Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hướng Dẫn Chung Của Khu Vực Về Tham Gia Cộng Đồng Trong Đánh Giá Tác Động Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 77 trang )

Hướng dẫn chung của khu vực về tham gia cộng đồng
trong Đánh giá Tác động Môi trường
-

Campuchia, CNDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam<Dự thảo về Tham vấn cộng đồng>
16 tháng Tám, 2016 –31 tháng Mười 2016

Dự thảo Hướng dẫn Khu vực về tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
được phối hợp xây dựng bởi Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi trường
gồm 25 thành viên đại diện cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Campuchia, CHDCND
Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, và hiện được công khai đăng tải để lấy ý kiến phản hồi và đóng
góp từ đông đảo các bên liên quan có quan tâm.
Hướng dẫn khu vực về Đánh giá tác động môi trường đã được xây dựng nhằm chia sẻ mối quan tâm
chung về tăng cường sự tham gia cộng đồng một cách có ý nghĩa trong quá trình lập kế hoạch, trong
bối cảnh ngày càng có nhiều dự án đầu tư ở khu vực Mê kông. Mục đích của Hướng dẫn này là
hướng dẫn thực hành triển khai qui trình tham gia cộng đồng một cách có ý nghĩa trong quá trình
Đánh giá tác động môi trường ở khu vực Mê Kông, nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả quá trình
ĐTM, đồng thời giảm rủi ro cho dự án cũng như các bên liên quan tham gia. Việc vận dụng tài liệu
này sẽ giúp mang lại kết quả phát triển công bằng hơn, bền vững hơn và tốt hơn. Hướng dẫn này là
cách tiếp cận “thực hành tốt” cấp khu vực đối với tham gia cộng đồng trong ĐTM và được kỳ vọng sẽ
bổ khuyết cho những qui định liên quan trong hệ thống luật pháp và chính sách của các quốc gia đã
có hướng dẫn chi tiết hơn về “cách thực hiện”. Đối tượng sử dụng Hướng dẫn này dự kiến là các bên
đề xuất dự án, tư vấn ĐTM, các cơ quan chính phủ, những người bị ảnh hưởng, các tổ chức phi chính
phủ và tổ chức xã hội dân sự, và các đối tượng khác.
Sau khi thành lập nhóm vào tháng Tám năm 2015, Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá
tác động môi trường đã cung cấp một diễn đàn đa bên về hợp tác khu vực nhằm tăng cường chính
sách và thực hành ĐTM cũng như tăng cường hợp tác phát triển toàn diện và bền vững trong khu
vực. Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi trường là nhóm đa dạng gồm các
thành viên đại diện cho chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự từ 10 cơ quan bộ
ngành khác nhau ở năm nước hạ nguồn sông Mê Kông. Nhóm có sự trợ giúp của các cố vấn kỹ thuật
trong nước và chuyên gia kỹ thuật quốc tế khác.


Để biết thêm thông tin chi tiết về Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi
trường và tham vấn cộng đồng trong khu vực sông Mê kông, vui lòng truy cập địa chỉ:
/>Hướng dẫn tiếp cận tài liệu
Dự thảo Hướng dẫn khu vực về ĐTM hiện đã có bản tiếng Anh để thu thập ý kiến đóng góp (và tải
về) trên trang website: />Khi đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hướng dẫn trên mạng, vui lòng cung cấp thông tin chi tiết tiểu
sử của quý độc giả, và điền ý kiến của mình cạnh đoạn tài liệu tương ứng. Nếu là ý kiến nhận xét
chung, vui lòng cung cấp ở cuối chương hoặc cuối tài liệu. Thông tin tiểu sử của quý độc giả sẽ được
lưu lại trên mạng, chỉ trong trường hợp quý vị truy cập vào tài liệu từ cùng một máy tính. Các chi tiết


về tiểu sử của độc giả sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích các ý kiến phản hồi nhưng sẽ không
công khai.
Các phiên bản của dự thảo Hướng dẫn này bằng tiếng Khơ-me, Lào, Mianma, tiếng Thái, và tiếng Việt
hiện đang được hoàn tất và sẽ sớm được đăng tải trên cùng địa chỉ trang web đã nêu ở trên.
Thời gian tham vấn
Từ ngày 16/ 8 / 2016 đến ngày 31/10/2016 (Giờ Băng-cốc)
Ngoài cơ hội được tham gia ý kiến trực tuyến, tham vấn rộng rãi với công chúng cho dự thảo Hướng
dẫn này sẽ được tiến hành nhằm giới thiệu dự thảo và huy động đóng góp và ý kiến phản hồi của các
bên quan tâm, bao gồm khối doanh nghiệp tư nhân, tư vấn ĐTM, các cơ quan chính phủ, các tổ chức
phi chính phủ/ tổ chức xã hội dân sự, các viện nghiên cứu và đào tạo, và các đối tác phát triển. Các
buổi họp tham vấn công chúng dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng Mười năm 2016: tại Băng cốc,
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Pênh, Viên-chăn, và Yangon. Chi tiết thời gian và địa điểm
các sự kiện này sẽ được xác nhận và công bố sau.
Xin quý vị lưu ý rằng ý kiến nhận xét chỉ được chấp nhận trên nền trực tuyến và thông qua các buổi
họp tham vấn công chúng. Chúng tôi không tiếp nhận được các ý kiến thông qua kênh thông tin khác
(như điện thoại, thư điện tử, fax hay bưu điện).
Quản lý và giải quyết các ý kiến nhận xét
Cuối giai đoạn tham vấn (ngày 31 tháng Mười), mọi ý kiến trong dự thảo Hướng dẫn sẽ được thu
thập và tổng hợp bởi Ban Thư ký của Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực và sẽ được xem xét bởi
các thành viên Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi trường tại cuộc họp


tiếp theo tổ chức vào đầu tháng Một năm 2017. Mọi thông tin về cá nhân liên quan đến ý
kiến đóng góp/nhận xét của các bên đều không được công bố. Nếu ý kiến đóng góp có
thông tin cá nhân, giúp xác định danh tính người góp ý, hoặc bất cứ thông tin nào có khả
năng ảnh hưởng xấu đến cá nhân hay tổ chức cụ thể, thì các phần đó sẽ được gỡ bỏ. Do đặc
thù rộng lớn củaquá trình tham vấn này, chúng tôi rất mong quý vị thông cảm rằng chúng
tôi không thể phúc đáp lại từng ý kiến đóng góp của quý vị.
Thông tin liên lạc
Vui lòng gửi mọi thắc mắc của quý vị đến địa chỉ:
Đại diện cho Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi trường, chúng tôi mong
chờ sự tham gia đóng góp của quý vị trong quá trình trao đổi ý kiến!
Trân trọng,

Christy Owen
Chương trình hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông về Môi trường/ Pact Thái lan
Ban Thư ký Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực
về Đánh giá tác động môi trường
-Băng-cốc, Thái Lan-


Nhóm chuyên gia kỹ thuật của khu vực về Đánh giá tác động môi trường

Hướng dẫn của khu vực về
Tham gia cộng đồng trong
Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)

Dự thảo để tham vấn và thu thập ý kiến

Bản thảo ngày 16/ 8/ 2016



Lời mở đầu
Tài liệu Hướng dẫn của khu vực về tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) (“Hướng dẫn”) được phối hợp xây dựng bởi 25 thành viên Nhóm công tác kỹ thuật
của khu vực về ĐTM, đại diện cho các tổ chức cơ quan chính phủ và phi chính phủ, với sự
trợ giúp của các cố vấn kỹ thuật. Ý kiến đóng góp và phản hồi sau khi tiếp nhận thông qua
các buổi họp tham vấn quốc gia trong giai đoạn từ tháng Chín đến tháng Mười năm 2016,
với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, tư vấn ĐTM, tổ chức xã
hội dân sự, đối tác phát triển và các bên có quan tâm, sẽ được sử dụng để hoàn thiện dự
thảo Hướng dẫn này.

Tài liệu Hướng dẫn này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ hảo tâm của nhân dân Mỹ thông qua
cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong Chương trình hợp tác giữa các nước tiểu
vùng sông Mê Kông về Môi trường, do Pact phối hợp thực hiện với Mạng lưới tuân thủ và
thực thi luật pháp Môi trường Châu Á (AECEN). Pact và AECEN, cùng các đối tác khác đã tạo
điều kiện thúc đẩy và hỗ trợ Nhóm công tác kỹ thuật của khu vực về ĐTM xây dựng Hướng
dẫn này. Các nội dung trong tài liệu Hướng dẫn này không nhất thiết phản ánh quan điểm
của USAID hay của Chính phủ Mỹ.


Mục lục
1.

Giới thiệu tổng quan và Sự cần thiết của Hướng dẫn .................................................. 1

2.

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN.................................................................. 3


3.

MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG ĐTM ................................................ 5
3.1. MỤC TIÊU CỦA ĐTM ................................................................................................... 5
3.2. NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA ĐTM ................................................................................... 6
3.3. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN CHÍNH TRONG ĐTM VÀ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................................................................................ 8
3.4. CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG ĐTM VÀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................... 11
3.5. CÁC VẤN ĐỀ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG ĐTM ............................................................. 12

4

NGUYÊN TẮC CHUHNG ĐỂ THAM VẤN CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA ....................... 15
4.1.THÔNG TIN CHUNG VỀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI ............. 15
4.2. NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA ............................... 15
4.3. KHUNG CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG .......................................................... 20
4.4. THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG BÊN NGOÀI QUÁ TRÌNH ĐTM ..................................... 22

5.

TÓM TẮT THAM GIA CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC BƯỚC CHÍNH CỦA QUI TRÌNH ĐTM ........ 24

6.

BƯỚC 1: THAM GIA CỘNG ĐỒNG KHI SÀNG LỌC ....................................................... 25
6.1. MỤC ĐÍCH CỦA THAM GIA CỘNG ĐỒNG KHI SÀNG LỌC ........................................... 25
6.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................................ 25
6.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP ............................................................... 26
6.4. CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA TẠI BƯỚC SÀNG
LỌC .................................................................................................................................. 27


7.

BƯỚC 2: THAM GIA CỘNG ĐỒNG KHI XÁC ĐỊNH PHẠM VI ......................................... 29
7.1. MỤC ĐÍCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI XÁC ĐỊNH PHẠM VI............................ 29
7.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................................ 29
7.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP ............................................................... 35
7.4. CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC XÁC ĐỊNH
PHẠM VI ........................................................................................................................... 35

8. BƯỚC 3: THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP BÁO
CÁO ĐTM ....................................................................................................................... 37
8.1. MỤC ĐÍCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP
BÁO CÁO ĐTM ................................................................................................................. 37
8.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................................ 38
8.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP ............................................................... 42
8.4. CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC ĐIỀU TRA
NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM................................................................ 44
9. BƯỚC 4: THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KẾ HOẠCH
QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 46
9.1. MỤC ĐÍCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KẾ
HOẠCH QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................................. 46
9.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................................ 47
9.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP ............................................................... 49
i


9.4. ...... CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC THẨM
ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM ........................................................................................................ 50
10. BƯỚC 5: THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI RA QUYẾT ĐỊNH VỀ BÁO CÁO ĐTM VÀ KẾ

HOẠCH QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG .............................................................. 52
10.1. MỤC ĐÍCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI RA QUYẾT ĐỊNH ................................ 52
10.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ....................................................... 52
10.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP .............................................................. 53
10.4. CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC RA QUẾT
ĐỊNH VỀ ĐTM ................................................................................................................... 53
11. BƯỚC 6: THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KHI THỰC THI, TUÂN THỦ VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN ..
............................................................................................................................... 54
11.1. MỤC ĐÍCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI, TUÂN THỦ
VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN .............................................................................................. 54
11.2. DỰ KIẾN CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ....................................................... 55
11.3. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VÀ THU THẬP .............................................................. 57
11.4. CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC THỰC
THI, TUÂN THỦ VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN ..................................................................... 58

PHỤ LỤC I: THÀNH VIÊN NHÓM CÔNG TÁC KỸ THUẬT CỦA KHU VỰC VỀ ĐTM ............... 59
PHỤ LỤC II: THUẬT NGỮ CHÍNH VÀ ĐỊNH NGHĨA .............................................................. 61
PHỤ LỤC III: MẪU KẾ HOẠCH THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ............................................... 66
PHỤ LỤC IV: ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHẦN MÔ TẢ DỰ ÁN .............. 69

DANH MỤC CÁC HÌNH ĐỒ THỊ
HÌNH1: CHU TRÌNH DỰ ÁN ......................................................................................................... 4
HÌNH2: TRÌNH TỰ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ................................................................................. 6
HÌNH3: CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG QUI TRÌNH ĐTM VÀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ............. 12
HÌNH4: KHUNG CẤP ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ............................................................. 21
HÌNH5: PHẠM VI THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG TỪNG BƯỚC ĐTM.............................. 22
DANH MỤC CÁC BIỂU
BIỂU 1:THÀNH PHẦN CHÍNH THAM GIA QUÁ TRÌNH ĐTM ........................................................ 9
BIỂU 2: DANH SÁCH CÁC BÊN LIÊN QUAN TIỀM NĂNG............................................................. 19
BIỂU 3: TÓM TẮT BUỔI HỌP SÀNG LỌC .................................................................................... 26

BIỂU 4: NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở BƯỚC SÀNG LỌC ........................ 27
BIỂU 5: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA TẠI BƯỚC SÀNG
LỌC
.................................................................................................................................. 28
BIỂU 6: TÓM TẮT THAM GIA CỘNG ĐỒNG KHI XÁC ĐỊNH PHẠM VI ......................................... 31
BIỂU 7: BƯỚC XÁC ĐỊNH PHẠM VI – NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN .......... 34
BIỂU 8: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC
XÁC ĐỊNH PHẠM VI ................................................................................................................... 35
ii


BIỂU 9: BƯỚC ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM – TÓM TẮT NỘI DUNG
THAM GIA ................................................................................................................................. 39
BIỂU 10: BƯỚC ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM – NHU CẦU THÔNG TIN
VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN ...................................................................................................... 43
BIỂU 11: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC
ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM ............................................... 44
BIỂU 12: BƯỚC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM – TÓM TẮT CÁC CUỘC HỌP ................................ 48
BIỂU 13: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM ...................................................................................................... 50
BIỂU 14: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC
RA QUYẾT ĐỊNH ĐTM ............................................................................................................... 53
BIỂU 15: CÁC CÂU HỎI CHÍNH DÀNH CHO THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA Ở BƯỚC
THỰC THI, TUÂN THỦ VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN .............................................................. 58

iii


1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HƯỚNG DẪN
1.1 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một qui trình phổ biến, được quốc tế công nhận

thực hiện xác định, dự đoán, đánh giá, và giảm thiểu các tác động tiềm tàng từ các dự án
phát triển đối với môi trường và xã hội trước khi đưa ra những quyết định và cam kết
quan trọng.1
1.2 Mặc dù thủ tục ĐTM đều đã được qui định tại tất cả các nước khu vực sông Mêkông –
như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – song vẫn còn nhiều hạn chế
quan trọng về thực hiện ĐTM một cách có hiệu quả. Những hạn chế này bao gồm nhiều
yếu tố, như chất lượng tổng thể của các đánh giá, cân nhắc về các phương án thay thế,
giám sát và tuân thủ, sự tham gia có ý nghĩa của các bên liên quan, v.v... Những thách
thức này dẫn tới tồn tại nhiều dự án yếu kém với nhiều tác động bất lợi không mong
muốn; bị chậm tiến độ và có xung đột với cộng đồng, dẫn tới tăng chi phí cho chủ dự án;
và làm suy giảm phát triển bền vững về lâu dài trong khu vực.
1.3 Chính bởi những lý do đó, gần đây ĐTM đã trở thành một vấn đề được nhiều chính phủ,
tổ chức xã hội dân sự, và khu vực doanh nghiệp tư nhân cùng quan tâm. Mối quan tâm
này được thể hiện qua hàng loạt nỗ lực cải cách về ĐTM đang được thực hiện trong khu
vực. Trong năm 2015, lại xuất hiện một khuynh hướng quan trọng nữa đó là sự ra đời
của Cộng đồng kinh tế các nước Đông Nam Á (gọi tắt là AEC). AEC được kỳ vọng sẽ thúc
đẩy sự phát triển một thị trường và nền tảng sản xuất chung của khu vực này, tăng
cường năng lực cạnh tranh của cả khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng và đẩy
nhanh tiến độ hội nhập của mười quốc gia thành viên trong khu vực với nền kinh tế thế
giới. Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) đã xác định
rõ nhu cầu cấp thiết phải đơn giản hóa, hài hòa hóa, và chuẩn hóa các quy trình thương
mại và hải quan nhằm tạo thuận lợi cho lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và vốn trong
khu vực. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi
trường một cách hiệu quả và phù hợp, đầu tư và thương mại ngày càng tăng có thể sẽ
gây ra những hậu quả không mong muốn dẫn đến suy giảm nghiêm trọng nguồn vốn tự
nhiên trù phú của khu vực, mất mát sinh kế, cùng nhiều hậu quả ngắn và dài hạn khác
nữa..
1.4 Thách thức còn tồn tại trong việc xây dựng cơ chế hiệu quả nhằm đánh giá các tác động
môi trường và xã hội của những dự án có thể có các tác động xuyên biên giới, như ô
nhiễm không khí, tác động đến đa dạng sinh học, và tác động xã hội. Song song với việc

tăng đầu tư vào các dự án phát triển khu vực có quy mô lớn, mối quan tâm hiện nay
dành cho ĐTM phản ánh tầm quan trọng của việc tăng cường chính sách và thực hành về
ĐTM nhằm giải quyết qui mô khu vực ngày càng lớn của các hoạt động đầu tư và tác
động của các hoạt động đầu tư đó.
1.5 Một hạn chế lớn trong quy trình ĐTM hiện nay chính là chưa có sự tham gia hiệu quả
của các bên liên quan trong quá trình ĐTM, đồng thời đây cũng được xem là một cơ chế
quan trọng góp phần giải quyết chính những thách thức nêu trên. Huy động sự tham gia
của các bên liên quan trong qui trình ĐTM - đặc biệt là những đối tượng chịu ảnh hưởng
1

Thuật ngữ chính và định nghĩa trong tài liệu này được trình bày tại Phụ lục II.
1


trực tiếp và gián tiếp của dự án phát triển - sẽ làm tăng hiệu quả của qui trình ĐTM
thông qua việc hỗ trợ xác định và giải quyết những vấn đề và mối quan tâm chính, song
song với việc đảm bảo có được những kết quả về phát triển bền vững hơn, công bằng
hơn và có chất lượng hơn. Sự tham gia của công chúng là nền móng thiết lập các mối
quan hệ vững mạnh, hiệu quả, và có ý nghĩa xây dựng, rất cần thiết để quản lý thành
công những tác động môi trường và xã hội của dự án.
1.6 Tham gia của cộng đồng là một qui trình huy động sự tham gia của những người chịu
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi một quyết định cụ thể trong quá trình ra quyết
định, tạo điều kiện thúc đẩy những quyết định bền vững bằng cách cung cấp cho người
tham gia những thông tin họ cần để họ có thể tham gia một cách có ý nghĩa, và phổ biến
cho họ biết những đóng góp của mình có thể tác động như thế nào đến quyết định đó.
1.7 Tài liệu Hướng dẫn của khu vực về tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) (‘Hướng dẫn") giới thiệu một cách tiếp cận chung, xuất phát từ bối cảnh
của khu vực sông Mê Kông, giúp tăng cường công tác thực thi tham gia cộng đồng và
tiếp cận thông tin trong khung khổ pháp luật hiện hành của quốc gia về ĐTM. Vì thế, các
nội dung trong Hướng dẫn có mục đích đóng góp làm tư liệu tham khảo và làm cơ sở

tăng cường chính sách và thực hành ĐTM trong khu vực sông Mê Kông, trong bối cảnh
đầu tư và tác động khu vực ngày càng nhiều, giúp hiện thực hóa phát triển bền vững của
khu vực.

2


2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN
2.1 Mục đích của cuốn Hướng dẫn của khu vực về tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) (‘Hướng dẫn’) là cung cấp các chỉ dẫn thực hành để thực hiện
tham gia cộng đồng có ý nghĩa trong quá trình ĐTM ở khu vực sông Mê Kông.
2.2 Việc vận dụng Hướng dẫn này là để tăng cường hiệu suất và hiệu quả của quá trình
ĐTM, đồng thời giảm rủi ro cho cả dự án và tất cả các bên liên quan tham gia, và cuối
cùng mang lại kết quả phát triển công bằng hơn, bền vững hơn và tốt hơn. Hướng dẫn
này là cách tiếp cận “thực hành tốt” đối với tham gia cộng đồng trong ĐTM có cân nhắc
đến luật pháp và hướng dẫn hiện hành của các quốc gia. Đối tượng sử dụng Hướng dẫn
này bao gồm những người bị ảnh hưởng bởi dự án, các bên đề xuất dự án, tư vấn ĐTM,
các cơ quan chính phủ, tổ chức phí chính phủ và tổ chức xã hội dân sự, và các đối tượng
khác có quan tâm đến quá trình ĐTM và việc thực hiện các dự án đầu tư.
2.3 Phạm vi áp dụng của Hướng dẫn bao gồm tất cả các dự án phát triển, tại các nước khu
vực sông Mê Kông gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam, phải thực
hiện ĐTM theo các qui trình ĐTM như luật pháp trong nước qui định.
2.4 Phù hợp với mục đích của Hướng dẫn này, thuật ngữ Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) là thuật ngữ được dùng, theo đúng nghĩa rộng hiện nay được qui định về ĐTM ở
các nước. Do hầu hết các nước đều áp dụng định nghĩa ĐTM bao gồm việc đánh giá tất
cả các tác động (trực tiếp, gián tiếp, tích lũy, xã hội) đối với con người và môi trường.
ĐTM lưu ý rõ ràng về yêu cầu phải có một qui trình đánh giá càng hoàn thiện càng tốt khi
xem xét và đánh giá mọi tác động từ dự án.
2.5 Mục tiêu chung của qui trình tham gia của công chúng trong ĐTM là để đảm bảo mọi tác
động môi trường và xã hội từ dự án được đề xuất đều được phản ánh trong Báo cáo

ĐTM và được đánh giá bởi Tư vấn ĐTM, sau đó được rà soát thẩm định bởi cơ quan ra
quyết định, và đảm bảo mọi tác động đều được quản lý trong Kế hoạch Quan trắc và
Quản lý môi trường của dự án đó. Mục tiêu này cũng bao gồm các phương án giải quyết
mọi xung đột hoặc khiếu nại, kể cả đền bù có thể phát sinh trong quá trình thi công xây
lắp hoặc vận hành dự án. Cuối cùng, tham gia cộng đồng có thể được vận dụng để đảm
bảo tuân thủ và thực thi hiệu quả Kế hoạch Quan trắc và Quản lý môi trường cũng như
đảm bảo hoàn thành những cam kết và hứa hẹn mà dự án đưa ra.
2.6 Hướng dẫn này được xây dựng để chỉ dẫn về thực hiện tham gia cộng đồng, bổ sung cho
các chính sách và thực hành hiện hành của quốc gia, nhưng không thay thế các qui trình
ĐTM của quốc gia đó. Hướng dẫn này được soạn thảo dựa trên kết quả phân tích các
văn bản luật, qui định, chính sách, và hướng dẫn hiện hành ở khu vực sông Mê Kông2 và
có mục đích góp phần vào nỗ lực chung của khu vực trong việc hài hòa hóa các chính
sách và thực hành ở những nội dung tương đồng song vẫn tôn trọng những khác biệt
đặc thù. Nhờ thế, sử dụng Hướng dẫn này sẽ góp phần đạt được các mục tiêu trong Hiến
2

Báo cáo chỉ dẫn về ĐTM ở khu vực Mekong: Phân tích so sánh ĐTM ở các nước Hạ nguồn sông Mê Kông
/>3


chương ASEAN là “nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo tổn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân
trong khu vực.”3
2.7 Tham gia cộng đồng là quá trình diễn ra trong toàn bộ vòng đời của dự án, từ khi nghiên
cứu tính khả thi của dự án đến khi kết thúc dự án và hồi phục môi trường. Vì vậy, tài liệu
này cung cấp hướng dẫn chi tiết về thiết kế và thực hiện tham gia cộng đồng trong quá
trình ĐTM, về yêu cầu thông tin cần có và về thời điểm, cách thức cung cấp thông tin đó
cho các bên liên quan khác nhau.
2.8 Sau phần tổng quan về qui trình ĐTM nói chung và nêu bật một số nguyên tắc chính của
tham gia cộng đồng, Hướng dẫn này đưa ra các chỉ dẫn chi tiết cho sự tham gia cộng

đồng trong ĐTM ở từng bước chính của quá trình ĐTM, trong đó sự tham gia cộng đồng
là quan trọng và phù hợp nhất. Với cấu trúc tài liệu như vậy, Hướng dẫn này là cẩm nang
thực hành cho những người/tổ chức thực hiện ĐTM trong cả quá trình ĐTM.
2.9 Vì Hướng dẫn này tập trung vào qui trình ĐTM cụ thể, nên sẽ không đề cập chi tiết đến
các nội dung khác trong chu trình phát triển dự án, như cấp chính sách hay chiến lược vĩ
mô hơn, hay những nội dung trong các nghiên cứu tiền khả thi trước khi bắt đầu quá
trình ĐTM. Tuy vậy, nhiều nguyên tắc và biện pháp thực hành nêu trong Hướng dẫn này
có thể vân dụng được cho các quá trình ra quyết định khác bên ngoài quá trình ĐTM
chính thức. Hình 1 minh họa mối quan hệ giữa chu kỳ vòng đời của dự án và đánh giá tác
động môi trường, và mối liên quan của các bước trong ĐTM với vòng đời dự án.
Hình 1: Chu trình vòng đời dự án (Phỏng theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốcUNEP)
Đánh giá chi tiết các tác động quan trọng
Xác định nhu cầu giảm thiểu tác động
Đầu vào phục vụ phân tích chi phí-lợi ích
Lựa chọn địa
điểm, sàng lọc
môi trường,
đánh giá ban
đầu, xác định
phạm vi các vấn
đề quan trọng
Thay đổi về
quản lý dự án và
bài hoc kinh
nghiệm cho dự
án trong tương
lai

3


N/C tiền khả thi

Thiết kế chi tiết các
biện pháp giảm
thiểu
tác động

N/C khả thi

Thiết kế
kỹ thuật

Đề xuất dự án

Giám sát & đánh giá

Thực hiện

Thực hiện
biện pháp
giảm thiểu
tác động và
chiến lược
môi trường

Quan trắc và hậu kiểm

Hiến chương ASEAN, Điều 1, khoản 9
4



3. MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG ĐTM: BỐI CẢNH THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG
3.0.1 ĐTM là một quá trình đang được tất cả các chính quyền trong khu vực sông Mê Kông
áp dụng và được thế giới công nhận là một công cụ quan trọng nhằm đánh giá và
phân tích các tác động tiềm tàng về môi trường và xã hội của các đề xuất dự án phát
triển và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và quản lý các tác động tiềm
tàng đó. ĐTM cũng được coi là một quá trình nhằm xác định và đáp ứng các mối
quan tâm chính của Đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác.
ĐTM hiệu quả có thể giúp phòng tránh hoặc giảm nhẹ các xung đột xã hội có thể nảy
sinh từ một dự án được xây dựng mà ít có sự tham gia của cộng đồng địa phương
hay ít có cảnh báo trước để cân nhắc các yêu cầu và mối quan tâm của họ.
3.0.2 Toàn bộ quá trình ĐTM, bao gồm cả sự tham gia hiệu quả của cộng đồng như mô tả
trong Hướng dẫn này, phải được hoàn thành trước khi chính thức thông qua một đề
xuất dự án. Điều này là vô cùng quan trọng bởi vì một trong những mục tiêu chính của
ĐTM là bảo đảm tránh hoặc giảm bớt các tác động tiêu cực của đề xuất trước khi các
tác động đó phát sinh. Do vậy, điều thiết yếu là các hoạt động thi công hay thực hiện
dự án không được phép thực hiện trước khi hoàn tất qui trình ĐTM
3.1 MỤC TIÊU CỦA ĐTM
3.1.1 Các mục tiêu chính của ĐTM là:
● Đảm bảo rằng những cân nhắc về mặt môi trường được giải quyết và tích hợp rõ
ràng trong quá trình ra quyết định phát triển;
● Dự đoán trước vàtránh, giảm thiểu hoặc bồi hoàn những tác động bất lợi quan trọng
về mặt lý sinh và xã hội và những tác động khác có liên quan của các đề xuất dự án
phát triển;
● Bảo vệ năng suất và năng lực của các hệ tự nhiên và các quá trình sinh thái duy trì
các chức năng của các hệ tự nhiên; và
● Thúc đẩy phát triển bền vững vàtốiưu hóaviệc sử dụng nguồn lực và các cơ hội quản
lý.4
3.1.2 Khi ứng phó với các tác động tiềm ẩn đã được xác định của một dự án, ĐTM cần đề

xuất chiến lược nhằm hạn chế các tác động tiêu cực lên môi trường, xã hội, các cá
nhân và nền kinh tế. Các chiến lược này thường được gọi là cácbiện pháp giảm nhẹ,
nhưng cũng cần được hiểu và được đề xuất một cách toàn diện hơn theo trình tự
giảm thiểu tác động. Trình tự giảm thiểu tác động, được mô tả trong Hình 1, được áp
dụng phổ biến nhất trong quản lý rủi ro và tác động đối với đa dạng sinh học và các
dịch vụ hệ sinh thái, nhưng cũng có thể áp dụng cho tất cả các rủi ro và tác động của
đề xuất dự án. Có thể thấy rằng việc quản lý rủi ro và tác động sẽ có hiệu quả và tác
dụng nhất nếu tuân thủ theo trình tự logic sau:5
 Thứ nhất – tránh các tác động trước khi chúng xảy ra;
4

Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá Tác động (1999).Những nguyên tắc thực hành tốt nhất về Đánh giá tác động Môi
trường, />5
Tư vấn Đa dạng sinh học (2015).Hướng dẫn liên ngành về Trình tự giảm thiểu tác động, Sáng kiến Liên ngành
về Đa dạng sinh học.
5






Thứ hai– khi không thể tránh được các tác động, thì giảm thiểu thời gian, cường
độ, mức độ nghiêm trọng và/ hoặc phạm vi của các tác động;
Thứ ba – khi các tác động xảy ra, thì phục hồi hoặc khôI phục lại môi trường, địa
điểm và/hoặc cộng đồng bản địa; và
Cuối cùng – khi vẫn còn lại các tác động nghiêm trọng, cần đền bù hoặc bồi
hoàncho các tác động đó.

Trường hợp không thể giảm thiểu được các tác động, dự án được đề xuất có thể không

được phép triển khai.
Hình 2: Trình tự giảm thiểu tác động6
ần

Tác động thực

Tác động
tích cực
thực
Tác
động

Tác
động
còn
lại

Tác
động
Giảm
thiểu

Tránh

Tránh

Bồi
hoàn
Phục hồi


Không
tổn thất

Phục hồi

Giảm
thiểu

Giảm
thiểu

Tránh

Tránh

Để đạt được những mục tiêu trên cần phải áp dụng một khung ĐTM hợp lý dựa trên một số
nguyên tắc chính.
3.2 NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA ĐTM
3.2.1 Để ĐTM có tác dụng như một công cụ ra quyết định, phải áp dụng tất cả các nguyên
tắc chính dưới đây:
1. Qui trình rõ ràng, hiệu quả và có cơ sở pháp lý
2. Bên đề xuất dự án chịu chi phí đăngký và đánh giá
3. Sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng vào tất cả các bước trong qui trình
4. Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan được tiếp cận thông tin
5. Tất cả các thông tin liên quan đều sẵn có
6. Ra quyết định công khai và dựa trên bằng chứng
7. Thực thi, tuân thủ, và giám sáthiệu quả
3.2.2 Qui trình rõ ràng, hiệu quả và có cơ sở pháp lý
Khung pháp lý cụ thể có vai trò quan trọng đối với việc thiết lập và phát huy chức năng
của hệ thống ĐTM ở mỗi nước. Do đó, cần có cơ sở pháp lý rõ ràng về ĐTM, qui định

các trình tự thủ tục cần thực hiện, mang lại tính chắc chắn của ĐTM cho tất cả các bên
liên quan – bao gồm Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án, Bên đề xuất dự án, tư vấn
6

Phỏng theo Tư vấn Đa dạng sinh học, Phân cấp Giảm nhẹ,
/>6


ĐTM, cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước (không chỉ trong lĩnh vực môi
trường), và các bên khác có quan tâm– và đảm bảo sựnhất quán vềcách tiếp cậntheo
thời gian. Tính chắc chắn và nhất quán như vậy giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình
trong hệ thống. Tuân thủ cùng một qui trình pháp lý được phổ biến rộng rãi cũng làm
giảm nguy cơ tranh chấp tiềm ẩn có thể phát sinh một khi ra quyết định.
3.2.3Bên đề xuất dự án chịu chi phí đăng ký và đánh giá
Qui trình ĐTM là một nội dung đầu tư của bên đề xuất dự án trong thiết kế, lập kế
hoạch và quản lý dự án, đặc biệt đối với các đề xuất phát triển trọng điểm nhiều lĩnh
vực và nhiều giai đoạn. Thống nhất với “Nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả phí”7,
bên đề xuất dự án phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến quá trình ĐTM, bao gồm
cả việc qui định và thực hiện Tham gia của cộng đồng trong dự án của họ. Tham gia
của cộng đồng là một nội dung bắt buộc trong qui trình ĐTM, bên đề xuất dự án và tư
vấn ĐTM phải đảm bảo đủ ngân sách cho Tham gia của cộng đồng.
3.2.4 Cộng đồng không phải chịu các chi phí tham gia qui trình ĐTM, hay chi phí thẩm định,
phê duyệt ĐTM của chính phủ. Tất cả các chi phí này cần đưa vào dự toán kinh phí
ĐTM tổng thể do bên đề xuất dự án chi trả. Kết quả của ĐTM cũng đưa ra một loạt các
nhiệm vụ về quan trắc và quản lý nếu đề xuất dự án được triển khai thực hiện, trong
đó có một số nhiệm vụ có sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng. Ngân sách dự
án cần dự trù đủ kinh phí cho các hoạt động này – cho dù các hoạt động này do nội bộ
bên đề xuất thực hiện, do một bên thứ 3 bên ngoài hay do đại diện cộng đồng thực
hiện. Tất cả các chi phí gắn với việc thực hiện ĐTM và thực hiện Kế hoạch quan trắc và
quản lý môi trườngđã được phê duyệt phải được coi là một phần trong chi phí kinh

doanh.
3.2.5Sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng vào tất cả các bước trong qui trình
Mục tiêu chính của ĐTM là giảm nguy cơ xung đột xã hội phát sinh từ các dự án bằng
cách đảm bảo rằng tất cả Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và những Bên liên quan
khác được tham gia, được đánh giá và tôn trọng trong việc ra quyết định về các đề
xuất phát triển. Để đạt được mục tiêu này, tham gia của cộng đồng cần được thực
hiện một cách qui củ và có kế hoạch trong suốt quá trình ĐTM (và trong suốt quá trình
thực hiện và vận hành dự án). Những nỗ lực huy động sự tham gia của cộng đồngphải
là thực sự ý nghĩa, không mang tính chiếu lệ hay thực hiện chỉ để đối phó với luật
định. Tham gia của cộng đồng cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và
hoàn cảnh của các thành phần tham gia.
3.2.6Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quankhác được tiếp cận thông
tin
Để tham gia hiệu quả vào quá trình ĐTM và để đưa ra quyết định có đầy đủ thông
tinvề ĐTM, Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác phải được
tiếp cận tất cả các thông tin liên quan. Tiếp cận thông tin liên quan bao gồm cả tiếp
cận thông tin kỹ thuật. Thông tin cần được cung cấp theo hình thức và ngôn ngữ dễ
7

Nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải Trả phí ủng hộ một thông lệ phổ biến trong đó bên gây ô nhiễm phải chịu
chi phí quản lý ô nhiễm nhằm ngăn ngừa thiệt hại tới sức khỏe con người hoặc môi trường.

7


hiểu và trong thời gian đủ để nhóm đối tượng chínhcó thể sử dụng, cân nhắc và trả lời
được.
3.2.7 Tất cả các thông tin liên quan đều phải sẵn có
Để ĐTM thật sự là một công cụ hỗ trợ quyết định và lập kế hoạch hữu ích, ĐTM cần
phải dựa trên tất cả các thông tin có liên quan, bao gồm các thông tin khoa học, kiến

thức bản địa và kiến thức địa phương, được thu thập qua sự tham gia cộng đồng thực
chất và có ý nghĩa. Xác định các thông tin có liên quan cần cân đối giữa việc dựa vào
kiến thức toàn diện, cập nhật nhất với những thông tin có thể thu thập được (chi phí
phải chăng, phù hợp với hoàn cảnh đề xuất phát triển cụ thể).
3.2.8 Ra quyết định công khai và dựa trên bằng chứng
Một quá trình ĐTM hiệu quảcần được phía đề xuất dự án (và/hoặc tư vấn ĐTM) chuẩn
bị và chính phủ xem xét, nhằm xác định xem dự án có nên tiếp tục triển khai hay
không. Quá trình này cần được thực hiện minh bạch và trên cơ sở các phân tích hợp
lý. Bước xem xét ĐTM của Chính phủ cần được tách ra khỏi công việc chuẩn bị ĐTM và
có thể cần phải có ý kiếnnhận xét về mặt chuyên môn, cùng với bước xem xét kỹ thuật
sử dụng các ý kiến đóng góp từ quá trình tham gia của cộng đồng. Quyết định cuối
cùng về việc có duyệtĐTM và dự án hay không cần căn cứ vào bằng chứng trong báo
cáo ĐTM và thông tin mà cộng đồng trình chính phủ. Toàn bộ qui trình xem xét và ra
quyết định cần minh bạch, cho phép cộng đồng theo dõi và đóng góp cho quá trình
đó, tiếp cận được quyết định cuối cùng và các căn cứ cho quyết định đó.
3.2.9 Thực thi, tuân thủ và giám sát hiệu quả
Qui trình ĐTM chính thức kết thúc bằng một quyết định, nhưng báo cáo ĐTM được
duyệt và Kế hoạch quan trắc và quản lý môi trườngtrong báo cáo là các công cụ quan
trọng nhằm đảm bảo giải quyết được các tác động của dự án theo đúng cách đã
duyệt. Để đảm bảo tính liêm chính của hệ thống ĐTM, chính phủ và các thành phần
khác ở bên ngoài, bao gồm cộng đồng địa phương, phải được tham gia giám sát hiệu
quả thực hiện của dự án và đảm bảo tuân thủ với tất cả các cam kết và nghĩa vụ nêu
trong báo cáo ĐTM và Kế hoạch quan trắc và quản lý môi trường. Như vậy có nghĩa là
chính phủ và các thành phần khác ở bên ngoài được tiếp cận thông tin quan trắc cũng
như có cơ hội tự thực hiện các hoạt động giám sát. Cơ chế giám sát và các phát hiện
được áp dụng trong dự án phải được công khai để tất cả các bên liên quan có thể tin
tưởng vào dự án và ĐTM trong hiện tại và cả trong tương lai. Giám sát là một công
việc vô cùngquan trọng để đảm bảo mọi tác động bất lợi cònlại không lớn hơn dự
báotrong quyết định phê duyệt dự án, và để xác định thêm các biện pháp giảm thiểu
tác động nếu cần thiết.

3.3 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN CHÍNH TRONG ĐTM VÀ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
3.3.1 Việc thực hiện một qui trình ĐTM và Tham gia của cộng đồng hiệu quả vớisự tham gia
của một số bên liên quan, mỗi bêncóvai trò và trách nhiệm khác nhau. Bảng 1 dưới
đây tóm tắt các thành phần chính tham gia.
Biểu 1: Thành phần chính tham gia quá trình ĐTM
Bên liên quan
Vai trò và Chức năng trong quá trình ĐTM
8


Cơ quan có thẩm
quyền về ĐTM

Bên đề xuất dự án

● Giám sát thực hiện khung ĐTM, bao gồm:
− Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn môi trường liên quan
− Thiết lập các qui trình Tham gia của cộng đồngcần thiết
− Duy trì và cập nhật danh mục Sàng lọc (hoặc cơ chế tương tự
phục vụ phân loại dự ánđể sàng lọc)
− Ghi nhận hoặc ủy quyềncho phép tư vấn thực hiện ĐTM
● Quản lý hồ sơ các đề xuất dự án đang trong giai đoạn thực hiện
ĐTM.
● Ra quyết định Sàng lọc.
● Ra quyết định dựa vàoBáo cáo xác định phạm vi và bản dự thảo
Điều khoản Tham chiếu.
● Rà soátdự thảo Báo cáo ĐTM và đưa ra các khuyến nghị để ra
quyết định.
● Thực hiệncác qui trình tham gia của cộng đồng như là một nội

dung của bước Rà soát Báo cáo ĐTM.
● Cấp giấy phép môi trường để triển khai
● Lưu giữ các hồ sơ tất cả tư liệu trình chính phủ của các bên
liên quan trong suốt quá trình ĐTM và thông tin về cách xem
xét các hồ sơ đó trong các bước ra quyết định như thế nào.
● Khởi xướng đề xuất dự án.
● Bắt đầu và tuân thủ toàn bộ quá trình ĐTM, các điều khoản và
điều kiện ĐTM, đặc biệt với nội dungTham gia của cộng đồng.
● Huy động tư vấn ĐTM.
● Tài trợ cho tất cả các hoạt động ĐTM bao gồm qui trìnhTham gia
của cộng đồng tại tất cả các bước của quá trình ĐTM, giảm thiểu
tác động và bồi thường cho các tác động.
● Đóng góp vào và thông qua các nội dung ĐTM đã nộp, bao gồm:
− Sự tuân thủ của ĐTM theo các văn bản luật, quy định và điều
khoản tham chiếu của báo cáo;
− Tính chính xác và tính đầy đủ của báo cáo;
− Cách tiếp cận cho sự tham gia của cộng đồng.
● Tham gia các qui trình tham gia của cộng đồng với Tư vấn ĐTM
khicần.
● Công khai tất cả các thông tin liên quan về đề xuất dự án và ĐTM.
● Thực hiện tất cả các cam kết trong quá trình ĐTM và trongKế
hoạch quan trắc và quản lý môi trường.
● Quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hoạt động phát
triển và các các tác động môi trường và xã hội có liên quan.

9


Tư vấn ĐTM


Đối tượng chịu
ảnh hưởng bởi dự
án

Các bên liên quan
khác (bao gồm:
các tổ chức phi
chính phủ địa
phương, quốc gia
và khu vực; các
hiệp hội công
nghiệp và thương
mại;giới truyền
thông,;tổ chức
nghiên cứu và đào
tạo, các tổ chức
khu vực)

● Chủ trì quá trình ĐTM (thường là các bước xác định phạm vi, Điều
tra nghiên cứu ĐTM và Báo cáo).
● Liên hệ với Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên
quan khác.
● Đề xuất và thỏa thuận với bên đề xuất dự án các phương án thay
thế và các biện pháp giảm thiểu tác động.
● Chủ trì các qui trình tham gia của cộng đồng cho đến khi báo cáo
ĐTM được trình nộp.
● Khi được yêu cầu, tham gia các qui trình tham gia của cộng đồng
trong các bước ra Quyết định và thẩm định báo cáo ĐTM.
● Quản lý mọi hồ sơ đóng gópdo các bên liên quan nộp cho
bên đề xuất dự án và tư vấn ĐTM, trong suốt quá trình ĐTM và

thông tin vềcách giải quyết những đóng góp đó trong báo cáo
ĐTM như thế nào.
● Biết các đề xuất dự án tại khu vực có thể gây ảnh hưởng đến
mình.
● Đọc và xem xét các thông tin về đề xuất dự án có thể ảnh hưởng
đến mình
● Tham gia, trong khả năng của mình, với Bên đề xuất dự án, tư vấn
ĐTM, những Đối tượng khác chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên
liên quan khác về đề xuất dự án.
● Giúp xác định các rủi ro và tác động tiềm tàng của các đề xuất dự
án, cũng như xác định các chiến lược phòng tránh tác động và
phương án thay thế có thể cho dự án.
● Xác định và truyền đạt các nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của
cộng đồng đối với đề xuất dự án.
● Đóng góp, nộp thông tin, tài liệu, ý kiến tham gia với Bên đề xuất
dự án, tư vấn ĐTM và cơ quan có thẩm quyền về ĐTM.
● Đóng góp kiến thức và chuyên môn kỹ thuật cho quá trình ĐTM.
● Cho phép tiếp cận tới cơ sở dữ liệu về môi trường và xã hội.
● Hỗ trợ Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan
khác hiểu được các khái niệm và tham gia vào các qui trình ĐTM.
● Phổ biến thông tin về đề xuất dự án và các qui trình ĐTM.
● Đóng góp tài liệu và ý kiến tham gia chính thức cho Bên đề xuất
dự án, tư vấn ĐTM và cơ quan có thẩm quyền về ĐTM.

10


Chính phủ của các
nước láng giềng


● Thông báo cho nước láng giềng về các đề xuất dự án và các tác
động tiềm tàngxuyên biên giới và thực hiện tổ chứcĐTM xuyên
biên giới phù hợp.
● Tham gia vào các qui trình ĐTM xuyên biên giới có liên quan đến
đề xuất dự án tại các nước láng giềng có tác động xuyên quốc gia
tiềm tàng.
● Tạo thuận lợi tham gia cộng đồng cho công dân các nước láng
giềng trong các qui trình ĐTM về các đề xuất dự án có tiềm ẩn tác
động xuyên biên giới.
● Chia sẻ thông tin về nhu cầu, các vấn đề được quan tâm, và tập
quán địa phương có liên quan đến đề xuất dự án, các tác động,
các biện pháp giảm thiểu tác động và quản lý.

3.4 CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG ĐTM VÀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
3.4.1 Việc xây dựng dự án và hệ thống ĐTM tại vùng sông Mê Kông thường theo một qui
trình chuẩn về thực hiện ĐTM. Các bước chính trong ĐTM cần có tham gia của cộng
đồngđược xác định như sau:
1.
Sàng lọc–– là quá trình rà soát lại đề xuất dự án nhằm quyết định có cần thực
hiện đánh giá tác động môi trường hay bất cứ hình thức nào khác của đánh giá
tác động môi trường hay không, trước khi cho phép dự án tiếp tục triển khai
thực hiện..
2.
Xác định Phạm vi–là quá trình xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường.
và phạm vi dữ liệu cần thu thập và phân tích nhằm đánh giá được các tác động
của đề xuất dự án đối với môi trường, từ đó xây dựng được Điều khoản tham
chiếu cho công việc Đánh giá tác động môi trường.
3.
Điều tra nghiên cứu ĐTM và Chuẩn bị báo cáo ĐTM –bước này bao gồm xác
định và đánh giá các tác động và rủi ro tiềm ẩn của một đề xuất dự án.

4.
Thẩm định báo cáo ĐTM và Kế hoạch quan trắc và quản lý môi trường– Cơ
quan hữu quan có thẩm quyền về ĐTM xem xét báo cáo ĐTM.
5.
Ra quyết định phê duyệt về báo cáo ĐTM –quyết định chính thức của cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định theo pháp luật về việc có phê duyệt hay không phê
duyệt một báo cáo ĐTM (và các tài liệu liên quan, bao gồm Kế hoạch Quản lý và
Quan trắc Môi trường), với lưu ý rằng còn có các loại giấy phép hoặc quyết định
phê duyệt khác theo luật định được cấp sau đó để đề xuất dự án có thể triển
khai thực hiện.
6.
Giám sát, tuân thủ và thực thi–các hành động gián tiếp và trực tiếp, được thực
hiện trong nội bộ hoặc do bên ngoài, để xác định các hoạt động, tác động và
tổng thể kết quả thực hiện thực tế của một dự án và so sánh những phát hiện
đó với các cam kết trong bản báo cáo ĐTM và Kế hoạch quan trắc và quản lý môi
trường.

11


Hình 3: Các bước cơ bản trong quá trình ĐTM và tham gia cộng đồng
Sàng lọc

Xác định
phạm vi

Nghiên cứu
ĐTM và Báo
cáo


Thẩm
định

Ra quyết
định

Giám sát

3.4.2 Đối vớitừng bước nêu trên, thông lệ thực hành tốt nhất là qui định về sự tham gia của
cácĐối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác. Do đó, sáu bước này
sẽ được dùng làmsườn bố cục cho Hướng dẫn này.
3.4.3 Cần lưu ý rằng có nhiều hệ thống ĐTM áp dụng 2 cấp độ đánh giá môi trường, tùy theo
bản chất và qui mô của đề xuất dự án và mức độ của các tác động tiềm ẩn. Cấp độ thứ
nhất, ở nhiều nước trong khu vực sông Mê Kông, được gọi là Kiểm tra môi trường ban
đầu (IEE-Initial Environmental Examination), và được áp dụng thay cho ĐTM hoặc thực
hiện trước ĐTM. Nhìn chung, sự khác biệt chính giữa Kiểm tra môi trường ban đầu
(IEE) (hoặc qui trình tương đương) và ĐTM là ở chỗ IEE gọn nhẹ hơn, ngắn hơn so với
ĐTM đầy đủ. Cả Kiểm tra môi trường ban đầu (IEE) và ĐTM đều có sự tham gia có ý
nghĩa của cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện, song bản chất của cơ chế tham
gia cộng đồng có thể khác nhau tùy vào cấp độ đánh giá môi trường nào được áp
dụng. Hướng dẫn này hướng dẫn vềTham gia của cộng đồng trong ĐTM vì ĐTM là hình
thức đánh giá toàn diện hơn, thường có nhiều bước hơn Kiểm tra môi trường ban đầu
(IEE), và vì những đề xuất dự án phải thực hiện ĐTM thường có tác động và nguy cơ
tiềm ẩn lớn hơn, nên Tham gia cộng đồngcàngquan trọng hơn.
3.5 CÁC VẤN ĐỀ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG ĐTM
3.5.1 Tác động xuyên biên giới có khả năng sẽ gia tăng trong khu vực sông Mê Kông, và theo
thông lệ thực hành tốt nhất, Tham gia của cộng đồng cần mở rộng ngoài tầm biên giới
quốc gia bất cứ khi nào cómối nguy hại tiềm tàngđối với nước láng giềng.8Hiện đã có
tài liệu hướng dẫn quốc tế rất phong phú về cách giải quyết nội dung Tham gia của
cộng đồngtrong bối cảnh xuyên biên giới, đặc biệt đúc rút từ kinh nghiệm của Châu

Âu. Các đề xuất dự án có các tác động xuyên biên giới tiềm tàng thường có một số vấn
đề đặc thù riêng về Tham gia của cộng đồng. Cách thức để Bên đề xuất dự án huy
độngsự tham gia của bên liên quan từ các nước láng giềngđòi hỏi sự vào cuộc của
chính phủ trung ương, và hàng loạt các cân nhắc về mặt pháp lý và ngoại giao.
3.5.2 Theo Luật pháp quốc tế, tất cả các nước đều có nghĩa vụ “thực hiện đánh giá tác động
môi trường khi có nguy cơ [dự án] được đề xuất gây tác động bất lợi nghiêm trọng
trong bối cảnh xuyên biên giới, đặc biệt đến tài nguyên chung.”9Tòa án Công lý Quốc
tế công nhận mở rộng nguyên tắc này thành yêu cầu các qui trình ĐTM phải huy động
sự tham gia của các nước láng giềng bị ảnh hưởng.
8

Danh mục các hoạt động có khả năng gây ra các tác động xuyên biên giới cần được thông báo theo Công ước
Espoo, được qui định tại các Điều 2, 3 và Phụ lục I Danh mục các hoạt động.
/>9
Trường hợp xưởng Bột giấy (Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời) (Ác-hen-ti-na và U-ru-goay) Báo cáo của Tòa
Án Công lý Quốc tế 2006, Trang 204.
12


3.5.3 Trong khu vựcsông Mê Kông, hiện có các thỏa thuận và cơ chế khác nhau để cân nhắc
các vấn đề môi trường xuyên quốc gia, nhưng chưa có thỏa thuận chính thức nào về
khung khổ ĐTM xuyên biên giới. Thỏa thuận Hợp tác vì Phát triển Bền vững Lưu vực
sông Mê Kông năm 1995 (Thỏa thuận Mê Kông) yêu cầu các nước thành viên thông
báo và thực hiện tham vấn trướcđể thảo luận về các tác động xuyên biên giới cho các
dự án về nước,có thể gây tác động đến các nước láng giềng,trong Lưu vực sông Mê
Kông, trước khi cam kết triển khai dự án.10Hiện Ủy hội sông Mê Kông (MRC) đã và
đang xây dựng một hệ thống ĐTM xuyên biên giới. ERM là tổ chức xây dựng hệ thống
đề xuất cho Ủy hội sông Mê Kông,và Viện Pháp luật Môi trường là cơ quan thẩm định.
Hiện nay hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng bởi Uỷ hội sông Mê Kông.
3.5.4 Tiềm năng xảy ra các tác động bất lợi về môi trường xuyên biên giới đều được ghi

nhận trong toàn khu vực sông Mê Kông, cũng như trong phạm vi lớn hơn ở khu vực
ASEAN, đặc biệt liên quan đến phát triển tài nguyên nước, vận chuyển các hàng hóa
nguy hiểm, mất đa dạng sinh học và khóimù xuyên biên giới. Ví dụ, chương trình Môi
trường Trọng điểm Tiểu vùng sông Mê Kông (CEP) của Ngân hàng Phát triển Châu Á
giải quyết cụ thể các quan ngại về tác động xuyên biên giới từ hoạt động phát triển hạ
tầng trong khu vực.11 Các hoạt động khác về xây dựng thể chế xuyên biên giới còn có
Hiệp hội Đường sắt khu vực sông Mê Kông mở rộng, Trung tâm Điều phối Năng lượng
khu vực, và Văn phòng Điều phối Du lịch Mê Kông, và các cơ quan khác. Thỏa thuận
ASEAN về Ô nhiễm khói mù xuyên Biên giới (2002) yêu cầu các nước ASEAN hợp tác
cùng xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống, giám sát và giảm thiểu ô nhiễm
khói mù xuyên biên giới, thông qua việc kiểm soát các nguồn gốc gây hỏa hoạn trên
đất và/ hoặc cháy rừng, xây dựng các hệ thống quan trắc, đánh giá và cảnh báo sớm,
trao đổi thông tin và công nghệ, và hỗ trợ lẫn nhau.12Các nước ASEAN cũng phải phản
ứng nhanh khi có yêu cầu cung cấp thông tin từ một nước chịu ảnh hưởng hoặc có thể
chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, nhằm giảm thiểu hậu quả gây ra.
3.5.5 Mặc dù vậy, hiện tại, chưa có khung pháp lý của khu vực về Tham gia của cộng đồng
xuyên biên giới trong ĐTM cho các dự án được đề xuất có các tác động xuyên biên
giới. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng có thể cho một số bài học trong việcxem xét
thông lệ thực hành tốt nhất hiện nay xung quanh vấn đề ĐTM.
3.5.6Ủy ban Kinh tế Châu Âu đã ban hành Hướng dẫn về Tham gia của cộng đồng trong
Đánh giá Tác động Môi trường trong bối cảnh Xuyên biên giới(Hướng dẫn ECE) hỗ trợ
hai thỏa thuận liên chính phủ Châu Âu về ĐTM và Tham gia của cộng đồng– Công ước
1991 về Đánh giá Tác động Môi trường trong Bối cảnh Xuyên biên giới (Công ước

10

Ủy hội sông Mê Kông, ĐTM xuyên biên giới, />11
CEPdo Ngân hàng Phát triển Châu Á quản lý và được các bộ môi trường của 6 nước giám sát, thành Nhóm
công tác về môi trường của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - />12
/>13



Espoo) và Công ước 1998 về Tiếp cận Thông tin, Tham gia của cộng đồng trong việc Ra
Quyết định và Tiếp cận công lý trong các Vấn đề về Môi trường (Công ước Aarhus).13
3.5.7Công ước Espoo là cơ chế phòng ngừa nhằm tránh, giảm bớt và giảm thiểu tác hại của
các tác động môi trường nghiêmtrọng với mục đích hỗ trợ phát triển bền vững thông
qua thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đánh giá các tác động tiềm tàng đối với môi
trường từ một hoạt động được đề xuất. Cụ thể, công ước này áp dụng cho các hoạt
động có thể gây ảnh hưởng đến môi trường của các nước khác.
3.5.8Hướng dẫn ECE xác định một sốthông lệ thực hành tốt nhất có liên quan đến các nước
trong khu vực sông Mê Kông:

Cần hỗ trợ tài chính để: biên dịch tài tiệu ĐTM sang ngôn ngữ của nước bị ảnh
hưởng; biên dịch các ý kiến đóng góp và các khuyến nghị của cộng đồng sang
ngôn ngữ của nước có đề xuất dự án; phổ biến các tài liệu ĐTM (bao gồm tờ rơi,
brochure) ở nước láng giềng; trả phí phổ biến thông tin qua báo, đài, ti vi, thư
điện tử hoặc internet; và tổ chức các buổi tham vấn cộng đồng.

Nước láng giềng cần được thông báo,càng sớm càng tốt,về đề xuất dự án có tác
động xuyên biên giới tiềm tàng, và phải nhận được thông báo không muộn hơn
thời điểm thông báo cho cộng đồng tại nướccó đề xuất dự án.

Tất cả các nước có khả năngchịu ảnh hưởng bởi một đề xuất dự án - cả nước
chủ nhà và nước láng giềng - cần cùng chịu trách nhiệm phổ biến thông tin về
ĐTM và thu thập ý kiến phản hồi từ Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các
bên liên quan để cân nhắc trong quá trình ra quyết định.

Mọi ý kiến của bất cứ bên liên quan nào ở nước có khả năng bị ảnh hưởng, về
ĐTM xuyên biên giới, đều phải được cân nhắctrong quá trình ra quyết định về
ĐTM, và quyết định cuối cùng phải được công khai ở nước láng giềng.

3.5.9Tham gia của cộng đồng trong ĐTM xuyên biên giới thúc đẩy tính minh bạch và hợp
pháp của các quá trình ra quyết định trong các dự án có tác động xuyên biên giới. Nếu
thực hiện ĐTM với nội dung tham gia của cộng đồng xuyên biên giới không đầy đủ, thì
các đề xuất dự án dự kiến có tác động xuyên biên giới có thể giải quyết được các vấn
đề đáng quan tâm tầm quốc gia với quốc gia, nhưng có khả năng bỏ lỡ nhiều vấn đề ở
địa phương cũng như nhiều kiến thức bản địa hoặc kiến thức địa phương quý báu. Cơ
chế phản hồi hiệu quả có thể đảm bảo lồng ghép các nỗ lực tốt nhất để giải quyết các
vấn đề đáng quan tâm ở địa phương tại các nước láng giếng trong kế hoạch quan trắc
và quản lý môi trường, nhờ đó, có thể tránh được những xung đột sau này trong giai
đoạn thi công xây lắp và vận hành dự án.
3.5.10Theo Hướng dẫn ECE, mặc dù vẫn cần xem xét các vấn đề về thủ tục riêng khi tổ chức
thiết lập ĐTM xuyên biên giới, phần lớn các khái niệm và cách tiếp cận được khuyến
nghị trong Hướng dẫn này đều áp dụng cho các đề xuất dự án có các tác động xuyên
biên giới. Hay nói một cách khác, cả nước chủ nhà và nước láng giếng đều phải áp
dụng cùng các nguyên tắc và cách tiếp cậngiống nhau choTham gia cộng đồngdù có cơ
chế thể chế khác nhau.
13

UNECE (2006) Hướng dẫn về Tham gia của cộng đồng trong Đánh giá Tác động Môi trường trong Bối cảnh
Xuyên biên giới, ECE/MP.EIA/7
14


4.

NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI
4.1.1 Tham gia của cộng đồng, theo cách gọi khác là sự tham gia của các bên liên quan, là
một phần không thể tách rời trong qui trình đánh giá tác động môi trường. Trên thế

giới, tham gia của cộng đồng là nội dung đã được qui định cụ thể trong Tuyên Bố Rio
năm 1992 và đã được công nhận là một nội dung trong ĐTM kể từ khi bắt đầu thực
hiện ĐTM trong thập niên 1970.
4.1.2 Nguyên tắc 10 trong Tuyên bố Rio
Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất khi có sự tham gia ở mức độ
thích hợp của tất cả các công dân quan tâm. Ở cấp quốc gia, mỗi cá nhân
phải được cung cấp một cách hợp lý khả năng tiếp cận thông tin về môi
trường của chính quyền, bao gồm thông tin về các vật chất và hành vi nguy
hại trong cộng đồng và cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhà
nước phải tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích nhận thức và sự tham gia
của công chúng bằng việc cung cấp thông tin rộng rãi. Tiếp cận có hiệu quả
đến các thủ tục tư pháp và hành chính, bao gồm bồi thường và khắc phục
hậu quả, phải được cung cấp cho công chúng.14
4.1.3 Có một số lợi ích của tham gia cộng đồng có ý nghĩa khó định lượng, như ra quyết định
tốt hơn hay gây dựng được niềm tin mạnh mẽ hơn vào cơ quan chính phủ. Còn các lợi
ích khác như thiết dự án tốt hơn hay quản lý môi trường đạt hiệu suất cao hay qui
trình giải quyết khiếu nại hiệu quả, dù cũng khó đo lường song có thể mang lại những
lợi ích thực sự cho cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển..
4.2 NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA THAM GIA CỘNG ĐỒNG CÓ Ý NGHĨA
4.2.1 Tâm điểm của mục tiêu tham gia của cộng đồng đúng nghĩa gồm ba nguyên tắc chính
sau:
1. Kế hoạch hợp lý về các quá trình tham gia của cộng đồng;
2. Xác đinh Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và cácbên liên quan khác; và
3. Quan tâm đặc biệt đến nhóm người dễ bị tổn thương.
4.2.2 Tham gia của cộng đồng hiệu quả là một quá trình bắt đầu từ sớm và diễn ra trong
suốt vòng đời dự án. Đây là một qui trình đúng lúc, dễ tiếp cận và toàn diện, được
thực hiện công khai. Thông tin dễ hiểu và sẵn có được cung cấp đầy đủ cho các bên
liên quan theo cách phù hợp với văn hóa và, nhờ thế, cho phép cân nhắc quan điểm
của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định. Tham gia của cộng đồng phải
được thực hiện tương xứng với những rủi ro và tác động tới những đối tượng bị ảnh

hưởng bởi dự án. Tham gia của cộng đồng hiệu quả gồm những thành phần chính như
sau:15
14

HỘi nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển, Rio de Janiero, Braz., từ 3-14 tháng 6, 1992, Rio
Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, U.N. Doc. A/CONF.151/26/Rev.1 (Tập. I), Phụ lục I (12/8/ 1992),
Nguyên tắc 10.
15
Chiểu theo IAIA (2015) “Sự tham gia hiệu quả của Bên liên quan,” IAIA Fastips, số. 10 (sửa ‘Đánh giá tác
động’ thành ‘ĐTM’).
15







Cần lập kế hoạch về Tham gia của cộng đồng trong qúa trình ĐTM: phải xây
dựng kế hoạch tham gia của cộng đồng cho cả ĐTM đơn giản nhất, dễ hiểu nhất.
Tham gia của cộng đồng không chỉ thực hiện ở cuối qui trình ĐTM; mà phải là
một nội dung thực hiện từ đầu đến cuối quá trình.
Tham gia của cộng đồng đòi hỏi phương pháp thực hiện ĐTM sao cho tất cả các
thông tin liên quan được nắm bắt và không bị bóp méo.
Cần điều chỉnh phương pháp tham gia của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là tạo
thuận lợi và điều chỉnh theo vai trò và mối quan tâm, kiểu kiến thức, khác biệt
về văn hóa của các bên liên quan.

4.2.3 Lập kế hoạch tham gia của cộng đồng hợp lý
Bên đề xuất dự án và Tư vấn ĐTM cần lập Kế hoạch Tham gia của cộng đồng, có tham

vấn với Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án, nhóm người dễ bị tổn thương, và các
bên liên quan có quan tâm. Kế hoạch này, và còn được gọi là Kế hoạch tham gia của
Bên liên quan, là lộ trình hoặc hướng dẫn sự tham gia và tham vấn trong qúa trình
ĐTM, bao gồm những người trực tiếp và gián tiếp chịu ảnh hưởng của dự án. Kế hoạch
Tham gia của cộng đồng cần được điều chỉnh cho phù hợp với đề xuất dự án, môi
trường địa phương và các cộng đồng tham gia. Kế hoạch Tham gia của cộng đồng phải
đề ra khung khổ rõ ràng về các hoạt động, phân chia vai trò, nhiệm vụ và mục đích cho
từng cá nhân trong nhóm Tư vấn ĐTM. Kế hoạch này phải là tài liệu định hướng cụ thể
cho cả qúa trình ĐTM theo mục tiêu, đối tượng, thông điệp, công cụ và ngân sách sẵn
có. Để Kế hoạch Tham gia của cộng đồng đạt hiệu quả, cần thường xuyên rà soát và
cập nhật Kế hoạch. Mẫu Kế hoạch Tham gia của cộng đồng được trình bày trong Phụ
lục III.
4.2.4 Kế hoạch Tham gia của cộng đồng cũng cần cân đối giữa việc phát tin (cung cấp thông
tin) và nhận tin (nghe, hiểu, thảo luận). Các bên liên quan, cũng như Bên đề xuất dự án
và Tư vấn ĐTM, cần có cả cơ hội để ‘phát’ và ‘nhận’. Kế hoạch Tham gia cộng đồng
cũng cần tính tới thực tế là các bên liên quan các nhau cần tham gia theo cách khác
nhau bằng các công cụ trao đổi thông tin khác nhau. Trong bối cảnh này, IAIA đã xác
định một số “nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch tham gia”16:
● Xác định và định hình các nhóm bên liên quan.
● Lựa chọn qui tắc tham gia và qui ước phải tuân thủ.
● Mô tả sự kiện sẽ xảy ra trong suốt quá trình – trong đó nêu địa điểm, thời gian,
mục tiêu, nhóm tham gia, nội dung, phương tiện trao đổi thông tin.
● Phân bổ nguồn lực tiềm năng: ngân sách, công cụ trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ
thuật, phát ngôn viên, và địa điểm phù hợp.
4.2.5 Nguồn lực cần phân bổ trong phạm vi Kế hoạch Tham gia của cộng đồng bao gồm cả
về thời gian và ngân sách. Tất cả các bên liên quan sẽ cần thời gian để tiếp thu, xử lý
và đưa ra phản ứng của mình với đề xuất dự án, với thông tin và khái niệm được cung
cấp. MỘt số nhóm sẽ cần nhiều thời gian hơn nhóm khác, và một số nhóm sẽ cần diễn
đàn khác nhau hoặc cầnđể tham vấn với các thành viên khác trong cộng đồng. Nội
dung cụ thể của kế hoạch cần đề cập đến việc huy động phụ nữ và các nhóm người dễ

liên quanEngagement.pdf
IAIA (2015) “Sự tham gia hiệu quả của các Bên liên quan,” mẹo IAIA, số 10.

16

16


bị tổn thương. Nói chung, chiến lược hữu ích phải là chiến lược mời các bên tham gia
họp trước, đặt ra mọi vấn đề hay câu hỏi cần giải quyết (ví dụ qua email, công văn hay
trao đổi trực tiếp với Tư vấn ĐTM). Dù áp dụng cơ chế nào thì Kế hoạch Tham gia của
cộng đồng phải bố trí đủ thời gian trong suốt qúa trình ĐTM, căn cứ vào nhu cầu cụ
thể của các bên liên quan đã xác định. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của cả Bên đề xuất
dự án và Tư vấn ĐTM.
4.2.6 Kế hoạch Tham gia của cộng đồng cần xem xét cách thức Tư vấn ĐTM và Bên đề xuất
dự án trao đổi thông tin hiệu quả nhất phù hợp với đối tượng đích, có cân nhắc những
vấn đề quan trọng như những nhạy cảm về văn hóa, hạn chế về ngôn ngữ, trình độ
học vấn của bên tham gia. Cần lưu ý lựa chọn người phát ngôn dựa vào sự thấu cảm,
ngoại hình, kinh nghiệm giao tiếp và uy tín với các bên tham gia, và kiến thức, chuyên
môn của người đó. Điều quan trọng là mọi hoạt động trao đổi thông tin đều dựa trên
sự tôn trọng, cởi mở và thái độ sẵn sang lắng nghe, học hỏi từ người tham gia.
4.2.7 Nội dung và trình bày thông điệp quan trọng như chính câu chuyện thực tế và
cần được chú tâm, kinh nghiệm và cả kỹ năng.17
4.2.8 Như đã nêu trên, nguyên tắc chính của hệ thống ĐTM hiệu quả là bên đề xuất dự án
phải chịu mọi chi phí liên quan. Các chi phí này bao gồm cả chi phí hỗ trợ thực hiện
tham gia của cộng đồng hiệu quả – bên đề xuất phải chịu trách nhiệm về tất cả các chi
phí tham gia của cộng đồng ở tất cả các bước trong qúa trình ĐTM. Chi phí này bao
gồm chi phí phát sinh cho Tư vấn ĐTM do bên đề xuất dự án thuê, chi phí phát sinh
cho Cơ quan có thẩm quyền về ĐTM khi thực hiện tham gia của cộng đồng ở giai đoạn
thẩm định và ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Như vậy, Kế hoạch Tham gia của

cộng đồng phải xác định rõ chi phí thực hiện và được lên ngân sách đầy đủ. Bất luận
ngân sách thế nào, tham gia của cộng đồng hiệu quả với kết quả có chất lượng là mục
tiêu ưu tiên.
4.2.9 Xác định Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác
Xác định Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác phù hợp đối
với một đề xuất dự án cụ thể, và xác định những mối quan tâm và nhu cầu thông tin
khác nhau của họ là một nội dung vô cùng quan trọng, bởi lẽ:
● Mỗi đề xuất dự án sẽ có nhóm Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên
quan đặc thù;
● Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và bên liên quan khác nhau sẽ chịu ảnh
hưởng theo cách khác nhau (ví dụ: cách phụ nữ bị ảnh hưởng khác với nam giới);
● Tương ứng với các bước khác nhau trong cả qúa trình ĐTM, lại có những nhóm Đối
tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan khác nhau; và
● Ngay cả với cùng một nhóm bên liên quan, các dự án khác nhau tại những vị trí
tương tự có thể ảnh hưởng đến họ theo cách khác nhau.
4.2.10 Công việc xác định các bên liên quan phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong
qúa trình ĐTM nhằm:
● Đảm bảo liên lạc được;
17

IAIA (2015) “Tham gia hiệu quả của Bên liên quan,” mẹo IAIA, số. 10.
17







Hỗ trợ xác định thêm các bên liên quan;

Tạo dựng lòng tin và sự tôn trọng;
Đảm bảo đủ ngân sách cho tham gia của cộng đồng; và
Tối đa hóa thời gian cho phép để giải thích và xem xét các vấn đề đặc thù của các
bên liên quan, và để thu thập dữ liệu.

4.2.11 Một phần trong quá trình xác định các bên liên quan là thành lập tuyến liên lạc giữa
nhóm các bên liên quan và Bên đề xuất dự án, Tư vấn ĐTM. Công việc này có thể bao
gồm việc cho phép các nhóm bên liên quan chỉ định người phát ngôn đại diện cho họ,
theo ý muốn của họ.
4.2.12 Điều quan trọng là công nhận ĐTM là qui trình hòa nhập. Thông thường, các cá nhân
và các nhóm sẽ bày tỏ mối quan tâm về đề xuất dự án và ĐTM mà Bên đề xuất dự án
cho là không liên quan. Tuy nhiên, bất cứ ai có quan tâm đều có quyền thể hiện ý kiến
và trình bày quan điểm của mình. Điều quan trọng là các quá trình tham gia của cộng
đồng không hạn chế chỉ tiêu các bên liên quan được tham gia.
4.2.13 Danh sách chung về các bên liên quan tiềm năng được trình bày trong Biểu dưới đây
– Danh sách này không phải là danh sách hoàn chỉnh hay đã điều chỉnh.

18


×