Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề Cương Ôn Thi Đại Học Khối C Và Khối D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.32 KB, 36 trang )

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C VÀ KHỐI D
NĂM HỌC 2011-2012

PHẦN I: CÁC ĐỀ THI KHỐI C VÀ KHỐI C QUA CÁC NĂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
MÔN VĂN (KHỐI C) NĂM 2008
Thời gian: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH; (5,0 điểm)
Câu1. (2 điểm)
Anh (chị) hãy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 2. (5 điểm)
Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng viết :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 76)
Trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết :
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005.tr.121)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên.
PHẦN RIÊNG – THÍ SINH CHỉ ĐƯỢC LÀM 1 TRONG 2 CÂU : IIIa, IIIb
Câu IIIa (3 điểm)
Trong tác phẩm Chữ người tử tù, vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật
quản ngục như “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô
bồ” ?


Câu IIIb (3 điểm)
Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là
“Hạt bụi vàng của Hà Nội” ?
1


ĐÁP ÁN
Câu 1. Giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu (2.0 điểm)
1. Tập Từ ấy (1.0 điểm)
- Từ ấy, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1944
tương ứng với chặng đường cách mạng từ phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đến Tổng
khởi nghĩa tháng Tám. Tập thơ gồm 3 phần : Máu lữa, Xiềng xích, Giải phóng. Qua 3 phần ấy, cảm
ứng thơ Tố Hữu vận động từ niềm hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều bâng khuân về lẻ sống bỗng gặp
được ánh sáng lý tưởng, rồi qua bao gian lao, thử thách từng bước trưởng thành trên con đường đấu
tranh cách mạng, đến niềm vui bất tuyệt, ngây ngất trước cuộc đời vĩ đại của dân tộc.
- Nổi bật lên ở tập Từ ấy là chất lãng mạn trong trẻo của một hồn thơ say men lý tưởng : Nhạy
cảm với cảnh đời, tình đời; một cái tôi trữ tình mới, trong đó ý thức cá nhân đang từng bước hòa
mình với đoàn thể, nhân quần; một giọng điệu thiết tha, sôi động, nồng nhiệt.
2. Tập Việt Bắc (1,0 điểm)
Việt Bắc là chặng đường thứ hai của thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ
1947-1954. Tập thơ là bản hùng ca phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước
đi lên của cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ hướng vào thể hiện con
người quần chúng kháng chiến, trước hết là công, nông, binh; kết tinh những tình cảm lớn của con
người Việt Nam mà bao trùm là tình yêu đất nước.
- Ở Việt Bắc thơ Tố Hữu bay bổng và rộng mở trong cảm hứng sử thi – trữ tình mang hào khí
thời đại : Hình thức thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.
Câu II. Cảm nhận về hai đoạn thơ (5,0 điểm)
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng (2,0 điểm).
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên
miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng, con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa.

- Hình ảnh thơ có sự hài hòa nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh người; nhạc
điệu có sự hòa hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu trong một tiếng kêu vọng vào
không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ/nhớ) và lối
đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi …
2. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (2,0 điểm)
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ sâu nặng về những miền quê đã từng qua, rồi kết tinh thành một
triết lí sắc sảo. Từ nỗi nhớ thương từ những vùng đất mang nặng nghĩa tình, thuộc về kỷ niệm riêng,
cảm xúc thơ được đúc kết thành triết lí (các câu sau); phép điệp (nhớ/nhớ), phép đối xứng (khi ta ở khi ta đi), câu hỏi tu từ (nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương) ? khiến đoạn thơ có sức truyền cảm
và súc tích như một châm ngôn.
3. So sánh (1,0 điểm)
- Điểm tương đồng : Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên
và con người Tây Bắc.
- Điểm khác biệt : Đoạn thơ trong bài Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc,
toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực trực quan; còn đoạn thơ trong bài
2


Tiếng hát con tàu là tình cảm nhớ thương đã được nâng lên thành qui luật của tâm hồn, hình ảnh thơ
nghiêng về khái quát và tượng trưng, chứa đựng vẻ đẹp trí tuệ.
Câu III. a vì sao tấm lòng của nhân vật quản ngục được ví như “một âm thanh trong trẻo” ?
(3,0 điểm)
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê cái đẹp, nhất là cái đẹp của tài hoa và nhân cách; là
ngòi bút bậc thầy với phong cách sắc sảo, uyên bác, tài hoa.
- Chữ người tử tù được coi là kiệt tác của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời.
Truuyện viết về cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Huấn Cao và quản ngục, mỗi nhân vật là hiện thân
cho một vẻ đẹp cao quí trong đời.
2. Về nhân vật quản ngục (1,5 điểm)
- Về vị thế, nhân vật quản ngục là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình mục nát, phải
sống giữa một môi trường là thế giới nhà tù ô trọc, với chức phận cai quản và trừng phạt tù nhân.

- Về phẩm chất, nhân vật quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ” : Tâm hồn thuần
khiết, tính tình ngay thẳng, biết quí trọng phẩm giá con người, có sở thích cao quý, đặc biệt là có
“tấm lòng biệt nhỡn tài” …
3. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh (1,0 điểm)
- Là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô trọc, cao
quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
- Là hình ảnh so sánh hoa mỹ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khác quái nghệ
thuật sắc sảo, tinh tế giúp các tác giả làm nổi bật và đè cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Là chi tiết
nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
III.b Vì sao nhân vật bà Hiền được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội”? (3,0 điểm)
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm.
Nguyễn Khải là nhà văn xông xáo, nhạy bén với những vấn đề thời sự, có khả năng phân tích
tâm lý sắc sảo, ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời
thường giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều kinh nghiệm.
- Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải giai đoạn đổi mới, thể hiện những
cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền.
2. Xem câu 3b phần II, đề 19 của đề thi đại học 2005 – khối D
***********************

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, KHỐI D NĂM 2009
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh (chị) hãy nêu rõ nét chính đặc điểm trên
Câu II (3,0 điểm)
3


Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau : “Một
người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác

nữa”.
(Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90)
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng, Nhưng vội vàng một nửa :
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng Xuân Diệu, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.22)
Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I. Đề yêu cầu trình bày một trong ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến
1975, đó là đặc điểm thứ ba in trong văn bản sách giáo khoa Ngữ văn 12 : khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Thí sinh cần nêu được một số ý sau :
- Khái niệm văn học theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn : Khái niệm này được
hiểu từ hai đặc điểm đầu tiên của thời kì văn học này.
+ Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, lợi ích của cộng đồng là thiêng liêng nhất và được đặt

lên trên hết; mọi người sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí cả mạng sống của mình.

4


+ Cuộc sống thời chiến và những ngày đầu xây dựng CNXH vô cùng gian nan nhưng đầy
phấn khởi; con người luôn sống với lí tưởng và tương lai tất thắng của cách mạng nên rất lạc quan,
tạo cho cơ sở cảm hứng lãng mạn trong văn học kháng chiến và cách mạng.
- Một số nét chính của đặc điểm trên :
+ Đề tài : Mang tính cộng đồng, trả lời cho vấn đề sống còn của dân tộc.
+ Nhân vật chính diện : Đại diện cho lợi ích và phẩm chất của cộng đồng gắn liền với số phận
của mình với cộng đồng.
+ Giọng điệu, văn phong : Ngôn ngữ hào sảng, trang nghiêm, thể hiện sự ngưỡng mộ, ngợi ca
người anh hùng. Tinh thần lạc quan quán xuyến, tránh nói đến mất mát hi sinh và thất bại.
- Hiệu quả của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng này đã đáp ứng
được yêu cầu phản ánh cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng; văn học thật sự góp phần to
lớn cho chiến thắng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ.
Câu II : Đây là câu hỏi nghị luận xã hội, bàn về vấn đề của cuộc sống : sự cần thiết của niềm
tin. Trình bày về vấn đề này trong khoảng 600 từ, thí sinh có thể có nhiềc cách diễn giải, nhưng cần
đảm bảo các yêu cầu chính về đề tài như sau :
- Niềm tin vào bản thân : là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin, bởi nền tảng của
thành công thật sự là bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không phải vào cái gì khác.
- Đánh mất niềm tin vào bản thân là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quí giá nhất như
cơ hội, hạnh phúc, tình yêu … Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy đủ vị ngọt lẫn đắng cay, hạnh
phúc và cả thất vọng. Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết
đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc.
Câu III.a : Thí sinh cần xác định rõ hai đối tượng cần phân tích trong đoạn trích, đó là 1. hình
ảnh thiên nhiên và 2. cái tôi trữ tình. Có thể nhập hoặc tách riêng hai đối tượng trong quá trình phân
tích. Sau đây là gợi ý cách làm theo cách tách riêng từng đối tượng.
- Hình ảnh thiên nhiên : Thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng :

+ Một thiên nhiên mùa xuân trần thế : Thiên nhiên này là một cõi thiên đường của màu sắc,
hương vị, âm thanh, bề bộn và phong phú, cho ta thỏa thích ngắm nhìn và hưởng thụ, nhưng không
phải là chốn bồng lai tiên cảnh mà là thiên nhiên trần thế, rất gần, ta chỉ với hai tay là ôm choàng
lấy được. Làm rõ điều này bằng cách phân tích các từ “này đây” ở các vị trí khắp nơi trong các câu
thơ.
+ Một thiên nhiên của mùa xuân tình yêu : Bốn mùa của thiên nhiên đều tươi đẹp, nhưng đẹp
nhất đối với tuổi trẻ, đó là thiên nhiên mùa xuân trong con mắt kẻ đang yêu say đắm. “Ong bướm”
là của “tuần tháng mật” hoa, lá đang độ “xanh rì”, “yến anh” đang say trong “khúc tình si”, … Một
mùa xuân “ngon như một cặp môi gần”.
- Cái tôi trữ tình :
+ Cảm nhận về cái đẹp : Thiên nhiên mơn mởn đẹp đẽ ấy không phải do thi sĩ làm nên, mà có
từ bao đời nay, như chỉ khi “nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non” thì con người mới phát hiện ra
vẻ đẹp huy hoàng ấy. Cặp mắt xanh non ấy là của thi sĩ Xuân Diệu, người đã hóa thân thành cái tôi
trữ tình trong bài thơ. Bài thơ mở ra với sự hiện diện của một cái tôi trữ tình đang đứng giữa đất trời
trong buổi thanh xuân của cuộc đời, trong tuổi thanh tân của thiên nhiên mùa thứ nhất trong năm.
Nhân vật trữ tình ngơ ngác và sung sướng phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.
5


+ Cảm nhận về thời gian : Cảm nhận về thời gian luôn là mối rung động xôn xao nhất của
Xuân Diệu, thể hiện rõ trong bốn câu đầu trong bài thơ Vội vàng. Nhân vật trữ tình xuất hiện với
một ý muốn ngông cuồng : Muốn dừng thời gian lại : Tắt nắng, buộc gió. Trước cảnh đẹp say lòng
và cảm thức về thời gian đang trôi, nhân vật trữ tình thể hiện sự băn khoăn nuối tiếc đầy nhạy cảm :
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Chú ý phân tích
cú pháp bất thường của câu thơ và âm hưởng hẫng hụt của ý thơ trong hai câu cuối này.
- Hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh cái tôi trữ tình hòa quyện với nhau, thấm đẫm chất Xuân
Diệu : Nồng nàn đắm say, nặng lòng với trần thế.
Câu III.b
1. Giới thiệu chung :
- Năm 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận ở góc độ thế sự. Ông là một trong những

cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm
này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời
sống.
2. Phân tích tình huống truyện :
a) Tình huống truyện :
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.
Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng
bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến
cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau cảnh đó lại tiếp diễn, Phùng không
ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lí của đời thường.
b) Các nhân vật với tình huống
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái
thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ
chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự
ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ,
bênh vực mẹ thành ra căm ghét cha mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ
chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống và nuôi con khôn lớn.
c) Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám
phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ
ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời thì ở rất gần. Câu
chuyện người đàn bà ở Tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lí trong cái tưởng như nghịch lí ở
gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
3. Kết luận :
6



Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống,
một tình huống nhận thức.
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời
cho sáng tạo nghệ thuật, đồng thời còn đặt ra mối quan hệ giữa người lãnh đạo (chánh án Đẩu) với
nhân dân (người đàn bà làng chài). Qua đó, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống,
gợi mở những vấn đề mới của xã hội Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.
******************
TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2009
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt, của Kim Lân.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :
Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III. a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I (2,0 điểm)
Hoàn cảnh ra đời :
Trước đó, truyện ngắn “Vợ nhặt” có tên là “Xóm ngụ cư”. Tác phẩm được viết ngay sau khi
cách mạng tháng 8 thành công, nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại
(1945), Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ và viết truyện này.
Ý nghĩa tựa đề :
Tựa đề “Vợ nhặt” có rất nhiều ý nghĩa. Là một tựa đề lạ, tạo sự chú ý tò mò, lôi cuốn đối với
người đọc, góp phần mang lại ý vị sâu sa cho chủ đề của truyện. Xưa nay, người ta nhặt đồ vật,
hàng hóa chứ không nói là nhặt vợ. Thế mà anh Tràng tự nhiên “nhặt” được vợ thì quả là chuyện

bất ngờ, lí thú.
Tựa đề này, Kim Lân còn nói lên một cách cay đắng về thân phận bi thảm của người nông dân
lao động trong những năm bốn mươi, bị thực dân Pháp, phát xít Nhật bóc lột, áp bức thậm tệ …
Đến nỗi thân phận con người giống như là một thứ đồ vật nhỏ bé đến nỗi người vợ mà người ta có
thể nhặt một cách dễ dàng như nhặt một đồ vật bị ai đó đánh rơi.
Câu II (3,0 điểm) - Nghị luận xã hội
Để yêu cầu trình bày một triết lí nhân sinh về thời gian của đời người, qua đó thấy được giá trị
của mỗi khoảnh khắc cuộc sống. Ý kiến được rút ra từ sách Nguyên lí của thành công, nhan đề sách
có thể gợi ý nhiều điều. Có thể tham khảo một số ý sau đây :
7


1. Giải thích ý kiến : Một đời người thường được tính bằng năm, được qui ra thành thời gian
tháng, ngày. Vậy là một đơn vị nhỏ của đời người, đơn vị ấy xếp kế tiếp nhau, tạo nên dòng thời
gian của một đời người.
2. Suy nghĩ về ý kiến :
+ Đời người vừa ngắn (mỗi ngày) vừa không ngắn (chuỗi ngày). Sự thành công của con người
nhiều khi phụ thuộc rất nhiều về cách ta quan niệm về thời gian.
+ Mỗi ngày qua đi rất nhanh, tức đời người đang đi qua trong mỗi khoảnh khắc. Con người
cần biết tận dụng mỗi khoảnh khắc đó để cuộc đời trôi qua không hoài phí.
3. Rút ra bài học :
Nguyên lí của sự thành công chính là biết quí trọng thời gian, biến mỗi ngày ngắn ngủi thành
giá trị của cả đời người.
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
- Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng :
+ Xuân Quỳnh là một trong những số nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kí
chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên,
tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết về khát về hạnh phúc đời thường. Sóng được
sáng tác ngày 29/12/1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài
độc đáo về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc

chiến hào (1968).
- Nội dung chính :
Toàn bộ bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người khát khao yêu thương :
+ Tâm hồn đầy những trạng thái phức tạp, bí ẩn khi Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ
nhưng cũng biết khao khát vươn lên thể hiện cái lớn lao của tình yêu khi : Sóng không hiểu nổi
mình – Sóng tìm ra tận bể.
- Khát vọng tình yêu ấy cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của
tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian : Ôi con sóng ngàn xưa –
và ngày sau vẫn thế - nỗi khát vọng tình yêu – bồi hồi trong ngực trẻ.
+ Tâm hồn chân thành, tha thiết trong tình yêu : Trước muôn trùng sóng bể - hình ảnh thơ
mang lại những suy nghĩ về siêu hình, triết lí về thân phận lẻ loi, nhỏ bé của con người trước vũ trụ
bao la, về sự hữu hạn của đời người so với sự vô hạn của trời đất. Những người phụ nữ khát khao
yêu thương chỉ đăm đắm một điều gần gũi : Tình yêu. Cho nên, nhà thơ chỉ : Em nghĩ về anh, em.
+ Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân
thành sự bất lực không lí giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu : Em cũng không biết nữa –
Khi nào ta yêu nhau. Đây là một cách cắt nghĩa về tình yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất
trữ tình, rất trực cảm.
+ Yêu thương nên nhung nhớ - Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả
thật mãnh liệt : Nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lên cả không gian; nhớ cồn cào, da
diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dào dạt như những đợt sóng biển triền
miên, vô hồi, vô hạn; nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sống, nhưng rõ nhất là ở đoạn thơ này :

8


Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng lên mặt nước – Ôi con sóng nhớ bờ - Ngày đêm không ngủ
được.
Hình tượng sóng và em bổ sung đắp nghĩa, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám
ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ, cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu
thương. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ : “Ngày đêm không ngủ được”, vẫn

chưa đủ, chưa thỏa lại một lần nữa được thể hiện qua nỗi nhớ trực tiếp : “Lòng em nhớ đến anh – cả
trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ ấy không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức,
đi vào cả trong giấc mơ.
+ Yêu thương và chung thủy nên lúc nào cũng : Hướng về anh một phương dù trong hòan
cảnh nào xuôi về phương bắc hay ngược về phương nam. Trời đất có bốn phương, tám hướng
nhưng với “em” chỉ có một phương là “anh”. Ý thơ thật mới, thật táo bạo.
+ Yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử
thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt
qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc. Sóng sẽ đến bờ, áng mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để
bay về xa. Một lọat hình ảnh ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên
cảm nhận và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu.
+ Yêu thương dữ dội nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa con sóng nhỏ
của mình vào biển lớn tình yêu – để sống hết mình cho tình yêu – để tình yêu riêng hóa thân vĩnh
viễn thành tình yêu muôn thuở : Làm sao được tan ra – Thành trăm con sóng nhỏ - Giữa biển lớn
tình yêu – Để ngàn năm còn vỗ.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nghệ thuật
đặc sắc : Âm điệu như nhịp sống thể hiện nhịp tâm hồn, nhịp tình cảm trong tâm hồn người phụ nữ,
hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ với đủ mọi sắc thái, cung bậc như tâm hồn người phụ nữ
đang yêu; sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, tuy hai là một, có lúc phân chia, có lúc
lại hòa nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn
nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ
diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời
gian và sự hữu hạn của đời người. Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong
cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ gợi cảm, duyên dáng, vừa hồn nhiên, trong
sáng, vừa ý nhị, sâu xa.
Câu III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
- Yêu cầu : Làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật (chứ không phải nội dung) truyện ngắn Chữ
người tử tù, qua nghệ thuật ấy cho thấy hiệu quả ý nghĩa của tác phẩm cũng như phong cách nghệ
thuật của tác giả Nguyễn Tuân.

- Phân tích : Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống :
Nghệ thuật này tạo nên kịch tính và sự hấp dẫn cho cốt truyện. Tác giả chọn một hoàn cảnh
oái oăm để cho ba nhân vật với những số phận và xu hướng chính trị khác nhau gặp nhau buộc họ
phải tìm ra cách ứng xử và bộc lộ đầy đủ tính cách của mình. Những con người đó có những điểm
tương đồng là yêu cái đẹp, trong cái “Thiên lương” nhưng ở hai vị thế kẻ tử tù và ngục quan, luôn
va chạm với nhau trong một tình huống bất thường.
9


2. Nghệ thuật khắc họa tính cách :
- Bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn trong việc khắc họa tính cách nhân vật : Nhân vật trong tác
phẩm Chữ người tử tù mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, cho nên có nhiều yếu tố phi
thường, được tô vẽ theo ý đồ chủ quan của tác giả. Điều này thể hiện trước hết qua nhân vật Huấn
Cao, một con người đi ra từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đã được huyền thoại hóa, vừa hào hoa, vừa
anh hùng. Để làm nổi bật tính cách khác người ấy của Huấn Cao, tác giả sử dụng một cách đầy hiệu
quả các nghệ thuật cường điệu (tiếng đồn về “tài bẻ khóa vượt ngục” của người tù, sự nhún nhường
quá mức của cai ngục …). Tính cách của viên cai ngục và thầy thơ lại cũng được phác họa thành
công theo hướng đó.
- Nghệ thuật “vẽ mây, nảy cân” trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân không
miêu tả, trần thuật trực tiếp nhiều khía cạnh trong tác phẩm, mà để những điều đó hiện lên gián tiếp
qua thái độ, sự đánh giá của các nhân vật.
3. Cách tạo không khí cổ xưa cho câu chuyện : Cảnh đề lao, hình dáng, ngôn ngữ các nhân vật
của thiên truyện đều mang dáng dấp của cảnh vật và con người thời xưa. Giọng điệu, cách xưng hô
cũng rất cổ kính với nhiều từ Hán Việt. Diễn biến câu chuyện cũng như nhịp điệu sống của người
xưa.
- Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy; phần này có thể viết trong khi phân tích phần trên,
cho thấy ý nghĩa nội dung tác phẩm được nâng cao, đầy tính thẩm mỹ.
- Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân : Những biện pháp nghệ thuật trên
khẳng định tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

****************
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Trường THPT Quang Trung
Môn: VĂN, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn thi: VĂN, khối C
(Thời gian làm bài: 180 phút)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (2,0 điểm). Anh/ chị hãy những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của
Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ .
Câu II. (3,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một bài văn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
"Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ
quý giá khác nữa”
PHẦN RIÊNG ------Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b
Câu III.a (5 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ sau :
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
10


Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng giang – Huy Cận)
Câu III.b (5 điểm). Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật
bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội”?
(Đáp án - Thang điểm có 04 trang)

11


Câu

Ý

I

Nội dung

Điểm

Những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ
thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

2,0

1

Tình cảm nhân đạo (1,0 điểm)
- Tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những kiếp người nhỏ 0,5
bé, sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mỏi nơi phố huyện nghèo
nàn, tăm tối.

0,5
- Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát
đổi đời âm thầm của họ.

2

Bút pháp nghệ thuật (1,0 điểm)
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn với hiện thực, giữa tự 0,5
sự với trữ tình trong loại truyện không có cốt truyện.

II

1

- Phối hợp nhuần nhị giữa tả cảnh với tả tình; sử dụng điêu
luyện ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ.

0,5

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất
niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm
nhiều thứ quý giá khác nữa”

3,0

Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc 0,5
đánh mất niềm tin vào bản thân.

2


Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của
lòng tự tin.
Bàn luận về tự tin và mất tự tin (1,5 điểm)

3

- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất 0,5
của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa
quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công
trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản 0,5
thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp
đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc
quan...
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó 0,5
khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội
tốt trong cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó
khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm
tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với
việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học
hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của
12


1


bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ và Tràng
giang
Vài nét về tác giả, tác phẩm

0,5

2

- Nhà thơ Hàn Mặc Tử và nhà thơ Huy Cận là hai đại diện tiêu
biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn
Mặc Tử và bài thơ Tràng giang của Huy Cận cũng là hai trong
số những bài thơ mới xuất sắc nhất.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ viết về cảnh và người thôn Vĩ Dạ
vừa trong sáng, thanh khiết vừa huyền ảo, mộng mơ trong kí
ức đẹp mà buồn của Hàn Mặc Tử
- Bài thơ Tràng giang được gợi hứng từ cảnh trời chiều sông
nước, khắc họa bức tranh thiên nhiên sông dài trời rộng mênh
mang lúc chiều hôm và tâm trạng của một nhà thơ luôn mang
một nỗi “sầu thiên cổ”
Về khổ thơ trích từ Đây thôn Vĩ Dạ

2,0

3

- Nội dung: vẻ đẹp của dòng sông Hương chảy quanh thôn Vĩ.
Ấn tượng chung là sự chia li, buồn bã: gió mây đôi ngả đôi
đường, dòng nước buồn, hoa lá lay động hiu hắt. Không gian

ngập ánh trăng (sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng) mang
vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Câu hỏi như từ hiện tại với tới quá
khứ, đầy sự băn khoăn, trăn trở, da diết.
- Nghệ thuật: nhân hóa (dòng nước buồn thiu), ẩn dụ (thuyền
đậu bến sông trăng, chở trăng về), câu hỏi tu từ cuối khổ thơ...
Về khổ thơ trích từ Tràng giang

2,0

4

- Nội dung: Cảnh trời chiều sông nước được tạo hình rất ấn
tượng và đặc biệt: lớp lớp mây chồng chất tạo thành hình như
núi, cánh chim nhỏ không chịu nổi sức nặng của bóng chiều,
khẽ nghiêng cánh làm bóng chiều sa xuống... thể hiện sự tinh
tế trong quan sát và tưởng tượng của nhà thơ. Hai câu thơ cuối
khổ và cũng là cuối bài thơ mang nặng một nỗi buồn: nỗi buồn
nhớ quê. So với nỗi buồn của cổ nhân, nỗi buồn của chủ thể
trữ tình còn da diết hơn, sâu sắc hơn
- Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu hình ảnh, dùng từ láy “dợn dợn”,
sử dụng thi liệu cổ điển mà câu thơ vẫn mang vẻ đẹp hiện đại
Đánh giá chung

0,5

IIIa

- Điểm tương đồng: hai khổ thơ đều tái hiện cảnh sông nước,
đều thể hiện nỗi buồn da diết, khó bày tỏ thành lời, đều được
thể hiện dưới hình thức câu thơ bảy chữ có sự cách tân rõ rệt

về ngôn từ, câu cú.
- Điểm khác biệt:
+ Khổ thơ của Hàn Mặc Tử là cảnh sông Hương huyền ảo,
buồn da diết trong đêm trăng, thể hiện nỗi niềm riêng của một
nhà thơ đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt: bệnh tật, xa cách
13


với mọi người
+ Khổ thơ của Huy Cận là cảnh dòng sông Hồng mênh mang,
cảnh trí hùng vĩ trong ráng chiều. Tâm trạng của chủ thể trữ
tình trong bài thơ là nỗi niềm của cả một thế hệ, thế hệ thanh
niên của một dân tộc mất nước.
Hình tượng nhân vật bà Hiền (5,0 điểm)

III.b

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
− Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều gắn bó với Hà Nội. 0,5
Ông yêu mến và nghĩ nhiều về vẻ đẹp của đất kinh kỳ.
− "Một người Hà Nội" là khám phá của Nguyễn Khải về vẻ
đẹp Hà Nội được thể hiện qua nhân vật bà Hiền − "hạt bụi
vàng của Hà Nội" .
- Đoạn kết, tác giả viết : “Một người như cô…ánh vàng!”
2

Một người như Bà Hiền “chết đi thật tiếc”, vì Bà Hiền là 2,5
kết tinh của vẻ đẹp người Hà Nội truyền thống và Hà Nội
hôm nay
− Bà Hiền là một người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang

trọng, quí phái.
− Có suy nghĩ sâu xa khi xây dựng gia đình.
− Có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn,
sâu sắc.
− Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống
văn hóa tốt đẹp.
− Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ
cái phong cách của người Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa.

3

Vì sao tác giả gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng của 1,5
Hà Nội”:
− Nguyễn Khải muốn ca ngợi vẻ đẹp của người Hà Nội hào
hoa, lịch lãm, truyền thống, tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa toàn
diện của đất kinh kỳ.
− Hình ảnh bà Hiền đối lập với hình ảnh một số người Hà Nội
hôm nay. Qua sự đối lập đó, Nguyễn Khải cũng thể hiện
những trăn trở, ưu tư về cách sống, phẩm chất con người Hà
Nội trong thời kinh tế thị trường.
− Cùng với hình ảnh "cây si bị đổ", nhà văn bày tỏ niềm tin
vào sức sống đẹp đẽ, trường tồn của người Hà Nội.

4

Đánh giá chung (0,5 điểm)
Nhân vật bà Hiền là kiểu nhân vật biểu trung cho sự
thay đỏi quan niệm nghê thuật và con người của Nguyễn Khải.
Chính ở đây, nhà văn thẩm thấu được cuộc hành trình tinh
14



thần của con người trong cuộc đời. Phẩm chất đẹp đẽ của Bà
hiền là căn cốt giúp bà hiền có thể sống tốt trong mọi thời đại,
mọi mối quan hệ, dù thời cuộc thăng trầm: thức thời mà chu
đáo, khôn ngoan mà tự trọng, linh hoạt mà trung thực, đôn hậu
mà bản lĩnh, đảm bảo giá trị của con người với tư cách con
người và tư cách công dân một đất nước. Đó là kiểu thống
nhất giữa thân phận và gía trị, cá nhân và cộng đồng. Chính
cái giọng trần thuật đầy chất tự nhiên, dân dã, pha với vốn
hiểu biết, trải nghiệm, vừa hoài nghi, suy ngẫm, đầy triết lí,
bao nhiều góc nhìn của con ngươi được phơi bày
Lưu ý: thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau
song phải đảm bảo đầy đủ những ý trên.
KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN; Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật
Hồ Chí Minh.
Câu II (3,0 điểm)
Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một
xã hội.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện
nay.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
15


(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu
mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không
xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu
về (…)
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.
157)
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng
vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy

đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo
mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu
sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu
tả (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB
Giáo dục, 2009, tr. 179)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C
NĂM 2010

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 ĐIỂM)
Câu I (2 ĐIỂM)
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, đồng thời là tác gia lớn. Trong sáng tác, Hồ Chí Minh
có phong cách nghệ thuật hết sức đa dạng, độc đáo, thể hiện trên các thể loại với những nét đặc sắc
riêng.
- Văn chính luận của Người rất ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng
thuyết phục, giàu tính chiến đấu, đa dạng về bút pháp, về giọng điệu nhưng cũng rất giàu cảm xúc,
tình cảm.
16


- Truyện và kí của Người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, sắc bén. Tác phẩm của
Người luôn toát lên cái nhìn hóm hỉnh, nụ cười trào lộng nhẹ nhàng, giàu tình cảm nhưng vô cùng
thâm thuý.
- Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế con người chiến sĩ và con người thi sĩ Hồ Chí Minh. Những
bài thơ tuyên truyền cách mạng thì nhẹ nhàng mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ giàu màu sắc dân gian hiện
đại nhưng cũng giàu tính triết lí khái quát, dễ đi sâu vào nhận thức, tình cảm của người đọc. Những
bài thơ nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ, kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.
- Tuy đa dạng và phong phú trong phong cách sáng tác, nhưng vẫn thống nhất ở tư duy thơ biểu

hiện bằng hình tượng thơ luôn vận động về phía sự sống, ánh sáng và con người.
Câu II (3 ĐIỂM)
A. Giải thích
+ Axít là một loại hoá chất ăn mòn.
+ Vô trách nhiệm là không muốn đảm đương bất cứ việc gì, với bất cứ ai và cả chính mình.
• Ý nghĩa; Phê phán lối sống vô trách nhiệm làm suy thoái xã hội; đề cao cách sống có trách
nhiệm.
A. Bình luận:
• Thế nào là Sống vô trách nhiệm ?
+ Đối với bản thân: Không tự nghiêm khắc để rèn luyện nhân cách; sống buông thả, sống
hoài, sống phí.
+ Đối với gia đình: không dành tình thương và trách nhiệm cho hạnh phúc gia đình.
+ Đối với xã hội: không cống hiến để xã hội phồn vinh.
• Lối sống này làm cho xã hội ngày càng suy thoái ở mọi mặt.
• Thế nào là sống có trách nhiệm ?
(Ngược lại với thói vô trách nhiệm)
• Nêu những dẫn chúng về con người lịch sử, con người xã hội,... đã sống một đời sống hữu
ích.
• Khẳng định giá trị con người khi sống có trách nhiệm.
• Liên hệ bản thân, đề ra lối sống hữu ích và tuyên chiến với thói vô trách nhiệm.
PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM)
CÂU III.a. THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (5,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây.
I. Giới thiệu:
- Hàn Mặc Tử và Huy Cận là hai trong những thi sĩ nổi tiếng của phong trào “Thơ mới” (19321941) của Việt Nam. Cả hai đều mang nỗi buồn thế hệ.
- “Đây thôn Vĩ Da” và ‘Tràng giang” là những bài thơ thuộc hàng kiệt tác trong vườn “Thơ mới”.
- Hai chủ thể trữ tình trong hai đoạn thơ đều mang cái “tôi” bế tắc, cô đơn và tha thiết, khao khát
hạnh phúc cuộc đời.
II. Nội dung
1. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử.

a. Cảm giác cô đơn vì chia cách
- Mượn hình ảnh thiên nhiên bộc lộ tâm trang.
+ Gió, mây như đôi bạn “tâm giao” của tạo vật luôn quấn quýt bên nhau, thế nhưng ở đây, “gió” ở
đầu kia, còn mây tận cuối trời tạo một khoảng cách vời vợi.
+ gió, mây đứng bên nhau nhưng “Gió theo lối gió” còn “mây đường mây” như hai ốc đảo cô đơn.
17


+ Hình ảnh “ dòng nước buồn thiu” vì chứng kiến cảnh chia lìa và cô đơn của “gió, mây”.
Dòng nước “buồn thiu” kia, có ý nghĩa tượng trưng cho dòng đời tăm tối của xã hội Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám.
b. Niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời
- Những hình ảnh: thuyền, bến sông, ánh trăng giàu ý nghĩa tượng trưng cho niềm khao khát hạnh
phúc cuộc đời.
- Hình ảnh con thuyền “mô côi’ nằm trên bến khắc khoãi đợi chờ một “vầng trăng hạnh phúc”, đã
gợi niềm tha thiết hướng đến hơi ấm tình người, tình đời và “ngôi vườn cuộc đời”.
=> “Đây thôn Vĩ Dạ” tuy có thấp thoáng bóng dáng của tình yêu lứa đôi qua giai thoại “bức
bưu ảnh” của một tiểu thư xứ Huế gởi đến Hàn Mặc Tử và trở thành niềm cảm hứng cho sự xuất
hiện của tuyệt tác thi ca này.
Nhưng, đièu đáng quý, là Hàn Mặc Tử đã vượt qua những nỗi đau thân thế và tình riêng để hướng
đến một tình yêu quê hương xứ sở.
2. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Huy Cận
a. Sự buồn lắng cô đơn trước thời khắc của ngày tàn.
- Hình ảnh thiên nhiên “Lớp lớp mây cao” ngỡ như tươi sáng nhưng thật sự “đùn” lại thành nặng
nề, u ám.
- Cả buổi chiều nặng nề ấy như đè nặng trên cánh chim nhỏ, nhưng đó là “cánh chim” hiện thân
của chủ thể trữ tình kiên quyết từ bỏ tràng giang u ám của cuộc đời, để tìm một chân trời mới.
b. Đau đáu một tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Hình ảnh con nước buồn “vời con nước” và mất luôn cả tín hiệu sự sống “không khói hoàng
hôn”, càng làm cho nỗi buồn thêm thấm sâu.

- Đó là nỗi buồn của chủ thể trữ tình mang nặng “ nỗi nhớ nhà”- quê hương xứ sở trong cảnh nước
mất nhà tan.
3, Đánh giá chung
- Đều mượn thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng.
- Cả hai đều là những thi sĩ lãng mạn với cái tôi trữ tình hoang mang bế tắc trước dòng đời u ám.
- Tha thiết hướng đến hạnh phúc cuộc đời.
- Gởi gắm tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Ý thơ giàu tính nhân văn.
- Hồn thơ u uẩn mà tình thơ cao đẹp.
CÂU III.b. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (5,0 điểm)
Đề bài yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận của mình về hai đọan văn viết về hình ảnh dòng sông
trong hai tác phẩm khác nhau. Mỗi thí sinh có thể có những cảm nhận, có cách trình bày riêng. Sau
đây là một số gợi ý:
1. Hình ảnh sông Đà nhìn trong tổng thể dòng sông
a. Vẻ đẹp trữ tình của con sông.
- Hình dáng mượt mà , đầy nữ tính thấp thóang ẩn hiện trong mây trời huyền ảo , diễm lệ của núi
rừng Tây Bắc.
- Màu sắc rất độc đáo và đặc sắc của con sông: con sông mỗi mùa có sắc màu riêng và rất khác biệt
với màu sắc của những dòng sông khác. Màu xanh của nó là màu xanh ngọc bích, khác với màu
xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Màu đỏ của con sông là màu lừ lừ chín đỏ như da mặt một
người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội vào mỗi độ thu về.
Đó là thứ màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.
b. Cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.

18


- Đó là cái tôi nghệ sĩ, rung cảm với vẻ đẹp đầy màu sắc, óng ả của nước sông Đà. Nhà văn đã nhìn
con sông bằng con mắt của một người họa sĩ.
- Đó là cái tôi tài hoa, nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ. Sông Đà, cái sợi dây thừng ngoằn ngoèo

trên đại dương đá, trở thành áng tóc trữ tình tuôn dài, tuôn dài của một người thiếu nữ thấp thóang
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân.
- Đó là cái tôi uyên bác biểu lộ qua sự phong phú về tri thức trước đối tượng miêu tả: sông Đà và
núi rừng Tây Bắc.
2. Hình ảnh sông Hương trước khi chảy vào kinh hoành Huế
a. Vẻ đẹp đặc sắc của dòng sông: trữ tình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ
- Trữ tình ở màu sắc xanh thẳm của dòng sông, ở hình dáng mềm như tấm lụa, ở khung cảnh dòng
sông nằm giữa những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời Tây
Nam thành phố, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Khung cảnh hùng vĩ: sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu
dưới chân núi Ngọc Trảng giữa hai dải đồi sừng sững như thành quách, từ đó nhìn thấy những chiếc
thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi.
a. Cái tôi lãng mạn, trữ tình của Hòang Phủ Ngọc Tường
- Đó là cái tôi của một người nghệ sĩ rung cảm trước vẻ đẹp của sông Hương, con sông đã từ lâu
gắn bó với nhà văn.
- Đó là cái tôi tài hoa, say đắm với những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của sông Hương.
- Đó cũng là một cái tôi uyên bác với sự thấu hiểu phong phú về sông Hương. Chỉ trong một đoạn
văn nhưng nhà văn đã bộc lộ được nhiều tri thức về con sông. Đúng như nhà văn đã thổ lộ: bài bút
kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết trong một thời gian ngắn nhưng nó là kết quả của mấy
mươi năm nhà văn gắn bó với sông Hương.
3.Nhận xét, đánh giá chung
- Hai đoạn văn, hai dòng sông trong hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau.
- Mỗi dòng sông có những vẻ đẹp cụ thể riêng ở hai vùng khác nhau của tổ quốc nhưng điều
thể hiện vẻ đẹp của đất nước quê hương. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của hai tác giả đối với
quê hương đất nước.
- Hai tác giả đều có phong cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác, thấm đẫm chất trữ tình lãng
mạn; điều là những cây bút tài ba của thể văn bút kí Việt Nam hiện đại.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: D

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ
đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa
như thế nào về nội dung và nghệ thuật?
Câu II (3,0 điểm)
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
19


PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 164-165)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang
cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn
ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: D
I. Các nhân vật ngạc nhiên trước việc Tràng “nhặt” được vợ và ý nghĩa … 2,0
1. Các nhân vật ngạc nhiên (0,5 điểm)
Việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên: đầu tiên là dân xóm
ngụ cư, sau đó là bà cụ Tứ, và ngay bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên. 0,5
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật (1,5 điểm)
- Về nội dung:
+ Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp.
+ Thể hiện thân phận bị rẻ rúng và tình trạng sống thê thảm của con người.
- Về nghệ thuật:
Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch
truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng của các nhân vật.
20


II Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả 3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức
bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người
nhưng khó nhận biết.
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả (2,0 điểm)
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên
trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý
trọng của mọi người dành cho mình.
+ Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi
phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân
thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.
III.a. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ, cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân
sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới cho thơ.
- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớn người Tây Ban
Nha bị bọn phát xít Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong những sáng tác tiêu biểu cho nghệ
thuật thơ Thanh Thảo.
2. Cảm nhận đoạn thơ (4,5 điểm)
*Về nội dung (3,0 điểm)
a. Hình tượng thơ:
- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca

+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc.
+ Là hiện thân của văn hoá Tây Ban Nha.
+ Là nạn nhân của những thế lực tàn ác với cái chết oan khuất, bi phẫn.
- Hình tượng tiếng đàn của Lor-ca
+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.
+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực
tại mà cái ác ngự trị.
b. Cảm xúc của tác giả:
Ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca.
*Về nghệ thuật (1,5 điểm)
- Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hoá lẫn nhau giữa ba hệ thống hình ảnh: Tây Ban Nha,
Lor-ca và tiếng đàn.
21


- Lời thơ giàu nhạc tính với việc dùng những từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ tượng thanh mô
phỏng tiếng đàn.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có hiệu quả: đối lập, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, …
III.b. Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, nhà hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; sáng tác
vừa chân thực giản dị vừa thấm đượm ý vị triết lí nhân sinh; có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí
phức tạp của con người.
- Chí Phèo và Đời thừa là những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám. “Bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” là những chi tiết
đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ
thuật Nam Cao.
2. Về chi tiết “bát cháo hành” (3,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.

+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình
yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo:
. Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm
hiện tại của mình
. Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ hội trở về với
cuộc sống lương thiện.
- Ý nghĩa về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí
và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá của tình
người.
3. Về chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” (1,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung: “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” Từ dành sẵn để Hộ có cái uống khi
tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của Từ, dù trước đó Từ vừa bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện
của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh
thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía về nghĩa tình, day dứt, ăn năn về những
hành vi vũ phu với vợ con khi say.
- Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư
tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người.
4. Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình
người của họ đã đánh thức tính người của những kẻ bị tha hoá. Những chi tiết đó đều bộc lộ niềm
tin sâu sắc vào tình người; đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của Nam Cao.
- Khác biệt. “Bát cháo hành” (và “hơi cháo hành”) được tô đậm trong tác phẩm, là một nỗi ám ảnh
đã thức tỉnh Chí Phèo, phù hợp với tâm lí của người nông dân. “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng đủ tác động làm thức tỉnh lương tri của Hộ, phù hợp với tâm
lí của người trí thức.

22



*Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng
câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.

KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
MÔN THI: NGỮ VĂN; Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần chung:
Câu I (2điểm): Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
Câu II (3điểm): Viết bài văn nghị luận bàn về ý kiến: Biết tự hào về bản thân là
cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Phần riêng: Thí sinh chỉ được chọn một trong hai đề:câu IIIa hoặc câu IIIb
Câu III a: (5điểm):
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Câu III.b:
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo của Nguyễn
Khoa Điềm :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
(Trích Đất Nước, sách Ngữ Văn, tập một, Nxb giáo dục)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C NĂM 2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (khôngkể thời gian phát đề)
23


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm
Câu I (2điểm):
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn (1,0 điểm
- Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn (1,0 điểm)
- Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng
định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước
lớn trên thế giới.
- Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở
cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
Câu II (3điểm)
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp
của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của
mình trước người khác.
- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến
sự hoàn thiện mình.
2. Luận bàn về ý kiến (2,0 điểm)
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin

hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn
hơn.
- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm
hĩnh).
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi
của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào
bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người
nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.
- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức
nhân cách
Câu III.a (5điểm):
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo; có nhiều đóng góp quan trọng
cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Chữ người tử tù (in trong tập Vang bóng một thời) là truyện ngắn xuất sắc, kết
tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
2. Phân tích tình huống truyện (4,0 điểm)
- Nội dung tình huống:
24


Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao
tù. Xét về phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp
trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương
diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến tình huống:
+ Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự

chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục (Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà
ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
+ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sở thích cao quý
của viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao: “Thiếu
chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc đêm khuya); vị thế các nhân vật bị đảo
ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu
ơn tử tù).
- Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
+ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật; làm toả sáng
vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
+ Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của
tác phẩm.
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Câu III.b (5điểm):
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm
kháng chiến chống Mĩ; thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của
người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng; là một
trong những đoạn đặc sắc, thể hiện những cảm nhận riêng, độc đáo của nhà thơ về
đất nước.
2. Phân tích đoạn thơ (4,0 điểm)
a. Về nội dung: Đất nước với cái nhìn có chiều sâu và phát hiện mới mẻ (2,5 điểm)
- Phát hiện mới từ không gian địa lý: thiên nhiên đất nước trở nên thiêng liêng, gần gũi hơn
khi có sự hoá thân của nhân dân.

+ Những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu của đất nước, in đậm dấu ấn tâm hồn, lối sống nhân
dân.
+ Nhân dân – những con người bình dị, vô danh – đã hoá thân vào đất nước; mỗi người lặng
lẽ góp phần mình làm nên vẻ kì thú của thiên nhiên và bề dày của truyền thống.
- Khái quát về đất nước với những suy ngẫm có tính triết lí sâu sắc:
25


×