Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Câu hỏi nhận định môn Luật Hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.34 KB, 2 trang )

Câu hỏi nhận định môn Luật Hành chính
1. Quản lý nhà nước “theo nghĩa hẹp” không chỉ là hoạt động quản lý của các cơ
quan hành chính nhà nước.
2. Quản lý nhà nước “theo nghĩa rộng” là hoạt động quản lý của các cơ quan hành
chính nhà nước.
3. Quản lý nhà nước không phải là một hình thức của quản lý xã hội.
4. Khái niệm “quản lý” là tương đồng với khái niệm “hành chính nhà nước”.
5. Quản lý là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.
6. Khái niệm “quản lý nhà nước” là tương đồng với khái niệm “hành chính” theo
nghĩa rộng.
7. Trong khoa học Luật hành chính, sử dụng khái niệm “quản lý hành chính nhà
nước” là khoa học hơn khái niệm “hành chính nhà nước”.
8. Trong khoa học Luật hành chính, sử dụng khái niệm “quản lý hành chính nhà
nước” là khoa học hơn khái niệm “quản lý nhà nước”.
9. Thể chế hành chính nhà nước là những thiết chế của bộ máy hành chính nhà nước.
10. Cơ chế hành chính là bao gồm những thủ tục hành chính.
11. Khái niệm “quyền hành pháp” là tương đồng với khái niệm “quyền hành chính”.
12. Khái niệm “hoạt động hành pháp” là tương đồng với khái niệm “hoạt động hành
chính”.
13. Khái niệm “bộ máy hành pháp” là tương đồng với khái niệm “bộ máy hành chính”.
14. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, giữa hành pháp và lập pháp là tách bạch với
nhau.
15. Cơ quan chuyên môn của UBND các cấp là loại cơ quan hành pháp.
16. Cơ quan chuyên môn của UBND các cấp không phải là loại cơ quan hành chính
nhà nước.
17. Bộ và Cơ quan ngang bộ không phải là loại cơ quan hành pháp.
18. Chính phủ và UBND các cấp là loại cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
riêng.
19. Bộ và Cơ quan ngang bộ là loại cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung.
20. Cơ quan chuyên môn của UBND các cấp là loại cơ quan hành chính nhà nước có


thẩm quyền chung.
21. Quy phạm pháp luật hành chính có số lượng không nhiều nhưng tính ổn định cao.
22. Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính rất ít.
23. Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chỉ có thể là tổ chức.
24. Trong quan hệ pháp luật hành chính không nhất thiết phải có chủ thể quản lý nhà
nước tham gia.
25. Chủ thể luật hành chính cũng chính là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
26. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, năng lực pháp luật hành chính và năng lực
hành vi hành chính là xuất hiện cùng lúc.
27. Tất cả cơ quan hành chính nhà nước đều được thành lập bởi cơ quan dân cử.
28. Cơ quan hành chính nhà nước có thể không phải là pháp nhân.


29. Khi một chủ thể thực hiện công việc mà được chủ thể có thẩm quyền giao phó thì
công việc đó được xem là trách nhiệm.
30. Khái niệm “nhiệm vụ” tương đồng với khái niệm “nghĩa vụ”.
31. Khái niệm “quyền hạn” tương đồng với khái niệm “quyền”.
32. Khái niệm “quyền hạn” tương đồng với khái niệm “thẩm quyền”.
33. Khái niệm “trách nhiệm” tương đồng với khái niệm “nghĩa vụ”.
34. Việc HĐND trao chức vụ cho một cá nhân nào đó thì gọi là bổ nhiệm.
35. Việc HĐND cho thôi giữ chức vụ đối với một cá nhân nào đó vì lý do cá nhân đó
vi phạm pháp luật thì gọi là cách chức.
36. Việc HĐND cho thôi giữ chức vụ đối với một cá nhân nào đó vì lý do cá nhân đó
vi phạm pháp luật thì gọi là miễn nhiệm.
37. Việc Chủ tịch UBND trao chức vụ cho một cá nhân nào đó thì gọi là bầu cử.
38. Việc Chủ tịch UBND cho thôi giữ chức vụ đối với một cá nhân nào đó vì lý do cá
nhân đó vi phạm pháp luật thì gọi là bãi nhiệm.
39. Việc Chủ tịch UBND cho thôi giữ chức vụ đối với một cá nhân nào đó vì lý do cá
nhân đó vi phạm pháp luật thì gọi là miễn nhiệm.
40. Chủ tịch UBND các cấp được gọi là công chức.

41. Hiệu trưởng của một trường đại học công lập được gọi là viên chức.
42. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh là công chức.
43. Hoạt động công vụ là hoạt động của cán bộ, công chức và viên chức.
44. Hoạt động của viên chức là hoạt động công vụ.
45. Hoạt động của cán bộ, công chức mới gọi là hoạt động công vụ.
46. Hoạt động của Sỹ quan Công an nhân dân không phải là hoạt động công vụ.
47. Viên chức phải là người làm việc trong biên chế Nhà nước.
48. Mọi người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập gọi là viên chức.



×