Việt hóa phần mềm có kèm theo file *.lang, *.txt, ...
-Chúng ta cũng biết là hầu hết các phần mềm đều hiển thị một ngôn ngữ chính là tiếng
Anh,đúng không?
-Tất nhiên,ta cũng có thể làm công việc là "Việt hóa" cho phần mềm nào đó...cách "Việt
hóa" vừa dễ lại vừa khó...Dễ là đối với các phần mềm có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ thì ta có
thể "Việt hóa" nó dễ dàng,còn khó là khi một phần mềm chỉ có 1 ngôn ngữ chính là tiếng
Anh mà bản thân ta muốn "Việt hóa" thì phải can thiệp vào mấy file *.dll ...mà cái này
thì rất khó...đâu phải ai cũng làm được!
-Muốn "Việt hóa" một phần mềm nào đó,bạn nên vào thẳng thư mục cài đặt của
nó...thường mặc định là C Program Files\Tên phần mềm ...Nếu có 1 thư mục có tên là
Language thì gặp may mắn rồi đó...!Tôi lấy ví dụ như trình duyệt Max-Thon :
-Lúc này,bạn mở nó ra...sẽ thấy các tập tin ngôn ngữ,nhiều khi nó mang định dạng là
*.lng...bạn chỉ cần mở nó bằng Notepad rồi chỉnh sửa như hình sau:
-Sau khi mở nó ra rồi...bạn bắt đầu biên dịch nó thành tiếng Việt!Một điều cần lưu ý là
bạn thử dịch một vài từ thành tiếng Việt có dấu rồi save nó dưới dạng Unicode...sau đó
mở chương trình lên xem nó có hiển thị tiếng Việt ko? (Một số phần mềm không hỗ trợ
Unicode,lúc này ta đành lưu nó dưới dạng ANSI thôi)....
-Để mở file *.lng (ở đây là ví dụ chung) có 2 cách sau :
*Cách 1 : Nhấn chuột phải lên file đó,chọn Open With -> Chọn Notepad là xong :
*Cách 2 : Vào Folder Option của Window Explorer chọn thẻ View,bỏ dấu chọn vào mục
Hide exten.... --> OK
-Tiếp theo (ở cách 2),bạn đổi tên của phần mở rộng của file ngôn ngữ từ *.lng sang *.txt
-->OK
-Sau khi chỉnh xong,bạn Save nó lại...rồi đổi tên lại thành *.lng (đối với cách 2,cách 1 ko
cần đổi)
-Mở chương trình lên,sẽ thấy hiển thị tiếng Việt...như hình sau,tôi Việt hóa thử 1 phần
cho các bạn xem :
-Thấy ko?Rất dễ ấy nhỉ....
-Đối với các phần mềm mà trong thư mục không có chứa thư mục Language,ta thử tìm
xem coi có file nào tên là language.txt hay là english.txt thỉ mở nó ra..Việt hóa bình
thường rồi save lại là xong!
-Một điều cần lưu ý là phải sao lưu (Backup) lại file Language để phòng sự cố xảy ra còn
phục hồi (restore) lại!
-Thêm nữa!Chúng ta chỉ Việt hóa mấy phần mềm nhỏ thôi,chứ mấy phần mềm lớn mà
có chứa thư mục ngôn ngữ thì cũng Việt hóa được...nhưng rất mất công ngồi dịch...vì
phải dịch rất nhiều...có lẽ bạn sẽ nản đấy!
-Nhưng nếu bạn có niềm đam mê thì điều đó chả là gì cả,chỉ cần bạn kiên trì...lâu lâu
dịch 1 đoạn dài,rồi bỏ đó...sau đó dịch tiếp,cuối cùng cũng hoàn thành à!
-Tôi xin nhắc với các bạn 1 điều,để Việt hóa...trước tiên bạn phải xem chương trình đó
nó có hỗ trợ Unicode không để còn biết đường mà dịch!Không thì rất tốn công đấy nhé...
Trong việc Việt hóa, chúng ta cần chú trọng việc chọn từ ngữ, sao cho ngắn gọn,
cô đọng, dễ hiểu và chính xác. Để làm tốt nhiệm vụ này, ta cần chú ý các bước
sau.
Bước 1: Hiểu.
a. Từ loại
Đầu tiên, khi gặp một từ cần dịch, ta phải chú ý trước nhất là Từ loại, bằng cách xét ngữ
pháp của câu.
[i]Chú ý: Có những từ mà Động từ, Tính từ, Danh từ,... của nó giống nhau, vì thế không
thể nhìn mặt chữ mà đoán từ loại. Rất dễ làm sai, mất ý nghĩa của câu
Vd1: Formatting completed.
* Formatting ở đây là D.từ, tôi thấy có người dịch là "đang hoàn tất định dạng" ?! , cần
phải dịch là "Quá trình định dạng hoàn tất."
Tương tự cho trường hợp Downloading, Importing,....
Vd2: We found an update.
* update thì ai chẳng hiểu là cập nhật (Đ.từ), nhưng phải xét theo ngữ cảnh, cú pháp
của câu. Trong đây là "an update" --> Danh từ 100%, ta có thể dịch là bản cập nhật.
Tượng tự với Download, Upgrade,...
Vd3, Vd4,....
Đó là nếu từ đó nằm trong câu, còn nếu nó đi một mình thì sao?
Cái này cũng hơi khó, nếu chưa chắc chắn thì bạn có thể đưa một ký hiệu vào cạnh chuỗi
đó. Chẳng hạn: Importing [001], hay Importing::axc:: ... Rồi sau này, khi kiểm tra lại
giao diện của chương trình, bạn có thể thấy và hiểu ngữ cảnh của từ đó, chỉ cần search
lại cái ký hiệu kia rồi sửa lại là xong. OK
. Bạn cũng có thể gặp những đoạn có dạng %s (thường thay cho chuỗi) hay %d (thường
thay cho số),... cần phải chú ý từ đi trước và sau nó, để đảo vị trí sao cho ra tiếng Việt.
vd: Are you sure you want to delete the %s folder?
Khi này, bạn cần dịch là "Bạn có muốn xóa thư mục %s?". Có thể bạn thấy vd này là quá
hiện nhiên, ai chẳng biết là phải đảo lại, nhưng còn rất nhiều đoạn khác còn phức tạp
hơn khi có 3-4 cái "%s".
b. Nghĩa của từ
Sau khi nắm rõ từ loại, chúng ta tiếp tục bằng việc hiểu nghĩa của từ.
Trước tiên, đọc lại câu 1 lần, nắm rõ ý chính của câu, lược bỏ những từ không cần thiết.
vd1: Are you sure you want to...?
Đừng dịch là Bạn có chắc, bạn có thực sự muốn, bạn có.... dài dòng và mất thời gian.
Chỉ dịch ngắn gọn là Bạn có muốn... không?
Cũng cần chú ý từ Now, it, my, your,... không cần thiết có thể bỏ qua.
vd2: Buy it Now >> Mua, Download Now >> Tải, Join Now >> Tham gia
...
vd3: Choose your username >> Chọn tên tài khoản...
Đối với những thuật ngữ, trước hết cần tra qua từ điển thường (nên dùng Anh-Anh trước,
sau đó dùng Anh-Việt) để hiểu qua về từ này. Nếu thấy nghĩa phổ thông có thể sử dụng
được trong câu thì có thể dịch luôn. Nếu nó vẫy gợn gạo thì bạn nên tra từ điển IT, như
Foldoc chẳng hạn. Nếu tốt thì gặp từ có từ tương đương mà mình biết nghĩa tV. Còn kém
may mắn, đọc mãi, nghĩ mãi mà chẳng biết từ nào phù hợp thì có thể xem file Help đi
theo chương trình. Nếu vẫn không biết thì... post lên đây cho mọi người cùng suy nghĩ,
tìm từ tương đương. Đối với các từ viết tắt, trước hết nên đọc file help, không có kết quả
mới vào Google, search như sau <define: "text"> (không có dấu <>) để có lời
giải thích khá rõ ràng. Sau khi có từ đầy đủ của từ viết tắt, bạn có thể dịch (nếu ngắn
gọn) hoặc chọn từ tương đương (nếu dài quá). Chẳng may mà 2 cách trên đều bó tay
thì... để nguyên luôn. [img]images/smilies/30.gif[/img]
Bước 2. Đẹp.
Sau khi dịch xong đoạn text, bạn chắc rằng người đọc có thể hiểu
[img]images/smilies/39.gif[/img], thì hãy cố gắn thu ngắn nó lại, càng ngắn càng tốt,
nhưng vẫn phải đảm bảo người sử dụng vẫn hiểu.
Vì sao phải thu gọn? Vì bạn biết đấy, khi lập trình, người ta thiết kế sẵn để cho phù hợp
vớ ngôn ngữ của họ. Mình dịch lại phải làm sao để vẫn truyền tải hết ý nghĩa cho người
sử dụng mà không làm xấu đi giao diện chương trình khó là ở đấy.
Khi dịch hãy cố gắng làm sao cho tV <= 4/3 tA. Như thế là tốt nhất.
Bạn cũng nên nhớ, ta không phải dịch văn bản pháp luật, nên cần dịch thoáng, thoát đi.
Ta có thể linh hoạt thay đổi từ bị động sang chủ động, hoặc ngược lại sao cho dễ hiểu và
ngắn gọn.
Ở bước này, chúng ta cũng cần kiểm tra lại một thứ tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng vô
cùng quan trọng, đó là CHÍNH TẢ. Cũng là một người sử dụng những sản phẩm Việt
hóa, tôi ghét nhất là mấy cái lỗi chính tả. Biết rằng ai cũng có thể sai chính tả, có thể là
gõ sai, gõ nhầm,... ngay tôi cũng sai chính tả. Vì thế trước khi công bố, chúng ta cần
kiểm tra thật kỹ lỗi sai này. Nếu thấy rằng 1 chương trình quá dài, kiểm tra 1 lần không
nổi thì tốt nhất, dịch xong phần này, kiểm tra ngay phần đó.
Ngoài ra, việc để lại dấu ấn riêng của mình trên sản phẩm cũng rất cần thiết nhưng
không nên lạm dụng. Đi đâu cũng thấy Việt hóa bởi