Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 151 trang )

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI............................................................................................................. 8

Chương 1: Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ......................8
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nhân lực........................8
1.1. Diện tích, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình .........................................................8
1.2. Nguồn tài nguyên của tỉnh .............................................................................9
1.3. Nguồn nhân lực ...........................................................................................13
2. Hiện trạng kinh tế-xã hội Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 .............................13
2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP trong các năm 2006-2010 GDP bình
quân đầu người ...................................................................................................13
2.2. Tình hình thu, chi ngân sách ........................................................................15
2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu..........................................................................16
2.4. Tình hình đầu tư phát triển...........................................................................16
2.5. Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng ............................................................17
3. Vị trí kinh tế-xã hội của địa phương trong tổng thể vùng ..............................20
Chương 2: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội ....................................... 20
1. Kịch bản phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn quy hoạch ................................20
1.1. Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế............................................20
1.2. Lựa chọn phương án tăng trưởng kinh tế......................................................21
1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực trọng điểm trong thời gian tới ............. 222
2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước ...............24
Phần 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010 .....................24
Chương 3: Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp địa phương ................ 24
1. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp ..............24
2. Hiện trạng về quy mô và năng lực sản xuất ....................................................25


2.1. Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp......................................................25
2.2. Số lao động trong ngành công nghiệp ..........................................................26
3. Hiện trạng về chất lượng và thị phần sản phẩm .............................................26
3.1. Sản phẩm ngành công nghiệp cơ khí .............................................................26
3.2. Sản phẩm ngành công nghiệp điện tử...........................................................26
3.3. Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm .................27
3.4. Sản phẩm ngành công nghiệp hóa chất.........................................................27
3.5. Sản phẩm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng .............................27
3.6. Sản phẩm ngành công nghiệp dệt may, da giầy ............................................27
3.7. Sản phẩm ngành công nghiệp khai thác mỏ..................................................28
4. Hiện trạng về trình độ công nghệ ....................................................................28
4.1. Ngành công nghiệp cơ khí ...........................................................................28
4.2. Ngành công nghiệp điện tử ..........................................................................29
4.3. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ...............................29
4.4. Ngành công nghiệp hóa chất ........................................................................29
4.5. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ............................................29
4.6. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy............................................................30
4.7. Ngành công nghiệp khai thác mỏ .................................................................30
5. Hiện trạng về tình hình và hiệu quả đầu tư ....................................................30
Bắc Giang năm 2011

Trang 1


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

5.1. Tình hình đầu tư ..........................................................................................30
5.2. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp ......................................................30
6. Hiện trạng các phân ngành công nghiệp trên địa bàn ....................................31
6.1. Công nghiệp cơ khí......................................................................................31

6.2. Công nghiệp điện tử................................................................................... 332
6.3. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm........................................ 333
6.4. Công nghiệp hóa chất ..................................................................................34
6.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.......................................................34
6.6. Công nghiệp dệt may, da giầy ......................................................................35
6.7. Công nghiệp khai thác mỏ..............................................................................35
6.8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước ............................................36
7. Hiện trạng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ....................................................37
8. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp .............................................................38
8.1. Khu công nghiệp..........................................................................................38
8.2. Cụm công nghiệp.........................................................................................40
9. Hiện trạng quản lý nhà nước về công nghiệp..................................................41
10. Đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp..................................................42
10.1. Kết quả đạt được........................................................................................42
10.2. Những tồn tại, hạn chế ...............................................................................42
Chương 4: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch đến năm 2010 ............ 444
1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế .............................................43
2. Đánh giá thực hiện quy hoạch theo một số ngành công nghiệp .....................44
2.1. Công nghiệp cơ khí......................................................................................44
2.2. Ngành công nghiệp điện tử ..........................................................................45
2.3. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ...............................45
2.4. Ngành công nghiệp hóa chất ........................................................................46
2.5. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ............................................46
2.6. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy............................................................46
2.7. Ngành công nghiệp khai thác mỏ .................................................................47
3. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện trạng công nghiệp và tình hình
thực hiện quy hoạch .............................................................................................47
4. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................49
Phần 3. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................................. 49


Chương 5: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trong
thời gian quy hoạch ...............................................................................................49
1. Những nhân tố trong nước...............................................................................49
2. Phân tích cung, cầu và tình hình cạnh tranh trên thế giới và khu vực. Tác
động của hội nhập kinh tế....................................................................................52
Chương 6: Dự báo nhu cầu sản phẩm ............................................................... 56
1. Các phương pháp dự báo .................................................................................56
2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu ........................................57
3. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm ...............................................64
Phần 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
GIANG ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 67

1. Quan điểm phát triển .......................................................................................68
2. Mục tiêu ............................................................................................................68
Bắc Giang năm 2011

Trang 2


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

3. Định hướng phát triển .....................................................................................69
Chương 7: Các phương án phát triển công nghiệp .......................................... 69
I. Luận chứng các phương án phát triển ngành công nghiệp.............................69
II. Luận chứng phương án chọn ..........................................................................70
III. Quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp ...................................................72
A. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2020 ......................72
B. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2020..............77
C. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp CB NLS-TP đến năm 2020.............79

D. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2020...................85
E. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD đến năm 2020........87
F. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giầy đến năm 2020.......92
G. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác mỏ đến năm 2020............94
H. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước đến
năm 2020.......................................................................................................... 101
I. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đến năm 2020............. 108
K. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 ................... 110
Chương 8. Nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch ................................... 114
1. Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu xây dựng trong kỳ quy hoạch ............ 114
2. Nhu cầu vốn đầu tư cho các chuyên ngành công nghiệp .............................. 114
3. Dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp ................ 114
Chương 9: Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội .................................................. 115
1. Tác động dân số.............................................................................................. 115
2. Hiệu quả kinh tế-xã hội.................................................................................. 115
Phần 5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 ............................................................. 116

I. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ................................................................................. 116
1. Giải pháp về vốn ............................................................................................. 116
2. Giải pháp về công nghệ .................................................................................. 116
3. Giải pháp về đất đai ....................................................................................... 116
4. Giải pháp về nguồn nhân lực ......................................................................... 117
5. Giải pháp vận động xúc tiến đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp
công nghiệp trên địa bàn.................................................................................... 120
6. Giải pháp về tổ chức và quản lý..................................................................... 120
7. Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi
thế cạnh tranh .................................................................................................... 121
8. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển ..................................... 122
9. Giải pháp bảo vệ môi trường ......................................................................... 122

10. Những giải pháp mang tính đột phá ............................................................ 123
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................. 124
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 126
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 127

Bắc Giang năm 2011

Trang 3


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm
2020 được xây dựng năm 2006 và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006. Sau 5 năm thực hiện đã góp
phần tích cực trong việc định hướng thu hút đầu tư phát triển sản xuất, duy trì được tốc
độ tăng trưởng khá cao, dần hình thành các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực, bước đầu khai
thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bản quy hoạch đã bộc lộ một số tồn tại
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, như:
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển cần phải điều chỉnh cho phù
hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
- Kết cấu, nội dung quy hoạch chưa phù hợp với quy định tại Quyết định
số: 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc
Ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy

hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp (do quy hoạch cũ được lập trước thời điểm
ra quyết định số: 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008).
- Chất lượng dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp
chưa cao, nhất là những nhân tố ngoài nước, bối cảnh quốc tế chưa lường trước
được những tác động to lớn của suy thoái kinh tế toàn cầu và các khó khăn thách
thức tác động đến ngành công nghiệp Bắc Giang.
- Định hướng, nội dung quy hoạch một số ngành công nghiệp chưa sát với
thực tiễn, chưa phù hợp với tiềm năng của tỉnh.
- Một số dự án được xem là trọng điểm gặp khó khăn trong triển khai,
ngược lại một số ngành hàng, sản phẩm lại xuất hiện nhiều tiềm năng và thời cơ
có thể đẩy mạnh tốc độ phát triển.
- Phần quy hoạch các khu, cụm công nghiệp không còn phù hợp với Quy
hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã được
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định tại Văn bản số 2205/BKH-QLKKT ngày
06/4/2010 và Thủ tướng Chính phủ chấp nhận tại một phần tại Văn bản số
759/TTg-KTN ngày 12/5/2010; Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 31/12/2009.
Từ những vấn đề cơ bản trên việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát
triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 cho phù hợp và đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tình hình mới là cấp bách và
cần thiết.
Bắc Giang năm 2011

Trang 4


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

2. Căn cứ pháp lý

2.1. Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
2.2. Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP về sửa đổi một số điều khoản của Nghị
định 92/2006/NĐ-CP.
2.3. Quyết định số: 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công
Thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt
lĩnh vực phát triển công nghiệp.
2.4. Quyết định số: 274/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt đề cương Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
3. Những tài liệu chính để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Giang
3.1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
3.2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
3.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Bắc Giang đến năm 2020,
quyết định phê duyệt số: 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
3.4. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020, tầm nhìn 2030, quyết định phê duyệt số: 141/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
3.5. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020, Văn bản số: 759/TTg-KTN ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính
phủ và Văn bản số: 2205/BKH-QLKKT ngày 6/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
3.6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ đến năm 2020 (dự thảo).
3.7. Quyết định số: 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn 2020.
3.8. Quyết định số: 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi
nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách phát triển.
3.9. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo
vùng, lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số:
73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006).

Bắc Giang năm 2011

Trang 5


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

3.10. Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3.11. Nghị quyết số: 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi
trường.
3.12. Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số:
140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các
khâu lập, thẩm định phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
3.13. Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
3.14. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang các năm 2006 đến 2010.
3.15. Các tài liệu quy hoạch chuyên ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang như:
Xây dựng, Công nghiệp, Quy hoạch sử đụng đất, Quy hoạch khoáng sản, Nông

nghiệp, Điện, .....
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của Quy hoạch là nghiên cứu những
tiềm năng, lợi thế của các ngành công nghiệp; đưa ra những nhận định về những
thuận lợi, khó khăn, hạn chế để từ đó đề ra định hướng phát triển các ngành
công nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên
là 3.841,57 km2.
- Thời gian nghiên cứu: Chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn 2011-2015 và
2016-2020.
5. Nội dung của quy hoạch
Nội dung của "Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020” ngoài phần mở đầu gồm 5 phần:
Phần một: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tếxã hội tỉnh Bắc Giang. Phần này đánh giá tổng quan các nguồn lực chủ yếu của
tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp của tỉnh.
Phần hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện quy
hoạch phát triển công nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2006-2010. Đánh giá các số
liệu cơ bản của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006-2010 là cột mốc để xây dựng định hướng phát triển công nghiệp trên địa
bàn tỉnh đến năm 2020.
Bắc Giang năm 2011

Trang 6


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Phần ba: Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công
nghiệp Bắc Giang. Ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô, xu hướng phát
triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế...có ảnh hưởng đến quá

trình phát triển công nghiệp của tỉnh.
Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020. Đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển; các dự
án phát triển của các chuyên ngành công nghiệp Bắc Giang.
Phần năm: Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Kiến nghị một số giải pháp và chính sách nhằm
thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Bắc Giang đến năm
2020.
Trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Sở Công Thương và Viện Nghiên cứu
Chiến lược, Chính sách Công nghiệp đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, lãnh đạo các Sở,
ngành (đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Bắc Giang...) và các chuyên
gia tư vấn của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chúng tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và mong muốn sẽ được cộng tác hơn nữa nhằm mục tiêu chung
xây dựng tỉnh Bắc Giang phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa....

Bắc Giang năm 2011

Trang 7


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Phần 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

Chương 1: Hiện trạng về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nhân lực

1.1. Diện tích, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình
1.1.1. Diện tích, vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, nằm giữa 2108 và 21038 vĩ độ Bắc,
105050 và 10703 kinh độ Đông. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi
cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng
phì nhiêu. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc
giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải
Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.841,57 km2. Dân số
trung bình năm 2010 ước 1.567,56 ngàn người với 26 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 12,4% dân số của tỉnh. Về tổ chức
hành chính, toàn tỉnh có 09 huyện (huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp
Hoà, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam) và 01 thành phố (thành phố
Bắc Giang).
Là một tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, trung tâm tỉnh chỉ cách Hà
Nội 50 km, cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng 110 km, cách sân bay Quốc tế
Nội Bài 60 km, cách cảng nước sâu Cái Lân 70 km và cách cảng Hải Phòng
140km; nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải PhòngQuảng Ninh có hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế. Hơn nữa
Bắc Giang còn nằm trên trục đường xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng
Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải
Phòng. Những yếu tố trên tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của
tỉnh Bắc Giang trong tương lai.
1.1.2. Khí hậu
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng
Bắc Bộ và vùng miền núi phía Bắc với địa hình đa dạng, có cả 3 vùng (miền núi,
trung du, đồng bằng xen kẽ) nên có khí hậu thuận lợi hơn so với các vùng xung
quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu như sau:
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 290C) với tháng lạnh
nhất (tháng 12: 18,30C) là 10,70C. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 đến 1.700
giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

- Khí hậu Bắc Giang chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng
10 thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh
hành gió đông bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 mm đủ đáp
Bắc Giang năm 2011

Trang 8


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống, lượng mưa cao nhất vào tháng 7,
thấp nhất vào tháng 10.
Nhìn chung, khí hậu Bắc Giang tương đối thuận lợi cho việc phát triển
một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm
nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, là nguồn nguyên liệu phục vụ
cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm.
1.1.3. Địa hình
Bắc Giang là tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi (chiếm 89,5%) lẫn
trung du (chiếm 10,5%).
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp chênh
lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự
nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp
như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia
súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm này thể hiện chủ yếu ở các huyện Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng
bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều
loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại
gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Vùng trung du thể hiện chủ yếu
ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phố

Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.
1.2. Nguồn tài nguyên của tỉnh
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường,
tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 384.157ha, trong đó: Đất nông nghiệp
272.913ha chiếm 71,04%; Đất phi nông nghiệp 92.340ha chiếm 24,04%; Đất đô
thị 7.946ha chiếm 2,04%.
Nhìn chung, quỹ đất của tỉnh khá phong phú, có cấu tạo địa chất tốt rất thuận
lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới và nhiều
tuyến đường được nâng cấp tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công
nghiệp-dịch vụ.
Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Tổng số
1. Đất nông nghiệp
+ Đất lúa nước
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất rừng phòng hộ
+ Đất rừng đặc dụng
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản

Bắc Giang năm 2011

Diện tích (ha)
384.157
272.913
71.228
48.666
20.492

13.773
105.927
5.553

Tỷ trọng (%)
100
71,04
18,54
12,67
5,33
3,59
27,57
1,45

Trang 9


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Diện tích (ha)
92.340
326
24.219
484
1.044
309
155
54
327
1.827
23.857

7.846

Tỷ trọng (%)
24,04
0,08
6,30
0,13
0,27
0,08
0,04
0,01
0,09
0,47
6,21
2,04

2. Đất phi nông nghiệp
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
+ Đất quốc phòng
+ Đất an ninh
+ Đất khu công nghiệp
+ Đất cho hoạt động khoáng sản
+ Đất di tích, danh thắng
+ Đất để xử lý, chôn lấp rác thải nguy hại
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa
+ Đất phát triển hạ tầng
3. Đất đô thị
4. Đất khu bảo tồn thiên nhiên
5. Đất khu du lịch

(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 - Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang)

1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Trữ lượng khoảng 7,46 km3 được cung cấp từ 03 sông
lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và gần 70 hồ chưa nước
lớn. Hàng năm lượng nước được bổ sung lớn vì lượng nước mưa bình quân/năm
lớn trên 1.500 mm. Cụ thể:
Sông Cầu: Sông có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang
là 110 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông
Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm là 5 tỷ m3. Mực nước trong mùa cạn
trên sông trung bình từ 0,5 – 0,8 m, có khi xuống dưới 0,4 m. Hiện tại trên sông
Cầu đã xây dựng hệ thống thuỷ nông sông Cầu phục vụ tưới cho các huyện Tân
Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà, một phần thị xã Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên.
Sông Thương: Sông có chiều dài 150 km, đoạn qua địa phận Bắc Giang là
94 km, có chi lưu chính là sông Hoá, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước
sông Thương hàng năm là 2,5 tỷ m3. Mực nước trong mùa cạn khoảng 0,5 – 0,8
m. Hiện tại trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn phục vụ
tưới cho các huyện Lạng Giang, Lục Nam (các xã nằm ở Hữu sông Lục Nam),
một phần huyện Yên Dũng (8 xã phía Tả sông Thương) và thị xã Bắc Giang.
Sông Lục Nam: Sông có chiều dài 278 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc
Giang là 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cấm Đàn, sông Thanh
Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Mực nước trong
mùa cạn khoảng 0,5 m. Hiện tại ở hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng
170 công trình (chủ yếu là các hồ đập) để phục vụ tưới cho các huyện Sơn
Động, Lục Nam và 11 xã phía Tả sông Lục Nam của huyện Lục Nam.
Hồ chứa lớn: Hiện ở Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện
tích gần 5.000 ha. Trong đó có một số hồ có diện tích khá lớn và là nguồn cung
Bắc Giang năm 2011


Trang 10


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

cấp nước tưới chủ yếu ở các huyện miền núi như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần,
hồ Suối Nứa, hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong, hồ Suối Cấy.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm ngày đêm: tĩnh 277.650m3,
động 841.331m3. Trữ lượng tiềm năng khoảng 924.612m3 phân bố ở các huyện
Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế, Lục Ngạn, Tân Yên. Nguồn nước ngầm của tỉnh
Bắc Giang không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cục bộ của
các địa phương.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 71 mỏ và điểm mỏ của 15
loại khoáng sản, trong đó có 68 mỏ và điểm mỏ đã được quy hoạch, 3 mỏ và
điểm mỏ mới được phát hiện đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng và đưa
vào khai thác, cụ thể:
Khoáng sản nhiên liệu: Đã phát hiện được 6 mỏ và 10 điểm mỏ than đá,
trong đó chỉ có mỏ Đồng Rì huyện Sơn Động có qui mô vừa với trữ lượng
khoảng 107,3 triệu tấn, còn các mỏ và điểm mỏ khác nằm tại các huyện: Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, đều có qui mô nhỏ trữ lượng chỉ dưới 1
triệu tấn đến 3-4 triệu tấn mỗi mỏ. Tổng trữ lượng của 8/16 mỏ đã được đánh giá
vào khoảng 113,6 triệu tấn.
Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đã phát hiện được 28 mỏ và điểm mỏ,
gồm:
- Sét, gạch ngói: 16 mỏ được phát hiện với tổng trữ lượng khoảng 360
triệu m3, phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Lục
Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà, Yên Dũng. Nhìn chung các mỏ sét đều có chất lượng
tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất gạch ngói, hiện tại đã có 5 mỏ đã và đang
được khai thác phục vụ sản xuất gạch, ngói cung cấp cho nhu cầu của địa

phương và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra còn nhiều mỏ sét gạch, ngói chưa được đánh giá đầy đủ về trữ
lượng và chất lượng. Song đa số các mỏ đều nằm trong vùng đất sản xuất nông
nghiệp và không nằm trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh nên không thực hiện
thăm dò, đánh giá trữ lượng. Hiện nay nguyên liệu sản xuất gạch, ngói thủ công
chỉ được tận dụng từ nguồn đất bãi ven sông, đất hoang hóa.
- Cát, cuội, sỏi: hiện nay đã xác định được 3 mỏ chứa cuội sỏi (huyện Hiệp
Hoà, Lục Nam, Việt Yên); 1 mỏ cát xây dựng và 51 bãi cát sỏi lòng sông. Tổng
trữ lượng tài nguyên dự báo là 9,641 triệu m3 . Cát, sỏi lòng sông Cầu chất lượng
tương đối tốt, có thể đáp ứng làm bê tông, gạch ngói không nung còn đa số các
mỏ khác chỉ có thể sử dụng phục vụ xây dựng dân dụng, san lấp.
- Sét gốm: 1 mỏ tại huyện Hiệp Hoà, trữ lượng khoảng 313 nghìn tấn.
- Sét chịu lửa: 2 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 342,9 nghìn tấn.
- Đá xây dựng: có 3 mỏ đá xóm Dõng, huyện Sơn Động với trữ lượng
khoảng 5 triệu m3, chất lượng đá phù hợp trong lĩnh vực giao thông, xây dựng.
Bắc Giang năm 2011

Trang 11


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Ngoài ra Bắc Giang có tiềm năng về đất đá xây dựng như: đá sa thạch, đá
phiến, đất đá san lấp... nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, chưa được điều tra đánh giá
về chất lượng cũng như trữ lượng.
Khoáng sản khoáng chất công nghiệp: có 9 mỏ và điểm mỏ, chủ yếu là
quy mô nhỏ. Có tiềm năng hơn cả là khoáng sản barít có 5 mỏ và điểm mỏ, trữ
lượng 615 nghìn tấn, chất lượng trung bình. Ngoài ra còn có 1 mỏ Kaolin, trữ
lượng khoảng 13 triệu m3; 2 mỏ Than bùn trữ lượng 168,5 nghìn tấn; 1 điểm mỏ
Fenspat trữ lượng 591,5 nghìn tấn, chất lượng thấp.

Khoáng sản kim loại: có 18 mỏ và điểm quặng được xác định, trữ lượng
nhỏ, không tập trung, bao gồm:
- Quặng sắt: có 1 mỏ tại huyện Yên Thế, qui mô nhỏ, trữ lượng khoảng 0,5
triệu tấn.
- Quặng chì, kẽm: có 4 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở các huyện Lạng
Giang, Yên Thế, Sơn Động, Lục Nam, ít triển vọng.
- Quặng đồng: Có 7 mỏ tập trung và nhiều điểm mỏ nhỏ nằm rải rác, phân
tán chủ yếu ở Sơn Động và Lục Ngạn, tiềm năng dự báo 5,2 triệu tấn, hàm
lượng thấp.
- Vàng: có 3 điểm sa khoáng (Na Lương, xã Xuân Lương; làng Đáng, Sa
Lý; làng Vai) và 2 điểm quặng vàng gốc là Văn Cung, làng Cả; trữ lượng tài
nguyên khoảng 1.035 kg.
- Thuỷ ngân: có 1 điểm quặng Văn Non thuộc xã Lục Sơn huyện Lục
Nam, không có triển vọng.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh tuy nhiều về số mỏ và điểm mỏ,
nhưng tiềm năng trữ lượng không lớn, chất lượng thương mại không cao, mức
độ thăm dò còn hạn chế. Trong tổng số 71 mỏ và điểm mỏ đã được phát hiện chỉ
có một số mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng (cát sỏi, sét gạch ngói) và khoáng
sản nhiên liệu (than Đồng Rì) là đáp ứng phát triển ở quy mô công nghiệp trung
ương, còn lại chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp địa phương và
khai thác tận thu.
1.2.4. Tài nguyên rừng
Theo kết quả điều chỉnh rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang
(Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang),
diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó: Diện
tích rừng đặc dụng 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha,
chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm
nghiệp.
Hiện nay trữ lượng gỗ của tỉnh có khoảng 5,3 triệu m3 (trong đó rừng tự
nhiên 3 triệu m3, rừng trồng 2,3 triệu m3), tre nứa gần 500 triệu cây. Ngoài tác

dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn
Bắc Giang năm 2011

Trang 12


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú, tạo cảnh quan,
môi sinh đẹp và hấp dẫn khách du lịch.
1.3. Nguồn nhân lực
Dân số trung bình toàn tỉnh Bắc Giang ước năm 2010 là 1.567,56 ngàn
người, tăng 0,47% so năm 2009; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Bắc Giang bình
quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 11,6 ‰năm. Mật độ dân số là 407 người/km2
nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị trấn, còn ở
các huyện miền núi thưa thớt. Dân số nông thôn chiếm 90,34% (1,41 triệu
người).
Số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 1.019,4 nghìn người, chiếm 65%
tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn người
chiếm 62,1% dân số. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị có 105,2
nghìn người chiếm 8,6 %; ở khu vực nông thôn có 1.111,3 nghìn người, chiếm
91,4% tổng số lao động trong độ tuổi. Số lao động trung bình tăng thêm hàng
năm khoảng 25.000 người.
Bắc Giang là một tỉnh có truyền thống hiếu học. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt
nghiệp THPT các hệ luôn đạt từ 96- 98%. Số học sinh vào học các trường
TCCN tăng từ 4.193 học sinh năm 2005 lên khoảng trên 5.000 học sinh năm
2010.
Giáo dục TCCN và dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
từ 24% năm 2005 lên 33% năm 2010 trong tổng số lao động trong trong các
ngành kinh tế.

Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh đang diễn ra tình trạng lao động theo trình
độ đào tạo còn nhiều bất cập về cơ cấu, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ
cấp và lao động đơn giản. Người lao động được đào tạo ở trình độ này chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và dịch vụ. Chất lượng đào tạo của các cơ sở
dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động theo trình độ so với trình độ công
nghệ.
Hàng năm Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học
rất cao nhưng số học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường trở về làm việc tại
Bắc Giang rất ít, đây là một bài toán về thu hút, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh.
Nguồn lao động tỉnh Bắc Giang khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng chưa
cao, nếu tăng cường công tác đào tạo và có chính sách hợp lý thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao sẽ là một lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội nói chung
và công nghiệp của tỉnh nói riêng trong tương lai.
2. Hiện trạng kinh tế-xã hội Bắc Giang giai đoạn 2006-2010
2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP trong các năm 2006-2010
GDP bình quân đầu người
2.1.1. Tổng sản phẩm xã hội -GDP

Bắc Giang năm 2011

Trang 13


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Tổng sản phẩm của Bắc Giang theo giá so sánh 1994 đã tăng từ 3.944 tỷ
đồng năm 2005 lên 5.556 tỷ đồng năm 2009, ước năm 2010 đạt 6.081 tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9%/năm, cao hơn bình
quân chung cả nước (7%).
Biểu 2: Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá cố định 1994
Chỉ tiêu
Tổng GDP cả nước
Tổng GDP vùng MNPB
GDP Bắc Giang
Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ và khác

2005
2006
2007
2008
2009
393.000 425.373 461.344 489.833 515.900

Ước 2010

3.943,9

4.323

4.765

5.197,2

5.556

6.081


1.818,7
904,7
1.220,5

1.746,7
1.109,0
1.467,3

1.904,8
1.363,5
1.496,7

1.952,4
1.605.0
1.639,6

1.994,6
1.762,8
1.798,6

2.071
2.058
1.952

(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009, Niên giám thống kê Bắc Giang 2008, 2009)

Năm 2010 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của Bắc Giang
ước đạt 11,7 triệu đồng, cao gấp 2,4 lần so với năm 2005 (4,8 triệu đồng); cao
hơn bình quân của Vùng trung du và miền núi phía Bắc (9,6 triệu đồng); bằng

51,3% so với GDP bình quân đầu người của cả nước (đạt 22,8 triệu đồng).
Biểu 3: GDP bình quân đầu người
Đơn vị tính: Triệu đồng, giá hiện hành
Ước 2010
2005
2006
2007
2008
2009
- GDP/người (cả nước)
10,1
11,6
13,4
17,1
20,6
22,8
-GDP/người (Vùng MNPB)
5,3
7,9
9,3
9,6
- GDP/người (Bắc Giang)
4,8
5,8
6,8
8,0
9,9
11,7
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009, Niên giám thống kê Bắc Giang 2008, 2009)


2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu theo ngành: Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng tích cực, có sự
chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, từng vùng trong tỉnh.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (theo giá hiện hành) đã giảm dần qua
các năm: từ 42,1% năm 2005 giảm xuống còn 32,5% năm 2010. Tỷ trọng ngành
công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng lên từ 23,3% năm 2005 lên 33,5% năm
2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ từ 34,6% năm 2005 xuống 34,0% năm 2010 và có
sự dao động lên xuống trong các năm.
Mặc dù cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tuy
nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như mục tiêu của Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.
Biểu 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, giá hiện hành

Bắc Giang năm 2011

Trang 14


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Năm

Toàn
nền
KT

2005

2006
2007
2008
2009

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

GDP theo ngành kinh tế của cả
nước
Nông
CN và
Dịch vụ
nghiệp
XD
20,97
41,02
38,01
20,36
41,56
38,08
20,3
41,58
38,12
21,99
39,9
38,11


Ước 2010

Đơn vị tính: %
GDP theo ngành kinh tế của
tỉnh Bắc Giang
Nông
CN và Dịch vụ
nghiệp
XD
42,1
23,3
34,6
39,83
25,24
34,93
37,85
28,31
33,84
36,50
30,22
33,28
33,35
32,32
34,33
32,50
33,50
34,00

(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009, Niên giám thống kê Bắc Giang 2008, 2009)


Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: Giai đoạn 2006-2010, sự
chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của Bắc Giang theo hướng: tỷ trọng
khu vực kinh tế trong nước giảm dần từ 98,8% năm 2005 xuống còn 94,2% năm
2010. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 1,2% năm 2005 lên
5,8% năm 2010, cụ thể:
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: năm 2005 đạt 5.598,025 tỷ đồng (giá
thực tế), chiếm trên 74% trong tổng sản phẩm của tỉnh, trong đó: kinh tế tập thể
148,4 tỷ đồng; kinh tế tư nhân đạt 699,8 tỷ đồng; kinh tế cá thể đạt 4.749,7 tỷ
đồng. Ước năm 2010, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 72,7%.
- Khu vực kinh tế nhà nước: năm 2005 đạt 1.846 tỷ đồng (giá thực tế),
chiếm trên 24,4% trong tổng sản phẩm của tỉnh. Ước năm 2010 khu vực kinh tế
nhà nước chiếm 21,4%.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2005 đạt 92,3 tỷ đồng (giá thực
tế), chiếm 1,2% trong tổng sản phẩm của tỉnh. Đến năm 2008 là: 298 tỷ đồng
chiếm 2,0%. Ước năm 2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,8%.
Biểu 5: Chuyển dịch kinh tế theo thành phần kinh tế, giá hiện hành
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Tổng GDP Bắc giang
1.K. vực Kt trong nước
-Kinh tế Nhà nước
-Kinh tế ngoài NN
2.K.vực có vốn DTNN

2005
100
98,8
24,4
74,4

1,2

2006
100
99,0
26,6
72,4
1,0

2007
100
98,5
26,4
72,1
1,5

2008
100
98,0
21,7
76,3
2,0

2009
100
97,2
20,1
77,1
2,8


Ước 2010
100
94,2
21,4
72,7
5,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Giang 2008, 2009)

2.2. Tình hình thu, chi ngân sách
Trong 5 năm qua thu ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước.
Số thu ngân sách tăng bình quân 28,2%/năm, năm 2010 đạt 2.454 tỷ đồng. Thu
ngân sách nội địa năm 2010 đạt 2.259 tỷ đồng, tăng bình quân 25,9%, gấp 3 lần
so với năm 2005.
Bắc Giang năm 2011

Trang 15


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Về chi, trong khi đảm bảo tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi xây
dựng cơ bản đã được chú ý hơn. Tỷ trọng chi xây dựng cơ bản trong tổng chi
ngân sách tăng dần từ 18,4% năm 2005 lên 26,6% năm 2010.
Biểu 6: Tổng thu, chi ngân sách của Bắc Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng

1. Tổng thu
- Thu trên địa bàn
- Thu trợ cấp từ TW

- Thu khác
2. Tổng chi
- Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên
- Chi khác

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2.774,0

3.482,8

3.371,4

4.156,6

4.497,8

5.624,5


710,7
952,9 1.459,8 1.360,0
2.425,7 1.996,1 2.443,3 2.547,2
346,4
422,4
253,5
590,6

2.454

806,3
1967,7
0
2.707,9

497,4
1088,6
1121,9

3.427,8

3.312,5

4.107,6

4.497,8

5.624,5

549,6

914,5
914,4 1.250,3 1.497,40
1.330,9 1.657,0 2.194,0 2.736,7 3.190,10
937
1.547,3
741,0
999,2
510,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Giang 2008, 2009)

2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu
2.3.1. Xuất khẩu
- Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 302,7 triệu USD, tăng gấp 4,8
lần so với năm 2005 (63,1 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ
2006-2010 đạt 36,6%/năm.
- Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng may mặc chiếm tỷ trọng bình quân
trên 50%; hàng nông sản chiếm gần 10%. Bước đầu có một số mặt hàng công
nghiệp xuất khẩu mới như: sản phẩm nhựa plastic, thiết bị điện tử, linh kiện phụ
trợ máy tính…
- Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế đều tăng; khối các
doanh nghiệp trong nước tăng 28,4%/năm; khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 34,6%/năm.
- Thị trường xuất khẩu: Các doanh nghiệp trong tỉnh đã có quan hệ buôn
bán với gần 30 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước Nga, EU, Mỹ,
một số doanh nghiệp đã thâm nhập thị trường Nhật Bản.
2.3.2. Nhập khẩu
Nhập khẩu trên địa bàn chủ yếu tập trung cung cấp vật tư cho sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 303
triệu USD, gấp 4,7 lần so với năm 2005; tăng trưởng bình quân 36,1%/năm.


2.4. Tình hình đầu tư phát triển
Bắc Giang năm 2011

Trang 16


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Theo Báo cáo phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh Bắc
Giang, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20062010 đạt khoảng 35.400 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2001-2005, góp
phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó
vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước khoảng 7.000 tỷ đồng; vốn FDI,
NGOs khoảng 3.250 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi, trái phiếu Chính phủ, ODA
gần 8.200 tỷ đồng; vốn Bộ, ngành trung ương đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư biến động theo hướng tăng dần vốn huy động từ các
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và từ vốn nước ngoài, giảm tỷ lệ vốn từ ngân
sách Nhà nước từ 28,3% năm 2005 xuống 26,5% năm 2010.
Biểu 7: Vốn đầu tư cho phát triển
Chỉ tiêu
Tổng vốn đầu tư xã hội
- Vốn NS Bộ, ngành TW
- Vốn NSNN
-Vốn tín dụng ưu đãi, TPCP
-Vốn đầu tư NN (FDI)
-Vốn ĐT của doanh nghiệp
- Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể

2006
4.340

97
757
50
172
1.092
2.172

2007
5.310
171
960
86
234
1.256
2.603

2008
7.210
210
1.282
195
958
1.444
3.120

Đơn vị tính: tỷ đồng
2009
Ước 2010
8.840
9.700

371
260
1.952
1.830
602
480
855
1.030
1.560
1.760
3.500
4.340

(Nguồn: Báo cáo KH phát triển KT-XH 2006-2010-UBND tỉnh Bắc Giang)

2.5. Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng
2.5.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm cả đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ và được phân bố thuận tiện.
- Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ đan xen giữa Quốc lộ, đường
tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm, được phân bố
tương đối hợp lý trên địa bàn, với tổng số 7.702 km, trong đó:
+ Đường quốc lộ có 4 tuyến dài 251,8 km trong đó có 191,4 km mặt đường
bê tông nhựa, còn lại là đá dăm nhựa.
+ Đường tỉnh lộ có 18 tuyến dài 411,8 km, trong đó có 75,6 km mặt đường
bê tông nhựa; 294,3 km mặt đường đá dăm nhựa; 4,3 km mặt đường bê tông xi
măng và 37,6 km mặt đường đá nhựa.
+ Đường huyện lộ có 68 tuyến dài 696,118 km trong đó có 309,348 km mặt
đường đá nhựa; 101,08 km mặt đường bê tông xi măng; 285,69 km mặt đường
cấp phối -đất.

+ Đường xã có tổng chiều dài 2.056,7 km trong đó có 140,9 km mặt đường
đá nhựa; 458,4 km mặt đường bê tông xi măng; 1.312,7 km mặt đường cấp phối đất; 144,7 km mặt đường khác như gạch xây.

Bắc Giang năm 2011

Trang 17


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

+ Đường thôn, xóm và cụm dân cư dài khoảng 6.171,35 km, trong đó có
15,406 km mặt đường đá nhựa; 2.362,93 km mặt đường bê tông xi măng; 303,95
km mặt đường lát gạch và 3.489,06 km mặt đường cấp phối - đất.
+ Đường đô thị có dài khoảng 162,346 km trong đó có 119,426 km mặt
đường đá nhựa; 32,15 km mặt đường bê tông xi măng; 5,18 km mặt đường cấp
phối; 5,59 km mặt đường lát gạch.
- Đường sắt: Bắc Giang có 3 tuyến đường sắt chạy qua với độ dài 95,77
km, không kể tuyến chuyên dùng phục vụ cho Nhà máy đạm và hóa chất Hà
Bắc, trong đó tuyến Hà Nội-Đồng Đăng dài 40 km, Kép-Lưu Xá dài 23km,
Kép-Hạ Long dài 32,77km. Việc vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt là rất
kinh tế.
- Đường thuỷ: Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính chảy qua là sông
Thương, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài khoảng 347km nối với hệ
thống sông Thái Bình, cảng Hải Phòng, cảng Đa Phúc-Hà Nội tạo nên một mạng
lưới giao thông thuận lợi từ Bắc Giang đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,
trong đó có 201 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thủy
có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 146 km do địa phương quản lý,
chủ yếu cho các phương tiện thủy nhỏ hoạt động. Ngoài ra, còn có các sông
nhánh và 2 hồ thuộc huyện Lục Ngạn là hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần.
2.5.2. Thông tin liên lạc

Hoạt động bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh với nhiều dịch
vụ phong phú. Toàn tỉnh hiện có 46 bưu cục, bán kính phục vụ bình quân đạt
2,29 km với dân số phục vụ 7.000 người/điểm, đến hết năm 2009 có 311.569
thuê bao điện thoại cố định, đạt tỷ lệ bình quân 19,97 máy/100 dân, tăng 15,56
máy so với năm 2005.
Tổng số thuê bao mạng Internet là 29.515, trong đó mạng băng thông rộng
ADSL đạt khoảng 5.832 thuê bao. Hệ thống thông tin liên lạc đang từng bước
được nâng cấp đáp ứng khá tốt nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn,
144 xã phường, thị trấn và 40 điểm bưu điện văn hoá xã có kết nối mạng
Internet, một số huyện đã gửi và nhận văn bản điện tử đến xã.
2.5.3. Hạ tầng điện (nguồn và lưới điện)
Nguồn cung cấp điện cho Bắc Giang chủ yếu từ lưới điện quốc gia thông
qua trạm 220/110/22kV Bắc Giang công suất 1x125 MVA đặt tại Đồi Cốc xã
Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang và nguồn cấp điện 110kV từ Nhà máy nhiệt điện
Phả Lại qua đường dây 110kV Phả Lại-Bắc Giang (lộ 176). Ngoài ra, còn có
nguồn điện tại chỗ trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tổ máy nhiệt điện chạy than phục
vụ chuyên dùng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và
Hoá chất Hà Bắc có công suất 33MW. Công suất cực đại (Pmax) cấp cho Bắc
Giang năm 2009 là 198,1MW, trong đó Pmax nhận từ hệ thống 165,1MW.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trạm 110kV, tổng công suất 195MVA:
Bắc Giang năm 2011

Trang 18


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

- Trạm 110kV Đồi Cốc: có 2 máy công suất 2x40MVA, điện áp
110/35/22kV.
- Trạm 110kV Đình Trám công suất: 1x25+1x40MVA điện áp

110/35/22kV.
- Trạm 110kV Lục Ngạn công suất 25MVA điện áp 110/35/22kV.
- Trạm 110kV Cầu Gồ công suất 25MVA điện áp 110/35/22kV.
Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn (229 đơn vị hành chính) trên địa bàn
tỉnh đã có điện lưới Quốc gia, 99,7% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới.
2.5.4. Về cấp nước
Tổng công suất hệ thống cung cấp nước sạch của toàn tỉnh hiện nay là
khoảng 30.000m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng 17 vạn dân, trong đó nhà máy
nước của thành phố Bắc Giang có công suất 25.000 m3/ngày-đêm phục vụ cho
khoảng 10 vạn dân thành phố và xã Tân An huyện Yên Dũng, các cơ sở sản xuất
trong thành phố, Khu công nghiệp Đình Trám, Cụm công nghiệp Song khê-Nội
Hoàng, nhà máy đang mở rộng lên 35.000m3/ngày đêm. Hiện đã có 28 công
trình nước sạch nằm rải rác ở 9 huyện với tổng công suất trên 10.000m3/ngày
đêm phục vụ cho khoảng 7 vạn dân. Các công trình cấp nước chủ yếu cho sản
xuất nông nghiệp như sông ngòi, hồ, đập, trạm bơm… luôn đảm bảo được nhu
cầu sản xuất.
Hiện nay một số nhà đầu tư đang triển khai lập dự án cung cấp nước sạch
với tổng công suất trên 85.000m3/ngày đêm cho các khu công nghiệp Đình
Trám, Vân Trung, Quang Châu và các khu vực lân cận.
Tại các cụm công nghiệp với các doanh nghiệp đầu tư vào và với lĩnh vực
hoạt động mà mức sử dụng nước không nhiều thì tạm thời dùng giếng khoan
ngầm để lấy nước phục vụ cho sản xuất. Còn các cụm công nghiệp nằm gần
thành phố Bắc Giang và gần các trung tâm huyện, thị trấn hiện tại đã được cấp
nước sạch từ hệ thống nước chung của thành phố và của thị trấn.
Ngoài ra một số doanh nghiệp còn lấy nước từ các con sông trên địa bàn
tỉnh, qua xử lý tại công ty rồi đưa vào làm nước sản xuất, phục vụ sinh hoạt của
công ty (Nhà máy giấy Xương Giang, Công ty Đạm Hà Bắc…).
2.5.5. Tình hình và định hướng đô thị hóa
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm
2020 đã định hướng phát triển không gian đô thị như sau:

- Chùm đô thị trung tâm: Hình thành và phát triển dọc theo Quốc lộ 1A cũ
từ thị trấn Nếnh (Việt Yên) đến thị trấn Kép (Lạng Giang). Đây là vùng kinh tế
trọng điểm của tỉnh gồm thành phố Bắc Giang với vị trí là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục; các đô thị công nghiệp dịch vụ vệ tinh như
Đình Trám (Việt Yên), Song Khê-Nội Hoàng (Yên Dũng), Kép, Vôi (Lạng
Giang), Bích Động, Nếnh (Việt Yên), Quế Nham (Tân Yên). Dự kiến thị trấn
Nếnh và thị trấn Vôi trở thành đô thị loại IV.
Bắc Giang năm 2011

Trang 19


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

- Chùm đô thị phía Đông: Hướng phát triển chính dọc theo Quốc lộ 31 từ
thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) đến thi trấn An Châu (Sơn Động); hướng phát triển
phụ dọc theo tỉnh lộ 293, 289. Các đô thị gồm thị trấn Chũ, Biển Động, Kép II,
Phố Lim, Tân Sơn (Lục ngạn), An Châu, Long Sơn, Vân Sơn và Thanh Sơn
(Sơn Động). Đô thị trung tâm của khu vực này là thị trấn Chũ (Lục Ngạn), dự
kiến trở thành đô thị loại IV.
- Hệ thống đô thị: Hình thành và phát triển theo các trục Quốc lộ 37, tỉnh
lộ 398 và 292 gồm các thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Cầu Gồ, Bố hạ (Yên Thế),
Nhã Nam, Cao Thượng (Tân Yên) và các thị tứ khác trong vùng. Thị trấn Thắng
là trung tâm của vùng, dự kiến trở thành đô thị loại IV.
Ngoài các hệ thống đô thị nói trên, tỉnh phấn đấu xây dựng một số thị trấn,
thị tứ và các điểm dân cư thuộc các huyện Lục Ngạn, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp
Hòa, Yên Thế và Sơn Động…
3. Vị trí kinh tế-xã hội của địa phương trong tổng thể vùng
Bắc Giang là một trong 14 tỉnh thuộc Vùng trung du miền núi phía Bắc, là
Vùng có tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có điều kiện thuận

lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Chế biến nông, lâm sản; Khai thác,
chế biến khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng; Phát triển nguồn điện (thuỷ
điện nhỏ, nhiệt điện)...
Vị trí kinh tế-xã hội của Bắc Giang trong Vùng được thể hiện qua một số
chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Quy mô dân số năm 2010 là 1,57 triệu người, chiếm 14,15 % tổng dân số
cả vùng (11,095 triệu người), lớn nhất trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,65 triệu đồng/người, cao
hơn mức thu nhập bình quân của cả Vùng (9,6 triệu đồng).
- Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.952 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 24,1%/năm, tăng cao hơn tốc độ tăng
trưởng của vùng (17%/năm), đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng, sau các tỉnh: Thái
Nguyên, Phú Thọ; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
đạt 7.035 tỷ đồng, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng, sau các tỉnh Phú Thọ, Lạng
Sơn, Thái Nguyên và Sơn La; Kim ngạch xuất khẩu đạt 302,7 triệu USD, đứng
thứ 3/14 tỉnh trong vùng, sau Lạng Sơn, Phú Thọ.
Chương 2: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội
1. Kịch bản phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày
13/01/2009 đã đưa ra 3 phương án tăng trưởng kinh tế và luận chứng lựa chọn
phương án tăng trưởng kinh tế như sau:
Bắc Giang năm 2011

Trang 20


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

1.1. Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế

- Phương án I: đến năm 2020, GDP/người của tỉnh bằng khoảng 72,5%
mức bình quân của cả nước với tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt
khoảng 10%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 11%/năm. Tổng GDP (theo
giá hiện hành) đạt khoảng 70.546 tỷ đồng năm 2020.
- Phương án II: đến năm 2020, GDP/người của tỉnh bằng khoảng 86,6%
so với GDP/người bình quân của cả nước, với tốc độ tăng GDP giai đoạn 20112020 đạt khoảng 12%/năm. Tổng GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 84.269
tỷ đồng năm 2020.
- Phương án III: đến năm 2020, GDP/người của tỉnh sẽ vượt mức
GDP/người bình quân của cả nước (102%), với tốc độ tăng GDP giai đoạn 20112020 đạt 12-13%/năm. Tổng GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 17.339 tỷ đồng
năm 2010 và 98.841 tỷ đồng năm 2020.
(Chi tiết tại Biểu 8 - Phần phụ lục)
1.2. Lựa chọn phương án tăng trưởng kinh tế
Xem xét 3 phương án đưa ra cho thấy phương án I là phương án thấp. Nếu
theo phương án I, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì như hiện nay trong 10
năm tới thì đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của Bắc Giang vẫn sẽ
dừng ở mức 72,5% mức bình quân cả nước, nền kinh tế vẫn sẽ tụt hậu kéo theo
đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân vẫn ở mức thấp. Vì vậy phương án I
là phương án chỉ được xem xét đến trong điều kiện kinh tế cả nước không đạt
mục tiêu đề ra do tác động của kinh tế thế giới và khu vực.
Phương án III là phương án có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 12-13%
trong giai đoạn 2011-2020. Nếu thực hiện được phương án này thì đến năm
2020 GDP bình quân đầu người của Bắc Giang sẽ vượt mức bình quân cả nước,
tuy nhiên, đây là phương án khó thực hiện vì nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 5
năm đầu đòi hỏi ở mức khá cao (gấp hơn 2 lần so với giai đoạn trước) mặt khác
nguồn nhân lực của tỉnh sẽ không đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng.
Vì vậy, phương án III sẽ là phương án dự phòng để phấn đấu thực hiện khi điều
kiện thực tế diễn ra thuận lợi, cho phép bứt phá nhanh hơn.
Với tốc độ tăng trưởng 11-12%/năm giai đoạn 2011-2020, phương án II là
phương án tương đối tích cực và có tính khả thi cao; phương án này phù hợp với
mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII. Thực hiện

phương án này cho phép rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch về GDP bình
quân đầu người so với cả nước (từ 51,3% năm 2010 lên 73% vào năm 2015 và
đến 86,6% vào năm 2020). Vì vậy, tốc độ tăng trưởng của phương án II được
lựa chọn làm mục tiêu tổng hợp để thực hiện. Nhu cầu vốn đầu tư của phương
án II cũng ở mức khá cao nhưng có tính khả thi đối với Bắc Giang.

Bắc Giang năm 2011

Trang 21


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Các chỉ tiêu cơ bản của phương án lựa chọn phát triển kinh tế - xã hội Bắc
Giang đến 2020
Chỉ tiêu

Nhịp độ tăng trưởng
(%)
2006 2006 2011
-2010 -2015 -2020
10,5 12,0 12,0

2005

2010

2015

2020


GDP/người (triệu đồng, hiện
hành)

4,785

9,945

21,681

45,625

9,3

10,8

10,8

Cơ cấu sản xuất (hiện hành)

100,0

100,0

100,0

100,0

-


-

-

- Công nghiệp - xây dựng

22,0

35,0

44,7

49,2

-

-

-

- Nông, lâm, thủy sản

43,5

30,5

20,3

13,7


-

-

-

- Dịch vụ

34,5

34,5

35,1

37,1

-

-

-

-

4,0

3,9

3,8


-

-

-

5,3

4,5

4,0

4,0

-

-

-

-

-

-

-

-


42,0

43,0

-

-

-

Tốc độ tăng GDP bình quân

Hệ số sử dụng vốn (ICOR)
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị (%)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Độ che phủ rừng (%)

30,67
39,5

15
40,5

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020

1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực trọng điểm trong thời gian tới
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII đã đề ra phương
hướng phát triển các lĩnh vực trọng điểm thời gian tới như sau:
1.3.1. Công nghiệp-xây dựng
Tập trung cao cho phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp để đẩy

mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tập trung
phát triển các khu, cụm công nghiệp, chú trọng phát triển đô thị và dịch vụ; đồng
thời phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp phân
bón hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, dệt may, sản xuất
điện... Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2015 đạt khoảng
12.040 tỷ đồng tính theo giá cố định 1994 (tính theo giá thực tế đạt khoảng
39.790 tỷ đồng), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 25%.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất
có công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm đất đai, có khả năng đóng góp nhiều
cho ngân sách tỉnh... Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực,
nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Bắc Giang năm 2011

Trang 22


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến công; du nhập
mới và mở rộng ngành nghề, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao
động tại các xã thuần nông. Chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ
sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng như: chế biến nông, lâm sản thực
phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng ...
1.3.2. Nông nghiệp
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ
trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong
nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm
53% giá trị sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh cải tạo và nâng cao chất lượng đàn

lợn, đàn gia cầm; phấn đấu đến năm 2015 đàn lợn đạt 1,5 triệu con; đàn gia cầm
đạt 19 triệu con. Tiếp tục chuyển dịch các vùng đất trũng, trồng lúa năng suất
thấp sang nuôi nuôi trồng thủy sản, đưa sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 27
nghìn tấn.
Khuyến khích tổ chức và cá nhân phát triển kinh doanh rừng theo các mô
hình thích hợp, đưa các giống cây có hiệu quả kinh tế vào trồng nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. Phấn đấu đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 42% (bao
gồm cả diện tích cây ăn quả) vào năm 2015.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,
bảo đảm cung cấp các dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư kỹ thuật có
chất lượng cho nông dân. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, cây
trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và thú y.
Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn đồng bộ theo
chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập của người dân nông
thôn tăng 1,8 đến 2 lần so với năm 2010.
1.3.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Ưu tiên đầu tư nhằm phát triển nhanh, tạo bước chuyển biến vượt bậc
trong các hoạt động dịch vụ, du lịch; mở rộng mạng lưới các loại hình dịch vụ
mới phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hóa và đời
sống nhân dân. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch
vụ trên thị trường bình quân 19,6%/năm và đạt 17.120 tỷ đồng vào năm 2015.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại, chợ
nông thôn và vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thu hút và nâng cao chất lượng
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ, viễn thông, điện lực,
dịch vụ vui chơi giải trí, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ... phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giao lưu hàng
hóa và xuất khẩu. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu cho một số mặt hàng nông
sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, chú trọng những mặt hàng và thị trường

mới, đặc biệt là thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ... Phấn đấu đạt
Bắc Giang năm 2011

Trang 23


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 21,6%/năm và đạt 800 triệu USD
vào năm 2015.
2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước
Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc,
là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế-xã hội cũng như môi trường an ninh
quốc phòng đối với cả nước. Bắc Giang có thể hợp tác với các tỉnh trong vùng
phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung phục vụ công nghiệp chế
biến; khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm sản; hóa chất; phát triển du lịch;
Bắc Giang có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội gắn với việc khai thác trực tiếp hành lang Quốc lộ
1A, Quốc lộ 18 nối với cảng biển nước sâu, đường sắt liên vận quốc tế, các
đường vành đai 4 và 5 trong tương lai của vùng không gian mở rộng Hà Nội.
Bắc Giang nằm trong tuyến hành lang hợp tác với Trung Quốc, việc hình
thành đường cao tốc Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng sẽ tạo ra động lực
mới, cơ hội mới cho các địa phương trên tuyến hành lang, trong đó có Bắc
Giang.
Bắc Giang là địa bàn có thể thu hút các ngành công nghiệp nặng, công
nghiệp hoá chất, phân bón và công nghiệp khác gắn với hệ thống các ngành
công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phần 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010

Chương 3: Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp địa phương
1. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp
Công nghiệp Bắc Giang đã có mặt hầu hết các ngành công nghiệp như:
Khai thác mỏ; cơ khí, điện tử; chế biến nông, lâm sản... Hiện trạng cơ cấu ngành
và sản phẩm chủ lực của các ngành công nghiệp Bắc Giang như sau:
1.1. Công nghiệp khai thác mỏ: Bao gồm khai thác than, khai thác quặng
kim loại; khai khoáng và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ. Sản phẩm
chủ yếu của ngành là than khai thác. Giai đoạn 2006-2010 ngành khai thác mỏ
có tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, khoảng trên dưới
2%; có xu hướng tăng từ 1,4% năm 2005 lên 2,1% năm 2007 và lại giảm xuống
còn 1,5% năm 2010.
1.2. Công nghiệp chế biến: Có tỷ trọng trên 93% trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010, gồm 6 phân ngành và xu
hướng chuyển dịch các phân ngành như sau:
1.2.1. Công nghiệp cơ khí: Bao gồm sản xuất kim loại, các sản phẩm từ
kim loại; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải;
Bắc Giang năm 2011

Trang 24


Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị. Phân ngành này chiếm tỷ trọng
lớn thứ hai trong toàn ngành công nghiệp (sau ngành công nghiệp chế biến
nông, lâm sản, thựa phẩm), khoảng 20-26% tùy theo từng năm. Giai đoạn 20062010, tỷ trọng của phân ngành này có biến động qua các năm và tăng từ 16,3%
năm 2005 lên 20,1% năm 2010.
1.2.2. Công nghiệp điện tử: Bao gồm sản xuất sản phẩm, thiết bị điện tử,

máy tính. Đây là ngành công nghiệp mới, có tỷ trọng trong toàn ngành công
nghiệp của tỉnh tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 0,1% năm 2005 lên
9,4% năm 2010.
1.2.3. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản - thực phẩm: Bao gồm sản
xuất lương thực, thực phẩm và đồ uống; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản
xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy; sản xuất giường, tủ, bàn ghế. Giai đoạn
vừa qua ngành này phát triển theo hướng đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã, nâng
cao chất lượng sản phẩm. Tuy có mức tăng trưởng khá, song tỷ trọng của ngành
này có xu hướng giảm từ 24,5%, năm 2005 xuống còn 21,4% năm 2010.
1.2.4. Công nghiệp hóa chất: Bao gồm sản xuất hóa chất; sản xuất thuốc,
hóa dược và dược phẩm; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic. Những năm
2006 trở về trước công nghiệp hóa chất là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong
toàn ngành công nghiệp tỉnh, xấp xỉ khoảng 30%. Giai đoạn 2007-2010, do sự
phát triển mạnh của các phân ngành công nghiệp khác, tỷ trọng của phân ngành
này năm 2010 đã giảm xuống còn 18,85%.
1.2.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Bao gồm sản xuất các sản
phẩm từ khoáng chất phi kim loại, chiếm tỷ trọng khoảng 11-12% trong toàn
ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2010 có xu hướng giảm từ 14% năm 2005
xuống 10,69% năm 2010.
1.2.6. Công nghiệp dệt may, da giầy: Bao gồm dệt, sản xuất trang phục,
thuộc sơ chế da. Sản phẩm chủ lực ngành này hiện nay là quần áo xuất khẩu. Giai
đoạn 2006-2010 tỷ trọng của công nghiệp dệt may-da giầy trong toàn ngành công
nghiệp tăng từ 6,4% năm 2005 lên 11,9% năm 2010.
1.2.7. Công nghiệp khác: Bao gồm in, sao chép bản ghi các loại; công
nghiệp chế biến, chế tạo khác. Phân ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu
hướng tăng từ 0,2% năm 2005 lên 0,85% năm 2010.
1.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: Bao gồm sản xuất và
phân phối điện, khí đốt; khai thác, xử lý và cung cấp nước. Giai đoạn 2006-2010
do Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động được đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động từ
năm 2010, nên tỷ trọng tăng mạnh, từ 0,6% năm 2005 lên 5,45% năm 2010.

2. Hiện trạng về quy mô và năng lực sản xuất
2.1. Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đến năm 2010, toàn tỉnh có 16.811 cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt
động, tăng thêm 3.338 cơ sở so với năm 2005. Trong đó có 328 doanh nghiệp,
Bắc Giang năm 2011

Trang 25


×