Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử trường THPT CHUYÊN bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.54 KB, 4 trang )

Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ I

Lovebook sưu tầm và giới thiệu

Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Lần lượt cho từng kim loại Mg, Al, Fe và Cu (có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl.
Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích H 2 (trong cùng điều kiện) thoát ra nhiều nhất là từ kim loại:
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 2: Có 6 dung dịch loãng: FeCl3 ,(NH4 )2 CO3 ,Cu(NO3 )2 ,(NH4 )2 SO4 , AlCl3 , NaHCO3. Cho BaO dư lần lượt tác
dụng với 6 dung dịch trên. Số phản ứng chỉ tạo kết tủa và số phản ứng vừa tạo kết tủa vừa tạo khí lần lượt là:
A. 4 và 2.
B. 5 và 1.
C. 3 và 2.
D. 5 và 2.
Câu 3: Cho phản ứng: a Fe3O4  b HNO3  c Fe(NO3 )2  d NO  e H2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (c+d) bằng:
A. 28.
B. 31.
C. 15.
D. 10.
Câu 4: Dung dịch của chất nào dưới đây làm quỳ tím đổi màu xanh?
A. kali sunfat
B. phèn chua KAl(SO4 )2 .12H2O
C. natri aluminat


D. nhôm clorua
2
Câu 5: Một ion đơn nguyên tử R có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 3s2 3p6 . Vậy cấu hình electron ở lớp
ngoài cùng của nguyên tử R là:
A. 3s2 3p4 .
B. 4s 2 .
C. 3p4 .
D. 3p6 4s2 .
Câu 6: Cho 2,4 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa 9,5
gam muối. Kim loại M là:
A. Mg.
B. Be.
C. Fe.
D. Ca.
Câu 7: Thể tích khí thoát ra ở đktc khi cho 0,4 mol Fe tan hết vào dung dịch H2SO4 (loãng) lấy dư là:
A. 5,6 lít
B. 6,72 lít
C. 8,96 lít
D. 13,44 lít
Câu 8: Có các thí nghiệm sau:
1. Cho Mg vào dung dịch H2SO4 (loãng)
2. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng)
3. Cho FeSO4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

4. Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

5. Cho BaCl2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

6. Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 loãng


Trong các thí nghiệm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà trong đó H2SO4 đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 0,4 mol CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư. Khối lượng kết tủa tạo ra sau phản ứng có
giá trị là:
A. 39,4 gam
B. 59,1 gam
C. 78,8 gam
D. 89,4 gam
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Cu, Al và Fe. Cho m gam X vào dung dịch KOH lấy dư, thu được 13,44 lít H 2 ở đktc, còn
khi cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl lấy dư, thu được 17,92 lít H 2 ở đktc và 6,4 gam chất rắn không tan.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 19,5 gam
B. 28,4 gam
C. 32,4 gam
D. 41,3 gam
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,20 mol Cu và 0,15 mol Fe bằng dung dịch HNO3 thu được 0,25 mol khí
NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết
tủa Y. Giá trị của m là:
A. 35,65 gam.
B. 14,35 gam.
C. 19,60 gam.
D. 28,60 gam.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 29,64 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, ZnO và một oxit sắt bằng lượng vừa đủ V lít dung
dịch HCl 2aM và H2SO4 aM thu được 0,896 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung
dịch BaCl2 đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại, cho tiếp AgNO3 dư vào, sau phản ứng thu được 212,1 gam kết tủa.
Mặt khác cho cùng lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng lấy dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). Giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 56.
B. 60.
C. 62.
D. 58.

Hãy dùng sách Lovebook chính hãng để được cập nhật tài liệu, đề thi mới nhất, hay nhất!


Câu 13: Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Hòa tan hết 22,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (loãng) thu
được dung dịch Y và 13,44 lít H 2 ở đktc. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được x gam
kết tủa. Giá trị của x là:
A. 197,5 gam
B. 213,4 gam
C. 227,4 gam
D. 254,3 gam
Câu 14: Hút thuốc lá có hại cho bản thân và mọi người xung quanh. Khói thuốc lá chứa 0,5 - 1% chất X có khả năng
kết hợp với hemoglobin trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi từ phổi đến các mao quản. Chất X đó là?
A. CO2
B. SO2
C. CO
D. H2S
Câu 15: Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3 , FeCl2 , AlCl3 , NH4 NO 3 , NaCl. Nếu chỉ được dùng một
thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch:
A. BaCl2 .
B. NH3 .
C. NaOH.
D. HCl.
Câu 16: Để hòa tan 4 gam oxit Fe x O y cần vừa đủ 52,14 ml dung dịch HCl 10% (D = 1,05 gam/ ml1 ). Cho CO dư
qua ống đựng 4 gam oxit này nung nóng sẽ thu được m gam Fe. Giá trị của m là:
A. 1,12 gam.

B. 1,68 gam.
C. 2,80 gam.
D. 3,36 gam.
2

2
Câu 17: Đun nóng một dung dịch có chứa 0,1 mol Ca ; 0,5 mol Na ; 0,1 mol Mg ; 0,3 mol Cl ; 0,6 mol HCO3
sẽ xuất hiện m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là:
A. 10 gam.
B. 8,4 gam.
C. 18,4 gam.
D. 55,2 gam.
Câu 18: Cho 1,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu
được V lít khí X dạng đơn chất (đktc, X là sản phẩm khử N 5 duy nhất). Giá trị của V là:
A. 0,224 lít.
B. 0,560 lít.
C. 1,120 lít.
D. 5,600 lít.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 9,0 gam hỗn hợp X gồm bột Mg và bột Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V
lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào Y sao cho kết tủa đạt tới lượng lớn nhất thì dừng
lại. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn. Giá trị của V bằng:
A. 6,72 lít.
B. 7,84 lít.
C. 8,96 lít.
D. 10,08 lít.
Câu 20: Cho tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm S, FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3 , thu được khí
NO (đktc, là sản phẩm khử N 5 duy nhất) và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 250ml
dung dịch Ba(OH)2 1,0M. Kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam
chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 2,0M.

B. 1,5M.
C. 1,0M.
D. 0,5M.
Câu 21: Trong các dung dịch: C6 H5  CH2  NH2 ,H2 N  CH2  COOH,H2 N  CH2  CH(NH2 )  COOH,
HOOC  CH2  CH2  CH(NH2 )  COOH,C6 H5 NH2 . Số dung dịch làm xanh quỳ tím là:
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 22: Cho 9 gam một aminoaxit A (phân tử chỉ chứa một nhóm –COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH
thu được 13,56 gam muối. A là:
A. Valin
B. Phenylalanin.
C. Glyxin
D. Alanin
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3
Câu 25: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 , tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại

monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Hãy dùng sách Lovebook chính hãng để được cập nhật tài liệu, đề thi mới nhất, hay nhất!


Số phát biểu đúng là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5.
Câu 26: Ancol etylic (d = 0,8 gam/ml) được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ
quá trình 80%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men tinh bột vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu
được 320 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch thu được thấy xuất hiện thêm kết tủa. Thể tích ancol etylic
460 thu được là:
A. 0,40 lít.
B. 0,48 lít.
C. 0,60 lít.
D. 0,75 lít.
Câu 27: Este X (chứa C, H, O và không có nhóm chức khác) có tỉ khối hơi đối với metan bằng 6,25. Cho 25 gam X
phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 39 gam chất rắn khan Z.
Phần trăm khối lượng của oxi trong Z là:
A. 20,51%.
B. 30,77%.
C. 32%.
D. 20,15%.
Câu 28: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng  MX  MY  M Z  , T là este tạo bởi X, Y, Z
với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z
có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2 , thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng

26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag.
Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn
dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:
A. 38,04.
B. 24,74.
C. 16,74.
D. 25,10.
Câu 29: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng
kế tiếp  M Y  M Z  . Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được
7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là:
A. 29,6%
B. 15,9%
C. 12,6%
D. 29,9%
Câu 30: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm
COOH ). Trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (chứa một liên kết đôi C  C
trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,40 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y.
Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 672 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 1,86 gam.
Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam X thì thu được CO2 và 2,88 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este
không no trong X là:
A. 33,64%.
B. 34,01%.
C. 39,09%.
D. 27,27%.
Câu 31: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi
hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720ml
dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là:
A. 80%.
B. 10%.
C. 90%.

D. 20%.
Câu 32: Dãy nào gồm các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 / NH3  Ag(NH3 )2  OH  ?

A. glucozơ, tinh bột, andehit axetic, saccarozơ
B. axetlilen, andehit axetic, glucozơ, fructozơ
C. andehit axetic, glucozơ, etyl axetat, fuctozơ
D. glucozơ, xenlulozơ, etyl axetat, andehit axetic
Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH
0,40M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó
hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 5,27 gam. Công thức
của A, B là:
A. C2 H5COOH và C2 H5COOCH3 .
B. CH3COOH và CH3COOC2 H5 .
C. HCOOH và HCOOC2 H5 .

D. HCOOH và HCOOC3H7 .

Câu 34: Chất X có phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Chất X được tạo ra khi thủy
phân sacarozơ nhưng không tạo ra khi thủy phân tinh bột. X là chất nào sau?
A. glucozơ
B. fructozơ
C. glixerol
D. mantozơ
Câu 35: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 25,62 gam X, thu được 50,82 gam CO2 . Đun nóng 25,62 gam X với xúc tác

H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 23,8.
B. 12,5.
C. 20,9.

D. 14,3.
Câu 36: Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và một este đơn chức (các chất trong A đều có
n C  1 ). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 135 gam kết
Hãy dùng sách Lovebook chính hãng để được cập nhật tài liệu, đề thi mới nhất, hay nhất!


tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15 mol. Cho Na dư vào
m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH.
Cho m gam A phản ứng tối đa với x mol Br2 (trong dung dịch). Giá trị của x là:
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,75.
D. 0,7.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
B. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
C. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
D. Chất béo là este của etilen glicol với các axit béo.
Câu 38: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1
nhóm  NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch
sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2
nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2 ,H2O,N 2 ?
A. 3,75 mol.
B. 3,25 mol.
C. 4,00 mol.
D. 3,65 mol.
Câu 39: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 .
Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1)
trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 4,125 gam X. Giá trị của m là:
A. 9,69.

B. 8,7.
C. 8,389
D. 18,725.
Câu 40: Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một loại amino axit và có tổng số
nhóm –CO  NH  trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ n X : n Y : n Z = 4 : 6 : 9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được
72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam valin. Giá trị của m và loại peptit Z là:
A. 283,76 và hexapeptit
B. 283,76 và tetrapeptit.
C. 327,68 và tetrapeptit
D. 327,68 và hexapeptit
ĐÁP ÁN
1.B
2.C
3.D
4.C
5.A

6.A
7.C
8.A
9.C
10.B

11.B
12.B
13.B
14.C
15.C

16.C

17.C
18.A
19.D
20.A

21.D
22.C
23.B
24.C
25.C

26.C
27.B
28.B
29.D
30.C

31.C
32.B
33.D
34.B
35.B

Hãy dùng sách Lovebook chính hãng để được cập nhật tài liệu, đề thi mới nhất, hay nhất!

36.C
37.D
38.A
39.B
40.D




×