Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các Biện Pháp Bảo Vệ Sức Khoẻ Người Lao Động Tại Nơi Làm Việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.1 KB, 20 trang )

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI NƠI LÀM VIỆC
Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc được thực
hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT TLĐLĐVN, có 5 nhóm biện pháp chính:
(1) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
(2) Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải
thiện điều kiện lao động;
(3) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
(4) Các biện pháp y tế, tổ chức và quản lý lao động;
(5) Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động.
1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ:
1.1. Biện pháp tổ chức nơi làm việc an toàn và phù hợp với con người trong lao
động
Biện pháp này tính đến yếu tố con người, nơi làm việc cần được tổ chức, sắp
xếp cho phù hợp với đặc điểm nhân trắc, tâm sinh lý của người lao động.








Tổ chức công việc sao cho tránh được những tư thế lao động xấu khi thực
hiện các thao tác, khi nâng và mang vác vật nặng như cúi gập người, khom
mình, vặn mình... gây vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cột
sống v.v...
Bố trí nơi làm việc đảm bảo khả năng nhìn rõ các thông tin, cơ cấu điều
khiển, các ký hiệu (biển báo, nút điều khiển, các ghi chú bằng tiếng Việt rõ
ràng, dễ phân biệt để tránh nhầm lẫn dẫn đến tai nạn lao động).
Tổ chức lao động thế nào để giảm được gánh nặng tâm lý gây ra cho con


người do làm những công việc quá nhiều hoặc quá khó; hoặc công việc đơn
điệu làm mất khả năng phản ứng của con người với tình trạng khẩn cấp. Với
công việc lao động thể lực, các tải trọng thể lực như tải trọng động, tải trọng
tĩnh, tải trọng với tay hay chân cần hợp lý.
Bố trí các giá để nguyên vật liệu, sản phẩm, dụng cụ để nơi làm việc gọn
gàng, tránh sự nhầm lẫn, tránh va chạm khi đi lại và va quệt các phương tiện
di động trong nhà xưởng để đề phòng tai nạn do vấp ngã, bị vật nặng va đập
18


vào người. Các hoá chất có tác động tương kỵ nhau không được để cùng một
vị trí.
1.2. Sử dụng phương tiện che chắn an toàn
Khi thiết kế hay mua sắm các phương tiện che chắn an toàn cần tính đến
kích thước cơ thể người sử dụng; đảm bảo đủ chức năng bảo vệ mà không cản trở
đến công nghệ và phải đảm bảo các yêu cầu nêu trong qui định Nhà nước (xem
TVVN 4117 - 89 - Che chắn an toàn - Yêu cầu chung) v.v… Có thể chia các loại
phương tiện này thành 5 loại như sau:









Loại che chắn các bộ phận, cơ cấu truyền động như dây đai, bánh đai, trục
quay, băng chuyền... đề phòng tai nạn bị máy cuốn hoặc nghiền bộ phận cơ
thể.

Loại che chắn vùng văng bắn các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công như che
chắn ở máy mài, máy nghiền đá...
Loại che chắn các bộ phận dẫn điện để người không chạm vào các phần dẫn
điện có dạng tấm hoặc lưới đề phòng tai nạn điện.
Che chắn các tia bức xạ có hại như tia X, các tia phóng xạ...
Rào chắn vùng làm việc trên cao, hào, hố, bể chứa: thường gặp ở các công
trình xây dựng, các vị trí làm việc (sàn thao tác) máy móc ở trên cao đề phòng
tai nạn ngã cao.

Bộ phận che chắn cần đảm bảo cố định thật chắc vào máy, che chắn những
bộ phận nguy hiểm, không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân,
có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy.

Hình 1. Hộp che chắn trục/đá mài ở máy kiểu cũ (hình bên trái ) và máy
kiểu mới (hình bên phải).
19


1.3. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa
Những phương tiện tự động ngắt (dừng) hoạt động của máy móc khi có nguy
cơ xảy ra sự cố kỹ thuật và tai nạn lao động, ví dụ:










Phòng ngừa quá tải của thiết bị áp lực như nồi áp suất, bình chứa khí nén, nồi
hơi, ống dẫn hơi... có thể gây nổ thiết bị.
Phòng ngừa quá tải của máy động lực: Máy phát điện, máy nén, thang máy...
Phòng ngừa sự dịch chuyển quá mức của các bộ phận chuyển động: cần trục,
máy tời...
Phòng ngừa nguy cơ chấn thương ở người vận hành, ví dụ có thể bị kẹp tay,
bị đứt tay khi để tay vào vùng nguy hiểm, bị chấn thương trong vụ nổ do lửa
tạt lại bình sinh khí.
Hệ thống chống sét, chống rò điện (hệ thống điện an toàn): được sử dụng để
ngăn ngừa tai nạn do sét đánh, do điện giật.

1.4. Lắp đặt các thiết bị báo động, thiết bị chỉ báo
Các phương tiện này có tác dụng phát tín hiệu an toàn hay mất an toàn (còn
gọi là tín hiệu báo động) để báo trước cho người lao động những sự cố nguy hiểm
có thể xảy ra. Có nhiều loại tín hiệu như:





Tín hiệu ánh sáng, màu sắc: Đèn báo động có màu tương phản cao, màu đỏ,
vàng, xanh... , ví dụ đèn chỉ dẫn giao thông
Tín hiệu âm thanh: Còi, chuông như chuông báo khói...
Thiết bị chỉ báo và có dấu hiệu cử động (xi nhan): Những nơi có nguy cơ mất
an toàn do có các chất như CO2, O2, Mê tan, xăng... cần có thiết bị đo và chỉ
báo nồng độ trong không khí để có biện pháp phòng chống sự cố. Có nhiều
loại dấu hiệu như dấu hiệu cấm, dấu hiệu phòng ngừa, dấu hiệu chỉ thị và dấu
hiệu chỉ dẫn, phổ biến nhất là đặt biển báo, ví dụ như biển giao thông.

1.5.Tạo khoảng cách và kích thước an toàn

Là giải pháp cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy móc, đề phòng
hoả hoạn (bắt lửa) hay sự cố va chạm bởi các phương tiện vận tải…
Có nhiều loại khoảng cách an toàn như khoảng cách:


giữa nhà và công trình, kho tàng.



giữa đường ô tô, tàu hoả... với tường mặt ngoài nhà cửa.
20




giữa máy, thiết bị với kết cấu nhà xưởng như tường, cột, cửa...



giữa các bộ phận nhô ra của thiết bị máy móc.





Khoảng cách an toàn đối với phương tiện sử dụng điện, giữa bộ phận mang
điện và vỏ bao che...
giữa các bộ phận: Phân xưởng, kho bãi có các chất độc hại, dễ cháy nổ với
nhau và với nơi có nhiều người qua lại.


1.6. Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa
1.6.1. Cơ khí hoá
Sử dụng dụng cụ, máy móc để giải phóng cho con người những công việc thủ công,
nặng nhọc dễ xảy ra tai nạn lao động như dùng máy cẩu để vận chuyển thay cho
dùng palăng, dùng máy xúc để đào hố móng thay cho cuốc xẻng...
1.6.2. Tự động hoá và điều khiển từ xa
Tuy giải pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư cao, kỹ thuật, công nghệ phức tạp nhưng
nên áp dụng để giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại như bộ
phận sản xuất quá nóng hoặc quá lạnh, quá ồn hoặc rất độc hại bởi hoá chất, chất
phóng xạ, tác nhân sinh học gây bệnh...
1.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Còn gọi là phương tiện bảo hộ. Phần này sẽ trình bày trong một nhóm riêng
dưới đây.
1.8. Kiểm nghiệm dự phòng
Là kiểm nghiệm về độ bền, độ tin cậy của máy móc, thiết bị, công trình hay
bộ phận đề đảm bảo an toàn khi vận hành.
Khi nào cần thực hiện?
Nhất thiết phải thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, theo định kỳ và sau sửa
chữa bảo dưỡng những phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về AT - VSLĐ (Ví dụ:
Thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng, máy cắt dập...).
Những gì cần kiểm nghiệm?
Một số ví dụ:


Thử nghiệm độ bền theo tải trọng và thời gian của dây cáp, xích, dây an
toàn...
21





Thử nghiệm độ bền và phát hiện vết rạn nứt trên đá mài, cánh quạt…



Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm.



Thử nghiệm độ bền, kín khít của thiết bị áp lực, độ tin cậy của van an toàn...



Thử nghiệm cách điện tay cầm dụng cụ điện và phương tiện bảo vệ cá nhân.

1.9. Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị
Theo phương châm “Chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp,
không để cháy xảy ra hoặc ngăn chặn kịp thời không cho đám cháy phát triển”, các
biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm:
a) Giáo dục, tuyên truyền người lao động về Pháp lệnh qui định việc quản lý Nhà
nước đối với công tác PCCC, qui định việc xử phạt các hành vi phạm (Điều 15 nghị
định số 49/CP ngày 15/8/1996)...; Phổ biến, hướng dẫn các nội qui PCCC, huấn
luyện thực hiện phương án chữa cháy tại chỗ.
b) Biện pháp kỹ thuật:
- Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy hiểm cháy nổ ra xa những
khu vực khác.
- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy trong đơn vị như nguyên vật
liệu, sản phẩm, hàng hoá.
- Bố trí các hệ thống chống cháy lan trong đường ống dẫn chất đốt: xăng dầu,
khí đốt và chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng kia.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC theo hướng dẫn và phê chuẩn của cơ
quan Công an thuộc Cục phòng PCCC.
- Biện pháp hành chính, pháp lý: Thực hiện kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và
xử lý vi phạm, chấm điểm thi đua để ngăn ngừa cháy nổ.
Một số ví dụ thực tế về an toàn máy móc:
- Lắp che chắn thích hợp vào các phần chuyển động nguy hiểm của máy và các
thiết bị truyền điện.
- Sử dụng các thiết bị an toàn ngừng hoạt động của máy khi tay công nhân ở vị
trí nguy hiểm.
- Thiết kế lại các bộ phận chắn gây cản trở cho tầm nhìn, thay mới hoặc bảo
dưỡng.
22


- Sử dụng thiết bị cơ khí để cung cấp nguyên liệu cho máy nhằm tránh nguy
hiểm và tăng sản phẩm.
- Đảm bảo máy móc được bảo dưỡng tốt và các chi tiết không bị gãy, hỏng hoặc
bắt không chặt.
2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện
lao động.
Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh lao động nơi làm việc, cần áp dụng các biện
pháp về vệ sinh công nghiệp và vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc. Trong phần này
chỉ đề cập đến các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động hay còn gọi là vệ sinh công
nghiệp để phòng chống độc hại và cải thiện điều kiện lao động.
2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại
Do khuôn khổ có hạn, không thể giới thiệu hết các biện pháp trong Sổ tay
này. Vì vậy chúng ta sẽ chọn một số biện pháp cơ bản và được áp dụng phổ biến ở
hầu hết các nơi làm việc trong cả nước.
2.1.1. Thông gió
Là biện pháp cần thực hiện để cải thiện độ thoáng ở những nơi làm việc có

điều kiện thông gió, thông khí kém, gây tích tụ khí nóng, hơi khí độc, bụi, hơi nước
trong không khí. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn vệ
sinh về độ nóng, ẩm, khói, bụi. Sau đây là một số giải pháp kỹ thuật cơ bản:
a. Thông gió tự nhiên:
Là giải pháp thông thoáng cho nhà xưởng nhờ tác dụng tự nhiên của luồng
gió và đối lưu nhiệt mà không cần đến quạt và các phương tiện tạo gió khác. Sau
đây là một số cách:
- Dựa vào tác dụng của gió trời: Bằng cách chọn hướng cho nhà xưởng khi xây
dựng cơ bản, mở các cửa đón gió và thoát gió hợp lý sao cho luồng gió lưu thông
trong nhà thuận theo cường độ gió trời.

23


- Dựa vào tác dụng đối lưu của nhiệt: Nhờ
sự chênh lệch nhiệt độ của không khí trong
và ngoài nhà để có luồng không khí lưu
thông qua nhà, Do không khí nóng trong
nhà thì bốc lên trên và thoát ra ngoài theo
các ở trên. Còn không khí bên ngoài có
nhiệt độ thấp hơn sẽ tràn vào trong nhà qua
cửa bên dưới để thế chỗ cho không khí từ Hình 2. Sơ đồ thông gió tự nhiên
trong thoát ra. Đó là cách thông gió tự đối với nơi làm việc có nguồn
nhiên nhờ áp lực nhiệt. Phương pháp này nhiệt lớn
được áp dụng trong các công nghệ sinh
nhiệt như lò luyện, lò tôi, lò hơi, lò rèn,
buồng sấy....
Hình 3a dưới đây mô tả sự lưu thông của không khí/ gió trong nhà qua các
cửa không cần quạt.


Thông gió - Sơ đồ chu trình lưu thông của không khí.
a. Thông gió tự nhiên
b. Thông gió nhân tạo
ng
khí:

b.Thô
gió cơ

Khi thông gió tự nhiên không đáp ứng được tiêu chuẩn về tốc độ gió trong
nhà xưởng hoặc cần phải thổi mát cho người lao động thì cần phải sử dụng các
phương tiện thông gió cơ khí như quạt, hình 3b ở trên mô tả sự lưu thông không khí
24


khi sử dụng quạt trần. Với các loại quạt gió, phương pháp này cần sử dụng không
chỉ có quạt gió mà là cả một hệ thống gồm quạt, miệng thổi hay hút gió (tương ứng
với hệ thống thổi và hệ thống hút), lưới lọc bụi, ống phân phối gió và các thiết bị
khác như làm khô hay làm ẩm, làm mát không khí bằng điều hoà nhiệt độ.
Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật mà lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ và thông gió chung
trong nhà xưởng (xem hình 4).
Cần lưu ý tăng cường nhiều thông gió tự nhiên, theo TCVSCP tổng diện tích các
cửa mở phải bằng 1/ 4 diện tích nhà.

Hệ thống thông gió tổng hợp: a. Quạt tường; b. Lỗ thông gió

2.1.2. Chiếu sáng
Để tạo ra môi trường ánh sáng hợp lý, đảm bảo TCVSCP có thể áp dụng
những biện pháp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật như sau:

Phân bố đều các nguồn sáng tự nhiên qua cửa lấy sáng lên bề mặt cần chiếu sáng.
Có kết cấu chắn nắng cho các cửa lấy sáng tự nhiên.
Lắp ráp các nguồn sáng vào các pha khác nhau của nguồn điện chiếu sáng.
Các nguồn sáng được treo ở độ cao qui định, có chao, chụp với góc bảo vệ lớn.
Tăng sự tương phản giữa vật cần quan sát và nền, dựa trên cơ sở khoa học về chiếu
sáng.
25


a. Chiếu sáng tự nhiên:
Từ nguồn ánh sáng khuyếch tán của bầu trời xuyên qua các cửa vào trong
nhà, để có ánh sáng tự nhiên hợp lý cần phải:
Diện tích cửa lấy sáng đủ lớn để hệ số độ rọi ánh sáng tự nhiên không nhỏ hơn giá
trị hệ số độ rọi tự nhiên tiêu chuẩn.
Phân bố các cửa lấy sáng gồm cửa sổ và cửa mái đều trên toàn bộ nhà để ánh sáng
phân bố đều trong phòng.
Tránh hiện tượng chói loá bằng cách để cửa theo hướng Bắc Nam, nếu không cần
có kết cấu chắn nắng cho các cửa lấy sáng.
b. Chiếu sáng nhân tạo:
Nguồn ánh sáng gồm các loại đèn nung sáng, huỳnh quang, thủy ngân cao
áp. Có hai phương thức chiếu sáng nhân tạo chính là:
- Chiếu sáng chung: Các nguồn sáng được phân bố đều trên toàn diện tích
được chiếu sáng và được treo trên cùng một độ cao qui định. Phương thức
này phù hợp với nơi có mật độ làm việc lớn, bố trí thành hàng như phân
xưởng lắp ráp máy, phân xưởng may hoặc nơi có vị trí làm việc thay đổi bất
kỳ trong phòng.
- Chiếu sáng hỗn hợp: Các nguồn sáng được phân bố đều như phương thức
chiếu sáng chung và có các nguồn sáng riêng rẽ từ đèn chiếu sáng cục bộ tại
chỗ để đáp ứng yêu cầu quan sát chung và đi lại trong phòng và những công
việc cần độ rọi cao như nhà máy cơ khí, sửa chữa đồng hồ...(xem hình 5)


Sự kết hợp chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng
của các công việc khác nhau
Ngoài ra cần có hệ thống chiếu sáng sử dụng khi cần để sơ tán khẩn cấp hay thay
thế để tiếp tục làm việc.
26


Một số ví dụ:
Sơn trần nhà bằng màu trắng, tường bằng các màu sáng và giữ cho sạch.
• Cung cấp ánh sáng nhân tạo chung phải tương xứng với loại công việc tiến
hành bằng cách: tăng thêm nguồn sáng, lắp đặt các gương phản xạ hoặc chuyển vị
trí các nguồn sáng có sẵn.


2.1.3. Xử lý ô nhiễm môi trường lao động
Biện pháp này được áp dụng để loại bỏ hoặc hạn chế ô nhiễm môi trường lao động
(MTLĐ) bởi một hoặc một số yếu tố như hoá học, hoá lý, vật lý, sinh vật. Qua đánh
giá mức độ ô nhiễm MTLĐ, đã thực hiện biện pháp hạn chế, cách ly (bằng bất cứ
giải pháp nào nếu có thể thực hiện được) mà yếu tố ô nhiễm vẫn còn lan toả, phân
tán trong môi trường và vượt quá TCVSCP thì chúng ta cần can thiệp bằng xử lý
các yếu tố đó. Về kỹ thuật biện pháp này thường tập trung ở các giải pháp sau:
- Xử lý chất khí / chất thải khí;
- Xử lý chất lỏng/ chất thải lỏng hay nước thải;
- Xử lý chất rắn/ chất thải rắn hay rác thải.
Sơ đồ quá trình xử lý nói chung được tiến hành qua các hệ thống sau:

Hệ thống thu và
chứa các yếu tố
lan toả (1)


Hệ thống xử lý các tác
nhân ô nhiễm (2)

Hệ thống thải không
khí hoặc nước đã làm
sạch (3)

Xử lý các chất thải từ
hệ thống xử lý (4)
Ô NHIỄM

Sản xuất

Tận dụng lại

Thải bỏ

Môi
trườn
g

Sơ đồ quá trình xử lý các yếu tố ô nhiễm môi trường
a. Hệ thống (1) - Thu và chứa các yếu tố lan toả: Trên hình 6 mô tả sơ lược một
hệ thống xử lý các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh từ sản xuất:

27


Với bụi, hơi khí độc lan toả trong không khí hoặc không khí có nhiệt độ nóng hoặc

lạnh trong trường hợp không thể cách ly các nguồn ô nhiễm thì phải tiến hành thu
bắt từ hệ thống (1) để vận chuyển đến hệ thống (2) nối tiếp phía sau.
Với chất lỏng thường là nước thải có chứa các tác nhân gây ô nhiễm: Hệ thống thu
chứa là cống thoát nước, vận chuyển đến các bể chứa có đặt bơm để đưa đến hệ
thống (2) tiếp sau. Do mỗi cơ sở có nhiều loại thải khác nhau, nên xây dựng hệ
thống này theo nguyên tắc tách dòng để giảm chi phí xử lý, chẳng hạn nước thải là
nước mưa thì không cần chứa mà có đường cống dẫn thoát thẳng ra đường thoát
nước bên ngoài cơ sở.
Với chất thải rắn hoặc rác thải cần:
Thu gom đến nơi qui định bố trí trong khuôn viên cơ sở. Vị trí nơi chứa cần chọn
sao cho không ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan, hạn chế được ô nhiễm
mùi và sinh sôi côn trùng…
Phân loại ngay khi thu chứa để có thể tận dụng phế thải và tạo điều kiện xử lý đúng
cách với các loại chất thải ở bước tiếp sau (trong hệ thống 2).
b. Hệ thống (2) - Xử lý các tác nhân ô nhiễm:
Với các đối tượng cần xử lý ô nhiễm dù là rắn, lỏng hay khí chỉ có thể đảm bảo
hiệu quả làm sạch khi có giải pháp công nghệ xử lý phù hợp, có thể tóm tắt cách xử
lý đặc trưng với từng yếu tố hay tác nhân ô nhiễm ở bảng sau:
Phương pháp xử lý phù hợp với từng yếu tố ô nhiễm
Môi

Yếu tố ô nhiễm


Chất

Chất

Chất


Bụi
Hơi
Khí
Bức xạ nhiệt
Cặn lắng/ lơ lửng
Chất hoà tan hoá học
Chất hoà tan sinh học
Vi sinh vật gây bệnh
Sinh vật gây bệnh
Hoá chất độc hại
Không độc hại

Phương pháp công nghệ

Hoá Hoá Sinh


















28



Thiêu




































Xử lý khí được thực hiện tại hệ thống nằm ngay tại cơ sở, gần với nguồn ô nhiễm.
Còn xử lý lỏng và rắn có thể thực hiện tại những hệ thống của riêng cơ sở hoặc của
cả khu vực (khu đô thị hay khu công nghiệp) để giảm chi phí, tăng tính kinh tế cho
công nghệ xử lý.
c. Xử lý tiếp theo:
Sau khi qua hệ thống (2), các sản phẩm của quá trình xử lý được xử lý tiếp bằng
nhiều cách, chẳng hạn:
Tận dụng lại: Một số chất rắn, chất lỏng và khí được thu hồi để tái sử dụng cung
cấp cho công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý của hệ thống (theo nguyên lý tuần
hoàn) hoặc sử dụng cho mục đích khác, ví dụ kim loại, giấy thải đưa đi tái sinh, bùn
làm phân bón cây…
Thải bỏ: Trừ rác thải được thải bỏ bằng cách chôn lấp hoặc đốt cháy, nước và khí
thải được làm sạch (các chỉ tiêu đạt TCVSCP) được thải ra môi trường. Chú ý với
các chất thải bỏ có tính chất độc hại, nguy hiểm nhất thiết phải cho xử lý đúng cách
theo đúng qui định bảo vệ môi trường để không gây hậu quả ô nhiễm môi trường
do chất thải.
Việc xử lý các yếu tố ô nhiễm MTLĐ như vậy không chỉ có ích lợi trong
phòng chống độc hại, nguy hiểm cho người lao động mà còn thực hiện đúng Luật

Bảo vệ môi trường.
2.1.4. Giữ vệ sinh nhà xưởng
Là biện pháp giảm bớt ô nhiễm MTLĐ ngay tại nơi làm việc, thường
được thực hiện cuối giờ làm việc, trước khi ngừng làm việc. Những nơi hoạt
động ba ca liên tục, vệ sinh nhà xưởng làm theo định kỳ cùng lúc với dừng máy
móc để bảo dưỡng. Tuỳ theo đặc điểm của từng nơi, cần loại trừ yếu tố ô nhiễm
nào mà có mục đích vệ sinh khác nhau, chẳng hạn như:
- Chống ẩm thấp: Thoát nước bề mặt tốt bằng đánh độ dốc sàn nhà đúng qui
phạm, có đủ cống thoát, hạn chế chảy tràn, rò rỉ nước và chất lỏng...
- Chống bụi bặm: Hút bụi thường xuyên.
- Chống trơn trượt, ô nhiễm: Lau, rửa nhà và thiết bị,v.v...
- Chống nhiễm khuẩn: Sau lau dọn thông thường cần phải tẩy trùng, khử trùng
nơi làm việc v.v…
29


2.1.5. Trồng cây xanh
Tăng cường diện tích cây xanh trong khuôn viên, tối thiểu chiếm 10%
tổng diện tích đất sử dụng giành cho cơ sở. Cây xanh có nhiều ưu điểm cải thiện
môi trường nơi làm việc, vừa chống nóng, chống bụi, chống ồn và tăng thêm
dưỡng khí,… Vì vậy chúng rất có lợi cho sức khoẻ người lao động.
2.2. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động
2.2.1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ

Cơ khí hoá để giảm bớt công việc nặng nhọc: ví dụ như sử dụng thiết bị nâng
như cần trục, xe nâng, thang máy đề vận chuyển vật nặng thay cho khênh vác
thủ công, trộn bê tông bằng máy trộn thay cho trộn bằng xẻng.

Cải tiến máy móc để giảm bớt độc hại: Trong hình 1 ở trên là một ví dụ về cải
tiến máy móc ở bộ phận che chắn. So với máy kiểu cũ, bộ phận che chắn của

hai máy đều có tác dụng như nhau nhưng ở máy mới bộ phận này có thêm tác
dụng thu giữ bụi để bảo vệ công nhân tránh tiếp xúc với bụi.

Thay đổi qui trình công nghệ để hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại:
Chuyển đổi hệ thống sản xuất từ hở sang hệ thống kín để hạn chế sự phát tán
của hơi khí độc; thay thế nguyên vật liệu độc hại bằng những loại ít độc hại hơn, ví
dụ trong công nghiệp ô tô hay chế tạo máy, công nghệ sơn phun được thay bằng
sơn tĩnh điện nên không còn vấn đề tiếp xúc với dung môi pha sơn của thợ sơn;
Cho tất cả dung môi hữu cơ, sơn, hồ... đều được chứa trong hộp đậy kín.

30


Cải tiến qui trình giảm bay hơi hoá chất


Trong đầu tư máy móc, chọn loại nào không gây ô nhiễm ồn, rung hoặc phát
sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường như bụi, hơi, khí độc... và những vấn
đề gây căng thẳng tâm - sinh lý lao động do kích thước máy móc không phù
hợp với con người, nhịp độ làm việc đòi hỏi quá cao hoặc quá thấp... (gây vấn
đề stress và ecgônômi). Trong sử dụng hoá chất, nguyên vật liệu, thay thế các
chất hoá học nguy hiểm như dung môi hữu cơ bằng các chất ít nguy hiểm
hơn.

- Nâng cấp, hoàn thiện cho nhà xưởng thông thoáng, đầu tư thêm máy rửa, tẩy
chất độc…

Hình 8. Thay thế các hoá chất nguy hiểm
2.2.2. Biện pháp tổ chức quá trình lao động
Giải pháp bố trí nơi làm việc có đủ không gian thao tác vận động trong tầm với tối

ưu, đó là dụng cụ, vật tư, bộ phận điều khiển cần để ở trong tầm dễ với, thực hiện
công việc trong tầm khuỷu tay; với người thấp nên kê bục để tăng chiều cao thích
hợp với công việc, việc làm nào cần lúc đứng lúc ngồi thì cần có ghế tốt có chân đế
vững...
Thay đổi công việc cho từng người để có thể loại bỏ:
+ Những tư thế làm việc không tự nhiên, không phù hợp sinh lý;
+ Những công việc có cường độ lao động nặng, đòi hỏi vận động gắng sức;
+ Những công việc gây căng thẳng quá mức các giác quan và các hệ thống cơ
quan của cơ thể, căng thẳng quá mức về thần kinh, tâm lý do trách nhiệm
công việc quá nặng phải đảm đương.
Một số ví dụ:
31




Sử dụng xe hai bánh chở hàng, các giá có thể di chuyển được, cần cẩu, băng
chuyền hoặc các máy móc trợ giúp khác khi dịch chuyển các vật nặng



Đặt nút bật, các dụng cụ, các vật điều khiển và nguyên vật liệu trong tầm với
dễ dàng của công nhân.



Sử dụng máy nâng, đòn bẩy hoặc các cách sử dụng máy móc khác để giảm
sự gắng sức của công nhân.




Điều chỉnh chiều cao của thiết bị, bộ điều khiển hoặc bàn làm việc để tránh
tư thế phải cúi hoặc vị trí tay để cao



Thay đổi phương pháp làm việc để cho công nhân có thể thay đổi tư thế
đứng, ngồi khi làm việc.



Cung cấp ghế ngồi hoặc bàn làm việc có độ cao chuẩn với vật tựa lưng chắc
chắn. Trong hình 9 dưới đây đưa ra ví dụ về các loại công việc khác nhau đòi
hỏi các độ cao làm việc khác nhau. Bề mặt để làm các công việc chi tiết nên
cao hơn một cách đáng kể so với bề mặt để làm các công việc nặng (hình bên
trái), độ cao làm việc có thể thay đổi theo yêu cầu của cá nhân khi sử dụng
bàn làm việc có thể điều chỉnh được (hình bên phải).



Thay đổi nội dung công việc (1) làm cho phong phú hơn để tránh những
công việc đơn điệu quá kéo dài, không hứng thú hoặc nhịp độ làm việc quá
khẩn trương; (2) có thể luân phiên nhân viên làm các nhiệm vụ khác nhau,
tạo điều kiện cho người lao động có tính chủ động, có trách nhiệm hơn với
công việc.



Bố trí thời gian lao động: Không để thời gian làm việc liên tục quá dài, có
chế độ làm việc/ca kíp và nghỉ ngơi hợp lý để người lao động nhanh chóng

phục hồi sức khoẻ...



Sắp xếp, phân công lao động phù hợp với sức khoẻ, bệnh tật, tuổi tác và giới
tính của từng lao động.

Hình 9. Điều chỉnh độ cao bàn làm việc cho phù hợp
32


3. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Theo hướng dẫn trong Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH, các phương tiện
bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là phương tiện cho những người làm việc hoặc thực
hiện nhiệm vụ trong điều kiện có những yếu tố nguy hiểm, độc hại sử dụng khi các
biện pháp kỹ thuật AT-VSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy
hiểm, độc hại.
Các PTBVCN phải đáp ứng yêu cầu:
- Thích hợp: Có hiệu quả tốt về ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm,
độc hại.
- Thuận tiện: Dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
- Đúng tiêu chuẩn: Theo các Tiêu chuẩn về các loại PTBVCN.
Các loại PTBVCN:
- Phương tiện bảo vệ đầu: Mũ chống chấn thương, lưới hoặc mũ bao tóc,...
- Phương tiện bảo vệ mặt, mắt: kính mắt, mặt nạ,...
- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...
- Phương tiện bảo vệ tay, chân: Giầy, ủng, bít tất,...
- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống tia
phóng xạ,..

- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,...
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay, ủng cách điện,...
- Phương tiện chống đuối nước: Phao cá nhân.
- Các loại khác.
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu
tố nguy hiểm, độc hại là được trang bị PTBVCN. Trang bị bảo vệ cá nhân như
không chỉ cung cấp đầy đủ số lượng và thích hợp về chủng loại kính bảo hộ, lưới
chắn mặt, nút tai, ủng an toàn, mũ sắt hoặc găng tay mà còn phải giới thiệu và huấn
luyện công nhân sử dụng và bảo dưỡng thích hợp các trang bị bảo hộ cá nhân và
giám sát thường xuyên việc sử dụng chúng.
4. Các biện pháp y tế, tổ chức và quản lý lao động
Như đã biết, CSSK người lao động là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp hay
thủ trưởng đơn vị. Nhưng sức khoẻ của mỗi lao động không chỉ tuỳ thuộc vào
người sử dụng lao động mà còn liên quan đến các bộ phận chức năng như trạm y tế,
33


phòng tổ chức cán bộ, ban an toàn lao động, quản lý bộ phận, tổ chức Công đoàn
của đơn vị... Bởi vậy trong những biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao động,
không chỉ có biện pháp y tế mà còn có những biện pháp tổ chức lao động, chính
sách chế độ, cải thiện đời sống người lao động..., sau đây là một số biện pháp cơ
bản.
4.1. Biện pháp y tế
Thực hiện các chế độ khám, chữa bệnh, và cấp cứu kịp thời các tai nạn lao
động, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động để đảm bảo quyền lợi của người
lao động là được cứu chữa khi ốm đau, bệnh tật hay bị tai nạn lao động, chi phí y tế
và tiền lương do nghỉ việc được bảo hiểm xã hội chi trả. Chủ doanh nghiệp đóng
bảo hiểm. Với những nơi dễ xảy ra tai nạn như bỏng axit, bỏng kiềm, chấn thương,
ngộ độc..., cần đặt các tủ thuốc cấp cứu tại chỗ.
Khám sức khoẻ khi tuyển dụng theo tiêu chuẩn nghề và công việc, để bảo vệ

sức khoẻ cho người lao động, ngăn ngừa mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao
động do sức khoẻ không đáp ứng với yêu cầu của nghề và công việc.
Khám sức khoẻ định kỳ nhằm sàng lọc sức khoẻ người lao động. Những
người lao động có sức khoẻ loại IV và V và bị các bệnh mãn tính thì được theo dõi,
điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp.
Khám phát hiện BNN: Nhiều BNN nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực
và không để bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với yếu tố nghề nghiệp phát sinh bệnh thì
bệnh sẽ thuyên giảm và có thể khỏi hẳn.
Bồi dưỡng bằng hiện vật: Theo Thông tư số 20/TT-LB (24/9/1992) qui định
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động làm việc trong điều kiện
có yếu tố độc hại. Biện pháp này được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã thực hiện
các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các phương tiện an toàn vệ
sinh lao động nhưng chưa khắc phục được các yếu tố độc hại.
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại có chế độ phụ cấp độc hại
và bồi dưỡng chống độc hại. Mục đích của bồi dưỡng chống độc hại là tăng cường
sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho bản thân người lao
động. Thực phẩm có thể là sữa, trứng, chè hoặc hoa quả... được chọn làm hiện vật
sao cho thích hợp với từng nghề có tác dụng giải độc nhanh. Văn bản chỉ đạo khác
về hướng dẫn thi hành chế độ bồi dưỡng và chống độc hại theo Thông tư số 20/TTLB là công văn số 1766/LĐTBXH-ĐKLĐ (28/5/1993) gửi các Bộ và các Sở Lao
động - Thương binh - Xã hội.
34


4.2. Tổ chức lao động
Tổ chức chế độ lao động - nghỉ ngơi hợp lý thể hiện ở các mặt như:









Chế độ lao động- nghỉ ngơi cần được bố trí tuỳ theo công việc. Trong Thông
tư số 07/TT-LĐTBXH (11/4/1995) có hướng dẫn thực hiện chế độ về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và Thông tư số 16/TT-LĐTBXH (23/4/1997)
hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày đối với những người làm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bố trí nơi nghỉ thích hợp, ví dụ có phòng nghỉ thoáng mát cho lao động nóng,
nơi sản xuất ồn ào cần có phòng nghỉ yên tĩnh được cách âm.
Những nơi làm việc ở nhiệt độ thấp cần có phòng trung gian để cơ thể người
lao động được thích nghi dần với sự thay đổi của nhiệt độ giữa bên trong và
bên ngoài phòng lạnh.
Chế độ lao động có xen kẽ thể dục trong lao động

Thể dục trong lao động nhằm tăng cường sức khoẻ, rèn luyện các tố chất
thể lực và tinh thần cho người lao động khi làm việc. Nếu áp dụng các phương
pháp thể dục một cách hợp lý sẽ làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể, đặc
biệt đối với điều kiện môi trường sản xuất không thuận lợi, lao động quá sức...,
làm tăng hoạt động của các hệ thần kinh, tim mạch, vận động và các hệ thống
khác.
4.3. Chính sách chế độ







Xây dựng các chính sách về an toàn, chăm sóc sức khoẻ lao động;

Chính sách quản lý hành chính, kiểm tra giám sát, thưởng phạt việc thi hành
các qui định chung và qui định cụ thể về AT - VSLĐ nơi làm việc.
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động: các chế chế độ trợ
cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp nêu trong nêu trong Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo
nghị định số 12/CP ngày 26/01/1993 của Chính phủ và các văn bản khác.
Có chính sách bảo hộ lao động chưa thành niên, bảo hộ lao động nữ áp dụng
khi tuyển dụng, sắp xếp lao động và bảo vệ sức khoẻ, trong đó có bảo vệ sức
khoẻ sinh sản, theo Thông tư số 09/TT-LB (13/4/1995) qui định các điều kiện
lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên; Theo
Thông tư số 03/TT-LB (28/1/1994) đã qui định các điều kiện lao động có hại
và các công việc không được sử dụng lao động nữ. Có chính sách kế hoạch
hoá gia đình đi đôi với bảo vệ bà mẹ, trẻ em (tổ chức nhà trẻ, căng tin...).
35


4.4. Công trình phúc lợi, cải thiện đời sống người lao động




Xây dựng, cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng để quần áo, phòng vệ sinh
kinh nguyệt cho lao động nữ, phòng ăn nghỉ giữa ca, bố trí bồn chứa, vòi
nước sạch ở nơi sản xuất để sơ cứu tai nạn lao động do hoá chất có thể xảy ra
v.v… Cán bộ y tế doanh nghiệp có nhiệm vụ tham gia ngay từ đầu về duyệt
các thiết kế xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi nói trên (xem hình 10
và 11 dưới đây).
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Dinh dưỡng hợp lý tuỳ theo từng loại lao động: Ví dụ với người lao động

trong môi trường nhiệt độ cao cần cung cấp đủ nước uống và khẩu phần ăn
uống có đủ năng lượng, cân đối, có đủ sinh tố và muối khoáng.
+ Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà ăn ca, căng tin
của doanh nghiệp. Cụ thể như:


Kiểm tra hợp đồng mua bán thực phẩm của bộ phận cung tiêu, tiếp phẩm;



Kiểm tra và giám sát việc chế biến thực phẩm của cấp dưỡng;



Kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quí về sức khoẻ của người cấp dưỡng, về
một số chỉ tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

+

Thực hiện tốt các chế độ dinh dưỡng theo đúng đối tượng: trong bồi dưỡng
độc hại, điều trị, điều dưỡng...

Nhiệm vụ của y tế doanh nghiệp là giám sát vệ sinh và đánh giá năng lượng
(calo) của thực phẩm. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng, nhu
cầu dinh dưỡng hay năng lượng do thức ăn cung cấp hàng ngày, ngoài khẩu phần
bình thường còn được bổ sung thêm trong khi ăn tại nhà ăn hay tại địa điểm dành
cho giải lao, ăn uống nơi làm việc. Để đánh giá năng lượng cung cấp bởi thức ăn
bồi dưỡng, ta có thể tính toán dựa vào nhu cầu năng lượng hàng ngày cần cung cấp
cho người lao động, công thức tính như sau:
E = KL x E M

Trong đó,
- EM là nhu cầu năng lượng chuyển hoá cơ bản hàng ngày được tính theo
cân nặng, tuổi và giới như sau:
Chuyển hóa cơ bản EM (Kcal/ngày)
Nhóm tuổi
(năm)
Nam
Nữ

36


18 - 30
13,5 x W + 679
14,7 x W + 496
30 - 60
11,6 x W + 487
8,7 x W + 829
Trên 60
13,5 x W + 487
10,5 x W + 506
Chú thích: W là cân nặng (kg).
KL: Hệ số kể đến nhu cầu năng lượng đối với từng loại lao động có các giá trị
tương ứng với phân loại lao động như sau:
Loại lao động
Nam
Nữ
Lao động nhẹ
1,55
1,56

Lao động vừa
1,78
1,61
Lao động nặng
2,10
1,82

Hộp và các dụng cụ

Tủ khoá cá nhân

cấp cứu ban đầu.

nơi làm việc.

37



×