Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thư Viện Câu Hỏi Môn Sinh Học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.3 KB, 38 trang )

Trường THCS Đa Phước Hội

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Môn sinh học 8
Năm học 2014 - 2015

BÀI 34 : VITTAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết muối khoáng nào là thành phần cấu tạo của Hb trong hồng cầu
Muối khoáng nào là thành phần cấu tạo của Hb trong hồng cầu?
A Natri
B Canxi
C Sắt
D Iốt
Đáp án: C.
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: biết muối khoáng nào là thành phần chính của xương và răng
Muối khoáng nào là thành phần chính của xương và răng?
A Natri
B Canxi
C Sắt
D Iốt
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu vai trò của vitamin
Thiếu vitamin nào sẽ gây bệnh tê phù, viêm dây thần kinh?
A B1
B B2
C B12


D PP
Đáp án: A.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: giúp học sinh lựa chọn thức ăn cho phù hợp
Thức ăn có nhiều vitamin C là:
A gan, hạt nấy mầm, dầu thực vật.
B bơ, trứng, dầu cá.
C gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ ốc
D rau xanh, cà chua, quả tươi.
Đáp án: D.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Vitamin là hơp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzimà đảm bảo
hoạt động sinh lí bình thườngcủa cơ thể. Thiếu vitamin gây rối loạn hoạt động sinh lí, qúa
thừa vitamin cũng gây bệnh nguy hiểm
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:Vận dụng được những hiểu biết về vitamin trong xây dựng chế độ ăn uống
hợp lí.
Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia vào qúa trình chuyển hóa. Vì vậy bà mẹ
mang thai cần được bổ sung chất sắt để thi phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.


TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG.
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN

BÀI 36 :


PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết các nguyên tắc lập khẩu phần
Để lập khẩu phần cần tuân thủ mấy nguyên tắc?
A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5
Đáp án: B.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Loại thức ăn giàu chất đạm là:
A gan, hạt ngũ cốc, lạc, vừng
B thịt, cá, trứng, sữa
C sữa, dầu thực vật, mỡ động vật.
D gạo, khoai lang , mì sợi
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Loại thức ăn giàu chất bột đường là:
A trứng, sữa, dầu thực vật, mỡ động vật.
B thịt, cà chua, đu đủ.
C gạo, khoai lang, mì sợi
D gan, hạt ngũ cốc, lạc, vừng
Đáp án: C.
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Loại thức ăn giàu chất béo là:
A thịt, cà chua, đu đủ

B thịt, cá, trứng, sữa
C gạo, khoai lang , mì sợi
D dầu thực vật, mỡ động vật.
Đáp án: D.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí có chất lượng
Thế nào là bữa ăn hợp lí có chất lượng?
- Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:giúp học sinh có ý thức để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình
Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình thì cần làm gì?
- Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách:
+ Chọn thức ăn sạch an toàn.
+ Chế biến thức ăn ngon miệng hợp khẩu vị, trình bày món ăn đẹp mất, hấp dẫn.
+ Bàn ăn và bát đũa sạch.
+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ…


BÀI 37 Thực

hành: PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN
CHO TRƯỚC

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu:biết các nguyên tắc lập khẩu phần

Để thành lập khẩu phần cần tiến hành mấy bước?
A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5
Đáp án: C.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu khả năng hấp thụ của cơ thể đối với từng loại thức ăn
Hệ số hấp thụ của cơ thể đối với protein là:
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu khả năng hấp thụ của cơ thể đối với từng loại thức ăn
Hệ số hấp thụ của cơ thể đối với vitamin C là:
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Đáp án: A.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu:xác định được năng lượng cần thiết cho cơ thể
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nữ sinh lớp 8 khoảng:
A. 2100 kcal
B. 2200 kcal
C. 2300 kcal
D. 2400 kcal
Đáp án: B.

PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Vận dụng
Mục tiêu: Nắm vững các bước thành lập khẩu phần.
Khi lập khẩu phần cho một người cần thực hiện các bước nào?
+ Bước 1: kẻ bảng tính toán theo mẫu
+ Bước 2: Điền tên thực phẩm. Điền số lượng cung cấp vào cột A
Xác định lượng thải bỏ A1= A x tỉ lệ % thải bỏ.
Xác định lượng thực phẩm ăn được A2 =A - A1
+ Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm.
+ Bước 4: Cộng các số liệu, đối chiếu bảng nhu cầu d. dưỡng khuyến nghị cho người
VN, từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.


BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu:
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
A. thận, cầu thận, bóng đái.
B. thận, ống đái, bóng đái.
C. thận, ống thận, bóng đái.
D. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Đáp án: D.
Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
A. thận
B. bóng đái
C. ống dẫn nước tiểu
D. ống đái
Đáp án: A.

Cấu tạo của thận gồm:
A. phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
B. phần vỏ, phần tủy, bể thận
C. phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận
D. phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng cùng các ống góp, bể thận
Đáp án: D.
Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
A. cầu thận, nang cầu thận
B. cầu thận, ống thận
C. nang cầu thận, ống thận
D. cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Đáp án: D.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Trình bày vai trò của bài tiết đối với cơ thể
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
- Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính
ổn định của môi trường trong, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năngà Lọc máu và hình thành nước
tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận và ống thận


BÀI 39.

BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU


PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: nêu được bộ phận tạo thành nước tiểu đầu
Nước tiểu đầu được hình thành do:
A. qúa trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
B. qúa trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
C. qúa trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
D. qúa trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
Đáp án: A.
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: nêu được quá trình tạo thành nước tiểu
Sự tạo thành nước tiểu gồm mấy qúa trình?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu cơ chế qúa trình lọc máu
Ở cầu thận, các thành phần không được lọc qua nang cầu thận vì có kích thước lớn là:
A. axit uric.
B. ion thừa: H+, K+ .
C. creatin
D. tế bào máu và
protein.
Đáp án: D.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức

Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu ở điểm:
A. nồng độ chất dinh dưỡng nhiều hơn.
B. nồng độ chất cặn bã ít hơn
C. gần như không còn chất dinh dưỡng
D. không có gì khác
Đáp án: C.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Trình bày được quá trình tạo thành nước tiểu
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu tại các đơn vị chức năng của thận.
- Nước tiểu được tạo thành tại các đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thậnà nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết trong nước tiểu
đầu diễn ra ở ống thận.
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa ở ống thậnà nước
tiểu chính thức và ổn định 1 số thành phần của máu.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
- Nồng độ các chất hòa tan
- Chất độc, chất cặn bã.
- Chất dinh dưỡng

Nước tiểu đầu
- Loãng hơn
- có ít
- Có nhiều

Nước tiểu chính thức

- Đậm đặc hơn
- Có nhiều hơn
- Gần như không có


BÀI 40:

VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết vai trò cầu thận trong bài tiết nước tiểu
Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể:
A. qúa trình lọc máu bị trì trệ.
B. qúa trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp
giảm.
C. đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi.
D. không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Đáp án: A.
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: biết vai trò đường dẫn nước tiểu trong bài tiết nước tiểu
Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể:
A. qúa trình lọc máu bị trì trệ.
B. qúa trình hấp thụ lại và bài tiết giảm.
C. hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc.
D. không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Đáp án: C.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu:hiểu hậu qủa tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc sẽ:
A. hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh. B. hạn chế khả năng tạo sỏi.
C. tránh cho thận làm việc qúa nhiều.
D. hạn chế tác hại của các chất độc.
Đáp án: D.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: vai trò thận trong bài tiết nước tiểu
Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?.
A Giảm đi một nửa.
B Bình thường.
C Bài tiết bổ sung qua da.
D Bài tiết gấp đôi.
Đáp án: B.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Nêu được các tác nhân gây hại cho HBT
Trình bày các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: các chất độc hại trong
thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn không hợp lí, các vi trùng gây bệnh.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: Nêu được biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có
hại.
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí.
- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.


BÀI 41 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết cấu tạo của da
Da có cấu tạo gồm.
A 1 lớp.
B 2 lớp.
C 3 lớp.
D 4 lớp.
Đáp án: C
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu chức năng quan trọng nhất của da
Chức năng quan trọng nhất của da là.
A Bảo vệ cơ thể.
B Cảm giác.
C Bài tiết.
D điều hòa thân nhiệt.
Đáp án: A
Câu 3: Vận dụng
Mục tiêu: xác định chức năng có liên quan đến cấu tạo
Da nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng mềm của vật là nhờ:
A. lớp mỡ
B. thụ quan
C. tuyến nhờn
D. tuyến mồ hôi
Đáp án: B
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: xác định chức năng có liên quan đến cấu tạo
Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước là do:
A. tuyến mồ hôi
B. thụ quan

C. tuyến nhờn
D. sợi mô liên kết, tuyến nhờn
Đáp án: D
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của da
Da có cấu tạo như thế nào?
Da cấu tạo gồm 3 lớp.
- Lớp biểu bì: Tầng sừng và tầng tế bào sống.
- Lớp bì: Cấu tạo từ sợi mô liên kết bện chặt, các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến
nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh.
- Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: xác định chức năng có liên quan đến cấu tạo.
Da có những chức năng gì? Nêu đặc điểm giúp da thực hiện các chức năng đó.
+ Bảo vệ cơ thể: sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da, tuyến nhờn, sắc tố da…
+ Tiếp nhận kích thích của môi trường: thụ quan
+ Tham gia hoạt động bài tiết: tuyến mồ hôi
+ Điều hòa thân nhiệt: mạch máu, tuyến mồ hôi, cơ chân lông, lớp mỡ
+ Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người.


BÀI 41 :

VỆ SINH DA

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết vai trò của da sạch

Da sạch có khả năng diệt vi khuẩn khoảng:
A. 5%
B. 50%
C. 85%
D. 95%
Đáp án: C
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu:hiểu hình thức rèn luyện da
Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì:
A da sạch không có VK đột nhập vào cơ thể.
B tắm rửa, kì cọ làm cho các mạch máu dưới da lưu thông da được nuôi dưỡng tốt.
C giúp da tạo nhiều vit D chống bệnh còi xương.
D giúp cơ thể chịu đựng được những thay đổi của thời tiết.
Đáp án: B.
Câu 3: Vận dụng
Mục tiêu:xác địnhđược nguyên tắc rèn luyện da
Cho các nguyên tắc sau đây:
1/ Tắm nước, tắm nắng, tắm gió nhiều lần trong ngày.
2/ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng
3/ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
4/ Rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người
5/ Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
6/ Rèn luyện da ở mức tối đa
Em dùng các nguyên tắc nào để rèn luyện da?
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 3, 4, 5
D. 4, 5, 6
Đáp án: B
Rèn luyện theo nguyên tắc nào giúp da tạo nhiều vit D chống bệnh còi xương?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Nêu được các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da
Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da?
- Các hình thức rèn luyện da
+ tắm nắng lúc 8à9 giờ
+ Tập chạy buổi sáng
+ tham gia thể thao buổi chiều
+ Xoa bóp
+ Lao động chân tay vừa sức
- Các nguyên tắc rèn luyện da
+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
+ Rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người


+ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ
thể tạo vitamin D chống bệnh còi xương
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: Phân tích được mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể và rèn luyện da
Phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể và rèn luyện da?
Cơ thể là một khối thống nhất vì vậy rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ
quan trong đó có da.
Rèn luyện cơ thể phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường vì vậy ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng chịu đựng của da.
Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể đồng thời liện hệ mật thiết với các nội

quan, vì vậy khả năng chịu đựng của da và sức chịu đựng của các cơ quan bên
trong có tác động qua lại.


CHƯƠNG IX:

THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

BÀI 43 : GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: biết được vai trò của HTK vận động.
Chức năng của HTK vận động là:
A điều khiển hoạt động của cơ tim.
B điều khiển hoạt động của cơ trơn.
C điều khiển hoạt động của hệ cơ xương.
D điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản.
Đáp án: C.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: Chức năng của HTK vận động
Điều khiển hoạt động của cơ vân là do:
A. hệ thần kinh vận động.
B. hệ thần kinh sinh dưỡng.
C. thân nơron.
D. sợi trục.
Đáp án: A.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: Chức năng của HTK sinh dưỡng
Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:

A. hệ thần kinh vận động.
B. hệ thần kinh sinh dưỡng.
C. thân nơron.
D. sợi trục.
Đáp án: B.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: so sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
Những điểm giống nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
B. đều có liên quan đến hoạt động của cơ vân.
C. đều có liên quan đến hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
D. không có điểm giống nhau.
Đáp án: A.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo và chức năng của nơron
Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron.
* Cấu tạo nơron:
- Thân có chứa nhân xung quanh có:
+ các sợi nhánh
+ một sợi trục có bao miêlin tận cùng có cúc xi náp


+ Thân nơron và các sợi nhánhà chất xám
+ sợi trụcà chất trắng gọi là DTK.
* Chức năng của nơron: Cảm ứng và dẫn truyền xung TK.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: so sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
- HTK vận động (TK cơ xương): Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương, là hoạt động

có ý thức.
- HTK sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản;
là hoạt động không có ý thức.


BÀI 44 :THỰC

HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
(LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TỦY SỐNG
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Cấu tạo tủy sống
Tủy sống gồm:
A. chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
B. chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong.
C. Chỉ có chất xám.
D. Chỉ có chất trắng.
Đáp án: B.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: chức năng tủy sống
Khi ếch hủy não để nguyên tủy, kích thích rất mạnh chi sau bên phải bằng axit HCl:
A. chi sau bên phải co.
B. cả 2 chi sau co.
C. cả 4 chi co.
D. không chi nào co.
Đáp án: C.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo và chức năng tủy sống

Nêu cấu tạo và chức năng tủy sống?
- cấu tạo tủy sống: bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
- Chức năng tủy sống.
+ Chất xám: là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
+ chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ TK trong tủy sống với nhau và với
não bộ.


BÀI 43 :

DÂY THẦN KINH TỦY

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: số lượng dây thần kinh tủy
Dây thần kinh tủy có:
A. 12 đôi
B. 16 đôi
C. 30 đôi
D. 31 đôi
Đáp án: D.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng rễ trước
Rễ trước có chức năng:
A dẫn truyền xung thần kinh vận động.
B dẫn truyền xung thần kinh cảm giác.
C liên lạc.
D dẫn truyền xung thần kinh vận động và cảm giác.
Đáp án: A.

Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng rễ sau
Rễ sau có chức năng:
A dẫn truyền xung thần kinh vận động.
B dẫn truyền xung thần kinh cảm giác.
C liên lạc.
D dẫn truyền xung thần kinh vận động và cảm giác.
Đáp án: B.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: chức năng dây TK tủy
Dây thần kinh tủy dẫn truyền XTK:
A cảm giác.
B vận động.
C vừa cảm giác vừa vận động.
D không xác định.
Đáp án: C.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng của dây thần kinh tủy
Nêu chức năng của dây thần kinh tủy:
- rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng
- rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
-> Dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: giả i thích tại sao dây thần kinh tủy là dây pha
Tại sao nói DTK tủy là dây pha?
Vì DTK tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động liên hệ với tủy sống qua
rễ trước (rễ vận động) và rễ sau (rễ cảm giác)à dẫn luồng XTK theo 2 chiều => dây pha.



BÀI 46 :

TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Vị trí não trung gian
Vị trí não trung gian
A tiếp liền với tủy sống.
B nằm giữa trụ não và đại não.
C nằm giữa hành não và cầu não
D nằm trên cùng của bộ não.
Đáp án: B.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Số lượng dây thần kinh não
Số lượng dây thần kinh não là:
A 12 đôi.
B 13 đôi.
C 21 đôi.
D 31 đôi
Đáp án: A.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng tiểu não
Tiểu não có chức năng
A. điều khiển qúa trình trao đổi chất
B. điều hòa hoạt động nội quan
C. dẫn truyền
D. điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giữ hăng bằng cho cơ thể
Đáp án: D.

Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: chức năng tiểu não
Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?
A. Trụ não bị rối loạn
B. Não trung gian bị rối loạn
C. Tiểu não bị rối loạn
D. Hành não bị rối loạn
Đáp án: C.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo và chức năng của trụ não.
Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não.
- Bộ phận trung ương
+ Chất xám ở trong phân thành các nhân xámàCăn cứ TK điều khiển, điều hòa
hoạt động của các nội quan.
+ Chất trắng bao ngoài các nhân xám à Dẫn truyền dọc theo đường lên(cảm giác)
và đường xuống(vận động).
- Bộ phận ngoại biên: Có 12 đôi dây thần kinh gồm dây cảm giác, dây vận động và
dây pha.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: chức năng tiểu não
Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?
- Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có


liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị
ảnh hưởng.


BÀI 47 :


ĐẠI NÃO

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Cấu tạo đại não
Cấu tạo đại não:
A. chất xám nằm ngoài, chất trắng nằm trong
B. chất xám nằm trong, chất trắng nằm ngoài
C. chỉ có chất xám
D. chỉ có chất trắng
Đáp án: A.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Chức năng đại não
Chức năng đại não là
A. trung tâm của các phản xạ không điều kiện
B. trung tâm của các phản xạ có điều kiện
C. dẫn truyền cảm giác
D. dẫn truyền vận động
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: sự tiến hóa não người so với thú
Những vùng chức năng chỉ có ở người mà không có ở động vật?
A Vùng cảm giác, vùng vận động.
B Vùng thị giác, vùng vận động ngôn ngữ.
C Vùng thị giác, vùng vị giác
D Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiêng nói, vùng hiểu chữ viết.
Đáp án: D.
Câu 4: Vận dụng

Mục tiêu: chức năng vỏ não
Vỏ não nếu bị cắt bỏ hay chấn thương sẽ:
A. mất tất cả các PXCĐK.
B. mất tất cả các PXKĐK
C. mất tất cả các PXKĐK và PXCĐK
D. không ảnh hưởng đến PXCĐK.
Đáp án: A.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo và chức năng của đại não người
Nêu cấu tạo và chức năng của đại não người
1.Cấu tạo ngoài
- Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu.
- Rãnh đỉnh, rãnh thái dương chia mỗi bán cầu não làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái
dương)
- Trong các thùy có các kheà bề mặt não có nhiều nếp gấp (khúc cuộn não). Các
rãnh và khe à tăng diện tích bề mặt não lên đến 2300à2500cm2
2. Cấu tạo trong.
Đại não người là phần não phát triển nhất.


- Chất xám ở ngoàià vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
- Chất trắng ở trong là các đường TK nối 2 bán cầu não với nhau và với các phần
dưới của HTK (hầu hết các đường TK bắt chéo ở h.tủy hoặc TS)à dẫn truyền)
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: sự tiến hóa não người so với thú
Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của
người so với các động vật khác trong lớp thú?
Vỏ não có nhiều rãnh và khe à Bề mặt não có nhiều nếp gấpà tăng diện tích bề mặt
não

Tỉ lệ, khối lượng não/ cơ thể của người lớn hơn động vật thuộc lớp thú.
ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú,
còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ
viết, vùng vận động ngôn ngữ nói và viết...)


BÀI 48 : HỆ

THẦN KINH SINH DƯỠNG

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
A. điều khiển hoạt động cơ vân
B. điều khiển hoạt động lưỡi, hầu, thanh quản
C. điều hòa hoạt động cơ quan sinh dưỡng
D. điều khiển hoạt động tất cả các cơ quan trong cơ thể
Đáp án: C.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng dây thần kinh
Dẫn luồng xung thần kinh từ cơ quan về trung ương là do;
A. dây thần kinh li tâm
B. dây thần kinh hướng tâm
C. dây thần kinh pha
D. dây thần kinh li tâm và hướng tâm
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: chức năng dây thần kinh
Dẫn luồng xung thần kinh từ trung ương về cơ quan là do;

A. dây thần kinh li tâm
B. dây thần kinh hướng tâm
C. dây thần kinh pha
D. dây thần kinh li tâm và hướng tâm
Đáp án: A.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: so sánh cung phản xạ vận động so với cung phản xạ sinh dưỡng
Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh của cung phản xạ vận động so với cung phản xạ sinh
dưỡng là:
A. nhanh hơn
B. chậm hơn
C. bằng nhau
D. không xác định
Đáp án: A.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng
Trình bày cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.
+ Phân hệ giao cảm: có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I
đến đốt tủy thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với
nơron sau hạch.
+ Phân hệ đối giao cảm: có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng tủy sống.
Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận với các
nơron sau hạch.


Các sợi trước hạch của cả 2 phân hệ đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao
miêlin.
Câu 2: Vận dụng

Mục tiêu: so sánh cung phản xạ vận động so với cung phản xạ sinh dưỡng
So sánh tốc độ dẫn truyền xung thần kinh của cung phản xạ vận động so với cung phản
xạ sinh dưỡng
Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn do đường dẫn truyền li tâm trong phản xạ sinh
dưỡng gồm 2 nơron phải qua hạch giao cảm; sợi trục của nơron sau hạch không có bao
mielin


BÀI 49 : CƠ

QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: vị trí cơ quan phân tích thị giác
Bô phận phân tích ở trung ương của cơ quan phân tích thị giác nằm ở:
A. vùng thị giác ở thùy chẩm
B. vùng thị giác ở thùy thái dương
C. vùng thị giác ở thùy trán
D. vùng thị giác ở thùy đỉnh
Đáp án: A.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: xác định nơi tập trung tb nón
Tế bào nón tập trung nhiều nhất ở:
A. màng lưới
B. màng mạch
C. điểm vàng
D. điểm mù
Đáp án: C.

Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: Chức năng tế bào nón
Chức năng tế bào nón là:
A. tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
B. tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
C. bảo vệ cầu mắt
D. điều tiết ánh sáng
Đáp án: A.
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu: Chức năng tế bào que
Chức năng tế bào que là:
A. tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
B. tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
C. bảo vệ cầu mắt
D. điều tiết ánh sáng
Đáp án: B.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo cầu mắt và màng lưới
Nêu cấu tạo cầu mắt và màng lưới
1. Cấu tạo cầu mắt:
- Màng bọc:
+ Màng cứng: ở ngoài, phía trước là màng giác ( giác mạc)
+ Màng mạch: ở giữa, phía trước là lòng đen giữa có lỗ đồng tử.
+ Màng lưới: ở trong, có nhiều TBTK thị giác ( TB nón và TB que); ngoài ra còn có điểm
vàng, điểm mù.
- Môi trường trong suốt: thể thủy tinh, thủy dịch và dịch thủy tinh.


2.Cấu tạo màng lưới:

- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc à nhìn rõ vật.
- Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu à ta nhìn rõ về đêm.
* Điểm vàng: nơi tập trung chủ yếu tế bào nón
* Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: giải thích chức năng tế bào nón
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não
qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
- trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được
gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác


BÀI 50 :

VỆ SINH MẮT

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Nguyên nhân của tật cận thị
Nguyên nhân của tật cận thị?
A. Do bẩm sinh: thể thủy tinh qúa phồng
B. Do bẩm sinh: cầu mắt dài
C. Do bẩm sinh: cầu mắt ngắn
D. Do thể thủy tinh bị lão hóa
Đáp án: B.
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: Nguyên nhân của tật viễn thị
Nguyên nhân của tật viễn thị?

A. Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường
B. Do bẩm sinh: cầu mắt dài
C. Do bẩm sinh: cầu mắt ngắn
D. Do thể thủy tinh bị lão hóa
Đáp án: D
Câu 3: Vận dụng
Mục tiêu: cách khắc phục tật cận thị
Để khắc phục tật cận thị ta làm cách nào?
A. đeo kính cận – kính phân kì
B. đeo kính lão – kính hội tụ
C. đeo kính cận– kính hội tụ
D. đeo kính lão– kính phân kì
Đáp án: A.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: hậu qủa thiếu vitamin A
Nếu thiếu vitamin A người sẽ bị:
A. cận thị
B. viễn thị
C. quáng gà
D. loạn thị
Đáp án: C.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục.
1.Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Nguyên nhân - Bẩm sinh do cầu mắt dài.
Do không giữ đúng khoảng cách trong học đường à thể thủy tinh luôn phồng.
Cách khắc phục Đeo kính cận-kính phân kì (kính mặt lõm)
2.Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa

Nguyên nhân - Bẩm sinh do cầu mắt ngắn.
Do thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi.


Cách khắc phục Đeo kính lão-kính hội tụ (lồi 2 mặt)
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: giải thích tại sao người già thường phải đeo kính lão
Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Vì thể thủy tinh bị lão hóa (già) mất khả năng điều tiết, không phồng được à ảnh
của vật hiện phía sau màng lưới à muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải tăng
độ hội tụ để kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới


BÀI 51 : CƠ

QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu:vị trí cơ quan phân tích thính giác
Bộ phận phân tích ở trung ương của cơ quan phân tích thính giác nằm ở:
A vùng thính giác ở thùy chẩm
B. vùng thính giác ở thùy thái dương
C. vùng thính giác ở thùy trán
D. vùng thính giác ở thùy đỉnh
Đáp án: B.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: nhiệm vụ ống tai
Bộ phận nào của tai ngoài có nhiệm vụ hướng sóng âm ?

A. vành tai
B. ống tai
C. màng nhĩ
D. vòi nhĩ
Đáp án: B.
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: nhiệm vụ ốc tai
Bộ phận nào của tai trong có nhiệm vụ thu nhận kích thích sóng âm ?
A. bộ phận tiền đình các ống bán khuyên
B. các ống bán khuyên
C. màng nhĩ
D. ốc tai
Đáp án: D.
Câu 4: Vận dụng
Mục tiêu: vệ sinh tai
Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tai?
A. Tránh nơi có tiếng ồn qúa lớn
B. Ngoáy rửa tai thường xuyên bằng vật nhọn
C. Tránh viêm họng kéo dài
D. Dùng tăm bông để lấy ráy tai
Đáp án: B.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Câu 1: Thông hiểu
Mục tiêu: cấu tạo của tai
Trình bày cấu tạo của tai?
- Cơ quan phân tích thính giác gồm: tế bào thụ cảm thính giác, dây thần kinh thính giác,
vùng thính giác.
- Tai ngoài:+ Vành tai àhứng âm thanh
+ Ống tai à hướng sóng âm vào màng nhĩ
+ Màng nhĩà khuếch đại âm.

- Tai giữa: + Chuỗi xương tai: truyền sóng âm
+ Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ


- Tai trong: + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên à thu nhận thông tin về
vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu: biện pháp bảo vệ tai
Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay trái? Nêu các biện pháp bảo vệ
tai?
- xác định được âm phát ra bên nào là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng
âm truyền đến tai phải trước tay trái và ngược lại
- không dùng vật nhọn ngoáy tai, giữ vệ sinh mũi họng, có biện pháp chống giảm
tiếng ồn…


×