọc không còn tủa với chì acetat.
Chuyển toàn bộ dịch lọc vào bình gạn. Lắc kỹ 2 lần với CHCl3: MeOH (4:1) mỗi lần

8ml. Gạn dịch chiết CHCl3 vào cốc cỏ mỏ, loại nước bằng Na2SO4 khan. Chia đều dịch
chiết vào 3 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô và bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô.
Cắn thu được đem tiến hành các phản ứng sau:

Phản ứng Liebermann-Burchardt: cho vào ống nghiệm chứa cắn 1ml anhydrid
acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống nghiệm 450, cho từ từ theo thành ống
0,5ml H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Nếu giữa hai lớp chất lỏng xuất
hiện vòng màu vàng (đỏ tím) thì phản ứng dương tính.

Phản ứng Legal: hòa tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5ml EtOH 80%. Nhỏ 1
giọt thuốc thử natri nitroprussinat 0,5% và hai giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều,
nếu thấy xuất hiện màu đỏ cam thì dương tính.

20


×