Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghề phân tích quy trình kinh doanh business analyst

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.64 KB, 5 trang )

“Một Business Analyst cần phải Nói bằng ngôn ngữ Business với người làm
Business và Nói bằng ngôn ngữ Technical với người làm Technical”
Đọc bài phỏng vấn của Matebe với chị Võ Duy Đoan – Product Manager của công ty
AgilSun / Giảng viên của công ty nguồn lực MeKong – để nghe chị chia sẻ về:





Công việc cụ thể của một BA
Hình ảnh về 1 người BA
Những khó khăn mà 1 người BA có thể gặp phải
Lời khuyên chị dành cho các bạn muốn trở thành BA

Công việc cụ thể của 1 người BA là gì? Chị có thể mô tả chi tiết để những bạn
quan tâm đến công việc BA sẽ có thông tin để tìm hiểu và định hướng nghề
nghiệp cho mình.
BA là Business Analyst (cười). Hiện tại, ở Việt Nam người ta thường nghĩ đến hình
ảnh của 1 người BA trong lĩnh vực CNTT, đơn giản vì nó phổ biến nhất và có nhiều


định nghĩa rõ ràng về vai trò của họ. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể mở rộng nghề
BA đến nhiều mảng khác như tài chính, bảo hiểm, giáo dục,…
Nếu là BA trong lĩnh vực CNTT, bạn thường làm những công việc sau:
1. Làm việc với khách hàng, từ việc khơi gợi / khai thác yêu cầu, phân tích

và đề xuất những giải pháp phù hợp, mô hình hóa các quy trình, tài liệu
hóa yêu cầu… và xác nhận thông tin với khách hàng
2. Chuyển giao thông tin cho nội bộ team, bao gồm cả team phát triển dự án
như PM, DEV, QC, … hay những team liên quan đến dự án bạn đang
thực hiện hoặc 1 module được nhúng hay tích hợp vào hệ thống mà bạn


đang phụ trách.
3. Quản lý sự thay đổi của yêu cầu vì bản chất của Business là luôn thay đổi,
vì vậy sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được cập nhật lại. Do
đó, BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến
tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản
được cập nhật trong tài liệu
Như vậy, BA như là 1 cầu nối giữa khách hàng và team dự án, là người chuyển giao
thông tin và là người hiểu rõ nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện. Họ như là 1 tự
điển bách khoa toàn thư để các thành việc khác tìm được câu trả lời, tra cứu thông
tin,.. liên quan đến dự án.
BA là người phân tích quy trình kinh doanh của công ty để đề ra các giải pháp phần
mềm nhằm tối ưu hóa các hoạt động nghiệp vụ.
Nếu để dùng 1 hình ảnh để diễn tả về nghề BA, chị sẽ dùng hình ảnh gì?
Mình sẽ dùng hình ảnh của 1 người kiến trúc sư để giúp mọi người liên tưởng đến
BA


Một người Kiến Trúc Sư sẽ phải hoàn thiện tác phẩm “trên giấy” với những
thông tin sơ khởi ban đầu như: diện tích miếng đất, hướng nhà, mong
muốn của chủ nhà (xây biệt thự, nhà phố hay nhà vườn,…), xây 1 ngôi
nhà theo sở thích đặc biệt của chủ nhà hay 1 căn đầy đủ tiện ích,… Và từ
những thông tin ban đầu đó, Kiến Trúc Sư sẽ hoàn thiện từ nền móng, vật
tư, kết cấu, nội / ngoại thất,…




Business Analyst (BA) cũng vậy, bạn phải hoàn thiện sản phẩm phần mềm
(nếu là BA IT) hay 1 dự án nào đó cũng bắt đầu từ những thông tin chưa
đủ cụ thể và bạn tận dụng những kỹ năng của mình để khơi gợi, phân tích,

tài liệu hóa,… tất cả các yêu cầu để có thể hoàn thành sản phẩm của mình
hay nói 1 cách khác, BA là người sẽ định nghĩa ra những yêu cầu để có
thể hoàn thành mục tiêu của sản phẩm hay dự án.

Có 1 điểm chung nữa giữa hình ảnh của 1 người Kiến Trúc Sư và BA là cả hai sau
khi hoàn thành “tác phẩm” của mình “trên giấy” đều chuyển giao cho những nhóm
đối tượng khác để họ hiện thực hóa nó thành “tác phẩm thật”. Những đối tượng
được chuyển giao thông tin có thể là Project Manager, Thiết kế (Designer) , Lập
Trình Viên (Developer), QC (Kiểm định phần mềm)
Vậy điều gì chị cảm thấy thú vị nhất khi làm BA?
Khi làm BA, mình sẽ được:


Trao đổi nhiều hơn với khách hàng, với những người chuyên làm về
Business và từ đó mình mở rộng được kiến thức về xã hội, kinh tế, doanh



nghiệp,…
Tiếp xúc được với nhiều người, bao gồm khách hàng, quản lý dự án, đội



dự án, người dùng,…
Là người đầu tiên nhìn thấy “chân dung” của dự án mà mọi người muốn
thực hiện

Theo chị cái khó nhất mà 1 người BA sẽ gặp phải là gì?
Đó là cần phải: Nói bằng ngôn ngữ Business với người làm Business và Nói bằng
ngôn ngữ Technical với người làm Technical.

Ví dụ: Khách hàng của bạn sẽ khó để hiểu được bạn khi bạn nói về Browser,
Framework, Security,… hãy đưa những thuật ngữ này vào các tài liệu liên quan và
họ sẽ chuyển cho người chuyên trách để confirm; bạn hãy nói chuyện với họ về:
Ứng dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý những gì? Những lợi ích mà ứng dụng
có thể mang lại cho doanh nghiệp? Chi phí doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khi


dùng ứng dụng trong quản lý? Những quy trình nghiệp vụ nào cần phải thay đổi để
tăng hiệu xuất làm việc của nhân viên / phòng ban?...
Điều này nó đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi để có thể tìm hiểu rõ hơn, sâu
hơn về nghiệp vụ của khách hàng bạn đang làm và kỹ thuật mà team bạn đang sử
dụng để phát triển dự án.
Chị nhận xét thế nào về thị trường nhân sự BA ở Việt Nam hiện tại? Và nhu
cầu trong tương lai
Trong những năm gần đây, do công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nhu cầu tin
học hóa của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, do vậy vai trò của BA được đề cao
và trọng dụng ở nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng chính là cơ hội để các
bạn trẻ yêu thích nghề BA có tìm được cơ hội cho mình.
Tuy nhiên, có một thực tế là các công ty Việt Nam hiện nay khi tuyển BA đều yêu
cầu phải có kinh nghiệm trong nghề. Điều đó chính là 1 cản trở khiến cho nhu cầu
thị trường nhân sự BA ngày càng nhiều nhưng nguồn cung thì lại rất ít.
Chính vì vậy, việc tự đào tạo nhân lực hoặc gởi nhân viên tham gia các khóa học kỹ
năng về nghiệp vụ phân tích mềm đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp
có thể đáp ứng được nhu cầu về BA trong tương lai.
Lời khuyên của chị cho các bạn có định hướng theo nghề BA?
Chị nghĩ rằng 1 người làm BA sẽ có thiên hướng hướng ngoại, thích giao tiếp và 1
số yêu cầu khác bạn cần có như:








Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng đàm phán và thương lượng.
Khả năng khái quát hoá và suy nghĩ sáng tạo.
Chú ý đến chi tiết
Khả năng giao tiếp tốt (cả tiếng Anh và tiếng Việt – vì khách hàng của bạn
đang dần được quốc tế hóa)


Bạn có thể hoàn thiện những kỹ năng này thông qua việc thực hành và trải nghiệm
với những dự án thực tế. Hãy cứ bắt đầu thì bạn mới có thể đến đích.
Một BA chuyên nghiệp phải có các kỹ năng cứng cũng như kỹ năng mềm đặc thù
của nghề.
Chị đã tư vấn và tạo động lực cho nhiều bạn khi định hướng theo nghề BA. Vì vậy,
nếu bạn là sinh viên đang muốn tìm cho mình 1 hướng đi, bạn là DEV, QC muốn
thay đổi nghề nghiệp,… có thể liên hệ với chị chị sẵn sàng chia sẻ cho bạn về nghề
BA và lộ trình để có thể trợ thành 1 BA chuyên nghiệp.



×