Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Điểm Lại Cập Nhật Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 54 trang )

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

92825

ĐIỂM LẠI

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM

Tháng 12, 2014


ĐIỂM LẠI
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
Tháng 12 - 2014


2

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN


Nhóm soạn thảo Báo cáo bao gồm: Sandeep Mahajan (Phụ trách Lĩnh vực Chuyên ngành & Chuyên
gia Kinh tế trưởng), Đinh Tuấn Việt (Quản lý Kinh tế Vĩ mô và Ngân sách), Habib Rab (Quản trị Nhà
nước), Triệu Quốc Việt (Tài chính và Thị trường), Nguyễn Văn Làn (Thương mại và Cạnh tranh), dưới sự
chỉ đạo chung của Victoria Kwakwa (Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) và Matthew
Verghis (Giám đốc Chuyên ngành MFM). Báo cáo cũng nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp
của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Vũ Thị Anh Linh trợ lý quá trình biên soạn và phát hành.


ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
CDS
CIT
CPI
DB
DNVVN
DNNN
EAP
FDI
GDP
GFS
HĐND
IMF
IRR
KH PTKT-XH
M&A
NHNNVN
NSNN
ODA

PAPI
PCI
PMI
PPP
TCTK
TD&ĐG
TPP
TW
VAMC
VAT
WB

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Chỉ số Giá Tiêu dùng
Báo cáo về Môi trường Kinh doanh
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp Nhà nước
Đông Á và Thái Bình Dương
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
Tổng Sản phẩm Quốc nội
Thống kê Tài khóa của Chính phủ
Hội đồng Nhân dân
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Quyền Sở hữu Trí tuệ
Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội
Mua lại và Sát nhập
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân sách Nhà nước

Hỗ trợ Phát triển Chính thức
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số Quản lý Mua hàng
Hợp tác công-tư
Tổng cục Thống kê
Theo dõi và Đánh giá
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Trung ương
Công ty Mua bán Nợ Việt Nam
Thuế Giá trị Gia tăng
Ngân hàng Thế giới

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI LIÊN NGÂN HÀNG CHÍNH THỨC: US$ = VND 21.246
Năm tài khóa của Chính phủ: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12

3


4

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

MỤC LỤC


TÓM TẮT TỔNG QUAN6




PHẦN I: NHỮNG DIỄN BIẾN KINH TẾ GẦN ĐÂY
11

I.1.
Bối Cảnh Kinh Tế Quốc Tế
11
I.2.
Những Diễn Biến Kinh Tế Gần Đây Ở Việt Nam
13
I.2.1.
Các Nhà Đầu Tư Toàn Cầu Ghi Nhận Sự Ổn Định Kinh Tế Vĩ Mô Của Việt Nam
13
I.2.2.
Những Dấu Hiệu Ban Đầu Cho Thấy Đà Phục Hồi Của Nền Kinh Tế
14
I.2.3.
Hai Thái Cực Của DN Trong Nước Và DN Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
15
I.2.4.
Chiến Lược Tài Khóa Trung Hạn Cần Được Củng Cố
17
I.2.5.
Tăng Trưởng Tín Dụng Vẫn Ở Dưới Mức Kỳ Vọng
19
I.2.6.
Hoạt Động Ngoại Thương Vững Mạnh
19
I.3.
Chương Trình Cải Cách Cơ Cấu
23

I.3.1.
Các Biện Pháp Cải Cách Nhằm Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh
23
I.3.2.
Mặc Dù Đà Tăng Tốc Đã Mạnh Hơn Nhưng Cải Cách DNNN Vẫn Chậm Hơn So Với Mục Tiêu 26
I.3.3.
Cần Đẩy Nhanh Cải Cách Khu Vực Ngân Hàng
27
I.4. Triển Vọng Trung Hạn: Triển Vọng Tăng Trưởng Khiêm Tốn Và Những Rủi Ro Bất Lợi 28



PHẦN II: CHỦ ĐỀ CHUYÊN SÂU: ĐÁNH GIÁ KHU VỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM 31







CÁC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.

Hình1.9.
Hình1.10.
Hình1.11.
Hình 1.12.

Tăng Trưởng GDP Và Sản Lượng Công Nghiệp Toàn Cầu
Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô Ổn Định
Tăng Trưởng Kinh Tế Đang Trên Đà Phục Hồi
Lực Cầu Nội Địa Yếu
Đầu Tư Tư Nhân Trong Nước Và Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Tâm Lý Kinh Doanh Của Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Đã Cải Thiện
Kết quả Thu Ngân Sách Nhà Nước
Tình Hình Chi Ngân Sách Nhà Nước
Tăng Trưởng Tín Dụng Tăng Chậm Mức Độ
Tông Thương Mại Hàng Hóa
Mức Độ Tập Trung Thương Mại Của Việt Nam
So Sánh Mức Độ Tập Trung Thương Mại Của Việt Nam

11
13
14
15
16
17
17
18
19
20
21
22



ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

5

Hình 1.13.
Hình 1.14.
Hình 1.15.

Tổng Kim Ngạch Thương Mại Dịch Vụ
Khách Du Lịch Nước Ngoài Và Doanh Thu Từ Các Dịch Vụ Du Lịch
Xếp Hạng Về Môi Trường Kinh Doanh

22
23
24

Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.

Tăng Trưởng GDP Khu Vực Đông Á Và Thái Bình Dương
Xuất Khẩu Hàng Hóa
Các Chỉ Số Kinh Tế Trong Ngắn Hạn

12
20
29


Hộp 1

Hộp 2

Các Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh Và Nâng Cao Khả Năng
Cạnh Tranh Quốc Gia
Tại Sao Quá Trình Cổ Phần Hóa DNNN Lại Mất Nhiều Thời Gian Như Vậy?

25
27



TÀI LIỆU THAM KHẢO

52


6

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

TÓM TẮT TỔNG QUAN
Những Diễn biến Kinh tế Gần đây
Nền kinh tế thế giới đang có một số dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tốc độ hồi phục không đồng
đều. Dự kiến tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2014 sẽ tăng ở mức khiêm tốn, ở mức 2,6%, và đạt mức
bình quân 3,3% trong giai đoạn 2015-17. Kinh tế Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro đã tăng trở lại trong
quý 2 và quý 3 (Hình 1). GDP của Hoa Kỳ tăng mạnh ở mức 4.6% (đã điều chỉnh theo thời vụ và quy
đổi ra năm) trong quý 2 và 3.9% trong quý 3 nhờ tác động của chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng,
nới lỏng tài khóa, tăng việc làm, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Dự kiến tăng

trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đạt trên 2% cho cả năm 2014 và tăng lên mức 3% trong năm 2015. Tuy
nhiên, tại Khu vực đồng Euro, đà phục hồi bị suy yếu do lực cầu nội địa và tăng trưởng tín dụng yếu
ớt, và triển vọng đầu tư ảm đạm. Tại Nhật Bản, GDP ước giảm 1.6% (mức quy đổi ra năm) trong quý 3
sau khi đã giảm 7.6% trong quý 2. Dự kiến tăng trưởng kinh tế ở cả khu vực Châu Âu và Nhật Bản đạt
mức khoảng 1% trong năm 2014 và tăng chậm trong năm 2015.
Hoạt động kinh tế đang phục hồi ở khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu đối
với các mặt hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương,
giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Tăng trưởng ở các nước đang phát triển Khu vực Đông
Á và Thái Bình Dương sẽ giảm dần từ mức 7,2% vào năm 2013 xuống còn 6,9% vào năm 2014-15. Tuy
nhiên, năng lực của của các nước khác nhau trong việc hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn
cầu sẽ dao động một cách đáng kể, phản ánh những điểm nghẽn mang tính cơ cấu tác động tới đầu
tư và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, cũng như giá cả xuất khẩu của các công ty sản xuất hàng
hóa. Ngoài ra các nền kinh tế trong Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng có cánh cửa để mở ra
cơ hội, đó là thực thi những cải cách quan trọng – và trong một số trường hợp thì những cải cách đó
lẽ ra đã phải được thực hiện từ lâu; ưu tiên trong ngắn hạn là giải quyết những yếu kém và những lĩnh
vực kém hiệu quả do đã thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa trong một
thời gian dài. Trong dài hạn, cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện hậu cần thương mại, và
tự do hóa dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả trong bối cảnh hội nhập khu vực.
Đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực ban đầu về quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Tăng
trưởng GDP quý 3 của Việt Nam đạt mức tương đối cao là 6,2% (so với cùng kỳ năm ngoái), góp phần
đưa tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2014 lên 5,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tăng trưởng
của các ngành kinh tế chính (trừ dịch vụ) đều đạt mức cao hơn so với cùng kỳ 2013. Dựa trên dấu hiệu
tích cực này, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo sẽ tăng nhẹ từ mức 5,4% của năm 2013 lên mức
khoảng 5,6% cho cả năm 2014. Cầu nội địa vẫn còn yếu là yếu tố chính cản trở Việt Nam đạt mức tăng
trưởng kinh tế cao hơn.
Ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống mức 2,6% (so với cùng kỳ) vào tháng 11 năm 2014 – mức
thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2009. Lạm phát của Việt Nam dừng ở mức thấp một phần nhờ nuồn



ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

7

cung lương thực phẩm dồi dào, giá năng lượng giảm và cầu nội địa vẫn còn yếu ớt. Tỷ giá ngoại tệ
tương đối ổn định kể từ khi NHNVN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 1% hồi tháng 6/2014. Cán cân
thanh toán vãng lai mạnh hơn đã giúp Việt Nam tăng dự trữ ngoại tệ lên mức tương đương 3,1 tháng
nhập khẩu vào tháng 6 năm 2014 từ mức 2,4 tháng vào tháng 12 năm 2013. Những diễn biến kinh
tế vĩ mô tích cực này đã góp phần cải thiện mức xếp hạng rủi ro tín dụng quốc gia của Việt Nam và
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu chính phủ trên thị
trường vốn quốc tế, với mức lãi suất 4,8%/năm.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm nay đã được cải thiện. Tổng thu ngân sách ước đạt 81%
kế hoạch 2014 và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013. Cùng lúc đó, tổng chi ngân sách cũng tăng
11.5% chủ yếu do chi thường xuyên. Chỉ tiêu bội chi ngân sách đề ra trong Kế hoạch Ngân sách năm
2014 là 5,3% GDP (tính theo phương pháp của Việt Nam). Phân tích Bền vững Nợ (DSA) gần đây nhất
do IMF và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện (tháng 6 năm 2014) thì Việt Nam vẫn được đánh giá
là quốc gia có mức độ rủi ro thấp về mức độ nợ công. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng khá nhanh của tổng
nợ công trong vài năm gần đây đang trở thành vấn đề gây nhiều quan ngại. Chính sách tài khóa trung
hạn cần hướng tới việc củng cố tài khóa hơn nữa trong bối cảnh dư địa tài khóa đang bị thu hẹp, và
cần tính đến những rủi ro về nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Quá trình có thể được hỗ trợ thông qua việc cải
thiện hiệu quả hành thu (thông qua việc mở rộng nguồn thu thuế, rút dần các biện pháp miễn thuế
và không tiếp tục giảm thuế suất), giảm mức tăng trưởng chi tiêu, cải thiện hiệu quả đầu tư công và
mở rộng quy mô áp dụng khung ngân sách trung hạn mà đã được thí điểm ở một số Bộ ngành để
triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo lưới an sinh xã hội khi Việt Nam
chuyển đổi sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường nhiều hơn.
Tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, làm cản trở nỗ lực của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trong việc thực hiện đẩy nhanh tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tăng
trưởng cho vay vẫn bị kìm nén - một phần do chất lượng bảng cân đối tài sản của các ngân hàng còn
xấu - một phần do các ngân hàng cũng còn quan ngại về sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp đi
vay, do thị trường bất động sản èo uột, và do cầu tín dụng còn yếu với nguyên nhân xuất phát từ mức

độ niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư thấp. Việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong
bối cảnh như vậy sẽ khó có khả năng mang lại tác động đáng kể tới tăng trưởng tín dụng chung. Tuy
nhiên, mức tiền gửi trong khu vực ngân hàng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ lành mạnh, từ đó đảm
bảo mức thanh khoản phù hợp cho các hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước vẫn tiếp tục trong tình trạng khá tương phản trong quá trình phục hồi kinh tế. Khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh
tế. Tâm lý kinh doanh của khu vực FDI đã cải thiện trong vòng 1 năm qua. Phản ánh thái độ tương đối
lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài, Chỉ số Quản trị Mua hàng (PMI) (được điều chỉnh theo mùa
vụ) của khu vực sản xuất đã đạt mức 51 điểm vào tháng 10, một tín hiệu cho thấy khu vực này sẽ tiếp
tục mở rộng. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn chưa vượt qua khó khăn
thách thức mà họ đã đối mặt trong vài ba năm qua. Số lượng các doanh nghiệp bị đóng cửa, phá sản
hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước rõ ràng đang
bị tác động tiêu cực bởi khả năng hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn, do lực cầu nội địa yếu và do môi
trường cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước.


8

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Chính phủ Việt Nam đã triển khai một số biện pháp quan trọng trong năm 2014 nhằm cải thiện
môi trường sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 (ngày 18 tháng 3 năm
2014) trong đó ưu tiên rút ngắn thời gian xử lý và hoàn thành các thủ tục hành chính, giảm chi phí
hành chính, và tăng cường mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà
nước. Luật Phá sản sửa đổi được thông qua vào tháng 7 năm 2014 là một nỗ lực khác của Chính phủ
trong việc cải thiện khung pháp lý cho các doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, dự kiến
sẽ cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà
nước nói riêng, hiện đang được sửa đổi và theo kế hoạch thì sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng
11 năm 2014.

Mặc dù đà tăng tốc đã mạnh hơn nhưng tiến độ cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước
vẫn tiếp tục chậm hơn so với chỉ tiêu đề ra. Chính phủ đã đưa ra một tầm nhìn chính sách rất rõ
ràng về cải cách DNNN, nhưng mấu chốt là phải đảm bảo thực hiện một cách nhất quán hơn. 74
DNNN đã được cổ phần hóa vào năm 2013 (gấp ba con số năm 2011 và 2014) và đà tăng tốc vẫn tiếp
tục được duy trì vào năm 2014. Tuy nhiên, mục tiêu cổ phần hóa 200 DNNN vào năm 2014 khó có khả
năng trở thành hiện thực. Đã có một số tiến bộ kể từ khi có Nghị định 71, trong đó có quy định yêu
cầu tất cả các doanh nghiệp nhà nước phi ngân hàng phải thoái vốn hoàn toàn khỏi 5 lĩnh vực rủi ro
ngoài ngành kinh doanh cốt lõi trước năm 2015; tuy nhiên, tiến độ cũng lại chậm hơn so với dự kiến.
Để đạt được tiến bộ trong tương lai đòi hỏi phải tăng cường công khai thông tin, giám sát hiệu quả
hoạt động, cải cách quản trị doanh nghiệp, đảm bảo minh bạch trong quá trình thoái vốn, và đảm
bảo cơ chế trách nhiệm giải trình rõ ràng trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước. Khung pháp
lý cho việc cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được tiếp tục tăng cường thông qua việc ban hành
Nghị quyết 15, trong đó có một kế hoạch hành động toàn diện nhằm thúc đẩy tiến độ thoái vốn của
doanh nghiệp nhà nước. Hai luật có liên quan – gồm Luật về Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước đầu
tư vào Sản xuất và Kinh doanh và Luật Doanh nghiệp – đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn
ra trong tháng 11/2014.
Đẩy nhanh cải cách khu vực ngân hàng vẫn tiếp tục là một ưu tiên. Thanh khoản tốt đã giúp giảm
bớt căng thẳng trong khu vực ngân hàng, mặc dù tiến độ thực hiện những cải cách cơ cấu quan trọng
hơn cần phải được tăng tốc. Việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống vẫn còn là một vấn đề chính gây
quan ngại. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) mua được khối
lượng nợ xấu với trị giá khoảng 90 tỉ đồng VN, tương đương với 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên VAMC vẫn chưa
đưa ra được một chiến lược rõ ràng và khả thi về việc giải quyết triệt để các khoản nợ xấu đó. Nỗ lực
của VAMC trong lĩnh vực này đã và đang bị cản trở do chưa có được một khung pháp lý thuận lợi cho
việc giải quyết tình trạng vỡ nợ và cấp quyền sở hữu tài sản, cũng như khung pháp lý cho việc bảo vệ
VAMC và ngân hàng thương mại khỏi những vụ kiện tụng có thể xảy ra. Bản thân khối lượng nợ xấu
trong hệ thống cũng còn chưa rõ ràng. Về mặt này, việc ban hành Thông tư 02 và 09 về phân loại nợ
và trích lập dự phòng mất vốn là một bước đi đúng hướng, nhưng thực thi Thông tư 02 đã bị hoãn cho
tới tháng 4 năm 2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu thực hiện 6-7 vụ Mua lại và Sát
nhập (M&A) trong khu vực ngân hàng vào năm 2014, nhưng trong năm vừa qua chưa có vụ Mua lại và
Sát nhập nào. Một tín hiệu tốt là theo báo cáo thì cho đến nay chưa có vụ Mua lại & Sát nhập nào trong

các vụ đã được thực hiện đã dẫn tới hậu quả gây xáo trộn hệ thống, và điều này cũng có thể đúng.
Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam cho thấy tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn
và tình hình ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục được củng cố. Theo kịch bản cơ sở thì tăng trưởng
GDP ước tính sẽ đạt mức 5,6% cho cả năm 2014, nhờ tăng trưởng trong khu vực sản xuất chế biến, chế


ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

9

tạo, thương mại và nhờ hiệu quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Áp lực lạm phát
dự báo ở mức thấp trong khi cán thương mại và thanh toán vangxlaij tiếp tục thặng dư. Việc Chính
phủ tiếp tục cam kết củng cố tài khóa và giảm mức nợ là tín hiệu đáng khích lệ, và để thực hiện được
những mục tiêu đó thì điều hết sức quan trọng là phải cải thiện hiệu quả thu ngân sách, kiểm soát chi
thường xuyên tốt hơn, và cải thiện đầu tư công. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam
vẫn chịu tác động của những rủi ro về kinh tế vĩ mô sau đây: (i) tiến độ tương đối chậm trong việc cải
cách DNNN và ngân hàng có thể gây tác động bất lợi đối với tình hình tài chính vĩ mô, làm ảnh hưởng
tới triển vọng tăng trưởng và tạo ra nghĩa vụ nợ tiềm ẩn lớn cho khu vực công; (ii) định hướng xuất
khẩu mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khiến cho nền kinh tế này chịu rủi ro trước những diễn biến
bất lợi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển vốn là nơi hấp thụ phần lớn các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam.

Chủ đề Chuyên sâu của Báo cáo kỳ này: Đánh giá Khu vực Tài chính
của Việt Nam
Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) đã đưa ra một khung khổ toàn diện cho việc xác
định những yếu kém của hệ thống tài chính và đưa ra những giải pháp chính sách phù hợp. Nhận
thức được tầm quan trọng của FSAP, vào tháng 7 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã mời Ngân hàng Thế
giới và IMF triển khai FSAP cho Việt Nam. Một phần không thể tách rời trong FSAP là Báo cáo Đánh giá Khu
vực Tài chính (FSA) – đưa ra một cái nhìn sâu về mức độ ổn định và tiềm năng phát triển của hệ thống tài
chính. Phần Chủ đề chuyên sâu của báo cáo Điểm Lại kỳ này giới thiệu lại những thông điệp chính của Báo

cáo FSA được công bố vào ngày 29 tháng 8 năm 2014.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những khó khăn trong khu vực doanh
nghiệp và khu vực tài chính và tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần. Một vài phân khúc trong khu vực
doanh nghiệp đã bộc lộ hiệu quả hoạt động yếu kém và khó khăn về tài chính, từ đó ảnh hưởng tới sức
khỏe của hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn đã không thực hiện được
nghĩa vụ trả nợ và một số doanh nghiệp nhà nước khác có vẻ như có mức vay nợ quá cao. Hệ thống ngân
hàng đã tích lũy một khối lượng nợ xấu đáng kể và nhiều ngân hàng nhỏ đã gặp phải những khó khăn
nghiêm trọng hơn về thanh khoản và khả năng thanh toán trong cùng giai đoạn đó, dẫn tới việc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp. Việc hệ thống ngân hàng giảm khả năng cho vay là một trong
những nhân tố góp phần làm cho mức tăng trưởng tín dụng giảm mạnh như đã nói ở trên.
Hiệu quả hoạt động kém của khu vực tài chính là do một loạt phức hợp các vấn đề về thể chế và quy
định pháp lý. Cụ thể là: các cơ quan chức năng trung ương và địa phương đã có một số đợt can thiệp vào
các quyết định về đầu tư và tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà
nước; cơ cấu quản trị của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại nhà nước không phù hợp và năng lực
quản trị rủi ro còn yếu; một số ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động tín dụng với khách hàng có
quan hệ; cơ sở hạ tầng tài chính còn yếu kém, với những bất cập về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính; và
việc quản lý và giám sát đối với khu vực tài chính còn nhiều lỗ hổng. Trong bối cảnh này, tăng trưởng tín
dụng vẫn thường ở mức quá cao và phân bổ tín dụng còn nhiều bất cập. Sự biến động về kinh tế vĩ mô
trong vòng 5 năm qua đã làm cho các vấn đề này cùng cộng lực và làm cho chất lượng danh mục cho vay
của các ngân hàng ngày càng xấu đi.


10

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Chính phủ đã công bố một chương trình cải cách toàn diện được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề
của khu vực tài chính và khu vực doanh nghiệp. Chương trình cải cách này được chính thức đưa vào Kế
hoạch PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 và được Quốc hội phê duyệt vào tháng 11 năm 2011. Chương trình
gồm 3 trụ cột cơ bản: tái cấu trúc khu vực ngân hàng, tái cấu trúc khu vực DNNN, và cải cách đầu tư công.

Từ khi ban hành chương trình đến nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thành lập một công ty quản
lý tài sản mới (VAMC) để xử lý nợ xấu. Chương trình cải cách khu vực ngân hàng rất toàn diện, nhưng cần
tiếp tục phát triển các khía cạnh về cải cách và chương trình cần được thực hiện một cách nhất quán nhằm
đảm bảo rằng khu vực tài chính có thể phục hồi hoàn toàn.
Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) đã đưa ra một tập hợp gồm nhiều các khuyến nghị
chính sách mà có thể được sử dụng nhằm thực hiện KH PTKT-XH và chương trình tái cấu trúc khu vực
ngân hàng. Các khuyến nghị được chia thành 3 nhóm: (i) kế hoạch nhằm xử lý khối lượng nợ xấu lớn hiện
nay; (ii) các biện pháp nhằm đảm bảo có những dòng tài chính mới lành mạnh và ngăn ngừa tình trạng
tích lũy thêm nợ xấu; và (iii) một tập hợp các bước tiến về mặt chính sách được thiết kế nhằm bảo vệ khu
vực tài chính trong giai đoạn cải cách dự kiến. Với mỗi nhóm biện pháp, kế hoạch đã xác định ra những
điều kiện tiên quyết (giai đoạn đầu) và các tập hợp biện pháp cụ thể cần thực hiện trong ngắn hạn (giai
đoạn 2) cũng như những biện pháp có thể thực hiện dần trong trung hạn (giai đoạn 3).
Các khuyến nghị được đưa ra bao gồm khuyến nghị về kế hoạch tái cấp vốn, xử lý nợ xấu, cải cách
pháp lý và các cải cách khác, và mở rộng lưới an sinh xã hội một cách tạm thời. Việc thực hiện các cuộc
kiểm toán tài chính đặc biệt đối với các ngân hàng sẽ giúp đưa ra đánh giá chính xác về nợ xấu, nhu cầu
tái cấp vốn gắn liền với nợ xấu, và sẽ cung cấp những thông tin mấu chốt cho việc thiết kế các đề án xử lý
nợ xấu. Việc thực hiện kiểm toán hoạt động sẽ giúp đưa ra cơ sở cho các kế hoạch tái cấu trúc tại các ngân
hàng thương mại cổ phần nhà nước. Việc xác định những xu hướng chủ đạo trong mối quan hệ chéo giữa
các ngân hàng và bên vay sẽ cho phép theo dõi rủi ro hệ thống trong giai đoạn cải cách. Trong giai đoạn
hai, các ngân hàng sẽ được tái cấp vốn và các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và các doanh
nghiệp nhà nước sẽ rút dần vốn cổ phần tại các ngân hàng khác. Giai đoạn này cũng sẽ đòi hỏi phải chuẩn
bị cho việc cải cách các hệ thống về quy định pháp lý và giám sát. Một chương trình xử lý nợ xấu rõ ràng
sẽ được xây dựng trong giai đoạn hai và được khởi động, thực hiện một cách đầy đủ trong giai đoạn ba.
Chương trình này sẽ được triển khai theo 4 hướng song song, một là do các ngân hàng chủ trì, một là do
một VAMC tập trung chủ trì, và hai hướng triển khai bổ sung nhằm xử lý nợ xấu liên quan tới các doanh
nghiệp nhà nước có quy mô lớn và có tính chất phức tạp. Đồng thời, một loạt các biện pháp nhằm giảm
nhẹ nhiệm vụ chính sách của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ được triển khai. Việc thực
hiện chương trình phát triển các thị trường vốn và cải cách cơ sở hạ tầng tài chính và quản lý nhà nước đối
với khu vực tài chính sẽ được tăng cường trong giai đoạn cuối này.



PHẦN I

NHỮNG DIỄN BIẾN KINH TẾ GẦN ĐÂY
I.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế
1. Nền kinh tế thế giới đang có một số dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tốc độ hồi phục không
đồng đều. Dự kiến tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2014 sẽ tăng ở mức khiêm tốn, ở mức 2,6%, và
đạt mức bình quân 3,3% trong giai đoạn 2015-17. Kinh tế Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro đã tăng trở
lại trong quý 2 và quý 3 (Hình 1). GDP của Hoa Kỳ tăng mạnh ở mức 4.6% (đã điều chỉnh theo thời vụ
và quy đổi ra năm) trong quý 2 và 3.9% trong quý 3 nhờ tác động của chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng
trưởng, nới lỏng tài khóa, tăng việc làm, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Dự kiến
tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đạt trên 2% cho cả năm 2014 và tăng lên mức 3% trong năm 2015.
Tuy nhiên, tại Khu vực đồng Euro, đà phục hồi bị suy yếu do lực cầu nội địa và tăng trưởng tín dụng
yếu ớt, và triển vọng đầu tư ảm đạm. Tại Nhật Bản, GDP ước giảm 1.6% (mức quy đổi ra năm) trong
quý 3 sau khi đã giảm 7.6% trong quý 2. Dự kiến tăng trưởng kinh tế ở cả khu vực Châu Âu và Nhật
Bản đạt mức khoảng 1% trong năm 2014 và tăng chậm trong năm 2015.
Hình 1.1: Tăng trưởng GDP và Sản xuất Công nghiệp Toàn cầu
Tăng trưởng GDP (%, quy ra năm)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Thế giới

4

p14
Se

l-1


-1
4

-1
4

Các nước thu nhập cao

Ju

Hoa Kỳ

M
ay

Khu vực đồng Euro

Nhật Bản

ar

Các nước đang phát triển

n14

Q3-14

M

Q1-14


v13

Q3-13

Ja

Q1-13

p13

Q3-12

No

Q1-12

Se

-8

-1
3
Ju
l-1
3

-6

-1

3

-4

ay

-2

ar

0

M

2

M

4

n13

6

Sản xuất công nghiệp (%, so cùng kỳ)
8
7
6
5
4

3
2
1
0
-1
-2
-3

Ja

8

Các nước đang PT


12

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

2. Hoạt động kinh tế đang dần phục hồi ở khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ dự kiến sẽ làm tăng
nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương, giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tại các nước Đông
Á-Thái Bình Dương sẽ giảm nhẹ từ mức 7,2% năm 2013 xuống mức 6,9% năm 2014-15. Tại Trung
Quốc, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm từ 7,4% năm 2014 xuống còn 7,1% năm 2016 (Bảng 1.1), phản ánh
các nỗ lực chính sách mạnh mẽ của Chính phủ nhằm giải quyết những yếu kém về tài chính và những
điểm nghẽn mang tính cơ cấu, từ đó hướng nền kinh tế đi theo con đường tăng trưởng bền vững
hơn. Các nước trong khu vực trừ Trung Quốc sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, ở mức 4,8% năm
2014, phản ánh sự giảm tốc trong tăng trưởng của In-đô-nê-xi-a và Thái Lan, trước khi phục hồi trở lại
để đạt mức 5,3% vào năm 2015-16 khi mà xuất khẩu đã ổn định và tác động của việc điều chỉnh nội
địa tại các quốc gia ASEAN bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, khả năng hưởng lợi từ việc phục hồi kinh tế

toàn cầu ở mỗi nước sẽ khác nhau, phản ánh những điểm nghẽn mang tính cơ cấu của mỗi nước mà
có ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư, tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu và gây ra tình trạng
giá xuất khẩu của các công ty sản xuất hàng hóa thấp. Các quốc gia đang phát triển Khu vực Đông Á
và Thái Bình Dương sẽ vẫn là khu vực đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP tại Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Đông Á
Các nước đang PT Đông Á

2012

2013f

2014f

2015f

2016f

6.0

6.1

6.0

6.1

6.1

7.4


7.2

6.9

6.9

6.8

Trung Quốc

7.7

7.7

7.4

7.2

7.1

Indonesia

6.3

5.8

5.2

5.6


5.6

Malaysia

5.6

4.7

4.9

5.0

5.0

Philippines

6.8

7.2

6.4

6.7

6.5

Thái Lan

6.5


2.9

1.5

3.5

4.0

Việt Nam

5.2

5.4

5.6

5.6

5.8

Cam Pu Chia

7.3

7.4

7.2

7.5


7.2

Lào

8.0

8.5

7.5

6.4

7.0

Myanma

7.3

8.3

8.5

8.5

8.2

6.2

5.2


4.8

5.3

5.3

Thế giới

2.5

2.4

2.6

3.2

3.3

Các nước thu nhập cao

1.5

1.3

1.8

2.3

2.4


Các nước đang phát triển

4.9

4.8

4.5

5.0

5.3

Các nước đang PT Đông Á (trừ Trung Quốc)
Giả định về môi trường kinh tế toàn cầu

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, tháng 10 năm 2014

3. Đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực còn phụ thuộc vào một số rủi ro bất lợi.
Vẫn còn nhiều điều chưa rõ về sức mạnh hay tính bền vững của đà phục hồi kinh tế tại các nước thu
nhập cao (thí dụ như kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào tình trạng suy thoái trong quý 3), cũng như về
thời gian thực hiện các hành động chính sách của các ngân hàng trung ương tại các nước này. Một
rủi ro chính đối với triển vọng kinh tế khu vực là, sự phục hồi kinh tế toàn cầu, và kèm theo đó là tăng
nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực, có thể sẽ diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Bên
cạnh đó, các điều kiện tài chính toàn cầu cũng có thể sẽ được siết chặt, và độ bất ổn về tài chính cũng
có thể tăng, đặc biệt trong trường hợp những căng thẳng về địa chính trị vẫn gia tăng; điều này có
thể gây ra những thách thức về khả năng trả nợ đối với một số nền kinh tế. Đồng thời, giá bất động
sản tại một số nước cũng sẽ chịu sức ép lớn.



13

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

4. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất trắc, vẫn còn đó cơ hội cho các nước Đông
Á-Thái Bình Dương thực thi những cải cách quan trọng – mà trong một số trường hợp thì những
cải cách đó lẽ ra đã phải được thực hiện từ lâu; tại một số nước, ưu tiên trong ngắn hạn là giải quyết
những yếu kém và những lĩnh vực kém hiệu quả do đã thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng
và kích thích tài khóa trong một thời gian dài. Trong trung và dài hạn, hầu hết các nước đều phải tập
trung vào việc thực hiện những cải cách về cơ cấu cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong
xuất khẩu. Những cải cách như vậy sẽ giúp các nước có điều kiện để hưởng lợi từ sự phục hồi toàn cầu,
cũng như từ sự vươn lên của Trung Quốc trong chuỗi giá trị với các mặt hàng xuất khẩu ít thâm dụng
lao động hơn. Những lĩnh vực cải cách then chốt bao gồm lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, hậu cần, và
tự do hóa dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm cả những hướng cải cách cần thiết
trong bối cảnh hội nhập khu vực.

I.2. Cập Nhật Tình Hình Kinh Tế Việt Nam
I. 2.1. Các nhà Đầu tư Toàn cầu Ghi nhận Sự Ổn định Kinh tế Vĩ mô của Việt Nam
5. Việt Nam tiếp tục duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014 đã
giảm xuống mức 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái (xem Hình 1.2) – mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm
2009 – kết quả của của nguồn cung lương thực phẩm dồi dào, giá năng lượng giảm và cầu nội địa
vẫn mức thấp. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm năng cũng góp phần giảm nhẹ áp
lực lên lạm phát.1 Tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định kể từ khi NHNNVN điều chỉnh tỷ giá giao dịch
liên ngân hàng 1% vào tháng 6/2014. Cán cân đối ngoại mạnh hơn cho phép tăng dữ trữ ngoại tệ lên
mức tương đương khoảng 3,1 tháng nhập khẩu vào cuối tháng 6 năm 2014 so với mức 2,4 tháng vào
tháng 12 năm 2013. Diễn biến thuận lợi của kinh tế vĩ mô đã góp phần cải thiện xếp hạng tín dụng
quốc gia của Việt Nam, cho phép Việt Nam huy động vốn trên thị trường quốc tế 2 Ngày 7/11/2014,
Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế với mức
lãi suất 4,8%/năm – ước tính cao hơn lợi tức trái phiếu kho bạc của Mỹ cùng kỳ hạn khoảng 239 điểm
phần trăm.3

Hình 1.2: : Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

40

Lạm phát giảm
(%, so với cùng kỳ)

22,000

Tỷ giá hối đoái tương đối ổn định
(đồng/USD)

Headline
Chỉ sốFood
chung
Core phẩm
Lương-thực
Cơ bản

30

TT tự do
BQ liên NH
Vietcombank (TB mua/bán

21,750
21,500
21,250

20


21,000
10
20,750
0
Oct-10

Oct-11

Oct-12

Oct-13

Oct-14

20,500

J-13M-13M-13J-13 S-13N-13 J-14M-14M-14J-14 S-14N-14

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới
Báo cáo của Đoàn Tham khảo Điều IV Điều lệ IMF năm 2014 ước tính chênh lệch sản lượng công nghiệp so với năm
2013 là khoảng 1,5% GDP, phản ánh mối tương quan chặt chẽ theo thời gian giữa xu hướng lên xuống của chênh lệch
sản lượng và lạm phát.
2
Gần đây nhất, đầu tháng 11/2014, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên
một bậc, từ B+ lên BB- (dưới phẩm cấp đầu tư ba bậc), tiếp bước Standard & Poor’s và Moody’s với động thái tương tự.
3

Một phần tiền thu được từ việc bán trái phiếu sẽ được sử dụng để hoán đổi nợ trái phiếu Chính phủ đã phát hành năm
1



14

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

600

Rủi ro tín dụng quốc gia
(điểm cơ bản)

Dự trữ ngoại tệ
(tháng nhập khẩu)

500
400
300
200
Chênh lệch lãi suất trái phiếu CP

100

Hoán đổi rủi ro tín dụng
0

N-11

M-12

N-12


M-13

N-13

M-14

Q2-11

N-14

Q4-11

Q2-12

Q4-12

Q2-13

Q4-13

Q2-14

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới

I. 2.2. Những Dấu hiệu Ban đầu cho thấy Đà Phục hồi của Nền Kinh tế
6. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. GDP Q3/2014 ước tăng 6,2% so với
cùng kỳ 2013, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng 5,6% trong chín tháng đầu năm (Hình 1.3). Tất
cả các lĩnh vực kinh tế chính trừ dịch vụ trong 9 tháng đầu năm 2014 đều đạt mức tăng trưởng cao hơn
so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6.7% so với cùng kỳ

2013 nhờ mức tăng khá ngoạn mục của quý 3. Ngành chế biến, chế tạo dự kiến tiếp tục hưởng lợi từ
việc tăng đầu tư nước ngoài và tăng cầu từ các đối tác kinh doanh chính của Việt Nam, đặc biệt là nước
Mỹ. Sự phục hồi của ngành xây dựng phản ánh mức tăng chi đầu tư phát triển của nhà nước. Ngành
nông nghiệp cũng đã khởi sắc. Theo dự báo, Việt Nam sẽ sản xuất được 45 triệu tấn gạo trong năm nay,
cao hơn gần 800 ngàn tấn so với năm 2013. Tuy nhiên, tăng trưởng khu vực dịch vụ vẫn còn ở mức thấp,
khoảng 6% cho đến thời điểm này của năm 2014. Dựa trên dấu hiệu tích cực này, tăng trưởng GDP của
Việt Nam dự báo sẽ tăng nhẹ từ mức 5,4% của năm 2013 lên mức 5,6% của năm 2014.
Hình 1.3: Tăng trưởng kinh tế đang dần hồi phục
Tăng GDP quý (%)

8.0

Tăng trưởng GDP theo ngành (%)
2013

9M-14

Q1-14

Q2-14

Q3-14

TỔNG SỐ

5.4

5.6

5.1


5.4

6.2

Nông nghiệp

2.6

3.0

2.4

3.2

3.1

Công nghiệp & XD

5.4

6.4

4.7

5.9

8.3

5.4


6.4

4.9

5.9

8.2

7.4

8.6

7.3

8.4

9.8

6.6

6.3

3.4

5.5

8.8

5.4


6.0

5.9

6.1

6.0

7.0

6.0

5.0

Công nghiệp
Chế tạo, chế biến

4.0

Xây dựng
Dịch vụ

3.0
q3-09

q3-10

q3-11


Nguồn: Tổng cục Thống kê

q3-12

q3-13

q3-14


15

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

7. Mức cầu nội địa tương đối thấp đã hạn chế đà phục hồi đáng lẽ còn nhanh hơn của nền
kinh tế. Tăng trưởng doanh số bán lẻ - chỉ số đại diện cho tiêu dùng tư nhân - đạt mức 6,1% (theo giá
trị thực) trong 10 tháng đầu năm 2014, so với mức 4,6% cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn đáng kể
so với năm 2010. Tổng đầu tư 9 tháng đầu năm đạt khoảng 31,2% GDP, tương đương với 9 tháng đầu
năm 2013 – tuy nhiên mức này cũng còn thấp hơn nhiều so với năm 2010. Ngược lại, cán cân thương
mại được cải thiện, phản ánh việc kim ngạch xuất khẩu ròng tiếp tục đóng góp tích cực cho tăng
trưởng GDP trong năm thứ ba liên liên tiếp.
Hình 1.4: Cầu nội địa còn yếu
Hình 1.4.a: Tăng trưởng doanh số bán lẻ (percent)

Hình 1.4.b: Đầu tư (% GDP)
40

25

38.5


Tăng trưởng thực

20
15

40
33.3

Tăng trưởng danh nghĩa

31.1

30.4

31.2

31.2

30

30

20

20

10

10


10
5
0
Oct-10

0
Oct-11

Oct-12

Oct-13

Oct-14

2010

2011

Nhà nước

2012
Ngoài NN

2013

9m-03 9m-04
Vốn ĐTNN

0


Tổng số

Nguồn: Tổng cục Thống kê

I.2.3. Hai Thái Cực của Doanh Nghiệp Trong Nước và Doanh
Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
8. Số lượng doanh nghiệp trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động đang ngày càng
tăng. Năm 2013, tổng số doanh nghiệp đóng cửa hay ngừng hoạt động kinh doanh là 61 nghìn
doanh nghiệp so với con số 47 nghìn năm 2010. Trong 10 tháng đầu năm 2014, có thêm 54 nghìn
doanh nghiệp rơi vào tình trạng này - tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập lại giảm 6,5% (Hình 1.5). Doanh nghiệp tư nhân trong nước dường như
chịu tác động bởi các yếu tố: tiếp cận nguồn vốn hạn chế, nhu cầu tiêu dùng trong nước thấp và sân
chơi bất bình đẳng so với khu vực doanh nghiệp nhà nước.


16

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Hình 1.5: Vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước
DN đóng cửa và đăng ký mới
(nghìn DN)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Tỷ USD)

30

89.2
77.5


69.9

77.0
60.0

46.9

2010

53.9

54.3

60.7

20

54.3

10

2011

Đăng ký thành lập mới

2012

2013


10T-14

0
2010

Đóng cửa, giải thể,
tạm ngừng hoạt động

2011
2012
Cam kết

2013
10T-14
Thực hiện

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

9. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dường như không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ
thống quản lý trong nước và hiện vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt
Nam. Khu vực này đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
và tạo ra ¼ việc làm cho khu vực doanh nghiệp chính thức. Ngành chế tạo, chế biến của Việt Nam vẫn
là ngành chính thu hút nhà đầu tư nước ngoài: hiện ngành này chiếm khoảng 70% tổng số vốn FDI
đăng ký. Những yếu tố thu hút các nhà đầu tư quốc tế bao gồm giá nhân công cạnh tranh, lực lượng
lao động tương đối có tay nghề (đối với hoạt động sản xuất cần nhiều nhân công) và kỷ luật, tình hình
chính trị ổn định và vị trí liền kề chuỗi cung ứng của Trung Quốc
10. Tâm lý kinh doanh trong khu vực FDI đã được cải thiện trong một năm trở lại đây. Xu hướng
này được phản ánh qua Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham (BCI), một đánh giá thường
xuyên về tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp Châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Chỉ số này
đã tăng đáng kể trong bốn quý vừa qua. Chỉ số BCI trong Quý III/2014 đạt mốc cao kỷ lục trong 3

năm.4 Thể hiện sự lạc quan tương đối của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số nhà quản trị mua hàng
(PMI) cho khu vực sản xuất đạt 51 điểm vào tháng 10, báo hiệu sự mở rộng liên tục của ngành này
(Hình 1.6). Đây là tháng thứ 14 liên tiếp Chỉ số PMI duy trì trên mức giá trị quan trọng 50.5

4
5

Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, tháng 10/2014
Markit Economics của HSBC, Dịch vụ Thông tin Tài chính, Tháng 11/2014


17

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Hình 1.6: Cải thiện tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài
Chỉ số Môi trường Kinh doanh của Việt Nam (BCI)

PMI ngành sản xuất
54

85

53
52

80 79
75

51


70

74
70

65

50

60

49

66

63

48

52

50

47

45

46


40
Oct-12

Feb-13

Jun-13

Oct-13

Feb-14

Jun-14

Oct-14

Nguồn: HSBC

59

56

55

48

Trung điểm

43

48


45

50 50 50

Q1-11 Q3-11 Q1-12 Q3-12 Q1-13 Q3-13 Q1-14 Q3-14

Nguồn: EuroCham Việt Nam

I.2.4. Sự Cần Thiết Của Một Chiến Lược Củng Cố Tài Khóa Trong
Trung Hạn
11. Thu ngân sách tăng trong 9 tháng đầu năm 2014. Tổng thu ngân sách ước tính đạt xấp xỉ 81%
kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2014, tăng thêm khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước (Hình 1.7).
Mặc dù khoản thu từ dầu giảm 4% (so với cùng kỳ năm trước), nguồn thu từ các loại thuế chính (thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế mậu dịch) cải thiện đáng kể so
với năm 2013 nhờ hiệu quả hoạt động tốt hơn của khu vực doanh nghiệp và cải thiện công tác quản
lý thu thuế. Cụ thể, thu thuế TNDN tăng từ các nguồn thu: (i) lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước; và (ii) phân chia lợi nhuận từ liên doanh Nga – Việt (Vietsopetro); (iii) nộp thuế
năm 2013 nhưng được hoãn lại do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Cổ tức thu về từ các khoản
đầu tư nhà nước trong các doanh nghiệp cũng tăng.
Hình 1.7: Thu ngân sách nhà nước
(9T-2014 so với (9T-2013, ngàn tỷ đồng)

9T-2014 so với Kế hoạch 2014, ngàn tỷ đồng)

9c-2013
9T-2014
Tăng (%)

800

31.0
600

800
Kế hoạch NS 2014
9T-2014

600

25.6
400

16.9

16.3

XN
K
th
u
cá nh
nh ập
Th
ân
uế
tiê
u
th

Th

ĐB
uế

in
gu

n

Th

uế

uế

VA
T
Th

ập

uế
Th

th
u

Th

nh


u

th

uế

DN

0

uế

XN
K
th
u
cá nh
Th
nh ập
uế
ân
tiê
u
th

Th
ĐB
uế

in

gu

n
uế

Th

Th

uế
Th

uế

VA
T

DN

uế
nh

ập

th
u
Th

uế


th
u

Th

NS
NN
u
Th

Nguồn: Bộ Tài chính

0.3

Th

0.2

0

200

NS
NN

7.4

u

12.4


200

Th

400


18

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

12. Cùng thời gian này, tổng chi ngân sách cũng tăng 11,5%, phần lớn là do tăng chi thường
xuyên. Các khoản chi thường xuyên (không kể chi trả nợ) đã chiếm khoảng 70% tổng chi ngân sách
(Hình 1.8). Chi đầu tư phát triển có tốc độ tăng khiêm tốn 3,4%. Bội chi ngân sách (theo cách tính
của Chính phủ) ước tính vào khoảng 4,9% GDP trong 9 tháng đầu năm 2014 và được bù đắp bằng
nợ trong nước. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 120 nghìn tỷ đồng trái
phiếu, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục đóng góp vào sự gia tăng nợ trong nước.
Hình 1.8: Chi ngân sách nhà nước
(9T-2014 so với (9T-2013, ngàn tỷ đồng)
9T-2013
9M-2014
Tăng (%)

800
600

(9T-2014 so với Kế hoạch 2014, ngàn tỷ đồng)
1,000


45.1

Kế hoạch NS 2014

800

9T-2014

600
400

400

ào
àđ

ầu
áo

dụ

cv



Y

tế
đảơng
m hư

bả u
o và
XH
Tr
ảl
ãi
va
y

tạ
o

PT



xu
Ch

g



ờn

ch

iN

SN

N

n

200

it

o
ào

12.4

Gi

Gi

áo

dụ

cv



àđ

ầu

tạ


PT



xu
Ch

ờn

it

Ch

Tổ

ng

ch

g

iN

SN
N

n

0


8.1

ng

10.7
3.4

Ch

11.1

Tổ

11.5

Y

tế
đảơng
m hư
bả u
o và
XH
Tr
ảl
ãi
va
y


200

Nguồn: Bộ Tài chính

13. Chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước năm 2014 là 5.3% GDP theo các chuẩn mực kế toán của
Chính phủ. Chính phủ đã báo cáo lên Quốc hội rằng bội chi ngân sách là 2 trong số 15 chỉ tiêu cao
trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (giai đoạn 2011-2015) không đạt mục tiêu đề ra. Trong bối
cảnh đó, cần tới một chính sách tài khóa trung hạn nhằm củng cố hơn nữa. Có thể thúc đẩy quá trình
này thông qua cải thiện công tác thu thuế (mở rộng cơ sở thu thuế và từng bước kết thúc chính sách
miễn giảm thuế), giảm dần chi ngân sách, cải thiện hiệu quả đầu tư công, đồng thời mở rộng phạm
vi triển khai khung ngân sách trung hạn hiện đang thí điểm tại nhiều bộ chủ quản ra toàn quốc. Mặc
dù mức chi thường xuyên vẫn cao và sẽ được điều chỉnh nhưng vấn đề an sinh xã hội cần được bảo
đảm khi Việt Nam đang dần quá độ lên nền kinh tế thị trường.
14. Phân tích tính bền vững của nợ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đồng
thực hiện gần đây nhất (DSA, tháng 6 năm 2014) đánh giá Việt Nam có độ rủi ro về nợ thấp
nhưng tổng mức nợ công và nghĩ vụ trả nợ gia tăng đang gây nhiều quan ngoại. Tổng nợ công
và nợ do Chính phủ bảo lãnh (trong và ngoài nước) tăng từ ước tính khoảng 47% GDP (theo cách tính
của GFS) năm 2011 lên 52% năm 2013 và dự báo ở mức 55% năm 2014. Các khoản nợ vay trong nước
tăng khá nhanh trong mấy năm vừa qua - từ 18,4% GDP năm 2011 lên 25,2% năm 2013. Các chỉ số
nợ công cao hơn đáng kể so với báo cáo phân tích DSA trước đó và dự báo sẽ còn tăng lên đi trong
trung hạn trước khi bắt đầu giảm xuống. Tỷ lệ nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh dự kiến sẽ tăng
từ khoảng 60% GDP vào năm 2017 trước khi giảm xuống gần 48% GDP vào cuối kỳ dự báo. Nợ công
đang tăng và tiến gần tới ngưỡng giới hạn dư địa tài khóa cho các khoản chi tiêu quan trọng và chi
phí tiềm ẩn cho công cuộc cải cách ngân hàng và DNNN. Tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách cũng
được dự báo sẽ tăng khi mức ưu đãi sẽ giảm dần trong các khoản vay nợ nước ngoài của Việt Nam.


19

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


Một chiến lược tài khóa trung hạn phải gắn với tính bền vững của nợ công và tính đến những rủi ro
về nghĩa vụ nợ tiềm tàng.

I.2.5. Tăng Trưởng Tín Dụng Vẫn Còn Thấp So Với Kỳ Vọng
15. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, làm cản trở nỗ lực
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện đẩy nhanh tín dụng nhằm hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Đến hết tháng 10 năm 2014, tổng tín dụng ước tăng 8.6% so với cuối năm 2013 và
còn thấp hơn mục tiêu năm nay là 12-14% (Hình 1.9). Tăng trưởng tín dụng phần nào vẫn bị ảnh
hưởng bởi cân đối tài chính không tốt của các ngân hàng, mối lo ngại về sức khỏe tài chính của người
đi vay, thị trường bất động sản èo uột và nhu cầu tín dụng suy yếu do niềm tin giảm của người tiêu
dùng và nhà đầu tư. Tuy nhiên, huy động ngân hàng tiếp tục tăng ở mức khá cao, đảm bảo đủ thanh
khoản trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong một
bối cảnh như vậy ít có khả năng tạo ra nhiều tác động tới tăng trưởng tín dụng chung.
Hình 1.9: Tăng trưởng tín dụng phục hồi chậm
Tăng trưởng tín dụng (%)

Lương tín dụng hàng tháng (ngàn tỷ đồng)

40
Tổng tín dụng
Tổng PT thanh toán

30

Lượng tín dụng hàng tháng (ngàn tỷ đồng)
40

Tổng tiền gửi
30 Dec-10

91.0

Tăng trưởng tín dụng (%)

Dec-11
97.8

Dec-13
131.1

150

Dec-12
103.7
100

20
20
50

10

0
Oct-10

10

Oct-11

Oct-12


Oct-13

Oct-14

0
Oct-10

Oct-11

Oct-12

Oct-13

0
Oct-14

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

I.2.6. Ngoại Thương Đạt Kết Quả Tốt
I.2.6.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa
16. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh nhờ sự năng động
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đã tăng 13,4% (so
với cùng kỳ năm trước), đạt 123 tỷ đô la trong 10 tháng đầu năm 2014 trong khi giá trị nhập khẩu
hàng hóa tăng thêm 11,2% lên 121 tỷ đô la (Hình 1.10). Trong khi lợi nhuận từ xuất khẩu hàng hóa
đang dần dần hồi phục thì kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng sản xuất truyền thống đòi hỏi
nhiều nhân công như may mặc, giày dép và đồ nội thất tiếp tục duy trì tăng trưởng nhanh. Bổ sung
đáng lưu ý vào ngành hàng xuất khẩu là các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị cao hơn (như
điện thoại di động và linh kiện, máy tính, đồ điện tử và phụ kiện, linh kiện phụ tùng ô tô). Đây đã trở
thành những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.



20

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Hình 1.10: Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa
(Tỷ đô la)

15
10
5
0
-5
-10
-15

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân TM

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

17. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh cũng phản ánh một phần kết quả xuất khẩu khả quan trong
những tháng gần đây của các doanh nghiệp trong nước. Kết quả hoạt động xuất khẩu của khu vực
kinh tế trong nước tiếp tục được cải thiện, tăng thêm 12,7% (so sánh với cùng kỳ năm trước) trong

Quý III và 13,1% nếu tính 10 tháng đầu năm 2014 sau khi tăng trưởng chậm chạp trong hai năm trở
lại đây (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Xuất khẩu hàng hóa
Tỷ trọng (%)
Tổng giá trị xuất khẩu

Tăng trưởng (%)

2012

2013

10M-14

2012

2013

10M-14

100.0

100.0

100.0

18.1

15.4


13.4

Dầu thô

7.2

5.5

5.1

13.6

-11.6

5.4

Ngoài dầu thô

92.8

94.5

94.9

18.5

17.5

13.9


18.3

15.0

14.3

6.0

-5.5

12.6

3.2

2.2

2.1

0.4

-20.4

-0.1

23.6

24.2

25.1


13.9

18.2

19.3

Hàng may mặc

13.2

13.6

14.3

14.2

18.9

19.3

Hàng gia công giá trị cao

18.0

24.1

22.6

85.7


54.9

4.6

Điện thoại

11.1

16.1

15.6

98.8

67.1

6.9

Hàng hóa khác

32.9

31.2

31.9

7.4

9.4


17.7

Khu vực kinh tế trong nước

36.9

33.3

33.0

1.1

4.0

13.1

Khu vực có vốn ĐTNN

63.1

66.7

67.0

31.1

22.0

13.6


Khu vực có vốn ĐTNN (trừ điện thoại)

52.0

50.7

51.4

22.3

12.4

14.3

Nông nghiệp và thủy sản
Gạo
Hàng gia công giá trị thấp

Nguồn: Tổng Cục Thống kê


21

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

18. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khá đa dạng xét theo khu vực
địa lý. Trong số các đối tác thương mại, Hoa Kỳ vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam, đóng góp 19%
vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp sau là Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy
nhiên, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn còn quá tập trung (Hình 1.11 và 1.12). Mười đối tác
thương mại hàng đầu chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt nam. Hiện tại, Trung Quốc

là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 29% tổng giá trị nhập khẩu. Thương mại giữa
Việt Nam – Trung Quốc nhìn chung không chịu nhiều tác động từ những bất đồng lãnh thổ gần đây.
Xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước và
chiếm 10% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Hình 1.11: Mức độ tập trung thương mại hàng hóa của Việt Nam
Mức độ tập trung thương mại theo đối tác6

Trung Quốc
Nhật Bản
Hoa Kỳ
EU
ASEAN
Đông bắc Á
Các nước khác

Trung Quốc
Nhật Bản
Hoa Kỳ
EU
ASEAN
Đông bắc Á
Các nước khác

Xuất khấu
2012
2013
10.8
10.0
11.4
10.3

17.2
18.1
17.7
18.7
15.1
13.7
9.9
9.8
17.9
19.3
Nhập khẩu
2012
2013
25.3
28.0
10.2
8.8
4.2
4.0
7.7
7.1
17.7
15.6
22.0
23.6
12.9
12.9

Nguồn: Tổng Cục Thống kê


9M-14
10.1
10.0
19.0
18.3
12.6
9.4
20.5
9M-14
29.1
8.5
4.3
6.1
15.8
22.8
13.4

Nhập khẩu
(Chỉ số Herfindahl = 0.1287)
1st
5th
10th

Xuất khẩu
(Chỉ số Herfindahl = 0.0703)
Các đối tác hàng đầu

Thương mại theo đối tác (tỷ trọng)

15th

20th
25th
100% 80% 60% 40% 20% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nguồn: Các tác giả ước tính theo số liệu 9 tháng 2014
của Tổng cục Hải quan

6

Chỉ số Herfindahl: Chỉ số này là thước đo bóc tách giá trị thương mại giữa các đối tác thương mại. Chỉ số càng cao thể
hiện giá trị thương mại (xuất nhập khẩu) tập trung ở càng ít thị trường, trong đó quốc gia có giao dịch thương mại như
nhau giữa tất cả đối tác sẽ có chỉ số tiệm cận tới 0.


22

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Hình 1.12: So ánh mức độ tập trung thương mại hàng hóa của Việt Nam
Mức độ tập trung xuất khẩu theo đối tác
Herfinadahl
index
0.180
0.140
0.100
0.080
0.060
0.040
0.020
0.000

3.000

Herfinadahl
index
0.140

Australia
0.161

0.160
0.120

Mức độ tập trung nhập khẩu theo đối tác

Philippines
0.103
Vietnam
0.068
S. Africa
0.045
4.000

0.100

Korea
0.095
Japan
Indonesia
0.089
0.071

Russia
0.054

India
0.041

Vietnam
0.125

0.120

0.080

USA
0.073

0.060

5.000
6.000
7.000
Ln (2013 exports, cif, nominal US$)

S. Africa, 0.057

0.040

Germany
0.042


0.020
0.000
3.000

8.000

4.000

Japan, 0.076

Indonesia,
0.075

Philippines,
0.066

Singapore,
0.061

China, 0.04
India, 0.042 Germany, 0.042

5.000
6.000
7.000
Ln (2013 imports, cif, nominal US$)

8.000

Nguồn: Các tác giả ước tính theo số liệu 2013 của COMTRADE (UN)


I.2.6.2. Thương mại dịch vụ tuy ở mức còn nhỏ nhưng có tiềm năng
19. Thương mại dịch vụ mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kết quả ngoại thương của Việt
Nam: Năm 2013, xuất khẩu (các khoản thu) dịch vụ thương mại chiếm khoảng 7,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; và nhập khẩu (các khoản thanh toán) dịch vụ thương mại chiếm
8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Hình 1.13).
Hình 1.13: Tổng giá trị thương mại dịch vụ
Tổng giá trị thương mại dịch vụ
(Tỷ đô la)

150
100
50
0
-50
-100

4
-1
M

13

10

20

12
20


11
20

10
20

09
20

08
20

07

06

20

20

20

05

-150

Xuất khẩu

Nhập khẩu


Cán cân thương mại

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

20. Xuất khẩu dịch vụ liên quan tới du lịch chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam trong khi vận tải và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chiếm 62% giá trị nhập khẩu dịch
vụ. Việt Nam tiếp đón 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2013 và 6,6 triệu lượt khách trong 10
tháng đầu năm 2014, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (Hình 1.14). Du khách từ Trung Quốc, Hàn


23

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Quốc, Nhật Bản, Cam-pu-chia, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga chiếm gần 60% tổng số du khách nước
ngoài tới Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại năm 2014. Việt Nam có khả năng thu hút thêm nhiều
du khách do giàu tiềm năng trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa chất lượng
cung cấp dịch vụ. Nếu có thể làm được điều này, xuất khẩu dịch vụ có thể chiếm tỷ trọng cao hơn
trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.
Hình 1.14: Khách quốc tế và ước thu từ dịch vụ du lịch
Xuất khẩu dịch vụ
7%

Nhập khẩu dịch vụ
21%

Khách quốc tế đến Việt Nam
(triệu lượt)

8


6

17%

72%
62%

Vận tải

Thu từ dịch vụ du lịch (tỷ USD)

6

21%

Du lịch

8

Các dịch vụ khác

4

4

2

2


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

0

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

I.3. Chương trình cải cách cơ cấu
I. 3.1. Các Biện Pháp Cải Cách Nhằm Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh
21. Đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia cho thấy Việt Nam đang tụt lại phía sau so
với các nền kinh tế tương đương. Thứ hạng của Việt Nam trong khảo sát Môi trường Kinh doanh đã
tụt từ vị trí 72 năm 2014 xuống vị trí 78 năm 20157 trong số 189 nền kinh tế.8 Chỉ số năng lực cạnh
tranh quốc gia của Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của các quốc gia ASEAN-4 do những cải
thiện chậm chạp về khung thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh (Hình 1.15). Bên cạnh đó
là những tồn tại liên quan tới thành lập doanh nghiệp, thời gian nộp thuế, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư,
tiếp cận điện năng và xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Bắt đầu báo cáo Môi trường Kinh doanh năm nay (2015), xếp hạng dựa trên khoảng cách tới điểm cao nhất thay vì xếp
hạng theo bách phân vị (nhóm 25%).
8
Điểm xếp hạng của Việt Nam chỉ tăng ở mức khiêm tốn từ 64,1 điểm theo Khảo sát Môi trường Kinh doanh 2014 lên
64,4 điểm năm 2015.
7


24

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


Hình 1.15: Xếp hạng Môi trường Kinh doanh
Xếp hạng chung
Malaysia

Xếp hạng theo khía cạnh đánh giá
Khởi nghiệp

2014

Thái Lan

Đăng ký tài sản

Xử lý vỡ nợ,
phá sản

72
78

Việt Nam

Cấp phép xây.....

Xin cấp điện

2015

Thực thi
hợp đồng


Philippines

Vay vốn

Thương mại
Indonesia

Bảo vệ nhà đầu tư
Nộp thuế

0

38

76

113

151

189

Việt Nam

ASEAN-4 (Trung bình)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2015. ASEAN-4 bao gồm In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan

22. Tuy nhiên, trong năm 2014 Chính phủ đã đưa ra một loạt biện pháp quan trọng để cải thiện
môi trường và điều kiện kinh doanh nhưng chưa được phản ánh trong xếp hạng Môi trường Kinh

doanh mới nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 (ngày 18 tháng 3 năm 2014) ưu tiên rút ngắn
thời gian xử lý và hoàn thiện thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí hành chính, tăng cường tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước (Hộp 1). Luật Phá sản (sửa đổi) được
thông qua vào tháng 7 năm 2014 là một nỗ lực khác của Chính phủ nhằm cải thiện khung pháp lý cho
các doanh nghiệp. Đạo luật này đã đưa vào những thông lệ quốc tế bao gồm sự ra đời của các doanh
nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Hai đạo luật quan trọng khác là Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư(sửa đổi) cũng đã được Quốc Hội thông qua vào tháng 11 năm 2014. Những đạo luật này được kỳ
vọng sẽ cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp và cụ thể là DNNN, gỡ bỏ gánh
nặng hành chính và cấp phép, làm rõ tiêu chí áp dụng đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
cũng như mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho khu vực tư nhân.


×