Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Nông Nghiệp - Nông Thôn Và Đề Xuất Các Giải Pháp Giảm Thiểu Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.41 KB, 31 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ THẢO
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
“NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”

HÀ NỘI – NĂM 2010


2


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ THẢO
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
“NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG
NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
––––––––––––––––––––
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực trạng khoa học công nghệ thích ứng với BĐKH ở Việt Nam
1.1. Các nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm
nghiên cứu từ những năm 1960. Ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ thực sự bắt
đầu được nghiên cứu vào những năm 1990. Các nghiên cứu trong thời gian đầu
tập trung chủ yếu vào nghiên cứu bản chất, nguyên nhân, diễn biến và đề xuất
các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một chương trình nghiên cứu BĐKH đầy đủ, toàn diện,


có tính hệ thống ở cấp quốc gia hay cấp ngành được thực hiện. Các nghiên cứu
về BĐKH vẫn mang tính đơn lẻ, còn rất hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu
thích ứng với thiên tai, suy thoái và ô nhiễm môi trường v.v... Bên cạnh đó,
cường độ và mức độ tác động của BĐKH cũng khốc liệt hơn, do đó, rất cần có
một chương trình nghiên cứu riêng về BĐKH.
Các chương trình, đề tài, dự án KHCN trước đây có liên quan tới thích ứng
với BĐKH như:
- Chương trình KHCN cấp nhà nước phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ
môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đã bước đầu nghiên cứu
tác động của BĐKH tới tài nguyên và môi trường, quá trình sa mạc hoá ở một số
vùng và xây dựng các biện pháp làm giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của
chúng.
- Chương trình khoa học công nghệ chọn tạo giống cây trồng (2000-2005) đã
nghiên cứu để chọn tạo ra những giống cây trồng mới thích ứng với điều kiện
thâm canh, các bộ giống lúa thích nghi với điều kiện úng ngập (bộ giống chịu
úng: U 17, U20, U21 của Viện Cây lương thực-CTP), các giống chịu mặn như
M6, bàu tép; các giống chịu phèn như Tép lai; các giống chịu hạn: CH2, CH3,
CH5, CH133 (Viện CLT-CTP), các giống thuộc sê-ri LC của Viện Khoa học
nông nghiệp Miền Nam và Viện Bảo vệ thực vật… Những giống này chưa nhiều
nhưng sẽ là tiền đề để các nhà chọn giống tiếp tục nghiên cứu, lai tạo ra những
giống thích ứng với các điều kiện của BĐKH.
- Các đề tài, dự án KHCN phục vụ các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, nâng cấp hệ thống đê sông đê biển, chương trình phòng chống sa mạc
hoá, chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chương
trình phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm v.v… chưa lồng ghép các tác
3


động của BĐKH nhưng là tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển tiếp các
công nghệ, các biện pháp thích ứng lâu dài với sự BĐKH.

Một số đề tài độc lập, bước đầu đã nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH tới các lĩnh vực khác nhau và đề xuất các giải pháp thích ứng.
Một số nghiên cứu đã thực hiện về thích ứng với BĐKH:
1. Nghiên cứu “BĐKH châu Á: Nghiên cứu cho Việt Nam” do Viện Quy
hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện năm 1994 đã có đánh giá bước đầu tác động
của BĐKH lên nguồn nước, các vùng ven biển ở Việt Nam và đề xuất các biện
pháp thích ứng, giảm thiểu tác hại cho các ngành kinh tế khác nhau.
2. Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng
sông Hồng, khu vực duyên hải miền trung, đồng bằng sông Cửu Long do Viện
Quy hoạch Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi Việt Nam thực hiện năm 2008 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn. Kết quả tính toán được dựa trên 2 kịch bản: nước biển
dâng 0,69 cm và 1m. Kết quả cho thấy với cả 2 kịch bản, đồng bằng sông Cửu
Long, đồng bằng sông Hồng và khu vực duyên hải miền trung sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề từ ngập lụt và xâm nhập mặn. Giải pháp thích ứng được đề xuất
bao gồm xây dựng, kiên cố hoá các công trình đê sông, đê biển, các công trình
ngăn mặn, trồng và phát triển rừng ngập mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vv.
Tuy nhiên đây mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu và chủ yếu mới tập trung vào
tác động của nước biển dâng.
3. Dự án hợp tác “Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương
và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” giữa Viện
Khí tượng thuỷ văn và Môi trường, Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà
Lan (NCAP) thực hiện năm 2005. Đã nghiên cứu thí điểm về BĐKH tại một khu
vực và đề xuất việc lồng ghép các biện pháp thích nghi. Trên cơ sở phân tích các
chuỗi số liệu quan trắc khí tượng thủy văn và môi trường khu vực nghiên cứu,
tổng hợp kết quả nghiên cứu kịch bản BĐKH của Ủy ban Liên quốc gia về
BĐKH (IPCC), của Trung tâm Khí tượng Hardley - Anh, sử dụng các mô hình
khu vực khác nhau và phương pháp downscaling thống kê để xây dựng và dự
báo các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và khu vực Thừa Thiên - Huế. Dựa trên
các kịch bản được xây dựng, các tác giả đã dự báo các tác động, đánh giá mức

độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương với BĐKH của tài nguyên môi trường và các
ngành kinh tế, xã hội lưu vực sông Hương. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở
mức độ địa phương mới chỉ có rất ít hoạt động được tiến hành nhằm giảm thiểu
khả năng bị tổn thương, bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên nước. Chủ yếu các
hoạt động chỉ là giải quyết hậu quả thiên tai. Hiện có rất ít đầu tư vào các hoạt
động phòng ngừa lâu dài. Để giảm khả năng bị tổn thương và thiệt hại do thiên
tai: bão lụt, hạn hán, và các tác động khác của BĐKH, cải thiện sinh kế và chất
lượng môi trường tự nhiên, lưu vực sông Hương cần có một hệ thống quản lý
bền vững.
4. Tác động của BĐKH đối với Bà Rịa – Vũng Tàu và biện pháp thích ứng
do các cán bộ thuộc Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường vùng CERSED
thực hiện đã tìm ra rằng, phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven
biển trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của
4


BĐKH. BĐKH chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch
phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu
ảnh hưởng nặng nề. Các quy hoạch ngành và địa phương vẫn tiếp tục đổ tiền của
ra vùng đất thấp ven bờ, các khu đô thị mới, khu công nghiệp vẫn tiếp tục được
đổ đất lấn biển mà không có quy hoạch thích hợp. Những ngành nhạy cảm và có
nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do BĐKH như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
mặn - lợ, du lịch biển, công nghiệp, đô thị vùng bờ chưa tính kỹ tác động tiêu
cực của BĐKH. Những tác động tiêu cực, dẫn đến nghèo đói gia tăng, tị nạn môi
trường trên diện rộng, xung đột tranh chấp tài nguyên và đất sống, xung đột sinh
thái cũng chưa được nghiên cứu dự báo.
Một số nghiên cứu đang được triển khai:
1. Nghiên cứu giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm
soát mặn ở ĐBSCL nhằm thích ứng với BĐKH, do ThS. Nguyễn Phú Quỳnh,
Viện KHTL Miền Nam thực hiện năm 2009-2011. Mục tiêu của đề tài là nghiên

cứu các giải pháp xây dựng mới công trình thuỷ lợi kiểm soát mặn mới ở
ĐBSCL và đề xuất được các giải pháp nâng cấp công trình thuỷ lợi kiểm soát
mặn hiện có ở ĐBSCL nhằm thích ứng với BĐKH.
2. Nghiên cứu đề xuất quy hoạch và giải pháp nâng cấp các hệ thống thuỷ
lợi vùng ven biển ĐB Sông Hồng nhằm thích ứng với BĐKH do TS. Lê Hùng
Nam, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thực hiện nhằm đề xuất được quy hoạch và giải
pháp nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng nhằm
thích ứng với BĐKH. Trên cơ sở đó, áp dụng trong quy hoạch và thiết kế nâng
cấp cho 3 hệ thống thuỷ lợi vùng ven biển ĐB Sông Hồng. Đề tài sẽ được thực
hiện 2 năm 2009-2011.
3. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến
các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo va giải
pháp chiến lược ứng phó”, do PGS.TS. Phan Văn Tân trường Đại học Quốc gia
Hà Nội chủ trì thực hiện năm 2009-2010. Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ mức
độ biến đổi, tính chất biến đổi và cu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng
khí hậu cực đoan; Đánh giá tác động của BĐKH đến các các yếu tố và hiện
tượng khí hậu cực đoan và đề xuất các giải pháp chiến lược ứng phó phục vụ
phòng tránh và giảm nhẹ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan.
4. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng
tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt
Nam” do TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi
trường thực hiện từ 12/2007 - 11/2010. Mục tiêu của các đề tài là làm rõ được
những tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế xã hội Việt Nam và đề xuất được các giải pháp chiến lược nhằm thích
ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác động xấu do BĐKH gây ra.
Một số dự án hợp tác KHCN:
1. Dự án "Ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế-xã hội của BĐKH tại Việt Nam"
(1994): đã xem xét tác động của các dao động khí hậu hiện tại đối với môi
trường tự nhiên và kinh tế ở Việt Nam, đánh giá các BĐKH do phát thải các khí

nhà kính gây ra. Dự án bao gồm một số hoạt động nghiên cứu tập trung vào việc
5


đánh giá tác động tiềm tàng của dao động khí hậu đối với nông nghiệp, sức khỏe
con người, sản xuất và sử dụng năng lượng, rừng ngập mặn và đánh cá vùng ven
biển. Dự án cũng đề cập đến vấn đề ảnh hưởng tiềm tàng của nhiệt độ cao đối
với sâu, bệnh cây trồng.
2. Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại
và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007) do Viện
KTTVMT hợp tác với SEA START thực hiện. Mục tiêu của dự án là xây dựng
các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác
động của BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa;
3. Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt
Nam” (2008-2009) do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch. Mục tiêu tổng quát của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu
các tác động do nước biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc
đề xuất các biện pháp thích ứng. Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó
với thiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam.
4. Dự án “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các
biện pháp thích ứng” (2008-2009) do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ
của DANIDA Đan Mạch. Mục tiêu lâu dài của dự án là tăng cường năng lực của
các ban ngành, tổ chức và của người dân Việt Nam trong việc thích nghi với tác
động của BĐKH đến tài nguyên nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác
động xấu cũng như thiệt hại do BĐKH gây ra; khôi phục có hiệu quả các tác
động này hoặc tận dụng các tác động tích cực của BĐKH. Mục tiêu cụ thể của
dự án là: (1) Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt tại một số
lưu vực sông của Việt Nam; (2) Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự thay đổi
tài nguyên nước do BĐKH gây ra.
5. Thành lập Trung tâm Nghiên cứu châu thổ và Mạng lưới quan trắc toàn
cầu (DRAGON) (11/2008) là một sáng kiến nghiên cứu về Châu thổ được Bộ

Nội vụ Hoa Kỳ đề ra nhằm kết nối các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về
lĩnh vực BĐKH. Mạng lưới có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học
tại nhiều Quốc gia, trong đó có các chuyên gia Việt Nam. DRAGON đồng bằng
sông Cửu Long sẽ thực hiện các nghiên cứu về BĐKH vùng châu thổ sông Mê
Kông. Trung tâm được ra mắt ngày 20/11/2008 tại Trường Đại học Cần Thơ
6. Ngoài ra, cũng có một số lượng đáng kể các dự án nghiên cứu quy mô
nhỏ do các tổ chức quốc tế, NGOs tài trợ chủ yếu nhằm đánh giá tác động ở mức
độ định tính, tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai và BĐKH, đề xuất các biện
pháp tăng cường năng lực thể chế chính sách, nâng cao nhận thức cộng đồng và
thực hiện thí điểm một số dự án hỗ trợ cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi
trường, gắn thích ứng BĐKH với xoá đói giảm nghèo, được triển khai ở một số
vùng nhạy cảm với BĐKH như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông
Hồng và các tỉnh duyên hải miền trung.
1.2. Đánh giá thực trạng KHCN thích ứng với biến đổi khí hậu
Mặc dù vấn đề BĐKH bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm
1990 nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có một chương trình KHCN chính thức
để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về BĐKH cũng như các giải
pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Một số ít các đề tài, dự án liên quan tới
6


BĐKH, đã và đang được triển khai độc lập hoặc nằm trong các chương trình
KHCN về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với
điều kiện khắc nghiệt của môi trường v.v... Các đề tài, dự án này vẫn dừng ở
mức độ nghiên cứu thí điểm, thiếu sự điều phối, chia sẻ thông tin về kết quả
nghiên cứu. Việc quan trắc, sử dụng và chia sẻ các thông tin, dữ liệu liên quan
đến khí tượng thủy văn, môi trường... để dự báo tác động của BĐKH còn nhiều
bất cập. Vấn đề đánh giá tác động của BĐKH, nghiên cứu tìm ra giải pháp thích
ứng, giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường tác động tích cực của BĐKH và

lồng ghép các vấn đề này trong các chương trình phát triển ngành, phát triển
kinh tế xã hội hiện đang là yêu cầu cấp thiết.
Nông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương do
BĐKH, rất cần có các biện pháp chủ động thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, cho
đến nay, công tác nghiên cứu khoa học để xây dựng và triển khai các biện pháp
thích ứng với BĐKH của ngành còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các nguồn lực đầu
tư cho công tác nghiên cứu về thích ứng với BĐKH chưa nhiều. Đặc biệt, còn
thiếu phương pháp luận, công cụ tối thiểu, các số liệu điều tra cơ bản và mô hình
đặc thù dự báo cho Việt Nam cũng như thiếu một đội ngũ chuyên gia giỏi để có
thể đảm nhận sứ mạng xây dựng nền tảng KHCN vững chắc cho các hoạt động
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành. Thực trạng trên cho thấy việc
đầu tư xây dựng và thực hiện chương trình KHCN thích ứng với BĐKH ngành
Nông nghiệp và PTNT là thật sự cần thiết.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình
- Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt ngày 2/12/2008 đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm ứng
phó hiệu quả với BĐKH, trong đó Xây dựng và triển khai chương trình khoa
học công nghệ quốc gia nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH là một trong các
giải pháp ưu tiên.
- Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và
PTNT được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số
2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 đã xác định rõ một trong các mục tiêu
hành động của ngành là “tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnh
hưởng của BĐKH đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thuỷ sản và phát triển nông thôn làm cơ sở khoa học để xây dựng các
chính sách, chiến lược và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của
ngành” và một trong các nhiệm vụ là “Xây dựng và thực hiện chương trình
nghiên cứu về tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp và PTNT và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH”

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được đầy đủ mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến nông
nghiệp - nông thôn và đề xuất được các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn, đảm bảo
an ninh lương thực trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu.
7


2. Mục tiêu cụ thể
- Dự báo và đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đối với các lĩnh vực nông
nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và nông thôn làm cơ sở
khoa học để xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch và giải
pháp ứng phó với BĐKH.
- Đẩy mạnh được hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực để có
thể tiếp nhận thành quả, sự trợ giúp quốc tế về KHCN, tài chính của các tổ chức
nghiên cứu có uy tín trên thế giới, nhằm thực hiện các giải pháp thích ứng và
giảm thiểu một cách hiệu quả và bền vững.
- Xây dựng được tiềm lực hoạt động KHCN (con người, thiết bị, công nghệ,
phương pháp v.v…) trong lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng BĐKH của ngành.
III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Các nội dung chính
- Nghiên cứu ứng dụng làm chủ các phương pháp, cơ sở lý luận, phương pháp
tiếp cận, công nghệ mới, hiện đại trong việc dự báo khả năng ảnh hưởng, tác
động của BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
- Nghiên cứu đánh giá các tác động của BĐKH, tình trạng dể bị tổn thương và
các biện pháp thích ứng cho cho các vùng, miền, cho các lĩnh vực khác nhau của
ngành.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về tác động của BĐKH, tình trạng dễ bị tổn
thương và các giải pháp ứng phó trong ngành.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
trong bối cảnh BĐKH, các mô hình tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao năng lực,
phát triển nguồn lực, xây dựng các phương án ứng phó với BĐKH.
- Nghiên cứu lồng ghép/tích hợp vấn đề BĐKH trong các chương trình, kế
hoạch phát triển của ngành.
- Nghiên cứu các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong các hoạt động
KHCN thích ứng với BĐKH lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
2. Các nội dung cụ thể cho từng lĩnh vực
- Nghiên cứu đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương và các biện pháp
thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận cho các nghiên cứu về
tác động và thích ứng với BĐKH lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH (nhiệt độ tăng, nước biển dâng,
khí hậu cực đoan, vv.) đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực tại các
vùng, miền khác nhau trong cả nước, chú trọng các vùng dễ bị tổn thương với
BĐKH như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, duyên hải
miền Trung.
+ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH cho các
vùng/miền/khu vực khác nhau: Quy hoạch sử dụng đất, chọn tạo giống mới,
chuyển đổi cơ cấu, thời vụ cây trồng, vật nuôi, các biện pháp canh tác, sản xuất
các loại phân bón, quy trình chăn nuôi, quy trình an toàn sinh học đối với gia súc
gia cầm để thích ứng với BĐKH, vv.
8


+ Nghiên cứu phương thức chuyển giao và ứng dụng giống và công nghệ sản
xuất mới cho nông dân, nhất là những nơi có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp
của BĐKH.
- Nghiên cứu đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương và các biện pháp
thích ứng với BĐKH trong lĩnh thủy lợi, quản lý đê điều, phòng chống giảm

nhẹ thiên tai
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận cho các nghiên cứu về
tác động của BĐKH, mức độ dễ tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH
trong lĩnh vực thuỷ lợi.
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến: (i) cân bằng nước tại các
vùng kinh tế, xác định các khu vực có nguy cơ căng thẳng về nước trong tương
lai; (ii) hoạt động của các hệ thống tưới, tiêu, ngăn mặn, cấp thoát nước, về xâm
nhập mặn và hoạt động của các công trình thủy lợi, cấp nước vùng ven biển;
(iii) Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng tới vùng đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long đề xuất giải pháp thích ứng; (iv) Tác động của
BĐKH tới các dạng thiên tai và đề xuất biện pháp thích ứng.
+ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích ứng: (i) Nghiên cứu xây dựng các
tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình khai thác và sử dụng nước, các biện pháp tiết
kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát
ô nhiễm nguồn nước trong điều kiện BĐKH; (ii) Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp về quy hoạch nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, cấp thoát nước và hệ
thống đê điều tại các vùng chịu tác động BĐKH và nước biển dâng; (iii) Nghiên
cứu các biện pháp tưới tiêu, quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi nhằm né
tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do BĐKH gây ra.
- Nghiên cứu đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương và các biện pháp
thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận cho các nghiên cứu về
tác động của BĐKH, mức độ dễ tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH
trong lĩnh vực lâm nghiệp
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đối với rừng và các hệ sinh thái;
Nghiên cứu phân vùng lãnh thổ theo tác động của BĐKH đến sinh trưởng và
năng suất rừng
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp (i) bảo tồn rừng và các hệ sinh thái, đặc
biệt là các vùng đất ngập nước; (ii) Quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ đê biển và ven biển; (iii) Nghiên cứu chọn giống cây rừng chịu hạn, lụt, có

sức kháng bệnh cao nhằm tăng cường thích ứng với BĐKH.
- Nghiên cứu đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương và các biện pháp
thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực thủy sản:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận cho các nghiên cứu về
tác động của BĐKH, mức độ dễ tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH
trong lĩnh vực thuỷ sản
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH tới (i) hệ sinh thái biển và các
nguồn lợi thuỷ sản; (ii) diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản;
9


+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp (i) bảo tồn nguồn lợi thủy sản tại các
vùng khác nhau (đặc biệt khu vực miền trung); (ii) Nghiên cứu quy hoạch các
vùng nuôi trồng thuỷ sản, chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước
từ thuần lúa sang luân canh cá, lúa và các mô hình phù hợp khác; (iii) Nghiên
cứu phát triển công nghệ sinh học, tạo ra số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt
với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn), đổi mới công nghệ phát triển
nuôi lồng bè, như thiết kế bè có khả năng chống chịu với sóng lớn, xác định thời
gian phù hợp cho từng vùng có thể tránh được sự thay đổi thời tiết.
- Nghiên cứu đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương và các biện pháp
thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực phát triển nông thôn:
+ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người dân tại
các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai và nước biển dâng và đề xuất các giải
pháp tăng cường năng lực thích ứng nhằm giảm thiểu các rủi ro BĐKH tới đời
sống và sản xuất của người dân.
+ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới hệ thống cơ sở hạ tầng
nông nghiệp và nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tác động.
+ Nghiên cứu và dự báo những ảnh hưởng, tác động của BĐKH đến lĩnh vực
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các giải pháp thích ứng.

+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ cấp nước và vệ sinh phù hợp ở vùng
thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai như lũ bão, hạn hán, xâm nhập mặn,
v.v.
NỘI DUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2010-2015
Tập trung nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động của BĐKH tới một số lĩnh
vực nhạy cảm và các vùng dễ bị tổn thương:
Các lĩnh vực nhạy cảm với BĐKH, gồm:
+ Nông nghiệp và an ninh lương thực;
+ Tài nguyên nước;
+ Thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp;
+ Thiên tai;
+ Các hệ sinh thái biển và các vùng ven biển;
Các vùng dễ bị tổn thương:
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng duyên hải miền trung
+ Các thành phố ven biển
Các nội dung cụ thể gồm:
+ Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu tác động
BĐKH đến ngành nông nghiệp và PTNT và thiết lập cơ sở dữ liệu để đánh giá
tác động của BĐKH;
+ Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích canh tác và năng
suất cây trồng và đề xuất các biện pháp thích ứng;
+ Nghiên cứu tác động của BĐKH tới diện tích nuôi trồng và nguồn lợi
đánh bắt thủy hải sản và đề xuất các biện pháp thích ứng;
10


+ Nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH tới tài nguyên nước và hoạt động
của các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai và đề xuất các biện pháp thích

ứng;
+ Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng tới vùng đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, dải ven biển, nông thôn, miền núi và đề
xuất các biện pháp thích ứng;
+ Nghiên cứu đánh giá, dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với rừng, các hệ
sinh thái rừng và đề xuất các biện pháp thích ứng.
IV. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CHÍNH
1. Cơ sở khoa học và nội dung kiến nghị chiến lược, chính sách, giải pháp
quản lý tổng hợp, quy hoạch khai thác, giảm thiểu và thích ứng BĐKH của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các giải pháp đảm bảo diện tích
canh tác lúa 2 vụ đảm bảo an ninh lương thực, giải pháp quản lý và giảm nhẹ
thiên tai;
2. Dự báo tác động BĐKH đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm
nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, nông thôn và các biện pháp giảm thiểu và thích
ứng. Các mô hình trình diễn, các quy trình công nghệ dự báo, đánh giá tác động,
giảm thiểu và thích ứng BĐKH;
3. Cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ công tác quản lý, xây dựng kế hoạch
của ngành và công tác nghiên cứu KHCN.
4. Nguồn lực (con người, thiết bị, công nghệ, phương pháp v.v...), trong
công tác giảm thiểu và thích ứng BĐKH của ngành. Kết quả đào tạo, nâng cao
năng lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực thiên tai, môi trường và tài nguyên.
V. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Trình độ khoa học: 100% đề tài/dự án có kết quả được công bố trên tạp
chí KHCN có uy tín của Quốc gia hoặc Quốc tế; ít nhất 20%. số đề tài công bố
kết quả nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, tài liệu hướng dẫn;
2. Ứng dụng vào thực tiễn: ít nhất 50% số đề tài/dự án có các kiến nghị,
giải pháp, mô hình đề xuất được các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ, ngành,
UBND các tỉnh) chấp thuận cho phép triển khai hoặc có kết quả đăng ký bảo hộ
sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích hoặc sáng chế);
3. Đào tạo: ít nhất 50% số đề tài/dự án đào tạo được hoặc góp phần đào tạo

tiến sỹ và thạc sỹ.
VI. THỜI GIAN, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Thời gian thực hiện
- Giai đoạn I (2010-2015): Danh mục đề tài có phụ lục kèm theo;
- Giai đoạn II (2015-2020): Danh mục đề tài có phụ lục kèm theo.
- Giai đoạn III (sau năm 2020): Danh mục đề tài sẽ được xác định sau
2. Kinh phí
Dự kiến kinh phí cho giai đoạn I (2010-2015): là 200 tỷ đồng từ kinh phí sự
nghiệp KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bình quân 40 tỷ đồng/năm.
11


Kinh phí cho giai đoạn II (2015-2020): là 245 tỷ đồng.
Kinh phí cho giai đoạn III (sau năm 2020): sẽ được xác định trên cơ sở
danh mục các đề tài sẽ được xây dựng sau.
3. Tổ chức thực hiện chương trình
- Ban Chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH chỉ đạo tổ chức
triển khai thực hiện chương trình;
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo
Chương trình hành động thích ứng với BĐKH): tổng hợp đề xuất các đề tài, dự
án; tổ chức xác định nhiệm vụ, tuyển chọn cá nhân, tổ chức chủ trì thực hiện,
thẩm định nội dung; tổ chức nghiệm thu khối lượng, đánh giá nghiệm thu nội
dung các đề tài, dự án;
- Vụ Tài chính: thẩm định dự toán, thanh quyết toán kinh phí các đề tài, dự án;
Sơ đồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu về thích ứng với BĐKH
Kịch bản BĐKH
toàn cầu

Khoa học cơ bản

về khí hậu và
BĐKH

Xây dựng/lựa chọn
kịch bản chính thức
cho các vùng/miền
của VN

Hệ thống quan
trắc, giám sát,
thu thập số liệu

Cơ sở dữ liệu theo
chuỗi thời gian về đối
tượng bị tác động

Đánh giá tác động
- Theo lĩnh vực
- Theo vùng/miền

Công cụ/phương
pháp đánh giá: Mô
hình thuỷ lực, GIS,
vv

Đánh giá tính dễ bị
tổn thương, khả
năng thích ứng

Rà soát các Chương

trình KHCN liên quan

Các biện pháp thích
ứng
Biện pháp thích ứng tối ưu

Thử nghiệm/thí điểm

Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
Rà soát, lồng ghép các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ môi trường

Ứng dụng, nhân rộng

12

Đánh giá kinh tế
các biện pháp
thích ứng


PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH KHCN
Thích ứng với BĐKH lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT (2010-2020)
TT
A
1.

2.


3.

4.

Tên nhiệm vụ

Nội dung

Mục tiêu

Sản phẩm

TỔNG HỢP KINH PHÍ
Lĩnh vực chung: Điều tra cơ bản- cơ sở dữ liệu, xây dựng cơ chế, chính sách và đào tạo nguồn
nhân lực
Tác động của BĐKH Thu thập tài liệu, đánh Tác
động
của - Tác động của BĐKH
tới công tác thuỷ lợi, giá tác của BĐKH tới BĐKH tới công tác tới công tác thuỷ lợi, đê
đê điều, phòng chống công tác thuỷ lợi, đê thuỷ lợi, đê điều, điều, phòng chống lụt
lụt bão, giảm nhẹ điều, phòng chống lụt phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai;
thiên tai
bão, giảm nhẹ thiên tai; bão, giảm nhẹ thiên - Đề xuất các giải pháp
đề xuất các giải pháp tai
công trình và phi công
thích ứng và giảm thiểu
trình để thích ứng và giải
thiểu.
Đánh giá tác động của Thu thập tài liêu, đánh Đánh giá tác động - Đánh giá tác động của
xâm nhập mặn đối với giá tác động của xâm của xâm nhập mặn xâm nhập mặn đối với

sản xuất trồng trọt ở nhập mặn đối với sản đối với sản xuất sản xuất trồng trọt ở các
các vùng đồng bằng xuất trồng trọt ở các trồng trọt ở các vùng đồng bằng SCL,
SCL, Duyên hải Nam vùng đồng bằng SCL, vùng đồng bằng Duyên hải Nam Trung
Trung Bộ và ĐBSH
Duyên hải Nam Trung SCL, Duyên hải Bộ và ĐBSH;
Bộ và ĐBSH; đề xuất Nam Trung Bộ và - Đề xuất các giải pháp
các giải pháp thích ứng ĐBSH
thích ứng và giảm thiểu.
và giảm thiểu
Xây dựng cơ sở dữ Thu thập, tổng hợp để Xây dựng được cơ - Xây dựng cơ sở dữ liệu
liệu về BĐKH, tác Xây dựng cơ sở dữ liệu sở dữ liệu về về BĐKH, tác động của
động của BĐKH đến về BĐKH, tác động của BĐKH, tác động BĐKH đến nông nghiệp,
nông nghiệp, lâm BĐKH
đến
nông của BĐKH đến lâm nghiệp, thủy sản &
nghiệp, thủy sản & nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, lâm phát triển nông thôn.
phát triển nông thôn.
thủy sản & phát triển nghiệp, thủy sản & - Phần mềm quản lý
nông thôn.
phát triển nông chung và riêng cho từng
thôn.
lĩnh vực
Xây dựng hệ thống cơ Thu thập, tổng hợp và Xây dựng hệ thống - Xây dựng hệ thống cơ
11

Tổng kinh
phí (Triệu
đồng)
465.000
263.000


T. gian
thực
hiện

Cơ quan
thực hiện

Cơ quan
phối hợp
chính

20.000

20102015

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

10.000

20102015

Bộ Nông
nghiệp và

PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

20.000

20102015

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

25.000

2010-

Bộ Nông

Các Bộ,


sở dữ liệu cập nhật
thông tin mới nhất về
hệ thống công trình

thuỷ lợi và rừng
phòng hộ đầu nguồn
và ven biển

xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu cập nhật
thông tin mới nhất về
hệ thống công trình
thuỷ lợi và rừng phòng
hộ đầu nguồn và ven
biển
Xây dựng hệ thống cơ Thu thập, tổng hợp và
sở dữ liệu về thiên tai xây dựng hệ thống cơ
(lũ, bão, hạn hán sở dữ liệu về thiên tai
v.v...)
(lũ, bão, hạn hán v.v...)

cơ sở dữ liệu cập
nhật thông tin mới
nhất về hệ thống
công trình thuỷ lợi
và rừng phòng hộ
đầu nguồn và ven
biển
Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu về
thiên tai (lũ, bão,
hạn hán v.v...)

6.


Phổ biến, tuyên truyền
cho cán bộ, công
chức, viên chức trong
ngành và cộng đồng
về giảm thiểu và thích
ứng với biến đổi khí
hậu

Nâng cao nhận thức
cho cán bộ, công
chức, viên chức
trong ngành và
cộng đồng về hoạt
động nhằm giảm
thiểu và thích ứng
với biến đổi khí hậu

7.

Rà soát hệ thống các
văn bản quy phạm
pháp luật, các chính
sách của ngành, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung
và ban hành mới các
văn bản còn thiếu về
vấn đề giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi
khí hậu

Luật phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai

5.

8.

Phổ biến, tuyên truyền
và quán triệt các chủ
trương, quan điểm của
Chính phủ và của
ngành cho cán bộ, công
chức, viên chức trong
ngành và cộng đồng về
hoạt động nhằm giảm
thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu
Rà soát hệ thống các
văn bản quy phạm pháp
luật, các chính sách của
ngành, kiến nghị sửa
đổi, bổ sung và ban
hành mới các văn bản
còn thiếu về vấn đề
giảm thiểu và thích ứng
với biến đổi khí hậu

Có được hệ thống
các văn bản quy
phạm pháp luật, các

chính sách của
ngành phù hợp
thích ứng với biến
đổi khí hậu

12

sở dữ liệu về hệ thống
công trình thuỷ lợi và
rừng phòng hộ đầu
nguồn và ven biển;
- Mô hình quản lý chung.

2015

nghiệp và
PTNT

Ngành và
Địa phương

- Hệ thống ngân hàng dữ
liệu về thiên tai (lũ, bão,
hạn hán v.v...);
- Phần mền quản lý cơ sở
dữ liệu
Các lớp phổ biến, tuyên
cho cán bộ, công chức,
viên chức trong ngành và
cộng đồng


10.000

20102012

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

10.000

20102020

Chủ trì: Vụ
KHCN&M
T (Văn
phòng
thường trực
BCĐ)

Vụ Pháp chế

Kiến nghị sửa đổi, bổ
sung và ban hành mới
các văn bản còn thiếu về
vấn đề thích nghi với

biến đổi khí hậu

10.000

20102015

Vụ Pháp
chế

Các đơn vị
thuộc Bộ

Luật phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai được
ban hành

3.000

20102012

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương


9.


Rà soát, bổ sung các
văn bản pháp luật liên
quan đến phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai,
BĐKH

10. Rà soát quy hoạch hệ
thống thuỷ lợi, đê điều
phòng chống lũ bão,
thích ứng BĐKH
11. Rà soát, sửa đổi và bổ
sung các văn bản pháp
luật liên quan tới lĩnh
vực Nông nghiệp và
PTNT nhằm lồng
ghép vấn đề BĐKH
trong công tác quy
hoạch và PTNN&NT
12. Xây dựng các chính
sách hỗ trợ, chính
sách bảo hiểm rủi ro
thiên tai những vùng
thường xuyên chịu
ảnh hưởng của thiên
tai
13. Xây dựng các chính
sách quản lý và bảo
tồn cây đầu dòng,

vườn đầu dòng cây
công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm trong

Thu thập, thực hiện rà
soát, bổ sung các văn
bản pháp luật liên quan
đến phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả
thiên tai, BĐKH

Rà soát, bổ sung Ban hành các văn bản
các văn bản pháp liên quan đến phòng
luật liên quan đến ngừa, ứng phó, khắc
phòng ngừa, ứng phục hậu quả thiên tai,
phó, khắc phục hậu BĐKH
quả
thiên
tai,
BĐKH
Thu thập các quy hoạch Rà soát quy hoạch Phê duyệt các quy hoạch
đã có;
hệ thống thuỷ lợi, để triển khai thực hiện.
Nghiên cứu đề xuất các đê điều phòng
phương án quy hoạch;
chống lũ bão, thích
Tổ chức thẩm định.
ứng BĐKH
Rà soát, sửa đổi và Ban hành các các văn
bổ sung các văn bản pháp luật liên quan

bản pháp luật liên tới lĩnh vực Nông nghiệp
quan tới lĩnh vực và PTNT nhằm lồng
Nông nghiệp và ghép vấn đề BĐKH
PTNT nhằm lồng trong công tác quy hoạch
ghép vấn đề BĐKH và PTNN&NT
trong công tác quy
hoạch

PTNN&NT
Xây dựng các chính - Các chính sách hỗ trợ,
sách hỗ trợ, chính chính sách bảo hiểm rủi
sách bảo hiểm rủi ro thiên tai những vùng
ro thiên tai những thường xuyên chịu ảnh
vùng thường xuyên hưởng của thiên tai;
chịu ảnh hưởng của - Quy trình, tổ chức thực
thiên tai
hiện.
Thu thập, xây dựng các
chính sách quản lý và
bảo tồn cây đầu dòng,
vườn đầu dòng cây
công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm trong điều
13

3.000

Hàng
năm


Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

10.000

5 năm /
1lần

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

5.000

2010 2015

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,

Ngành và
Địa phương

8.000

2010 –
2015

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

2.000

2010 –
2015

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương



điều kiện BĐKH giai kiện BĐKH giai đoạn
đoạn 2010-2015
2010-2025
14. Xây dựng chính sách
Xây dựng chính - Chính sác hỗ trợ việc
hỗ trợ việc chuyển
sách hỗ trợ việc chuyển dịch cơ cấu cây
dịch cơ cấu cây trồng
chuyển dịch cơ cấu trồng trong điều kiện
trong
điều
kiện
cây trồng trong BĐKH ở các vùng sinh
BĐKH ở các vùng
điều kiện BĐKH ở thái nông nghiệp trong
sinh thái nông nghiệp
các vùng sinh thái cả nước giai đoạn 2010trong cả nước giai
nông nghiệp trong 2025;
đoạn 2010-2015
cả nước giai đoạn - Quy trình, tổ chức thực
2010-2025
hiện.
15. Nghiên cứu cơ sở - Xây dựng phương Làm rõ được cơ sở Phương pháp luận và cơ
khoa học và phương pháp luận và cơ sở khoa học và đề xuất sở khoa học cho công tác
pháp luận cho công khoa học cho công tác được phương pháp nghiên cứu về tác động
tác nghiên cứu về tác nghiên cứu về tác động luận cho công tác và thích ứng với BĐKH
động và thích ứng với và thích ứng với nghiên cứu về tác
BĐKH trong lĩnh vực BĐKH
động và thích ứng
nông nghiệp và PTNT

với BĐKH
16. Nghiên cứu xây dựng - Xây dựng cơ sở dữ Xây dựng được hệ Cơ sở dữ liệu về BĐKH,
hệ thống cơ sở dữ liệu liệu về BĐKH, các ảnh thống cơ sở dữ liệu các ảnh hưởng của
phục vụ đánh giá tác hưởng của BĐKH và về BĐKH, các ảnh BĐKH và các hoạt động
động BĐKH đối với các hoạt động giảm hưởng của BĐKH giảm thiểu thích ứng với
nông nghiệp & phát thiểu thích ứng với và các hoạt động BĐKH lĩnh vực nông
triển nông thôn.
BĐKH lĩnh vực nông giảm thiểu thích nghiệp & phát triển nông
nghiệp & phát triển ứng với BĐKH lĩnh thôn..
nông thôn..
vực nông nghiệp &
phát triển nông
thôn.
17. Nghiên cứu đánh giá - Xây dựng cơ sở dữ - Xác định được - Cơ sở dữ liệu và bản đồ
tình trạng dễ bị tổn liệu và bản đồ các vùng các vùng chịu tác các vùng dễ bị tổn
thương với BĐKH dễ bị tổn thương với động tiềm tàng của thương với BĐKH
làm cơ sở xây dựng BĐKH
BĐKH
- Các giải pháp hỗ trợ
các chính sách và hoạt - Xây dựng các giải - Đánh giá được can thiệp nhằm giảm tình
động hỗ trợ hiệu quả pháp hỗ trợ can thiệp tình trạng dễ bị tổn trạng dễ bị tổn thương và
cho các vùng chịu tác nhằm giảm tình trạng thương với BĐKH tăng cường năng lực
14

2.000

2010 2015

Bộ Nông
nghiệp và

PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương

1.000

2010

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

4.000

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

6.000

20102012

Tuyển
chọn


Tuyển chọn


động của BĐKH

dễ bị tổn thương và
tăng cường năng lực
thích ứng với BDKH
tại các vùng, miền khác
nhau

18. Xây dựng chính sách
hỗ trợ việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng
trong điều kiện biến
đổi khí hậu ở các
vùng sinh thái nông
nghiệp

- Nghiên cứu cơ sở
khoa học, thực tiễn để
xây dựng chính sách hỗ
trợ về chuyển dịch cơ
cấu cây trồng trong
điều kiện biến đổi khí
hậu ở các vùng sinh
thái nông nghiệp;
- Điều tra, đánh giá tác
động của biến đổi khí

hậu đến chuyển dịch cơ
cấu cây trồng ở 8 vùng
sinh thái;
- Nâng cao nhận thức,
năng lực về biến đổi
khí hậu cho cán bộ địa
phương 8 vùng sinh
thái;
- Xây dựng mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây
trồng tại 8 vùng sinh

của các vùng chịu
ảnh hưởng
- Xây dựng cơ sở
dữ liệu và bản đồ
về tình trang dễ bị
tổn thương với
BĐKH
- Đề xuất các giải
pháp can thiệp
nhằm giảm tình
trạng dễ bị tổn
thương và tăng
cường năng lực
thích ứng
Có được chính sách
hỗ trợ việc chuyển
dịch cơ cấu cây
trồng trong điều

kiện biến đổi khí
hậu ở các vùng sinh
thái nông nghiệp

15

thích ứng với BDKH tại
các vùng, miền khác
nhau

Chính sách hỗ trợ việc
chuyển dịch cơ cấu cây
trồng trong điều kiện
biến đổi khí hậu ở các
vùng sinh thái nông
nghiệp

6.000

20102012

Cục Trồng
trọt

Vụ Pháp chế


19. Xây dựng cơ chế
chính sách quản lý,
bảo vệ, phát triển và

sử dụng bền vững tài
nguyên rừng và đất
lâm nghiệp
20. Xây dựng quỹ tự lực
tài chính về phòng,
chống và giảm nhẹ
thiên tai
21. Xây dựng cơ chế
chính sách quản lý,
phát triển bền vững
sản xuất muối thích
ứng với biến đổi khí
hậu
22. Nghiên cứu xây dựng
chương trình, tổ chức
đào tạo nguồn nhân
lực cho công tác
nghiên cứu khoa học,
quản lý các hoạt động

thái;
- Xây dựng chính sách
trong việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng do ảnh
hưởng của biến đổi khí
hậu ở các vùng sinh
thái nông nghiệp;
- Phổ biến chính sách
về chuyển dịch cơ cấu
cây trồng đến từng địa

phương.
Xây dựng cơ chế chính
sách quản lý, bảo vệ,
phát triển và sử dụng
bền vững tài nguyên
rừng và đất lâm nghiệp

Xây dựng quỹ tự lực tài
chính về phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai
Xây dựng cơ chế chính
sách quản lý, phát triển
bền vững sản xuất muối
thích ứng với biến đổi
khí hậu
- Xây dựng chương
trình đào tạo, tập huấn
đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ nghiên cứu các
hoạt động thích ứng và
giảm nhẹ tác động của

Có được cơ chế
chính sách quản lý,
bảo vệ, phát triển
và sử dụng bền
vững tài nguyên
rừng và đất lâm
nghiệp


Thiết lập, quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng
bền vững 16,24 triệu ha
đất quy hoạch cho lâm
nghiệp, nâng tỷ lệ đất có
rừng lên 42-43% vào
năm 2010 và 47% vào
năm 2020
Có được quỹ tự lực Quỹ tự lực tài chính về
tài chính về phòng, phòng, chống và giảm
chống và giảm nhẹ nhẹ thiên tai
thiên tai
Có được cơ chế Cơ chế chính sách quản
chính sách quản lý, lý, bảo vệ, phát triển bền
phát triển bền vững vững cho sản xuất muối
sản xuất muối thích
ứng với biến đổi
khí hậu
- Xây dựng được - Chương trình đào tạo,
chương trình đào tập huấn đội ngũ cán bộ
tạo, tập huấn đội quản lý, cán bộ nghiên
ngũ cán bộ quản lý, cứu các hoạt động thích
cán bộ nghiên cứu ứng và giảm nhẹ tác
các hoạt động thích động của BĐKH
16

10.000

20102015


Cục Lâm
nghiệp

Vụ Pháp chế

10.000

20102015

Cục QLĐĐ
& PCLB

Vụ Pháp chế

6.000

20102015

Cục Chế
biến,
TMNLTS
và nghề
muối.

Các đơn vị
thuộc Bộ.

25.000

20102015


Chủ trì: Vụ
KHCN&M
T (Văn
phòng
thường trực
BCĐ)

Vụ Pháp
chế; Tuyển
chọn


thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
tác động của BĐKH.
- Mở các lớp đào tạo,
tập huấn chuyên sâu
cho cán bộ quản lý và
cán bộ khoa học.

23. Xây dựng các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật trong các lĩnh
vực thuộc ngành nông
nghiệp nông thôn có
xét đến BĐKH

- Xây dựng các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật thuộc lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp, thuỷ sản,
thuỷ lợi có xét đến
BĐKH

24. Nghiên cứu xây dựng
các mô hình cộng
đồng chủ động phòng
tránh, giảm nhẹ tác
hại thiên tai, thích ứng
với BĐKH.”

- Xây dựng các mô
hình thí điểm cộng
đồng chủ động phòng
tránh, giảm nhẹ thiên
tai, thích ứng với
BĐKH
- Xây dựng hướng dẫn
chia sẻ kinh nghiệm,
nhân rộng các mô hình
ra các vùng chịu ảnh
hưởng của BĐKH

25. Nghiên cứu đề xuất
phương pháp luận và
tiêu chí đánh giá hiệu
quả các phương án
thích ứng với BĐKH


- Xây dựng các phương
pháp đánh giá
- Xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá về xã hội,
kinh tế, môi trường, vv

ứng và giảm nhẹ - Các lớp đào tạo, tập
tác
động
của huấn chuyên sâu cho cán
BĐKH;
bộ quản lý và cán bộ
- Đào tạo, tập huấn khoa học.
đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ
nghiên cứu các hoạt
động thích ứng và
giảm nhẹ tác động
của BĐKH.
Xây dựng được các Các quy chuẩn, tiêu
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh
chuẩn kỹ thuật vực trồng trọt, chăn nuôi,
thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản,
trồng trọt, chăn thuỷ lợi có xét đến
nuôi, lâm nghiệp, BĐKH
thuỷ sản, thuỷ lợi
có xét đến BĐKH
Đề xuất, xây dựng Các mô hình thí điểm
thí điểm các mô cộng đồng chủ động
hình cộng đồng chủ phòng tránh, giảm nhẹ

động phòng tránh, thiên tai, thích ứng với
giảm nhẹ thiên tai, BĐKH
thích
ứng
với Hướng dẫn chia sẻ kinh
BĐKH
nghiệm, nhân rộng các
Đề xuất nhân rộng mô hình ra các vùng chịu
các mô hình hoạt ảnh hưởng của BĐKH
động hiệu quả ra
các vùng chịu tác
động của BĐKH
Đề
xuất
được - Các phương pháp đánh
phương pháp và giá
các tiêu chí đánh - Bộ tiêu chí đánh giá về
giá hiệu quả kinh xã hội, kinh tế, môi
tế, xã hội, môi trường, vv cho các lĩnh
17

4.000

2010 2015

Tuyển
chọn

Tuyển chọn


8.000

2010 2015

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

2.000

2010 2011

Tuyển
chọn

Tuyển chọn


26. Nghiên cứu xây dựng
và áp dụng mô hình
toán kinh tế phục vụ
đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến
kinh tế xã hội và môi
trường trong sản xuất
nông nghiệp vùng ven
biển

27. Kiện toàn tổ chức bộ

máy chỉ đạo, chỉ huy
phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai, thích
ứng BĐKH
28. Tập huấn nâng cao
năng lực đội ngũ cán
bộ

cho các lĩnh vực, các trường, vv của các
vùng miền khác nhau phương án thích
trong cả nước.
ứng với BĐKH
nhằm cùng cấp cơ
sở cho việc lựa
chọn các phương
án thích ứng tối ưu
- Xây dựng mô hình Xây dựng mô hình
toán phục vụ đánh giá toán kinh tế phục
tác động kinh tế xã hội vụ đánh giá tác
và môi trường của động kinh tế xã hội
BĐKH đến sản xuất và môi trường của
nông nghiệp;
biến đổi khí hậu
- Xây dựng báo cáo trong sản xuất nông
đánh giá tác động kinh nghiệp và áp dụng
tế xã hội và môi trường đánh giá cho vùng
của BĐKH đến sản đồng bằng sông
xuất nông nghiệp vùng Hồng, từ đó đề xuất
đồng bằng sông Hồng các giải pháp nhằm
với các tiêu chí đượng giảm thiểu của tác

lượng hoá;
động.
- Xây dựng các giải
pháp đề xuất nhằm
giảm thiểu tác động.
Kiện toàn tổ chức
bộ máy chỉ đạo, chỉ
huy phòng chống
và giảm nhẹ thiên
tai,
thích
ứng
BĐKH
Đào tạo cán bộ quản lý Nâng cao năng lực
tại Bộ, ngành và các đội ngũ cán bộ
địa phương nhằm nâng
nhận thức về BĐKH
18

vực, các vùng miền khác
nhau trong cả nước.

- Mô hình toán phục vụ
đánh giá tác động kinh tế
xã hội và môi trường của
BĐKH đến sản xuất
nông nghiệp;
- Báo cáo đánh giá tác
động kinh tế xã hội và
môi trường của BĐKH

đến sản xuất nông
nghiệp vùng đồng bằng
sông Hồng với các tiêu
chí đượng lượng hoá;
- Các giải pháp đề xuất
nhằm giảm thiểu tác
động.

6.000

2010 2012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

5.000

Hàng
năm

Ban Chỉ
đạo
PCLBTW

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương


5.000

Hàng
năm

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương


29. Thành lập các tổ chức Thành lập các tổ chức Có được các tổ Các tổ chức hỗ trợ quản
hỗ trợ quản lý thiên hỗ trợ quản lý thiên tai chức hỗ trợ quản lý lý thiên tai
tai
thiên tai hoạt động
có hiệu quả
30. Tăng cường năng lực
Tăng cường năng
cơ quan quản lý thiên
lực cơ quan quản lý
tai từ TW đến địa
thiên tai từ TW đến
phương bao gồm cả
địa phương bao
tăng cường cơ sở vật
gồm cả tăng cường
chất kỹ thuật cho Ban

cơ sở vật chất kỹ
Chỉ đạo phòng chống
thuật cho Ban Chỉ
và khắc phục hậu quả
đạo phòng chống
thiên tai
và khắc phục hậu
quả thiên tai
B
Lĩnh vực Nông nghiệp
31. Nghiên cứu biến đổi - Xây dựng báo cáo - Đánh giá thực - Báo cáo thực trạng và
khí tượng nông nghiệp thực trạng và dự báo xu trạng và dự báo xu dự báo xu thế biến đổi
ở 8 vùng sinh thái thế biến đổi các yếu tố thế biến đổi các yếu các yếu tố khí tượng
nông nghiệp trong cả khí tượng nông nghiệp tố khí tượng nông nông nghiệp tại 8 vùng
nước làm cơ sở điều tại 8 vùng sinh thái nghiệp tại 8 vùng sinh thái nông nghiệp
chỉnh quy hoạch sản nông nghiệp trên cả sinh thái nông trên cả nước
xuất nông nghiệp và nước
nghiệp khác nhau - Các giải pháp điều
nông thôn theo hướng - Xây dựng các giải trên cả nước
chỉnh quy hoạch sản xuất
phát triển bền vững
pháp điều chỉnh quy - Đề xuất các giải nông nghiệp và nông
hoạch sản xuất nông pháp điều chỉnh thôn thích ứng với
nghiệp và nông thôn quy hoạch sản xuất BĐKH tại 8 vùng nghiên
thích ứng với BĐKH nông nghiệp và cứu
tại 8 vùng nghiên cứu
nông thôn nhằm
tăng cường thích
ứng với BĐKH
32. Nghiên cứu tác động - Xây dựng báo cáo tác - Đánh giá được tác - Báo cáo tác động của

của BĐKH đến nông động của BĐKH đến động của BĐKH BĐKH đến nông nghiệp
nghiệp vùng đồng nông nghiệp vùng đồng đến sản xuất nông vùng đồng bằng sông
bằng sông Hồng, đề bằng sông Hồng;
nghiệp vùng đồng Hồng;
xuất các giải pháp - Xây dựng các giải bằng sông Hồng;
- Các giải pháp điều
19

20.000

20102020

Cục QLĐĐ
& PCLB

Các đơn vị
thuộc Bộ

7.000

Hàng
năm

Bộ Nông
nghiệp và
PTNT

Các Bộ,
Ngành và
Địa phương


20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

57.000
6.000

7.000

20102012


điều chỉnh quy hoạch
sản xuất nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng phát
triển bền vững.

pháp điều chỉnh quy
hoạch sản xuất nông
nghiệp và nông thôn
vùng Đồng bằng sông
Hồng theo hướng phát
triển bền vững.

33. Nghiên cứu tác động

của BĐKH đến nông
nghiệp vùng đồng
bằng sông Cửu Long,
đề xuất các giải pháp
điều chỉnh quy hoạch
sản xuất nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng phát
triển bền vững.

- Xây dựng báo cáo tác
động của BĐKH đến
nông nghiệp vùng đồng
bằng sông Cửu long
- Xây dựng các giải
pháp điều chỉnh quy
hoạch sản xuất nông
nghiệp theo hướng phát
triển bền vững.

34. Nghiên cứu tác động
của BĐKH đến nông
nghiệp vùng đồng
bằng duyên hải miền
trung, đề xuất các giải
pháp điều chỉnh quy
hoạch sản xuất nông
nghiệp theo hướng
phát triển bền vững.


- Xây dựng báo cáo tác
động của BĐKH đến
nông nghiệp các tỉnh
duyên hải miền trung
- Xây dựng các giải
pháp điều chỉnh quy
hoạch sản xuất nông
nghiệp theo hướng phát
triển bền vững.

35. Xây dựng chương Nghiên cứu lập chương
trình chọn tạo, khảo trình chọn tạo, khảo

- Đề xuất được các chỉnh quy hoạch sản xuất
giải pháp điều nông nghiệp và nông
chỉnh quy hoạch thôn vùng Đồng bằng
sản xuất nông sông Hồng theo hướng
nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
phát
triển
bền
vững.
- Đánh giá được tác - Báo cáo tác động của
động của BĐKH BĐKH đến nông nghiệp
đến nông nghiệp vùng đồng bằng sông
vùng đồng bằng Cửu long
sông Cửu long
- Các giải pháp điều
- Đề xuất được các chỉnh quy hoạch sản xuất
giải pháp điều nông nghiệp theo hướng

chỉnh quy hoạch phát triển bền vững.
sản xuất nông
nghiệp theo hướng
phát
triển
bền
vững, đảm bảo diện
tích canh tác lúa 2
vụ ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Đánh giá được tác - Báo cáo tác động của
động của BĐKH BĐKH đến nông nghiệp
đến nông nghiệp các tỉnh duyên hải miền
các tỉnh duyên hải trung
miền trung
- Các giải pháp điều
- Đề xuất được các chỉnh quy hoạch sản xuất
giải pháp điều nông nghiệp theo hướng
chỉnh quy hoạch phát triển bền vững.
sản xuất nông
nghiệp theo hướng
phát triển bền vững
Chọn tạo được các Chương trình chọn tạo,
giống cây trồng khảo nghiệm giống cây
20

10.000

20102012


Tuyển
chọn

Tuyển chọn

5.000

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

6.000

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn


nghiệm giống cây
trồng mới thích ứng
cho các vùng chịu ảnh
hưởng bất lợi của
BĐKH.
36. Nghiên cứu đề xuất

xây dựng quy trình kỹ
thuật canh tác, quy
trình sử dụng phân
bón và cải tạo đất cho
cây trồng chính tại các
vùng chịu ảnh hưởng
bất lợi của BĐKH
(gồm vùng đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng
song Cửu Long và
đồng bằng duyên hải
miền trung)

nghiệm giống cây trồng
mới thích ứng cho các
vùng chịu ảnh hưởng
bất lợi của BĐKH.

mới thích ứng với trồng mới thích ứng cho
các vùng chịu ảnh các vùng chịu ảnh hưởng
hưởng bất lợi của bất lợi của BĐKH.
BĐKH.

- Xây dựng quy trình
kỹ thuật canh tác, quy
trình sử dụng phân bón
và cải tạo đất cho các
loại cây trồng chính
nhằm giảm thiểu các
tác động bất lợi, tăng

cường các tác động có
lợi tại các vùng chịu
ảnh hưởng của BĐKH

37. Nghiên cứu tác động
của BĐKH tới chăn
nuôi và phòng trừ dịch
bệnh và đề xuất các
giải pháp thích ứng.

- Xây dựng báo cáo
đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH tới công các
chăn nuôi và phòng trừ
dịch bệnh trong chăn
nuôi
- Xây dựng các giải
pháp giảm thiểu tác

- Xây dựng các quy - Quy trình kỹ thuật canh
trình kỹ thuật canh tác, quy trình sử dụng
tác, quy trình sử phân bón và cải tạo đất
dụng phân bón và cho các loại cây trồng
cải tạo đất cho cây chính nhằm giảm thiểu
trồng chính nhằm các tác động bất lợi, tăng
giảm thiểu các tác cường các tác động có
động bất lợi, phát lợi tại các vùng chịu ảnh
huy các tác động hưởng của BĐKH
tích
cực

của
BĐKH.
- Áp dụng thử
nghiệm các quy
trình nói trên tại
các vùng nghiên
cứu
- Phổ biến rộng rãi
các
quy
trình
nghiên cứu nhằm
giảm thiểu các tác
động bất lợi của
BĐKH
- Đánh giá được - Báo cáo đánh giá ảnh
ảnh hưởng của hưởng của BĐKH tới
BĐKH tới gia súc, công các chăn nuôi và
gia cầm và công tác phòng trừ dịch bệnh
phòng trừ dịch trong chăn nuôi
bênh trong chăn - Các giải pháp giảm
nuôi.
thiểu tác động tiêu cực
- Đề xuất được các của BĐKH trong công
21

6.000

20112013


Tuyển
chọn

Tuyển chọn

7.000

20102011

Tuyển
chọn

Tuyển chọn


động tiêu cực của giải pháp giảm tác chăn nuôi
BĐKH trong công tác thiểu tác động tiêu
chăn nuôi
cực của BĐKH
trong lĩnh vực chăn
nuôi
38. Nghiên cứu áp dụng Chọn tạo các giống cây Tạo được các giống Các giống cây trồng, vật
các thành tựu công trồng, vật nuôi có khả cây trồng, vật nuôi nuôi có khả năng chịu
nghệ sinh học trong năng chịu mặn, chịu mới có khả năng mặn, chịu hạn, chịu lụt,
tạo giống mới có khả hạn, chịu lụt, có sửc đề thích nghi cao với có sửc đề kháng cao với
năng thích nghi cao kháng cao với sâu cac điều kiện bất sâu bênh, đồng thời cho
với các điều kiện bất bênh, đồng thời cho lợi của BĐKH
năng suất ổn định.
lợi của BĐKH
năng suất ổn định.

C
Lĩnh vực thuỷ lợi, đê điều, phòng chống giảm nhẹ thiên tai
39. Nghiên cứu dự báo Tìm ra các ảnh hưởng Dự báo được ảnh Báo cáo ảnh hưởng và
ảnh hưởng và đề xuất và các biện pháp thích hưởng và đề xuất các biện pháp thích ứng
các biện pháp thích ứng BĐKH đến cân được các biện pháp BĐKH đến cân bằng
ứng BĐKH đến cân bằng nước tại một vùng thích ứng BĐKH nước tại một vùng kinh
bằng nước tại các kinh tế điển hình , xác đến cân bằng nước tế điển hình , xác định
vùng kinh tế, xác định định các khu vực có tại các vùng kinh các khu vực có nguy cơ
các khu vực có nguy nguy cơ căng thẳng về tế, xác định các khu căng thẳng về nước trong
cơ căng thẳng về nước nước trong tương lai và vực có nguy cơ tương lai và biện pháp
trong tương lai.
biện pháp thích ứng.
căng thẳng về nước thích ứng.
trong tương lai.
40. Nghiên cứu đánh giá - Xây dựng báo cáo - Đánh giá được - Báo cáo đánh giá biến
biến động về tài đánh giá biến động tài các biến động về số động tài nguyên nước tại
nguyên nước tại các nguyên nước tại một số lượng

chất một số lưu vực sông
lưu vực sông dưới tác lưu vực sông dưới tác lượng tài nguyên dưới tác động của
động của BĐKH và động của BĐKH
nước tại một số lưu BĐKH
đề xuất các giải pháp - Xây dựng các giải vực sông chính - Các giải pháp khai
khai thác sử dụng hợp pháp khai thác, sử dụng dưới tác động của thác, sử dụng hợp lý tài
lý,
hợp lý tài nguyên nước BĐKH
nguyên nước tại các lưu
tại các lưu vực sông
- Đề xuất các giải vực sông
pháp khai thác sử

dụng hợp lý tài
nguyên nước đảm
22

10.000

62.000
10.000

8.000

20102015

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

20102012

Tuyển
chọn


Tuyển chọn


41. Nghiên cứu dự báo
ảnh hưởng của BĐKH
đến hoạt động của các
hệ thống: tưới, tiêu,
cấp thoát nước và đề
xuất các giải pháp về
quy hoạch nâng cấp
hệ thống công trình.

- Xây dựng dự báo ảnh
hưởng của BĐKH đến
hoạt động của các hệ
thống: tưới, tiêu, cấp
thoát nước;
- Xây dựng các giải
pháp về quy hoạch
nâng cấp hệ thống.

42. Nghiên cứu dự báo
ảnh hưởng của nước
biển dâng đến xâm
nhập mặn, hệ thống đê
sông, đê biển và đề
xuất các giải pháp về
quy hoạch nâng cấp
hệ thống công trình


- Xây dựng dự báo ảnh
hưởng nước biển dâng
đến xâm nhập mặn, hệ
thống đê sông, đê biển
- Xây dựng các giải
pháp về quy hoạch
nâng cấp hệ thống

43. Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ, vật liệu
mới trong xây dựng
đê điều nhằm giảm
thiểu các tác động bất
lợi của BĐKH và
nước biển dâng

- Xây dựng các công
nghệ, vật liệu mới
trong xây dựng đê điều
nhằm giảm thiểu tác
động của BĐKH và
nước biển dâng

44. Nghiên cứu xây dựng - Xây dựng các công cụ

bảo phát triển bền
vững các lưu vực
sông
- Dự báo ảnh - Dự báo ảnh hưởng của
hưởng của BĐKH BĐKH đến hoạt động

đến hoạt động của của các hệ thống: tưới,
các hệ thống: tưới, tiêu, cấp thoát nước;
tiêu, cấp thoát - Các giải pháp về quy
nước;
hoạch nâng cấp hệ thống.
- Đề xuất được các
giải pháp về quy
hoạch nâng cấp hệ
thống công trình.
- Dự báo ảnh - Dự báo ảnh hưởng
hưởng nước biển nước biển dâng đến xâm
dâng đến xâm nhập nhập mặn, hệ thống đê
mặn, hệ thống đê sông, đê biển
sông, đê biển
- Các giải pháp về quy
- Đề xuất được các hoạch nâng cấp hệ thống
giải pháp về quy
hoạch nâng cấp hệ
thống công trình
Đề xuất và ứng Các công nghệ, vật liệu
dụng thử nghiệm mới trong xây dựng đê
các công nghệ, vật điều nhằm giảm thiểu tác
liệu mới, phù hợp, động của BĐKH và nước
hiệu quả và khả biển dâng
năng ứng dụng cao
trong xây dựng,
nâng cấp đê điều
nhằm giảm thiểu
tác
động

của
BĐKH và nước
biển dâng
- Xây dựng và ứng Các công cụ mô hình
23

12.000

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

6.000

20102012

Tuyển
chọn

Tuyển chọn

8.000

20102015

Tuyển
chọn


Tuyển chọn

5.000

2010-

Tuyển

Tuyển chọn


×