Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Dân xố Việt Nam năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.15 KB, 1 trang )

Việt Nam: Quy mô dân số cao, chỉ số phát triển con người thấp
TP - Theo công bố hàng năm của Liên Hợp Quốc, “Chỉ số phát triển con người” của Việt Nam liên tục tăng
nhưng vẫn đứng thứ 109 trong 177 nước so sánh.
Vào Ngày dân số Việt Nam năm nay (26/12), nước ta có khoảng 85 triệu người, mật độ dân số lên tới 258 người/km2.
Trên thế giới, chỉ có 4 nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đet, Phi-lip-pin là có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn
nước ta. Trung Quốc, mặc dù có 1,3 tỷ dân nhưng mật độ dân số chỉ có 136 người/km2.
Cũng cần nói thêm rằng, mật độ dân số nước ta đã cao gần gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế
giới và gấp 10 lần mật độ dân số của các nước đã phát triển.
Căn cứ vào chỉ báo này, có thể khẳng định rằng: So với đất đai, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất cao và so với
dân số, Việt Nam là nước khan hiếm về đất đai. Mặc dù vậy, hiện nay, mỗi năm dân số nước ta vẫn đang tăng thêm
khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình.
Trong những năm qua, chất lượng dân số ở nước ta được nâng lên không ngừng nhưng vẫn chưa cao. Chỉ số phát triển
con người (The Human Development Index- HDI) được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, có thể
coi là một chỉ báo về chất lượng dân số.
Theo công bố hàng năm của Liên Hợp Quốc, “Chỉ số phát triển con người” của Việt Nam liên tục tăng nhưng vẫn đứng
thứ 109 trong 177 nước so sánh.
Điểm mạnh của nước ta là tỷ lệ dân biết chữ và tuổi thọ khá cao, nhưng sở dĩ “Chỉ số phát triển con người” còn bị xếp
hạng thấp vì năng suất lao động chưa cao và điều này liên quan tới điểm yếu thứ hai là tỷ lệ nhập học tổng hợp ở các
cấp, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp rất thấp, chỉ bằng nửa Ôtxtrâylia và đứng thứ 123 trên thế giới.
Đặc biệt, chỉ có xấp xỉ 12% lực lượng lao động nước ta có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (được đào tạo, có cấp bằng).
Cũng cần nói thêm rằng, về thể lực: tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao, khoảng 25%. Ngược lại, ở
khu vực thành thị lại có tỷ lệ đáng kể trẻ em thừa cân. Ngoài ra, năm 2005, cả nước có 5,3 triệu người tàn tật, bị mắc
bệnh bẩm sinh, bị ảnh hưởng chất độc da cam…
Mặt khác, tội phạm, tiêu cực xã hội chưa giảm cũng ảnh hưởng tới chất lượng dân số. Đặc biệt, trong 10 năm 1997-
2007, đã phát hiện và bắt giữ tới gần 20 vạn đối tượng phạm tội ma tuý, nghĩa là một đội quân khá đông đảo gây tội ác
hủy hoại toàn diện thể lực, trí lực và tâm lực một bộ phận giống nòi.
Rõ ràng, cần xây dựng chính sách dân số hiệu quả nhằm cải thiện nòi giống Việt Nam. Nên thay mục tiêu số lượng “mỗi
gia đình có 2 con” sang mục tiêu “2 con chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo”.
Cần tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện
việc nuôi dạy con cái. Cần sớm nghiên cứu, phổ biến, triển khai thực hiện Điều 21 Pháp lệnh Dân số: “Biện pháp nâng
cao chất lượng dân số”.


Sau gần nửa thế kỷ (1961-2007) thực hiện KHHGĐ, tình hình dân số nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực: Mức sinh
giảm mạnh, hiện đã đạt mục tiêu “mỗi cặp vợ chồng 2 con”, quy mô gia đình nhỏ, “cơ cấu dân số vàng”, mức chết trẻ em
giảm nhanh…, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, dân số nước ta cũng đang nảy sinh những thách thức mới: Phải đáp ứng nhu cầu KHHGĐ của hàng chục
triệu người; Sự mất cân đối giới tính của trẻ em; Già hóa dân số trong tương lai gần; Di dân mạnh mẽ, chất lượng dân số
chưa cao....
Phát hiện đầy đủ những đặc điểm, những xu hướng biến đổi, những thách thức về dân số ở nước ta là cơ sở để hoạch
định chính sách dân số hữu hiệu trong thời gian tới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×