Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo Dục Và Truyền Thông Trong Trường Học Về Sức Khỏe Sinh Sản Và Tình Dục Vị Thành Niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 112 trang )

UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ Y TẾ

UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

Giáo dục và Truyền thông trong trường học
về Sức khỏe Sinh sản và Tình dục Vị thành niên

Dự án Sẵn sàng Cho Sức khỏe Cao Bằng - READY FOR HEALTH PROJECT
2007 - 2011


LỜI GIỚI THIỆU
Dự án “Sẵn sàng cho Sức khỏe”, tên tiếng Anh là “Ready For Health”, do tổ chức ADRA Úc tài trợ
và ADRA tại Việt Nam thực hiện tại 5 huyện thị ở tỉnh Cao Bằng gồm Thị xã Cao Bằng, huyện Hòa
An, huyện Trùng Khánh, huyện Quảng Uyên, và huyện Hà Quảng.
Dự án thực hiện trong 3 năm, từ 1/7/2007 đến 30/6/2010 với sự tham gia của các cơ quan quan có
liên quan ở tỉnh Cao Bằng gồm Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã
Hội, Tỉnh Đoàn, Hội LHPN tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và Trung tâm Sức khỏe sinh sản
tỉnh.
Mục tiêu chung của Dự án là mở rộng khả năng cho vị thành niên ở Cao bằng trong việc lựa chọn
cách sống lành mạnh”. Các mục tiêu cụ thể là (1) Nâng cao năng lực của các cán bộ kỹ thuật và hành
chính địa phương trong việc thực hiện các chương trình truyền thông thay đổi hành vi về tình dục,
sức khỏe sinh sản, việc lạm dụng các chất kích thích và các kỹ năng sống khác. (2) Cải thiện kiến
thức, kỹ năng và thực hành của vị thành niên trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, tình dục, lạm dụng
chất kích thích và các kỹ năng sống. Dự án đã thực hiện ở 25 trường học (10 trường THPT và 15
trường THCS), 4 trung tâm học tập cộng đồng, và 88 xã phường. Trong đó, hoạt động tại trường
THPT và THCS là ưu tiên. 2 chương trình giáo dục giới tính và tình dục học sinh vị thành niên được


áp dụng trong trường học là “Chương trình tuổi dậy thì” dành cho khối 6, 7 và phụ huynh, và
“Chương trình giáo dục đồng đẳng” dành cho khối 8 đến khối 12.
Trong 3 năm thực hiện, có nhiều tài liệu tập huấn và truyền thông được biên soạn và sử dụng. Tuy
nhiên, do biên soạn trong nhiều tài liệu, các nội dung tập huấn và truyền thông Dự án bị phân bổ rải
rác ở nhiều tài liệu, không tập trung và không thuận tiện cho quá trình tìm kiếm và áp dụng.
Để giúp tỉnh thuận tiện trong tìm kiếm và áp dụng mô hình can thiệp từ Dự án, ADRA Việt Nam
phối hợp với các đơn vị thực hiện Dự án ở tỉnh biên soạn Bộ tài liệu này. Nội dung trong bộ tài liệu
được lựa chọn và sàng lọc từ tất cả những nội dung tập huấn và truyền thông mà Dự án sử dụng
trong quá trình thực hiện và được sắp xếp thành từng phần / Module, mỗi Module tập trung vào một
nội dung chuyên biệt, giúp cho sử dụng tài liệu linh hoạt và thuận tiện. Tranh ảnh trong tài liệu được
lấy từ nguồn , chỉ mang tính minh họa cho tài liệu sinh động thêm.
ADRA tại Việt Nam xin trân trọng cảm ơn tất cả các đơn vị ở tỉnh và huyện đã tham gia thực hiện
Dự án trong các năm qua cũng như tiếp tục tham gia góp ý xây dựng bộ tài liệu này.
Bộ tài liệu đã được hoàn chỉnh sau thử nghiệm tại các huyện Dự án. Tuy nhiên, nó vẫn cần được tiếp
tục hoàn thiện trong quá trình áp dụng. Vì vậy, ADRA Việt Nam rất mong nhận được ý kiến góp ý
của các độc giả.

Trưởng đại diện ADRA Việt Nam

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU
Bộ tài liệu gồm 10 phần, hay 10 Module, mỗi Module tập trung vào một trọng tâm nội dung và cần
cho một số nhóm đối tượng Dự án. Có 5 nhóm đối tượng Dự án gồm học sinh, giáo viên, cha mẹ học
sinh, nhóm giảng viên nòng cốt và nhà quản lý. Chi tiết về từng Module cần cho nhóm đối tượng Dự
án như sau:
Module 1 cung cấp kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên. Module này
rất cần cho cả 5 đối tượng của Dự án.
Module 2 cung cấp kiến thức cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi. Module này cần cho

nhóm giáo viên của trường và học sinh làm giáo dục viên đồng đẳng.
Module 3 cung cấp kiến thức và kỹ năng giảng dạy truyền thông. Module này cần cho nhóm
giảng viên nòng cốt Dự án và nhóm giáo viên của trường.
Module 4 đề cập đến lựa chọn nhóm giảng viên tham gia thực hiện hoạt động truyền thông và
nhiệm vụ của họ. Module này cung cấp thông tin về 2 chương trình giáo dục truyền thông áp
dụng trong trường. Vì vậy, Module này cần cho nhóm giáo viên được chọn tham gia thực hiện
hoạt động truyền thông ở trường.
Module 5 nói về cha mẹ giáo dục giới tính và SKSS cho con cái tuổi vị thành niên, rất cần cho
cha mẹ học sinh vị thành niên.
Module 6 tập trung vào giáo dục đồng đẳng. Giáo dục đồng đẳng là chương trình giáo dục truyền
thông cho học sinh từ khối 8 đến khối 12, do các giáo dục viên đồng đẳng thực hiện. Giáo dục
viên đồng đẳng là các em học sinh trong trường được lựa chọn và tập huấn làm giáo dục viên
đồng đẳng. Module này cần cho nhóm giáo dục viên đồng đẳng và nhóm giáo viên của trường.
Module 7 đi vào lĩnh vực quản lý các hoạt động giáo dục và truyền thông trong nhà trường về
giới tính, tình dục và SKSS vị thành niên. Nội dung trong Module này rất cần cho nhà quản lý
trong ngành giáo dục từ tỉnh đến huyện, bao gồm cả Ban giám hiệu các trường.
Module 8 giới thiệu những câu chuyện tình huống và trò chơi tiêu biểu để sử dụng trong truyền
thông và tập huấn. Cha mẹ, giáo viên và các em giáo dục viên đồng đẳng có thể sử dụng các câu
chuyện trong Module này khi làm truyền thông hoặc tập huấn.
Module 9 cung cấp địa chỉ tư vấn về SKSS vị thành niên tại địa bàn 5 huyện / thị của Dự án. Các
địa chỉ này rất cần đối với các cha mẹ và các em học sinh.
Module 10 liệt kê những địa chỉ nguồn thông tin có liên quan đến giáo dục giới tính, tình dục vị
thành niên. Địa chỉ này giúp cho tất cả các đối tượng Dự án có thể trực tiếp truy cập để tìm hiểu
thêm thông tin có liên quan.
Bộ tài liệu được thiết kế cho 3 mục đích - tập huấn, tuyên truyền và làm tài liệu tham khảo. Về mục
đích tập huấn, nội dung tài liệu được xem là những trọng tâm kiến thức cơ bản cần tập huấn cho đối
tượng có liên quan. Mỗi lớp tập huấn, giáo viên nghiên cứu và chọn lọc nội dung có liên quan trong
bộ tài liệu này làm cơ sở để chuẩn bị tài liệu giảng dạy và tài liệu phát tay cho học sinh. Về mục đích
làm tài liệu tuyên truyền, nội dung trong mỗi Module được biên tập rất cô đọng và được bố cục có
thể phô tô ra làm tài liệu tuyên truyền. Khi tuyên truyền, các tuyên truyền viên lựa chọn và phô tô

phần nội dung trong tài liệu có liên quan đến buổi tuyền tuyền để phát cho đối tượng tham dự. Về
mục đích làm tài liệu tham khảo, nội dung trong các Module có thể dùng làm tài liệu đọc thêm, tham
khảo nếu cần thiết.
3


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Module 1 - Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên

5

Module 2 - Kiến thức cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi

52

Module 3 - Kỹ năng giảng dạy truyền thông về sức khỏe sinh sản và tình dục cho

56

vị thành niên
Module 4 - Thầy cô giáo tham gia hoạt động giáo dục và truyền thông về sức

67

khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên trong trường học

Module 5 - Cha mẹ giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên

73

Module 6 - Giáo dục Đồng đẳng trong trường học về Sức khỏe Sinh sản và Tình

79

dục Vị thành niên
Module 7 - Quản lý hoạt động giáo dục và truyền thông trong nhà trường về sức

85

khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên
Module 8 - Câu truyện tình huống và trò chơi sử dụng trong giảng dạy và truyền

94

thông về sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên
Module 9 - Địa chỉ tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên tại thị xã Cao Bằng và

104

các huyện Dự án triển khai hoạt động
Module 10 - Nguồn tài liệu tham khảo thêm

109

4



Module 1

Kiến thức cơ bản về sức
khỏe sinh sản và tình dục vị
thành niên

Nội dung

Trang

1.

Giới thiệu Module 1

6

2.

Vị thành niên - Họ là ai?

6

3.

Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên

6

4.


Thay đổi thể chất và sinh lý tuổi vị thành niên

7

5.

Thay đổi tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên

9

6.

Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên

11

7.

Cơ quan sinh sản và chức năng

14

8.

Một số hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ quan sinh sản

16

9.


Một số bất thường ở cơ quan sinh sản

18

10.

Nhiễm khuẩn đường sinh sản tuổi vị thành niên

19

11.

Dinh dưỡng tuổi vị thành niên

21

12.

Vệ sinh cá nhân tuổi vị thành niên

22

13.

Nguy cơ và rủi ro thường gặp ở tuổi vị thành niên

23

14.


Kỹ năng sống cần thiết ở tuổi vị thành niên

48

15.

Vị thành niên nên chia sẻ với ai về SKSS và tình dục

51

16.

Đối tượng mà vị thành niên thường chia sẻ tình cảm

5


I - GIỚI THIỆU MODULE 1
Trọng tâm của Module 1 tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về giới tính, sức
khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên. Các nội dung này cần cho tất cả các đối tượng tham
gia chương trình giáo dục truyền thông trong nhà trường, từ nhà quản lý đến thầy cô giáo,
giáo dục viên đồng đẳng, cha mẹ học sinh và bản thân các em học sinh.
Mỗi trọng tâm được tóm tắt thành mục riêng, sắp xếp theo trình tự lô gíc để tạo thuận tiện
khi sử dụng trong học tập, tập huấn, và tổ chức hoạt động truyền thông trong nhà trường. Khi
cần sử dụng nội dung nào thì chỉ cần tra cứu mục lục ở trang đầu của Module này.
II - VỊ THÀNH NIÊN - HỌ LÀ AI?
Vị thành niên là người trong độ tuổi từ 10 đến 19. Người ở trong độ tuổi này gọi là tuổi vị
thành niên. Tuổi vị thành niên là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con
người vì có sự thay đổi mạnh mẽ về cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và cách ứng xử. Quá

trình biến đổi này được gọi là dậy thì. Vì vậy, tuổi vị thành niên còn được gọi là tuổi dậy thì.
Tuổi vị thành niên trải qua 3 giai đoạn1, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng như sau:
Giai đoạn đầu (10 – 13 tuổi): Đây là giai đoạn khởi đầu của tuổi dậy thì. Cơ thể phát
triển một cách nhanh chóng. Những thay đổi trên cơ thể thường làm cho một số bạn bối
rối, e thẹn và và lo lắng. Bạn bè cùng tuổi trở nên vô cùng quan trọng, đôi khi vị thành
niên lo lắng không biết các bạn khác nghĩ gì về mình.
Giai đoạn giữa ( 14 – 16 tuổi): Bước vào độ tuổi này, vị thành niên tự nhận thấy những
thay đổi rõ rệt trên cơ thể mình, tự cảm nhận mình có vẻ người lớn hơn, có hẹn hò, muốn
khám phá về các bạn khác giới, có nhu cầu tình yêu và tình dục. Vị thành niên thường kết
bạn theo nhóm bạn thân và mỗi nhóm có kiểu chơi riêng của mình.
Giai đoạn cuối ( 17 – 19 tuổi): Vị thành niên ở độ tuổi này đã khá độc lập trong suy
nghĩ, ứng xử và chọn bạn; có quan niệm cụ thể về vẻ đẹp và yêu đương một cách thực tế;
và bắt đầu có quan điểm riêng về đạo đức và cách ứng xử trong xã hội.
III - KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN2
Để hiểu được khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên, cần phải tìm hiểu kỹ về khái
niệm sức khỏe sinh sản và 7 vấn đề ưu tiên trong Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản
Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Sức khỏe sinh sản, theo định nghĩa quốc tế tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại
Cairo, Ai Cập năm 1994, “là tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội,
không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”.
1
2

UNFPA, VINAFPA, 2002, Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Dự án RAS/98/P19
Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, 2008, Tài liệu tập huấn truyền thông chuyển đổi hành vi dân số/SKSS/KHHGĐ, Chương trình mục tiêu Dân số 2008.

6


7 vấn đề ưu tiên trong Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 20012010 gồm: 1/Quyền sinh sản; 2/Kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và phá thai an toàn; 3/

Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh; 4/Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả
HIV/AIDS và vô sinh; 5/ Phòng và chữa ung thư đường sinh sản; 6/ Sức khỏe sinh sản vị
thành niên; và 7/Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là một trong bảy nội dung ưu tiên của sức khỏe sinh sản. Sức
khỏe sinh sản vị thành niên không nằm ngoài những nội dung của sức khỏe sinh sản nói trên
nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên.
IV - THAY ĐỔI THỂ CHẤT Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Cho đến 9 tuổi, vóc dáng cơ thể trẻ nam và nữ vẫn chưa thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi sẽ xuất
hiện khi bước vào tuổi dậy thì do tác động của 2 loại hoóc môn trong cơ thể, đó là hoóc môn
tăng trưởng do tuyến yên tiết ra và hoóc môn giới tính do buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở
nam tiết ra. Hoóc môn tăng trưởng được sản xuất ra nhiều hơn ở tuổi dậy thì, giúp cơ thể
phát triển nhanh. Đây là cơ sở để giải thích tại sao vóc dáng ở tuổi vị thành niên phát triển rất
nhanh. Hoóc môn giới tính chỉ được sản xuất ra từ tuổi dậy thì, vừa giúp cho bộ phận sinh
sản nam và nữ phát triển, vừa giúp cơ thể nam và nữ phát triển khác nhau về giới tính. Ở độ
tuổi này, nhìn bề ngoài có thể nhận ra sự khác nhau giữa nam và nữ.
Tuổi dậy thì ở các em gái sớm hơn em trai. Dậy thì ở em gái bắt đầu trong khoảng 10-15
tuổi, ở em trai muộn hơn trong khoảng 12 -17 tuổi.
1. Thay đổi về vóc dáng cơ thể
Cả em trai và em gái đều lớn rất nhanh. Nhiều em thấy rất lạ vì mình trở nên cao và lớn hơn
trong thời gian ngắn. Các em gái cũng mang vóc dáng của thiếu nữ như hông và mông nở
rộng, bụng thon, ngực nở và căng. Các em trai cũng dần dần mang vóc dáng đàn ông với cơ
bắp to ra ở vai, chân và ngực.
Thay đổi vóc dáng ở nữ thường khoảng 3 năm, nhưng ở nam giới lâu hơn, có thể kéo dài đến
19-20 tuổi. Thay đổi vóc dáng ở tuổi dậy thì có thể diễn ra nhanh nhưng cũng có thể chậm.
Vì vậy, một số em cảm thấy lo lắng về cơ thể của mình. Có em cho rằng mình chưa lớn lên
gì cả, có em thắc mắc sao mình lớn nhanh thế, hoặc có em thắc mắc vì sao mình quá cao
hoặc quá thấp.
2. Thay đổi về lông và da
Lông mu và lông nách xuất hiện ở cả nam và nữ. Ở nam giới, lông còn mọc ở chân, tay và
mặt, râu mọc quanh cằm, trên mép và ở má. Màu sắc và độ dày của lông trên cơ thể cũng

khác nhau giữa nam và nữ.
Tuyến mồ hôi và tuyến bã tiết ra tạo nên mùi của cơ thể và mụn trứng cá. Ở tuổi dậy thì, các
tuyến mồ hôi, nhất là ở nách hoạt động mạnh hơn và tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Mồ hôi khi
7


mới tiết ra không có mùi. Khi đọng lại trên da và bị các vi khuẩn trên da phân hủy, mồ hôi sẽ
có mùi. Vì vậy, để bớt mùi hôi và hôi nách, cần tắm rửa và giặt quần áo sạch sẽ...
Trứng cá do mồ hôi và chất bã ở lỗ chân lông tích tụ lại mà không thoát ra ngoài được.
Trứng cá sẽ bớt dần khi đến tuổi trưởng thành. Để giảm trứng cá, hãy rửa mặt thường xuyên
để làm thông thoáng lỗ chân lông. Không nên dùng tay cậy hoặc gãi trứng cá vì có thể gây
nhiễm trùng và để lại sẹo. Nếu trứng cá quá dày, hãy đi khám, không tự mua thuốc điều trị.
Nhiều em cảm thấy xấu hổ khi xuất hiện mụn trứng cá. Thêm vào đó da, đặc biệt là da mặt,
trở nên nhờn. Thông thường, trứng cá sẽ giảm dần và hết trong một vài năm sau đó. Vì vậy,
hãy giải thích cho các em hiểu đây là hiện tượng bình thường ở tuổi dậy thì. Khuyên các em
phải giữ cho da sạch sẽ để tránh tạo ra những mụn trứng cá mới, không nên gãi hay nặn làm
vỡ mụn trứng cá, dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo, hoặc xuất hiện mụn mới.
3. Thay đổi ở vú, ngực
Ở nữ, vú phát triển trong suốt tuổi dậy thì, tạo nên vẻ đẹp và nét duyên dáng, hấp dẫn. Vú
phát triển để đảm bảo chức năng sản xuất sữa nuôi con khi sinh đẻ. Cùng lứa tuổi, kích thước
vú ở một số em không giống nhau, có em lớn hơn, có em nhỏ hơn. Đôi khi, hai vú cũng
không to bằng nhau. Màu sắc núm vú có thể khác nhau, có em màu hồng, có em màu thẫm
hơn. Không có mối liên hệ nào giữa kích cỡ, màu sắc vú và khả năng sản xuất sữa. Ở tuổi
dậy thì, các em gái có thể thấy đau tức ở vú do vú đang trong giai đoạn phát triển. Để vú phát
triển cân đối và bình thường, không nên mặc áo ngực (áo nịt) quá chật hay quá rộng. Nếu
quá chật, không những vú không phát triển được mà còn bị tụt núm vú, sẽ khó cho con bú
sau này. Chọn áo nịt vừa với vòng ngực của mình.
Ngực nam giới cũng có sự thay đổi ở tuổi dậy thì. Vú không phát triển to như ở nữ nhưng cơ
ngực phát triển mạnh, tạo nên ngực nở nang, vạm vỡ. Nam giới có thể thấy đau tức ở hai bên
vú ở độ tuổi này.

4. Thay đổi về giọng nói
Trong thời kỳ dậy thì, giọng nói của cả nam và nữ đều thay đổi, từ giọng trẻ con sang giọng
người lớn do thanh quản của các em phát triển lớn hơn. Giọng nói của nam trở nên trầm và
ồm hơn, dân gian gọi là “vỡ giọng”. Giọng nói của nữ trong trẻo và nhẹ nhàng hơn.
5. Thay đổi ở cơ quan sinh dục
Bước vào tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có những thay đổi về cơ quan sinh dục ngoài. Ở
nam, dương vật lớn và dài hơn, tinh hoàn phát triển to hơn. Ở nữ, âm hộ mềm và dày hơn,
âm đạo có kích thước lớn hơn, tử cung cũng dày hơn.
Cả nam và nữ bắt đầu thấy có dịch tiết từ cơ quan sinh dục. Nam có dấu hiệu xuất tinh. Nữ
bắt đầu có kinh nguyệt. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện mỗi tháng 1 lần trong vài ngày. Những lần
đầu có hiện tượng này, nam và nữ vị thành niên thường thấy bối rối và xấu hổ. Các em nên
hiểu rằng đây là điều bình thường và cần biết cách vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ sinh khi có
kinh nguyệt, chọn quần lót vừa với kích cỡ, không mặc quần lót quá chật.
8


V - THAY ĐỔI TÂM LÝ VÀ TÌNH CẢM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Ở tuổi dậy thì, dưới tác động của hoóc môn giới tính, vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm
lý và tình cảm.
1. Cảm xúc và tính tình hay thay đổi
Những thay đổi về cảm xúc ở lứa tuổi này thường gặp như vui vẻ, tự hào, lo lắng, thẹn
thùng, xấu hổ,.... Vị thành niên cũng bắt đầu có cảm xúc khác giới, quan tâm hơn tới các bạn
khác giới, đôi khi ngồi một mình tưởng tượng vu vơ đến một chuyện nào đó hoặc một ai đó.
Tuổi vị thành niên được xem như “không còn là trẻ con nhưng chưa là người lớn”, dễ có
những phản ứng tâm lý phức tạp, lòng tự tin dễ bị lung lay, trạng thái tình cảm thường không
ổn định và có nhiều thay đổi, có thể đang rất vui nhưng lại chợt buồn khi nghĩ hoặc nhớ đến
một chuyện gì đó. Hành vi ứng xử cũng có nhiều thay đổi và khó hiểu, lúc thì gay gắt, lúc thì
nhẹ nhàng, lúc thì mâu thuẫn, có lúc lại tự cảm thấy vui, buồn lẫn lộn. Các bạn rất dễ xúc
động, rất dễ mất tự tin khi gặp phải vấn đề rắc rối nào đó, có khi đơn giản chỉ là những
chuyện nhỏ nhặt về dáng vẻ bề ngoài hay về các mối quan hệ bạn bè, gia đình,….

2. Phức tạp hóa vấn đề
Nhiều bạn lúc nào cũng nghĩ rằng có một đám đông (tưởng tượng) đang quan sát, dò xét
mình từng ly từng tí. Có một tí mụn trứng cá nhưng nghĩ rằng chắc tất cả mọi người đang
bàn tán về mụn trứng cá của mình. Nhưng sự thực thì chỉ có bạn là người tự bàn luận về
mình nhiều nhất, những người khác có khi còn nghĩ bạn có làn da mịn màng.
3. Chủ quan
Vị thành niên chưa có trải nghiệm sống nên thường chủ quan. Các bạn thường hay nghĩ
“Chuyện đó không thể xảy đến với mình”. Có bạn nghĩ rằng mình không thể nào nghiện ma
túy được. Thực tế, chuyện gì xảy ra với người khác thì cũng có thể xảy ra với bạn. Nếu
không biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo thử dùng ma túy, thì bạn cũng có thể nghiện ma
túy từ lúc nào. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước mọi quyết định.
4. Xu hướng muốn tự lập, tự khẳng định mình
Vị thành niên có xu hướng muốn tự lập, tách dần ra khỏi “sự quản lý” của cha mẹ để tự
khẳng định mình đã là “người lớn”. Vị thành niên bắt đầu tự đưa ra một số quyết định cho
bản thân như chơi với bạn nào, có đi học thêm không, kèm em học như thế nào,...Vị thành
niên thường không suy nghĩ kỹ trước những quyết định của bản thân nên dễ mắc sai lầm. Vì
vậy, đối với một số quyết định quan trọng, sự chỉ bảo của bố mẹ có thể sẽ giúp vị thành niên
có quyết định đúng đắn hơn, tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Ở độ tuổi này, vị thành niên không còn khóc nhè, làm nũng, không đòi đi chơi cùng bố mẹ,
muốn được tự chọn bạn, được thức khuya, được ăn mặc theo ý thích... Quan hệ với cha mẹ
cũng có thay đổi, ít tâm sự với cha mẹ hơn hồi còn bé. Đôi lúc cảm thấy thất vọng, ấm ức vì
9


cha mẹ chưa nhận thấy mình đã lớn, vẫn coi mình là một đứa trẻ còn bé bỏng. Có lúc cảm
thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình.
5. Hay quan tâm đến hình dáng của mình
Do vóc dáng phát triển nhanh ở độ tuổi này, vị thành niên
thường hay soi mình trước gương, so sánh hình dáng của mình
với bạn cùng trang lứa, than phiền hoặc không hài lòng về hình

dáng của mình như “mình gầy quá, béo quá, cao quá, mặt nhỏ
quá...”. Thực ra nhiều bạn đã không công bằng với bản thân,
thường cố tình thổi phồng một đặc điểm nào đó của cơ thể, tự
trách bản thân rồi so sánh với diễn viên, người mẫu..
6. Thích được giao lưu, kết bạn, mở rộng mối quan hệ bạn bè
Ở độ tuổi này, vị thành niên rất muốn kết bạn và mở rộng mối quan hệ bạn bè, kể cả với bạn
khác giới. Bạn bè là trung tâm trong mối quan hệ, khi có vấn đề gì khúc mắc, vị thành niên
thích được tâm sự với bạn bè hơn là với gia đình.
Vị thành niên thường thích giao lưu theo nhóm. Tính cách của bạn bè trong nhóm có ảnh
hưởng rất lớn đến tính cách của mỗi cá nhân khi bước sang tuổi trưởng thành. Có nhóm bình
lặng, có nhóm sôi nổi, có nhóm “siêu quậy”….Vì vậy, cha mẹ nên nắm được đặc điểm này
để hướng cho con “chọn bạn mà chơi”, kết bạn một cách lành mạnh.
7. Ý thức về giới tính trở nên rõ nét hơn
Đến tuổi này, ý thức về giới tính trở nên rõ rệt hơn. Vị thành niên quan tâm nhiều hơn đến
kiểu cách quần áo, đầu tóc để trông hấp dẫn hơn trong nhóm bạn cùng giới, đặc biệt với các
bạn khác giới. Khi nói chuyện, thích tranh luận với người khác giới. Các bạn nữ thường hay
lo lắng về những thay đổi của bản thân như kinh nguyệt, mụn trứng cá, kích cỡ của vú, vóc
dáng cơ thể, vẻ đẹp của khuôn mặt, làn da...Do phát triển sớm hơn nam, các bạn gái có suy
nghĩ về tình cảm sâu sắc hơn bạn khác giới. Nữ thường muốn tìm kiếm sự quan tâm của
những bạn trai lớn tuổi hơn và thiết lập mối quan hệ xã giao với các bạn nam cùng lứa tuổi.
Tình bạn khác giới mang đến những xúc cảm mới lạ thông qua lời nói thân mật, nụ cười trìu
mến, những cử chỉ quan tâm. Ý thức về giới tính len lỏi vào từng mối quan hệ với bạn bè,
làm “đổi thay” ngạc nhiên cách giao tiếp với bạn khác giới. Trước kia, từ một bạn nữ lôi
thôi, luộm thuộm, “thần nanh mỏ đỏ”….nay bỗng dưng biết tế nhị, kín đáo, e lệ, làm đẹp và
không suồng sã đối với bạn. Mức độ kín đáo, ngượng ngùng, e lệ này phụ thuộc vào chiều
sâu của các mối quan hệ khác giới cụ thể.

10



VI - TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ TÌNH DỤC TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1. Tình bạn
Trong cuộc sống, bạn bè rất quan trọng với tất cả mọi người. Bạn bè lại càng quan trọng hơn
đối với tuổi vị thành niên. Ở độ tuổi này, vị thành niên có xu hướng muốn tách dần ra khỏi
sự quản lý của bố mẹ để được độc lập hơn trong cuộc sống. Do chưa có trải nghiệm trong
cuộc sống, vị thành niên rất cần kết bạn cùng trang lứa, cùng sở thích, tính cách và lối suy
nghĩ để chia sẻ và hỗ trợ nhau trong các quyết định của mình. Bạn bè trở nên thiêng liêng và
cần thiết hơn bao giờ hết với vị thành niên. Vì vậy, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tính
cách, lối sống cũng như hành vi ứng xử của vị thành niên khi bước sang tuổi trưởng thành.
Vị thành niên thường có quan niệm là “làm theo để khỏi mất lòng bạn”. Đây là quan niệm
rất sai lầm ở tuổi vị thành niên. Hãy thẳng thắn nói chuyện và yêu cầu bạn không nên ép
buộc mình làm những việc mà bản thân thấy không có lợi. Nếu người đó vẫn cứ tiếp tục ép
buộc, hãy tránh xa họ ra. “Mất một người bạn có thể sẽ rất buồn, nhưng sẽ tìm được những
người bạn mới tốt bụng hơn”.
Vị thành niên nên hiểu thế nào là người bạn tốt để giúp mình
lựa chọn được bạn tốt trong cuộc sống. Người bạn tốt thường
mang lại cho bạn nhiều điều tốt và niềm vui. Đó là người:
Bạn tin tưởng để trò chuyện, vui chơi, và chia sẻ những
suy nghĩ thầm kín nhất trong cuộc sống.
Biết tôn trọng và cảm thông với bạn. Hiểu và quan tâm
tới cảm xúc của bạn, không so sánh, phân biệt khi chơi
với bạn, không xấu hổ khi đi chơi cùng bạn, không cười
nhạo những việc ngốc nghếch bạn làm, không phê phán,
hoặc xúc phạm bạn trước mọi người.
Biết xây dựng tình bạn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống để tình bạn ngày càng trở nên
thắm thiết, cần thiết hơn. Nhận ra và khuyến kích những điểm tốt của bạn, thẳng thắn
ngăn cản và động viên bạn không làm những việc xấu, thật lòng và nhiệt tình khuyến
khích, giúp đỡ bạn sửa chữa những sai lầm.
Tình bạn ở tuổi vị thành niên thường dưới 2 hình thức. Thứ nhất là kết bạn theo nhóm cùng
lứa tuổi, cùng sở thích, cùng học, cùng chơi. Dạng này được gọi là nhóm bạn đồng trang lứa

hay nhóm đồng đẳng. Kết bạn theo hình thức nhóm rất phổ biến ở tuổi vị thành niên. Các
bạn trong nhóm thường cùng giới. Thứ hai là kết bạn khác giới. Tình bạn khác giới có tác
dụng làm cho mỗi giới hoàn thiện hơn, làm tăng vẻ đẹp của mỗi giới. Tình bạn khác giới có
thể chuyển thành tình yêu, song không phải tất cả tình bạn khác giới sẽ chuyển thành tình
yêu. Tình bạn khác giới cũng có những đặc điểm chung của tình bạn tốt cùng giới. Tuy
nhiên, tình bạn khác giới thường có giới hạn thân mật về tiếp xúc cơ thể, không như giữa bạn
cùng giới. Để duy trì tốt quan hệ bạn bè khác giới, nên tránh đối xử suồng sã, thiếu tế nhị,
tránh vô tình hay chủ ý gán ghép lẫn nhau, tránh ghen ghét, nói xấu hay đối xử thô bạo với
nhau khi bạn mình có thêm người bạn khác giới mới.
11


2. Tình yêu đôi lứa
Nhu cầu tình yêu nam nữ cũng xuất hiện ở tuổi vị thành niên và là chủ đề được vị thành niên
rất quan tâm. Không có một khái niệm thống nhất về tình yêu nhưng tình yêu được xem là
một loại tình cảm đặc biệt, hấp dẫn, tôn trọng, chăm sóc và hiểu biết nhau sâu sắc. Tình yêu
thúc đẩy hai người đi đến hoà nhập về tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời. Với mỗi người, tình
yêu có vai trò và giá trị khác nhau. Tình yêu lành mạnh làm con người hạnh phúc, mãn
nguyện và trở nên thanh cao hơn, nhân ái và giàu sức sáng tạo hơn.
Ai cũng mong muốn có một tình yêu đẹp. Vị thành niên
cũng cần học hỏi và tìm hiểu xem một tình yêu đẹp cần
phải hội tụ những gì để có hướng xây dựng cho mình một
tình yêu đẹp. Một tình yêu đẹp cần có đặc điểm sau:
Cả hai người đều hạnh phúc, mãn nguyện với chính mình
và với người mình yêu
Có sự chia sẻ, thông cảm, hiểu biết, và nâng đỡ lẫn nhau
Trung thực, chân thành và lương thiện
Có sự tôn trọng và lòng tự trọng.
Không vụ lợi
Không xem quan hệ tình dục là thước đo của tình cảm

Mối tình đầu thường gợi lên cho nhiều vị thành niên sắp bước vào cuộc sống yêu đương một
sự háo hức mong chờ. Nhiều mối tình đầu đã phát triển thành tình yêu sâu sắc và đi đến hôn
nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, lại quá lý tưởng
hoá tình yêu nên không ít mối tình đầu đã bị tan vỡ, để lại những thương tổn về tình cảm cho
các em. Do vậy các em cần hiểu được giá trị cao đẹp của tình yêu với hạnh phúc tương lai.
Các em cần xác định hướng đi đúng cho tình yêu. Tình yêu đẹp cần có cả định hướng đúng
cho tương lai. Hãy nghĩ ”tình yêu là nền tảng của hôn nhân” để có động cơ, nghị lực vun đắp
và xây dựng một tình yêu đẹp. Vị thành niên nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định yêu. Các
em đang ở độ tuổi rất trẻ, chưa có trải nghiệm sống, còn phải dành nhiều thời gian học tập,
tích lũy kinh nghiệm cho cuộc sống sau này. Không ai có thể ngăn cấm các em yêu trong độ
tuổi này nhưng thực tế cho thấy rất ít tình yêu ở tuổi vị thành niên dẫn đến hôn nhân.
Trong tình yêu có ghen tuông. Bản chất của ghen là sự hiểu lầm nhau. Vì vậy, ứng xử hợp lý
khi ghen là vận dụng linh hoạt cách ứng xử khi giải quyết bất đồng trong tình bạn. Sống tin
tưởng lẫn nhau, chân thành, cởi mở, tôn trọng nét riêng tư của nhau sẽ giúp cho tình yêu trở
nên đẹp hơn và hạn chế tối đa ghen tuông.
Không ai muốn yêu rồi lại phải chia tay. Nhưng thực tế vẫn xảy ra. Nếu quyết định chấm dứt
quan hệ, hãy thành thật với những lý do của mình, bình tĩnh, không làm tổn thương cho
người mình yêu. Nếu một người quyết định chấm dứt quan hệ, người kia có thể thấy cô đơn,
đau buồn kinh khủng vì đã bị chối bỏ. Hãy giúp các em hiểu rằng lao ngay vào một quan hệ
mới không phải là cách để giúp các em bình ổn hơn. Việc mất đi một người bạn hay có thêm
12


một bạn mới là chuyện bình thường trong đời. Cuối cùng thì ai cũng sẽ tìm được người bạn
đời mới của mình. Hãy giúp các em hướng về phía trước và dành thời gian để làm cho mình
đáng yêu hơn và nhân hậu hơn.
3. Tình dục
Ở tuổi vị thành niên, cả con trai và con gái bắt đầu có cảm xúc về
giới, chúng đã bắt đầu để ý đến bạn khác giới, thích được gần
gũi, đôi khi cả cảm xúc si mê. Đây là dấu hiệu khởi đầu của nhu

cầu tình dục ở tuổi vị thành niên.
Tình yêu thường đi kèm với sự hấp dẫn về mặt tình dục. Sự hấp
dẫn này có thể ở mức suy nghĩ, tưởng tượng, mơ tưởng hoặc kích
thích tình dục. Tình dục và hành vi tình dục không chỉ xuất hiện
ở thời kỳ này mà còn hiện hữu trong quá trình phát triển từ thời
kỳ niên thiếu sang thời kỳ trưởng thành. Vì vậy, vị thành niên
cần có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về tình dục, hành vi tình
dục, tình dục có văn hóa, tình dục thiếu văn hóa, tình dục an toàn
và tình dục có trách nhiệm.
Quan hệ tình dục có giao hợp: Là các hành vi tình dục, từ ôm, hôn, âu yếm, vuốt ve cho đến
giao hợp âm đạo và dương vật. Như vậy giao hợp chỉ là một trong những cách thể hiện cảm
xúc tình dục, và nó chỉ mang lại cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi cả hai người cùng mong
muốn, cùng cảm thấy thoải mái và an toàn.
Quan hệ tình dục không giao hợp: Là hành vi tình dục không có giao hợp dương vật và âm
đạo, chỉ gồm các hành động âu yếm như động chạm, vuốt ve, ôm hôn để làm cho hai người
cảm thấy gần gũi, yêu thương và hưng phấn. Người ta có thể có hưng phấn tình dục mà
không cần giao hợp. Khi cả hai bạn cảm thấy mình chưa muốn giao hợp vì bất cứ lý do gì,
các bạn có thể quyết định chỉ nắm tay, vuốt ve, ôm hôn nhau...
Tình dục có văn hoá: Đề cập đến quan hệ tình dục an toàn và có trách nhiệm, thoải mái cả
về thể xác lẫn tinh thần giữa hai người. Tình dục bằng miệng và hậu môn là tình dục không
an toàn. Mỗi người cần hiểu tình cảm của người mình yêu và có những hành vi tình dục có
văn hoá. Tình dục có văn hoá gồm có các đặc điểm sau:
Có tình yêu
Đồng thuận
Tôn trọng nhau
Chung thuỷ
Vì cả hai người
Sử dụng biện pháp tình dục an toàn (tránh thai và tránh bệnh)
Có trách nhiệm với bản thân, người yêu và những người khác có liên quan
Hành vi tình dục thiếu văn hóa: Đề cập đến tình dục không được đồng thuận của cả 2 người,

không xuất phát từ tình yêu như quấy rối tình dục, xâm hại tình dục và hiếp dâm.
13


VII - CƠ QUAN SINH SẢN VÀ CHỨC NĂNG
Cơ quan sinh sản còn được gọi là bộ phận sinh dục. Đó là phần cơ thể mà dựa vào đó ta biết
được người đó là nam hay nữ. Cơ quan sinh sản của nam và nữ khác nhau. Chức năng cơ bản
của cơ quan sinh sản là sinh sản duy trì nòi giống và tình dục. Cơ quan sinh sản được coi là
phần riêng tư nhất của mỗi người, cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận.
1. Cơ quan sinh sản nam
Một em bé trai được sinh ra gồm có các bộ phận sinh
dục bên trong và bên ngoài.
Bộ phận sinh dục ngoài gồm có dương vật, quy đầu,
bao quy đầu, lỗ niệu đạo và bìu (còn gọi là bao tinh
hoàn).
Những bộ phận sinh dục bên trong gồm có tinh hoàn,
ống dẫn tinh, tuyến sinh dục và niệu đạo. Một bé trai
khi ra đời đã có các bộ phận sinh dục này, đây chính
là những đặc điểm giới tính ban đầu của nam.
Trong thời kỳ dậy thì, các đặc điểm giới tính thứ phát ví dụ như có râu, cục yết hầu nhô ra,
hay mộng tinh... xuất hiện chứng tỏ các chức năng sinh sản đã bắt đầu hoạt động.
Dương vật: Dương vật là nơi nước tiểu và tinh dịch đi ra. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát
triển to hơn và dài hơn. Dương vật của mỗi người có màu sắc, hình dạng và kích thước khác
nhau. Vì vậy, dương vật của bạn không giống của bạn khác là điều hoàn toàn bình thường.
Dương vật có ba chức năng gồm tiểu tiện, mang lại khoái cảm tình dục và xuất tinh. Khi sinh
hoạt tình dục, dương vật sẽ cương cứng. Sau khi xuất tinh xong, dương vật sẽ mềm lại. Đầu
dương vật có lỗ niệu đạo. Nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài qua lỗ này.
Bìu (còn gọi là bao tinh hoàn): Bìu ở dưới háng, chứa tinh hoàn. Bìu có nhiệm vụ bảo vệ
tinh hoàn. Nhiệt độ trong bìu thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1,5 đến 2 độ C, tạo điều tốt
cho sản xuất tinh trùng. Ở nhiệt độ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. Bìu có thể

co giãn tùy theo nhiệt độ cơ thể. Khi sốt, da bìu giãn ra để giảm nhiệt độ, gặp lạnh, co lại để
giữ ấm cho bìu và tinh hoàn.
Tinh hoàn: Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng và nội tiết sinh dục nam. Con trai có 2 tinh
hoàn, nằm trong bìu. Sở dĩ tinh hoàn nằm bên ngoài cơ thể là vì để sản xuất tinh trùng, nó
cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh nối từ tinh hoàn với niệu đạo. Ống dẫn tinh có tác dụng dẫn tinh
trùng từ tinh hoàn ra niệu đạo khi quan hệ tình dục.
Niệu đạo: Là ống nối từ bàng quang đến đầu dương vật, nằm ở trong dương vật. Niệu đạo có
chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài và dẫn tinh dịch khi quan hệ tình dục.

14


Tuyến sinh dục - niệu đạo: Gồm tuyến tiền liệt nằm ở gốc dương vật ngay dưới bàng quang
và các tuyến nhỏ nằm quanh niệu đạo. Khi quan hệ tình dục, các tuyến này có nhiệm vụ tiết
ra dịch nhờn làm trơn niệu đạo, tạo điều kiện để tinh trùng di chuyển dễ dàng khi xuất tinh.
Tinh dịch: Tinh dịch được tiết ra khi phóng tinh. Trong tinh dịch có tinh trùng và dịch nhờn
tiết ra từ túi tinh và các tuyến sinh dục. Tinh trùng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tinh dịch. Tuy
nhiên, cần có ít nhất 20 triệu tinh trùng với khả năng di chuyển tốt trong 1ml tinh dịch để
đảm bảo khả năng sinh sản của nam giới. Nếu mật độ xuống dưới 20 triệu/1ml tinh dịch và
tinh trùng di chuyển kém thì khó có thể thụ thai.
2. Cơ quan sinh sản nữ
Bộ phận sinh dục ngoài gồm có âm hộ, âm vật, môi
lớn, môi nhỏ, cửa âm đạo. Bộ phận sinh dục trong
nằm trong khung chậu, tức là phần bụng dưới, gồm
âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Bước
vào tuổi dậy thì, các hoóc môn giới tính được tiết ra,
giúp cơ quan sinh sản nữ phát triển để đảm bảo chức
năng sinh đẻ và tình dục.
Âm hộ: Âm hộ là khu vực cửa mình hay gọi là cửa âm đạo. Âm hộ được che ở bên ngoài bởi

hai đôi nếp gấp của da gọi là môi lớn và môi bé. Chỗ chụm lại phía trên của hai môi bé là âm
vật. Cửa âm đạo là lỗ mở vào hệ sinh dục trong.
Khi người phụ nữ có kinh nguyệt, máu kinh đi qua lỗ này ra ngoài. Khi giao hợp, dương vật
của nam đi vào qua lỗ này. Khi sinh con, em bé cũng qua lối này ra. Cửa âm đạo nằm giữa lỗ
niệu đạo ở phía trên và hậu môn phía dưới.
Môi lớn: Môi lớn là hai môi phía ngoài, gồm các nếp da dày gấp quanh của âm đạo. Mỗi môi
có hai bề mặt. Mặt ngoài có sắc tố, bao phủ bởi lông mu cứng. Mặt trong nhẵn với các mạch
máu tăng cường cung cấp máu, giãn nở khi có kích thích tình dục nhưng dễ bị xây xước và
tổn thương nếu bị cọ sát mạnh.
Môi nhỏ:Môi nhỏ là hai nếp da nhỏ gấp giữa các môi lớn, nằm ở hai bên cửa âm đạo.
Âm vật: Là phần nhô ra nằm giữa hai đầu trên của môi lớn, có hình trụ. Tương tự như dương
vật của nam giới, đây là phần nhạy cảm nhất của nữ giới. Âm vật được cung cấp nhiều máu
và có nhiều mút dây thần kinh. Âm vật rất nhạy cảm với kích thích tình dục.
Màng trinh: Đây là một màng mỏng ngay ở cửa âm đạo. Tùy từng người, màng trinh có độ
dày mỏng, rộng hẹp, và co giãn khác nhau. Thường màng trinh có một hay nhiều lỗ mở ở
giữa để kinh nguyệt thoát ra. Màng trinh sẽ bị rách trong lần giao hợp đầu tiên. Khi rách
màng trinh gây chảy máu.
Âm đạo: Là một ống rỗng nối từ cổ tử cung tới bộ phận sinh dục ngoài, dài khoảng 7-10cm.
Niêm mạc bên trong âm đạo với nhiều mạch máu. Thành âm đạo mềm và co giãn có thể bao
lấy dương vật khi giao hợp. Âm đạo cũng là nơi máu kinh nguyệt chảy qua đó để đi ra ngoài,
và em bé qua đó được sinh ra.
15


Có nhiều loại vi khuẩn sống trong âm đạo. Vì vậy, nếu vệ sinh không đúng cách như thụt rửa
nước vào trong âm đạo sẽ gây viêm âm đạo.
Tử cung: Tử cung còn gọi là dạ con. Tử cung là nơi
trứng làm tổ để bào thai phát triển cho đến khi sinh.
Khi mang thai, tử cung giãn nở tới mức cực đại để
tạo điều kiện cho bào thai phát triển một cách đầy đủ.

Kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ được tạo ra do
bong niêm mạc tử cung và chảy máu. Máu từ tử cung
chảy qua âm đạo ra ngoài, gọi là hành kinh.
Vòi trứng: Vòi trứng nối tử cung với buồng trứng. Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng và 2 vòi
trứng. Trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ thai ở vòi trứng rồi mới di chuyển về tử cung để
làm tổ và phát triển thành thai.
Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng. Buồng trứng to bằng quả táo ta. Buồng trứng có
nhiệm vụ sản xuất ra trứng và tiết ra hoóc môn sinh dục nữ. Khi mới sinh ra, mỗi bé gái đã
có khoảng 200.000 đến 400.000 tế bào trứng. Tuy nhiên, cả cuộc đời người phụ nữ chỉ có
khoảng 400 tế bào trứng phát triển thành trứng, số còn lại sẽ tự thoái hoá. Mỗi tháng, theo
chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có 1 quả trứng chín từ 1 trong 2 buồng trứng rụng vào vòi trứng. Đôi
khi có 2-3 quả rụng cùng một lúc. Nếu không được thụ thai, sau 2 tuần sẽ trứng sẽ bị teo đi.

VIII - MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG SINH LÝ BÌNH THƯỜNG Ở CƠ QUAN SINH SẢN
1. Ở nam
Tinh hoàn hai bên không đều: Con trai có 2 tinh hoàn, nằm trong bìu. Kích thước 2 tinh
hoàn không bao giờ đều nhau, bên to hơn, bên nhỏ hơn. Vì vậy, quan sát bìu ở tư thế
đứng sẽ thấy bìu không cân, 1 bên hơi thấp hơn. Bên thấp hơn sẽ có tinh hoàn to hơn.
Dương vật cương vào buổi sáng sớm: Dương vật hay cương cứng khi thức dậy buổi sáng
do bàng quang chứa đầy nước tiểu khiến dương vật cương cứng. Sau khi đi tiểu xong,
dương vật sẽ hết cương.
Dương vật cương khi không quan hệ tình dục: Ở tuổi dậy thì, nhiều khi do mặc quần lót
chật, ép vào dương vật nên khi vận động, dương vật bị cọ sát và kích thích cương lên.
Đôi khi do dùng tay nghịch dương vật cũng làm dương vật bị kích thích và cương lên.
Đôi lúc, thoáng nghĩ đến bạn gái dương vật cũng cương cứng. Hiện tượng này thường
gặp ở con trai tuổi mới lớn. Hết giai đoạn dậy thì, hiện tượng này sẽ ít xảy ra hơn.
Mộng tinh (ngủ mơ xuất tinh vào ban đêm): Đây là hiện tượng xuất tinh khi ngủ. Ở tuổi
dậy thì, các em trai thường khó kiểm soát được hiện tượng cương cứng dương vật. Họ có
thể tỉnh dậy vào lúc nửa đêm hoặc vào sáng hôm sau và phát hiện thấy đêm qua mình đã
xuất tinh. Người ta gọi đây là hiện tượng mộng tinh hay giấc mơ ướt.

16


2. Ở nữ
Kinh nguyệt hàng tháng: Kinh nguyệt là máu từ tử cung chảy ra ngoài qua âm đạo của
phụ nữ. Mỗi tháng kinh nguyệt xuất hiện một lần, lặp đi lặp lại tạo thành chu kỳ kinh
nguyệt. Kinh nguyệt hàng tháng có đặc điểm sau:
√ Các em gái thường bắt đầu có kinh vào lứa tuổi 11-13. Một số có sớm hơn, lúc 9
tuổi, và người khác có thể bắt đầu muộn hơn, tất cả đều là hoàn toàn bình thường.
√ Một đợt hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Khoảng cách giữa 2 chu kỳ kinh
kéo dài khoảng 22 đến 35 ngày (tức là sau 21-35 ngày lặp lại một chu kỳ mới).
√ Trứng thường rụng vào ngày thứ 12 – 16 trong chu kỳ kinh hiện tại.
Đau bụng kinh nguyệt: Ngay trước khi có kinh hoặc trong khi có kinh nguyệt, một số em
gái thấy đau bụng, đau lưng, cảm giác mệt mỏi, cảm giác nặng phía bụng dưới. Các dấu
hiệu này là do tử cung co bóp mạnh để đẩy máu ra ngoài. Các dấu hiệu này sẽ hết khi
sạch kinh. Nếu đau quá không chịu nổi thì chườm nóng hoặc tập thể dục nhẹ sẽ giảm.
Không có màng trinh hoặc màng trinh bị rách tự nhiên không do giao hợp: Một số phụ
nữ khi sinh ra đã không có màng trinh. Thông thường, màng trinh có độ co giãn tốt và chỉ
bị rách khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Tuy nhiên, ở một số người, màng trinh co giãn
không tốt nên có thể bị rách từ bé do té ngã, chạy nhảy, đi xe đạp...
Dịch tiết âm đạo ra nhiều khi bị kích thích tình dục: Bình thường, âm đạo tiết ra một ít
dịch lỏng vừa đủ để giữ độ ẩm trong âm đạo, không dính ra quần lót. Khi có kích thích
tình dục, âm đạo tiết dịch nhiều hơn để chuẩn bị cho giao hợp và có thể dính ra quần lót.
Đây là hiện tượng bình thường. Nếu không bị kích thích tình dục mà âm đạo vẫn tiết ra
nhiều dịch, đặc biệt dịch có mùi hôi sẽ là không bình thường, cần đi khám.
3. Cả nam và nữ
Thủ dâm: Là một hình thức quan hệ tình dục không giao hợp, hay xảy ra ở tuổi vị thành
niên, gặp cả nam và nữ. Tuy nhiên, gặp ở nam nhiều hơn. Thủ dâm là tự kích thích vào
bộ phận sinh dục để gây hưng phấn tình dục. Thủ dâm không có hại, đây là cách khám
phá, tận hưởng cảm xúc tình dục và giữ thăng bằng cảm xúc tình dục thuộc mọi lứa tuổi.

Thủ dâm sẽ có hại cho sức khỏe nếu quá lạm dụng và trở thành nhu cầu hàng ngày (thủ
dâm hàng ngày và nhiều lần trong một ngày). Trường hợp này, cần phải tư vấn tâm lý của
bác sĩ.
Lông sinh dục rất ít hoặc không có: Thường lông sinh dục sẽ phát triển nhanh ở tuổi dậy
thì. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lông không phát triển ở lứa tuổi này như lông rất ít
hoặc không có lông. Đây được xem là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng.

17


IX - MỘT SỐ BẤT THƯỜNG Ở CƠ QUAN SINH SẢN
Cả nam và nữ khi gặp tất cả các hiện tượng bất thường ở cơ quan sinh sản, nên đi khám để
xác định nguyên nhân và có cách điều trị đúng, tránh tự phán đoán và mua thuốc về chữa.
1. Ở nam
Chỉ có một tinh hoàn: Bình thường, nam có 2 tinh hoàn. Nếu chỉ có 1 tinh hoàn là hiện
tượng bất thường, cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân.
Tinh hoàn và dương vật quá nhỏ ở tuổi dậy thì: Tinh hoàn và dương vật ở nam giới khi
chưa dậy thì thì nhỏ nhưng bước vào tuổi dậy thì, chúng được phát triển lớn hơn. Nếu các
em vị thành niên vẫn thấy tinh hoàn và dương vật của mình không thay đổi so với khi còn
trẻ em thì được xem là bất thường.
2. Ở nữ
Băng kinh: Băng kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (so với những
lần có kinh trước), phải thay băng nhiều lần trong ngày, có khi tới 10 lần trong ngày,
hoặc máu chảy cả xuống chân gây choáng váng, ngất.
Rong kinh và rong huyết: Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày (bình
thường kinh nguyệt kéo dài từ 5-7 ngày). Rong huyết: Là hiện tượng ra máu ở âm đạo
không liên quan đến kỳ kinh.
Kinh ít hoặc mất kinh: Kinh ít nghĩa là kinh nguyệt ít đến mức nó có vẻ như chỉ có vết
máu mà thôi. Đây là rối loạn kinh nguyệt. Mất kinh là đột ngột không thấy kinh nữa.
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: Là sự không ổn định về khoảng thời gian giữa các chu

kỳ kinh. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt đang là 28 ngày. Nếu chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn
thì coi là bất thường. Ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hay thất
thường. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài sẽ là không bình thường.
Vô kinh: Là không có kinh. Không có kinh kéo dài hoặc vĩnh viễn. Thường gặp trong
trường hợp chậm dậy thì, teo buồng trứng bẩm sinh, cường tuyến thượng thận bẩm sinh,
suy tuyến yên, hội chứng béo - sinh dục, lao sinh dục, tật bẩm sinh đường sinh dục... Đến
18 tuổi mà chưa thấy kinh thì nên đi khám.

18


X - NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Có 2 loại nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm (1) nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá
mức các vi sinh vật sống trong đường sinh dục. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh kém, vệ
sinh không đúng cách hoặc do dùng thuốc điều trị một số bệnh khác làm thay đổi môi trường
bên trong cơ quan sinh dục; (2) nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
(NKLTQĐTD) như lậu, trùng roi sinh dục, HIV, nấm Chamydia, giang mai, hạ cam,…
Nguyên nhân chủ yếu là do tình dục không an toàn làm lây bệnh khi quan hệ tình dục.
1. Nhiễm khuẩn nội sinh đường sinh sản (nhiễm khuẩn không do bệnh lây truyền qua
đường tình dục)
Viêm đường tiết niệu: Gặp cả ở nam và nữ. Thường do vi khuẩn gây nên do vệ sinh không
đúng cách. Nữ gặp nhiều hơn nam. Nếu thấy khó chịu ở niệu đạo, đi tiểu buốt hoặc tiết mủ ở
lỗ niệu đạo, bạn hãy đi khám. Phát hiện bệnh sớm có thể chữa khá dễ dàng, còn để lâu bệnh
sẽ có thể biến chứng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn thường là do biến chứng của một số bệnh như bệnh quai bị,
lao. Các viêm nhiễm này nếu không được điều trị sớm và đúng có thể gây vô sinh.
Viêm bao quy đầu: Quy đầu được bao bọc bởi một lớp da gọi là bao quy đầu. Một số tuyến
bên trong bao quy đầu thường xuyên tiết ra chất dịch có thể đọng lại bên trong nếp da. Nếu
không rửa quy đầu và bao quy đầu thường xuyên, các chất dịch đọng lại này có thể là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm. Khi vệ sinh bao quy

đầu phải lộn ngược da ra để lộ quy đầu thì vệ sinh mới sạch.
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Vệ sinh âm đạo không đúng như thụt rửa bên trong âm đạo sẽ
gây viêm âm đạo. Dấu hiệu thường gặp của bệnh này là khí hư âm đạo có màu xám trắng, số
lượng ít, và có mùi hôi. Dịch âm đạo có thể gây ngứa hoặc có thể không.
Viêm âm đạo - âm hộ do nấm: Bệnh gây ra bởi nấm, một loại nấm men thường cư trú với số
lượng nhỏ trong ruột, hậu môn. Nấm này có thể từ hậu môn lên âm đạo khi lau vệ sinh sau khi
đại tiện không đúng cách (lau từ sau ra trước). Dấu hiệu thường gặp là ra khí hư đặc, trắng đục
như bột, số lượng nhiều hoặc vừa, thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát ở âm hộ và âm
đạo. Nam giới bị lây nhiễm nấm có thể thấy dấu hiệu viêm niệu đạo nhẹ, đau rát hoặc viêm
dương vật. Nam giới bị hẹp bao qui đầu nếu chưa cắt bỏ bao qui đầu thì rất dễ mắc nấm.
2. Nhiễm khuẩn đường sinh sản do bệnh lây truyền qua đường tình dục
a) Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục
Có 3 tác nhân chủ yếu gây bệnh LTQĐTD, gồm vi khuẩn, vi rút, và ký sinh trùng.
Do vi khuẩn:

Bệnh lậu, giang mai, hạ cam, bệnh hột xoài (viêm hạch bẹn)

Do vi rút:

Bệnh sùi mào gà, bệnh Herpes sinh dục, HIV và viêm gan B

Do ký sinh trùng:

Bệnh trùng roi, rận mu và bệnh ghẻ.

19


b) Người ta bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào ?
Quan hệ tình dục không an toàn: Hầu hết các bệnh LTQĐTD đều bị lây truyền qua

đường này. Quan hệ tình dục không an toàn là quan hệ tình dục có giao hợp (đường âm
đạo, miệng, hậu môn) với người bị bệnh mà không dùng bao cao su.
Lây truyền từ mẹ sang con: Một người mẹ bị nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai, herpes
sinh dục hoặc lậu có thể truyền bệnh cho con trong khi đẻ. HIV, viêm gan B, và giang
mai cũng có thể lây truyền sang con khi mang thai.
Tiếp xúc không an toàn với máu và dịch cơ thể: Một số bệnh LTQĐTD có thể lây truyền
qua máu bị nhiễm mầm bệnh, chẳng hạn như truyền máu, dùng chung dụng cụ có tiếp
xúc với máu (như bơm tiêm, kim tiêm, các dụng cụ có tiêm truyền, xăm da hoặc xuyên lỗ
tai…) không đảm bảo vô trùng.
c) Dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh LTQĐTD
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc xung quanh vùng sinh dục hậu môn
Cảm giác rát bỏng, đau khi đi tiểu, tiểu rắt, són
Sùi hoặc phồng rộp hoặc loét đầu dương vật, âm đạo và hậu môn hoặc miệng
Chảy dịch tiết hoặc mủ từ dương vật, âm đạo. Ở phụ nữ thường có hiện tượng tăng tiết
khí hư, màu trắng đục, vàng hoặc xanh và có mùi hôi hoặc tanh
Nổi hạch bẹn và đau
Đau bụng dưới ở phụ nữ, đau hoặc chảy máu trong khi giao hợp
Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
d) Tác hại của bệnh LTQĐTD
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng tới thai nhi khi mang
thai như sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh.
Vô sinh, chửa ngoài dạ con.
Người bị bệnh LTQĐTD sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV vì tổn thương trên dương
vật, âm đạo làm cho HIV xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh chuyển sang dạng mạn tính, ảnh hưởng đến sức
khỏe, có thể gây tàn tật, thậm chí bị tử vong.
e) Lưu ý chung trong khám và điều trị bệnh LTQĐTD
Không tự đoán bệnh và tự chữa hoặc chữa theo sự mách bảo của người khác
Đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc
chuyên khoa. Khám và điều trị cho cả 2 người (bạn tình hoặc vợ, chồng)

Hãy trả lời thành thật các câu hỏi của các bác sỹ để giúp cho chẩn đoán và điều trị đúng
Tuân thủ triệt để khi dùng thuốc: Dùng đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian trong ngày và
đúng thời gian cho đợt điều trị, không tự ý dừng thuốc khi thấy hết dấu hiệu
20


Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, nhất là các bệnh LTQĐTD có tổn thương
cơ quan sinh sản như lậu, giang mai,...
Nhớ đi khám lại sau khi đã điều trị hết đợt để chắc chắn rằng bạn đã được chữa khỏi
bệnh. Khi đi khám lại, nhớ đưa cả bạn tình hoặc vợ, chồng của mình đi khám
g) Lưu ý trong phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục
Phải hiểu biết đầy đủ về bệnh LTQĐTD và cách phòng ngừa chúng
Không giấu bệnh. Khi bị bệnh phải thông báo cho vợ hoặc chồng hoặc bạn tình biết để
cùng khám và điều trị kịp thời cũng như tìm biện pháp phòng tránh cho nhau
Sống lành mạnh, thực hiện tình dục an toàn.
Dùng riêng các dụng cụ tiêm chích qua da như bơm kim tiêm

XI - DINH DƯỠNG TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Khác với thời kỳ trẻ em và thời kỳ trưởng thành, ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể phát triển rất
nhanh, kể cả cơ quan sinh sản. Cơ thể vị thành niên được ví như một cây xanh đang vươn
cành, nhú lộc, nếu lấy đi chất màu của đất, cây sẽ còi và rũ xuống. Để cơ thể phát triển đầy
đủ ở lứa tuổi này, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là rất quan trọng.
Dinh dưỡng tuổi vị thành niên nên chú ý đến cung cấp đủ 5 nhóm dinh dưỡng trong mỗi bữa
ăn. Năm nhóm chất dinh dưỡng gồm:
1. Chất đường, bột (cơm, bánh mỳ…) cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày
của cơ thể.
2. Chất đạm (thịt, cá, tôm, cua…) rất cần cho sự phát triển cơ, bắp, trọng lượng cơ thể,
xương, khớp, hệ thống thần kinh, máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3. Chất béo (dầu, mỡ, lòng đỏ trứng…) chất cung cấp năng lượng rất lớn, cần cho sự hình
thành lớp mỡ dưới da. Chấy béo là thành phần quan trọng của não, cung cấp nhiều các

vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K rất cần cho cơ thể.
4. Các Vitamin có trong các thực phẩm tươi sống như rau, trái cây,…Đây là những chất
xúc tác cần để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng chúng tốt nhất.
5. Chất khoáng và vi lượng: Chúng có ở thịt, cá, các thực phẩm có nguồn gốc từ biển (như
nghêu, sò, tôm, cua, rong biển..), hoặc trong sữa tươi, trong rau quả, củ vẫn thường được
ăn như rau muống, rau dền, rau ngót…Ví như canxi và phosphor (phốt pho) rất cần cho
sự hình thành và tăng trưởng chiều dài của xương, khớp. Chất sắt cần cho sản xuất máu,
bù đắp cho thiếu máu do những lần hành kinh. Chất iot là thành phần chính của nội tiết tố
tuyến giáp, chúng có tác dụng chống bướu cổ.

21


XII - VỆ SINH CÁ NHÂN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1. Ở nam
Vệ sinh cá nhân hàng ngày: Vệ sinh thân thể, cơ quan sinh dục, và thay quần áo lót hàng
ngày. Khi vệ sinh cơ quan sinh dục, nam giới hãy kéo bao quy đầu về phía người mình,
rửa sạch các cặn trắng ở bao quy đầu, đồng thời rửa sạch cả vùng bẹn và bìu. Sau đó lau
khô bằng khăn sạch.
Quần lót: Từ tuổi vị thành niên, nên mặc quần lót, giúp bạn nam cảm thấy “gọn gàng” và
tự tin hơn, khắc phục được những “tình huống xấu hổ” khi “cái ấy cứ ngóc lên”. Nên
chọn quần có chất liệu bằng cotton để dễ thấm mồ hôi. Không mặc quần chật quá, bó chặt
bìu, làm cơ quan sinh dục dễ bị ẩm, ngứa, máu ở bìu khó lưu thông, ảnh hưởng đến sản
xuất tinh trùng.
Vệ sinh giao hợp: Rửa cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục bằng nước
sạch với một chút xà phòng tắm. Lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa.
2. Ở nữ
Vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục hàng ngày, giúp cơ thể và bộ máy sinh dục sạch sẽ,
tránh được nhiễm khuẩn nội sinh ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm.
Lưu ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục ở nữ:

Vệ sinh bộ phận sinh dục và khu vực hậu môn hàng ngày để giảm bớt các vi khuẩn và
dịch tiết có thể gây ra bất cứ viêm nhiễm nào.
Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng nước sạch, không được thụt bất kỳ loại nước hoặc dung
dịch nào vào trong âm đạo. Làm như vậy sẽ gây viêm âm đạo. Rửa và lau chùi từ phía
trước ra phía sau (từ âm đạo ra phía hậu môn) để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập
vào âm đạo gây viêm âm đạo. Lau khô âm hộ bằng khăn sau khi tắm rửa và sau khi đi
tiểu để giữ âm hộ không ẩm ướt. Không dùng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên để
giữ cho âm hộ thoáng. Nếu dùng thường xuyên có thể gây viêm nhiễm âm đạo.
Quần lót: Mặc quần áo lót bằng sợi bông (cô tông) vì chúng thông thoáng khí. Đồ lót khi
giặt xong phải phơi khô, phơi ngoài nắng.
Vệ sinh kinh nguyệt3: Giữ vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách là một trong những
nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa. Vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, nên được thực
hiện như sau: Vào những ngày có kinh không nên ngâm người trong bồn tắm, bơi lội; nên
thay băng vệ sinh 4 - 5 lần một ngày; dùng nước ấm thay rửa; chỉ nên dùng nước rửa,
không dùng xà phòng và sữa tắm thông thường; khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau
chứ không đưa tay từ phía sau về trước; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ
nhàng. Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng trong những ngày có kinh.
Vệ sinh giao hợp: Phải rửa sạch âm hộ trước và sau khi quan hệ, chú ý không cho tay vào
trong âm đạo để rửa. Làm như vậy sẽ bị nhiễm trùng âm đạo.
3

/>
22


XIII - NGUY CƠ VÀ RỦI RO THƯỜNG GẶP TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Tuổi vị thành niên, do chưa có trải nghiệm sống, các em rất dễ bị gặp các nguy cơ và rủi ro
ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Các nguy cơ thường gặp ở độ tuổi này gồm:
Tình dục sớm và không an toàn
Mang thai ngoài ý muốn

Mắc bệnh LTQĐTD
Lây nhiễm HIV/AIDS
Bị quấy rối và xâm hại tình dục
Lạm dụng và nghiện rượu bia
Nghiện thuốc lá
Nghiện ma túy
Nghiện Internet và game
1. Tình dục sớm
Mang thai trước 18 tuổi được xem là mang thai sớm. Quan hệ tình dục trước tuổi 18 cũng
được xem là quan hệ tình dục sớm.
a) Nguyên nhân tình dục sớm ở vị thành niên
Áp lực từ bạn bè: Mặc dù bạn bè thường được coi là nơi chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn
nhau nhưng cũng là nguồn gốc của áp lực tiêu cực. Một số em bị bạn bè xúi thử quan hệ
tình dục dẫn đến quan hệ tình dục sớm, có thể để lại hậu quả đáng tiếc.
Xu hướng tình dục sớm đã và đang xảy ra trong xã hội hiện đại, nơi mà các em có điều
kiện tiếp cận phương tiện thông tin hiện đại và đa dạng, trong đó có thông tin về tình dục.
Xu hướng toàn cầu là cả em trai và em gái bắt đầu có quan hệ tình dục sớm hơn. Khó có
thể ngăn cấm các em quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng có thể giáo dục các em hiểu
biết đầy đủ về tình dục an toàn và có trách nhiệm.
Quan niệm chưa đúng về tình yêu của các em tuổi vị thành niên dẫn đến tình dục sớm và
tình dục trước hôn nhân. Dưới đây là một số quan niệm chưa đúng về tình yêu – tình dục:


Để chứng tỏ tình yêu mặn nồng, sâu sắc



Để thoả mãn ham muốn tình dục




Để giữ người yêu



Để trả giá cho một món hàng hay một ân huệ nào đó



Để cảm thấy mình đã trưởng thành hoặc để chứng tỏ mình là đàn ông



Để giống như chúng bạn hoặc gây ấn tượng với bạn bè
23


b) Nguy cơ từ tình dục sớm
Mang thai ngoài ý muốn
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
c) Hạn chế tình dục sớm tuổi vị thành niên
Quyết định trì hoãn hoặc không giao hợp vì những lý do như:
√ Vì lo sợ bị mang thai hay bị các viêm nhiễm đường sinh dục, HIV/AIDS
√ Vì còn quá trẻ và chưa thấy sẵn sàng với chuyện ấy
√ Không muốn làm bố mẹ thất vọng và lo lắng
√ Cho rằng sẽ chỉ có quan hệ tình dục khi kết hôn
√ Muốn tập trung vào chuyện học hành hoặc ổn định công ăn việc làm
√ Muốn biết chắc chắn rằng người yêu của mình liệu có yêu thương mình một
cách thực sự hay không (kể cả nếu mình không đồng ý quan hệ tình dục)
Dù là nam hay nữ, chính bạn phải là người có toàn quyền quyết định về việc mình có hay

không quan hệ tình dục, đừng để người khác quyết định thay cho bạn hoặc bắt ép bạn.
Nếu bạn đứng trước tình huống phải lựa chọn việc có hay không quan hệ tình dục thì hãy
nhớ rằng quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể đem lại những hậu quả nghiêm
trọng như nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, HIV và có thai ngoài ý muốn. Những hậu
quả này có thể tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời bạn. Bạn cần suy nghĩ thật kỹ càng
về những lợi ích và tác hại của mọi lựa chọn trước khi quyết định để đảm bảo quyết định
đó là tốt nhất và hợp lý nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình.
Chủ động trò chuyện với người yêu về tình dục để tìm hiểu kỹ về lý do vì sao bạn muốn,
hay không muốn làm điều mà người yêu đề nghị (chẳng hạn anh ấy/cô ấy muốn bạn quan
hệ tình dục có giao hợp). Đừng có đợi cho đến lúc “chuyện ấy” sắp xảy ra tới nơi rồi mới
đem chuyện ra bàn. Tự mình phải biết rõ lý do của mình mới có thể giải thích cho người
yêu hiểu được.
Giữ vững lập trường và đừng để mình bị lôi kéo, ép buộc. Hãy nhớ rằng, nếu thật sự
yêu bạn thì người kia không nên làm điều gì mà bạn không thoải mái hoặc không hề
mong muốn. Nếu người yêu vẫn cứ cố tình ép thì phần nhiều có nghĩa họ không thật sự
hiểu mình và không quan tâm đến tình cảm, mong muốn của mình. Bạn hãy giữ vững lập
trường và phải cố gắng làm cho bạn tình hiểu đúng, thông cảm được với những điều bạn
nghĩ và muốn...
Luôn làm chủ bản thân và để ý đến cảm xúc và bản năng của bạn. Nếu từ trong thâm
tâm, bạn cảm thấy có điều gì không ổn thì đừng hành động vội vã. Hãy đợi cho tới khi
nào bạn đã suy nghĩ chín muồi và không còn thấy sợ hãi, lo lắng hay băn khoăn nữa.

24


2. Mang thai ngoài ý muốn
Làm thế nào mà một phụ nữ có thai? Khi con trai và con gái giao hợp với nhau qua đường
âm đạo mà không sử dụng biện pháp tránh thai, thì người con gái có thể thụ thai. Trứng sau
khi được thụ tinh sẽ phát triển thành thai. Lúc này, trở thành phụ nữ có thai. Dù chỉ giao hợp
một lần vẫn có thể có thai.

Mang thai ngoài ý muốn là đề cập đến nữ mang thai khi không muốn hoặc chưa muốn có
thai. Nữ chưa đến tuổi kết hôn theo pháp luật, đã đến tuổi kết hôn mà chưa hoặc đã kết hôn
nhưng chưa muốn sinh con mà có thai đều được xem là mang thai ngoài ý muốn.
a) Dấu hiệu có thai và cách phát hiện
Dấu hiệu sớm nhất của có thai là thấy chậm kinh sau quan hệ tình dục không an toàn.
Một số nữ có thể có triệu chứng nghén như nôn ọe (hoặc cảm thấy buồn nôn), mệt mỏi,
thay đổi khẩu vị ăn, chán ăn, và có một số dấu hiệu khác như vú căng, đầu vú thâm,
quầng vú sẫm màu, các hạt quanh núm vú nổi rõ.
Khi nghi ngờ có thai, nhất là khi chậm kinh 1 tuần, bạn đừng tự phỏng đoán. Để xác định
chắc chắn xem mình có thai hay không, bạn có thể:
√ Đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm nước tiểu để xác định có thai hay không.
√ Dùng dụng cụ thử thai. Bạn có thể mua ở hiệu thuốc dụng cụ thử thai, phổ biến là que
thử QuickStick. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng chi tiết trước khi dùng.
b) Xử trí như thế nào khi có thai ở tuổi vị thành niên?
Khi biết mình có thai, bạn sẽ có nhiều cảm xúc như lo lắng, hoảng sợ, hoặc bối rối. Đây
chính là lúc tình yêu của hai người được thử thách. Lúc này, cả hai người cũng phải có trách
nhiệm với cái thai. Có nhiều cách giải quyết, chẳng hạn như tổ chức đám cưới và giữ lại đứa
con, hoặc sinh con và nuôi con một mình,... Tất nhiên, để đi đến một quyết định cuối cùng,
cần phải hiểu rõ những điểm lợi và điểm hại của từng cách giải quyết. Cần phải lựa chọn một
cách phù hợp với hoàn cảnh thực tế, ít gây tổn thương và có lợi cho cuộc sống sau này.
c) Thực trạng mang thai ngoài ý muốn tuổi vị thành niên ở Việt Nam
Việt Nam là một trong 5 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới. Hàng năm, có từ
1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, trong đó có 300.000 trường hợp là phụ nữ dưới 20
tuổi. Một thống kê từ tháng 3-8/2010 tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương cho thấy trong số
2.344 phụ nữ tới phá thai, 19,5% ở lứa tuổi 16 – 24, 5,9% ở lứa tuổi 16- 19, và có tới 93% vị
thành niên và thanh niên tới phá thai không sử dụng một biện pháp tránh thai nào cả.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân trong vị thành niên và thanh niên có xu hướng tăng, trong
khi đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lại rất thấp. Cảnh báo việc có thai ở tuổi vị thành
niên hoặc có thai ngoài ý muốn đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Khi không
được trang bị đầy đủ những thông tin đúng đắn về tình dục, giới trẻ sẽ có hiểu biết sai lạc,

gây ra những hậu quả đáng tiếc như mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS,
mang thai ngoài ý muốn.
25


×