Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trắc nghiệm Bệnh nấm da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.34 KB, 5 trang )

Bệnh nấm da gây ra bởi các vi nấm thuộc giống:
@A. Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton
B. Trichosporon, Microsporum, Epidermophyton
C. Trichophyton, Histoplasma, Epidermophyton
D. Trichophyton, Penicillium, Epidermophyton
E. Trichophiton, Microsporum, Aspergillus
Về mặt hình thể, nấm da là:
A. Nấm men
@B. Nấm sợi, phân nhánh, có vách ngăn
C. Nấm sợi, không phân nhánh, có vách ngăn
D. Nấm sợi, phân nhánh, không có vách ngăn
E. Vừa nấm sợi, vừa nấm men (nấm lưỡng hình)
Nấm da thuộc lớp nấm:
A. Nấm tảo
B. Nấm túi
C. Nấm đảm
@D. Nấm bất toàn
E. Nấm sợi
Phân giống của nấm da theo W. Emmons dựa trên:
A. Đặc điểm sợi nấm
B. Bào tử đính lớn và bào tử đính nhỏ
@C. Bào tử đính lớn
D. Bào tử đính nhỏ
E. Sự sinh bào tử từ bào đài
Số lượng bào tử đính lớn của Trichophyton:
A. Rất nhiều
B. Nhiều
C. Rất ít
@D. Rất ít, đôi khi không có
E. Luôn luôn không có
Vách tế bàocủa bào tử đính lớn thuộc giống Microsporum có đặc điểm:


@A. Dày, xù xì có gai
B. Mỏng, xù xì có gai
C. Dày, trơn láng không có gai
D. Mỏng, trơn láng không có gai
E. Dày hoặc mỏng tuỳ theo loài Microsporum nhưng luôn có gai.
Trên cơ thể người, vị trí ký sinh của các loại nấm da có thể là:
A. Da
B. Niêm mạc
C. Lông, tóc
D. Móng
@E. A, C, D đúng
Giống Microsporum có thể ký sinh và gây bệnh ở:
A. Da
B. Lông, tóc
C. Móng
@D. A và B đúng
E. A và C đúng


Giống Epidermophyton có thể ký sinh và gây bệnh ở:
A. Da
B. Lông, tóc
C. Móng
D. A và B đúng
@E. A và C đúng
Về ái tính đối với ký chủ, Trichophyton rubrum là loài vi nấm có ái tính chủ yếu với:
@A. Người
B. Chó, mèo
C. Trâu bò
D. Ngựa

E. Khỉ
Microsporum canis là loài vi nấm hay gặp ở:
A. Người
@B. Chó, mèo
C. Trâu bò
D. Ngựa
E. Khỉ
Bệnh nấm da lây truyền từ:
A. Nguồn bệnh từ không khí lây sang người
@B. Nguồn bệnh từ người bệnh, từ động vật từ đất lây sang người
C. Nguồn bệnh từ nước lây sang người
D. Nguồn bệnh từ người bệnh lây sang người khác
E. Bệnh nấm da là bệnh không lây sang người khác
Vi nấm nào sau đây thường gây bệnh nấm da ở những người làm vườn:
A. Trichophyton rubrum
B. Microsporum canis
@C. Microsporum gypseum
D. Trichophyton concentricum
E. Epidermophyton floccosum
Tổn thương do vi nấm ưa thú truyền sang người có đặc điểm:
@A. Thường sưng tấy, chảy nước vàng, chảy mủ, nhưng lại mau lành dễ chữa
B. Không sưng tấy, chảy nước vàng, chảy mủ, mau lành dễ chữa
C. Sưng tấy, chảy nhiều mủ rất khó chữa
D. Không sưng tấy, không có mủ, chỉ bong ít vảy da, không cần điều trị gì bệnh vẫn
lành
E. Không sưng tấy, nhưng chảy nhiều mủ, bệnh tự lành sau vài ngày
Trong bệnh chốc đầu do nấm da:
A. Vi nấm xâm nhập vào tóc, tóc đứt ngang hoặc rụng những mảng lớn
B. Vi nấm xâm nhập vào da, tóc rụng những mảng lớn
@C. Vi nấm xâm nhập vào tóc, ngoài ra có thể xâm nhập cả vào da tuỳ loại vi nấm,

bệnh nhân có những mảng trụi tóc có kích thước to nhỏ khác nhau tuỳ từng thể bệnh
D. Vi nấm xâm nhập vào tóc, bệnh nhân có những mảng trụi tóc có kích thước to nhỏ
khác nhau tuỳ từng thể bệnh
E. Vi nấm xâm nhập vào tóc, làm cho tóc trở nên khô, có những hạt xù xì không gây
rụng tóc.
Thể bệnh chốc đầu nào sau đây gây rụng tóc vĩnh viễn:
A. Chốc đầu mảng xám


B. Chốc đầu nung mủ
C. Chốc đầu chấm đen
@D. Chốc đầu lõm chén
E. Chốc đầu mạn tính
Bệnh chốc đầu lõm chén do vi nấm nào sau đây gây ra:
A. Trichophyton rubrum
B. Trichophyton concentricum
C. Trichophyton mentagrophyte
D. Trichophyton tonsuran
@E. Trichophyton schoenleinii
Bệnh vẩy rồng:
A. Kéo dài lâu năm nên thường thương tổn lan rộng, có khi cả thân mình
B. Da không viêm nhưng ngứa, tróc vảy. Tác nhân gây bệnh là Microsporum canis
C. Da không viêm nhưng ngứa, tróc vảy, các vảy xếp thành hình đồng tâm. Tác nhân
gây bệnh là Trichophyton concentricum
D. A và B đúng
@E. A và C đúng.
Bệnh nấm chân vận động viên gặp ở:
A. Những vận động viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước
B. Những vận động viên thể dục thể thao
@C. Những vận động viên thể dục thể thao, những người lính đi giày

D. Những vận động viên đi giày có rắc bột tale ở trong giày
E. Chỉ gặp ở những vận động viên khi tập luyện không mang giày
Thương tổn của bệnh nấm chân vận động viên nằm ở vị trí cơ thể nào sau đây:
A. Cẳng chân
B. Lòng bàn chân
C. Kẻ chân
D. Mu bàn chân
@E. Thường gặp ở kẻ chân, ngoài ra còn có thể gặp ở mu và lòng bàn chân.
Bệnh nấm bẹn do Epidermophyton floccosum thương tổn có tính chất:
@A. Đối xứng hai bên bẹn, lan ra hai bên đùi
B. Đối xứng hai bên bẹn, không lan ra hai bên đùi
C. Không đối xứng hai bên bẹn, lan ra mông
D. Không đối xứng hai bên bẹn, lan ra thân mình
E. Không đối xứng hai bên bẹn, không lan
Bệnh nấm má:
A. Nhiễm bệnh do hôn hít chó mèo, vi nấm gây bệnh Trichophyton rubrum
@B. Nhiễm bệnh do hôn hít chó mèo có vi nấm ở lông, vi nấm gây bệnh Microsporum
canis
C. Nhiễm bệnh do hôn hít chó mèo có vi nấm ở lông, vi nấm gây bệnh Trichophyton
verucosum
D. Nhiễm bệnh do hít bào tử trong không khí, vi nấm gây bệnh Microsporum canis
E. Nhiễm bệnh do hít bào tử trong không khí, vi nấm gây bệnh Trichophyton
verucosum
Thương tổn móng do nấm da có tính chất:
A. Thương tổn đầu tiên thường từ gốc móng
@B. Thương tổn đầu tiên thường từ bờ tự do của móng
C. Thương tổn đầu tiên thường ở vùng da quanh móng


D. Thương tổn đầu tiên thường ở vùng da quanh móng ở gốc móng và móng

E. Thương tổn đầu tiên thường ở vùng da quanh móng ở bờ tự do của móng và móng
Không thể lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm nấm da được nếu trong vòng 7 - 10 ngày
trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân có dùng:
@A. Thuốc kháng nấm
B. Thuốc kháng sinh
C. Thuốc kháng histamin
D. A và B đúng
E. A và C đúng.
Bệnh phẩm để làm xét nghiệm nấm da có thể là:
A. Da, niêm mạc, máu
B. Da, lông tóc, máu
@C. Da, lông tóc, móng
D. Niêm mạc, máu, móng
E. Niêm mạc, lông tóc, móng.
Để xét nghiệm trực tiếp tìm nấm da, người ta dùng dung dịch:
A. KOH 2%
B. KOH 5%
@C. KOH 20%
D. KOH 50%
E. KOH 80%
Xét nghiệm trực tiếp bệnh phẩm da, móng với KOH 20% quan sát dưới kính hiển vi
thấy:
A. Sợi tơ nấm, phân nhánh có vách ngăn
@B. Sợi tơ nấm, phân nhánh có vách ngăn đôi khi sợi tơ nấm đứt thành chuổi bào tử
đốt
C. Sợi tơ nấm, không phân nhánh có vách ngăn, bào tử đốt
D. Sợi tơ nấm, phân nhánh không có vách ngăn và nhiều bào tử đính lớn
E. Sợi tơ nấm, phân nhánh có vách ngăn và nhiều bào tử đính nhỏ.
Môi trường nuôi cấy nấm da là:
A. Sabouraud agar

B. Sabouraud agar + Chloramphenicol
C. Sabouraud agar + Cycloheximide (Actidion)
@D. Sabouraud agar + Chloramphenicol + Cycloheximide (Actidion)
E. Sabouraud lỏng
Nhiệt độ nuôi cấy nấm da là:
A. 20 - 240C
@B. 25 - 280C
C. 30 - 360C
D. 37 - 400C
E. 41 - 450C
Khi nuôi cấy nấm da thời gian mọc nhanh có thể:
A. 1 - 3 ngày
B. 3 - 5 ngày
C. 5 - 7 ngày
@D. 7 - 10 ngày
E. A. 10 - 15 ngày
Thuốc dùng điều trị nấm da khi thương tổn có diện tích rộng là:


@A. Griseofulvin
B. Nystatin
C. Amphotericin B
D. Cycloheximide
E. Ketoconazole
Đối với vận động viên, để đề phòng bệnh nấm da:
A. Không nên đi giày vi môi trường ẩm thường xuyên ở chân sẽ dễ bị bệnh
B. Rắc và giày một ít cồn ASA
@C. Rắc vào giày bột tale có axít undecylenic
D. Rắc vào giày một ít cồn BSI
E. Rắc vào giày ít thuốc kháng nấm Nystatin.

Để phòng bệnh nấm da lây từ chó mèo sang người:
A. Tránh hôn hít, vuốt ve chó mèo
B. Khi chó mèo rụng lông bất thường cho đi khám thú y ngay
C. Thường xuyên bôi Griseofulvin cho chó mèo ngừa bệnh trước
@D. Câu A và B đúng
E. Câu A và C đúng.
Thuốc dùng để điều trị nấm da khi thương tổn có diện tích hẹp:
A. Dung dịch cồn ASA
B. Dung dịch cồn BSI
C. Dung dịch cồn formol
@D. A và B đúng
E. A và C đúng
Thuốc nào sau đây không được lựa chọn để điều trị bệnh nấm da:
A. Griseofulvin
B. Ketoconazole
@C. Nystatin
D. Miconazole
E. Clotrimazole.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×