Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương chi tiết học phần Nguyên lý thống kê (Học viện Ngân hàng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.17 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN
-----***----ĐỀ CƢƠNG
HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
Thời gian áp dụng: Từ năm học 2013- 2014
1.Trình độ/ hình thức đào tạo : Đại học & Cao đẳng chính quy
2. Số đơn vị tín chỉ: 3
3. Phân bổ thời gian:
- Giảng lý thuyết trên lớp: 37 tiết
- Bài tập, thảo luận và kiểm tra : 14 tiết
4. Điều kiện tiên quyết
+ Các môn đã học: Kinh tế học (vi mô , vĩ mô), lý thuyết xác suất và thống kê toán
+ Các môn học song hành: Nguyên lý kế toán
5. Mục tiêu của học phần
+ Trang bị về lý thuyết : Sau khi kết thúc học phần, sinh viên phải nắm vững các vấn
đề sau của khoa học Thống kê:
- Khái niệm về đối tượng của Thống kê học áp dụng vào kinh tế; Các khái niệm
và thuật ngữ cơ bản của Thống kê học vận dụng vào kinh tế.
- Vai trò của nghiên cứu thống kê trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô.
- Quá trình nghiên cứu Thống kê trong kinh tế
- Các phương pháp thống kê phổ biến áp dụng trong kinh tế.
+ Trang bị về kỹ năng: Kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng để phân tích các mức độ
của hiện tượng kinh tế xã hội, dãy số thời gian và chỉ số.
+ Trang bị về vấn đề nghiên cứu / kỹ năng nghiên cứu: Người học được trang bị
những kỹ năng cần thiết để tự mình có thể nghiên cứu các vấn đề thống kê thực tế.
6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học
Học phần nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận của thống kê
học; cung cấp một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản trong thống kê, các phương
pháp trình bày dữ liệu; các phương pháp thống kê mô tả; các phương pháp phân tích

1




thống kê làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai, từ đó giúp
cho việc điều hành, ra các quyết định quản lý.
7. Yêu cầu đối với sinh viên
- Quá trình học tập và tham khảo mở rộng: Học tập nghiên cứu ở nhà, thư viện, trên
lớp…theo những nội dung được hướng dẫn, yêu cầu.
- Tham gia các hoạt động: Chuẩn bị bài , làm bài tập, bài kiểm tra, bài thảo luận, bài
thi hết học phần.
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Dự giờ giảng trên lớp đầy đủ, thực hiện các nhiệm vụ theo
yêu cầu của giảng viên
8. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
Tài liệu học tập chính: Nguyên lý thống kê kinh tế (Học viện Ngân hàng sẽ
xuất bản năm 2012)


i ọc

c: Handouts do giảng viên cung cấp

Sách tham khảo: PGS – TS. Trần Ngọc Phác, TS. Trần Thị Kim Thu, Giáo trình “Lý
thuyết thống kê” , NXB Thống kê, Hà Nội 2012.
Tài liệu tham khảo:
- Tổng cục Thống kê, “Chế độ báo cáo thống kê định kỳ doanh nghiệp Nhà
nước”, NXB Thống kê, năm 2003;
- Tổng cục Thống kê, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ các ngành công nghiệp,
nông lâm nghiệp và thuỷ sản, thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng NXB Thống kê,
năm 2003;
- Tổng cục Thống kê, “Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Tài khoản quốc gia”,
NXB Thống kê, năm 2003;

- Tổng cục Thống kê, “Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007”, NXB Thống
kê, năm 2007;
- Tổng cục Thống kê, “Một số thuật ngữ Thống kê thông dụng”; NXB Thống
kê, năm 2004;
- Tổng cục Thống kê, “Luật Thống kê”, NXB Thống kê, năm 2004 ;
- Tổng cục Thống kê, “Phương án điều tra và báo cáo Thống kê giá tiêu dùng,
NXB Thống kê, năm 2006;
- Tổng cục Thống kê, “Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản Quốc gia
(SNA) ở Việt Nam”, NXB Thống kê, năm 2007.

2


- Tổng cục Thống kê, “Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu của Hệ thống
Tài khoản Quốc gia (SNA) theo quý ở Việt Nam”, NXB Thống kê, năm 2003.
- Tổng cục Thống kê, “Tài liệu điều tra doanh nghiệp năm 2004”, NXB Thống
kê, năm 2004;
Các tài liệu điện t / website:


9. Đánh giá ngƣời học
1. Kiểm tra giữa kỳ: 2 bài kiểm tra

Tỷ trọng. 30%

Hình thức kiểm tra: (viết) trắc nghiệm, bài tập lớn,bài tập tình huống
2. Điểm chuyên cần

Tỷ trọng 10%


3. Thi hết học phần

Tỷ trọng 60%

Hình thức: thi viết. Kết hợp giữa trắc nghiệm có giải thích, bài tập.
10. Khái quát nội dung
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của thống kê kinh tế- xã hội
1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của thống kê học
2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế- xã hội
3. Cơ sở khoa học của thống kê học
3.1. Cơ sở lý luận của thống kê học
3.2. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học
3.3. Quy luật số lớn và tính quy luận của thống kê
4. Một số khái niệm
4.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê
4.2. Tiêu thức thống kê
4.3. Chỉ tiêu thống kê
4.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
4.5. Một số vấn đề về hệ thống tài khoản quốc gia
4.6. Một số chỉ tiêu thống kê của nền kinh tế quốc dân và của doanh nghiệp
5. Bảng cân đối
5.1. Khái niệm bảng cân đối
5.2. Một số dạng bảng cân đối
Chương 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

3


1. Điều tra thống kê
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê

1.2. Các loại, các phương pháp thu thập tài liệu và các hình thức tổ chức
điều tra thống kê
1.3. Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê
1.4. Sai số trong điều tra thống kê
2. Tổng hợp thống kê
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê
2.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê
2.3. Bảng thống kê và đồ thị thống kê
3. Phân tích và dự đoán thống kê
3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê
3.2. Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê
Chương 3: Phân tổ thống kê
1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tổ thống kê
1.1. Khái niệm phân tổ thống kê
1.2. Ý nghĩa phân tổ thống kê
1.3. Nhiệm vụ phân tổ thống kê
2. Các bước phân tổ thống kê
2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
2.3. Sắp xếp các đơn vị vào trong các tổ
2.4. Dãy số phân phối
3. Phân tổ liên hệ
3.1. Khái niệm phân tổ liên hệ
3.2. Phân tổ giản đơn
3.3. Phân tổ kết hợp
Chương 4: Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội
1. Số tuyệt đối trong thống kê
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối
1.2. Các loại số tuyệt đối
1.3. Đơn vị tính số tuyệt đối


4


2. Số tương đối trong thống kê
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm số tương đối
2.2. Các loại số tương đối và phương pháp tính
2.3. Điều kiện vận dụng số tương đối và số tuyệt đối
3. Số bình quân trong thống kê
3.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số bình quân
3.2. Các loại số bình quân và phương pháp tính
3.3. Điều kiện vận dụng số bình quân
4. Độ biến thiên của tiêu thức
4.1. ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức
4.2. Phương pháp tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
Chương 5: Dãy số thời gian
1. Khái niệm, phân loại dãy số thời gian
1.1. Khái niệm dãy số thời gian
1.2. Phân loại dãy số thời gian
1.3. yêu cầu xây dựng dãy số thời gian
2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
2.1. Mức độ bình quân theo thời gian
2.2. Lương tăng (giảm) tuyệt đối
2.3. Tốc độ phát triển
2.4. Tốc độ tăng (giảm)
2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn
3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
3.2. Phương pháp số bình quân trượt (di động)
3.3. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ

4. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
4.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
4.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Chương 6: Chỉ số
1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, tác dụng của phương pháp chỉ số trong nghiên
cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội

5


1.1. Khái niệm chỉ số
1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
1.3. Tác dụng của phương pháp chỉ số
1.4. Các loại chỉ số
2. Phương pháp tính các loại chỉ số
2.1. Chỉ số phát triển
2.2. Chỉ số không gian
2.3. Chỉ số kế hoạch
3. Hệ thống chỉ số
3.1. Khái niệm, cơ sở hình thành, tác dụng của hệ thống chỉ số
3.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số liên hệ theo các chỉ tiêu
4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và
tổng lượng biến tiêu thức
4.1. Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân
4.2. Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu
bình quân
11. Nhóm giảng viên
1. Nguyễn Thị Thanh Mai
2. Lương Thanh Hà
3. Hoàng Thanh Huyền

4. Trần Thị Thanh Hương
5. Trần Thị Ngọc Tú

6



×