Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Liệu pháp oxy (handout)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.16 KB, 7 trang )

LIỆU PHÁP OXY
MỤC TIÊU
1.Giải thích được các yếu tố nguy cơ gây thiếu oxy.
2.Nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy.
3.Trình bày được chỉ định thở oxy, những nguyên tắc và lưu ý khi cho bệnh nhân thở oxy.
4.Liệt kê được ưu, nhược điểm, các bước của quy trình kỹ thuật thở oxy bằng canuyn
gọng mũi, mặt nạ và ống thông nelaton.
5.Áp dụng được kiến thức vào thực hành liệu pháp thở oxy
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp cho bệnh nhân bị thiếu oxy khí thở vào có nồng độ oxy
cao hơn khí trời (21%), nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu
oxy máu.
Oxy được đưa vào cơ thể qua đường dẫn khí đến các phế nang phổi, khuyếch tán qua thành
phế nang và thành mao mạch phổi vào máu, ở đây oxy được gắn vào Hemoglobin của hồng
cầu và được vận chuyển đến các tổ chức, tế bào của cơ thể. Nếu không có oxy tốc độ chuyển
hoá của tế bào giảm xuống và một số tế bào sẽ chết trong khoảng 30 giây.
Cơ quan nhậy cảm nhất với tình trạng thiếu oxy là não, rồi đến thượng thận, tim, thận, gan và
võng mạc.
Trung tâm hô hấp ở hành não điều hoà tần số thở, trung tâm này rất nhậy cảm với nồng độ
cacbonic (C02) và oxy (02) ở trong máu đặc biệt là nồng độ C02. Khi nồng độ C02 trong máu
tăng lên thì thở tăng lên cả về biên độ và tần số để tăng đào thải khí thừa.
Tần số thở trung bình:
Trẻ sơ sinh khoảng 40 lần/ phút.
Trẻ dưới 3 tuổi: 30 – 35 lần/ phút
Trẻ lớn: 25 – 30 lần/ phút.
Người lớn: 14 – 22 lần/ phút.
2. CÁC NGUY CƠ GÂY THIẾU OXY:
2.1. Thiếu oxy do thiếu nguồn cung cấp oxy
- Môi trường: ô nhiễm, không khí loãng, áp suất khí quyển cao...
- Giảm thông khí phế nang:



1


+Các chướng ngại đường hô hấp: dị vật, viêm phế quản, viêm phổi, hen (tăng tiết dịch
nhầy, phù nề, co thắt các cơ trơn)…
+ Hạn chế hoạt động của lồng ngực: liệt cơ hô hấp (tổn thương dây TK tủy, cột sống),
chấn thương lồng ngực, gù vẹo cột sống, tràn khí, tràn dịch màng phổi..
2.2.

Cản trở sự khuếch tán khí ở vách phế nang: phù phổi, xung huyết, xơ hoá phổi…
Thiếu oxy do nguyên nhân tuần hoàn

-

Do giảm thể tích tuần hoàn: mất máu, hậu phẫu...

-

Do giảm lưu lượng tim: suy tim, thông liên nhĩ, thông liên thất

-

Do ứ trệ tuần hoàn: nguyên nhân do ứ trệ tĩnh mạch, tắc động mạch

2.3.
-

Thiếu oxy do rối loạn huyết sắc tố (Hb)
Do thiếu máu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Do nhiễm độc các chất làm Hb mất khả năng vận chuyển oxy

2.4.

Thiếu oxy do suy giảm chức năng hệ thần kinh tham gia quá trình hô hấp: viêm não,
chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, hôn mê…

2.5.

Thiếu oxy do tổ chức

-

Do tăng nhu cầu oxy của tổ chức

-

Do nhiễm độc tế bào

3. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG THIẾU OXY:
- Bệnh nhân kêu khó thở, thường ngồi dậy để thở.
- Lo âu, hoảng hốt, bồn chồn, vật vã, kích thích.
- Giảm thị lực, trí nhớ lộn xộn.
- Giảm trương lực cơ.
Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tần số thở tăng vì tim đập nhanh lên để đáp ứng nhu
cầu ô xy của cơ thể.
Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, co kéo cơ hô hấp, huyết áp và
mạch giảm, vận động hạn chế …
Xét nghiệm: phân tích khí máu động mạch: Pa02 giảm, Sa02 giảm (Pa02 : phân áp oxy
trong máu động mạch,Sa02 : độ bão hoà oxy trong máu động mạch. Lưu ý phân biệt giữa

Sp02 và SaO2. Sp02: độ bão hòa oxy máu ngoại vi).
4. CHỈ ĐỊNH THỞ OXY:
- Có dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy.
- Giảm oxy máu (Pa02 < 60 mmHg, Sa02 < 90%)
5. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ LƯU Ý KHI CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY:

2


Khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của thiếu ô xy thì thường được chỉ định thở
oxy: qua canuyn gọng mũi, qua mặt nạ và qua ống thông nelaton.
oxy là không khí không màu, không mùi, không vị. Oxy cần cho sự sống nhưng việc sử
dụng oxy cũng có mặt trái của nó:
- Oxy là một chất khí dễ cháy nổ.
- Khi sử dụng oxy khả năng nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi
trường có nhiều oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máy hô hấp đã bị tổn thương.
- Oxy là một khí khô, nếu không được làm ẩm khi thở thì sẽ làm khô các tế bào
đường hô hấp và giảm sức đề kháng đối với sự nhiễm khuẩn.
- Khi nồng độ oxy trong máu cao sẽ gián tiếp làm ức chế trung tâm hô hấp dẫn đến ngừng
thở hoặc gây ngộ độc oxy.
Do vậy, khi cho bệnh nhân thở oxy phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
5.1. Chú ý đường dẫn khí phải thông.
5.2. Cung cấp nồng độ oxy phụ thuộc vào trang thiết bị, kỹ thuật, sự hợp tác của bệnh nhân,
kiểu thở …
5.3. Phòng tránh nhiễm khuẩn:
- Sử dụng dụng cụ vô khuẩn, sạch.
- Thay dụng cụ theo quy trình
- Vệ sinh miệng bệnh nhân 3-4 giờ/ lần.
5.4. Phòng khô đường hô hấp:
- Làm ẩm oxy bằng nước sạch.

- Cung cấp nước cho bệnh nhân: uống …
5.5. Phòng tránh cháy, nổ:
- Dùng biển cấm lửa hoặc biển cấm hút thuốc treo ở khu vực đang cho bệnh nhân thở oxy.
- Dặn bệnh nhân, người nhà, khách đến thăm không được sử dụng bật lửa, diêm, nến, đèn
dầu, các chất dễ cháy …
- Các thiết bị máy móc phải có dây tiếp đất để tránh sự phát ra tia lửa đIửn.
5.6. Phòng ngộ độc oxy:
- Cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao, kéo dài có thể gây: giảm thông khí, xẹp phế
nang, xơ teo võng mạc ở trẻ đẻ non, ngộ độc oxy …

3


- Các biện pháp phòng ngừa:
+ Sử dụng oxy hợp lý, đúng chỉ định.
+ Cho thở oxy nồng độ cao, giảm dần.
+ Duy trì Pa02 thích hợp (đo khí máu).
+ Đo Fi02 khí thở vào.
+ Nghiêm ngặt về nồng độ và thời gian.
2.6. Theo dõi thực hiện liệu pháp oxy:
- Nguời bệnh:
+ Triệu chứng lâm sàng
+ Xét nghiệm cận lâm sàng: ABG (khí máu động mạch)
- Thiết bị thở oxy:
+ Kiểm tra ít nhất 1lần/ngày
+ Thường xuyên hơn trong một số trường hợp:
+ Bệnh nhân có đường thở nhân tạo (nội khí quản, mở khí quản…)
+ Bệnh nhân thở khí được làm ẩm bằng nhiệt
+ Bệnh nhân trong tình trạng không ổn định hoặc sử dụng FIO2 ≥ 50%
6. DỤNG CỤ:

Có hai nhóm dụng cụ chính:
6.1. NHÓM DỤNG CỤ CUNG CẤP Ô XY GỒM:
- Nguồn cung cấp oxy: ô xy trung tâm, oxy bình, máy tạo oxy tại giường.
- Các van nối giữa nguồn cung cấp và đồng hồ đo áp lực oxy.
- Đồng hồ đo áp lực oxy.
- Đồng hồ đo lưu lượng (thể tích oxy trong một phút).
- Bộ phận làm ẩm: thường qua một lọ nước sạch, ấm.
- Các dây nối nhóm dụng cụ cung cấp oxy với dụng cụ dẫn oxy.
6.2. DỤNG CỤ DẪN Ô XY CHO BỆNH NHÂN: các dụng cụ phổ biến là:
- Canuyn gọng mũi.
- Mặt nạ đơn giản.
- Mặt nạ có túi dự trữ.
- Mặt nạ không thở lại.
- Mặt nạ venturi
- ống thông nelaton.

4


Các dụng cụ sử dụng ít phổ biến là:
- ống T (T tube: thở oxy qua nội khí quản, mở khí quản).
- Mặt nạ mũi miệng dùng cho CPAP.
- Lều mặt.
- Hood (thường dùng trong nhi khoa).
- Lều oxy.
- Lồng ấp.
6.3. PHÂN SUẤT OXY KHÍ THỞ VÀO (FI02) ĐƯỢC CUNG CẤP QUA CÁC
DỤNG CỤ:
Dụng cụ


Lưu lượng oxy (lít/ phút)

Phân suất oxy thở vào
(Fi02 %)

Canuyn gọng mũi

n=1–6

20 + 4.n

5-8

40 - 60

Mặt nạ không thở lại

6 – 15

60 - 100

Mặt nạ Venturi

4 – 12

24 - 50

Mặt nạ đơn giản

7. CÁC KỸ THUẬT THỞ OXY:

Trong thực tế lâm sàng, có 3 kỹ thuật thở oxy thường dùng: canuyn gọng mũi, mặt nạ và ống
thông nelaton.
7.1. KỸ THUẬT THỞ OXY QUA CANUYN GỌNG MŨI:
Ưu điểm: Canuyn gọng mũi dễ sử dụng không ảnh hưởng đến ăn uống của bệnh nhân, bệnh
nhân cảm thấy thoải mái và vận động khá tự do.
Nhược điểm: bệnh nhân nuốt hơi, niêm mạc mũi hầu bị kích thích.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT:
1.

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

2.

Chuẩn bị dụng cụ: khay, tăm bông, bát kền, bình ôxy, bình làm ẩm, canuyn gọng mũi.

3.

Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh về thủ thuật sắp làm.
Nhận định mức độ khó thở của người bệnh (hỏi người bệnh, đếm nhịp thở, quan sát môi,
đầu chi).
Để người bệnh ở tư thế và vị trí thích hợp (tư thế Fowler).

4.

Nới rộng áo cho BN. Hút đờm dãi (nếu cần) - Vệ sinh mũi miệng.

5.

Mở khóa, kiểm tra hoạt động của hệ thống ôxy, nối ống canuyl với hệ thống oxy.
Kiểm tra hoạt động của hệ thống oxy và ống canuyl, điều chỉnh lưu lượng ôxy theo y lệnh

(không tắt máy).

5


6.

Đặt 2 nhánh của cannule vào 2 lỗ mũi người bệnh đúng kỹ thuật. Cố định ống thông lên
đầu hoặc dưới cằm người bệnh.

7.

Theo dõi tình trạng NB khi thở ôxy và hệ thống ôxy (sau một thời gian hỏi người bệnh,
đếm nhịp thở, quan sát môi, đầu chi, Sp02 nếu có).

8.

Thu dọn dụng cụ, rửa tay. Ghi hồ sơ

7.2. KỸ THUẬT THỞ Ô XY QUA MẶT NẠ:
- Ưu điểm: dễ sử dụng, cung cấp oxy nhanh chóng trong thời gian ngắn.
- Nhược điểm:
+ Nóng và khó chịu
+ Hoại tử da do bịt chặt quá
+ Khó kiểm soát Fi02 chính xác (trừ khi dùng Venturi)
+ Ảnh hưởng đến giao tiếp và ăn uống
+ Bệnh nhân dễ nôn và hít phải chất nôn.
+ Tắc đường thở do lưỡi lấp đường thở ở bệnh nhân hôn mê.
+ Có thể gây ứ đọng C02 và giảm thông khí nếu lưu lượng thấp và các lỗ của mặt nạ
quá nhỏ.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1.
2.

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
Chuẩn bị dụng cụ: khay, tăm bông, dung dịch nước muối, bát kền, bình ôxy, bình làm ẩm
- máy hút đờm
3.
Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh về thủ thuật sắp làm.
Nhận định mức độ khó thở của người bệnh (hỏi người bệnh, đếm nhịp thở, quan sát môi,
đầu chi).
Để người bệnh ở tư thế và vị trí thích hợp (tư thế Fowler, canuyn gọng mũi, ống hút (nếu
cần).
4.
Nới rộng áo cho BN. Hút đờm dãi (nếu cần) - Vệ sinh mũi miệng.
5.
Mở khóa, kiểm tra hoạt động của hệ thống ôxy, nối mặt nạ với hệ thống oxy. Kiểm tra
hoạt động của hệ thống oxy và mặt nạ, điều chỉnh lưu lượng ôxy theo y lệnh (không tắt
máy).
6.
Đưa mặt nạ lên mặt người bệnh rồi áp từ mũi xuống. Cố định mặt nạ vòng quanh mặt của
người bệnh.
7.
Theo dõi tình trạng NB khi thở ôxy và hệ thống ôxy (sau một thời gian hỏi người bệnh,
đếm nhịp thở, quan sát môi, đầu chi, Sp02 nếu có).
8.
Thu dọn dụng cụ, rửa tay. Ghi phiếu chăm sóc điều dưỡng.
7.3. KỸ THUẬT THỞ OXY QUA ỐNG THÔNG NELATON
Ngày nay, với kỹ thuật thở canuyn gọng mũi có hiệu quả tương đương và dễ dàng so với thở ô xy
qua ống thông mũi hầu, canulla được ưa chuộng và ống thông mũi hầu ít được sử dụng. Nhưng ở

nước ta, một số bệnh viện vẫn còn sử dụng kỹ thuật này, nên chúng ta cũng cần phải biết.

6


Nhược điểm:
+ Cần kỹ thuật đặt ống thông.
+ Gây chướng bụng
+ Tổn thương niêm mạc mũi hầu.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT:
1.
Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2.

3.

Chuẩn bị dụng cụ: khay, ống thông, gạc miếng, đè lưỡi, khăn mặt, dầu nhờn, bát kền,
dung dịch nước muối, tăm bông, kẹp Kocher, băng dính, kéo, bình ôxy, bình làm ẩm, máy
hút đờm, ống hút (nếu cần)
Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh về thủ thuật sắp làm.
Nhận định mức độ khó thở của người bệnh (hỏi người bệnh, đếm nhịp thở, quan sát môi,
đầu chi). Để người bệnh ở tư thế và vị trí thích hợp (tư thế Fowler).

4.

Nới rộng áo cho BN. Hút đờm dãi (nếu cần) - Vệ sinh mũi miệng.

5.

Cắt băng dính, rót dầu nhờn. Mở khoá, kiểm tra hệ thống ôxy, nối ống thông với hệ thống

oxy. Điều chỉnh lưu lượng ôxy theo y lệnh (không tắt máy).

6.

Kiểm tra hoạt động của ống thông, không có rò rỉ ở các chỗ nối, nước ở bình làm ẩm sủi
bọt và cảm nhận được oxy thoát ra ở ống thông

7.

Đo ống thông từ cánh mũi đến dái tai, đánh dấu, bôi trơn đầu ống thông

8.

Nhẹ nhàng đưa ống thông vào mũi đến vị trí đánh dấu, luồn ống dọc theo sàn của hốc mũi,
ngừng tại điểm đã làm dấu trước đó. Cố định ống thông bằng băng dính

9.

Theo dõi tình trạng NB khi thở ôxy và hệ thống ôxy (sau một thời gian hỏi người bệnh,
đếm nhịp thở, quan sát môi, đầu chi, Sp02 nếu có).

10.

Thu dọn dụng cụ, rửa tay. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng

7




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×