Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề ôn tập TN số 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.72 KB, 3 trang )

Đề ôn thi tốt nghiệp môn sinh học
đề số 002
Câu 1: Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai
A. khác loài. B. khác thứ.
C. cùng dòng. D. khác dòng.
Câu 2: Đột biến gen là những biến đổi
A. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
B. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra
tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
D. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Câu 3: Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình
thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học vì
A. các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
B. thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ
được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn
phân huỷ ngay.
C. không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được
tổng hợp.
D. không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong
điều kiện hiện tại.
Câu 4: Hình nào dưới đây biểu diễn đúng cơ chế gây đột
biến của chất 5BU (5-brôm uraxin):
Câu 5: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến
thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm
sắc thể không phân ly.
D. tăng cường quá tYnh sinh tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 6: Một đoạn gen có tYnh tự nucleotit:


5'…A T A G X A T G X A X X X A A T…3'
3'…T A T X G T A X G A G G G T T A…5'
bị đột biến thành:
5'…A T A G T A T G X A X X X A A T…3'
3'…T A T X A T A X G A G G G T T A…5'
Đó là loại đột biến:
A. Thêm cặp nucleotit B.Mất cặp nucleotit
C. Thay thế một cặp nucleotit
D. Đảo vị trí các cặp nucleotit
Câu 7: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng đột biến nào:
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể tương hỗ
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể không tương hỗ
Câu 8: Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân
tạo trên các đối tượng
A. vi sinh vật, hạt phấn, bào tử.
B. hạt khô và bào tử.
C. hạt nẩy mầm và vi sinh vật.
D. hạt phấn và hạt nảy mầm.
Câu 9: Phần cuối của chuỗi polypeptit có trình tự axit amin
như sau:
Ser - Lys - Tyr - Arg.
Người ta đã phát hiện thể đột biến có trình tự axit amin của
chuỗi polypeptit trên bị thay đổi thành:
Ser - Lys - Tys - Arg - Glu - Ala - Gly - Glu.
Đó là loại đột biến:
A. Thay thế cặp bazơ
B. Đảo vị trí các cặp nucleotit
C. Thêm một cặp bazơ

D. Thay bộ ba kết thúc thành bộ ba có nghĩa
Câu 10: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể
truyền là
A. thực khuẩn thể và plasmit.
B. plasmit và vi khuẩn.
C. plasmit và nấm men.
D. thực khuẩn thể và vi khuẩn.
Câu 11: Nguyên nhân gây nên hội chứng Down là:
A. Do rối loạn phân li của các cặp nhiễm sắc thể 21 ở
cả hai bố mẹ trong các quá trình phân bào.
B. Do mẹ tuổi quá 40 mới sinh con.
C. Do sự kết hợp của giao tử bình thường và giao tử
có 2 nhiễm sắc thể 21.
D. Do lặp đoạn nhiễm sắc thể 21.
Câu 12: Cải củ có số lượng lưỡng bội 2n = 18. Có thể có
bao nhiêu loại thể một nhiễm ở cải củ?
A. 18 B. 9 C. 10 D. 8
Câu 13: Trên quan điểm di truyền học, bố mẹ truyền cho con
cái:
A. Những tính trạng đã hình thành sẵn.
B. Một kiểu gen xác định.
C. Chỉ những đặc điểm của bố.
D. Chỉ những đặc điểm của mẹ.
Câu 14: Sắp xếp đúng thứ tự của các đại địa chất:
A. Đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ
sinh, đại Tân sinh.
B. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung
sinh, đại Tân sinh.
C. Đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung
1

sinh, đại Tân sinh.
D. Đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại
Trung sinh, đại Tân sinh.
Câu 15: Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di
truyền là
A. tạo thể song nhị bội.
B. tạo các giống cây ăn quả không hạt.
C. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.
D. tạo ưu thế lai.
Câu 16: Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN
plasmit, người ta sử dụng enzim
A. ligaza. B. reparaza.
C. pôlymeraza. D. restrictaza.
Câu 17: Vì sao khi cho tự thụ phấn người ta có thể loại
bỏ được các gen xấu?
A. Khi tự thụ phấn, các gen xấu sẽ được biểu hiện
thành kiểu hình ở đời con.
B. Khi tự thụ phấn, các gen xấu sẽ bị chọn lọc tự
nhiên đào thải.
C. Khi cho tự thụ phấn, các gen xấu ở trạng thái lặn
biểu hiện ra kiểu hình nên dễ dàng nhận biết để
loại bỏ.
D. Khi cho tự thụ phấn, đồng hợp tử trội xuất hiện
và các gen xấu biểu hiện ra kiểu hình nên dễ
dàng nhận biết để loại bỏ.
Câu 18: Giả sử có 5 gen tham gia quy định sản lượng
sữa ở ḅ. Sự có mặt của alen trội của mỗi gen trong kiểu
gen đều góp phần tăng năng suất sữa. Kiểu gen nào
dưới đây sẽ cho sản lượng sữa cao nhât?
A. AabbddEehh B. AaBbDdEeHh

C. aabbddEEHH D. aaBBDDEeHH
Câu 19: Bệnh mù mầu ở người là tính trạng lặn liên kết
X. Bố mẹ có kiểu hình b́nh thường, sinh được hai con gái
có kiểu hình b́nh thường và một con trai bị mù mầu và
mắc hội chứng Claifentơ. Cơ chế sinh ra người con trai
là:
A. NST giới tính ở mẹ phân ly b́nh thường c̣n NST giới
tính ở bố không phân ly ở giảm phân II
B. NST giới tính ở bố phân ly b́nh thường c̣n NST giới
tính ở mẹ không phân ly ở giảm phân I
C. NST giới tính ở bố phân ly b́nh thường c̣n NST
giới tính ở mẹ không phân ly ở giảm phân II
D. NST giới tính ở mẹ phân ly b́nh thường c̣n NST
giới tính ở bố không phân ly ở giảm phân I
Câu 20: Thể đột biến là
A.Cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. Cơ thể b́nh thường không mang đột biến.
C. Cơ thể mang đột biến lặn ở trạng thái dị hợp tử.
D. Những cá thể bị chết ở giai đoạn phôi.
Câu 21: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây
đột biến nhân tạo là gây
A. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô
sống.
B. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua
các mô sống.
C. ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
D. kích thích nhưng không ion hóa các nguyên tử khi
xuyên qua các mô sống.
Câu 22: : Đơn phân của ADN là
A. nuclêôtit. B. nuclêôxôm.

C. ribônuclêôtit. D. axit amin.
Câu 23: Rễ loài thực vật A có 10 nhiễm sắc thể (viết tắt:
NST); tế bào lá của loài thực vật B có 12 NST. Lai 2 loài với
nhau, người ta thu được con lai. Sau một số thể hệ cho con
lai sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, người ta thu được con lai
hữu thụ. Số lượng NST của con lai hữu thụ và nguyên nhân
chính dẫn đến hình thành con lai hữu thụ là:
A. Con lai hữu thụ có 22 NST. Nguyên nhân: con lai bất thụ
ban đầu ngẫu nhiên được tứ bội hoá sau một số thế hệ
sinh sản sinh dưỡng.
B. Con lai hữu thụ có 11 NST. Nguyên nhân: con lai bất thụ
ban đầu ngẫu nhiên được tứ bội hoá sau một số thế hệ
sinh sản sinh dưỡng.
C. Con lai hữu thụ có 24 NST. Nguyên nhân: con lai bất thụ
ban đầu được tứ bội hoá bằng hoá chất gây đột biến sau
một số thế hệ sinh sản sinh dưỡng.
D. Con lai hữu thụ có 20 NST. Nguyên nhân: con lai bất thụ
ban đầu ngẫu nhiên được lai trở lại với loài B.
Câu 24: Người và thú có nhiều đặc điểm chung về cấu tạo
và các cơ quan tương tự như cấu tạo bộ xương, các nội
quan sắp xếp giống nhau…Những bằng chứng về nguồn gốc
động vật của con người như vậy được gọi là:
A. Bằng chứng phôi sinh học.
B. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
C. Các cơ quan thoái hoá.
D. Hiện tượng lại tổ.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Bố mẹ b́nh thường sinh con bạch tạng.
B. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
C. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ , chân dị dạng.

D. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới
nước có thêm loại lá hình bản dài.
Câu 26: Điều kiện cần thiết nhất để động vật di cư lên cạn là:
A. Thực vật đã phát triển mạnh trên đất liền.
B. Các vi khuẩn đã phát triển mạnh trên đất liền.
C. Hoạt động của núi lửa đã chấm dứt.
D. Mặt trời không còn chiếu gay gắt.
Câu 27: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể
là:
A. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
B. Quá tYnh tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
C. Sự phân ly không b́nh thường của một hay nhiều cặp
NST ở kỳ sau của quá tYnh phân bào.
D. Quá tYnh tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị
rối loạn.
Câu 28: Vì sao khi nghiên cứu hoá thạch người, các nhà
khoa học lại chú ý đến sự phát triển của xương lồi cằm?
A. Vì nó chứng tỏ con người đã biết dùng lửa.
B. Vì nó chứng tỏ con người đã biết ăn thịt động vật.
C. Đó là bằng chứng cho thấy tiếng nói đã phát triển.
D. Đó là bằng chứng cho thấy người có nguồn gốc từ động
vật.
Câu 29: Những đặc điểm nào dưới đây ở người được gọi là
cơ quan thoái hoá?
I. Người có đuôi.
II. Sự phát triển của phôi người lặp lại lịch sử phát triển của
động vật.
III. Mấu lồi ở mép vành tai phía trên.
IV. Ruột thừa.
2

Cơ quan thoái hoá gồm:
A. I, II. B. I, II, III.
C. II, III. D. III, IV.
Câu 30: Có thể tái tạo lại hình ảnh sinh vật dựa trên hoá
thạch hoá đá trầm tích vì:
A.Hoá thạch giữ lại nguyên vẹn sinh vật khi chết.
B.Các hoá thạch là một phần xương cốt của động vật.
C.Các hoá thạch cho biết tuổi của các lớp đất đá.
D.Các hoá thạch hoá đá trầm tích chính là khuôn đúc
sinh vật trong các lớp đất đá.
Câu 31: Trong số 13 loài chim sẻ Dacuyn tìm được trên
quần đảo Galapagos có một loài kiếm ăn dưới đất bằng
cách dùng mỏ ghè vỡ hạt cây nên có mỏ khoẻ và ngắn.
Đó chính là ví dụ của:
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Sự di truyền tính trạng tập nhiễm.
C. Sự thích nghi.
D. Cơ quan thoái hoá.
Câu 32: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau
đây quy định ?
A. Thời kỳ phát triển. B. Thời kỳ sinh trưởng.
C. Điều kiện môi trường. D. Kiểu gen của cơ thể.
Câu 33: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh
sản hữu tính là do
A. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
B. lai khác giống, lai khác thứ.
C. lai khác loài, khác chi. D. lai khác ḍòng.
Câu 34: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể,
dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi


A. lặp đoạn. B. đảo đoạn.
C. mất đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 35: . Người có kiểu gen dị hợp tử về một bệnh di
truyền do gen lặn quy định được gọi là thể mang bệnh
(hay thể mang). Bệnh máu khó đông ở người do đột biến
gen lặn trên NST X quy định. Các con của một người phụ
nữ b́nh thường (không phải là thể mang) với người đàn
ông bị bệnh máu khó đông sẽ có tỷ lệ mắc bệnh như thế
nào?
A. Một nửa số con gái b́nh thường và một nửa số
con trai bị bệnh máu khó đông.
B. Toàn bộ con trai b́nh thường và toàn bộ con gái là
thể mang.
C. Toàn bộ con con gái b́nh thường và toàn bộ con
trai là thể mang.
D. Toàn bộ con gái là thể mang; một nửa số con trai
bị bệnh máu khó đông và một nửa số con trai là
thể mang.
Câu 36: Trong số những nguyên nhân được liệt kê dưới
đây:
I. Thiếu các điều kiện như bầu khí quyển sơ khai
của trái đất.
II. Nếu ở đâu đó chất hữu cơ được hình thành
thì lập tức bị các vi khuẩn phân huỷ.
III. Ngày nay bầu khí quyển có quá nhiều chất ô
nhiễm.
Những nguyên nhân giải thích cho sự kiện rằng, ngày
nay sự sống không còn được hình thành từ chất vô cơ
theo phương thức hoá học, gồm:
A. I B. II C. I, III D. I, II

Câu 37: Những sự kiện nào dưới đây thuộc gia đoạn tiến
hoá tiền sinh học:
I. Hình thành các giọt côaxecva.
II. Hình thành các chuỗi polypeptit và polynucleotit.
III. Hình thành lớp màng bán thấm.
IV. Xuất hiện các enzym.
V. Xuất hiện tôm ba lá và tảo.
VI. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
Những sự kiện đó là:
A. I, II, III, IV
B. II, III, IV, V
C. I, II, III, IV, V, VI
D. I, III, IV, VI
Câu 38: Trình tự các đại trong lịch sử phát triển sự sống là:
A. Đại Nguyên sinh, Đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung
sinh, đại Tân sinh.
B. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung
sinh, đại Tân sinh.
C. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh,
đại Trung sinh.
D. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung
sinh, đại Tân sinh.
Câu 39: Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết Lamac

A. bác bỏ vai tṛ của thượng đế trong việc sáng tạo ra các
loài sinh vật.
B. chứng minh sinh giới là kết quả của quá tYnh phát triển
từ đơn giản đến phức tạp.
C. giải thích sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến
hình.

D. nêu được vai tṛ của chọn lọc tự nhiên trong lịch sử tiến
hóa.
Câu 40: Những quan điểm nào của Lamac được liệt kê dưới
đây là không chính xác?
I. V́ ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả
năng thích nghi kịp thời.
II. Không có loài nào bị đào thải trong quá tYnh tiến
hoá.
III. Các cá thể cùng loài đều phản ứng theo cách
giống nhau với sự thay đổi của điều kiện môi
trường.
Những quan điểm không chính xác gồm:
A. I, II và III
B. I và III
C. II và III
D. I và III
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×