Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KỊCH bản CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT TPHCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT MARIE CURIE
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o--GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: “THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC”
Thời gian: Thứ 2 Ngày 13/2/2017
Giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Hoàng Thông
Người thực hiện: Đặng Phước Lộc
Trịnh Thị Tú Linh
Nguyễn Hoàng Đức Khoa

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau khi tham gia buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh có khả năng:
Về kiến thức:
- Học sinh nhận thức đúng đắn ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu biết về
Liên Hiệp Quốc và vai trò quan trọng của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình và hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới.
Về kĩ năng:
- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. Rèn luyện các kỹ năng hợp tác tích cực
trong cuộc sống hàng ngày.
Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng và ủng hộ xu thế hòa bình và hữu nghị trên thế giới, căm ghét chiến
tranh, xung đột và khủng bố.
II. CHUẨN BỊ:
• Thời gian: từ 6h45’ đến 8h20’ .
• Địa điểm: Lớp 12A9.
• Cơ sở vật chất và phương tiện kĩ thuật: máy chiếu.


• Phân công nhiệm vụ:


Giáo viên:
- Chuẩn bị tư liệu về chủ đề hoạt động NGLL.
- Chuẩn bị một số câu hỏi giúp học sinh thảo luận.
- Chuẩn bị các trò chơi .
- Phần quà trao thưởng.
Học sinh:
- Ban cán sự lớp phân công các bạn trang trí bảng,laptop, máy chiếu .
- Tham khảo trước một số vần đề liên quan đến chủ đề hoạt động .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Tên hoạt
động
Khởi
động:
Tuyên bố
lí do, giới
thiệu đại
biểu, tên
chủ đề
hoạt động
(5p)

Nội dung

Ghi chú

-MC: “Kính thưa quý thầy cô và các bạn thân mến!, Em xin tự giới thiệu :
MC: Xuân
em là Xuân Quang , là học sinh lớp 12A9, và cũng là người dẫn chương trình Quang
cho tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hôm nay với chủ đề “Thanh niên với hòa
bình, hữu nghị và hợp tác”

Sau đây, em xin thông qua nội dung chương trình hôm nay gồm 3 phần
chính:
-Phần 1: là phần mở đầu, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động;
-Phần 2: Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên trong hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và văn hóa các nước ASEAN;
- Phần 3: Trò chơi giải mã ô chữ.
-MC: Để tìm hiểu sâu về chủ đề, kính mời thầy cô và các bạn cùng đến với
hoạt động 1 đó là “Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên trong hòa
bình, hữu nghị và hợp tác” thông qua phần thi trả lời câu hỏi và thuyết trình
của mỗi nhóm.

HĐI: 1/
Tìm hiểu
vị trí, vai
trò của

-MC: Thể lệ của cuộc thi như sau: có 4 nhóm mỗi nhóm sẽ bốc thăm câu hỏi, Mỗi nhóm cử
thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi, sau đó sẽ phải thuyết trình cho ý
đại diện lên
tưởng của bức tranh mà mỗi nhóm đã chuẩn bị. Ban giám khảo gồm có: thầy bốc thăm
Nguyễn Hoàng Thông , thầy Đặng Phước Lộc, cô Trịnh Thị Tú Linh và thầy


người
thanh niên
trong hòa
bình, hữu
nghị và
hợp tác
(20p)


Nguyễn Hoàng Đức Khoa, BGK sẽ chấm điểm cho mỗi phần thi, phần trả lời
và thuyết trình hay nhất sẽ nhận được một phần quà.
-MC: Xin mời đại diện 4 nhóm lên bốc thăm
Sau khi bốc thăm xong, MC: Đầu tiên mình xin mời đại diện của nhóm 1 lên
trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm 1 đưa phiếu bốc thăm cho MC, MC đọc câu hỏi, đại diện
nhóm trả lời. Sau khi trả lời xong, đại diện nhóm lên thuyết trình bức tranh
đã chuẩn bị
-MC: Tiếp theo xin mời nhóm 2….
-MC: Xin mời nhóm 3…
-MC: Xin mời nhóm 4…
Câu 1: Theo em hòa bình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, mỗi dân
tộc và toàn nhân loại?
Đáp án: Hòa bình là sự tôn trộng, hợp tác, thân thiện, giúp đõ nhau cùng
tiến bộ, cùng phát triển.Hòa bình mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi
dân tộc
Hòa bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát
triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạn phúc.Vì vậy hòa bình
phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người của
dân tộc
Câu 2:Theo em thanh niên cần làm gì để góp phần bảo vệ dân tộc?
Đáp án: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên
Tích cực trong học tập,nâng cao sự hiểu biết.Rèn luyện các kĩ năng giao
tiếp.ứng xử lịch sự,có văn hóa. Nhận thức đúng về tình hữu nghị, hợp tác
giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Có thái độ cảm thông,chia sẻ
và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Góp phần tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu: sự bình đẵng giữa
các dân tộc và quyền con người, bảo vệ môi trường, khắc phục sự đói
nghèo, bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự hợp tác và

phát triển bền vững.
Câu 3: Nêu tóm tắt vai trò của LHQ?
Đáp án: Là cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế
giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của
các dân tộc
LHQ giữ vị trí nổi bật, có vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống chính
trị thế giới LHQ đã trở thành một diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều
kiện chung sống hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị-xã hội khác
nhau.
Câu 4: ASEAN được thành lập vào thời gian nào? Hiện tại ASEAN có bao
nhiêu thành viên, kể tên?
Đáp án: Ngày 8/8/1967
Có 10 thành viên:Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore,Thái Lan,
Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia.)
Sau khi các nhóm hoàn thành phần thi, MC nhận và đọc kết quả từ BGK.

2/ Văn hóa -MC: Sau đây để góp phần không khí thêm sôi nổi và giúp các bạn hiểu biết

BGK thảo
luận và chấm
điểm cho
mỗi nhóm

BGK tặng
quà cho học
sinh


các nước
ASEAN

(15p)

thêm về các tổ chức trên thế giới, mời các bạn tham gia trả lời các câu hỏi
mà ban tổ chức đã chuẩn bị . Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một bao lì
xì.
-MC đọc câu hỏi và mời các bạn dơ tay trả lời
Câu 1: Việt Nam gia nhập LHQ năm nào? Năm 1977
Câu 2: Trụ sở LHQ đặt ở đâu? Niu Oóc-Mỹ
Câu 3: WHO là tổ chức nào của LHQ? Tổ chức y tế thế giới
Câu 4: Hiện nay ASEAN có mấy thành viên? 10 thành viên
Câu 5: Việt Nam gia nhập chính thức ASEAN năm nào? Năm 1995
Câu 6: Khi mới thành lập ASEAN gồm mấy thành viên? 5 thành viên
Câu 7: ASEAN được thành lập ngày tháng năm nào? 8/8/1967
Câu 8: Nhìn cờ và đoán tên nước Mỹ, Indonesia, Thái Lan

HĐ2/ GIải
mã ô chữ
(30p)

-MC: Tiếp theo xin mời thầy cô và các bạn cùng tham gia vào trò chơi “giải
mã ô chữ”. Mình xin thông qua thể lệ trò chơi như sau: Sẽ có 7 câu hỏi,
tương ứng với 7 câu trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được một phần quà, và 7
câu trả lời đó cũng là các gợi ý để tìm ra từ khóa của ô chữ. Bạn nào tìm
được từ khóa sẽ nhận được 1 phần quà đặc biệt.
-MC đọc câu hỏi cho cả lớp tham gia trả lời.
Ô CHỮ:
1
VANHOA
2
BOCAU

3
HIROSIMA
4
NINHTHUAN
5
HOABINH
6
LUAGAO
7
LIENHIEPQUOC
-Câu hỏi:
1/ Phong tục, tập quán là một phần của…Việt Nam
2/ Đây là biểu tượng của hòa bình
3/ Thành phố đầu tiên chịu thảm họa bom nguyên tử
4/ Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của việt nam được xây dựng ở tỉnh nào?
5/ Đây là niềm khát vọng của nhân loại? Chim bồ câu là biểu tượng cho khác
vọng này
6/Việt Nam xếp thứ 3 trên TG về xuất khẩu….
7/ Một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới,
phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác
quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc.
-Từ khóa: Hội nhập
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, quá trình đó đã, đang đưa lại cho đất nước ta nói chung và cho
thanh niên nói riêng những thời cơ xen lẫn những thách thức lớn.
Đứng trước tình hình đó, với vị trí, vai trò là người chủ hiện tại và tương lai
của nước nhà, thanh niên Việt Nam chiếm gần 30% dân số, là lực lượng
sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp



thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý
hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới,
cái tiến bộ của nhân loại. Thanh niên chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn
đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực
và trên thế giới, có tinh thần xung phong, tình nguyện, chủ động và tự tin
hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết thúc trò chơi, MC: Sau đây em xin mời thầy Nguyễn Hoàng Thông lên
tổng kết lại buổi sinh hoạt

GVHD

Thầy Nguyễn Hoàng Thông

Sinh Viên

Đặng Phước Lộc



×