UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ NỘI VỤ
BÁO CÁO
Kết quả khảo sát ý kiến hoàn thiện
Hệ thống Theo dõi - Đánh giá kết quả
cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC
Phần I
Báo cáo kết quả triển khai
I. Mục đích khảo sát....................................................................................................
II. Đối tượng và số lượng khảo sát..............................................................................
III. Phương pháp khảo sát............................................................................................
IV. Kết quả tổ chức khảo sát, tổng hợp dữ liệu...........................................................
Phần II
Phân tích kết quả khảo sát
I. Ý kiến nhận xét về thực trạng theo dõi - đánh giá kết quả CCHC của thành
phố hiện nay
1. Đánh giá chung về thực trạng công tác TD-ĐG kết quả CCHC thành phố trong
thời gian qua................................................................................................................
2. Đánh giá về các kênh TD-ĐG kết quả CCHC.........................................................
3. Tỉ lệ hài lòng đối với công tác TD-ĐG kết quả CCHC...........................................
4. Những khó khăn, hạn chế của công tác TD-ĐG kết quả CCHC ............................
II. Về góp ý hoàn thiện công tác TD-ĐG kết quả CCHC thành phố
1. Những nội dung CCHC cần ưu tiên trong thời gian tới..........................................
2. Đối với khung bộ chỉ số TD-ĐG kết quả CCHC....................................................
3. Về góp ý đối với các nhóm tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số.............................
4. Về phương pháp tính điểm trong đánh giá kết quả CCHC......................................
5. Về Tổ chức thực hiện TD-ĐG CCHC.....................................................................
6. Về góp ý cải thiện các kênh TD-ĐG kết quả CCHC...............................................
Phần III.
Kết luận
2
Phần I
BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
I. Mục đích khảo sát
Khảo sát ý kiến của các lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, công chức
theo dõi công tác CCHC, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ và người dân trên địa
bàn thành phố về các nội dung:
- Ý kiến đánh giá về thực trạng công tác theo dõi, đánh giá kết quả cải cách
hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những
năm qua (những mặt tích cực, những mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại
trên…);
- Ý kiến về các yêu cầu xây dựng các tiêu chí phục vụ công tác theo dõi,
đánh giá kết quả cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị;
- Ý kiến về các một số giải pháp nhằm hoàn thiện về quy trình theo dõi,
đánh giá kết quả cải cách hành chính hiện nay trên địa bàn thành phố;
- Ý kiến về cơ chế để người dân, cộng đồng xã hội cùng tham gia với cơ
quan nhà nước để đánh giá kết quả cải cách hành chính.
II. Đối tượng và số lượng khảo sát
Phân theo 04 nhóm đối tượng có liên quan đến công tác theo dõi, đánh giá
cải cách hành chính (với tổng cộng 620 phiếu), cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện: 70 phiếu.
- Nhóm 2: Công chức tham mưu và theo dõi công tác cải cách hành chính
của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã: 190 phiếu.
- Nhóm 3: Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, đại diện UBMTTQ các
cấp: 60 phiếu.
- Nhóm 4: Tổ trưởng Tổ dân phố/Thôn và người dân: 300 phiếu.
3
Biểu đồ 1: Cơ cấu đối tượng trả lời khảo sát hoàn thiện công tác TD-ĐG CCHC
III. Phương pháp khảo sát
- Công tác khảo sát được thực hiện thông qua phương pháp điều tra xã hội
học bằng Phiếu hỏi. Nội dung các mẫu phiếu hỏi: gồm 04 mẫu phiếu khảo sát
tương ứng với 4 nhóm đối tượng ở trên.
+ MẪU SỐ 1. Phiếu khảo sát ý kiến đối với lãnh đạo sở, ban, ngành và
UBND quận, huyện trên địa bàn thành phố;
+ MẪU SỐ 2. Phiếu khảo sát ý kiến đối với công chức theo dõi công tác cải
cách hành chính của sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã trên địa bàn
thành phố;
+ MẪU SỐ 3. Phiếu khảo sát ý kiến đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố, đại diện UBMTTQ các cấp;
+ MẪU SỐ 4. Phiếu khảo sát ý kiến đối với Tổ trưởng Tổ dân phố/Thôn và
người dân.
IV. Kết quả tổ chức khảo sát, tổng hợp dữ liệu
- Đã tổ chức 01 hội thảo tập huấn triển khai cuộc khảo sát và phát phiếu đến
cán bộ phụ trách các cơ quan, đơn vị;
- Đã thực hiện thuê khoán chuyên môn cho cán bộ hỗ trợ, hướng dẫn triển
khai cuộc khảo sát;
- Thiết kế 2 chương trình phục vụ công tác nhập liệu và tổng hợp một phần
số liệu khảo sát;
- Đã thu phiếu và hoàn thành nhập liệu 620 phiếu khảo sát (đạt tỉ lệ 100%)
Phần II
4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
I. Ý kiến nhận xét về thực trạng theo dõi - đánh giá kết quả CCHC của
thành phố hiện nay
1. Đánh giá chung về thực trạng công tác TD-ĐG kết quả CCHC thành
phố trong thời gian qua
Qua thực hiện khảo sát đối với 300 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên
gồm: 150 Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và 150 người dân có thực hiện giao
dịch hành chính công, có 89% người được hỏi đánh giá công tác CCHC của các cơ
quan hành chính nhà nước thành phố là tốt và rất tốt, 9% đánh giá mức khá và 2%
đánh giá ở mức trung bình (không có ý kiến đánh giá yếu). Đây cũng là một trong
những con số khẳng định những nỗ lực CCHC của các cơ quan, đơn vị trong thời
gian qua.
Đối với công tác TD-ĐG kết quả CCHC trong thời gian qua, phần lớn các
đối tượng trả lời đánh giá là tương đối tốt và xem đây là một chủ trương cần phát
huy trong thời gian tới. Cụ thể:
- Về tính cần thiết của công tác TD-ĐG kết quả CCHC:
+ Có 100% đại biểu HĐND thành phố và đại diện UBMTTQ các cấp đồng
ý nhận định công tác TD-ĐG kết quả CCHC là một việc làm cần thiết (trong đó
71.67% đánh giá là rất cần thiết).
+ Có 85.71% lãnh đạo và 92.43% chuyên viên theo dõi CCHC tại các cơ
quan hành chính cho rằng công tác TD-ĐG kết quả CCHC của thành phố là một
chủ trương cần phát huy trong thời gian tới.
Như vậy, sau 3 năm triển khai TD-ĐG kết quả CCHC thông qua Bộ tiêu chí,
nhận thức của các cơ quan, đơn vị và các đối tượng về tầm quan trọng của công tác
TD-ĐG kết quả CCHC đã có sự nâng cao rõ rệt, và đây cũng là một động lực quan
trọng để không ngừng cải thiện công tác TD-ĐG kết quả CCHC của thành phố.
- Về tính khách quan, khoa học và chức năng cung cấp thông tin về thực
trạng và cải thiện của việc TD-ĐG kết quả CCHC:
5
+ Đối với đại biểu HĐND thành phố và đại diện UBMTQ các cấp: có
71.67% cho rằng việc TD-ĐG kết quả CCHC hiện nay đã phản ánh đúng thực tế
CCHC của các cơ quan, đơn vị
+ Trên 70% lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CCHC đồng ý với nhận định
công tác TD-ĐG kết quả CCHC đã phản ánh đúng thực tế CCHC của các cơ quan
đơn vị. Đồng thời, trên 90% lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CCHC cho rằng
công tác TD-ĐG kết quả CCHC đã tạo động lực để các cơ quan, đơn vị cải thiện
kết quả CCHC và giúp cho thủ trưởng đơn vị chỉ đạo kịp thời công tác CCHC.
Tuy nhiên, vẫn còn có gần 30% đối tượng được khảo sát cho rằng công tác
TD-ĐG kết quả CCHC vẫn chưa phản ánh thực tế kết quả CCHC của các cơ quan
đơn vị.
Các lãnh đạo và chuyên viên theo dõi CCHC của các cơ quan đơn vị vẫn
chưa hoàn toàn đồng ý về tính khách quan, khoa học của công tác TD-ĐG CCHC
trong thời gian qua. Chỉ có 55.71% lãnh đạo và 60.22% chuyên viên phụ trách
công tác CCHC đồng ý. Có một số ý kiến cho rằng yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đến tính khách quan của công tác đánh giá kết quả CCHC hiện nay là chưa có đội
ngũ độc lập làm công tác TD-ĐG CCHC của các cơ quan, đơn vị. Và một số ý kiến
khác cho rằng bộ tiêu chí đánh giá còn chưa chuẩn khoa học và thật sự phù hợp với
đặc điểm thực tiễn của tất cả các cơ quan, đơn vị
Tuy nhiên, cũng chỉ có 4.29% lãnh đạo và 3.31% chuyên viên trả lời là
không đồng ý. Còn lại là đề nghị cần hoàn thiện thêm về tính khách quan, khoa học
của công tác theo dõi, đánh giá (mà không đưa ra cụ thể ý kiến đánh giá là đồng ý
hay không đồng ý).
Nếu xét trong lôgic tổng thể các đánh giá còn lại, sự đề nghị này cũng chính
là sự mong đợi của các đối tượng được hỏi về sự hoàn thiện công tác này trong thời
gian tới. Dù vậy, đây cũng chính là nội dung cần phải chú ý khắc phục trong thời
gian tới để nâng cao hiệu quả của công tác TD-ĐG CCHC của thành phố.
(Nội dung cụ thể của các đánh giá được trình bày cụ thể trong bảng 1)
6
Bảng 1. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CCHC của
các đơn vị về công tác TD-ĐG kết quả CCHC
Nội dung đánh giá
Đồng ý
Lãnh
đạo
Không đồng ý
Cần hoàn chỉnh
Chuyên
viên
Lãnh
đạo
Chuyên
viên
Lãnh
đạo
Chuyên
viên
Đây là một chủ trương cần phát
85.71%
huy trong thời gian tới
92.43%
1.43%
0%
12.86%
7.57%
Có sự hoàn thiện qua thực tiễn
78.26%
các lần triển khai
77.65%
1.45%
0%
20.29%
22.35%
Đảm bảo tính khách quan, khoa
55.71%
học
60.22%
4.29%
3.31%
40%
36.46%
Phản ánh được kết quả CCHC
74.29%
của các cơ quan, đơn vị
71.67%
4.29%
2.78%
21.43%
25.56%
Tạo động lực để các cơ quan,
89.86%
đơn vị cải thiện kết quả CCHC
92.90%
2.9%
1.09%
7.25%
6.01%
Giúp cho thủ trưởng đơn vị chỉ
95.71%
đạo kịp thời công tác CCHC
93.33%
0%
1.67%
4.29%
5%
- Về mức độ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp từ phía công dân, tổ
chức của các cơ quan hành chính: nội dung này được người dân đánh giá khá tốt
(với tỉ lệ là 72.89%), trong khi đó các đại biểu HĐND Thành phố và đại diện
UBMTQ các cấp đánh giá chỉ ở mức tạm được (với tỉ lệ 75%). Số liệu đánh giá cụ
thể được trình bày trong bảng 2 và biểu đồ 2:
Bảng 2. Đánh giá của nhân dân, đại biểu HĐND và UBMTQ về mức độ tiếp thu và
cải thiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị đối với các ý kiến góp ý
Tốt
Tạm
được
Chưa tốt
Không đánh
giá được
Đại biểu HĐND và đại diện
UBMTTQ các cấp
8.33%
75.00%
5.00%
11.67%
Người dân, tổ trưởng tổ dân phố
72.89%
20.42%
2.11%
4.58%
7
Biểu đồ 2. So sánh đánh giá của người dân và đại biểu HĐND, UBMTQ các cấp đối
với mức độ tiếp thu ý kiến đóng góp về CCHC của các cơ quan, đơn vị
Quan sát biểu đồ trên, so với các đại biểu HĐNDTP và UBMTTQ các cấp,
người dân và tổ trưởng tổ dân phố/thôn có vẻ có cái nhìn tích cực hơn về mức độ
cầu thị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố trong công tác CCHC.
Đáng lưu ý là có đến 11.67% đại biểu HĐNDTP và đại diện UBMTQ các
cấp trả lời “không đánh giá được” việc tiếp thu các ý kiến đóng góp trong công tác
CCHC của các cơ quan, đơn vị. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong việc mở
rộng sự tham gia đánh giá của đại biểu HĐND và UBMTQ các cấp vào hệ thống
TD-ĐG kết quả CCHC sau này. Nguyên nhân của vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ
trong mục phân tích các nguyên nhân hạn chế của kênh TD-ĐG kết quả CCHC
thông qua công tác giám sát của ĐB HĐND bên dưới.
8
2. Thực trạng các kênh TD-ĐG kết quả CCHC hiện nay
2.1. Những kênh TD-ĐG kết quả CCHC phổ biến của người dân và
ĐBHĐND hiện nay
* Trong khảo sát này, phần lớn các người dân được hỏi đều đã nhiều lần liên
hệ với cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính (với tỉ lệ là 79.52%
thường xuyên giao dịch). Và các lĩnh vực giao dịch chủ yếu là hộ tịch (51.67%),
đất đai (50.67%), hộ khẩu (43.33%). Tỉ lệ hài lòng của người dân đối với công tác
CCHC của các cơ quan, đơn vị trong khảo sát này là 94.56%.
Cũng thông qua khảo sát, cơ sở chính để người dân theo dõi và đưa ra nhận
định của mình đối với công tác CCHC (hay nói cách khác là kênh theo dõi CCHC
của người dân) là thông qua thực tế tiếp xúc giao dịch hành chính với các cơ quan,
đơn vị (với tỉ lệ là 62.69%). Còn các kênh khác như thông qua dư luận hay ý kiến
đánh giá của người xung quanh thì vẫn còn hạn chế (13% người dân đưa ra đánh
giá căn cứ vào kênh theo dõi này). Có một điều cần phải suy nghĩ là vai trò của các
kênh thông tin, báo đài vẫn còn khá hạn chế (chỉ có 11.17% người dân sử dụng
kênh này để theo dõi công tác CCHC của đơn vị, địa phương).
Về phương thức để người dân tham gia đánh giá kết quả CCHC (kênh đánh
giá CCHC), hiện nay, người dân thực hiện đánh giá chủ yếu thông qua sổ góp ý,
điện thoại đường dây nóng (70.33%) và trả lời phiếu khảo sát mức độ hài lòng tại
các cơ quan đơn vị (51.67%). Các phương thức khác được tỉ lệ rất ít người dân biết
đến như: công tác khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội (4%);
website của cơ quan đơn vị (7.3%), thông qua báo chí, truyền hình (19.33%). Điều
này cho thấy trong thời gian tới, việc thực hiện khảo sát ý kiến người dân của Viện
Nghiên cứu và thông qua website của các cơ quan, đơn vị cần phải được tuyên
truyền rộng rãi đến người dân hơn nữa nếu muốn tăng tính hiệu quả và sức lan tỏa
của các kênh thông tin này. Mức độ quen thuộc, phổ biến của các kênh theo dõi,
đánh giá CCHC của người dân được trình bày trong Bảng 3
9
Bảng 3. Các kênh theo dõi, đánh giá CCHC của người dân
Kênh theo dõi CCHC
Tỉ lệ sử dụng
Thông qua thực tế tiếp xúc giao dịch hành chính với các cơ quan, đơn vị
82.33%
Thông qua ý kiến đánh giá của những người xung quanh
17.33%
Thông qua nghe dư luận tại địa phương
17.00%
Thông qua các phương tiện thông tin, báo đài
14.67%
Kênh đánh giá CCHC
Thông qua sổ góp ý, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị
70.33%
Thông qua trả lời Phiếu khảo sát mức độ hài lòng tại các cơ quan, đơn vị
51.67%
Thông qua các phương tiện báo chí, truyền hình
19.33%
Thông qua website của cơ quan, đơn vị
7.33%
Thông qua khảo sát của Viện Nghiên cứu PTKTXHTP
4.00%
Bên cạnh đó, trong khảo sát lần này, người dân còn đề xuất các kênh theo
dõi, đánh giá khác như thông qua:
- Đối thoại trực tiếp với CBCC;
- Góp ý trực tiếp qua tổ dân phố, các cuộc họp Tổ dân phố
- Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với nhân dân theo từng lĩnh vực
để nhân dân tham gia góp ý thì kết quả cao hơn;
- Trực tiếp phản ánh với lãnh đạo cơ quan những tồn tại của cán bộ hoặc
thiếu sót trong công việc của cơ quan;
- Tham gia trong các hội nghị của UBND phường và UBND quận.
* Khác với người dân, đối với các đại biểu HĐNDTP và UBMTQ các cấp,
các kênh TD-ĐG kết quả CCHC được cho là quan trọng nhất là: thông qua tiếp xúc
cử tri, hoạt động giám sát định kỳ (trên 80%). Ngoài ra có khoảng 50% ý kiến cho
rằng các kênh khác cũng quan trọng như: báo đài, website, đường dây nóng, kỳ họp
HĐND. Kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 4 và Biểu đồ 3.
Bảng 4. Các kênh TD-ĐG CCHC của ĐBHĐNDTP và UBMTQ các cấp
10
Kênh theo dõi, đánh giá CCHC
Tỉ lệ sử dụng
Tiếp xúc cử tri
83.33%
Hoạt động giám sát định kỳ
76.67%
Báo đài
58.33%
Kỳ họp HĐND thành phố
51.67%
Website, đường dây nóng
51.67%
Biểu đồ 3. Các kênh TD-ĐG CCHC của ĐBHĐNDTP và UBMTQ các cấp
Theo ý kiến của các đại biểu HĐND, UBMTTQ các cấp, nguyên nhân chính
khiến cho công tác theo dõi, đánh giá CCHC của mình chưa được tốt đó là: chưa
có cơ chế để ĐBHĐND TP và UBMTQ các cấp tham gia TD-ĐG CHCC và còn
thiếu các kênh thông tin TD-ĐG. Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 5 và
Biểu đồ 4:
11
Bảng 5. Những trở ngại của ĐB HĐND TP và UBMTQ các cấp
trong TD-ĐG kết quả CCHC
Trở ngại
Chưa có cơ chế để đại biểu HĐND, UBMTTQ các cấp TD-ĐG CCHC
Chưa có nhiều kênh thông tin TD-ĐG kết quả CCHC
Các đơn vị chưa cầu thị đối với công tác TD-ĐG
Chưa có quy định khen thưởng/kỷ luật cụ thể các đơn vị trong thực hiện
CCHC
Tỉ lệ
đồng ý
78.3%
60%
35%
35%
Biểu đồ 4. Những trở ngại chính của ĐBHĐND TP và UBMTQ các cấp trong tham
gia TD-ĐG kết quả CCHC
Như vậy, trở ngại chính của các đại biểu HĐND TP và UBMTTQ các cấp
vẫn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Ngoài ra, một số ý
kiến khác cho rằng, công tác TD-ĐG vẫn còn hạn chế do một số đại biểu HĐND,
UBMTTQ các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm của mình; chưa có chế tài xử lý
những đơn vị thực hiện không tốt công tác CCHC, chưa xác định rõ trách nhiệm
của người đứng đầu, và chưa công khai kết quả theo dõi, đánh giá. Đây cũng chính
là những yêu cầu cần phải cải thiện trong thời gian tới.
12
2.2. Ý kiến đánh giá của đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên phụ trách
CCHC về các kênh TD-ĐG CHCC
Theo đánh giá của đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác CCHC,
các kênh TD-ĐG hiệu quả hiện nay là thông qua kiểm tra thực tế CCHC, thông qua
hệ thống báo cáo trực tuyến kết quả CCHC và thông qua khảo sát ý kiến nhân dân.
Còn các kênh khác như thông qua phương tiện thông tin truyền thông hay công tác
theo dõi, đánh giá của ĐBHĐND thành phố vẫn còn hạn chế nhất định. Kết quả cụ
thể được trình bày cụ thể ở Bảng 6.
Bảng 6. Ý kiến đánh giá của đội ngũ lãnh đạo và chuyên
viên phụ trách CCHC về các kênh TD-ĐG CHCC
Kênh TD – ĐG
Đánh giá tốt và rất
tốt
Lãnh
đạo
Chuyên
viên
Thông qua kiểm tra thực tế CCHC
81.43%
83.07%
Thông qua Hệ thống báo cáo trực tuyến kết quả CCHC
64.29%
63.04%
Thông qua khảo sát ý kiến của nhân dân
57.14%
60.75%
Thông qua báo đài và các phương tiện truyền thông khác
50.00%
55.74%
Thông qua công tác giám sát, đánh giá của đại biểu HĐND
42.86%
43.86%
Thông qua tổng hợp kết quả khảo sát, những hạn chế của các kênh TD-ĐG
kết quả CCHC được phản ánh lại như sau:
2.2.1. Về công tác kiểm tra
Trên 80% lãnh đạo và chuyên viên được hỏi đánh giá cao kênh TD-ĐG này.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng: việc kiểm tra thực tế CCHC chưa hiệu quả vì
một số tiêu chí trong hệ thống không phù hợp và không mang tính đại diện chung
mà chỉ phù hợp ở một số cơ quan. Bên cạnh đó, nội dung kiểm ta đánh giá chưa sát
với thực tế; còn làm theo đợt, định kỳ mà chưa chú trọng đến kiểm tra đột xuất.
Đồng thời, khen thưởng và xử lý sau kiểm tra hiện nay còn chưa thích đáng;
2.2.2. Về Hệ thống báo cáo trực tuyến kết quả CCHC
13
Bên cạnh những hiệu quả tích cực của Hệ thống báo cáo trực tuyến CCHC,
có ý kiến cho rằng Hệ thống này còn quá mới nên cần có thời gian xem xét điều
chỉnh cho phù hợp;
Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng: Cơ sở vật chất, mạng internet của
một số đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, xuyên rớt mạng, hay bị lỗi phần mềm nên
việc cập nhật chưa được đầy đủ. Ngoài ra, nhiều công chức hiện vẫn chưa sử dụng
thành thạo công nghệ thông tin nên việc báo cáo trực tuyến vẫn còn hạn chế;
2.2.3. Về công tác khảo sát ý kiến nhân dân
Khảo sát ý kiến người dân được nhiều người trả lời xem là cách thức khách
quan và thực chất để đánh giá được kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị. Tuy
nhiên, nhiều ý kiến cho rằng công tác này vẫn còn gặp một số trở ngại như sau:
- Cách thức lấy ý kiến của nhân dân của các cơ quan, đơn vị khác nhau thông
qua phiếu khảo sát nhưng có sự chọn lọc đối tượng điền phiếu; số lượng phiếu phát
ra không tương ứng với nội dung công việc và hồ sơ tiếp nhận của mỗi cơ quan dẫn
đến tỷ lệ kết quả phản ánh chưa chính xác; Số lượng người dân được khảo sát còn
ít, chưa đảm bảo tính đại diện.
- Về phía người dân: có một số ý kiến cho rằng người dân còn chưa quan
tâm, ngại phê bình cơ quan nhà nước; mặt khác, có ý kiến cho rằng nhiều người
dân vẫn chưa hiểu và nắm được những thủ tục qui định theo pháp luật; trả lời khảo
chủ yếu theo cảm tính là chính, nên nhiều khi gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến
cán bộ, đến uy tín của đơn vị;
- Bên cạnh đó, có ý kiến nêu ra chưa có cơ quan trung gian đứng ra khảo sát
ý kiến người dân (Tuy nhiên, trong các năm qua, vấn đề này cơ bản đã được khắc
phục nhờ thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển KTXH thực hiện công tác
này).
2.2.4. Đối với phương tiện thông tin truyền thông
Đối với cả 3 nhóm đối tượng trả lời khảo sát, kênh TD-ĐG này vẫn chưa
được đánh giá cao. Điều này được các đối tượng trả lời như sau:
- Các phương tiện truyền thông chủ yếu thực hiện chức năng tuyên truyền;
chưa khái quát đúng thực chất tình hình
- Thông tin trên báo đài chưa phản ánh đầy đủ nguyên nhân, chưa đủ thông
tin để đánh giá;
- Các phương tiện hiện nay vẫn chưa sâu rộng vì việc tiếp nhận thông tin chỉ
ở một số đối tượng, còn đa số là nhân dân lao động chưa có cơ hội phát biểu ý kiến.
- Báo chí và truyền thông chưa cuốn hút nhân dân nên họ sẽ lưa chọn những
kênh hấp dẫn hơn để xem.
- Thông tin về TDDG kết quả CCHC qua phương tiện thông tin truyền thông
không thường xuyên, nội dung thiếu hấp dẫn và phong phú;
2.2.5. Đối với công tác giám sát của đại biểu HĐND
14
Bên cạnh những trở ngại đã được chính đại biểu HĐNDTP chỉ ra ở trên, có
một số ý kiến khác như sau:
- Công tác giám sát, đánh giá của đại biểu HĐND còn chung chung, chưa
được thường xuyên, liên tục, chưa chỉ rõ những điểm yếu trong CCHC của các đơn
vị. Có ý kiến cho rằng không nhiều đại biểu HĐND chú ý đến việc này, việc đánh
giá của một vài đại biểu còn phiến diện. Bên cạnh đó, đa số đại biểu HĐND cấp
quận, huyện chưa nắm vững về mục đích CCHC, dẫn đến công tác giám sát không
được hiệu quả.
- Công tác đánh giá của đại biểu HĐND chủ yếu qua tiếp xúc cử tri nhưng
thời lượng dành cho chủ đề này trong tiếp xúc cử tri không nhiều.
3. Mức độ hài lòng của các cơ quan, đơn vị đối với công tác TD-ĐG
CCHC của thành phố trong thời gian qua
Phần lớn các lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CCHC của các cơ quan, đơn
vị được đánh giá, xếp hạng kết quả CCHC trong các năm qua đều hài lòng với công
tác này (cụ thể là bộ tiêu chí, phương pháp theo dõi, đánh giá, kết quả xếp hạng…).
Nhưng có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên
dù trong cùng một nhóm đơn vị. Trong đó, các chuyên viên mức độ hài lòng cao
hơn so với các lãnh đạo (85.95% so với 77.14%). Kết quả cụ thể được thể hiện tại
Bảng 7:
Bảng 7. Mức độ hài lòng của lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CCHC của các cơ
quan, đơn vị đối với kết quả TD-ĐG CCHC trong thời gian qua
Hài lòng
Không hài lòng
Lãnh đạo
77.14%
22.86%
Chuyên viên
85.95%
14.05%
Có thể thấy sự khác biệt giữa đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên xuất phát từ
mức độ sâu sát với công tác CCHC và mức độ mong đợi về kết quả đánh giá, xếp
hạng giữa hai nhóm đối tượng này. So với đội ngũ lãnh đạo thì các chuyên viên
chính là những người trực tiếp thực thi các nhiệm vụ cũng như yêu cầu của công
tác TD-ĐG kết quả CCHC, do đó về cơ bản họ có sự sâu sát hơn với công tác này
so với đội ngũ lãnh đạo. Còn áp lực đối với vị trí, thứ bậc trên bảng xếp hạng thì
dường như lãnh đạo lại chịu nhiều sức ép hơn so với chuyên viên.
15
Tuy nhiên, sự không hài lòng này cũng chính là vấn đề cần phải cải thiện để
tăng cường tính thuyết phục và tạo động lực của công tác TD-ĐG kết quả CCHC.
Nguyên nhân của sự không hài lòng đồng thời cũng là những khó khăn hạn chế
của công tác TD-ĐG kết quả CCHC trong thời gian qua).
4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác TD-ĐG kết quả CCHC
Bên cạnh những hạn chế, tồn tại về kênh thông tin TD-ĐG kết quả CCHC đã
đề cập ở trên, các ý kiến trả lời khảo sát còn đề cập đến một số tồn tại, hạn chế như
sau:
4.1. Về Bộ tiêu chí TD-ĐG kết quả CCHC
Ngoài những nhận xét đã tổng hợp về tính khách quan, khoa học của Bộ tiêu
chí, một số ý kiến khác cho rằng:
- Các tiêu chí đánh giá có tính chất định tính còn nhiều; Một số tiêu chí
không thuộc nội dung CCHC vẫn được xếp vào. danh hiệu các đoàn thể, các tiêu
chí thi đua;
- Cơ cấu thành phần điểm số của các tiêu chí đánh giá vẫn chưa thật sự hợp
lý;
- Bộ tiêu chí chưa sát với thực tiễn đơn vị, nhóm ngành. Một số tiêu chí còn
vụn vặt, không rõ ràng, đánh giá không gắn với chức năng nhiệm vụ của từng tổ
chức nên chưa thực chất, nội dung bên trong đơn vị.
- Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng: nhiều tiêu chí không phải là công việc của
CCHC như: tiền lương, thi đua của công đoàn.
4.2. Về tổ chức thực hiện theo dõi - đánh giá
Một số ý kiến trả lời khảo sát cho rằng: hiện nay, chưa có đơn vị đánh giá
độc lập để đảm bảo tính khách quan trong công tác TD-ĐG. Việc tổ chức kiểm tra
thực tế thành các tổ như hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì các tổ đánh
giá chưa được tập huấn cụ thể và có độ chênh lệch về mức độ nhận thức các kết
quả CCHC trong từng tổ đánh giá.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả CCHC dựa quá nhiều vào việc kiểm tra văn
bản giấy tờ mà chưa đánh giá được kết quả thực tế của các cơ quan, đơn vị. Việc
đánh giá chỉ dựa trên kết quả chuẩn bị hồ sơ và báo cáo của từng đơn vị mà không
có đủ thời gian để kiểm tra kết quả thực tế. Do đó, vẫn còn để ra xảy ra tình trạng
đánh giá không công bằng, vẫn còn mang tính hình thức đối phó (những đơn vị
chuẩn bị tốt thì được điểm cao và những đơn vị chuẩn bị chưa tốt thì điểm thấp).
Vẫn còn tình trạng cùng tính chất nội dung công việc nhưng đơn vị thì có điểm,
đơn vị thì không có điểm, đơn vị thì trừ điểm đơn vị thì không trừ điểm. Cá biệt, có
ý kiến phát biểu rằng: “Hiện nay một số đơn vị thực hiện chưa tốt về công tác CC
16
thủ tục hành chính nhưng khi đánh giá, nhận xét, phân loại thì xếp hạng vị thứ cao
điển hình như đơn vị thông tin truyền thông đại chúng phản ánh”. (Tuy nhiên qua
theo dõi của nhóm khảo sát thì chưa có thông tin nào để xác minh tính đúng đắn
của nhận định này).
Do chưa có một đơn vị đánh giá độc lập nên một số ý kiến cho rằng: người
làm công tác theo dõi CCHC chưa khách quan trong việc chấm điểm về các giải
pháp mới; Công tác thẩm định kết quả kiểm tra CCHC cần thực hiện khoa học và
logic hơn có sự tham gia toàn bộ các Sở, ban, ngành và bỏ phiếu kín để chấm điểm
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, công tác đánh giá hiện nay vẫn chưa chú
trọng đến đặc thù của mỗi đơn vị về lượng hồ sơ khác nhau, tính phức tạp hồ sơ,
đối tượng tiếp nhận... Những đơn vị có đầu công việc ít thì được điểm cao (đa số)
còn những đơn vị có đầu công việc nhiều thì điểm số thường thấp nên có trọng số
cho những đơn vị có nhiều đầu mối công việc. Các đơn vị có lợi thế khi được thành
phố chọn làm thí điểm các mô hình mới, sẽ được điểm cao nhất. Như vậy chưa
đánh giá được toàn bộ công tác CCHC, các đơn vị còn lại có nhiều cách thức để
thực hiện vì không đối phó thì không được điểm cao.
4.3. Những tồn tại khác ảnh hưởng đến công tác TD-ĐG kết quả CCHC
Có một số ý kiến cho rằng, công tác CCHC khó được đánh giá hợp lý vì việc
giải quyết hồ sơ cho công dân chưa đồng bộ giữa các Sở ngành với Văn phòng
UBND TP. Nhiều đơn vị đã có những nổ lực cải thiện việc tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ cho công dân nhưng khi chuyển qua Văn phòng UBND TP thì công việc lại
bị chậm trễ. Do đó, không thể đánh giá đơn vị đó là chậm trễ trong giải quyết hồ sơ
cho công dân, tổ chức được.
Một tồn tại khác được nhiều ý kiến đồng tình đó là tình trạng nhận thức về
công tác CCHC của nhiều CBCCVC còn chưa sâu sắc, do công việc chuyên môn
nhiều, văn bản ban hành nhiều, chồng chéo; nên nhiều người chưa có đủ thời gian
để nghiên cứu các văn bản về CCHC. Mặt khác, đội ngũ CBCC thực hiện CCHC
chưa nhận thức đúng mức về trọng trách, mục đích của công tác CCHC do đó cần
phải tổ chức kiểm tra, bồi dưỡng về nghiệp vụ, tác phong, kỹ năng giao tiếp.
Tổng hợp về những khó khăn chính ảnh hưởng đến công tác TD-ĐG kết quả
CCHC được trình bày trong Bảng 8:
17
Bảng 8. Tổng hợp những khó khăn và hạn chế trong thực hiện TD-ĐG
kết quả CCHC hiện nay (sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần)
Những khó khăn chính
Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng CCHC hiện
nay còn chưa rõ ràng, chưa khoa học
Các nguồn lực phục vụ TD-ĐG kết quả CCHC
của đơn vị hiện nay còn hạn chế
Hệ thống văn bản chỉ đạo CCHC thành phố
hiện nay còn chưa đồng bộ, kịp thời
Người làm CCHC còn chưa nắm vững về
chuyên môn, nghiệp vụ
Thủ trưởng đơn vị chưa thật sự quan tâm đến
công tác CCHC
Tỉ lệ đánh giá là
quan trọng nhất
Lãnh
Chuyên
đạo
viên
Số điểm bình quân
Lãnh
Chuyên
đạo
viên
1.84
2.18
45.45%
37.02%
1.99
2.33
40%
30.05%
2.64
2.73
20.9%
18.89%
2.73
3.03
10.7%
10.29%
3.63
6.29%
(Lưu ý: mức điểm bình quân càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao)
Căn cứ kết quả tổng hợp ở trên, theo các đối tượng trả lời khảo sát, nội dung
quan trọng nhất cần cải thiện trong thời gian sắp tới để nâng cao tính hiệu quả của
công tác TD-ĐG kết quả CCHC đó là Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng và cung cấp
các nguồn lực cho công tác TD-ĐG.
II. Về góp ý hoàn thiện công tác TD-ĐG kết quả CCHC thành phố
1. Những nội dung CCHC cần ưu tiên trong thời gian tới
Có thể nói kết quả khảo sát ý kiến của các nhóm đối tượng khác nhau (người
dân, ĐBHĐND, UBMTQ, lãnh đạo, chuyên viên) về mức độ ưu tiên và tầm quan
trọng của các nội dung CCHC sẽ là cơ sở để đề xuất những nội dung tiêu chí cần
theo dõi, đánh giá và cơ cấu điểm cho từng nhóm tiêu chí khác nhau.
Phân tích tổng hợp các kết quả khảo sát ở trên có thể thấy mức độ quan tâm
của các nhóm đối tượng khảo sát đối với những nội dung CCHC như sau:
- Đối với ĐBHĐNDTP và UBMTTQ các cấp, 3 nội dung CCHC cần ưu tiên
là: (1) Cải cách thủ tục hành chính; (2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; (3)
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC
- Đối với người dân, các nội dung CCHC cần ưu tiên là: (1) Cải cách thủ tục
hành chính (đơn giản hóa, công khai hồ sơ, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết
TTHC); (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC (sự quyết tâm của lãnh đạo, trách
nhiệm và thái độ phục vụ của CBCC);
18
- Đối với lãnh đạo phụ trách công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị, 3 nội
dung quan trọng nhất là: (1) Cải cách thể chế; (2) Cải cách tổ chức bộ máy; (3) Xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC
- Đối với chuyên viên phụ trách công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị, 3
nội dung quan trọng nhất là: (1) Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;
(2) Cải cách tổ chức bộ máy; (3) Cải cách thể chế
Có thể thấy dù thứ tự mức độ quan tâm dành cho các nội dung CCHC là
khác nhau, nhưng giữa các nhóm đối tượng đều có sự tương đồng là quan tâm đến
3 nội dung là: Nâng cao chất lượng CBCCVC, Cải cách thể chế, thủ tục hành
chính, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
Kết quả cụ thể được trình bày ở ba bảng bên dưới đây: (Bảng 9, 10 và 11)
Bảng 9. Ý kiến ĐBHĐND TP, UBMTTQ các cấp
về mức độ ưu tiên của các nội dung CCHC
Nội dung CCHC
Cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản,
thuận tiện cho người dân
Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nhằm
đảm bảo tính hiệu quả
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức
Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và cung ứng
dịch vụ hành chính công
Chuyển những dịch vụ công không nhất thiết phải do cơ
quan nhà nước cung ứng cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức phi Chính phủ đảm nhiệm
Thực hiện cải cách quản lý tài chính, tiết kiệm hiệu quả ngân
sách nhà nước
Điểm ưu
tiên bình
quân
Tỉ lệ cho là
quan trọng
nhất
1.6
61.67%
2.50
21.67%
3.38
11.67%
3.72
3.33%
4.90
3.33%
5.43
0.00%
6.17
0.00%
Bảng 10. Ý kiến của người dân về mức độ ưu tiên của các nội dung CCHC
19
Nội dung CCHC
Điểm ưu Tỉ lệ cho là
tiên bình
quan
quân
trọng nhất
Đơn giản hóa và công khai hồ sơ, thủ tục hành chính
2.53
29.33%
Rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
2.58
18.00%
Quyết tâm, hành động của lãnh đạo các cơ quan nhà nước
3.27
35.00%
Trách nhiệm, thái độ phục vụ và tôn trọng nhân dân của CBCC
3.64
7.67%
Chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC
3.88
3.00%
5.32
1.00%
5.77
2.00%
5.94
1.33%
Ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa điều kiện phục vụ
nhân dân
Tăng cường tuyên truyền, đối thoại giữa cơ quan nhà nước với
nhân dân
Sử dụng tiết kiệm hiệu quả ngân sách nhà nước
Bảng 11. Ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phụ trách CCHC các cơ quan, đơn
vị về mức độ ưu tiên của các nội dung CCHC
Số điểm bình
quân
Lãnh
Chuyên
đạo
viên
Tỉ lệ cho là quan
trọng nhất
Lãnh
Chuyên
đạo
viên
Cải cách thể chế
2.14
2.83
45.71%
25.79%
Cải cách tổ chức bộ máy
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCCVC
2.54
2.79
14.29%
11.05%
2.54
2.14
28.57%
38.42%
Hiện đại hóa nền hành chính
3.43
2.98
11.43%
14.21%
Cải cách tài chính công
3.94
3.55
5.71%
7.89%
Nội dung CCHC
Quan sát 3 bảng trên, có thể thấy phần lớn người dân, ĐBHĐNDTP quan
tâm chủ yếu đến việc cải thiện quy trình, thủ tục hành chính và tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ của CBCC. Trong đó, người dân đặc biệt quan tâm đến
trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện CCHC (tỉ
lệ người dân đánh giá nội dung này quan trọng nhất cũng là cao nhất so với các
nội dung còn lại - 35%); còn ĐBHĐNTP thì quan tâm chủ yếu đến công tác cải
cách thủ tục hành chính (61% ĐBHĐNDTP cho rằng nội dung này quan trọng
nhất).
20
Còn đối với đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác CCHC thì
mức độ ưu tiên dành cho nội dung hiện đại hóa công tác CCHC vẫn là khá cao so
với ý kiến của ĐBHĐNTP và người dân (trong đó, số lượng các chuyên viên đánh
giá đây là nội dung quan trọng nhất chiếm vị trí thứ 3 trên 5 nội dung được hỏi,
cao hơn cả nội dung cải cách tổ chức bộ máy).
Sự khác biệt về mối quan tâm này có thể lý giải thông qua vị trí của những
đối tượng khảo sát trong công tác CCHC. Đối với các đối tượng bên ngoài các cơ
quan hành chính, mức độ nhận thức của họ đối với các nội dung trong chương trình
tổng thể CCHC không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Những nội dung quan
tâm của nhóm đối tượng này cũng chính là những nội dung ảnh hưởng đến sự quan
tâm của họ hơn là cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công hay hiện đại hóa
nền hành chính. Nhưng chính những người trực tiếp thực thi công tác CCHC mới
có thể thấy được những nội dung quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả CCHC (ví
dụ như nội dung hiện đại hóa nền hành chính).
Để so sánh mức độ ưu tiên của các nhóm, có thể xem bảng tổng hợp 12 dưới
đây (dựa trên thông tin của ba bảng 9, 10 và 11)
Bảng 12. Tổng hợp mức độ quan tâm của 4 nhóm đối tượng khảo sát đối với
các nội dung CCHC
Nội dung CCHC
Mức độ quan tâm (từ 1 đến 5)
ĐBHĐND
Lãnh
Chuyên
TP và
Người dân
đạo
viên
UBMTTQ
các cấp
Cải cách thể chế
2.14
2.83
1.14
2.79
1.60
(Không
đánh giá)
Cải cách tổ chức bộ máy
Xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ CBCCVC
Hiện đại hóa nền hành chính
Cải cách tài chính công
2.54
2.54
3.43
3.94
2.14
2.98
3.55
2.35
3.33
3.71
2.41
3.50
4.41
1.79
(Lưu ý: mức điểm bình quân càng thấp thì mức độ quan tâm càng cao)
21
2. Đối với khung bộ chỉ số TD-ĐG kết quả CCHC
Kết quả khảo sát đối với lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác CCHC
của các cơ quan, đơn vị cho thấy, cơ cấu thành phần các nhóm chỉ số hiện nay là
tương đối phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số đề xuất đáng quan tâm về điểm số
của của từng nhóm tiêu chí và về cơ cấu thành phần của bộ chỉ số. (Thông tin cụ
thể được thể hiện trong bảng 13).
Bảng 13. Ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phụ trách CCHC đối với khung bộ chỉ số
Nhóm tiêu chí TD - ĐG kết quả CCHC
và số điểm hiện nay
(trong thang điểm 100)
Chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành
chính (20đ)
Lãnh đạo
Chuyên viên
Ý kiến
Giữ
nguyê
n
Số
Ý kiến
điểm
Loại
Giữ
Loại
đề
bỏ
nguyên
bỏ
xuất
mới
18
98.91
%
13
96.74
%
2.72%
97.1% 2.9%
11
96.74
%
2.72%
100%
16
96.20% 2.17%
14
Thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND về nâng
cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công 95.6% 4.4%
vụ CBCC (7đ)
7
94.02% 5.43%
9
Cải cách cơ chế quản lý tài chính công
(5đ)
8
94.02% 5.43%
8
98.6% 1.4%
14
97.28%
Tác động CCHC đến sự phát triển ngành
95.6% 4.4%
và địa phương (18đ)
15
94.57% 5.43%
Cải cách thể chế (20đ)
Cải cách tổ chức bộ máy (5đ)
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức, viên chức (11đ)
Hiện đại hóa quản lý hành chính (14đ)
100%
100%
100%
0%
0%
0%
0%
1.09
%
Số
điểm
đề
xuất
mới
1.09
%
17
16
10
14
14
Như vậy, các nhóm tiêu chí được đánh giá có điểm số cao gồm có:
22
- Chỉ đạo điều hành về công tác CCHC;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC
- Cải cách thể chế
-Tác động CCHC đến sự phát triển ngành và địa phương
- Hiện đại hóa quản lý hành chính
* Bên cạnh đó, có một số ý kiến khác như sau:
- Có khoảng 15% lãnh đạo và chuyên viên đề nghị gộp nhóm tiêu chí về thực
hiện Chỉ thị 04 với nhóm tiêu chí xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCCVC. Đồng thời, lấy điểm của phần thực hiện Chỉ thị 04 tăng điểm cho phần
hiện đại hóa CCHC
- Có một số ý kiến khác đề nghị:
+ Gộp tiêu chí về cơ chế quản lý tài chính công và hiện đại hóa quản lý hành
chính thành một nhóm;
+ Gộp tiêu chí cải cách tổ chức bộ máy với tiêu chí xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ CCVC vào một nhóm, giảm bớt điểm số thực hiện chỉ thị 04 và
tăng điểm cho tiêu chí hiện đại hóa;
+ Đề nghị đưa phần tài chính công vào nhóm tiêu chí cải cách thể chế;
Bên cạnh đó, có một ý kiến đề nghị bổ sung nhóm tiêu chí về trách nhiệm
người đứng đầu; đưa tiêu chí sự hài lòng của nhân dân, tổ chức thành một tiêu chí
lớn. Đồng thời, đề nghị đưa nội dung “có những giải pháp mới trong công tác cải
cách hành chính” thành một nhóm tiêu chí riêng (thay vì đưa ra những nội dung chi
tiết về giải pháp trong các nhóm tiêu chí thành phần). Ngoài ra, có ý kiến đề nghị
bổ sung hệ số đặc thù cho các ngành, địa phương…
3. Về góp ý đối với các nhóm tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số
Các ý kiến được tổng hợp thành các nhóm như sau:
3.1. Về công tác chỉ đạo điều hành
- Đề nghị bổ sung các tiêu chí sau:
+ Bổ sung tiêu chí về trách nhiệm thực hiện CCHC của người đứng đầu;
+ Tiêu chí đánh giá chất lượng của kế hoạch CCHC đề ra;
+ Có tiêu chí về công tác sơ kết, tổng kết công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị;
- Đề nghị sửa đổi các tiêu chí sau:
23
- Sửa đổi quy định thời điểm ban hành kế hoạch CCHC từ trước ngày 01
tháng 3 hằng năm thành thời điểm cuối năm trước hoặc tháng 01 hằng năm;
- Tùy theo tình hình thực tế của các đơn vị và số lượng các đơn vị trực thuộc
mà xác định tỷ lệ % cho phù hợp. Công tác kiểm tra về CCHC có thể kết hợp với
các đợt kiểm tra, thanh tra khác.
- Đề nghị xem lại tiêu chí về nội dung, giải pháp mới thể hiện sự chủ động
của đơn vị: vì không phải năm nào cũng có và thường rất khó đối với một số đơn vị
có đặc thù riêng.
3.2. Về cải cách thể chế
- Đề nghị bổ sung tiêu chí về các nội dung sau:
+ Văn hóa ứng xử của CBCC đối với công dân, tổ chức;
+ Thực hiện chính sách đối với cán bộ tại bộ phận một cửa;
+ Tiêu chí về ý kiến đánh giá của người dân đối với công chức từng bộ phận
TNTKQ
- Đề nghị gộp 3 tiêu chí địa điểm, máy tính, thiết bị phục vụ lại thành 1 tiêu
chí.
- Đề nghị bỏ các tiêu chí sau:
+ Trình UBND ban hành quy định mới về thực hiện 1 cửa, việc này chỉ thực
hiện khi có quy định mới và không thường xuyên;
+ Tiêu chí khảo sát hài lòng khách hàng vì nội dung này mang tính hình
thức, chưa khách quan;
+ Tiêu chí cập nhật sổ (vì việc cập nhật thông tin các loại sổ theo dõi, quản
lý hồ sơ tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ, kịp
thời, chính xác thì đã có phần mềm lưu trữ);
- Các ý kiến khác:
+ Về tỉ lệ hồ sơ đúng và sớm hẹn: nên phân nhóm đánh giá và bổ sung quy
định khuyến khích điểm thưởng đối với đơn vị có số lượng hồ sơ tiếp nhận lớn
nhưng xử lý kịp thời;
+ Nên đưa tiêu chí áp dụng ISO 9001:2008 vào điểm thưởng;
+ Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nên cơ cấu nhóm tiêu chí về cải cách thể chế
thành 4 nhóm tiêu chí nhỏ hơn là: Tỉ lệ hồ sơ được giải quyết (quan trọng nhất);
Nhóm tiêu chí về tổ chức thực hiện (gồm bố trí địa điểm, phương tiện, phân công
người, sổ sách...); Công khai TTHC và thường xuyên lấy ý kiến nhân dân; Đề xuất,
kiến nghị cải cách đối với UBND TP, Bộ ngành;
24
3.3. Về cải cách bộ máy
- Đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá các nội dung sau:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ chức năng nhiệm vụ quy định của bộ máy tổ chức;
+ Có kiến nghị đề xuất tổ chức sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả được chấp
thuận triển khai trong thực tế;
+ Kiểm tra sự phù hợp của chức năng nhiệm vụ được phân công, không
chồng chéo, không bỏ sót
+ Rà soát chức năng nhiệm vụ để bổ sung nhiệm vụ đơn vị trực thuộc hoặc
giải thể các đơn vị không hoạt động hiệu quả;
+ Có phương án tổ chức cách thức làm việc của cơ quan, đơn vị theo hướng
chuyên nghiệp;
+ Có phương án tinh gọn bộ máy, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm rõ ràng;
+ Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc theo
định kỳ
- Đề nghị bỏ các tiêu chí sau:
+ Đối với tiêu chí quy chế làm việc cơ quan nên được xem là tiêu chí mở
rộng cộng điểm hoặc điểm thấp bới quy chế làm việc thường có tính ổn định, rất ít
thay đổi qua hàng năm. Việc sửa đổi quy chế làm việc của đơn vị thực chất ít xảy
ra, đề nghị bỏ tiêu chí này
+ Việc xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng của từng phòng, ban chuyên
môn đôi lúc không phù hợp đối với 1 số phòng ban có công việc ổn định, đặc thù
lặp đi lặp lại
3.4. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC
- Đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá các nội dung sau:
+ Tiêu chí về công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đúng theo quy trình hay
không;
+ Công tác luân chuyển, bố trí CBCC phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tôn vinh những công chức có thành tích xuất sắc, sáng kiến, cải tiến
+ Tạo động lực, môi trường, điều kiện để CBCC phấn đấu, thăng tiến;
+ Ban hành quy chế mức tiền khen thưởng đối với cán bộ, công chức đạt giải
1, 2, 3 qua các kỳ thi CCHC, soạn thảo văn bản các môn thể dục, thể thao, văn hóa,
văn nghệ của thành phố hoặc Sở tổ chức;
25