Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG - CHUYÊN ĐỀ KỶ LUẬT LUẬT ĐẢNG và GIỮ NGHIÊM kỷ LUẬT ĐẢNG ở CHI bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.11 KB, 22 trang )

KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ GIỮ NGHIÊM
KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG Ở CHI BỘ

Mục đích yêu cầu:
Nhằm trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của kỷ luật Đảng và
nội dung biện pháp tăng cường kỷ luật Đảng ở chi bộ.
Nội dung: gồm 2 phần
I. Những vấn đề cơ bản của kỷ luật Đảng
II. Nội dung biện pháp tăng cường giữ nghiêm kỷ luật của Đảng ở chi
bộ
Trọng tâm: phần II trọng điểm: điểm 1, 2 phần II.
Thời gian: 4 tiết
Đối tượng: Sỹ quan chính trị bậc đại học.
Phương pháp: Diễn giảng là chủ yếu kết hợp với gợi mở quy nạp.
Tài liệu:
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 1995.
- Văn kiện Đại hội VII, VIII, IX, Nxb CTQG, H, 1991, 1996, 2001.
- Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII.
- Lênin toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M, 1977.
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, H, 1987.
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2001


2
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KỶ LUẬT ĐẢNG

1. Vai trò của kỷ luật Đảng
Khái niệm: Kỷ luật Đảng là những nguyên tắc chế độ quy định về Đảng
mà mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuân thủ một cách vô đIều kiện để Đảng
trở thành một khối thống nhất về chính trị tưởng và tổ chức, bảo đảm cho Đảng


tồn tại và phát triển.
Kỷ luật là một hiện tượng xã hội , một tất yếu khách quan của sự tồn tại
xã hội và cũng là thuộc tính cơ bản của mọi tổ chức trong xã hội loài người.
Một tổ chức xã hội tồn tại trước hết phải dựa vào sự thống nhất về quan điểm tư
tưởng chính trị. Song cần có sự thống nhất về tổ chức. Điều kiện để đảm bảo
cho sự thống nhất đó là kỷ luật của tổ chức.
Vai trò:
* Đối với giai cấp vô sản, kỷ luật là một thứ vũ khí, một trong những điều
kiện cơ bản tạo nên sức mạnh để chiến thắng giai cấp vô sản, giành chính quyền
cũng như giữ chính quyền và xây dựng một trật tự xã hội mới (xã hội giai cấp
vô sản). Muốn vậy giai cấp vô sản phải được tổ chức hết sức chặt chẽ với kỷ
luật sắt. Kỷ luật tự giác, nghiêm minh thì khi đó mới có đủ sức mạnh để chiến
thắng kẻ thù.
Lênin cho rằng: “Chế độ tập trung tuyệt đối và kỷ luật hết sức nghiêm
minh của giai cấp vô sản là một trong những điều kiện căn bản để chiến thắng
giai cấp vô sản”.
Kỷ luật còn cần thiết cho giai cấp vô sản cả sau khi đã giành chính quyền
xây dựng xã hội mới.
V.I. Lênin: “Những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ được chính quyền.
Không nổi được đến 2 năm rưỡi mà ngay cả đến 2 tháng rưỡi cũng không được
nữa nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thực sự”.


3
* Kỷ luật của Đảng còn bảo đảm cho Đảng được xây dựng thành một tổ
chức chặt chẽ thống nhất cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thực sự là đội tiền
phong của giai cấp vô sản.
* Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã luôn luôn coi trọng kỷ
luật là một điều kiện, một nhân tố quan trọng để giữ vững sự thống nhất về ý
chí và hành động của Đảng tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng.
Đảng ta nhất mạnh: mọi biểu hiện buông lỏng kỷ luật của Đảng đều làm
suy yếu Đảng, phá hoại tính chặt chẽ và sự thống nhất về tổ chức của Đảng, làm
suy yếu mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng và hiệu lực của hệ thống giai
cấp vô sản.
Trong mọi thời kỳ, mọi hoàn cảnh của cách mạng, Đảng ta bao giờ cũng
coi trọng củng cố kỷ luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì
chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật”.
* Trong giai đoạn cách mạng mới, để xây dựng Đảng ta ngang tầm với
nhiệm vụ chính trị, Đại hội Đảng VIII khẳng định: “Đảng viên cán bộ phải rèn
luyện tính tổ chức, tính kỷ luật tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ,
tham gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Không để một
đảng viên nào đứng ngoài sự quản lý của tổ chức .
Từ đó: phải nhận thức được vai trò kỷ luật của Đảng, kiên quyết đấu
tranh với những hiện tượng sai trái tiêu cực trong thi hành kỷ luật Đảng.
2. Bản chất kỷ luật của Đảng:
“Là kỷ luật nghiêm minh và tự giác”
Bản chất đó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong
của Đảng Cộng sản, hoàn toàn khác với bản chất kỷ luật của giai cấp khác. Đối
với bất cứ một giai cấp nào kỷ luật đều là sự cưỡng bức, bắt buộc con người
phải tuân theo mọi quy định của tổ chức trong từng thời kỳ nhất định. Do đó,


4
bản chất của kỷ luật nói chung là bắt buộc cưỡng bức mà còn có mặt tự giác.
Nghĩa là nó dựa trên cơ sở giác ngộ chính trị, giác ngộ về lợi ích giai cấp. Nh ư
vậy bản chất kỷ luật của Đảng ta là sự thống nhất biện chững giữa 2 mặt bắt
buộc và tự giác.
+ Tính nghiêm minh bắt buộc:

Tất cả các tổ chức đảng từ TW đến cơ sở và mọi đảng viên phải chấp
hành vô điều kiện điều lệ đảng, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng (không phân biệt chức vụ địa vị, tuổi tác, cống hiến … đều phải chấp
hành).
Nếu ai vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét xử lý không
ngoại lệ. Đảng viên được quyền đề đạt ý kiến, quyền bảo lưu. Trong khi chờ đợi
giải quyết phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi chưa có quyết định thì tha hồ bàn cãi.
Nhưng khi đã có quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa. Có bàn cãi cũng chỉ
là bàn cãi thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực
hiện”.
+ Tính tự giác:
Một đặc trưng cơ bản của kỷ luật Đảng dựa trên cơ sở tính tự nguyện của
tổ chức đảng, của mối quan hệ bình đẳng, tình đồng chí cùng chung mục tiêu lý
tưởng vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về
nhiệm vụ của họ đối với Đảng”.
Thể hiện: Tự giác chấp hành tốt nhiệm vụ được giao.
Dù có sự giám sát kiểm tra hay không cũng không có biểu hiện tự do vô
kỷ luật.
(Mọi đảng viên khi vào Đảng đều hứa tự nguyện suốt đời hy sinh phấn
đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm mọi nhiệm vụ và kỷ


5
luật đảng đó là sự tự nguyện, tự giác và sự tự nguyện tự giác đó là cơ sở để kỷ
luật Đảng được thực hiện đầy đủ, nghiêm minh).
Bản chất kỷ luật của Đảng: là sự thống nhất chặt chẽ giữa nghiêm minh
bắt buộc và tự giác. Bắt buộc phải trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật
càng nghiêm túc. Hai mặt này phản ánh sự thống nhất chặt chẽ giữa tập trung và

dân chủ. Dân chủ mở rộng, tính tập trung cao thì kỷ luật của tổ chức càng chặt
chẽ. Mặt khác, mọi hoạt động nhằm bảo đảm tính thống nhất chặt chẽ của tổ
chức, nâng cao kỷ luật của đảng viên đều bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ.
Nghiêm minh và tự giác là hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không đối lập bài xích nhau. Đảng ta không thừa nhận tính kỷ luật máy móc
đơn thuần dựa vào quyền lực. Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật dựa trên cơ sở tự
giác, nghĩa là trên cơ sở thế giới quan mục đích, lòng tin và sự cần thiết hành
động. Kỷ luật của Đảng ta không gạt bỏ sự phục tùng, tự giác, tự nguyện mà
còn là tiền đề cho sự phục tùng đó.
Sự thống nhất đó (giữa bắt buộc và tự giác) quy định phương pháp giải
quyết công việc nội bộ đảng là phương pháp tự phê bình và phê bình. Quá trình
vận động để đạt tới trình độ tự giác ngày càng cao hơn là quá trình phản ánh
quy luật phát triển của Đảng. Đó chính là mục đích của kỷ luật Đảng đồng thời
sự kết hợp tự giác và bắt buộc còn là động lực tổ chức để đảm bảo cho kỷ luật
Đảng thực sự là kỷ luật sắt.
Cần khắc phục phương hướng lệch lạc: chỉ thấy mặt tự giác, không thấy
mặt cưỡng bức bắt buộc dẫn tới chỉ giáo dục kêu gọi chung chung, không có
quy định cụ thể và giám sát chấp hành thực hiện.
Hoặc chỉ thấy cưỡng bức bắt buộc không thấy mặt tự giác dẫn tới buông
lỏng, coi nhẹ công tác giáo dục thuyết phục, nặng dùng bài toán hành chính đơn
thuần.


6
Cả hai thiên hướng đó đều không đúng với bản chất kỷ luật Đảng, đều
làm suy yếu kỷ luật, suy yếu sức mạnh của Đảng.
3. Nội dung kỷ luật của Đảng:
* Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, nội dung kỷ luật của Đảng
bao gồm:

- Kỷ luật trong nội bộ Đảng: gồm việc chấp hành nghiêm, thực hiện triệt
để cương lĩnh, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, điều lệ, các nguyên
tắc, chế độ, quy định của Đảng.
- Pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội.
- Kỷ luật của các đoàn thể cách mạng mà đảng viên tham gia.
* Nội dung của kỷ luật Đảng: quy định rõ đã là đảng viên và tổ chức đảng
phải nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh, đường lối và Điều lệ Đảng. Vì:
- Cương lĩnh, đường lối của Đảng định hướng chính trị cho mọi hoạt động
của Đảng và của toàn xã hội do Đảng lãnh đạo. Đảng viên và tổ chức Đảng phải
có trách nhiệm thực hiện tốt và kiến quyết đấu tranh bảo vệ cương lĩnh đường
lối.
- Điều lệ của Đảng là bộ phận chung của toàn Đảng, phản ánh đầy đủ
những vấn đề cơ bản về kỷ luật trong nội bộ Đảng. Toàn bộ công tác lãnh đạo
và xây dựng Đảng phải được tiến hành trên cơ sở quy định của điều lệ do đó
mọi đảng viên và tổ chức đảng phải kịp thời đấu tranh với mọi biểu hiện vi
phạm điều lệ.
- Pháp luật Nhà nước là sự thể chế hoá luật hoá đờng lối chính sách của
Đảng về quản lý và phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
Người đảng viên với tư cách là công dân phải chấp hành nghiêm pháp
luật Nhà nước. Tổ chức đảng và đảng viên trong quân đội phải chấp hành
nghiêm kỷ luật quân đội vì điều lệnh, điều lệ quy định của quân đội là sự cụ thể
hoá đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quân đội.


7
- Kỷ luật của các đoàn thể xã hội: các đoàn thể đó do Đảng lập ra và hoạt
động tuân theo pháp luật nhằm tập hợp động viên mọi tầng lớp quần chúng tạo
nên phong trào cách mạng rộng khắp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của Đảng, của cách mạng.
Với mỗi đảng viên hay tổ chức đảng vi phạm bất cứ điều nào trong Điều

lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của các tổ chức xã hội, điều lệnh, điều
lệ, kỷ luật trong quân đội là vi phạm kỷ luật Đảng.
Bác Hồ: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng
những kỷ luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ
quan chính quyền cách mạng”.
Đòi hỏi: mỗi đảng viên, tổ chức đảng phải nâng cao trách nhiệm, đề ra
biện pháp tư tưởng và tổ chức để góp phần xây dựng tăng cường kỷ luật Đảng.
4. Phương hướng, phương châm thi hành kỷ luật của Đảng:
Việc thi hành kỷ luật là để bảo đảm cho kỷ luật Đảng được nghiêm minh
đồng thời để giáo dục đảng viên và quần chúng. Vì vậy phải thực hiện đúng
phương châm, phương hướng thi hành kỷ luật của Đảng.
a. Phương hướng thi hành kỷ luật của Đảng:
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng
Đảng có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nên yêu cầu về rèn luyện phẩm chất
chính trị đạo đức cách mạng, về tổ chức kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng
viên cũng có những yêu cầu nội dung cụ thể khác nhau.
Trong tình hình hiện nay, việc thi hành kỷ luật Đảng phải quán triệt và
thực hiện tốt phương hướng mà Đại hội VIII xác định là: “Xử lý kịp thời và
nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, bất kể là ai, cương vị
nào”, “mọi hoạt động vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị
quyết của Đảng gây chia rẽ bè phái trong nội bộ Đảng đều bị xử lý nghiêm
minh”, “có biện pháp xử lý kịp thời đối với những đảng viên vi phạm nguyên


8
tắc Đảng hoặc lợi dụng dân chủ để tuyên truyền chống Đảng”, “Xử lý nghiêm
minh, kịp thời các vụ tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp đối với mọi cương vị”.
Theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật
của Đảng (dùng trong Đảng bộ Quân đội, Nxb QĐND, H, 2001): Hướng thi
hành kỷ luật trong quân đội tập trung:

Cần tập trung vào những vi phạm về quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng; về chấp hành nguyên tắc tổ chức của Đảng trước hết là nguyên tắc
tập trung dân chủ, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất lối sống.
Cụ thể là:
- Lợi dụng dân chủ để tuyên truyền chống Đảng, cố ý nói, viết và làm trái
cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành
nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc
tập trung dân chủ, cơ hội, kèn cựa địa vị, độc đoán, chuyên quyền, lợi dụng
quyền dân chủ để kéo bè, cánh gây mất đoàn kết nội bộ.
- Những hành vi tham nhũng, buôn lậu của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp
nào, lĩnh vực nào.
- Quan liêu thiếu tinh thần trách nhiệm buông lỏng quản lý để địa phương,
đơn vị mình phụ trách xảy ra lãng phí, tham nhũng, mất đoàn kết hoặc các tiêu
cực khác gây hậu quả nghiêm trọng bản thân gây thiệt hại về kinh tế, phải bồi
hoàn nhưng cố ý không bồi hoàn.
- Suy thoái về đạo đức, phẩm chất lối sống, nghiện ma tuý, rượu bia đến
mức bê tha, tổ chức hoặc tham gia các hoạt động không lành mạnh, bất chính,
nh bia ôm, karaoke, cờ bạc ăn tiền, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, lập
đền miếu trái phép, tham gia tà đạo.
Đảng viên bất kỳ ở cương vị nào nếu vi phạm một trong những nội dung
trên đều phải xử lý nghiêm. Đối với những vi phạm khác nếu đến mức phải xử


9
lý kỷ luật cũng phải xem xét thi hành kỷ luật kịp thời để hạn chế và phòng ngừa
vi phạm.
b. Phương châm thi hành kỷ luật của Đảng:
Là thể hiện quan điểm phương cách xử lý của Đảng đối với những sai
lầm khuyết điểm của đảng viên và tổ chức đảng.

Phương châm thi hành kỷ luật của Đảng là: “công minh, chính xác, kịp thời”.
Biểu hiện:
- Khi thi hành kỷ luật phải căn cứ vào nội dung mức độ, tính chất tai hại và
nguyên nhân vi phạm mà xem xét quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp.
- Tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng. Nếu vi phạm đến
mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật, không có ngoại lệ, không
phân biệt chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít.
- Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với
kết quả thẩm tra xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm khách quan chính xác,
không bỏ sót vi phạm nào. Khi xem xét, xử lý làm rõ nguyên nhân (phân biệt
sai lầm khuyết điểm do trình độ năng lực hoặc động cơ và lợi ích chung hay vì
lợi ích riêng, cục bộ; nhất thời hay có hệ thống, đã qua giáo dục ngăn chặn vẫn
làm trái; không tự giác nhận lỗi, phân biệt người khởi xướng tổ chức với người
bị lôi kéo đồng tình làm sai).
- Cấp uỷ quản lý đảng viên phải chỉ đạo việc xem xét xử lý về kỷ luật
Đảng và kỷ luật về hành chính hoặc đoàn thể được kịp thời. Trường hợp không
thuộc thẩm quyền của mình phải kiến nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền xem
xét xử lý. Nếu có thay đổi về hình thức kỷ luật tổ chức đảng có thẩm quyền phải
chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật.
- Trường hợp đảng viên vị phạm kỷ luật khi đang công tác nhưng sau khi
chuyển công tác hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn xem xét kết luận
(nếu có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ nội dung mức độ tính
chất tác hại và nguyên nhân vi phạm mà áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp).


10
Tóm lại: nắm vững nội dung phương châm thi hành kỷ luật trong Đảng,
vận dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể đơn vị mình để góp phần bảo đảm
cho việc thi hành kỷ luật trong Đảng có tác dụng sâu sắc tăng cường năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ.

5. Hình thức và thẩm quyền thi hành kỷ luật:
a. Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
- Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
- Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì áp
dụng khai trừ, không áp dụng xóa tên trong danh sách đảng viên, cũng không
chấp nhận xin ra khỏi Đảng.
Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình
thức khiển trách, cảnh cáo và khi hết thời gian dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét
công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách
đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên, cũng không áp dụng hình thức
khai trừ.
Khi áp dụng một trong những hình thức kỷ luật đối với từng đảng viên
đến mức phải có quyết định thi hành kỷ luật của cấp có thẩm quyền và ghi vào
lý lịch đảng viên. Không áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với một sai phạm
của đảng viên.
- Khi tổ chức đảng vi phạm kỷ luật thì cấp ủy đảng trực tiếp quản lý tổ
chức đó ghi rõ nội dung sai lầm hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng đó vào lý
lịch của các đảng viên trong tổ chức đó. Những thành viên không tán thành,
không liên quan trực tiếp đến quyết định sai lầm đó của tổ chức cũng được nêu
rõ khi ghi vào lý lịch đảng viên.
b. Thẩm quyền thi hành kỷ luật trong Đảng của các tổ chức đảng:


11
* Thẩm quyền: Chỉ có các tổ chức đảng do Điều lệ Đảng quy định và Ban
Chấp hành Trung ương ủy quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với
đảng viên vi phạm.
+ Chi bộ: quyết định khiển trách cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (gồm

chi bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ cơ sở hoặc đảng bộ bộ phận).
Đối với cấp ủy viên từ cấp đảng ủy viên đảng ủy cơ sở cho đến ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý sinh
hoạt tại chi bộ, nếu vi phạm phải áp dụng hình thức kỷ luật từ khiển trách trở
lên thì chi bộ đề nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
+ Đảng ủy cơ sở:
- Quyết định khiển trách cảnh cáo đối với đảng viên, cách chức cấp ủy
viên cấp dưới.
Đối với cấp ủy viên các cấp từ cấp ủy viên cấp trên trực tiếp cho đến ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý
sinh hoạt tại đảng bộ nếu vi phạm phải áp dụng hình thức khiển trách trở lên thì
đảng ủy đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
- Quyết định cách chức bí thư, phó bí thư cấp ủy viên của chi bộ hoặc đảng
ủy bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán bộ
thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền có thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với
đảng viên khai trừ đảng viên nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc
đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
- Đảng ủy bộ phận và Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở không được quyền thi
hành kỷ luật đảng viên. Chỉ thẩm tra việc đề nghị các chi bộ.
* Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách cảnh cáo tổ chức đảng
cấp dưới.


12
- Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị cấp
ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy
cấp trên trực tiếp và Ủy ban kiểm tra TW.
- Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường

hợp sau:
Có hành động chống đường lối, chính sách của Đảng, vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hay pháp luật Nhà nước.
Thi hành kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét quyết định và trách
nhiệm của tổ chức để xử lý đúng. Đồng thời phải xem xét trách nhiệm cá nhân
và thi hành kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm có liên quan đến vi phạm
của tổ chức đảng.
c. Nguyên tắc thủ tục thi hành kỷ luật của Đảng;
Là những quy định cụ thể bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải
thực hiện nhằm bảo đảm cho kỷ luật của Đảng được chặt chẽ nghiêm minh.
* Nguyên tắc:
- Việc thi hành kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng là thuộc quyền của tổ
chức đảng các cấp (chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra) xem xét
quyết định theo đa số. Bất cứ cá nhân dù ở cương vị nào cũng không được
quyền quyết định thi hành kỷ luật đảng viên, cán bộ và tổ chức đảng.
- Thi hành kỷ luật về Đảng phải đúng thẩm quyền quy định ở điều 36, 37
Điều lệ Đảng IX.(trang 48,49,50,51).
- Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc quyền quyết định kỷ
luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với
tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên
quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền đồng thời xem xét trách
nhiệm của tổ chức đảng đó.


13
- Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xem xét kỷ luật về Đảng và kỷ luật về
chính quyền. Nếu lối vi phạm chủ yếu về thực hiện nhiệm vụ chức trách thì kỷ
luật về chính quyền có thể cao hơn kỷ luật về Đảng. Ngược lại lỗi vi phạm chủ
yếu thuộc về phẩm chất lối sống tư cách đảng viên thì kỷ luật về Đảng có thể

cao hơn kỷ luật về chính quyền.
- Đảng viên vi phạm pháp luật bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở
lên phải khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ phải tiến hành ngay sau khi bản án
có hiệu lực pháp luật.
- Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng 1 năm kể từ ngày có quyết
định không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương
đương và cao hơn.
- Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị thi hành kỷ luật về Đảng bằng hình thức
khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên và khiển trách cảnh cáo đối
với tổ chức đảng. Về chính quyền bằng hình thức khiển trách cảnh cáo, cách
chức, giáng chức, giáng cấp bậc quân hàm đối với cán bộ phải được biểu quyết
với sự đồng ý của trên 1/2 số thành viên của tổ chức đảng (ở chi bộ là tổng số
đảng viên chính thức, ở cấp ủy là tổng số cấp ủy viên).
- Kỷ luật giải tán tổ chức đảng, khai trừ đảng viên, tước quân hàm sỹ quan,
tước danh hiệu quân hàm phải được ít nhất 2/3 số thành viên của tổ chức đảng
cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự
biểu quyết đồng ý của trên 1/2 số thành viên của tổ chức đảng, trường hợp
không đủ số phiếu cần thiết thì báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên.
- Thi hành kỷ luật phải thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín.
- Đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới về kỷ luật: cách chức, khai trừ đảng
viên, giải tán tổ chức đảng khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền quyết
định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy tổ
chức đảng đó vẫn được hoạt động.


14
Trường hợp đảng viên, cán bộ bị xử oan sai đã được toà án cấp có thẩm
quyền hủy án vì không có tội sẽ được xem xét lại việc áp dụng hình thức kỷ luật
về Đảng và chính quyền.
* Thủ tục thi hành kỷ luật Đảng: (có bài thực hành)

Đảng viên, cán bộ vi phạm phải làm kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận
hình thức kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, bỏ trốn ra nước
ngoài, đào ngũ tổ chức đảng vẫn tiến hành xét kỷ luật từ dưới lên theo thủ tục
quy định báo cáo lên cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối với những đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp trên
quản lý, phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào do cấp ủy, ủy ban kiểm tra
của cấp ủy quản lý cán bộ đó quyết định.
Ví dụ: đồng chí A là Đảng ủy viên Sư đoàn, Phó bí thư đảng ủy Phòng
Hậu cần, Chủ nhiệm hậu cần, sinh hoạt chi bộ trực thuộc đảng bộ phòng hậu
cần, vi phạm kỷ luật thì có những tổ chức đảng sau có trách nhiệm trực tiếp xem
xét kiểm điểm đảng viên đó: chi ủy chi bộ, đảng ủy phòng hậu cần, đảng ủy sư
đoàn. Nếu mức độ vi phạm chưa nghiêm trọng (có thể không xử lý hoặc xử lý
hình thức tiếp) thì cần kiểm điểm ở chi bộ và đảng ủy Phòng Hậu cần. Nếu
nghiêm trọng phải kiểm điểm trước đảng ủy sư đoàn.
- Trường hợp cần thiết (như đảng viên vi phạm liên quan đến bí mật của
Đảng, Nhà nước, Quân đội...) thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên có thẩm
quyền trực tiếp xem xét quyết định kỷ luật đối với đảng viên. Không yêu cầu
đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ.
- Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật và báo
cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định (nếu là chi ủy vi phạm thì phải kiểm điểm
trước chi bộ. Nếu chi bộ vi phạm thì phải kiểm điểm trước đại diện của cấp ủy
và ủy ban kiểm tra cấp trên. Nếu là Ban Thường vụ cấp ủy vi phạm thì phải
kiểm điểm trước hội nghị cấp ủy. Nếu là cấp ủy vi phạm thì phải kiểm điểm
trước đại diện cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên).


15
- Trước khi quyết định kỷ luật đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền như
đảng viên, cán bộ vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến
(thì đảng viên, cán bộ cơ quan pháp luật tạm giam trở lên hoặc đào ngũ bỏ trốn

ra nước ngoài).
Đảng viên vi phạm nghiêm trọng đến mức khai trừ nhưng lại làm đơn xin
ra Đảng thì vẫn phải thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng không chấp nhận
việc xin ra Đảng.
Đảng viên là cấp ủy viên vi phạm đến mức phải cách chức lại xin rút khỏi
cấp ủy thì vẫn phải thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức, không chấp nhận
việc rút khỏi cấp ủy. Đảng viên giữ nhiều chức vụ trong Đảng bị kỷ luật cách
chức thì tùy mức độ tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ. Khi bị
cách chức vụ thấp thì đương nhiên không còn chức vụ cao.
- Kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công
bố quyết định. (Ở chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên có
hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả quyết định kỷ luật. Trong vòng 20
ngày sau đó chi ủy làm văn bản để báo cáo lên cấp trên và lưu hồ sơ văn bản
của chi ủy (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở) được đóng dấu của
đảng ủy cơ sở vào phía trên góc trái - đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy cấp trên trực
tiếp không phải ra quyết định chuẩn y).
Tổ chức đảng và đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong
vòng 1 tháng kể từ ngày nhận quyết định có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy
ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Trong khi chờ giải
quyết khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải chấp hành nghiêm
chỉnh quyết định kỷ luật.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG GIỮ NGHIÊM
KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG Ở CHI BỘ


16
Để tăng cường và giữ nghiêm kỷ luật Đảng ở chi bộ cần nắm vững và
thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:
1. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện nâng cao trình độ giác ngộ
chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật cho đảng viên

+ Ý nghĩa:
Đây là biện pháp quan trọng để tăng cường kỷ luật Đảng ở chi bộ. Vì:
Kỷ luật Đảng được mọi đảng viên và tổ chức đảng chấp hành tự giác dựa
trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật của mọi đảng
viên và được rèn luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn làm chuyển hóa từ
nhận thức sang hành động trở thành thói quen.
Do đó: chi bộ phải thường xuyên chú trọng kết hợp giáo dục tổ chức học
tập và đưa đảng viên vào rèn luyện trong thực tiễn.
+ Nội dụng:
- Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (nhằm hình thành
thế giới quan phương pháp luận đúng đắn) đường lối, chức trách, nghị quyết
của Đảng, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy
định của quân đội.
- Giáo dục bản chất ý nghĩa nội dung kỷ luật của Đảng. Nhận rõ sự thống
nhất giữa bắt buộc và tự giác từ đó mà tăng cường nâng cao tinh thần tự giác
rèn luyện ghép mình vào kỷ luật hành động theo đúng kỷ luật của Đảng và
thuyết phục lôi kéo quần chúng làm theo. Khắc phục những sai lầm lệch lạc
trong nhận thức và hành động trái với bản chất kỷ luật của Đảng.
+ Biện pháp:
- Thông qua học tập, giáo dục theo chương trình nội dung quy định hàng
năm của cấp trên.
- Kết hợp học tập chính trị tập trung với giáo dục riêng.
- Thông qua thực hiện nhiệm vụ chức trách, qua sinh hoạt Đảng tự phê
bình và phê bình lấy ý kiến đóng góp của quần chúng.


17
- Khắc phục buông lỏng giáo dục hình thức.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện dân chủ, đề cao tự
phê bình và phê bình

Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thể hiện phương pháp, phong
cách lãnh đạo của một chi bộ có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao và đây
cũng là cơ sở để quản lý và chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng của mọi cán bộ,
đảng viên. Hơn nữa, trong sinh hoạt thực hiện tốt dân chủ, đề cao tự phê bình và
phê bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao kỷ luật Đảng.
+ Duy trì chặt chẽ và có chất lượng sinh hoạt Đảng.
- Trong sinh hoạt phải có nội dung cụ thể giải quyết những vấn đề thiết
thực trọng tâm, trọng điểm.
- Cung cấp đầy đủ thông tin để đảng viên nắm chắc tình hình.
- Cải tiến cách điều hành hội nghị đảm bảo dân chủ, đề cao tự phê bình và
phê bình.
Thông qua đó mà liên hệ đối chiếu kiểm điểm đẩy mạnh tự phê bình và
phê bình trong chi bộ để rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật cho đảng viên củng
cố kỷ luật Đảng. Kỷ luật của Đảng bao giờ cũng phải trên cơ sở dân chủ nội bộ
được phát huy. Do đó trong sinh hoạt Đảng phải thực sự mở rộng dân chủ, kỷ
luật và dân chủ quan hệ biện chứng với nhau. Thực tiễn xây dựng Đảng cho
thấy ở chi bộ nào mà dân chủ nội bộ bị vi phạm, ý kiến của đảng viên không
được tôn trọng. Những ý kiến phê bình đúng đắn không được khuyến khích
thậm chí còn bị trù dập hoặc chỉ hình thức thì ở đó không thể có kỷ luật tự giác
và nghiêm minh, không tránh khỏi xuất hiện các hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ
luật.
Nghị quyết TW 6 lần 2 khóa VIII: “Ở những nơi có biểu hiện mất đoàn
kết thì cấp ủy cấp trên phải trực tiếp chỉ đạo và kiểm điểm tự phê bình và phê
bình. Những đảng ủy có trách nhiệm tự kiểm điểm chỉ rõ trách nhiệm của tập


18
thể, nhất là người đứng đầu. Trường hợp nghiêm trọng thì phải thay ngay cán
bộ chủ chốt và có hình thức xử lý thích đáng với những người có liên quan.
+ Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ đặc biệt là nguyên tắc

tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Giữ vững chế độ sinh hoạt định kỳ của tổ chức đảng mở rộng dân chủ
khuyến khích, tranh luận thẳng thắn, tôn trọng tập hợp và xem xét để tiếp thu
hết ý kiến đúng đắn của các đảng viên trước khi quyết định khi có ý kiến khác
nhau phải thảo luận kỹ. Đối với những vấn đề quan trọng phải biểu quyết, khi
cần phải điều tra nghiên cứu rồi kết luận khi đã có kết luận thì mọi người phải
nói và làm theo kết luận. Đảng viên có ý kiến thiểu số có quyền báo cáo lên
trên.
Sinh hoạt Đảng có chất lượng đúng nguyên tắc chế độ, sinh hoạt là nguồn
gốc của thống nhất tư tưởng và hành động trong chi bộ, là cơ sở bảo đảm cho
kỷ luật ở chi bộ thực sự được thực hiện tự giác và nghiêm túc.

3. Quản lý chặt chẽ đảng viên trong công tác và hoạt động hàng ngày
Giúp cho chi ủy chi bộ nắm được chất lượng từng đảng viên nói chung và
tình hình chấp hành kỷ luật của đảng viên nói riêng để có biện pháp giáo dục,
rèn luyện cho phù hợp.
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr.134: “Đảng viên,
cán bộ phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật tự giác đặt mình trong sự quản
lý của chi bộ. Tham gia sinh hoạt chi bộ tuân thủ kỷ luật Đảng. Không để một
đảng viên nào đứng ngoài sự quản lý của tổ chức.
+ Chi bộ cần quản lý chắc tình hình chính trị, tư tưởng, năng lực công
tác, sinh hoạt và quan hệ xã hội của đảng viên.


19
Nghị quyết TW6 lần 2 khóa VIII: “Các cấp ủy đảng nắm diễn biến nhận
thức tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên, thường xuyên cung cấp thông tin
giúp đỡ lẫn nhau tạo sự nhất trí về quan điểm, đường lối của Đảng. Kịp thời uốn
nắn những lệch lạc. Phê phán và xử lý nghiêm minh những đảng viên vi phạm
nguyên tắc tổ chức của Đảng (Tạp chí xây dựng Đảng, tháng 3/1999, tr. 2).

+ Biện pháp:
- Từng đảng viên phải đăng ký và lập kế hoạch phấn đấu học tập, rèn
luyện của bản thân. Chi ủy, chi bộ kiểm tra, quản lý, kiểm tra thực hiện kế
hoạch đó.
- Duy trì chặt chẽ chế độ nề nếp sinh hoạt học tập trong Đảng, trong đơn vị
một cách nghiêm túc.
- Phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên và hướng dẫn giúp đỡ
đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chức trách được giao.
- Chú trọng quản lý cán bộ, đảng viên giữ cương vị chủ trì, những người
có liên quan đến tài chính vật chất, kinh tế... và tăng cường công tác quản lý khi
đơn vị có tình hình khó khăn phức tạp.
- Quản lý đảng viên toàn diện không chỉ trong công việc mà cả trong sinh
hoạt quan hệ xã hội.

4. Làm tốt công tác kiểm tra Đảng ở chi bộ
Điều 30, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX: “Kiểm tra là một
trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công
tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng”.
+ Ý nghĩa: thực hiện tốt công tác kiểm tra Đảng ở chi bộ là việc làm tích
cực, chủ động để giáo dục, rèn luyện đảng viên ngăn ngừa và khắc phục khuyết
điểm, bảo toàn sự thống nhất về ý chí và hành động trong chi bộ, tăng cường kỷ
luật của Đảng.


20
+ Để tiến hành công tác kiểm tra của Đảng ở chi bộ được tốt, chi ủy, chi
bộ cần:
- Nắm vững tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”
và các hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ và đơn vị, xác định nội dung hình

thức, đối tượng kiểm tra phù hợp.
- Làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho đảng
viên.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra.
Văn kiện Đại hội VIII: “Công tác kiểm tra kỷ luật phải có chương trình, kế
hoạch, có trọng tâm, trọng điểm”.
- Chi ủy, chi bộ tự kiểm tra mình và kiểm tra đảng viên chấp hành nguyên
tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng
viên.
- Kết hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra của người chỉ huy và kiểm tra
giám sát của tổ chức quần chúng.
- Thực hiện tốt chế độ tự tổng kết về công tác kiểm tra.
- Ngoài ra chi ủy, chi bộ phải chấp hành và thực hiện tốt công tác kiểm tra
của đảng ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên tiến hành đối với chi bộ.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc đúng chế độ quy định,
không được làm chiếu lệ hoặc không tiến hành. Nếu làm thường xuyên, liên tục
sẽ phát huy được ưu điểm, hạn chế và khắc phục khuyết điểm. Kịp thời phát
hiện những lệch lạc, những biểu hiện vi phạm kỷ luật Đảng bảo đảm cho kỷ luật
Đảng được chấp hành nghiêm túc.
5. Thi hành nghiêm kỷ luật của Đảng.
Kỷ luật của Đảng nhằm bảo vệ đường lối, chính sách và các nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt Đảng bảo vệ tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nhằm xây


21
dựng Đảng TSVM việc thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng trực tiếp góp phần củng
cố kỷ luật của Đảng, giữ vững sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng
và giáo dục, rèn luyện ở đảng viên.
Yêu cầu:
- Khi chi bộ có đảng viên vi phạm kỷ luật phải kịp thời tổ chức đấu tranh

phê bình. Trường hợp sai lầm khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ luật phải
kiên quyết xử lý.
Văn kiện Đại hội VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr. 143: “Mọi hoạt động vô
tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, gây chia rẽ bè phái
trong Đảng đều phải bị xử lý nghiêm minh”.
- Xử lý kỷ luật, chi bộ phải nắm vững và thực hiện đúng phương châm,
nguyên tắc thủ tục thẩm quyền, xử lý đúng tính chất mức độ vi phạm.
- Sau khi thi hành kỷ luật, chi bộ cần có biện pháp giáo dục giúp đỡ đảng
viên bị kỷ luật phấn đấu sửa chữa sai lầm khuyết điểm.
- Cần có thái độ đúng không phân biệt đối xử riêng với người bị kỷ luật.
- Chống mọi biểu hiện trù dập, trả thù lẫn nhau hoặc bao che, che dấu
khuyết điểm.
Tóm lại:Thi hành kỷ luật Đảng kịp thời chặt chẽ nghiêm túc đúng quy
luật coi điều lệ là biện pháp nhằm duy trì nghiêm kỷ luật xây dựng ý thức tự
giác chấp hành kỷ luật Đảng cho cán bộ, đảng viên.
KẾT LUẬN

Kỷ luật của Đảng và giữ nghiêm kỷ luật của Đảng nhằm mục đích giữ
vững sự thống nhất về ý chí và hành động, giáo dục đảng viên làm cho kỷ luật
Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh trong mọi tổ chức đảng và đảng viên.
Các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ là nơi trực tiếp quản lý giáo dục, rèn
luyện đảng viên, cần nắm vững và chấp hành nghiêm phương châm, nguyên tắc,
thủ tục, quyền hạn thi hành kỷ luật Đảng. Biết vận dụng làm tốt nội dung, biện
pháp tăng cường giữ nghiêm kỷ luật Đảng ở chi bộ. Trên cơ sở đó, nâng cao


22
trách nhiệm cho mọi người xây dựng chi bộ TSVM, lãnh đạo đơn vị hoàn thành
tốt nhiệm vụ./.




×