HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
QUY HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT
CỦA TỪNG TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
MỤC LỤC
2.2.1 Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh................................................................................54
2.2.3 Xác định các khu vực trọng điểm PCLB 2010....................................................................................59
MỞ ĐẦU
I.
SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Phòng chống lũ là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung. Qua quá trình đầu tư xây dựng hệ
thống công trình chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chủ yếu là hệ thống đê
đã phát huy hiệu quả rất tốt, đảm bảo an toàn cho các vùng dân sinh kinh tế xã hội ven
sông trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên do sức ép của quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, việc khai thác các khu vực bãi sông, lòng sông bừa bãi, không có quy hoạch cụ
thể, thiếu sự kiểm soát và đã ở mức đáng báo động: các đê bối ngày càng lấn ra phía
lòng sông và được tôn tạo cao hơn, dân cư vùng bãi sông trở nên đông đúc và bùng
phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông, bãi sông... Tuy nhiên
cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch phòng chống lũ cho từng tuyến sông
có đê trên địa bàn. Vì vậy việc tổ chức quản lý và khai thác hợp lý các khu vực bãi
sông kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phòng, chống lũ và phát triển kinh tế trung hạn và
dài hạn còn nhiều hạn chế, các công trình dự kiến xây dựng không triển khai được do
chưa có quy hoạch do thiếu cơ sở pháp lý.
Ngày 21/6/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định (số
92/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông
Thái Bình. Quy hoạch này nhằm mục tiêu: xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho
hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu
lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế; xác định giải pháp công trình, phi công trình
để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình; làm cơ sở để lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết thuộc
phạm vi quản lý của địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các
quy hoạch khác liên quan của các Bộ, ngành, địa phương.
Phạm vi quy hoạch bao gồm các tỉnh, thành phố có đê thuộc hệ thống sông
Hồng, sông Thái Bình là: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái
Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và các tỉnh thượng nguồn của hệ thống hai sông
này. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ giai đoạn 2007-2012 bảo đảm chống lũ có chu kỳ
250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m 3/s; giai đoạn
2010-2015 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng
tại Sơn Tây 48.500 m3/s. Các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông
Thái Bình bao gồm: điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn;
củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; thực
1
hiện phân lũ, chậm lũ, tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn
đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức cứu hộ đê.
Để phù hợp với quy hoạch chung về phòng chống lũ trên toàn hệ thống và thực
hiện đúng các quy định của Luật Đê Điều đã ban hành, cần thiết phải thực hiện dự án:
“Lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015”. Kết quả thực hiện dự án này sẽ là căn cứ cho việc
định hướng hoàn thiện các giải pháp phòng, chống lũ phù hợp với các quy hoạch khác
về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng; chiến lược phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh trong giai đoạn mới.
II.
NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
- Luật Đê điều ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006.
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều.
- Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực.
- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004
về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
đến năm 2010 về tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ lưu vực sông Hồng, sông
Thái Bình số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc
quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả
nước.
- Công văn số 1531/BNN-TL ngày 09/7/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
việc tăng cường công tác quản lý các lưu vực sông.
- Quyết định số 904/2005/QĐ-UBND ngày 06/4/2005 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 1762/QĐ-CT ngày 05/06/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt đề cương và dự toán lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các
tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn
2030 và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các ngành khác;
- Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp- Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010, định
hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020.
- Quy hoạch chuyên ngành Giao thông, du lịch, công nghiệp, làng nghề,… trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2
PHẦN I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
1.1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp
thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1231,76 km 2, theo số liệu thống kê năm
2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.003.047 người với 9 đơn vị hành chính, trong đó có
TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo,
Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Trung tâm văn hóa chính trị của Vĩnh Phúc là TP
Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu
nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không
quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18
thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc
Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững
chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiến
trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai,
dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho
Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành
của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước
sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc
Sơn...; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia
liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công
nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà
Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong
tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...
Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nền
kinh tế của mình.
b) Mạng lưới sông ngòi
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Vĩnh Phúc tiếp nhận nguồn nước của
3 sông lớn là sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông Phó Đáy. các sông nội địa (sông
3
Phan, sông Cà Lồ, sông Cầu Tôn, sông Tranh), các đầm lớn trong tỉnh (đầm Vạc, đầm
Rưng,...). Các sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm chung
của các sông khu vực Bắc bộ, các sông đã cung cấp nước đồng thời cũng là nơi nhận
nước tiêu cho Vĩnh Phúc.
1) Sông Hồng:
Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc vào địa phận Vĩnh Phúc từ
Ngã Ba Hạc đến xã Trung Hà dài 28 km.
Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860m3/giây,
lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông
Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870m3/giây. Lưu lượng dòng
chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là
18.000m3/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng năm lên xuống thất thường,
nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3m
trong vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9m
(Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68m).
Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các
trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể
lên tới 14kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất
lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho
Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa
cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông.
2) Sông Lô:
Sông Lô chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Bạch Lưu (Lập Thạch) qua xã Việt
Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 31km.
Sông Lô có lưu lượng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/giây; về mùa
mưa lên tới 3.230m3/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/giây, đột xuất ngày
20/8/1971, lên tới 14.000 m3/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp
nhất thường chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh 6,27m.
Hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng. Mùa mưa lũ, 1m3 nước chứa 2,310 kg
phù sa. Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa. Phù sa sông Lô
lượng ít hơn sông Hồng song giàu chất phù sa hơn; hàng năm vẫn bồi đắp cho ruộng
bãi đôi bờ, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng bồi cũng ít hơn sông Hồng. Sông Lô còn
tiếp thêm nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc.
3) Sông Phó Đáy:
Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở
bên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) và
hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 36km, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã
Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m.
4
Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m 3/giây; lưu lượng cao nhất là
833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/giây, có quãng sông cạn tới mức lội
qua được.
Sông Phó Đáy cũng có lượng phù sa như sông Lô (2,44kh/m3) nhưng tác dụng
nhất ở chỗ cung cấp nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài 157km, tưới cho
14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Mê
Linh.
4) Sông Cà Lồ:
Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức, nó là
một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc).
Sông cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây Nam
- Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị trấn Phúc Yên rồi
theo một đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ, đổ vào
sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), dài 86km.
Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ
núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30m3/giây. Lưu lượng cao nhất về
mùa mưa chỉ 286m3/giây. Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa. Riêng khúc sông đầu
nguồn cũ, từ Vạn yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê
Linh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá.
5) Sông Phan:
Sông Phan bắt nguồn từ Tam Dũng, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan,
Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập,
Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; vòng sang
hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào đầm
Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi,
nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh).
6) Các chi lưu và sông suối nhỏ:
- Sông Cầu Tôn, sông bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, nhập lưu vào sông Phan
tại Hương Canh, Bình Xuyên . Sông chảy theo hướng Bắc - Nam chiều dài sông
21km, diện tích lưu vực 135,5km2.
- Sông Tranh - Ba Hanh, bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, chảy theo hướng BắcNam và nhập vào sông Cà Lồ tại Nam Viêm, Phúc Yên (CL02). Chiều dài sông
19,5km, diện tích lưu vực 94,4km2.
- Sông Đồng Đò, bắt nguồn từ núi Sáng Sơn, cùng với sông Thanh Cao chảy
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập vào sông Cà Lồ tại Tiến Thắng, Mê Linh
(CL03), diện tích lưu vực 82,9km2.
7) Các ao, hồ, đầm:
5
Ngoài các sông ngòi, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, thiên tạo có Đầm
Vạc (Vĩnh Yên ), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường);
đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập
Thạch ), đầm Riệu (Phúc Yên)… nhân tạo có hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương
(Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương), hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)…
c) Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng địa hình tương đối phức
tạp, bao gồm cả địa hình miền núi (Huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên); địa
hình trung du (H. Lập Thạch), còn lại là các huyện có địa hình đồng bằng. Địa hình
Vĩnh Phúc dựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Đông - Bắc với đỉnh núi Đạo Trù
cao 1592m cũng là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Phía Tây Nam bao bọc bởi
sông Lô và sông Hồng với dạng địa hình thuỷ thế đa dạng, địa hình cao nhất là dãy núi
Tam Đảo thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng
bằng, trung du và vùng núi.
- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất NN: 17400ha, đất lâm nghiệp
20300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (25 xã), huyện Tam
Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy
núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa
hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
- Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn diện
tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thị xã Vĩnh Yên (6 phường xã), một
phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây
dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi
đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn
Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và
phát triển du lịch.
- Vùng đồng bằng: có diện tích 47.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới,
tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường huyện Mê Linh. Đây là vùng có địa hình
bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại
hình sản xuất đa dạng. Khu vực miền núi có địa hình chia cắt bởi các khe lạch, sông
suối thành từng khu nhỏ rất khó khăn cho canh tác lúa nước, nhưng lại rất thích hợp
cho trồng các loại cây lâu năm như chè, cà fê và các loại cây ăn quả. Đối với địa hình
vùng đồng bằng rất tiện lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản nhưng lại
thường bị úng ngập vào mùa mưa lũ.
d) Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
6
Theo kết quả phân loại đất của tỉnh năm 1987, có 3 nhóm đất chính: Đất đồng
bằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung
phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi
Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở
phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo.
Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn
dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Nếu phân theo
hóa tính, đất có độ chua dưới 4,5 (độ pH) chiếm 12% diện tích, đất có độ pH từ 4,55,5 chiếm 36%, độ pH trên 5 chiếm tới 43%.
Xem xét biến động đất đai của tỉnh từ 1997 đến nay cho thấy, mặc dù trên địa
bàn phát triển nhiều khu cụm công nghiệp nhưng đất nông nghiệp hầu như không
giảm; đất lâm nghiệp có rừng và đất chuyên dùng tăng rõ rệt; đất chưa sử dụng đã
giảm mạnh, gần 9%/năm (-9%). Như vậy, tỉnh đã huy động tối đa quỹ đất cho phát
triển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp bị lấy cho hoạt động công nghiệp đã được bù
đắp từ nguồn đất chưa sử dụng. Xu hướng phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng
công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới chắc chắn sẽ tác động mạnh đến cơ
cấu đất đai của tỉnh: đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở sẽ
tăng, trong khi phần đất chưa sử dụng còn tỷ lệ nhỏ và khó khai thác. Bởi vậy, phân bổ
sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo phát triển
bền vững.
e) Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Vĩnh Phúc có đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và
khô, ít mưa, mùa hè nhiều mưa nóng, ẩm. Với tài liệu đo đạc quan trắc nhiều năm của
các trạm khí tượng Tam Đảo, Vĩnh Yên cho thấy về nhiệt độ trung bình nhiều năm là
230C, trong đó cao nhất trong năm là 39,4 0C và thấp nhất trong năm là 3,7 0C. Về bốc
hơi, tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.119mm, lượng bốc hơi trung bình
tháng nhỏ nhất 63,0mm và cao nhất là 155,7mm. Mưa trong lưu vực nằm trong trung
tâm mưa lớn Tam Đảo, lượng mưa trung bình nhiều năm 1.584,6mm, lớn nhất
2.608mm (năm 1978) và nhỏ nhất 1.002mm (năm 1977). Mưa phân bố không đều
trong năm, mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, phần
còn lại 20% của các tháng mùa khô trong năm, xét trung bình nhiều năm trong lưu vực
(trạm Vĩnh Yên). Dưới đây là số liệu về phân phối mưa tháng.
Bảng 1-1. Phân phối mưa tháng trung bình nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên.
(Đơn vị: mm)
Thán
g
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
X
24,1
26,8
32,9
109,
7
184,
6
242,2
244,2
318
200
140,6
47,8
13,7
γ%
1,52
1,69
2,08
6,92
11,6
5
15,28
15,41
20,07
12,62
8,87
3,02
0,87
7
Các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, nắng, gió,... đều có các
đặc điểm khí hậu chung với đặc điểm khí hậu vùng bắc bộ.
Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm.
(Đơn vị: oC)
Thán
g
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Vĩnh
Yên
16,7
22,0
21,4
23,3
27,0
29,9
30,2
29,0
27,4
25,8
21,0
20,1
Tam
Đảo
10,9
16,2
16,4
18,0
21,2
23,9
23,8
23,4
21,4
19,4
15,6
14,5
1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội
a) Cơ cấu tổ chức hành chính
Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của tỉnh, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là: Bình Xuyên, Sông Lô, Yên
Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo và Lập Thạch.
Bảng 1-3. Cơ cấu diện tích, dân số theo khu vực hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
STT
Tên huyện, thị xã,
thành phố
Tổng số - Total
Số xã
Số
phường
/ Thị
Trấn
Diện tích
(km2)
Dân số
(người)
Mật độ
dân số
(người /
km2)
113
24
1.231,76
1.003.047
814
1
TP Vĩnh Yên
2
7
50,81
94.883
1.867
2
TX Phúc Yên
4
6
120,13
92.898
773
3
Huyện Lập Thạch
18
2
173,10
119.167
688
4
Huyện Tam Dương
12
1
107,18
95.002
886
5
Huyện Tam Đảo
8
1
235,88
69.376
294
6
Huyện Bình Xuyên
10
3
145,67
108.063
742
7
Huyện Yên Lạc
16
1
106,77
145.421
1.362
8
Huyện Vĩnh Tường
27
2
141,90
189.512
1.336
9
Huyện Sông Lô
16
1
150,32
88.725
590
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)
b) Dân số và lao động
* Dân số:
Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1.4.2009 dân số Vĩnh
Phúc là 1.000.838 người. Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh đông dân thứ 40/63 tỉnh, thành
phố trong cả nước. Sau 10 năm dân số tỉnh tăng thêm 79.768 người. Tỷ lệ tăng dân số
bình quân giữa hai cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 là 1,01%/năm,
thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số của cả nước (1,2%/năm). Cơ cấu dân số theo độ tuổi
đã thay đổi dần theo hướng tích cực, tỷ lệ dân số dưới 16 tuổi giảm mạnh từ 33,8%
8
năm 1999 còn trên 28% năm 2009. Điều đó chứng tỏ việc theo dõi các đối tượng dân
số ngày càng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý, thống kê. Bên cạnh đó, kết quả thực
hiện các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số có tiến bộ đáng kể, chỉ số phát triển con
người xếp hạng trong top 20 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Bảng 1-4. Dân số trung bình năm 2009, phân theo đơn vị hành chính.
Đơn vị hành chính
Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
997.522
482.907
514.615
842.415
827.434
Thành phố Vĩnh Yên
83.805
41.049
42.756
70.269
13.536
Thị xã Phúc Yên
87.175
42.117
45.058
51.186
35.989
Huyện Lập Thạch
213.665
102.283
111.382
7.248
206.417
Huyện Tam Dương
95.118
46.675
48.443
9.373
85.745
Huyện Tam Đảo
68.156
33.173
34.983
673
67.483
Huyện Bình Xuyên
107.122
51.658
55.464
13.639
93.483
Huyện Yên Lạc
146.889
71.732
75.157
13.414
133.475
Huyện Vĩnh Tường
195.592
94.220
101.372
4.286
191.306
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)
* Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 có 670 nghìn người, chiếm
2,1% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn gồm
644 nghìn người chia theo ngành như sau:
- Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 490 nghìn người, chiếm tỷ lệ 1,7%
- Lao động công nghiệp - xây dựng: 81 nghìn người, chiếm tỷ lệ 7,3%;
- Lao động dịch vụ: 99 nghìn người, chiếm tỷ lệ 3,1%.
Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nông thôn đang dần bị
thu hẹp, sự hình thành ngày càng nhiều các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đương
nhiên nhu cầu lao động ngày càng tăng vì vậy lực lượng lao động ở khu vực nông
nghiệp nông thôn ngày càng giảm. Vĩnh Phúc cũng nằm trong quy luật phát triển đó.
Những năm trước 1997 kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, phụ thuộc
chủ yếu vào nông nghiệp, thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng,
GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47,8% bình quân cả nước. Sau hơn 10 năm phát
triển, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: CN – XD
chiếm tỷ trọng: 57,9%, NN chiếm 16,3%, TM – DV chiếm 25,8%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao
động( CCLĐ) trong khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động của Vĩnh Phúc đã
9
trải qua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong N – L – TS là 79,3%, CN
– DV: 9,3 %, DV: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ N – L – TS giảm xuống còn 59,9%, CN
– XD tăng 17,4%, DV tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 N – L – TS tiếp tục giảm
xuống 55%, CN – XD tăng lên 21% và DV tăng lên 24%. Đến hết năm 2008 tỷ lệ này
đã đạt mức: N – L – TS giảm xuống còn 52%, CN – XD 21%, Dv: 27%. Tỷ lệ thời
gian có việc làm của lao động trong độ tuổi ở nông thôn còn thấp. Theo con số điều tra
được từ chính những người nông dân Vĩnh Phúc thì trong một năm thời gian sản xuất
chỉ dùng đến 60% quỹ thời gian lao động còn lại là 40 % nông nhàn.
Bảng 1-5. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Nội dung
2006
2007
2008
2009
Nhịp tăng
2006 - 2009
1. Tổng số lao động
(người)
552.160
587.290
644.000
670.000
2,1%
- LĐ N-L-Tsản
483.250
507.630
494.000
490.000
1,7%
- LĐ công nghiệp-XD
30.050
37.100
69.000
81.000
7,3%
- LĐ DVụ và LĐ khác
38.860
42.560
81.000
99.000
3,1%
Toàn bộ
100,0%
100,%
100,0%
100,0%
- LĐ N-L-Tsản
87,5%
86,4%
76,7%
73,1%
- LĐ công nghiệp-XD
5,4%
6,3%
10,7%
12,1%
- LĐ dịch vụ và khác
7,1%
7,3%
12,6%
14,8%
2. Cơ cấu lao động(%):
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc - năm 2009)
Hiện nay xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc diễn ra khá đa
dạng, tuy nhiên chủ yếu là những xu hướng sau:
- Chuyển một bộ phận lao động có thu nhập thấp sang phát triển một số ngành
nghề có thu nhập cao như CN – XD, TM – DV, chuyển lao động cơ bắp sang lao động
chất xám, chuyển lao động ở những vùng đông lao động không cân đối với tài nguyên
sang vùng ít lao động, nhiều tài nguyên, tăng nhanh lao động ở thành thị....sẽ làm thay
đổi số lượng và CCLĐ. Đây chính là xu hướng tất yếu của quá trình CDCCLĐ.
- Thực hiện phân công lại lao động xã hội, sẽ làm CDCCLĐ giữa các ngành,
các khu vực, các vùng và trong nội bộ ngành, vũng sẽ thay đổi. CDCCLĐ nhằm nâng
cao năng suất lao động, nâng cao đời sống của người lao động khiến cho sản xuất và
đời sống của nhân dân được nâng cao, có điều kiện tích luỹ vốn, kiến thức và kinh
nghiệm để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và CDLĐ, tức “dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông
nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đặc biệt lưy ý làm dịch
vụ thương mại vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực và phải hướng đến mục tiêu là
nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân Vĩnh phúc như trong văn
10
kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã khẳng định: “ Tập trung CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn, coi phảt triển nông nghiệpvà kinh tế nông thôn là nhiệm vụ
quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông
dân, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy
CN, DV phát triển”. Muốn vậy phải có sự chuyển dịch lao động phù hợp. Sự chuyển
dịch này bằng hai cách: Hoặc là chuyển tuyệt đối, tức là đưa ra các KCN, đưa đi
XKLĐ, đưa về thành phố; Thứ hai: chuyển dịch tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp về
nông thôn, phát triển làng nghề, làm thương mại dịch vụ...( lĩnh vực phi nông nghiệp).
Vấn đề ở chỗ Nhà nước cần có chính sách về lao động để tạo sự chuyển dịch lao động
hợp lý.
Nhận thức đúng đắn về vấn đề CDCCLĐ cũng như CDCCKT, Nghị quyết 03/
TU đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2010 mỗi năm giải quyết cho 24 – 25 ngàn lao
động, tỷ lệ lao động trong ngành N – L – TS dưới 48%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 –
50%, CCLĐ định hướng: N- L – TS: 45%, CN- XD: 30%, DV: 25%, đến năm 2015
tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD,
năm 2020 của thể kỷ XXI tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố với tỷ trọng giá trị N –
L – TS còn 3%, CCLĐ là N – L – TS: 20%, CN- XD : 46%, DV : 34%, tỷ lệ dân số
sống ở nông thôn còn 45%, GDP bình quân đầu người đạt 5.500 – 6.000 USD.
c) Hiện trạng kinh tế - xã hội
Thực hiện chủ trương, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự nỗ lực của các cấp, các
ngành, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế-xã hội của
Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt tiềm năng của mình. Kết quả là
nền kinh tế tỉnh Đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báo
của quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn nước ngoài (FDI).
Tốc độ tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc
Đạt được những bước phát triển đột biến cả về lượng và chất. Từ một tỉnh thuần nông
năm 1995, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt
17,4%/năm, MTĐH 14-14,5%/năm, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đứng thứ 7 cả
nước và đứng thứ 3 các tỉnh phía Bắc. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình
quân 31,8%, trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng trên 80%. 5 năm 2006 - 2010 tổng thu
ngân sách đạt trên 42.200 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với nhiệm kỳ trước. GDP bình quân
đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD, MTĐH đến 2010 đạt
1.200 - 1.250 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.
11
Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn được đặc biệt quan tâm. Tỉnh ủy đã
ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh đã xây dựng và ban
hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư
cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói,
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.300 tỷ đồng.
Công nghiệp tăng trưởng cao, khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế. Giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 20%/năm (MTĐH: 18,520%), riêng công nghiệp tăng 20,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (20062010) đạt trên 154 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005.
Dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá. Đã hình thành
một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời
sống. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh. Tổng vốn huy động 5
năm đạt trên 46.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đã thu hút được nhiều dự
án lớn, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Trong 5 năm, thu hút 507 dự án
mới, trong đó có 113 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án DDI, tổng
vốn đăng ký gần 20.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 dự kiến trên địa bàn có tổng số
596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD. Đến nay,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh với tổng diện tích 6.000 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở
Việt Nam. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây
dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư và đạt nhiều kết quả
tích cực.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, từng
bước kết hợp hài hoà với phát triển kinh tế. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân được chú trọng. Bảo vệ tài nguyên, môi trường bước đầu được quan tâm; nhận
thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của người dân được nâng lên. Bộ máy chính
quyền các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý, điều hành. Khối Đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, tăng cường.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới, góp phần
tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị có tiến bộ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt kết quả
bước đầu.
Phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, tỉnh phấn đấu tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy
mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực
cho đầu tư phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các
12
lĩnh vực văn hóa- xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;
trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố
Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
đạt 14 - 15%/năm. Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 16 - 16,5%/năm; dịch vụ
tăng 14 - 14,5%/năm; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3-3,5 %/năm. Giải quyết việc
làm giai đoạn 2011-2015 khoảng 100 - 115 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải
quyết việc làm cho 20 - 21 nghìn lao động). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân
giảm 1,5-2%/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66%. Cơ cấu lao động:
Công nghiệp, dịch vụ chiếm 65 - 70%.
1.1.3 Các nguồn lực phát triển
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên:
219.200 ha
- Đất nông nghiệp
66.781 ha
- Đất lâm nghiệp
30.433 ha
- Đất chuyên dùng
18.693 ha
- Đất ở
5.158 ha
- Đất chưa sử dụng
16.071 ha
Cơ cấu sử dụng đất:
- Tổng diện tích tự nhiên
100 %
- Đất nông nghiệp
48,69 %
- Đất lâm nghiệp có rừng
22,18 %
- Đất chuyên dùng
13,63 %
- Đất ở
3,76 %
- Đất chưa sử dụng
11,71 %
b) Tài nguyên nước
1) Nguồn nước mặt:
Tài nguyên nước mặt của Vĩnh Phúc có nhiều sông suối chảy qua và mạng lưới
các sông suối nội địa như: Sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, các sông nội địa (sông
Phan, sông Cà Lồ, sông Cầu Tôn, sông Chanh), các đầm lớn trong tỉnh (đầm Vạc, đầm
Dưng,...). Đây là những con sông cung cấp nước đồng thời cũng là nơi nhận nước tiêu
cho Vĩnh Phúc.
2) Nguồn nước ngầm:
Theo số liệu điều tra, nghiên cứu, trữ lượng động thiên nhiên của đồng bằng
Bắc Bộ là 7,18 triệu m3/ngày chiếm khoảng 3,7% trữ lượng động thiên nhiên trên lãnh
thổ toàn quốc (195,7 triệu m3/ngày). Đến nay có 30 khu mỏ nước dưới đất đã được
tìm kiếm thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong đó có vùng Phúc
Yên thuộc lưu vực sông Cà Lồ. Trữ lượng cấp A: 1200m3/ngày, cấp B:
17400m3/ngày, cấp C1: 50220m3/ngày, cấp C2: 57000m3/ngày. Hiện tại khai thác sử
dụng nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt tại thị xã Vĩnh Yên là 8600m3/ngày, Phúc
13
Yên là 2000m3/ngày và lẻ tẻ là 2000m3/ngày. (Theo Tài nguyên nước và công nghiệp
hoá hiện đại hoá- của nhà xuất bản chính trị quốc gia).
Kết quả điều tra đánh giá cho thấy về trữ lượng nước ngầm thuộc vùng nghiên
cứu có tổng lượng khá có thể khai thác phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và cung
cấp nước cho công nghiệp, đô thị. Tuy nhiên việc khai thác đòi hỏi kinh phí lớn hơn
rất nhiều so với nguồn nước mặt.
Về chất lượng nước ngầm: Theo một số tài liệu mới công bố thì chất lượng
nước ngầm ở một số khu vực đã có biểu hiện ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm nước ngầm
ngày càng tăng ở lưu vực thị xã Vĩnh Yên và một số khu vực ở gần nghĩa trang Thanh
Tước, một số làng nghề về chế biến lương thực, thực phẩm.
c) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánh
giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn
tấn ở Đạo Trù - Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữ
lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng
Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón
và chất đốt.
- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại
khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các
huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo
và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển
kinh tế của tỉnh.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao
lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm
quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập
Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm
chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai
thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6
mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.
- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng
51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng
sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m 3, đá xây
dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3, đá ong có
3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng;
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm. Khoáng sản có
khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi).
d) Tài nguyên rừng
14
Đất lâm nghiệp của tỉnh hiện có 30.236,08 ha, chiếm 22,0% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó, rừng tự nhiên 9.591,47 ha (2003), chiếm 31,72% tổng đất lâm
nghiệp, rừng trồng 20.640,87ha, chiếm 68,27%. Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2004
Đạt 23,14% và dự kiến năm 2005 Đạt 23,7%.
Đất lâm nghiệp của tỉnh đã có xu hướng tăng từ 26.007,92 ha năm 1997 lên
30.236,08 ha năm 2003, trong đó, đất rừng trồng tăng mạnh, từ 15.434,52 ha năm
1997 lên 20.640,87ha năm 2003, song đất có rừng tự nhiên đã giảm khoảng 1.000 ha.
Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường, đảm bảo cân
bằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, giảm lũ xô cho vùng hạ du và phát triển du
lịch. Khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo quỹ rừng là một trong những
nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh
thái của tỉnh.
e) Tài nguyên du lịch và sinh thái
Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại
đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo,
Thác Bản Long, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà
bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị
tâm linh như Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần
Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu.
Cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc
phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế.
f) Nguồn nhân lực
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số,
trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua,
đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao
động.
Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản lý, Tỉnh Vĩnh Phúc có gần
20 trường Trung, Cao, Đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần
1000 người và trên 13.000 học sinh theo học/năm. Hàng năm tốt nghiệp trên 4000 học
sinh. Một số trường chủ yếu:
STT
Tên trường
Địa chỉ
1
Hiệp hội các trường Đại học
Thành phố Vĩnh Yên
2
Đại học Công nghệ
Thành phố Vĩnh Yên
3
Đại học Quốc tế
Thành phố Vĩnh Yên
4
Đại học Tư thục
Thành phố Vĩnh Yên
5
Đại học Sư phạm Hà Nội: BGDĐT
Thị xã Phúc Yên
15
STT
Tên trường
Địa chỉ
6
Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc: BGDĐT
Thị xã Phúc Yên
7
Cao đẳng Giao thông Vận tải: BGDĐT
Thành phố Vĩnh Yên
8
Trung học Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
Thành phố Vĩnh Yên
9
Trung học Công nghiệp III
Thị xã Phúc Yên
10
Trung học Cơ điện Nông nghiệp và PTNT:
BNN&PTNT
Huyện Bình Xuyên
11
Trung học Nghiệp vụ I
Thành phố Vĩnh Yên
12
Trung học Y tế Vĩnh Phúc
Thành phố Vĩnh Yên
13
Trung học Xây dựng số 4: Tổng Cty Vinaconex
Thị xã Phúc Yên
14
Trường Kỹ thuật Cơ khí – Xây dựng Việt Xô
Thị xã Phúc Yên
15
Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc : BXD
Thành phố Vĩnh Yên
16
Trường dạy nghề số 11
Thành phố Vĩnh Yên
17
Trường Công nhân cơ khí Nông nghiệp 1 Trung Ương
Huyện Bình Xuyên
18
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ Thông tin
Thành phố Vĩnh Yên
19
Trường đào tạo nghề khu vực kinh tế trọng điểm Bắc
bộ (chuẩn bị xây dựng)
Thành phố Vĩnh Yên
1.2
HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ
1.2.1 Hệ thống công trình đê điều
a) Tuyến đê tả sông Hồng
Đây là đê cấp I có chiều dài 28.770 Km từ K0 (xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường)
đến K28+770(xã Nguyệt Đức huyện Yên Lạc).
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình: (+19,31) tại K0; ( +18,96) tại K6;
( 18,88) tại K8; (+17,51) tại K27, cao hơn mức nước thiết kế từ 0,61 – 1,12 m (theo
Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày 07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mức
nước thiết kế cho tuyến đê thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
* Mặt cắt ngang đê:
- Mặt đê:
+ Đoạn từ K0 ÷ K0+550, mặt đê rộng 12m.
+ Đoạn từ K0+550 ÷ K28+770 mặt rộng từ 6 ÷ 7m
- Mái đê:
+ Phía sông : m =1,75 ÷ 2.
+ Phía đồng : m = 2,5÷ 3.
- Cơ đê:
+ Phía sông: Đã có cơ là 24 Km / 28,770Km.
+ Phía đồng: Đã có cơ là 28,2 Km/ 28,770 Km.
* Về thân đê, nền đê:
- Các đoạn đê có nền địa chất yếu, thường xảy ra mạch đùn, mạch sủi, giếng
sủi ở chân đê khi chưa được khoan phụt vữa như: K4 ÷ K10 (Tân Cương - Phú
Thịnh); K14 ÷ K16 (Phú Đa), K22+900 ÷ K24+500 (Liên Châu). Riêng đoạn từ
16
K4 ÷ K10 đã được Chính phủ đầu tư kinh phí cho xử lý bằng giải pháp bố trí 34 giếng
giảm áp; hệ thống quan trắc theo dõi biến đổi nền đê; khoan phụt vữa thân đê và làm
sân phủ giảm áp phía thượng lưu, dự án đang khẩn trương thi công và đảm bảo tiến
độ phục vụ chống lũ năm 2010. Hiện nay, toàn tuyến đê tả Hồng đã khoan phụt vữa
gia cố được: 4 Km / 28,770 Km thân đê.
- Một số vị trí có tổ mối hàng năm thường phải tổ chức xử lý như: K10 ÷ K11;
K22.
- Một số đoạn đê có ao hồ sát chân đê chưa được lấp: K2 ÷ K2+500 ( Ao sen Bồ
Sao), K13 ÷K13+500 ( Vực Quảng Cư), K15+800 ÷ K16 ( Ao Phú Đa), K16+500 ÷K17 (
Cẩm Vực- Ngũ Kiên ), K24+500 ÷ K24+700 ( Đầm Iếc – xã Liên Châu).
- Một số vị trí có dòng chảy sát đê bị nguy hiểm khi có lũ như đoạn K2+500 ÷
K4+00 (Bồ Sao – Cao Đại); Một số đoạn bị sạt lở bờ như các đoạn: K2 ÷K13 (Đại
Định – Cam Giá), K15 ÷K16 (Vĩnh Ninh). Hiện tại đoạn này đang được khẩn trương xử
lý bằng giải pháp xây dựng hệ thống kè lát mái trong khung bê trông.
* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được: 10,5 Km/28,770 Km tre chắn
sóng, hiện số tre này phát triển tốt. Số còn lại cần tiếp tục đầu tư kinh phí để trồng
tiếp.
* Về cứng hoá mặt đê Đã cứng hoá được 28,770 Km /28,770 Km.
+ Đoạn từ K0÷K0+550: Được kết hợp với quốc lộ 2 được trải nhựa rộng 12m.
+ Đoạn từ K0+550 ÷ K28+770: mặt đê được bê tông hoá rộng 5 m, dày 0,20m.
Do có một số đoạn được thiết kế chưa phù hợp (B=04 m, dày 0,20 m, BT # 200,
không có đá lót mặt đê) nên bị nứt, vỡ, xuống cấp như K10 ÷ K11; K13 ÷ K14; K20 ÷
K20+500.
Ngoài nhiệm vụ chống lũ theo chức năng, hệ thống đê Vĩnh Phúc còn là những
trục giao thông quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh.
* Hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã xây dựng được:15,170 Km/28,770 Km
hành lang (có 10,5 Km bê tông, 4,670 Km rải cấp phối ). Tuyến hành lang này đã góp
phần tích cực trong việc bảo vệ đê, chống tái vi phạm và là trục giao thông nông thôn.
Tuyến đê tả Hồng có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn, đảm bảo
chống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên thân đê được đắp qua nhiều thời kỳ,
bằng nhiều loại đất khác nhau, nền đê một số đoạn yếu, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổ
mối, đùn sủi, thẩm lậu nền đê...Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời với
những tình huống bất thường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ.
b) Tuyến đê tả Phó Đáy
Chiều dài 23,370 Km từ K0 (xã Đồng Tĩnh) đến K23+370 (xã Việt Xuân).
Trong đó:
- Đê cấp IV dài 05 Km: Từ K0 ( Xã Đồng Tĩnh ) đến K5 (xã An Hoà)
- Đê cấp III dài 02 Km : Từ K5 đến K7 (xã An Hoà) .
17
- Đê cấp II dài 16,370 Km: Từ K7 (xã An Hoà ) đến K23+370 (Xã Việt Xuân ).
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình từ (+20.80 ÷ +20,20), cao hơn so
với mực nước thiết kế từ 1,5 ÷2 m.(theo Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày
07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mức nước thiết kế cho tuyến đê
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc)
* mặt cắt ngang đê:
- Mặt đê:
+ Đoạn từ K0 ÷ K2+300 rộng 6m được rải nhựa- kết hợp với Quốc lộ 2B.
+ Đoạn từ K2+300 ÷ K4+250 mặt đê rộng 6m ÷7m được Bê tông.
+ Đoạn từ K4+250÷K4+800 rộng 6m được rải nhựa- kết hợp với Quốc lộ 2B.
+ Đoạn từ K4+800 ÷ K23+3700 mặt đê rộng 6m ÷7m được Bê tông.
- Mái đê:
+ Phía sông: m =1,7 ÷ 2.
+ Phía đồng: m = 2,5 ÷ 3.
Trong đó có 6Km mái đê, mặt cơ và mái cơ phía sông được lát bằng đá có vải
lọc, lớp lót sỏi trong khung đá xây vữa xi măng 100# dày 0,4m.
- Cơ đê.
+ Phía sông : Đã có 13 Km / 23,370 Km đê.
+ Phía đồng : Đã có 15 Km / 23,370 Km đê.
* Về thân đê, nền đê:
- Trượt mái đê phía sông tại các vị trí K15 ÷ K17+500 và K19 ÷ K22: do mặt
mặt thoáng sông về mùa lũ rộng từ 3 ÷ 6 Km nên khi nước sông lên to gặp gió lớn dễ
bị sóng leo làm sạt mái đê.
- Mạch đùn mạch sủi thường xẩy ra hàng năm khi mực nước sông ở mức BĐ II
trở lên tại các điểm K16 ÷ K17 (Đầm Lươn xã Kim Xá), K19 ÷ K20 (Yên Lập). Theo
số liệu khảo sát do trường Đại học Thuỷ lợi khảo sát năm 2008 thì thân đê các đoạn này
có nền địa chất rất xấu, cần được xử lý gia cố. Toàn tuyến đê tả Phó Đáy đã có 5,7 Km /
23,370 Km đê được khoan phụt vữa.
- Tổ mối xuất hiện tại một số vị trí: K9+400; K13+500 ÷ K14; K18 ÷ K19.
* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được 4,1 Km /23,370 Km tre chắn
sóng (trong đó có 1,7 Km tre Bát Độ phát triển tốt, số còn lại là tre Gai do nhân dân tự
trồng). Các đoạn còn lại chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có cơ.
* Về cứng hoá mặt đê: Tuyến đê đã được cứng hoá 23,370Km/23,370Km mặt
đê bằng bê tông, rải nhựa với chiều rộng 5 m, chiều dày 0,22 m. Sau quá trình sử
dụng một số vị trí mặt đê bê tông đã bị nứt vỡ, xuống cấp nhưng đã được sửa chữa
bằng nhựa ApPhan nên đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện.
* Đường hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã bê tông hoá được 3,5Km /
23,370 Km hành lang bảo vệ đê và đang tiếp tục đầu tư xây dựng các đoạn còn lại.
Tuyến đê tả sông Phó Đáy có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn,
đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên đê được đắp bằng
18
nhiều loại đất khác nhau, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổ mối, đùn sủi, thẩm lậu, sóng
leo...Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời với những tình huống bất
thường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ.
c) Tuyến đê hữu Phó Đáy
Là tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008
của Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc tuyến đê vùng chậm lũ Lập Thạch có chiều dài
16 Km. Điểm đầu tuyến taị xã Thái Hoà điểm cuối tại xã Cao Phong.
* Cao trình đỉnh đê: Cao trình đỉnh (+19,75) tại K2; (+19,08) tại K11, cao hơn
mực nước lũ năm 1971 là 0,6m.
* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m. - Mái đê m1 = m2 = 2.
- Cơ đê.
+ Phía sông : Đã có 01 Km / 16 Km đê.
+ Phía đồng : Đã có 03 Km / 16 Km đê.
* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo
thiết kế đê vùng chậm lũ. Đê chưa được thử thách qua lũ nên tuyến đê chứa nhiều ẩn
hoạ. Đề phòng hiện tượng sạt trượt.
- Đoạn K9+700: nền địa chất đoạn này kém, phía đồng có nhiều hồ đầm sát
chân đê, dòng chủ lưu sông Phó Đáy áp sát chân đê, nên xảy ra sạt trượt mái đê
- Đoạn từ K7 ÷ K12 thuộc địa phận xã đồng Ích, Đình Chu, Triệu Đề có nền địa
chất xấu, nền đê yếu nên hàng năm thưởng xẩy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi.
* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 01 Km / 16 Km tre Bát Độ, một số vị trí
khác do nhân dân ven đê tự phát trồng, hiệu quả sử dụng không cao.
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 13Km/16Km, Đoạn còn lại (từ
K0÷ K3) do đi qua vùng đồi và khu dân cư nên chưa được đầu tư bê tông hóa.
Tuyến đê hữu Phó Đáy mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ
đê cấp IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấp
III, nền đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp cho
phù hợp với cấp quản lý. Nhìn chung tuyến đê hữu Phó Đáy cơ bản đảm bảo chống lũ
an toàn khi gặp lũ thiết kế.
d) Tuyến đê tả Lô
Là tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc huyện Sông Lô trong vùng chậm lũ Lập Thạch. Toàn
tuyến có chiều dài 27,826 Km, Điểm đầu tuyến tại xã Bạch Lưu điểm cuối tại xã Cao
Phong.
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình (+21,10) tại K0; (+19,22) tại
K27+826 .Cao hơn mực nước lũ lịch sử 1971 là: 0,6m.
* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m . - Mái đê: m1 = m2 = 1,5 ÷ 2.
* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo
thiết kế đê vùng chậm lũ. Một số đoạn có nền đê yếu thường xẩy ra rò rỉ sạt trượt mái
đê khi nước sông lên BĐII như: 7+500 ÷ K19+500 (Tứ Yên); K26÷ K27 (Cao Phong).
19
* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 0,550 Km /27,826 Km tre Bát Độ, một số vị
trí khác do nhân dân ven đê tự phát trồng nhưng hiệu quả sử dụng không cao.
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 27,826 Km / 27,826 Km.
Tuyến đê tả Lô mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ đê cấp
IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấp III, nền
đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp cho phù
hợp với cấp quản lý. Nhìn chung tuyến đê tả Lô cơ bản đảm bảo chống lũ an toàn khi
gặp lũ thiết kế.
e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc
Tuyến đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc có chiều dài 27,130 Km. Điểm đầu tại xã
Cao Đại huyện Vĩnh Tường, điểm cuối tại xã Trung Kiên huyện Yên Lạc.
* Cao trình đỉnh đê: Tại K0 là (+16,70), tại K27 là (+14,40), đảm bảo chống lũ
ở mức BĐ III, trên tuyến có 03 tràn sự cố để đề phòng vỡ đê và chủ động chậm lũ khi
nước sông Hồng vượt BĐIII và khi có lệnh xả lũ.
* Mặt cắt ngang đê: Mặt đê rộng từ 5 ÷ 6m; Mái thượng, hạ lưu m1 = m2 = 1,5.
* Về tre chắn sóng: Hiện tại trên các tuyến đê địa phương mới chỉ có một vài vị
trí có tre chắn sóng do nhân dân tự ven đê phát trồng. Phần lớn các tuyến đê địa
phương chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có kinh phí.
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá 27Km/27Km mặt đê với chiều rộng 4m dày
0,20m đảm bảo phục vụ công tác PCLB & TKCN - hộ đê và giao thông trong vùng.
Tuyến đê bối tả Hồng (Vĩnh tường – Yên lạc) được thiết kế chống lũ với cấp
báo động III, trên tuyến có các hệ thống tràn đảm bảo nhiệm vụ xả lũ khi có lệnh. Do
tác động điều phối của hồ Hoà Bình làm thay đổi dòng chảy dẫn đến một số hệ thống
kè, vùng bãi bồi ven sông bị sạt lở mạnh gây mất an toàn cho tuyến đê bối. Hiện tại
UBND tỉnh đang triển khai dự án nâng cấp mở rộng đê kết hợp làm đường giao thông
nông thôn. Căn cứ vào hiện trạng, tuyến đê này đảm bảo chống được lũ thết kế trong
năm 2010.
f) Tuyến đê nội đồng sông Cà Lồ, Sáu Vó
- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km.
- Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.
Đây là tuyến đê sông nội đồng bảo vệ một vùng rộng lớn phía tây nam tỉnh nên
luôn được tỉnh quan tâm đầu tư. Hàng năm tuyến đê này được tu bổ, nâng cấp. Mặt đê
được đắp cao, mở rộng và bê tông hoá mặt đê từ 4 - 6m được 80%. Mái và cơ đê được
hoàn thiện đảm bảo chống lũ theo thiết kế.
Tuyến đê nội đồng Cà Lồ, Sáu Vó hiện đã được đầu tư sửa chữa các hư hỏng
sau đợt mưa lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 2008 và đang được triển khai thi công gấp
các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê để phục vụ chống úng năm 2010.
1.2.2 Hệ thống công trình kè, mỏ hàn
a) Tuyến tả sông Hồng
20
Tuyến đê tả sông Hồng có 2 hệ thống kè lớn bảo vệ đê là kè Đại Định và kè
Trung Hà:
* Hệ thống kè Đại Định – Cam Giá: Là hệ thống kè mỏ hàn và lát mái và thả đá hộ
chân. Vị trí tương ứng với đê gồm 02 đoạn là: từ K2 ÷ K5 thuộc xã Cao Đại và K10 ÷K13
xã An Tường – Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường.
- Đoạn từ K2 ÷ K5: Là hệ thống kè gồm có 6 mỏ hàn cứng được xây dựng từ
năm 1972 có cao trình đỉnh kè từ (+10m ÷+12m), khoảng cách từ gốc kè đến chân đê
từ 40÷160m. Năm 2008+2009 được đầu tư tu bổ và làm mới các hạng mục: Phần dưới
nước được thả đá hộ chân trong đó có 518 m được xử lý bằng giải pháp rải thảm để
đảm bảo an toàn cho bến bốc xếp vật liệu. Bờ sông được lát đá hộc trong khung bê
tông đến cao trình (+10m ÷ +12m).
- Đoạn từ K10 ÷K13: Là kè lát mái được đầu tư làm mới các hạng mục thả đá hộ
chân và lát bờ bằng đá hộc trong khung bê tông đến cao trình (+10m ÷ +12m).
Hiện nay dự án kè Đại Định – Cam Giá đã hoàn thành việc thả đá hộ chân, xây
khung lát mái và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại để phục vụ
chống lũ năm 2010.
* Kè Trung Hà thuộc 2 huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh (Hà Nội):
Là kè hộ chân và lát mái trong khung đá xây, chiều dài tuyến kè 5.569m tương ứng với
đê từ K24+500 ÷ K33+600 (Bao gồm cả địa danh huyện Mê Linh). Kè có nhiệm vụ
chống sạt lở bãi sông và bảo vệ đê tả Hồng. Hiện tại kè đang bồi lắng nhanh, ổn định.
b) Tuyến tả Phó Đáy
Tuyến đê tả Phó Đáy có hệ thống 5 kè lát mái bảo vệ đê là:
- Kè Đồng Tĩnh thuộc xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương- tương ứng với đê từ
K4+100 ÷ K4+600: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung bê tông, cao
trình đỉnh kè (+17,20m) . Hiện tại đang hoàn thiện để phục vụ chống lũ.
- Kè Vàng thuộc xã Hoàng Đan huyện Tam Dương - tương ứng với đê từ
K12+800 ÷ K13 chiều dài kè 200m. Khoảng cách từ chân đê đến đỉnh kè từ 5 ÷ 10m,
cao trình đỉnh kè (+13,5m), kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng 100#.
Hiện tại kè ổn định.
- Kè Kim Xá thuộc huyện Vĩnh Tường – tương ứng với đê từ K15+250 ÷
K15+350 chiều dài kè 100m, mái kè đồng thời là mái đê, cao trình đỉnh kè (+19,90m),
mái m=3, kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng mác 100#. Kè ổn định.
- Kè Phù Yên thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường: Tương ứng với đê từ
K18+500 ÷ K18+650, cao trình đỉnh kè (+9m) và cách chân đê từ 5 ÷ 8m, chiều dài kè
150m, kè lát mái bằng đá lát khan. Hiện tại kè đã xuống cấp, bị sạt lở, bong xô.
- Kè Việt Hưng thuộc xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường – tương ứng K22+700
÷ K23+ 100: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung đá xây. Hiện tại kè
ổn định.
21
c) Tuyến hữu Phó Đáy
Trên tuyến có 03 hệ thống kè là:
- Kè Liên Hoà: Vị trí tương ứng là K2+750, chiều dài 150m, được lát trong
khung đá xây chiều dày 0.4m, kè ổn định.
- Kè Đồng Ích thuộc xã Đồng Ích: Vị trí tương ứng K5+700, chiều dài kè 415m
lát trong khung đá xây, kè ổn định chống lũ an toàn.
- Kè Đình Chu: Tại K9+ 500 ÷ K9+700: Được xây dựng năm 2009, là kè lát
mái trong khung đá xây kết hợp với khoan phụt vữa gia cố bảo vệ thân đê và lấp ao
phía đồng. Hiện tại kè ổn định.
d) Tuyến tả Lô
Tuyến đê tả sông Lô có 04 kè.
- Kè Hải Lựu: Vị trí tương ứng là K4+730, chiều dài 1.225m, đã được lát mái
bằng đá trong khung đá xây chiều dày 0,4m. Hiện nay kè đang bồi lắng, kè ổn định.
- Kè Đôn Nhân: Vị trí tương ứng từ K7 ÷ K7+420, chiều dài 420m. là kè lát mái
chống sạt lở bờ sông . Do hạ lưu kè bị sạt lở nên kè được bổ xung thiết kế và đang được
đẩy nhanh tiến độ thi công để phục vụ chống lũ năm 2010.
- Kè Tứ Yên: Vị trí tương ứng K20, chiều dài 1.041m, đã được lát mái bằng đá
trong khung đá xây chiều dày 0.4m. Hiện nay kè đang có hiện tượng bồi lắng, ổn định.
- Kè Cao Phong: Vị trí tương ứng K27+253 ÷ K27+753, chiều dài 500m. Hiện kè
đã hoàn thành đảm bảo nhiệm vụ chống lũ theo thiết kế.
e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc
Trên tuyến đê bối Vĩnh tường – Yên lạc có hệ thống kè Lý Nhân thuộc huyện
Vĩnh Tường: Vị trí tương ứng K3 chiều dài 820m, được xây trong khung đá xây dày
0,4m. Do lũ sông Hồng lên cao vào cuối tháng 7/2007 nên mái kè bị sạt trượt khoảng
200 m. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp cùng chi cục
QLĐĐ & PCLB khắc phục sự cố khẩn cấp ngay trong lũ và hiện nay kè đang được sửa
chữa, nâng cấp xong để kịp thời chống lũ năm 2008.
22
1.2.3 Hệ thống công trình cống dưới đê
* Tuyến đê tả Hồng có 1 cống lớn, 1 ống dẫn nước và 1 xi phông là:
- Cống tưới Đại Định: Tại K3+200 thuộc xã Cao Đại huyện Vĩnh Tường cống
hộp bằng bê tông cốt thép gồm 2 cửa khẩu độ 2 x (2,4 x 2) dài 28m. Cao trình đáy
cống (+12,24m), cánh cửa phẳng bằng thép, máy đóng mở V10 chạy bằng điện vận
hành tốt. Cống ổn định đảm bảo chống lũ.
- Ông dẫn nước tưới Lũng Hạ: tại K24+500 thuộc xã Liên Châu huyện Yên Lạc cống
tròn bằng bê tông cốt thép 2φ500, cao trình đáy cống (+14,60m) đóng mở tự động.
* Xi phông Trung Cẩm thuộc xã Đại Tự,Yên Lạc tại K18+070 có kích thước φ300.
* Tuyến tả Phó Đáy có 05 cống qua đê gồm:
- Cống tưới tại K5+250 xã An Hoà huyện Tam Dương: Cống tròn φ 600. Cống
hoạt động bình thường.
- Cống tiêu Hương Đình tại K9+200 xã An Hoà huyện Tam Dương cống tiêu 1
cửa khẩu độ φ600 dài 25m, Máy đóng mở V1 vận hành tốt.
- Cống tưới Xóm Bắc tại K9+900 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống dẫn
nước tưới của trạm bơm cống tròn φ500 một cửa dài 25m phần xây đúc ổn định.
- Cống tưới Chéo tại K10+800 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống tròn
φ800, máy đóng mở V1.
- Cống tưới Diệm Xuân tại K23+200 xã Việt Xuân Vĩnh Tường, cống dẫn nước
tưới của trạm bơm Bạch Hạc, cống tròn 2x2.220, bằng bê tông cốt thép dài 24m cao
trình đáy cống là (+11,80m) cánh cửa bằng thép, máy đóng mở V10 vận hành bằng
điện. Cống đảm bảo chống lũ an toàn.
* Tuyến đê hữu Phó Đáy: Trên tuyến có 10 cống trong đó có 3 cống tiêu lớn là
: Cống Phú Thụ; Cống Bì La; Cống Cầu Triệu. Các cống này đều hoạt động bình
thường.
* Tuyến đê tả sông Lô: Có 12 cái, trong đó có 4 cống lớn là:
- Cống Cầu Mai; Cống Cầu Đọ; Cống Cầu Ngạc, Cầu Dừa.
- Các cống trên tuyến đã được sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hư hỏng nên đủ
khả năng chống lũ theo thiết kế.
* Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc: Có 11 cống trong đó có 6 cống tiêu lớn
là cống: Khách Nhi, Hậu Lộc, Liên Châu, Đại Tự, Ghềnh Đá, Đầu Đê.
1.2.4 Hệ thống điếm canh đê
Trên tuyến đê cấp I, II bình quân 1 km đê có 1 điếm canh đê để gác nước, tuần
tra trong mùa mưa lũ. Hệ thống điếm canh đê được bố trí cụ thể như sau:
* Tuyến đê tả sông Hồng: Tuyến đê tả sông Hồng có 27 điếm canh đê, trong đó
có 08 điếm được xây mới theo tiêu chuẩn, số điếm còn lại hàng năm được đầu tư sửa
chữa. Tuy nhiên do có nhiều điếm được xây dựng từ lâu, bi hư hỏng, xuống cấp nên cần
được sửa chữa hoặc xây mới để đáp ứng yêu cầu công tác thường trực CLB hàng năm.
23