Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải bài tập GDCD (bài 17 bài 21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.22 KB, 4 trang )

BÀI 17 Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng
1. Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không
được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và
các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách
nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có
trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
2. a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản
được giao.
- Điểm chưa đúng của ông Tám:
+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài
liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).
+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:
+ Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
+ Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà
nước).
3. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện
qua các việc làm sau:
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...
- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở
các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;
- Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. - Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước).
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà
nước, lợi ích công cộng.
BÀI 18 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
1. - Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp


tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn
chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở
về con đường lương thiện.
2. Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền
khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến
quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
3. Các ý kiến trên chưa chính xác:
- Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân
- Câu b viết lại:... tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.


- Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
4. * Giống nhau:
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá
nhân.
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
- Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm
phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm
phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm
pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức.
BÀI 19 Quyền tự do ngôn luận
1. Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d).
2. - Học sinh được phép góp ý và phát biểu:
- Bằng cách:
+ Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.
+ Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...
3. Chuyên mục:
- Hộp thư truyền hình;

- Nhịp cầu tuổi thơ;

- Bạn của nhà nông;

- Với khán giả VTV3;

- An toàn giao thông;

- Blog giao thông ...

BÀI 20 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực như sau:
Các lĩnh vực

Điều luật của Hiến pháp


Chế độ chính trị

Điều 2

Chế độ kinh tế

Điều 50, Điều 32


Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

Điều 58

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Điều 16, Điều 33

Tổ chức bộ máy nhà nước

Điều 86, Điều 102

2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:
- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo
dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh
và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.
BÀI 21 Pháp luật nước cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam
1. - Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự
trong Ịớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.
- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức
độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp
xử phạt thích đáng.
2. Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:
+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
+ Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.
- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự
không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xả hội không có pháp luật
xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật”
3. - Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”


- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu
không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án,
người đời cười chê.
- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của

pháp luật.
4. Trả lời
Đao đức
Cơ sở
hình thành

Pháp luật

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyệnDo Nhà nước ban hành
vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Hình thức thể Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm Các văn bản pháp luật như bộ luật,
hiện
ngôn...
luật... trong đó quy định các quyền,
nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, cán bộ,
công chức Nhà nước.ệ.
Biện pháp bảo Tự giác, thông qua tác động của dư luậnBằng sự tác động của Nhà nước
đảm thực hiện xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê. thông qua tuyên truyền, giáo dục,
thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế
và xử lý các hành vi vi phạm.



×