BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
S O t V C 3
NGUYỄN THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐlỂM HÌNH THÁI THựC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY CRINUM SP,.,
TIÊN (AMARYLLIDACẸẤỂy'í\
\ , ìcLMỈ>Vly
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2002^00^
HỌ THỦY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NƠI THỰC HIỆN
THỜI GIAN THựC HIỆN
TSKH. TRẦN VÃN THANH
B ộ MÔN DƯỢC LIỆU TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI
THÁNG 02-05-2007
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2007
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, em đã nhận
được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về mọi mặt của gia đình, thầy cô và
bạn bè.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- TSKH Trần Văn Thanh - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình, luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình làm
khoá luận.
- Tập thể các thầy giáo, cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên trong
bộ môn Dược liệu- Trường ĐH Dược Hà Nội.
- Phòng thí nghiệm trung tâm - Trường ĐH Dược Hà Nội.
Em cũng muốn được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tói những người thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện
tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà
Chữ viết tắt
Nội dung
BYT
Bộ y tế
CT
Công thức
dd
Dung dịch
DL
Dược liệu
DC
Dịch chiết
ĐH
Đại học
HN
Hà Nội
NXB
Nhà xuất bản
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
rr
Thuốc thử
Hình 1.1: Một số hình ảnh các loài Thuỷ Tiên có ở Việt Nam
Hình 1.2: Một số hình ảnh các loài Crinum có ở Việt Nam
Hình 2.3: Một số hình ảnh cây Crinum spy., Amaryllidaceae
Hình 2.4: sắc ký đồ SKLM alkaloid toàn phần của lá và thân hành
Hình 2.5: sắc ký đồ SKLM một chiều chất Ci với 3 hệ dung môi
Hình 2.6: sắc ký đồ SKLM một chiều chất C2 vói 3 hệ dung môi
Hình 2.7: sắc ký đồ SKLM một chiều so sánh chất C|, C2 với alkaloid toàn
phần
Hình 2.8: Tinh thể Cj (VK4)
Hình 2.9: Tinh thể Q (VKIO)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số alkaloid của chi Crinum xếp theo cấu trúc hoá học
Bảng 1.2: Một số sản phẩm bào chế hiện đại từ Trinh nữ hoàng cung
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt kết quả định tính các nhóm chất trong lá cây Crinum
SP7., Amaryllidaceae
Bảng 2.4 : Giá trị Rf và màu sắc các vết alkaloid trong lá Crinum SP7
Bảng 2.5: Giá trị Rf và màu sắc các vết alkaloid trong thân hành Crinum SP7
Bảng 2.6 : Kết quả định lượng alkaloid toàn phần trong lá
Bảng 2.7 : Các phân đoạn trong sắc ký cột lần 1
Bảng 2.8 : Các phân đoạn trong sắc ký cột lần 2
Bảng 2.9: Giá trị Rf và màu sắc vết Cj phân lập được trong lá
Bảng 2.10:
Giá trị Rf và màu sắc vết C
2
phân lập được trong lá
MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ
Phần 1: TỔNG QUAN
1 .1 . Đặc điểm thực vật họ Amaryllidaceae 2
1 .2 . Đặc điểm thực vật chi Crinum thuộc họ Amaryilidaceae
5
1.2.1. Vị trí của chi Crinum trong khoá phân loại
5
1.2.2. Đặc điểm hình thái thực vật chi Crinum
6
1.3. Phân bô của chi Crinum
6
1.4. Các loài Crinum 7
1.5. Thành phần hoá học của các cây thuộc chi Crinum
9
1.5.1. Thành phần hoá học các loài Crinum
9
1 .5.2. Thành phần hoá học các loài Crinum ở Việt Nam 10
1.6. Tác dụng sinh học và ứng dụng trong y học của các cây thuộc
chi Crinum 13
1.6.1. Tác dụng sinh học 13
1.6.2. ứig dụng trong y học 14
Phần 2: THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
17
1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 17
1.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
17
1.3. Phưoíig pháp nghiên cứu 17
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực v ậ t 17
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu về hoá h ọ c 17
2. Thực nghiệm và kết quả 18
2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật của cây Crinum spy.,
Amaryllidaceae 18
2.2. Nghiên cứu thành phần hoá học của cây Crinum spy.,
Amaryllidaceae 20
2.2.1. Định tính các nhóm chất trong dược liệu
20
2.2.2. Chiết xuất alkaloid từ lá và thân hành
26
2.2.3. Định tính alkaloid trong lá và thân hành
28
2.2.4. Định lượng alkaloid toàn phần trong l á 31
2.2.5. Phân lập alkaloid bằng sắc ký cột 32
2.2.6. Sơ bộ nhận dạng chất phân lập được 38
Phần 3: KÊT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẬT VÂN ĐỂ
Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh nan y. Một trong
số đó là ung thư. Dù y học hiện đại đă tiến bộ vượt bậc song việc điều trị căn
bệnh này vẫn chưa mang lại nhiều khả quan. Số lượng người mắc và tử vong
do ung thư ngày càng tăng. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO),
mỗi năm thế giới có khoảng 1 0 triệu người mắc ung thư và 6 triệu trong số đó
tử vong, ở Việt Nam, theo ghi nhận của Hội ung bướu Việt Nam, mỗi năm
nước ta cũng có khoảng 100- 150 ngàn bệnh nhân ung thư mới và từ 50- 70
ngàn người tử vong, số làng ung thư, xã ung thư ngày càng tăng. Ung thư đang
được dự đoán là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong thế kỷ XXL
Chính vì vậy việc tìm ra thuốc chống ung thư có hiệu quả cao trong
điều trị là việc làm cấp bách của y học hiện đại.
Trong các thuốc điều trị ung thư hiện nay, các thuốc có nguồn gốc từ
thực vật chiếm số lượng khá nhiều và cũng đạt được nhiều kết quả.
Amaryllidaceae là một họ thực vật rất được quan tâm vì có chứa nhiều
alkaloid đã được biết đến có tác dụng sinh học như kháng virus, kháng phân
bào, hoạt hoá miễn dịch .Đặc biệt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây người
ta nhắc nhiều đến cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.
Amaryllidaceae) có hoạt chất lycorin có tính kháng phân bào mạnh, được
dùng nhiều trong điều trị u xơ và ung thư tử cung, u xơ và phì đại lành tính
tiền liệt tuyến. Do đó các cây trong chi Crinum họ Amaryllidaceae được
nghiên cứu ngày càng nhiều.
Quan tâm các hoạt chất có tác dụng sinh học từ chi Crinum đã thúc đẩy
chúng tôi tiến hành nghiẽn cứu cây Crinum spy., Amaryllidaceae.
Trong phạm vi của khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài với
các mục tiêu và nội dung :
1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật của cây Crinum spy.
2. Bước đầu nghiên cứu về thành phần hoá học trong cây Crinum SP7 .
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật họ Thuỷ Tiên
Họ Thuỷ Tiên là một họ thực vật thuộc bộ Thuỷ Tiên (Amaryllidales),
nằm trong lớp Hành (Liỉlopsida) của ngành Ngọc Lan {Magnoliophyta) [3],
[6 ]. Phân loại theo hệ thống thực vật của A. kakhtajan như sau [16].
Cây một lá mầm
Có phôi nhũ
Đài 3, cánh 3, noãn đảo không bao giờ thẳng
Bầu hạ
Hoa đều hay gần như đều
Hoa lưỡng tính
Chỉ nhị không có chóp b đỉnh
Bao phấn đối nhau ở cánh, nhị 6
Nhị 6 hay 3-4 nhị lép, cánh hoa mau rụng
Họ Amaryllidaceae
Sơ đổ 1: Phân loại thực vật họ Thuỷ Tiên
• Đặc điểm thực vật họ Thuỷ Tiên [7], [18].
Các cây trong họ đều là cây thân cỏ, có thân rễ hay thân hành. Lá mọc
từ gốc, lá hình dải, gân lá song song. Hoa lưỡng tính, đều thường hợp thành
tán nằm ờ đầu một cán hoa dài, dưới tán có tổng bao. Bao hoa đều hoặc không
đều, có ống hoặc không ống, 6 thuỳ dạng cánh xếp 2 hàng, dính nhau nhiều
hay ít, có khi có thêm tràng phụ ờ họng. Bộ nhị có 6 nhị xếp thành 2 vòng
đính ờ gốc lá đài và cánh hoa. Chỉ nhị ròi hoặc dính. Bầu dưới 3 ô, mỗi ô chứa
nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Quả nang hoặc quả nạc không mở. Hạt có nội
nhũ.
• Số lượng loài
Số lượng loài của họ Thuỷ Tiên được ghi nhận khác nhau. Theo Võ Thị
Bạch Huệ [16] họ này có 70 chi và 950 loài, còn theo Lê Khả Kế và
cộng sự [18] thì họ Thuỷ Tiên có 90 chi với 1200 loài.
• Phân bố
Các cây họ Thuỷ Tiên được phân bố rộng khắp trên thế giói nhất là ở các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới [5].
• Họ Thuỷ Tiên ở Việt Nam
- ở Việt Nam, họ Thuỷ Tiên có 12 chi, 22 loài [3], [4], Các chi đó là
Amaryllis, Brunsvigỉa, Clivia, Crinum, Euchris, Heamnthus,
Hippeastrium, Hymenocalliss, Narcissus, Pancratium, Lycorỉs,
Zephyranthes.
Hỉppeastrum reticuiatum
Herb. var. str/atifo Herb. :
Lan huệ mạng
ffinh 1.1; Một sô hình ảnh các loài Thuỷ Tiên có ở Việt Nam [33]
• ứng dụng của các cây trong họ Thuỷ Tiên.
- Các cây họ Thuỷ Tiên được ứng dụng nhiều làm cây cảnh vì có hoa rất
đẹp và thơm.
- Trong y học, các cây họ Thuỷ Tiên được sử dụng để trị tê thấp, bong
gân, sưng đau, điều trị trĩ ngoại, gây nôn, làm ra mồ hôi, chống ký sinh trùng
sốt rét, và đặc biệt do tác dụng gây độc tế bào nên cây này còn được sử
dụng để điều trị ung thư nhất là ung thư tử cung, u xơ và phì đại lành tính tiền
liệt tuyến [19].
1.2. Đặc điểm thực vật chi Crinum thuộc họ Thuỷ Tiên (Amaryllidaceae)
1.2.1. Vị trí phân loại của chi Crìnum trong khóa phân loại
Chi Crinum đã được Phạm Hoàng Hộ phân loại trong cuốn "Cây cỏ
Việt Nam" như sau[12]:
la - phát hoa là tán dày như hoa đầu
2a - lá xếp dọc (giống lá Dừa con) Curculigo
2 b - lá không xếp dọc
3a - hoa không tràng
4a - cọng phát hoa bộng; lá dài và hẹp
5a - hoa to, hình kèn, ống hoa ngắn; chỉ gắn giữa cánh hoa
6 a - phiến hoa có vảy ở cổ Hỉppeastrum
6 b - phiến hoa không có vảy ở cổ, hạt xanh Amaryllis
5b - hoa hình chuông, không ống hoa; chỉ gắn ở đáy Leucojum
4b - cọng phát hoa đặc
5a - phát hoa hình cầu to; cánh hoa hẹp; có cuống phì quả
Heamanthus
5 b - phát hoa ít hoa, lá dài và hẹp; không cuống
6 a - hoa thơm, ống hoa dài Crìnum
6 b - hoa không mùi, ống hoa ngắn
7a - lá mọc lúc ra hoa hay sau, ít Lycorỉs
7b - lá không rụng sớm, phì quả Clivia
3b - hoa có tràng (trong vành), thường thơm
4a - tràng ngoài tiểu nhụy Narcissus
4b - tràng do đáy tiểu nhuỵ làm ra; hoa trắng
5a - lá rộng có cuống
6 a - cánh hoa cứng, hoa không thơm Eurycles
6 b - phiến hoa trãi ra, hoa thơm Eucharis
5b - lá hình gươm
6 a - noãn gắn ngang nhau Hymenocalliss
6 b - noãn gắn trên dưód, nhiều Pancratium
Ib - phát hoa không là tán tròn, hoa cô độc, cọng phát hoa bộng
2a - hoa khá to, trắng hay đỏ, có một cọng cao Zephyranthes
2b - hoa nhỏ, vàng mọc sát đất Hypoxis
1.2.2: Đặc điểm thực vật chi Crinum [12], [13], [14], [17].
- Các cây thuộc chi Crinum có thân rễ hoặc thân hành. Lá đơn, so le, mọc
từ gốc hình dải. Trục phát hoa dạng ống, tận cùng bằng một tán có lá bắc bao
lại. Hoa to dạng ống có hoặc không có cuống. Bao hoa chưa phân hóa thành
đài tràng, gồm
2 vòng cùng màu cùng kích thước, hình phễu hay hình chén.
Các phễu dính nhau thành ống thẳng hay cong. Bộ nhị có 6 nhị đính trên bao
hoa, thẳng đứng hay trúc xuống, chỉ nhị dài, bao phấn đính lưng. Bầu hạ 3 ô, 3
lá noãn. Vòi nhụy dạng chỉ, đầu nhụy hẹp. Quả hình cầu, có màng bao ngoài,
mở bất thường. Hạt ít, to, tròn, có bao dày. Phôi nhũ nhiều.
1.3 Phân bố chi Crinum [20], [21]
- Các loài của chi Crinum phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, thường gặp ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
- ở Việt Nam, các cây thuộc chi này xuất hiện rải rác trên khắp đất
nước nhưng hay gặp nhất là ở các tỉnh phía nam và vùng ven biển như Bà Nà,
Nha Trang, Biên Hoà,,.
1.4. Các loài Crinum
- Theo Trần Công Khánh [25], trên thế giới có khoảng 120 loài Crinum
khác nhau, còn theo Nguyễn Bá Hoạt [1 1 ] thì chi này có 160 loài.
Hiện nay số lượng các loài Crinum còn tăng rất cao do được lai ghép để tạo
những kiểu hoa mới đáp ứng nhu cầu của người chơi cây cảnh.
- Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Thị Đỏ [12] ở Việt Nam có 6
loài Crinum, đó là:
c. amabile Donn . Náng hoa đỏ, Tỏi lơi tía,
c. asiaticum L. Náng, Tỏi loi, Chuối nước,
c. ensifolium Roxb.(C. deíixum Ker- Gawl.) Náng lá gươm,
c. giganteum Andr. Náng to (gốc Trung Phi),
c. moorei Hook.f. Náng Mu- re.
Ngoài 6 loài trên còn thêm loài [5] :
c. zelannicum L. Chuối nước, Tích Lan (gốc châu Phi).
Theo Võ Thị Bạch Huệ [22], ở nước ta còn có thêm 3 loài Crinum nữa
được ghi nhận là khác vói 6 loài trên nhưng chưa được xác định tên khoa học
là c. spi, c Sp2, c. Spg.
Trong các khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học Dương Thị Hương và
Vĩnh Thị Phương Khanh còn tiến hành nghiên cứu 2 cây khác nữa là c. Sp4,
c. Sp5 cũng chưa xác định tên khoa học [13], [17].
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh các loài Crinum có ở
Việt Nam.
Crínum latlfolium L. :
Náng lá rộng, Trinh
nữ hoàng cung
Crínum moorei Hook.
f.: Náng củ
Hình 1.2: Một sô hình ảnh các loài Crinum có ở Việt Nam [33]
1.5. Thành phần hoá học của các cây thuộc chi Crinum
1.5.1. Thành phần hoá học các loài Crinum
Chi Crinum đã được nghiên cứu khá nhiều về thành phần hoá học. Các
nghiên cứu cho thấy chi này có chứa alkaloid, Aavonoid, saponin, acid
amin .Trong đó thành phần chủ yếu và cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều
nhất là các alkaloid của chi.
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định cấu trúc của 74 alkaloid trong
các cây chi Crinum [14], [35]. Các alkaloid này đều thuộc 7 kiểu cấu trúc
chính, đó là:
Kiểu lycorin(l), kiểu tazettin(2), kiểu lycorenin(3), kiểu narciclasin(4)
kiểu crinin(5), kiểu galanthamin(6 ), kiểu montamin(7), và một số kiểu phụ
khác [16].
OH
Lycorin [1]
Tazettin [2]
CH3O.
CH3O
ÓH Ồ
Lycorenin [3]
Narciclasin [4]
Crinin [5]
Montamin [7'
Galanthanmin [6 ]
Bảng 1.1: Một số alcaloid của chi Crinum xếp theo cấu trúc hoá học[14]
Kiểu cấu trúc
Alcaloid đại diện
Lycorin
Lycorin, Pratorin, Pratorimin, Pseudolycorin,
Tazettin
Tazettin, Omazamin, Omazadin,
Galanthamin Galanthamin, Galanthin, Narwedin,
Lycorenin Hippeastrin,
Crinin Ambellin, Crinin, Crinidin, Crinamin, Crinaíolin,
Heamanthidin, Powellin,
Montamin Montamin,
Narciclasin Narcissidin,
Cấu trúc khác
Augustin, Augustamin,
1.5.2. Thành phần hoá học các loài Crìnum ở Việt Nam
Các loài Crinum ở nước ta được nghiên cứu thành phần hoá học và chủ
yếu cũng là các alkaloid. Các loài được nghiên cứu với mức độ khác nhau. Các
loài được nghiên cứu nhiều là : c. latiMium, c. amabile, c. asiaticum.
Dựa trên các tài liệu tham khảo có thể đưa ra thành phần các alkaloid
chủ yếu của các cây này như sau:
1. c . amabile Donn
- Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài [25]:
+ Các nhà khoa học Liên Xô cho biết thân hành của cây này có chứa
crinidin, galanthamin, hippeastrin, lycorin, narvedin, tazettin.
+ Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan cho thấy thân hành có
chứa amabilin, augustin, buphanisin, crinamin, lycorin.
- Kết quả nghiên cứu trong nước:
Phạm Lam Hương và cộng sự đă chiết xuất được 12 alkaloid trong cây là :
crinamin, 6 -hydroxy crinamin, crinidin, buphanisin, 6 -hydroxy buphanisin,
ambellin, ílexinin, augustin, crinamabine, 4a-dehydroxy crinamabin, lycorin và
O- acetyl caranin [15].
2. c . asiaticum L.
- Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài [25]:
+ Theo các nghiên cứu ở Thái Lan thì thân hành có chứa các alkaloid:
crinamin, crinin, Aexinin, haemanyhamin, lycorin.
+ Theo các nhà khoa học Ấi Độ thì:
. Trong thân hành có chứa; crinasiadin, crinasiatin, crinidin, lycorin.
. Trong quả có các alkaloid: ambellin, ambellin-l,2-/?-epoxy, crinamin,
criasbetaine, hippadin, lycorin, pratorimin, pratorinin, trisphaeridin,
ungeremin.
. Trong lá, rễ có: palmilycorin.
- Kết quả nghiên cứu trong nước: Trong cuốn “ Cây thuốc và động vật
làm thuốc” [21] đã nêu thành phần hoá học của Náng hoa trắng gồm: ambelin,
crinamin, crinamin-6 -OH, crinasiadin, crinasiatin, crinin, haemanthamin,
lycorin, pratosin, pseudolycorin, pseudolycorin-1- O-yổ-D-glucosid.
3. c . latifolium
- Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài [21], [25]:
Thành phần hoá học của Crinum latifolium được nghiên cứu từ những
năm 1980 cho thấy các alkaloid có trong c. latifolium thuộc 2 nhóm
chính;
+ Không dị vòng: latisolin, latosodin, beladin.
+ Dị vòng: ambelin, crinafolidin, 11-O-acetyl ambelin, 11-O-acetyl 1,2 p
epoxyambelin, lycorin, epilycorin, epipancrassidin, 9-O-demethyl
homolycorrin, lycorin-l-O-glucosid, pseudolycorin-l-O- p -D-glucosid,
latindin, pratorin, pratorinin, pratorimin, pratosin, latifin.
- Kết quả nghiên cứu trong nước:
Là loài được nghiên cứu thành phần hoá học cũng như tác dụng sinh
học nhiều nhất trong các loài Crinum có ở Việt Nam.
Loài này cũng chứa chủ yếu các alkaloid, ngoài ra có flavonoid, đường
khử, acid amin,
Năm 1997, Trần Văn Sung và cộng sự đã phân lập được từ thân hành
c. latifolium 5 alkaloid trong đó có lycorin và pratorin [32].
Năm 1998, Võ Thị Bạch Huệ đã phân lập được từ lá các chất
crinamidin và 6 -OH-ciinamidin [21], [24].
Cũng tác giả Võ Thị Bạch Huệ, bằng kỹ thuật sắc ký ghép khối phổ đã
tách được 18 vết chất, trong đó đã xác định được cấu trúc của 3 vết là
ambellin, crinamidin, 6 -OH-crinamidin sau khi so sánh thòi gian lưu, khối
phổ với 3 alkaloid đơn chất [23].
Năm 2001, Trần Bạch Dương và cộng sự chiết và phân lập được 9
alkaloid từ củ (hippadin, pratorinin, 6 «-OH- buphanidin, crinin, ambelin,
crinamidin, 6 a -OH undulatin, augustamin, lycorin) và 8 alcaloid từ thân hành
(lycorin, 1-O-acetyl lycorin, 6 a -OH-undulatin, 6 a -OH-buphanidrin,
ambelin, ciinamidin, powelin, 6 a -OH crinamidin) [8 ].
Ngoài alkaloid thì các thành phần khác trong cây cũng đă được khảo sát
trong các bộ phận khác nhau của cây.
Trong thân rễ có 2 glucan: glucan A và glucan B. Glucan A gồm 12 đơn
vị glucose, còn glucan B chứa khoảng 110 đơn vị glucose [21].
Năm 1997, Nguyễn Hoàng và cộng sự đã nghiên cứu lá c. latifolium và
biết lá cây này có 11 alkaloid, 11 acid amin, acid hữu cơ. Các acid amin là:
phenylalanin, 1-leucin, DL-valin, L-arginin monohydroclorid [21].
4. c. moorei
- Theo các nhà khoa học Nam Phi, từ thân hành của cây này chiết xuất
được 9 alkaloid bao gồm: cheryllin, crinamidin, crinin, epibuphanisin, lycorin,
powelin, undatin, 1- epideacetyl bovvdensin, 3-O-acetyl hamayne.
- Theo Trần Công Khánh thì trong thân hành của c. moorei chứa các
alkaloid : crinidin, crinin, lycorin, powelin [25].
5. c. giganteum
Các nhà khoa học ở Liên Xô cũ cho thấy thành phần hoá học của
c. giganteum gồm: crinidin, galanthamin, lycorin, tazettin, hippeatrin
[25].
6 . c. deílxum
Toàn cây chứa lycorin, homolycorin. Trong đó thân hành chứa 5-a-
hydroxy homolycorrin, 9-0- demethyl homolycorin [25].
7. c. SP4
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp, tác giả Vĩnh Thị Phương Khanh đã
định tính thành phần hoá học và cho biết trong lá cây c. SP5 có chứa: alkaloid,
tannin, saponin, đường khử, acid amin, chất béo, caroten. Tác giả cũng đã tách
được 3 alkaloid trong lá, xác định được cấu trúc của 2 chất là lycorin và
powelin [17].
8. c. sps
Trong phạm vi khoá luận, tác giả Dương Thị Hưofng đã xác định được
các nhóm chất có trong cây bao gồm: alkaloid, Aavonoid, tannin, saponin,
acid amin, caroten, đường khử và tách được 1 alkaloid nhưng chưa xác định
được cấu trúc hoá học [13].
1 .6 . Tác dụng sinh học và ứng dụng trong y học của các cây thuộc chi
Crinum
1.6.L Tác dụng sinh học [14]
Các cây thuộc chi Crinum được nghiên cứu nhiều về tác dụng sinh học
trong đó phải kể đến các tác dụng sau:
- Tác dụng chống viêm, giảm đau.
- Tác dụng gây độc tế bào ung thư, ức chế tế bào ung thư ( Đây là
tác dụng đang được quan tâm nhất.)
- Tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng.
- Tác dụng kích thích miễn dịch
- Tác dụng trên các hệ cơ quan của cơ thể
+ Hệ tiêu hoá: gây nôn, nhuận tràng, rửa và điều trị trĩ ngoại.
+ Hệ thần kinh: Một số alcaloid của chi có tác dụng giảm đau như
morphin, codein như galanthin, pretazettin
1.6.2. ứng dụng trong y học
1.6.2.1. Trong y học dân gian
Từ lâu các cây thuộc chi Crinum được người dân dùng để chữa bệnh.
- c. asiaticum: làm thuốc gây nôn, làm sạch ruột nhưng không gây
đau bụng, không làm suy giảm thể lực. Lá được dùng rộng rãi chữa bệnh
đau do thấp khớp, bong gân va đập. Thân hành có tính chất đắng, nhuận
tràng và long đờm nên được dùng trong đa tiết mật, đái són đau và rối loạn
tiết niệu. Bên cạnh đó là sử dụng để chữa mụn lở, áp xe, nhiễm trùng vết
thưomg. Một lượng dịch chiết thêm muối có thể chữa đau tai giữa [11],
[19], [2 1 ].
- c. latifolium: thường dược dùng làm thuốc trị bong gân, thấp khớp,
mụn nhọt, áp xe chóng lên mủ, chữa bệnh phụ khoa, bệnh đường tiết niệu, dị
ứng mẩn ngứa.Dân gian còn dùng nước sắc từ cây này để trị u xơ và ung thư tử
cung, u xơ và ung thư tuyến tiền liệt [10], [19], [20], [21].
- c. giganteum: chữa hủi [25].
- c. moorei; chống nấm men, mốc [25].
1.62.2. Trong y học hiện đại
ở nước ta, chỉ có Trinh nữ hoàng cung được dùng để làm ra các dạng
bào chế hiện đại, các cây khác của chi chưa được sử dụng.
Các sản phẩm bào chế từ Trinh nữ hoàng cung bao gồm : Trà Trinh nữ
hoàng cung, Cadef, Crila, Panacrin, Vitechxim, Nga phụ khang [14], [27],
[28], [34].
Tác dụng của các loại thuốc này cũng đã được công nhận.
Bảng 1.2 : Một số sản phẩm bào chế hiện đại từ Trinh nữ hoàng cung
Sản phẩm
Trà trinh
nữ hoàng
cung
Thành
phần chính
Trinh nữ
hoàng cung
Dạng bào
chế
Trà túi lọc
Tác dụng sinh
học được ghi
nhận
Tăng trọng
lượng cơ thể,
tăng lượng
hồng cầu bạch
cầu, tiểu cầu,
tỷ lệ CD4/CD8
cải thiên rõ rêt.
Chỉ định
Điều trị u
xơ tử cung
và u xơ
tuyến tiền
liệt, điều trị
hỗ trợ bệnh
nhân ung
thư khác
Nơi sản
xuất
Công ty
dược liệu
TW2
Cadef
Trinh nữ
hoàng
cung, nhân
sâm, tam
thất, hoài
sơn, dừa
cạn, chè
khô, bột
gấc, mạch
nha, tỏi
khô,tá
dược
Hoàn
cứng
Làm tăng
lượng hồng
cầu, điều hoà
tỷ lệ
CD4/CD8,
tăng cường
miễn dịch cho
bệnh nhân
Hỗ trợ điều
trị ung thư
Công ty
cổ phần
dược
phẩm
Traphaco
Crila Trinh nữ
hoang cung
Viên nang
cứng, trà
túi loc
kích thích
miễn dịch,
tăng sức đề
kháng của cơ
Điều trị phì
đại lành tính
tiền liệt
tuyến, u xơ
Công ty
Dược liệu
TW2
thể, chống lại
tế bào ung thư
tử cung, hỗ
trợ điều trị
các bệnh
ung thư
khác
Panacrin
Trinh nữ
hoàng
cung, lá đu
đủ, tam
thất
Viên nén
Làm giảm sinh
khối u
Hỗ trợ điều
trị ung thư
Viện dược
liệu Hà
Nôi
Thử nghiệm
điều trị ung
thư vòm họng
đạt kết quả tốt
Vitechxim
Trinh nữ
hoàng cung
Viên nén
Viện Y
học cổ
truyền
Nga phụ
khang
Trinh nữ
hoàng
cung,
hoàng kỳ,
hoàng cầm,
khưcmg
hoàng
Viên
nang(Thực
phẩm
chức
năng)
Ngăn ngừa sự
phát triển của
tế bào khối u,
tăng cường hệ
miễn dịch của
cơ thể
Tăng cường
sức khoẻ
buồng trứng
và tử cung,
hỗ trợ điều
trị và phòng
ngừa sự
phát triển
của tế bào
khối u
Phân phối
bcd công
ty dưỢG
phẩm Á-
Âu
1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
- Nguyên liệu là thân hành và lá cây Crinum SP7 Amaryllidaceae thu
hái ở Hà Nội vào tháng 12/2006-2/2007, rửa sạch, để ráo nước, dùng dao thái
nhỏ khoảng 0,5cm. Đem trải thành lớp mỏng trên khay rồi sấy ở 50°C- 60°c
đến khô, tán thô.
1.2. Các thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Máy xác định độ ẩm Statorius (Germany) tại bộ môn Dược liệu -
trường ĐH Dược HN.
- Phổ hồng ngoại đo trên máy FT-IR Spectrophotometer 1650-Perkin
Elmer (USA) tại phòng thí nghiệm trung tâm trường ĐH Dược HN.
- Phổ tử ngoại đo trên máy UV-VIS Spectrophotometer cary IF Varian
(Autralia) tại phòng thí nghiệm trung tâm trường ĐH Dược HN.
- Phổ khối đo trên máy AutoSpec Premier (USA) tại phòng thí nghiệm
hoá vật liệu-Khoa Hoá học-Trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH Quốc gia HN.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực vật
- Khảo sát thực địa, quan sát, đo đạc, mô tả các đặc điểm hình thái của
cây (có chụp ảnh).
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu về hoá học
- Định tính các nhóm chất theo phương pháp ghi trong tài liệu: Thực tập
dược liệu [2], và phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [9].
- Sắc ký lớp mỏng dùng bản mỏng tráng sẵn silicagen Gp254 (Merck)
theo tài liệu [9].
- Sắc ký cột dùng silicagen (Merck) có kích thước 0,063mm-0,2mm
theo tài liệu [9]. t '
2.1. Đặc điểm hình thái thực vật của cây Crinum spy.,
Amaryllidaceae.
Để nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát tại thực địa. Quan sát, đo đạc cho thấy cây Crinum SP7 có những đặc
điểm sau:
- Là loại cây thảo, sống nhiều năm. Thân hành, đường kính thân khoảng
5-6 cm. Thân cây mềm, nhớt được tạo bởi các bẹ lá màu trắng.
- Rễ chùm, màu trắng.
- Lá đơn, mọc so le từ gốc. Phiến lá nguyên, hình dải, dài khoảng 40
60 cm, rộng 6 -8 cm, đầu lá nhọn. Phiến lá nhẩn bóng, có màu xanh lục. Gân
lá song song, gân giữa nổi trội ở mặt dưới lá. Mặt trên của lá đậm hơn mặt
dưới. Mỗi gốc có khoảng 6 -8 lá, bẹ lá ấp vào nhau tạo thành thân giả ngắn,
- Trục phát hoa rỗng, tiết diện hình tròn, mang khoảng 8-10 hoa. Trục
dài khoảng 30-40cm. Trục có màu xanh.
- Hoa to, đều, lưỡng tính, mẫu 3, cánh hoa màu trắng, có mùi thơm. Bao
hoa có phiến dính nhau ở dưới tạo thành hình phễu, phía trên chia thành 6
phiến đều nhau, thuôn dài, đầu nhọn. Lá bắc khô xác, màu trắng, hình tam
giác, đỉnh nhọn quay lên trên, đáy bao quanh các bầu noãn.
- Bộ nhị gồm 6 nhị đều, rời nhau. Chỉ nhị nhẵn, bao phấn to, nứt dọc,
đính lưng.
Bụi cây chưa có hoa
Bụi cây mang hoa
Cây Crinum Sp7
Mặt cắt thân hành
Thân hành và rễ
Hình 2.3: Một số hình ảnh cây Crỉnum SP7., Amaryllidaceae