Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Những câu phỏng vấn bằng tiếng Anh và tiếng Việt thông dụng thường gặp khi đi xin việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.49 KB, 22 trang )

Nhung cau interview bang tieng anh va tieng viet thong dung thuong gap khi di xin viec
lam:
1. Why do we hire you over than other peoples? (tai sao cong ty phai nhan ban
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.

14.
15.

16.

lam viec ma ko phai la nguoi khac?)
What is your greatest strength? (diem manh cua ban la gi?)
What are your weaknesses? (diem yeu cua ban la gi?)
Lam` duoc nhung gi` va co kha nang gi dac biet?(what can you do and what are
your special ideas to work ?)
Ban co the lam gi cho cong ty phat trien? (how can you help our company
development?)
Ban da hoc o truong nao` , chuyen nganh` (which university did you graduated
and your major?


Xem bang cap.( look at your diploma)
Co’ kha nang tham gia lam viec va hoac dong nhom co tot’ ko? ( can you work
and enjoy good with your team)
Kha nang lam viec tu lap co tot’ ko? ( how much independent ability to work do
you have?)
How would you make a good employee?(bang cach nao ban co the tro thanh
mot nhan vien tot’?)
How much experience do you have? (ban co duoc bao nhieu kinh nghiem cho
cong viec nay?) Answer: well, I haven’t experienced yet but I’m looking forward
to learning about the oil industry (da, toi chua co kinh nghiem trong nghe
nghiep nhung toi rat mong muon’ duoc hoc hoi ve nganh cong nghiep dau)->>
(tham khao cau tra loi` nay di nghe chuan lam’ do’)
Why do you need this job? (tai sao ban can cong viec nay`?)
If we hire you, when will you able to start working? (neu cong ty nhan ban lam
viec, thi` khi nao ban co the bat’ dau` lam viec?) answer: whenever you allow
me to start working.
Why do you want to work here? (tai sao ban muon lam o cong ty nay`?)
What can you bring to the job, as an experienced team player ? ( ban co the
mang den nhung gi trong cong viec nhu la mot cau thu bong da’ giau` kinh
nghiem?)
Why do u think you are suitable to the job ?( vi sao ban nghi ban thich hop cong
viec nay )

Nhung cau giao tiep thong dung bang tieng anh thuong gap hang ngay`:


1. Hi boss, sir, mr(for men)/madam/ miss(co)/ mrs (ba`)/ ms( ba` nhung muon
2.

3.

4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.

dau’ la minh da ket hon) + name
How are you? / How are you doing? / How do you do? Answer: I’m good,ok,
fine, so so, not bad, still alive(dung cho nguoi minh hok muon noi chuyen, bat
dat’ di~ moi tra loi` cho lich su hoac la kidding) sau do noi: Nice to meet you or
pleased to meet you or I’m glad to know you or I’m happy to know you.

Did you sleep good last night? (for close peoples)
How was your work? Answer: it’s/ my work was …..
Did you enjoy it well? Answer: yes, I did… or no I didn’t … khi do ban se hoi la:
why? / Tell me about it? Sau do la ke ra ly do….
Anything news from your work or life? ……..
Can you do me a favour? ( toi lam phien ban mot viec duoc ko?) answer: yes,
you can/ go head/ tell me about it if I can I will/ sure, you can ,…..nhieu` lam’
tu xu~ di hiihihihi
May/ can I help you? (toi co the giup gi cho ban?)
May I go now? (toi co the di duoc chua? ==>> dung khi xin phep ai do de ve`)
May I introduce my friend to you? +ten nguoi noi chuyen( sir, mr: …) toi co the
gioi thieu ban cua toi voi ngai` duoc ko?
Can I (see it/ have a look)? “ IT ” o day chi do` vat ong co the thay the tu ngu~
thich hop ma dung`.
What more do you want? (Ban con muon gi nua~?)
Anything else? + Name of the peoples you are speaking with…
What did you do about it? Ban da~ lam gi voi van’ de` nay?
What time is it now / what is the time? Cho hoi may gio roi`?
Where will you meet me? Ban se gap toi o dau?
May I know your name? Xin vui long cho biet ten cua ban “ BAN” o day la chi
ten nguoi tuy` truong hop ma thay the’ vao`
Make yourself comfortable please! Xin cu’ tu nhien.
Don’t be late! Dung den’ muon.
Be on time! Hay~ den dung gio nhe’
Don’t forget! Xin dung co quen
Come in! moi vao`
Do not enter! Cam’ vao`
Come this way! Xin moi di loi’ nay`
Get out from here! Go away! Ra khoi day ngay (dung truong hop khan cap’
hoac boss noi~ gian)

Do not touch? Dung co cham vao`!


Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng
Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về
những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng “quay“. Dưới đây là
một số tình huống giúp bạn tham khảo:
Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?”
Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị,
kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào
nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng
làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của
bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải.
Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”
Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều
thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa
dạng hơn…”
Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm
việc tại công ty này?”
Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn
cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển.
Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?”
Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến
những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn
yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm
rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị
đang mở rộng ở khu vực châu Á”…
Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?”
Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí
này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng

nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một
cách rõ ràng và chính xác.


Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?”
Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc
và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về
những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu
thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng
hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu.
Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì
về công ty không?”
Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người
phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những
thông tin chung về công ty. Nếu họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của
bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm
rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn.
Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?”
Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho
họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp
ích cho công việc hiện tại của bạn.
Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”
Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống
phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có
thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả
lời khéo léo.
Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc
của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là
một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất
khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi

hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo,
điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”.
Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?”
Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì
cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những
công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh


nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra
nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết các
kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng
thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ.
Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?”
Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra
lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây
không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý
đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm.
Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?”
Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các
kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà
tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn
và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần
tuyển.
Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ
chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?”
Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở
hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà
tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể.
Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?”
Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về

những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào
để vượt qua các khó khăn thử thách đó.
Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như:
“Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?”
“Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung
đột trong môi trường làm việc?”
“Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?”
Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất
cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển


dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong
công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này
vào câu trả lời của bạn.
Những câu hỏi không thích hợp:
Trong trường hợp gặp phải những câu hỏi không phù hợp hoặc quá
khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câu hỏi dạng này.
Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con
cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếm
một công việc nào đó. Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia
đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớn
thời gian cho con cái của họ.
Với những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời
một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp, chẳng hạn như một số gợi ý
sau:
“Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên
tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí
tuyển dụng mà công ty yêu cầu thì tốt hơn”.
“Tôi không hiểu câu hỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng
và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty. Ông có thể

nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng,
và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến
những điều ông yêu cầu”.
Những câu hỏi hóc búa:
Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt
lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung
đột với đồng nghiệp, hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyển
dụng hỏi bạn về các vấn đề này. Cách tốt nhất để đối phó với các câu
hỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những
đồng nghiệp cũ một cách quá đáng.
Ví dụ:
Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào
một trong những câu hỏi hóc búa sau:


“Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không
hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…”
“Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa
thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếu
suy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi
hoàn toàn không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng
tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”.
Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau
đây là gợi ý cho bạn: “Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn
đề cá nhân chứ không phải vì công việc”.
Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra, bạn có thể nói như sau: “Đã có
một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi
không muốn thảo luận về nó nữa”.

Những câu trả lời phỏng vấn hay và dở

Nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng (NTD) nghĩa là bạn
đã đặt được một chân vào các vòng cuối cùng của cuộc đua. Nhưng
đây là phần cam go nhất mặc dù chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, thậm
chí 15 phút. Vậy NTD thường hỏi ứng viên những câu hỏi nào và làm
thế nào bạn có thể chiến thắng các đối thủ khác? Câu trả lời là: NTD
chỉ thích các câu trả lời thông minh và gây ấn tượng nhất của ứng
viên.
H: Hãy cho tôi biết về bạn
Cách trả lời thứ 1: Tôi có sáu năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều ngành
nghề khác nhau: từ tiếp thị, quảng cáo đến kinh doanh. Tôi còn làm
việc trong ngành thương mại điện tử trong hai năm qua, và có nhiều
kiến thức về thị trường. Tôi có khả năng phân tích và sử dụng máy
tính thành thạo. Hơn nữa, tôi là người có tinh thần đồng đội và cầu
tiến. Tôi biết phát triển bản thân mình qua những thử thách đã trải
qua.
Đây là một cách trả lời hay. Bằng cách nhấn mạnh những thông tin cụ
thể về khả năng, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, bạn mang đến
cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng thể về bản thân mình. Ngoài ra


câu trả lời trên không chỉ đề cập đến khả năng chuyên môn của bạn
mà còn thể hiện bạn có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi
người xung quanh, là “kỹ năng mềm” được nhiều nhà tuyển dụng chú
trọng ngày nay.
Cách trả lời thứ 2: Tôi có ưu thế làm việc trong lĩnh vực quan hệ công
chúng và báo chí. Tôi từng làm việc ở nhiều công ty khác nhau và
nhận được nhiều giải thưởng. Tôi làm việc chăm chỉ, và có thể chịu
được áp lực cao. Tôi có kỹ năng giao tiếp khá tốt và có thể thiết lập
mối quan hệ thân thiện với mọi người.
Đây không phải là câu trả lời hay. Hầu như các câu mô tả đều chung

chung, không cụ thể. Nếu trình bày rõ ràng và cụ thể hơn, câu trả lời
này có thể chứng minh được kinh nghiệm, khả năng và cá tính của
bạn, nhờ đó sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Vì vậy, bạn cần RÕ RÀNG, CỤ THỂ & THUYẾT PHỤC khi trả lời câu hỏi
phỏng vấn.
H: Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
Cách trả lời thứ 1: Tôi ấp ủ nhiều mục tiêu hoài bão cho sự nghiệp của
mình, nhưng không may công ty hiện tại không cho tôi cơ hội thăng
tiến mà tôi mong đợi. Vì vậy, tôi đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những
cơ hội khác thay vì dành quá nhiều thời gian cho một công việc mà tôi
không có cơ hội thăng tiến. Và quý công ty chính là nơi tôi tin mình có
thể đạt được mục tiêu hằng ấp ủ của mình.
Đây là một cách trả lời hay. Câu trả lời này cho thấy bạn là người biết
đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho sự nghiệp và cuộc đời mình. Câu trả
lời này cũng hết sức khéo léo không đề cập đến những khía cạnh tế nhị
khác khiến một người quyết định rời bỏ công ty hiện tại như vấn đề
lương bổng, sự quản lý tồi hay do mâu thuẫn với sếp.
Cách trả lời thứ 2: Công việc tôi từng làm chẳng có gì để phát triển cả.
Tôi muốn tìm một công việc đem lại nguồn động lực, nguồn cảm hứng
mới mà nhờ đó tôi có thể phát triển và được thử thách. Tôi muốn tìm
kiếm sự thoải mái trong công việc, và tôi muốn cuộc sống của tôi cân
bằng hơn bằng cách giảm bớt việc đi công tác.


Đây không phải là một câu trả lời hay. Cách trả lời này có vài điểm tiêu
cực. Thứ nhất, nói rằng bạn đang chán và đang tìm một việc mới mang
đến nguồn động lực mới có thể là một điều nguy hiểm. NTD có thể
nghĩ rằng bạn rất khó vừa lòng, hoặc bạn sẽ bỏ đi một khi bạn đã nắm
vững mọi việc. Thứ hai, hãy cẩn thận với cách nói “cân bằng hơn trong
cuộc sống” của bạn đấy. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho NTD

nghĩ rằng bạn không sẵn sàng làm nhiều việc khi có yêu cầu.
H: Hãy cho tôi biết mức lương mong muốn của bạn?
Cách trả lời thứ 1: Thực sự là tôi cần thêm thông tin về công việc trước
khi chúng ta bắt đầu bàn bạc về vấn đề lương bổng. Vì vậy, tôi muốn
thảo luận vấn đề này vào các buổi phỏng vấn sắp tới. Nếu có thể, tôi
muốn biết ngân sách của quý công ty dành cho vị trí này.
Đây là một cách trả lời hay. Trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho tới
khi bạn có thể nắm chắc là NTD sẽ tuyển chọn bạn vì khi đó bạn có
đầy đủ tự tin để thương lượng lương. Bạn cũng cần tất cả những thông
tin cần thiết trước khi quyết định. Đây không chỉ là vấn đề lương cơ
bản mà là những yếu tố quan trọng khác như cổ phần, điều kiện làm
việc linh hoạt và những lợi ích khác (tiền thưởng, lương tháng 13, cơ
hội đào tạo và phát triển…)
Cách trả lời thứ 2: Tôi chắc rằng mức lương nào mà công ty đề nghị
cũng đều công bằng cho một người có khả năng như tôi. Lương không
phải là điều quan trọng nhất đối với tôi. Điều tôi cần tìm là cơ hội.
Đây không phải là câu trả lời hay. Rõ ràng câu trả lời này sẽ có lợi cho
nhà tuyển dụng và bất lợi với bạn. Chẳng lẽ bạn không muốn được trả
lương xứng đáng cho tài năng của mình hay sao?
Trả lời phỏng vấn còn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của bạn. Ví dụ, nếu
bạn không muốn làm việc ngoài giờ, hãy nói rằng bạn chỉ có thể làm
thêm một số giờ nhất định ngoài giờ làm việc chính thức. Điều đó khác
với nói rằng bạn không sẵn sàng làm thêm giờ.

10 câu hỏi kinh điển trong buổi phỏng vấn


Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng
vấn. Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu
không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng

đầu!
Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Có đến 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi
này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây!
Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút
về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này
(bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…). Hãy chuẩn
bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với
vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn
không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa
với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh
hóa chất!
Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu
về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn
cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ
nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc
trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây”
thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để
đúc kết được điều này.
Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng
bạn?
Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị
3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù
hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho
“đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng,
bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình
sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.
Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?



Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp
khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong
công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều
này còn tùy thuộc vào NTD. Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng
Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment
International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả
lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền
hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em,
môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi
trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”. Theo chị X, ứng viên này là
người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt
nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ
nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi
như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.
Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu
của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục
nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý
thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc
chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Như vậy,
NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản
thân.
Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?
Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu
hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục
NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc
cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn
cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện. Chẳng hạn:

“Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần
mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc
đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại
quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên
mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó
được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”
Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa?
Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?


Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu
thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến
khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một
chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến
mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng
nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành
thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận
cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”
Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới
là gì?
Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng
những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5
năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một
doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa
Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm FTMS.”
Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những
người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng
vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí
bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức

lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp
nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu “khoảng” hơn là một
con số chính xác.
Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công
việc! Hãy hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều
kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào
ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả
các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”
Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là
nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do
cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời
phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được. Vì thế, bạn đừng bao giờ học
thuộc lòng những ví dụ trên đây rồi “trả bài” cho NTD! Chúng chỉ đóng


vai trò định hướng, gợi cảm hứng cho bạn sáng tạo và tìm ra những
cách trả lời phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn may mắn khi tìm việc
nói chung và dự phỏng vấn tuyển dụng nói riêng

Mười cách trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì
vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của
nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng
một số gợi ý giúp bạn “ghi điểm”:
1. Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được
không?
(hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn
công việc này?)

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về
cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở
một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học,
mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về
các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách
thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc
với người mới”.
2. Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay
những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả
lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay
muốn cọ sát với những thử thách mới.
3. Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác?
(hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho
công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng


của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của
bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng
cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của
mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”.
4. Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì
đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh
nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này
của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.
5. Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi
đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn
bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết
thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong
quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.
6. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng
bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó
phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm
đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.
7. Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so
với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc
này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.
8. Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết
định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác:
“Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy
hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng


làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ
vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”.
9. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn
trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có
sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó,
bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những
mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm
làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi
hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý
muốn tìm hiểu về công ty.

“Bí quyết” cho sinh viên mới ra trường

Bạn vừa kết thúc khóa học 4 năm và nhận được bằng ĐH. Bạn cũng đã
trải qua một cuộc phỏng vấn cam go và nhận được một công việc phù
hợp. Bạn cần làm gì tiếp theo?
Dưới đây là các bí quyết giúp bạn tồn tại và phát triển trong môi
trường lao động khắc nghiệt, trích từ quyển 101 lời khuyên cho sinh
viên mới tốt nghiệp của tác giả Susan Morem.
Thay đổi
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến
lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ
khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo
công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy
bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau
đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
Tạo ấn tượng đầu tiên


Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt
hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run
rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người
thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp
(không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với
tất cả mọi người bạn gặp.

Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp
dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu
bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt
tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên
nghiệp hơn.
Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt. Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một
trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong
những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là
mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm
đáng tiếc.
Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải
làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây
có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với
những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu
quả.
Luôn đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc
10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn
cũng không nên đến muộn. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về
muộn hơn mọi người.
Đừng lề mề, chậm chạp
Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với
những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là


bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay bạn đang làm một việc
vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn, hãy chia nhỏ thời gian

để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả
năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.
Hoàn thành công việc nhanh chóng
Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu trong khi thứ năm
bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn
bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và
dành nhiều thời gian để xem xét lại.
Đọc và sửa tất cả các tài liệu
Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm
tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây
ra nhiều hậu quả trầm trọng và có khi là rất buồn cười nữa đấy.
“Chuyên nghiệp” khi dự tiệc ở công ty
Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa
tiệc văn phòng, bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ vì vẫn mang tính chất
công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân
thiện, lịch sự.
Nhiệt tình với các đồng nghiệp
Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các
đồng nghiệp bằng cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui và chia
buồn với họ khi họ gắp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng
đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầu tháng con
của các đồng nghiệp trong công ty.
Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích
công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên,
không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình
thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn
như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể
hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.



Biết nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là
đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một
khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những tình
huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ
và quyết định.
Luôn mang theo danh thiếp
Bạn không thể biết khi nào bạn gặp khách hàng hay đối tác. Do đó,
hãy luôn để danh thiếp trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có
chẳng may gặp khách hàng hay một người nào đó quan trọng trong
siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận được cdanh
thiếp của họ
Những câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng
Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) thường sẽ hỏi
“Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là
dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. NTD đang tìm cách đánh giá sự
sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt
các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Vậy bạn
sẽ đặt câu hỏi gì để NTD phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của
bạn?
Tìm hiểu về công ty
Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty,
rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự
nghiệp lâu dài.




Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?

Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong
tương lai?
Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển


Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc
bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên
trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm
trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn:


Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí
này?



Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm,
thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này
trước đây?



Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên
không?



Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các
phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.


Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ
giữa các phòng ban này.



Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển
chung của công ty?
Xin cho



Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp:
NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty
hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi
thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn:


Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục
tiêu nào trong 12 tháng tới?



Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc
của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?
Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan
trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và

cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định
chính xác cho sự lựa chọn của mình.


Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người
phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu
hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.

Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?
Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ
lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội
việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.
Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn
chắc chắn giành được công việc mơ ước:
Trang phục
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang
nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ
hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ
đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời
gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và
những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng
vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu
kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của
nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn

2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự
cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công
việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi
đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.


Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có
khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không
ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần
những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến
mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp
tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một
khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng.
Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân.
Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập
đến chúng.
Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi
phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội,
việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với
NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất
cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác
học để trao giải Nobel.
Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man
trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên
nghiệp trước mặt NTD.

Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau.
Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách
hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là
người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò
chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả
năng làm việc hiệu quả.
Hãy nói lời cảm ơn


Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và
một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng
vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không.
Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn,
cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc này và sẽ liên hệ họ lần
nữa trong thời gian sớm nhất.



×