Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Dự án Trồng rừng ngập mặn , giảm thiểu rủi ro thảm họa, giai đoạn 2011 -2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 55 trang )

Tăng cường sự bền vững
và giảm rủi ro thảm họa
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
Dự án Trồng rừng ngập mặn-Giảm thiểu
rủi ro thảm họa, giai đoạn 2011 -2015

HàTrang
Nội| 02013


MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO ................................................................................................................................................. 1
PHẦN 1 - BỐI CẢNH ................................................................................................................................................ 4
1 MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ .......................................................................................................................... 4
2 GIỚI THIỆU DỰ ÁN ............................................................................................................................................ 4
3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ................................................................................................................................ 5
PHẦN 2- PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN ........................................................................................................ 9
4 TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ VÀ KHÓ KHĂN ..................................................................................................................... 9
Tiến độ ............................................................................................................................................................... 9
Các kết quả ....................................................................................................................................................... 12
5 SỰ CẦN THIẾT VÀ PHÙ HỢP ............................................................................................................................ 16
Phù hợp với Chiến lược quốc gia về TM/GRRTH .............................................................................................. 16
Phù hợp trong lựa chọn mục tiêu và thiết kế dự án ........................................................................................ 16
6 HIỆU SUẤT ....................................................................................................................................................... 17
7 HIỆU QUẢ ........................................................................................................................................................ 18
Hoạt động trồng, bảo vệ RNM và RPH đầu nguồn ........................................................................................... 18
Hoạt động sinh kế ............................................................................................................................................ 21
Hoạt động GNRRTH .......................................................................................................................................... 22
Hoạt động quản lý chương trình ...................................................................................................................... 24
8 ĐỘ BAO PHỦ ................................................................................................................................................... 25
9 TÍNH BỀN VỮNG .............................................................................................................................................. 25


Hoạt động trồng rừng ...................................................................................................................................... 25
Hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa............................................................................................................. 29
Xây dựng năng lực ............................................................................................................................................ 30
10 SỰ HÀI LÒNG CỦA ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI .................................................................................................. 30
Chính quyền các địa phương (kết quả định tính) ............................................................................................. 30
Hội Chữ thập đỏ địa phương (kết quả định tính)............................................................................................. 30
Người dân cộng đồng (kết quả định lượng) ..................................................................................................... 31
11 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................. 31
Kiến thức về rừng, trồng và bảo vệ rừng/RNM ................................................................................................ 31
Quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương.............................................................................................................. 34
Kiến thức về thiên tai của người dân ............................................................................................................... 34
Phòng ngừa và ứng phó với thiên tai ............................................................................................................... 35
Hệ thống cảnh báo và ứng phó với thiên tai tại địa phương ........................................................................... 36
Kiến thức về BĐKH ........................................................................................................................................... 38
Hiểu biết về kế hoạch giảm nhẹ thiên tai ở địa phương .................................................................................. 40
PHẦN 3- KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................................................ 42
12 CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................................... 42
Tiến độ ............................................................................................................................................................. 42
Tài chính ........................................................................................................................................................... 42
Nguồn nhân lực ................................................................................................................................................ 42
Phạm vi dự án................................................................................................................................................... 42
13 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ........................................................................................... 43
Chiến lược rút lui sau 2015 .............................................................................................................................. 43
14 CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG BỀN VỮNG ...................................................................................................... 44
15 HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU RỦI RO THẢM HỌA................................................................................................ 45
Đưa kết quả đánh giá VCA vào trong kế hoạch PTKT-XH của địa phương ....................................................... 45
Diễn tập phòng ngừa thảm họa ....................................................................................................................... 45
Truyền thông về GRRTH và thích ứng BĐKH .................................................................................................... 45
Các tiểu dự án giảm nhẹ ................................................................................................................................... 45
16 ĐỀ XUẤT VỚI CHỮ THẬP ĐỎ ........................................................................................................................... 46

Chữ thập đỏ Việt Nam...................................................................................................................................... 46
Hội CTĐ Nhật Bản ............................................................................................................................................. 46
Hiệp hội CTĐ Quốc tế ....................................................................................................................................... 46

Trang | 1


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ActMang

Tổ chức Hành động phục hồi Rừng ngập mặn

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQLDA

Ban Quản lý dự án

CTĐ

Chữ thập đỏ

Đề án 1002

Đề án Nâng cao nhận thức cộng và Quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng

GRRTH


Giảm thiểu rủi ro thảm họa

IFRC

Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế

PNTH

Phòng ngừa thảm họa

PTKT-XH

Phát triển Kinh tế-Xã hội

QLTHDVCĐ

Quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng

RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

RRTH

Rủi ro thảm họa


TM/GRRTH

Dự án Trồng RNM/Giảm thiểu rủi ro thảm họa

VCA

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng

Trang | 2


TÓM TẮT BÁO CÁO
1.208.130 USD
Tổng các khoản chi
của chương trình
2011 – 6/2013

90,6 ha
Tổng diện tích RNM
được trồng mới

8.206 ha
Ước tính diện tích
RNM được chăm
sóc và bảo vệ

25,6 ha
Tổng diện tích RPH
đầu nguồn được

trồng mới thí điểm

109.171
Tổng số đối tượng
hưởng lợi trực tiếp
từ hoạt động nâng
cao năng lực các xã

56
Số xã được tập huấn
về sinh kế

Báo cáo này nêu lên những phát hiện, phân tích trong giai đoạn giữa kỳ của dự án từ
tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 và các kiến nghị chính cho 2 năm tiếp theo
của dự án. Dự án Trồng rừng ngập mặn-Giảm thiểu rủi ro thảm họa từ năm 2011 đến
năm 2015 được thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Việt Nam dưới nguồn tài trợ của Hội
chữ thập đỏ Nhật Bản. Tổng số 1.208.130 USD đã được sử dụng cho các hoạt động
trồng rừng, phòng ngừa thảm họa và nâng cao nhận thức tại 346 cộng đồng thuộc 10
tỉnh dư án.
Trong giai đoạn 2011-2013, dự án đã thực hiện các hoạt động chăm sóc, trồng mới và
trồng bổ sung cho cả hai diện tích rừng ngập mặn (RNM) và rừng phòng hộ (RPH) đầu
nguồn. Kết quả đã quản lý, chăm sóc và bảo vệ 8.206ha RNM, trồng mới được 90,6ha
RNM, trồng mới 25,6ha tại 2 tỉnh mới là Hòa Bình và Vĩnh Phúc, đạt 25,6% so với kế
hoạch trồng mới 100ha. Vai trò của RNM trong bảo vệ bờ biển và đem lại sinh kế ổn
định cho người dân vùng RNM đã được minh chứng rõ ràng trong thời gian qua.
Về tiến độ của chương trình, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đã tích cực triển khai thực
hiện kế hoạch của dự án trong hơn 2 năm vừa qua, tuy nhiên có một số hoạt động còn
chậm so với kế hoạch ban đầu như trong sáu tháng đầu năm 2011 và sáu tháng đầu
năm 2013. Các báo cáo tài chính cho thấy tiến độ giải ngân đạt 100% trong năm tài
chính. Bên cạnh đó dự án án hầu hết đã đạt được/gần đạt được các chỉ tiêu so với

mục tiêu đề ra.
Về sự cần thiết và phù hợp của chương trình, báo cáo cho thấy rằng dự án được thiết
kế phù hợp với các chiến lược của Chính phủ về trồng RNM góp phần giảm rủi ro thảm
họa (GRRTH) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh đó dự án cũng phù
hợp khi lựa chọn mục tiêu và thiết kế dự án. Tất cả các mục tiêu của chương trình
được đánh giá là rất cần thiết với những xã có nguy cơ cao, những xã ven biển và xã
miền núi chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Về hiệu suất của chương trình, kết quả thứ nhất về trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng
một cách bền vững chiếm 6,8% tổng số toàn bộ chi phí của dự án để chăm sóc và trồng
mới rừng. Về nâng cao năng lực các xã dự án để có thể tự bảo vệ trước RRTH và tác
động BĐKH chiếm 93,2% tổng số toàn bộ chi phí của dự án để tăng cường năng lực
của 193 xã và cho 109.171 người hưởng lợi trực tiếp. Về chi phí hành chính cho chương
trình bao gồm cả chi phí của Hiệp hội, BQLDA của Trung ương Hội và các Tỉnh hội chiếm
31,5% của toàn bộ chi phí dự án (cao hơn gần 2% so với giai đoạn trước 2006-2010).
Xét về tính hiệu quả, báo cáo chỉ ra rằng chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 đã thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ diện tích RNM trồng của dự án đến hết Giai đoạn 3 (2005-2010).
Trong chu kỳ đầu của giai đoạn này, dự án đã tiến hành trồng mới và trồng dặm 90,6
ha RNM và trồng mới 25,6 ha RPH đầu nguồn. Hiện dự án tham gia quản lý và bảo vệ
khoảng 8.206 ha diện tích RNM, diện tích RNM này đã đem lại hiệu quả tổng hợp tích
cực cho địa phương trong vai trò bảo vệ bờ biển, giảm thiểu những thiệt hại do bão
gió gây ra, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo lập sự yên tâm về tinh thần
cho cộng đồng trước nhiều cơn bão mạnh. Về hoạt động sinh kế, dự án đã tổ chức tập
Trang | 1


huấn về sinh kế cho 56 xã với 1.400 người dân tham gia. Mô hình nuôi trồng thủy sản
kết hợp với trồng rừng trở nên tương đối phổ biến ở một số địa phương. Hoạt động
GNRRTH, dự án đã tổ chức được 101 khóa tập huấn tại 101 xã dự án, với tổng cộng
2.458 người dân tham gia nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về GRRTH và thích
ứng BĐKH, cải thiện công tác lập kế hoạch Phòng ngừa thảm họa (PNTH) của chính

quyền địa phương để sẵn sàng ứng phó với thảm họa. Bên cạnh đó dự án đã triển khai
đánh giá VCA tại 80 xã, 35 tiểu dự án giảm nhẹ, 37 cuộc diễn tập ứng phó, thành lập
32 đội ứng phó thảm họa cộng đồng. Hoạt động PNTH cũng đã được triển khai tại 14
trường học và truyền tại cộng đồng thông qua truyền thông trên các phương tiên
thông tin đại cho cho hàng chục triệu người dân. Về hoạt động quản lý chương trình,
dự án đã tổ chức được rất nhiều các hoạt động xây dựng năng lực cho hàng trăm lượt
cán bộ Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) ở các cấp về nhiều chủ đề khác nhau. Bên cạnh đó dự
án đã có một lượng không nhỏ cán bộ liên tục trực tiếp tham gia và lãnh đạo từ cấp
cơ sở đến Trung ương. Đây là lực lượng được đào tạo và có kinh nghiệm đồng thời
cùng là lực lượng nòng cốt hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện dự
án.

101

Xét về độ bao phủ của chương trình, tính đến hết tháng 6 năm 2013 tổng số đối tượng
hưởng lợi trực tiếp từ dự án là 112.737 người và hàng triệu người hưởng lợi gián tiếp
từ các hoạt động của dự án. Trong Giai đoạn 4, 163 xã trên tổng số 356 xã dự án chỉ
có các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng (chiếm 46%). Số
xã thực hiện ít nhất một hoạt động dự án không kể hoạt động truyền thông là 193 xã
tương ứng với 54%. Tỉnh cho đến nay, có 4 xã được triển khai cả 10 hoạt động của dự
án (chiếm 8%) và có tới 61 xã chỉ có 1 hoạt động (chiếm 32%).

Đội ứng phó thảm
họa cộng đồng

Xét về tính bền vững của dự án, báo cáo cho thấy vai trò của RNM trong bảo vệ bờ
biển và đem lại sinh kế ổn định cho người dân vùng RNM đã được minh chứng rõ ràng
trong thời gian qua và đã được sự hậu thuẫn tích cực của chính quyền địa phương.
Phần lớn lãnh đạo chính quyền của các địa phương trong vùng dự án đã cam kết không
chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở những vùng đang có RNM. Thêm vào đó nhiều

vùng ven biển Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, quỹ
dành cho các dự án phát triển RNM. Về nội dung giảm thiểu rủi ro thảm họa, hợp phần
này của Giai đoạn 4 hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Đề án 1002 của Chính phủ.
Do vậy khi dự án TM/GRRTH kết thúc nhờ những thỏa thuận mà Hội CTĐ Việt Nam đã
đạt được với Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh để triển khai các hoạt động QLTHDVCĐ
thì khả năng duy trì bền vững các kết quả của dự án là hoàn toàn khả thi. Về nội dung
xây dựng năng lực, giai đoạn 4 đã tiếp tục tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên
nguồn của Hội CTĐ về PNTH, nhóm hướng dẫn đánh giá VCA. Đội ngũ cán bộ CTĐ này
sẽ đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động đang triển khai của dự án và có cơ hội tham
gia vào các hoạt động trong triển khai Đề án 1002, các dự án của các tổ chức quốc tế
về QLTHDVCĐ và dự án trồng RNM của Bộ NN&PTNT.
Các thách thức đối với dự án về các hoạt động trồng và bảo vệ rừng báo cáo cho thấy
nhiều diện tích RNM bị thoái hóa do chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, thời gian
quy định cơ chế cho bảo vệ RPH đầu nguồn, RPH không còn là ưu tiên hàng đầu của
Chính phủ trong giai đoạn này sẽ là thách thức khi dự án kết thúc trong việc duy trì các
hoạt động bảo vệ phát triển RNM và trồng RPH đầu nguồn. Về nội dung GRRTH, các
thách thức đối với dự án được thể hiện trong việc đảm bảo tiến độ đánh hết các xã
còn lại của dự án. Huy động các nguồn vốn đối ứng để thực hiện các tiểu dự án giảm
Trang | 2

Khóa tập huấn về
GNRRTH

80
Xã được đánh giá
VCA

35
Tiểu dự án giảm nhẹ


37
Cuộc diễn tập ứng
phó

32

32.000.000
Ước tính số đối
tượng hưởng lợi
gián tiếp từ các hoạt
động truyền thông
đại chúng nâng cao
nhận thức cộng
đồng về GRRTH


nhẹ cũng là một thách thức đới với địa phương. Đối với hoạt dộng xây dựng năng lực,
dự án gặp khó khăn về nguồn nhân lực dự án do có sự biến động nhân lực, kiêm nhiệm,
luân chuyển cán bộ.
Năm khuyến nghị mang tính chiến lược được đưa ra trong đó đều có những ý kiến
đóng góp về mặt kỹ thuật. Những khuyến nghị này bao gồm: Một là về quản lý chương
trình, trong đó đề cập đến các nội dung về tiến độ, tài chính, nguồn nhân lực và phạm
vi dự án. Hai là khuyến nghị về xây dựng chiến lược phát triển bền vững, bao gồm
chiến lược rút lui của dự án sau 2015 trong đó trình bày về các yếu tố nội tại và các
yếu tố bên ngoài của dự án. Ba là khuyến nghị về chăm sóc và bảo vệ rừng bền vững,
trong đó đề cấp đến việc xây dựng cơ sở pháp lý hướng dẫn bảo vệ và phát triển RNM,
khởi động lại hoạt động nghiên cứu, tối ưu hóa vai trò của chính quyền địa phương,
chiến dịch tổng truyền thông sâu rộng trong cộng đồng và chính quyền cơ sở. Bốn là
khuyến nghị về hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa, bao gồm các nội dung về đưa
kết quả đánh giá VCA vào trong kế hoạch PTKT-XH của địa phương, diễn tập phòng

ngừa thảm họa, truyền thông về GRRTH và thích ứng BĐKH, các tiểu dự án giảm nhẹ.
Năm là đề xuất với chữ thập đỏ các cấp bao gồm đề xuất với Chữ thập đỏ Việt Nam,
Hội CTĐ Nhật Bản và Hiệp hội CTĐ Quốc tế.

Trang | 3


PHẦN 1 - BỐI CẢNH
1 MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của Đánh giá giữa kỳ Dự án Trồng rừng ngập mặn và Giảm thiểu rủi ro
thảm họa (TM/GRRTH) là đưa ra những phát hiện và đề xuất để Hội CTĐ Việt Nam,
Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC), Hội CTĐ Nhật Bản (JRC) và
các cộng đồng tham gia xem xét, điều chỉnh các hoạt động của dự án trong các năm
còn lại (2014 và 2015) nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, hoạt động như được
nêu trong Đề xuất 5 năm của dự án, hoặc điều chỉnh bản Đề xuất dự án nếu cần thiết.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của Đánh giá giữa kỳ gồm:
1.
2.
3.
4.

Đánh giá tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án và kết quả đạt được;
Đánh giá sự hài lòng của đối tượng hưởng lợi;
Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của các nhóm đối tượng đích;
Rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị.

2 GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Dự án TM/GRRTH của Hội CTĐ Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 đến nay. Giai đoạn 4

được thực hiện từ năm 2011 đến 2015 dưới sự tài trợ của Hội CTĐ Nhật Bản với tổng
số vốn dự kiến là 55 tỷ VND (215 triệu Yên Nhật Bản). Trong Giai đoạn 4 dự án sẽ tiếp
tục hỗ trợ 346 cộng đồng (xã) dễ bị tổn thương tại 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng
Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và
mở rộng sang 10 xã tại 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Hòa Bình và Vĩnh Phúc. 150 xã tại
10 tỉnh sẽ nhận được sự hỗ trợ cao về kỹ thuật và tài chính để trở thành các cộng đồng
an toàn và phục hồi nhanh với thảm họa.
Giai đoạn 4 của dự án gồm 3 hợp phần chính: (1) Quản lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ
biến đổi khí hậu (BĐKH); (2) Phòng ngừa thảm họa (PNTH) và thích ứng BĐKH; (3) Xây
dựng năng lực Hội CTĐ Việt Nam.
Hợp phần 1- Quản lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ BĐKH: Trong hợp phần này các nhóm
quản lý và bảo vệ rừng được thành lập và hỗ trợ kỹ thuật ở từng xã dự án để thiết kế
và thực hiện các kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng bền vững trên cơ sở có sự tham gia
xây dựng kế hoạch của cộng đồng. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật để trồng lại rừng già
cỗi, trồng dặm, trồng mới để tăng tỉ lệ cây sống, tối đa hóa các lợi ích kinh tế từ rừng
nhằm bảo tồn và đa dạng sinh học. Tại 2 tỉnh mới sẽ tập trung vào việc bảo vệ RPH
hiện có và trồng thí điểm một số diện tích mới. Vận động chính quyền để đảm bảo có
quyền sử dụng đất trồng rừng.
Hợp phần 2- Phòng ngừa thảm họa và thích ứng BĐKH: Tập trung nâng cao khả năng
phòng ngừa và giảm nhẹ của các xã dự án chống lại tác động của thảm họa và BĐKH.
Nâng cao nhận thức cộng đồng và Chính quyền địa phương thông qua tập huấn và tập
Trang | 4

10
Số tỉnh dự án Giai
đoạn 4; trong đó có
8 tỉnh ven biển và 2
tỉnh miền núi phía
Bắc


356
Tổng số cộng đồng
(xã) dự kiến được
hưởng lợi trong Giai
đoạn 4 của dự án


huấn nhắc lại/cập nhật về QLRRTH và BĐKH. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
khả năng (VCA), phục vụ cho việc lập kế hoạch PNTH và thích ứng với BĐKH của các xã
dự án. Thành lập các đội tình nguyện viên ứng phó thảm họa tại cộng đồng, cung cấp
trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền và cảnh báo sớm.
Hợp phần 3- Xây dựng năng lực Hội CTĐ Việt Nam: Chú trọng tăng cường năng lực
của Hội CTĐ Việt Nam các cấp thông qua các hoạt động tập huấn về lập kế hoạch giám
sát, quản lý dự án, quản lý tình nguyện viên, gây quỹ, v.v.

3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Hoạt động đánh giá giữa kỳ được tiến hành theo các bước sau: Chuẩn bị đánh giá; Thu
thập số liệu; Phân tích số liệu; Viết báo cáo. Nghiên cứu đánh giá giữa kỳ sử dụng cả
hai phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Dựa trên các
mục tiêu dự án và thông tin thu thập được từ nghiên cứu tài liệu, bộ công cụ khảo sát
bao gồm bộ câu hỏi cấu trúc được xây dựng cho phương pháp định lượng và hướng
dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng cho phương pháp định tính.
Chuẩn bị
Nhóm tư vấn nghiên cứu tài liệu của dự án bao gồm các tài liệu dự án có liên quan
như văn kiện dự án, các báo cáo tiến độ, kế hoạch hàng năm của dự án. Sau đó bộ
công cụ khảo sát đã được xây dựng dựa trên các mục tiêu của dự án và thông tin thu
thập được trong quá trình nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Các công cụ khảo sát định lượng
sẽ được chuyển vào máy tính bảng có sử dụng phần mềm thu thập dữ liệu. Điều này
có nghĩa rằng thu thập số liệu và nhập dữ liệu sẽ được tiến hành cùng một lúc. Sau khi
tiến hành khảo sát thực địa, các thông tin thu thập được nhập vào chương trình thống

kê để phân tích và viết báo cáo.
Trên cơ sở mục tiêu của nghiên cứu đánh giá giữa kỳ cộng với thông tin từ nghiên cứu
tài liệu, nhóm tư vấn đã xây dựng một khung logic với các mục tiêu, các chỉ số, và các
giả thiết. Khung logic bao gồm nhiều khía cạnh của dự án bao gồm: sự tác động, tính
hiệu quả, tính hiệu suất, sự phù hợp và bền vững của dự án.
Bảng hỏi định lượng được thiết kế để thu thập số liệu từ các hộ gia đình trong địa bàn
dự án. Bảng hỏi này gồm 97 câu hỏi trắc nghiệm cho các hộ trồng rừng và khuyến
khích trồng, quản lý và bảo vệ rừng; đánh giá sự hài lòng của họ đối với sự hỗ trợ của
dự án; khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của người dân trong khu vực dự
án về GRRTH và BĐKH. Bảng hỏi ban đầu được xây dựng dài hơn nhưng đã được điều
chỉnh sau ngày phỏng vấn đầu tiên. Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng
được xây dựng trên cơ sở thu thập thông tin từ phía cán bộ CTĐ các cấp và người dân
cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu của AMDI đã xây dựng một kế hoạch khảo sát thực địa chi tiết, trong
đó nêu cụ thể thời gian tiến hành khảo sát định lượng và định tính ở mỗi địa bàn ở 6
tỉnh, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân tại thực địa. AMDI đã phối
hợp chặt chẽ với các cán bộ dự án, đặc biệt là các cán bộ CTĐ địa phương để xây dựng
một kế hoạch hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả khảo sát cao nhất. Kế hoạch cũng
được gửi đến các cán bộ đầu mối ở mỗi tỉnh để góp ý trước khi tiến hành khảo sát.

Trang | 5


Mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu khảo sát, nhóm tư vấn sử dụng công thức Cochran để ước tính cỡ
mẫu khảo sát. Nhóm khảo sát đưa ra cỡ mẫu với mức độ tin cậy 95% và biên độ sai số
cho phép 10%. Với tổng số hộ hưởng lợi từ chương trình là 23.000 hộ, cỡ mẫu cho
nhóm hộ mục tiêu được tính từ hai công thức trên là 200 hộ.
Do phương pháp lấy mẫu theo nhóm được sử dụng để lựa chọn các hộ gia đình phỏng
vấn nên cỡ mẫu được điều chỉnh tương ứng. Nhằm tránh khả năng mất hiệu quả lấy

mẫu, hiệu quả thiết kế (D) được thêm vào công thức để điều chỉnh cỡ mẫu (Magnani
1997). Hiệu quả thiết kế 1.5 thường được chấp nhận do đó cỡ mẫu thiết kế của hộ gia
đình khảo sát là (1.5*200) = 300 hộ.
Trong khảo sát, phương pháp lẫy mẫu theo cụm nhiều giai đoạn được sử dụng.
Phương pháp lấy mẫu được tiến hành theo quy trình: 1. Xác định cụm và cỡ mẫu mỗi
cụm; 2. Lựa chọn huyện và xã; 3. Lựa chọn hộ. Nếu xét về phương diện độ chính xác
lấy mẫu thì cụm nhỏ sẽ được ưu tiên hơn cụm lớn. Một quy tắc chung là lựa chọn
không quá 40-50 hộ mỗi cụm là tương đối an toàn. Số lượng cụm được lựa chọn càng
nhiều cụm thì càng có ý nghĩa (Magnani 1997). Với thời gian và ngân sách của dự án,
nhóm tư vấn lựa chọn 24 cụm để khảo sát hộ gia đình, mỗi cụm là một xã.
Ảnh 1: Bản đồ các các địa bàn khảo sát

Việc lựa chọn các địa bàn khảo sát về cơ bản nhóm tư vấn chọn lựa theo ý kiến đề xuất
của Hiệp hội trong đó có 12 xã tại 7 huyện thuộc 6 tỉnh dự án bao gồm: 4 tỉnh trồng
RNM (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa) và 2 tỉnh trồng RPH (Vĩnh Phúc,
Hòa Bình). Tại các huyện nghiên cứu nhóm tư vấn chọn một xã thực hiện nhiều hoạt
động và một xã thực hiện một số hoạt động. Việc lựa chọn hộ gia đình phỏng vấn
được, trưởng xã đưa các khảo sát viên đến điểm trung tâm của xã, tại điểm này khảo
Trang | 6


sát viên lựa chọn hướng đi và cách ba nhà lại vào một nhà. Trường hợp hộ gia đình
lựa chọn không có nhà, khảo sát viên sang nhà bên cạnh để phỏng vấn. Quy trình được
lặp lại đến khi đủ số hộ cần khảo sát.
Thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu được thực hiện thông qua phỏng vấn bảng hỏi đối với các hộ gia đình
như đã nêu trên. Bên cạnh đó, nhóm tư vấn đã tiến hành thu thập số liệu để tìm hiểu
về khả năng chính quyền địa phương về bảo vệ và quản lý RNM và GRRTH và BĐKH.
Tám (8) cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với Hội CTĐ Việt Nam, IFRC, Tổng cục Lâm
nghiệp- Bộ NN&PTNT, Trung tâm Phòng tránh Giảm nhẹ Thiên tai (DMC)-Bộ

NN&PTNT, 4 Hội CTĐ quốc gia (Đức, Úc, Mỹ, Hà Lan). Sáu (6) cuộc thảo luận nhóm với
các bên liên quan cấp tỉnh gồm BQLDA, Hội CTĐ Tỉnh, đại diện ban Chỉ huy PCLB, đại
diện Chi cục Lâm nghiệp. Mười hai (12) cuộc thảo luận nhóm với các bên liên quan cấp
xã gồm BQLDA, Hội CTĐ, đại diện ban Chỉ huy PCLB, hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn
Thanh niên, giáo viên, thành viên đội bảo vệ rừng, thành viên đội ứng phó thảm họa
cộng đồng và người dân. Tổng số người đã tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
là 105 người.

305
Tổng số người dân
được phỏng vấn
bằng bảng hỏi

Trên thực tế, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát được 305 hộ dân và số lượng các hộ
gia đình theo các địa bàn mỗi xã được điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế ở mỗi địa
phương tuy nhiên vẫn đảm bảo số lượng hộ được khảo sát trên mỗi tỉnh là tương bằng
nhau. Bảng 1 dưới đây sẽ thống kê chi tiết số lượng người tham gia phỏng vấn bảng
hỏi theo các địa bàn khảo sát.
Bảng 1: Số lượng người tham gia phỏng vấn bảng hỏi

6
Tổng số thảo luận
nhóm được tiến
hành tại 6 tỉnh

12
Tổng số thảo luận
nhóm được tiến
hành tại 12 xã


8
Tổng số phỏng vấn
sâu được tiến hành
tại cấp Trung ương

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tỉnh/ Thành
phố

Huyện/ Thị

Xã/phường

Số mẫu

Quảng Ninh


Quảng Yên
(Yên Hưng)

Hải Phòng

Dương Kinh
Kiến Thụy

Thái Bình

Tiền Hải

Thanh Hóa

Nga Sơn

Hòa Bình

Tân Lạc

Vĩnh Phúc

Lập Thạch

Tổng cộng

7

Hà An
Liên Vị

Tân Thành
Đại Hợp
Nam Hưng
Nam Thịnh
Nga Lĩnh
Nga Tân
Mãn Đức
Tử Nê
Liễn Sơn
Ngọc Mỹ
12

27
25
26
24
26
24
18
33
26
26
24
26
305

Trang | 7


Bảng 2: Số phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm

STT

Cấp

Phỏng vấn
sâu

Thảo luận nhóm

Số người tham
gia

1

Trung ương

8

0

8

2

Tỉnh

0

6


11

3

Xã/phường

0

12

86

5

Tổng

8

18

105

Ảnh 2: Thảo luận nhóm chính quyền địa phương

Phân tích số liệu
Thông tin định lượng thu được từ khảo sát hộ gia đình được xử lý và phân tích bằng
phần mềm SPSS, STATA. Số liệu thống kê về các đối tượng hưởng lợi và tài chính được
tổng hợp và phân tích bằng Excel. Thông tin định tính từ các cuộc phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm đều được ghi âm và giải băng sau khi khảo sát để phục vụ việc phân
tích và viết báo cáo.


Trang | 8


PHẦN 2
PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN
4 TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ VÀ KHÓ KHĂN
Giai đoạn 4 của dự án TM/GRRTH đã tiếp thu các khuyến nghị trong 2 báo cáo đánh
giá giai đoạn trước là Báo cáo “Phá vỡ con sóng” (2010) và Báo cáo “Trồng bảo vệ”
(2011). Các khuyến nghị đã được cụ thể hóa trong thiết kế dự án và triển khai các hoạt
động của Giai đoạn 4. Cụ thể là Giai đoạn 4 đã bước đầu thực hiện thành công các
hoạt động theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2011-2013 trong cả 3 hợp phần: 1. Quản
lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ BĐKH; 2. PNTH và thích ứng BĐKH; 3. Xây dựng năng lực
hội CTĐ Việt Nam. Cụ thể:

Tiến độ thực hiện
kế hoạch đến hết
tháng 6 năm
2013
25,6 ha
Diện tích RPH đầu
nguồn trồng mới
(đạt
25,6%
kế
hoạch)

1.208.130 USD
Tổng kinh phí dự án
đã giải ngân (đạt

100% kế hoạch)

1. Mục tiêu trồng và bảo vệ RNM/Giảm nhẹ BĐKH: Dự án đã tập trung vào hoạt
động quản lý và bảo vệ bền vững thay vì trồng mới, mở rộng diện tích. Đối với
mục tiêu trồng RPH, hiện vẫn còn sớm để đánh giá tác động và tính bền vững
của hoạt động này.
2. Mục tiêu GNRRTH: Dự án đã thực hiện một cách toàn diện với nhiều hoạt động
tại hầu hết các xã như đào tạo, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả
năng, diễn tập, truyền thông, các tiểu dự án giảm nhẹ, PNTH trong trường học,
v.v.
3. Mục tiêu thích ứng BĐKH: Dự án chưa thực sự tập trung vào các hoạt động
thích ứng BĐKH như được nêu trong dự án. Hầu hết các hoạt động mới chỉ
dừng ở mức đào tạo cho cán bộ chính quyền mà chưa có sự lồng ghép vào
đánh giá VCA, chưa thực hiện lập kế hoạch thích ứng BĐKH và các kịch bản.
4. Mục tiêu xây dựng năng lực cho Hội CTĐ Việt Nam: Dự án đã thực hiện khá
toàn diện các hoạt động xây dựng năng lực ở cả 4 cấp Hội; tập trung vào xây
dựng năng lực cho các cán bộ trong Ban quản lý dự án (BQLDA) của Trung ương
Hội và các tỉnh Hội, bắt đầu triển khai các hoạt động xây dựng năng lực cho
CTĐ cấp huyện và xã.

Tiến độ
[4-1] Trong hơn 2 năm vừa qua, BQLDA đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch của
dự án tuy nhiên có một số hoạt động còn chậm so với kế hoạch ban đầu như trong sáu
tháng đầu năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2011 tiến độ thực hiện
các hoạt động chậm do mất nhiều thời gian cho việc khởi động dự án, đánh giá ban
đầu và kết nạp hai tỉnh mới tham gia dự án (Hòa Bình và Vĩnh Phúc). Hội CTĐ cơ sở
(huyện và xã) tổ chức Đại hội 5 năm cũng là một nguyên nhân dẫn đến dự án chậm
tiến độ. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tiến độ thực hiện các hoạt động cũng chậm hơn
so với kế hoạch đề ra ví dụ như: tiểu dự án giảm nhẹ mới chỉ đạt 16%, hoạt động diễn
tập đạt 7%, và hoạt động đào tạo GRRTH và thích ứng BĐKH cho giáo viên đạt 12%.

Diện tích RPH đầu nguồn đến nay trồng mới được 25,6ha so với 100ha trong kế hoạch
(đạt 25,6%). (Nguồn: Các báo cáo tiến độ hàng năm của dự án).

Trang | 9


Tiến độ giải ngân: [4-2] Qua nghiên cứu các báo cáo tài chính của IFRC gửi cho Hội CTĐ
Nhật Bản cho thấy 100% vốn tài trợ đã được chi tiêu hết trong năm tài chính. Tính đến
hết tháng 6/2013, dự án đã giải ngân được tổng số kinh phí là 1.208.130 USD. Duy
nhất có sự chậm trễ trong việc thanh quyết toán các khoản tạm ứng của Hội CTĐ các
tỉnh do sự hạn chế về năng lực lập kế hoạch và thanh toán tài chính của các kế toán
của BQLDA Tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ nhỏ do phải huy động sự
đóng góp từ cộng đồng và xây dựng năng lực lập kế hoạch cho cán bộ chữ thập đỏ xã.
Tiến độ thực hiện các chỉ tiêu: Phân tích các số liệu chỉ tiêu dựa trên kết quả khảo sát
hộ gia đình, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan và nghiên cứu tài liệu cho thấy hầu
hết các chỉ số đã đạt được/gần đạt được so với mục tiêu đề ra. Chi tiết được trình bày
trong bảng tổng hợp số liệu dưới đây.
Ảnh 3: Rừng ngập mặn vùng dự án

Trang | 10


Tỉ lệ đạt
Nguồn số
được
liệu
MỤC TIÊU 1: Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực quản lý rừng ngày càng hiệu quả và mở rộng hoạt động trồng rừng nếu phù hợp
và khả thi
Kết quả 1: Cộng đồng có kiến thức và kỹ năng tốt hơn trong việc quản lý và bảo vệ rừng/trồng rừng
Lãnh đạo các xã có kiến thức và kỹ năng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

75%
100%
PVS
Người dân các xã có kiến thức và kỹ năng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
75%
67%1
PVHGĐ
Người dân các xã, người khai thác tài nguyên rừng có kiến thức về một hay nhiều biện
75%
64%2
PVHGĐ
pháp sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững
Kết quả 2: Cộng đồng chủ động quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng, rừng trồng
Các xã dự án có nhóm tình nguyện chăm sóc và bảo vệ rừng hiệu quả
70%
14%
NCTL
Các xã dự án tích cực thực hiện kế hoạch quản lý rừng
90%
100%
PVS
Các xã dự án huy động các nguồn lực để bảo vệ rừng
20%
25%
PVS
Kết quả 3: Rừng trồng góp phần nâng cao sự an toàn và sinh kế tại các xã dự án
Diện tích rừng trồng tại tất cả các xã dự án không bị phá hoại hay thay đổi mục đích sử
75%
100%
PVS

dụng đất
Các hộ gia đình duy trì hay tăng thêm sản vật từ rừng được bảo vệ
50%
77%
PVHGĐ
MỤC TIÊU 2: Tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực các xã dự án để có thể tự bảo vệ trước RRTH và tác động BĐKH
Kết quả 1: Cộng đồng nâng cao kiến thức, kỹ năng và các biện pháp GRRTH và thích ứng BĐKH
Lãnh đạo xã được tăng cường kiến thức, kỹ năng GRRTH, thích ứng BĐKH
90%
100%
PVS
Người dân được tăng cường kiến thức, kỹ năng GRRTH, thích ứng BĐKH
90%
88%3
PVHGĐ
Giáo viên và học sinh xác định các thảm họa chính và rủi ro/tác động của BĐKH và mô
90%
Không KS
tả ít nhất một giải pháp giảm nhẹ
Kết quả 2: Các xã cảnh báo người dân, ứng phó hiệu quả và bảo vệ họ trước thảm họa và tác động BĐKH
Hệ thống cảnh báo sớm hoạt động hiệu quả và kết nối với cấp quốc gia
90%
100%4
PVS
Các xã dự án có kế hoạch quản lý thảm họa
100%
100%
PVS
Hộ gia đình các xã dự án có kế hoạch dự phòng
75%

90%
PVHGĐ
Số các tiểu dự án giảm nhẹ được thực hiện tại các xã
35
NCTL
Các tình nguyện viên CTĐ được tập huấn
100%
100%
PVS
Kết quả 3: Các xã có các nguồn lực tại chỗ bền vững hơn để ứng phó và PNTH hiệu quả
Các xã dự án có đủ các nguồn hàng cứu trợ khẩn cấp
60%
Không KS
MỤC TIÊU 3: Tăng cường năng lực của Hội CTĐ Việt Nam để xây dựng và thực hiện tốt những chương trình QLTHDVCĐ bền vững và
hiệu quả
Kết quả 1: Hội CTĐ VN có hệ thống và quy trình thiết kế thực hiện, hỗ trợ tài chính, giám sát hiệu quả bền vững để lập chương trình
QLTHDVCĐ
Cán bộ tài chính cấp Tỉnh, Huyện lập báo cáo chất lượng và đúng hạn
100%
70%
PVS
Các bộ dự án cấp Tỉnh, Huyện tăng kiến thức, kỹ năng soạn đề xuất dự án, lập kế hoạch,
50%
Chưa đạt
PVS
quản lý, giám sát dự án QLTHDVCĐ
Tăng so với
10 Tỉnh hội và cấp Huyện tăng khả năng hỗ trợ bằng tiền hay vật chất
Tăng 5-10%
PVS

GĐ trước 5
CTĐ Việt Nam các cấp vận động và điều phối tốt hơn với chính quyền các cấp và tổ chức
Không KS
quần chúng
Kết quả 2: Nâng cao uy tín của hội CTĐ VN là tổ chức hàng đầu trong quản lý thảm họa ở Việt Nam
Lãnh đạo xã hài lòng với sự giúp đỡ của CTĐ Việt Nam về QLTHDVCĐ
--100%
PVS
Số TNV CTĐ tham gia vào các hoạt động QLTHDVCĐ
Tăng 5-10%
Không KS
Ghi chú: PVS- Phỏng vấn sâu, NCTL- Nghiên cứu tài liệu, PVHGĐ- Phỏng vấn hộ gia đình, Không KS- Không Khảo sát
Chỉ tiêu

Kế hoạch

1

Thang điểm từ 0-4 cho 4 câu hỏi về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
Những người có khai thác nguồn lợi từ rừng/RNM biết ít nhất một biện pháp khai thác hợp lý
3
Tỉ lệ được tính theo số người trả lời đúng từ 5/11 câu trở lên đối với các câu hỏi liên quan đến kiến thức, kỹ năng về GRRTH
và BĐKH
4
Tất cả các xã đều có hệ thống cảnh báo sớm thô sơ (loa truyền thanh, biển báo,..), tuy nhiên chưa đủ thông tin để đánh giá
tính hiệu quả của việc kết nối với hệ thống cảnh báo quốc gia
5
GĐ trước (đóng góp bằng lương CB xã, huyện)
2


Trang | 11


Các kết quả
112.737

Hoạt động trồng rừng
Hợp phần trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng một cách bền vững là hoạt động trọng
tâm của dự án trong giai đoạn này. Dự án đã thực hiện các hoạt động chăm sóc, trồng
mới và trồng bổ sung cho cả hai diện tích RNM và RPH đầu nguồn. Tổng chi phí dành
cho hoạt động trồng rừng là 56.509 USD (chiếm 4,7% tổng kinh phí đã giải ngân của
dự án).
Rừng ngập mặn: Chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 dự án đã quản lý, chăm sóc và bảo vệ
8.206ha RNM, trồng mới được 90,6ha RNM. Cũng trong giai đoạn này, 42ha RNM
trồng trong năm 2011-2012 ở Ninh Bình bị chết do bão Sơn Tinh (năm 2012) nhưng
địa phương đã có kế hoạch trồng mới bổ sung 60ha vào các năm tiếp theo bao gồm
cả bền bù cho việc nâng cấp đê biển Bình Minh6. [4-3] Các Hội CTĐ địa phương đã chủ
động tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài dự án để mở rộng diện tích RNM. Ví dụ như
Quảng Ninh vận động trồng mới được từ nguồn kinh phí khác là 80ha, Ninh Bình vận
động trồng mới được 28ha và Nghệ An vận động trồng mới được 1ha. Dự án cũng ghi
nhận cam kết của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng như việc giữ nguyên
diện tích rừng, không chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các đội bảo vệ
rừng ở địa phương.
Nhiều diện tích RNM bị thoái hóa do chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan sẽ là thách
thức khi dự án kết thúc trong việc duy trì các hoạt động bảo vệ phát triển RNM đặc
biệt trong các vùng bảo vệ. [4-4] Hơn nữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ
rừng của các bên có liên quan chưa được quy định và thực hiện một cách rõ ràng. Mặc
dù RNM được coi là RPH ven biển tuy nhiên chưa có kinh phí của Chính phủ hỗ trợ cho
các hoạt động của đội bảo vệ RNM giống như kinh phí dành cho RPH.
Rừng phòng hộ: Chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 dự án đã trồng mới được 25,6ha tại 2 tỉnh

mới là Hòa Bình và Vĩnh Phúc, đạt 25,6% so với kế hoạch trồng mới 100ha và trên 80%
diện tích RPH trồng mới này có khả năng sống sót cao. [4-5] Bên cạnh đó các cây bản
địa lâu năm được trồng xem kẽ với RHP cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia
đình, ví dụ như cây keo cho khai thác sau 5 năm với giá bình quân 50USD/tấn.
Việc trồng RPH đầu nguồn của dự án còn đối mặt với thách thức khác như: thời gian
quy định cơ chế cho bảo vệ RPH đầu nguồn trồng là 6 năm trong khi dự án sẽ kết thúc
khi cây trồng đạt 4 năm tuổi; khác với RNM, chủ trương của Nhà nước trong phát triển
RPH không còn là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này mà cụ thể ưu tiên hiện nay của
Chính phủ Việt Nam là bảo vệ và phát triển bền vững các diện tích rừng hiện có kể cả
RPH thay vì trồng mới.
Hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa
Hợp phần PNTH và thích ứng BĐKH được coi là trọng tâm và ưu tiên trong Giai đoạn
4 này của dự án. Các nội dung PNTH đã được thực hiện một cách toàn diện với hàng
loạt hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho cộng đồng và xây dựng khả năng ứng
phó với thảm họa, thích ứng với BĐKH. Tổng chi phí dành cho các hoạt động GRRTH

6

Báo cáo tiến độ dự án giai đoạn 1/1/2012 đến 31/3/2013

Trang | 12

Tổng số người
hưởng lợi trực tiếp
từ các hoạt động
của dự án

3.566
Tổng số người
hưởng lợi trực tiếp

từ các hoạt động
trồng và bảo vệ
rừng

56.509 USD
Tổng kinh phí dành
cho hoạt động trồng
rừng của dự án

109.171
Tổng số người
hưởng lợi trực tiếp
từ các hoạt động
PNTH


và thích ứng BĐKH là 770.921 USD7 (chiếm 63,8% tổng kinh phí đã giải ngân). Số người
hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động GRRTH và thích ứng BĐKH là 109.171 người và
hàng trăm nghìn người hưởng lợi gián tiếp. Cụ thể dự án đã tổ chức thành công các
nội dung liên quan đến GRRTH như bảng dưới đây:
Bảng 3: Các nội dung về GRRTH dự án đã triển khai

STT

Số
khóa

Nội dung

Số



Số người hưởng lợi

Số Nam

Số Nữ

1

Tập huấn về
GRRTH/thích ứng
BĐKH

101

101

2.458

1.777

680 (chiếm
28%)

2

Đánh giá VCA

80


80

30.505

16.633

13.872
(chiếm 45%)

3

Tập huấn về sinh kế

56

56

1.400

720

680 (chiếm
49%)

4

Biện pháp giảm nhẹ
nhỏ


35

35

14.220 hộ gia đình
(61.519 người)
hưởng lợi trực tiếp,

31 trường,

5

6

Tập huấn về chuẩn bị
ứng phó với thảm họa
cho học sinh

13

7

Đội ứng phó thảm họa
cộng đồng được thành
lập và đào tạo

32

32


8

Bộ thiết bị cảnh báo
sớm được trang bị

34

34

9

Cuộc diễn tập cấp xã

37

37

7

Địa phương
huy động
được vốn đối
ứng là
khoảng
71.000 USD
/66.000 USD
vốn đầu tư

97.618 người hưởng
lợi gián tiếp


Tập huấn về
GRRTH/thích ứng
BĐKH cho giáo viên

14

387 giáo viên tham
gia
13 trường,
5.738 học sinh tham
gia
602 thành viên

6,897 người tham gia

Thông tin
khác

505

94 (chiếm
16%)

4.001

2.896 (chiếm
42%)

Tỉ giá: 1CHF = 1.1029 USD


Trang | 13


Đánh giá VCA: là phương pháp đánh giá rủi ro và khả năng “mở”, phương pháp này đã
được áp dụng trong dự án một cách triệt để nhằm xác định mức độ rủi ro, tình trạng
dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của cộng đồng. Dự án đã tiến hành 80 cuộc
đánh giá VCA tại 80 xã với sự tham gia của 30.505 người. Đối với các xã mới, đánh giá
VCA được tiến hành trước tất cả các hoạt động khác của dự án; hàng năm, dự án đã
tiến hành rà soát để cập nhật VCA tại một số xã. Kết quả đánh giá VCA đã được sử
dụng để xác định rủi ro thảm họa, lập kế hoạch QLTHDVCĐ và xây dựng các tiểu dự án
giảm nhẹ.
Hoạt động đánh giá VCA tốn nhiều thời gian, nguồn lực và yêu cầu kinh nghiệm kỹ
năng cao của các hướng dẫn viên đánh giá VCA do đó sẽ rất thách thức đối với dự án
nếu phải tiến hành đánh giá VCA tại tất cả các xã dự án còn lại trong chu kỳ sau của
Giai đoạn 4 cũng như cập nhật kết quả đánh giá VCA cho các xã đã thực hiện.

“Trước đây đánh giá
VCA có được làm
nhưng chưa bài bản
và thường tiếp cận từ
trên xuống. Nay dự án
áp dụng phương pháp
đánh giá VCA mới từ
cộng đồng đến chính
quyền, nên đã giúp
người dân có cái nhìn
tổng quát về các vấn
đề của địa phương”TLN Hội CTĐ tỉnh
Thanh Hóa


Hoạt động diễn tập: Dự án đã tổ chức được 37 cuộc diễn tập với các chủ đề về ứng
phó với bão, sự cố vỡ đê, sập nhà, tố lốc, sạt lở, vỡ đập hồ chứa, phòng chống cháy
rừng, v.v. Đây là một trong những hoạt động có tính thực tiễn và đem lại hiệu quả cao
với chi phí thấp bởi thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân trong cộng
đồng, góp phần truyền thông vànâng cao nhận thức về PNTH .
Ứng phó BĐKH và việc thành lập và hoạt động của đội ứng phó nhanh trong cộng đồng
chưa được tập trung trong Chu kỳ đầu của Giai đoạn 4. Các hoạt động mới chỉ dừng ở
việc tập huấn về PNTH và BĐKH cho cán bộ chính quyền địa phương mà chưa tổ chức
các hoạt động đánh giá rủi ro, lập kế hoạch thích ứng và truyền thông về BĐKH. Do vậy
trong chu kỳ sau của Giai đoạn 4, dự án cần thúc đẩy hoạt động này và đảm bảo các
hoạt động cập nhật đánh giá VCA có hợp phần về đánh giá tác động BĐKH và lập kế
hoạch thích ứng BĐKH.
Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về GRRTH/QLTHDVCĐ: Theo báo cáo tiến
độ dự án, hoạt động truyền thông trên phương tin đại chúng (TV, đài phát thanh) đã
tiếp cận được khoảng 32 triệu lượt người. Trong năm 2012 dự án truyền thông 77 bản
tin trên truyền hình (độ dài 1 đến 7 phút), 147 bài báo, và nhiều bản tin loa phát thanh
định kỳ tại 91 xã dự án.
Truyền thông đại chúng thuận lợi, dễ triển khai tuy nhiên hiệu quả đến người dân khó
có thể kiểm chứng và lượng hóa được. Trong khi đó truyền thông trực tiếp, truyền
thông trong các nhóm nhỏ được minh chứng là có hiệu quả nhưng việc tổ chức mất
nhiều thời gian và nguồn lực.
Các tiểu dự án giảm nhẹ: Dự án đã triển khai được 35 tiểu dự án giảm nhẹ tại 34 xã
(phường Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có 2 tiểu dự án) với số vốn
đầu từ khoảng 66.000 USD. Số người hưởng lợi từ các tiểu dự án là 14.220 hộ gia đình
tương đương với 61.159 người hưởng lợi trực tiếp và 97.618 người hưởng lợi gián
tiếp. Đặc biệt dự án đã huy động được số vốn đối ứng của địa phương tương đương
với khoảng 1,4 tỷ VND (khoảng 71.000 USD) từ ngày công lao động, vật tư, tiền mặt
từ người dân và Chính quyền địa phương.
Quy trình lựa chọn tiểu dự án mất nhiều thời gian để lựa chọn được tiểu dự án giảm

nhẹ phù hợp nhất với nhu cầu của cộng đồng, năng lực của dự án và ưu tiên của chính
quyền địa phương. Thêm vào đó địa phương cũng gặp nhiều thách thức trong việc huy
động các nguồn vốn đối ứng (nhân lực và tài chính) để thực hiện các tiểu dự án giảm
Trang | 14

71.000 USD
Tổng số vốn đối ứng
(vốn và nhân công)
của địa phương và
cộng đồng tham gia
vào các tiểu dự án
giảm nhẹ


nhẹ. Việc triển khai các tiểu dự án giảm nhẹ từ khâu thiết kế cho đến thi công, bàn
giao đưa vào sử dụng cũng mất nhiều thời gian của dự án. Các yêu cầu về quản lý, duy
tu bảo dưỡng để phát huy có hiệu quả các tiểu dự án giảm nhẹ cũng là một thách thức
đối với dự án và chính quyền địa phương.

387
Số giáo viên được
tập huấn PNTH
trong nhà trường

5.738
Số học sinh được
tập huấn PNTH
trong nhà trường

Hoạt động phòng ngừa thảm họa trong trường học: Dự án đã triển khai hoạt động

PNTH tập huấn 14 khóa ở 31 xã tại 6 tỉnh địa bàn dự án với số người hưởng lợi là 387
giáo viên trong đó có 261 giáo viên nữ và 126 giáo viên nam (48%). Bên cạnh giáo viên
thì học sinh cũng là người được hưởng lợi từ các hoạt động tập huấn PNTH trong
trường học này. Dự án cũng đã triển khai được 13 khóa tập huấn tại 14 trường với số
em học sinh là 5.738 em.
Hoạt động xây dựng năng lực
Dự án đã đào tạo cho 172 cán bộ Chữ thập đỏ từ cấp Trung ương đến cấp huyện về
các nội dung lập kế hoạch, đánh giá năng lực, giám sát và đánh giá8; 34 cán bộ trẻ của
hội CTĐ (13 nữ) đã được khóa đào tạo 4 ngày về Quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng
(QLTHDVCĐ) trong đó 25 cán bộ được đào tạo tiếp tục về đánh giá VCA. Cán bộ dự án
của IFRC đã hướng dẫn cho cán bộ dự án của 10 tỉnh hội về lập kế hoạch, giám sát và
đánh giá sử dụng văn kiện và khung logic của dự án trong hoạt động lập kế hoạch hàng
năm. Một khóa tập huấn 5 ngày về gây quỹ và một khóa tập huấn 5 ngày về quản lý
tình nguyện viên đã được tổ chức cho 25 cán bộ CTĐ Trung ương và địa phương. Một
chuyến đi học hỏi kinh nghiệm ở Thái Lan về hình ảnh của CTĐ, quản lý tình nguyện
viên, gây quỹ, quản lý thảm họa đã được tổ chức cho 28 cán bộ CTĐ cấp Trung ương
và Tỉnh hội. Khóa đào tạo 4 ngày về lập kế hoạch và ngân sách cho năm 2013 đã được
tổ chức cho 40 cán bộ CTĐ Trung ương và Tỉnh hội. Khóa đào tạo cập nhật về đánh giá
VCA đã được tổ chức cho 46 hướng dẫn viên của Hội CTĐ ở các tỉnh dự án và một số
tỉnh khác nhằm mục đích giới thiệu một phương pháp tiếp cận chung về VCA.
[4-6] Khó khăn trong hoạt động xây dựng năng lực kể đến các hoạt động của CTĐ Việt
Nam kể cả trả lương, đào tạo nghiệp vụ phụ thuộc phần lớn vào ngân sách Nhà nước
do đó CTĐ Việt Nam khó có khả năng cử một cán bộ làm toàn thời gian cho dự án hoặc
bổ sung thêm cán bộ làm việc bán thời gian để thực hiện các hoạt động trong thời gian
còn lại dự án ở cả cấp Trung ương và Tỉnh hội. Thêm vào đó nguồn ngân sách hạn hẹp
của dự án cũng không cho phép Trung ương Hội và các tỉnh dự án tuyển dụng cán bộ
làm việc toàn thời gian. Do không có cán bộ dự án làm toàn thời gian nên phần lớn các
công tác lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá dự án đều phụ thuộc vào các cán bộ dự án
của IFRC.
[4-7] Hơn nữa trong giai đoạn 2014 có khả năng sẽ tinh giảm biên chế cán bộ Hội ở

các cấp với lý do ngân sách Nhà nước đang bị thâm hụt, do đó sẽ càng khó khăn hơn
cho Hội CTĐ Việt Nam để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và chất lượng
theo mục tiêu đề ra. Hơn nữa trong Giai đoạn 4 này, đã có 01 lần thay đổi Giám đốc
dự án cấp Trung ương ở chu kỳ đầu, và dự kiến sẽ có 01 lần thay đổi nữa vào chu kỳ
sau do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, ở một số Tỉnh hội, các cán bộ dự án đã
được đào tạo lại luân chuyển công tác, ví dụ như ở 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh
Bình đã thay đổi Chủ tịch Tỉnh hội kiêm Giám đốc dự án; ở Thái Bình có sự thay đổi

8

Báo cáo tiến độ dự án giai đoạn 1/1/2011 đến 31/4/2012

Trang | 15


cán bộ dự án. Như vậy, biến động nguồn nhân lực của dự án là một tất yếu nhưng
cũng là thách thức đối với việc quản lý và vận hành dự án một cách hiệu quả nhất.

5 SỰ CẦN THIẾT VÀ PHÙ HỢP
Phù hợp với Chiến lược quốc gia về TM/GRRTH
Dự án TM/GRRTH được thiết kế phù hợp với các chiến lược của Chính phủ về trồng
RNM góp phần GRRTH và thích ứng với BĐKH. Ngoài các văn bản pháp lý đã được công
bố bởi Hawkins và cộng sự (2010), còn có những quyết định quan trọng liên quan đến
nhiệm vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ RNM khác như:
1. Quyết định số 667/QĐ-TTg (27/5/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định:
“Trồng cây ven biển và bảo vệ đê: tập trung nguồn lực, nhất là huy động sự
tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn những khu vực đã có rừng
cây trước đê, đảm bảo rừng cây có chiều rộng tối thiểu 500m”;
2. Nghị quyết 24-NQ/TW (3/6/2013) của Trung ương Đảng về chủ động ứng phó
với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có

đề cập đến: nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng
rừng, nhất là RNM, RPH ven biển, rừng đầu nguồn;
3. Quyết định 1250/QĐ-TTg (31/7/2013) của Thủ tướng Chính phủ quy định: diện
tích RNM, thảm cỏ biển, rạn san hô phải được duy trì ở mức hiện có.
Dự án TM/GRRTH được thiết kế phù hợp với mục tiêu của Chính phủ về quản lý thảm
họa theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng
và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (gọi tắt là Đề án 1002) nhằm nâng cao
nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình QLTHDVCĐ tại các xã có nguy cơ
cao với thiên tai. Đến nay, Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC), Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ký Thỏa thuận hợp tác (MOU) với
Hội CTĐ Việt Nam để hỗ trợ triển khai Đề án 1002 tại ít nhất 1000 xã và hỗ trợ kỹ thuật
cho Đề án để triển khai tại 6.000 xã trên phạm vi toàn quốc. Tại cấp tỉnh, nhiều địa
phương đã phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Đề án 1002 và bước đầu đã tham
gia vào các hoạt động xây dựng năng lực, chuẩn hóa tài liệu, đánh giá ban đầu và tiếp
nhận kinh phí của ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án. Đây là cơ hội rất tốt để Hội
CTĐ các cấp tham gia tích cực và hiệu quả trong hoạt động GRRTH góp phần nâng cao
năng lực của cộng đồng trước thiên tai và BĐKH, phát huy kinh nghiệm và chuyên môn
về QLTH đã được tích lũy nhiều năm qua trong triển khai các dự án về QLTH và trực
tiếp là dự án TM/GRRTH.
Mặc dù có những mối liên kết trực tiếp này và được Chính phủ đánh giá tích cực,
nhưng đến thời điểm này Hội CTĐ Việt Nam vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính
trực tiếp và chính thức cũng như các công cụ pháp lý hỗ trợ (đối với hoạt động chăm
sóc và bảo vệ RNM) từ Chính phủ để mở rộng các hoạt động trồng, bảo vệ RNM và
QLTHDVCĐ. Từ năm 2010 đến nay, nhiều diện tích RNM do chương trình trồng rừng
của Hội CTĐ Việt Nam thực hiện không được nhận phí bảo vệ rừng.

Phù hợp trong lựa chọn mục tiêu và thiết kế dự án
Giai đoạn 4 của dự án đã nghiêm túc nhìn nhận những kết quả đánh giá cuối giai đoạn
trước để thực hiện việc lựa chọn mục tiêu và thiết kế dự án. Tất cả các mục tiêu của
Trang | 16



chương trình được đánh giá là rất cần thiết với những xã có nguy cơ cao, những xã
ven biển và xã miền núi chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, sự cố hồ
chứa, cháy rừng, v.v. Đối với người hưởng lợi, dự án đã đáp ứng được nhu cầu của địa
phương và cộng đồng về PNTH và thích ứng với BĐKH, đồng thời tạo ra các hoạt động
sinh kế bền vững từ nguồn lợi của RNM và RPH.
Giai đoạn 4 đã tập trung triệt để vào chăm sóc, bảo vệ bền vững RNM thay vì mở rộng
diện tích trồng mới. Chỉ trồng mới 90,6 ha tại 7 xã có RNM trong số 146 xã ven biển
do diện tích trồng rất xa ngoài biển, tỷ lệ sống thấp vì sóng biển, nước biển dâng và
chưa có cam kết giao đất trồng rừng trên 20 năm cho Chữ thập đỏ Việt Nam. Một diện
tích nhỏ (25,6 ha) RPH đầu nguồn đã được trồng thí điểm ở 03 tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình
và Vĩnh Phúc với sự đóng góp đất để trồng rừng kinh tế và bảo vệ của một số hộ dân.
Đội ngũ tình nguyện viên bảo vệ rừng đã được tập huấn kỹ năng quản lý, bảo vệ rừng
và được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cơ bản để phục vụ cho công tác chăm
sóc và bảo vệ rừng.
Các hoạt động GRRTH như đánh giá VCA, diễn tập, tiểu dự án giảm thiểu, v.v. được coi
là hoạt động trọng tâm, ưu tiên của Giai đoạn 4. Chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 đã tập
trung xây dựng năng lực của Hội CTĐ các cấp nhằm củng cố hệ thống tổ chức quản lý,
nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động của dự án.
Tuy nhiên trong chu kỳ sau của Giai đoạn 4, dự án cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng. Tăng cường các hình thức truyền
thông trực tiếp bên cạnh các hình thức truyền thông gián tiếp. Các hoạt động truyền
thông trực tiếp cần đẩy mạnh như chiến dịch truyền thông, các hội thi, buổi nói
chuyện, kết hợp với các hình thức truyền thông gián tiếp như phát tờ rơi, poster và
bản tin trên loa truyền thanh của xã/thôn.
Hoạt động sinh kế trong chu kỳ sau của Giai đoạn 4 cũng cần được lồng ghép và gắn
liền với các hoạt động của các hộ gia đình chứ không chỉ dừng lại ở việc tập huấn.
Hoạt động biến đổi khí hậu mới chỉ dừng ở việc tập huấn về PNTH và BĐKH cho cán
bộ Chính quyền mà chưa có các hoạt động đánh giá, truyền thông về BĐKH. Các hoạt

động trồng rừng nên kết thúc ở chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 để tập trung nguồn lực cho
các hoạt động GRRTH và quản lý bảo vệ rừng bền vững.

6 HIỆU SUẤT
Có ba kết quả chính của chương trình: (1) Trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng một cách
bền vững; (2) Nâng cao năng lực các xã dự án để có thể tự bảo vệ trước RRTH và tác
động BĐKH; (3) Tăng cường năng lực của Hội CTĐ Việt Nam để xây dựng và thực hiện
tốt những chương trình QLTHDVCĐ bền vững và hiệu quả. Hiệu suất về chi phí cho mỗi
kết quả được tính bằng cách lấy tổng các khoản chi thực tế để có được các kết quả
này cộng với tỉ lệ % chi phí hành chính để thực hiện các hoạt động đó chia cho tổng
chi phí của toàn dự án.
Kết quả thứ nhất về trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng một cách bền vững chiếm 6,8%
(tương ứng với 82.508 USD) tổng số toàn bộ chi phí của dự án để chăm sóc 8.206ha
RNM, trồng mới 90,6ha RNM và 25,6ha RPH. Như vậy chi phí bình quân cho việc chăm
sóc và bảo vệ một hecta rừng nói chúng là 9,9 USD/ha/2,5 năm (tương đương 3,9
Trang | 17


USD/ha/năm). Chi phí bình quân cho bảo vệ RPH trong đó có RNM theo định mức của
bộ NN&PTNT là 5 USD/ha/năm. Chi phí cho trồng mới bình quân cho 1ha RNM là 500
USD/ha (ví dụ ở tỉnh Hải Phòng chi phí trồng cây trang 481 USD/ha và cây bần hết 681
USD/ha) so với chi phí của Bộ NN&PTNT là 710 USD/ha và trồng mới cho một hecta
RPH là 11 triệu USD cho năm đầu tiên đã được áp dụng.
Kết quả thứ hai về nâng cao năng lực các xã dự án để có thể tự bảo vệ trước RRTH và
tác động BĐKH chiếm 93,2% (tương ứng với 1.125.620 USD) tổng số toàn bộ chi phí
của dự án để tăng cường năng lực của 193 xã và cho 109.171 người hưởng lợi trực
tiếp gồm: hướng dẫn viên VCA, chính quyền xã, người dân, học sinh, giáo viên. Như
vậy chi phí bình quân cho một đầu người hưởng lợi là 10,31 USD.
Chi phí hành chính cho chương trình bao gồm cả chi phí của Hiệp hội, BQLDA của Trung
ương Hội và các Tỉnh hội là 380.698 USD chiếm 31,5% của toàn bộ chi phí dự án. So

với chi phí của giai đoạn trước (2006-2010), tỉ lệ chi phí hành chính của giai đoạn này
có cao hơn gần 2% (Báo cáo Phá vỡ con sóng, chi phí hành chính giai đoạn 2006-2010
chiếm 29,6%). Như vậy trong chu kỳ sau của Giai đoạn 4 dự án nên tiết giảm chi phí
hành chính để tăng kinh phí cho các hoạt động trực tiếp của dự án. Tuy nhiên, so với
tổng số 112.737 đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Giai đoạn 4 thì chi phí hành chính
trên một đầu đối tượng hưởng lợi ở mức thấp chỉ là 3,32 USD (thấp hơn so với 4,22
USD của giai đoạn 2006-2010).

7 HIỆU QUẢ
Hoạt động trồng, bảo vệ RNM và RPH đầu nguồn
Chu kỳ đầu của Giai đoạn 4 đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ diện tích RNM trồng của
dự án đến hết Giai đoạn 3 (2005-2010). Trong chu kỳ đầu của giai đoạn này, dự án đã
tiến hành trồng mới và trồng dặm 90,6 ha RNM và trồng mới 25,6 ha RPH đầu nguồn.
Hiện dự án tham gia quản lý và bảo vệ khoảng 8.206 ha diện tích RNM, diện tích này
so với báo cáo Giai đoạn 3 có giảm. Tuy nhiên, có thể có sự sai lệch do 2 phương pháp
đo đếm diện tích RNM khác nhau. Ở những địa bàn có rừng bị chết do chịu ảnh hưởng
của bão cũng đã được trồng mới bổ sung (trồng bổ sung 30ha RNM ở Ninh Bình). Như
vậy có thể kết luận nhiệm vụ bảo vệ diện tích RNM đạt 100% kế hoạch.
Ảnh 4: RNM xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng 3 tuổi

Trang | 18


Ảnh 5: RNM xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng hiện nay (16 tuổi)

Tổng diện tích RNM được trồng, chăm sóc và bảo vệ ở các xã ven biển là một kết quả
đáng ghi nhận của dự án do đã đem lại hiệu quả tổng hợp tích cực cho địa phương.
Cụ thể RNM đã đảm nhiệm tốt vai trò bảo vệ bờ biển, giảm thiểu những thiệt hại do
bão gió gây ra, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo lập sự yên tâm về tinh
thần cho cộng đồng trước nhiều cơn bão mạnh. Ví dụ như bão Bebinca (năm 2013) có

cường độ mạnh đã đổ bộ vào Hải Phòng và ảnh hưởng đến nhiều tỉnh ven biển thuộc
dự án, song RNM đã bảo vệ tốt hệ thống đê của các xã dự án, duy nhất có 70m đê bị
vỡ là thuộc các xã không có RNM không thuộc dự án. Ngoài ra hàng trăm nghìn người
dân cũng được hưởng lợi gián tiếp từ hiệu quả bảo vệ của hệ thống RNM trước tác
động của thiên tai trong những năm vừa qua (Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2013).
Các Hội CTĐ địa phương đã chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài dự án để mở
rộng diện tích RNM. Ví dụ như Hội CTĐ Quảng Ninh đã vận động các công ty tư nhân
địa phương và tổ chức Phi chính phủ của Nhật Bản “ATCMang” trồng mới 80ha; Hội
CTĐ Ninh Bình đã vận động được nguồn vốn của chính quyền địa phương trồng mới
28ha với kinh phí 20.300USD; Hội CTĐ Nghệ An đã trồng mới 1ha tại xã An Hòa và
thông tin này đã được phát sóng trên kênh truyền hình VTV1 vào tháng 10/2011, v.v.
Cũng cần phải khẳng định rằng, những hiệu quả tích cực này không chỉ là kết quả trực
tiếp của các hoạt động trong chu kỳ đầu của giai đoạn 4 mà là hiệu quả tích lũy của tất
cả 3 giai đoạn trước đó.
RNM không chỉ được bảo vệ tốt bởi cộng đồng mà còn nhận được sự hậu thuẫn tích
cực của nhiều địa phương trong định hướng quy hoạch và bảo vệ rừng. Cụ thể nhiều
địa phương đã khẳng định chắc chắn việc giữ RNM, không chuyển đổi mục đích sử
dụng đất ở những nơi có RNM hoặc có cơ chế hỗ trợ đội bảo vệ rừng qua đó đã định
hướng rõ hơn mô hình quản lý RNM trồng dựa vào cộng đồng. Điển hình tại Thanh
Hóa 18,82ha RNM trồng từ năm 1997 sẽ bị chặt ở hai xã Nga Tân và Nga Thủy để nâng
cấp hệ thống đê biển; tuy nhiên nhờ sự vận động và hỗ trợ kỹ thuật của Hội CTĐ Việt
Nam, chính quyền địa phương đã cam kết hỗ trợ kinh phí cho Hội CTĐ Tỉnh để trồng
mới bổ sung diện tích RNM này trong các năm tiếp theo. Một ví dụ khác tại Nghệ An,
Hội CTĐ Việt Nam và IFRC đã hỗ trợ Hội CTĐ Nghệ An vận động chính quyền địa
phương cam kết không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để bảo vệ 40ha
RNM đang trồng tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.
Trang | 19


Tập trung bảo vệ, nghiên cứu khoa học và phát triển đa dạng sinh học RNM trong vùng

dự án là một trong các khuyến nghị của Báo cáo đánh giá cuối kỳ Giai đoạn 3 (năm
2010). Nhiều diện tích rừng trồng của dự án trồng 1 đến 2 loài cây ngập mặn (Kandellia
obovata và Sonneratia caseolaris hoặc K. obovata và Rhirophora stylosa) đã trên 15
tuổi với mật độ cao lại chịu nhiều tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan (rét
kéo dài vào mùa đông, nắng nóng cùng với lượng nước ngọt từ thượng nguồn hạn chế
…) nên sức chống chịu và phát triển của rừng còn hạn chế. Thực tế, nhiều diện tích
RNM đã bị thoái hóa. Do vậy, khi dự án kết thúc, các hoạt động bảo vệ phát triển RNM
bền vững đặc biệt trong những vùng bảo vệ sẽ là thách thức đối với Hội CTĐ, chính
quyền và người dân địa phương.
Ảnh 6: Một số vùng RNM của dự án (ảnh vệ tinh landsat, tháng 7 năm 2013)

Sâu bệnh hiện đang phổ biến ở một số vùng RNM trồng của
dự án. Nhiều diện tích cây ngập mặn bị chết theo băng như
vệt nâu trong ảnh vệ tinh Landsat chụp ngày 12/7/2013
Hoạt động bảo vệ và phát triển RNM sẽ thực sự hiệu quả khi có sự phối kết hợp giữa
cộng đồng, chính quyền địa phương, các ban ngành trực tiếp liên quan và sự hỗ trợ
của Nhà nước. Quy định, nội quy bảo vệ RNM cần được ban hành từ ngành Lâm nghiệp
và thống nhất trong cả nước, chứ không chỉ dành riêng cho cộng đồng trực tiếp có
RNM, đó sẽ là công cụ pháp lý hỗ trợ việc bảo vệ RNM trước hoạt động xâm hại từ các
cộng đồng lân cận. Trách nhiệm bảo vệ RNM cần được gắn liền với quyền lợi của cộng
đồng. Thông qua quyền sở hữu rừng/đất rừng, cộng đồng và chính quyền địa phương
sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận các nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ rừng bền
vững. Phí bảo vệ rừng là cơ chế thiết yếu để đảm bảo cho đội bảo vệ rừng hoạt động.
Thực tế cho thấy, bảo vệ và phát triển RNM đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ nhiều
km đê biển ở các xã vùng dự án. Như vậy, quyền lợi bảo vệ đê từ RNM đã được chia
sẻ, việc tiếp cận với ngành chủ quản trong việc chia sẻ trách nhiệm bảo vệ rừng sẽ là
lý do tốt để tiếp cận nguồn vốn cho bảo vệ và phát triển RNM.
Trang | 20



Đối với hoạt động trồng và bảo vệ RPH, tính đến nay, dự án đã trồng được 25,6 ha
RPH trên tổng số 100ha theo kế hoạch đạt 25,6% tại 4 xã tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình,
Vĩnh Phúc. Rừng phòng hộ được trồng xen cây bản địa lâu năm (cây lát) có tác dụng
phòng hộ với cây công nghiệp ngắn ngày (cây keo) và trong 5 năm cây công nghiệp đã
có thể khai thác được với giá thành khoảng 50USD/1 tấn; do đó vừa phát huy hiệu quả
phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa đem lại nguồn thu ổn định trước mắt và lâu dài của
người dân các xã dự án. Hiện tại, còn sớm để đánh giá hiệu quả thực chất do RPH đầu
nguồn mà dự án trồng được đem lại. Tính đến tháng 10/2013 tỉ lệ sống của cây trồng
khá cao, đạt mức 80-90% (Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ Lâm nghiệp Huyện). Tỉ lệ sống
của cây trồng đến giai đoạn trưởng thành còn có thể có những biến động do những
tác động của lũ lụt.

Hoạt động sinh kế
Tập trung củng cố và tăng cường các lợi ích của dự án là một trong các mục tiêu chính
của Giai đoạn 4. Tuy nhiên, các hoạt động sinh kế dường như không phải là hoạt động
trọng tâm mà mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức tập huấn cho 56 xã với 1.400 người dân
tham gia. Như đã phân tích ở trên, nhiều lợi ích của dự án, đặc biệt về mặt sinh kế
đem lại cho cộng đồng và người dân không chỉ là kết quả trực tiếp của chu kỳ đầu Giai
đoạn 4. Thực tế khảo sát từ cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và phân tích kết quả
khảo sát hộ gia đình, báo cáo chỉ ra rằng, cộng đồng ven biển có nguồn thu ổn định từ
khai thác thủy hải sản RNM. Với mức thu trung bình cho một ngày công là 7 đến 9
USD/20 ngày làm việc/ 1 tháng có thể thấy rằng thu nhập từ các sản vật của RNM
không chỉ ổn định mà còn có phần nhỉnh hơn thu nhập từ nhiều ngành nghề truyền
thống khác ở các xã của dự án (làm nông nghiệp, trồng cói…). Mô hình nuôi trồng thủy
sản kết hợp với trồng rừng trở nên tương đối phổ biến ở một số địa phương. Có được
kết quả này là do quá trình kiên trì tuyên truyền lâu dài từ những giai đoạn trước đến
nay và thực tế quan sát nguồn thủy hải sản tăng lên trong RNM cũng như vai trò bảo
vệ bờ biển của RNM. Ngoài các hoạt động sinh kế thường xuyên, trong vùng dự án còn
phổ biến hoạt động mang tính thời vụ như nuôi ong vào mùa cây RNM nở hoa. Hiệu
quả nhiều mặt sinh kế mà RNM trồng đem lại cho cộng đồng địa phương đã được nghi

nhận từ người dân đến các cấp chính quyền. Tuy nhiên, vai trò và giá trị của RNM đặc
biệt về mặt sinh kế cần được sự ghi nhận một cách chính thức từ chính quyền các xã
có rừng thông qua các chỉ số thu nhập của cộng đồng trong hoạt động khai thác các
sản vật từ RNM ở các Báo cáo PTKT-XH thường kỳ của địa phương
Còn quá sớm để phân tích những hiệu quả kinh tế do RPH đầu nguồn đem lại cho cộng
đồng trong vùng. Tuy nhiên, việc kỳ vọng một kết quả tương tự như RNM trong tương
lai cho vùng này cũng không khả thi. Do vậy, các định hướng và hoạt động phát triển
sinh kế trong cộng đồng vùng dự án ở 2 tỉnh trồng RPH là một thách thức trong chu kỳ
cuối của Giai đoạn này.

Trang | 21


Ảnh 7: Hoạt động sinh kế người dân vùng dự án

Hoạt động GNRRTH
PNTH và thích ứng BĐKH được coi là trọng tâm và ưu tiên trong Giai đoạn 4 này của
dự án. Các nội dung PNTH đã được thực hiện một cách toàn diện với hàng loạt hoạt
động nhằm tăng cường năng lực cho cộng đồng và xây dựng khả năng ứng phó với
thảm họa, thích ứng với BĐKH. Số người hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động GRRTH
và thích ứng BĐKH là 109.171 người và hàng trăm nghìn người hưởng lợi gián tiếp.
Hoạt động tập huấn về GRRTH và lập kế hoạch PNTH: Dự án đã tổ chức được 101
khóa tập huấn tại 101 xã dự án, với tổng cộng 2.458 người dân tham gia (28% nữ giới
tham gia) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về GRRTH và thích ứng BĐKH. Các
hoạt động tập huấn này đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cải thiện
công tác lập kế hoạch PNTH của chính quyền địa phương để sẵn sàng ứng phó với
thảm họa. Ví dụ như bão Bebinca (năm 2013) có cường độ mạnh đã đổ bộ vào Hải
Phòng và ảnh hưởng đến nhiều tỉnh ven biển thuộc dự án, song nhờ có sự chủ động
trong công tác chuẩn bị ứng phó tại các xã dự án nên đã không gây ra thiệt hại về
người. Bão Sơn Tinh (năm 2012) với cường độ mạnh và đường đi bất thường đã ảnh

hưởng đến các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Quảng
Ninh; do công tác chuẩn bị ứng phó tốt của Hội CTĐ, chính quyền và người dân địa
phương nên cơn bão này mặc dù đã gây thiệt hại nhiều về vật chất nhưng không thiệt
hại về người và ít người bị thương tại các xã dự án. Trong năm 2013, tại địa bàn các xã
dự án ở tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc có xảy ra lốc xoáy và sạt lở đất song cũng không
gây thiệt hại về người.
Hoạt động đánh giá VCA: Dự án đã triển khai tại 80 xã thông qua 80 cuộc đánh giá,
với tổng cộng 30.505 người tham gia (45% nữ giới tham gia). Hoạt động đánh VCA đã
được triển khai trên 22% tổng số xã của dự án. Tuy nhiên đánh VCA vẫn chưa thực sự
đi vào cuộc sống; cụ thể các kết quả của đánh giá VCA chưa được lồng ghép vào trong
Kế hoạch PTKT-XH hay Kế hoạch PNTH của địa phương; chỉ có một bộ phận nhỏ các
cán bộ chính quyền tham gia trực tiếp vào đánh giá VCA nắm được nội dung đánh giá.
Do vậy, chu kỳ sau của Giai đoạn 4 cần phải đẩy mạnh việc lồng nghép VCA nhiều hơn
Trang | 22

“Xã Tân Trào, huyện
Kiến Thụy, thành phố
Hải Phòng sau khi dự
án tiến hành đánh giá
VCA đã xác định được
danh mục các tiểu dự
án giảm nhẹ cần vốn
đầu tư. Chính quyền
xã đã chủ động vận
động xin được nguồn
tài trợ của một đơn vị
khác để thực hiện một
tiểu dự án.”



×