Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Điều Trị Tiểu Đường Type 2 Bằng Y Học Á Châu (DIABÈTE TYPE 2 et MÉDECINE ASIATIQUE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.38 KB, 46 trang )

DIABÈTE TYPE 2 et MÉDECINE ASIATIQUE
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
Bằng Y Học Á Châu

Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ
Trình bầy trong đại hội Y khoa châu Âu,
Ngày 16 tháng 10 năm 2005
Tại Hotel NOVOTEL Paris Porte d’Orléans

PHẦN THỨ NHẤT

NGHIÊN CỨU SINH LÝ, BỆNH LÝ
Kính thưa Quý đồng nghiệp
1. DẪN NHẬP
Tiểu đường hiện là một trong những chứng nan y hiện đại. Chúng ta gọi tiểu đường là bệnh nan y, vì
căn cứ vào quyết định của chính phủ Liên Âu khi đặt tiểu đường vào loại bệnh ALD. Tiểu đường tự nó
không gây ra tử vong, nhưng lại là nguyên do chính của các chứng nguy hiểm khác :
– Tim mạch,
– Tai biến mạch máu não,
– Tắc nghẽn tĩnh, động mạch,
– Mù lòa,
– Béo phì,
– Bất lực sinh lý,
– Phụ nữ không thụ thai, sẩy thai,
– v.v. và v.v.
Cái nguy hiểm nhất gây cho người bị tiểu đường là bệnh thường đến rất chậm chạp, không gây đau
đớn. Bệnh nhân tự cảm thấy một hay trong nhiều triệu chứng sau :
– Ăn ngon miệng,
– Trọng lượng tăng từ từ,



– Tiểu nhiều,
– Khát nước.
Đến khi khám phá ra thì đã trở thành khó trị.
Kính thưa quý Đồng-nghiệp,
Có một thực tế rất tai hại mà các Đồng nghiệp gốc Âu-Mỹ-Úc không thể nói ra. Vì các vị ấy nói ra sẽ
bị mang tiếng là kỳ thị chủng tộc. Tôi là người gốc Á, tôi nói ra thì không sao, vì vấn đề liên quan tới
người Á. Cho nên tôi phải nói ra. Nếu tôi không can đảm nói ra thì ai nói ? Thưa Quý-vị, dù nói cách
nào chúng ta cũng phải công nhận rằng những nước Á-châu, Phi-châu, Trung-đông là những quốc gia
ít quan ngại đến trình trạng tiểu đường trong dân chúng. Có những quốc gia, mà chính phủ có chú ý
như Nhật-bản, Nam-hàn, Trung-quốc và Việt-Nam ; nhưng với phong tục, nếp sống, tôn giáo, dân
chúng cũng hờ hững, coi thường.
Hiện giờ (2005), ba quốc gia mà tôi gắn bó yêu thương là Pháp-quốc, Trung-quốc và Việt-nam, thì chỉ
quần chúng Pháp là chú ý, đề phòng chứng tiểu đường rất cẩn thận. Còn Trung-quốc và Việt-nam thì
hững hờ. Hững hờ đến độ đáng sợ. Điều đặc biệt là tỷ lệ tiểu đường tại Liên Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc
Đại Lợi giữa nam, nữ, tuy nam cao hơn nữ, nhưng khả dĩ chấp nhận được. Còn tại Trung-quốc, ViệtNam thì trung bình nam chiếm 77%, nữ 23%. Có nơi nam chiếm tới 92% ! Nguyên do là phong tục,
nếp sống và tôn giáo.
Xin thuật một y án tại Trung quốc,
Tôi có anh bạn, tạm gọi tên anh là K, học vị Tiến-sĩ, làm giám đốc Thông-tin văn hóa một tỉnh Đôngnam Trung-quốc, 61 tuổi. Ngoài ra anh còn là nhà văn. Hai đứa chơi với nhau trong tình bút mặc, văn
chương. Chúng tôi liên lạc với nhau hằng tuần. Mỗi lần bắt máy tôi hay hỏi anh « Khỏe không ? » anh
đều trả lời « Rất tốt ». Nhưng một lần bà vợ anh khoe hồi này ông xã của bà ăn rất ngon. Trong sáu
tháng tăng 7 kg. Da trắng hồng. Rồi còn nói : Đúng là phát tướng, phát tài. Tác phẩm mới nhất của
anh, trong ba tháng bán hơn nửa triệu bản. Tôi chúc mừng anh. Vì tình bạn tôi khuyên chị nên thận
trọng kiểm soát anh trong vấn đề ẩm thực, thì anh cự ngay : Ăn được, ngủ được là tiên. Nay tao đang
là tiên, mà mày lại hành nghề với tao sao ? Anh khai : Anh viết rất khỏe, khi viết thì phải có rượu.
Trung bình mỗi ngày anh uống hết một chai Thiệu hưng tửu hay Ngũ gia bì. Vì là bạn thân tôi khuyên
anh nên bỏ rượu. Anh cự : « Nam vô tửu như kỳ vô phong. Đàn ông mà không rượu thì còn gì lạc thú
của cuộc đời nữa ». Tôi đành chịu thua. Thế rồi tám tháng sau, vào lúc hai giờ đêm Paris (9 giờ sáng
Trung quốc), tôi nhận được điện thoại của bà vợ anh báo, anh bị hôn mê phải đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Kinh hoảng, tôi liên lạc thẳng với bệnh viện, thì họ nói rằng anh bị hôn mê do tiểu đường. Cũng
may, cứu kịp. Tôi đề nghị với bệnh viện điều trị anh bằng Châm cứu và Trung dược. Tôi dọa anh :

Nếu không bỏ rượu thì con gà của anh sẽ chết toi (Dyfonction Erectile), bà vợ xinh đẹp của anh chỉ để
mà nhìn thôi (Bà là diễn viên điện ảnh nức danh Trung quốc mới có 32 tuổi). Thế là song song với
pháp trình điều trị, anh bỏ hẳn rượu, mỗi ngày chạy bộ 8 km, dù trời mưa hay bão ! Một năm sau anh
khỏi hẳn (lượng đường trong máu dao động từ 0,85 dến 1,2 g/l. Dĩ nhiên truyện phòng the vẫn tốt đẹp.
Hiện giờ trong xã hội Trung-quốc, Việt Nam, đời sống tương đối cao, thực phẩm khá đầy đủ, người ta
ăn, uống không chừng mực. Nhất là tình trạng nhậu, thi nhau nhậu là điều bình thường của các đấng tu
mi nam tử. Nhậu nhiều, nhậu không biết say là tỏ ra một đấng đại trượng phu, là tu mi nam tử.
Còn một hủ tục tệ hại hơn nữa trong xã hội Á châu Thái bình dương là ép ăn. Như Quý vị biết rằng khi
nuôi trẻ (2-7 tuổi) chúng đói thì cho ăn, chúng khát thì cho uống. Tuyệt đối không thể và không nên ép
chúng ăn. Khi chúng bị ép quá, thì tỳ vị sẽ bị tổn thương. Khi tới tuổi 10-16 chúng sẽ mập ù !
Xin thuật một y án tại bang Texas, Hoa kỳ,

Điều Trị Tiểu Đường – 2


Qua liên hệ gia đình, tôi được biết một cặp vợ chồng trẻ, cả hai vợ chồng cùng trên đưới 30 tuổi. Họ
có một bé gái 4 tuổi rất xinh tên V. Mỗi bữa ăn họ đều ép bé ăn. Bé uể oải không ăn là y như họ hăm
dọa phạt, hoặc bắt uống thuốc. Vì cả hai vợ chồng cùng bận rộn trong mưu sinh. Họ cho bé ăn toàn
Mac Donald, Hambeger, Hot dog, KFC, uống Coca cola, Seven up. Tôi can thiệp :
Bồng bế bé V mấy ngày, bác thấy sức khỏe bé rất tốt, dù theo Mỹ-y hay Trung-y. Bé lười ăn có thể do
mệt mỏi, do thời tiết. Phàm nuôi trẻ phải để cho thiên nhiên làm việc. Không nên ép bé ăn. Bé ăn
nhiều sẽ bị tổn thương tỳ, vị. Có thể đưa đến bệnh tật.
Cũng như những người thất học khác mới đến Hoa Kỳ. Cặp vợ chồng này cứ cho rằng Pháp hay châu
Âu là mọi rợ. Thầy thuốc ở Pháp, châu Âu đều không đáng trị cho họ. Họ bỏ ra ngoài lời khuyên của
tôi. Năm bé V 10 tuổi, tôi gặp lại họ. Nhìn bé V tôi không thể nhận ra. Bởi trước mặt tôi là một khối
thịt biết đi. Bé V mập đến độ phải may quần áo đặc biệt cho bé. Bé cao 1,50 mét, nặng 105 kg. Và vợ
chồng khai, họ không mua bảo hiểm cho con. Mới tháng trước họ đưa bé V đi khám bệnh, tốn tiền bác
sĩ, tiền làm thử nghiệm mãi mới tìm ra nguyên do bé V mập là do đái đường type 2. Lượng đường
trong máu là 8,5g/l. Hiện đang trị bằng Diamicron 30 mg. Đã trị trong 3 tháng mà trọng lượng không
giảm. Họ nhờ tôi điều trị. Tôi từ chối, vì tôi không được phép hành nghề trên lãnh thổ Hoa kỳ. Họ phải

cho bé V nghỉ học, đưa sang Paris, tôi giao một nữ Bác sĩ thuộc ARMA điều trị suốt trong 6 tháng mới
khỏi. Đường còn 0,98g/l. Trọng lượng giảm còn 75kg. Cho trở về Texas, tiếp tục uống thuốc, tập thể
dục, phải mất 18 tháng nữa, trọng lượng còn 58 kg, bé V cao 1,65 mét, lượng đường thường trực từ
0,89 - 1,1g/l. Cho uống trà Khổ qua thường trực ngày ba lần, mỗi lần 5 g.
Tiểu đường phát triển mau hay chậm, liên tục hay ngắt quãng là do cá thể hoặc do thần trí, sinh hoạt,
ẩm thực. Chứng tiểu đường không từ một loại người nào. Nếu nghĩ rằng tiểu đường là bệnh của người
cao niên thì thực là sai lầm. Tiểu đường type 2 có thể xẩy ra ở trẻ con.
Bệnh tiểu đường trên thế giới hiện phân ra làm ba loại. Theo tài liệu OMS (Organisation Mondiale de
la Santé) thì trong năm 2004 :
– Loại 1 chiếm khoảng # 10%. Không bàn đến ở đây.
– Loại 2, chiếm khoảng # 90%
– Loại 3, chiếm khoảng # 3,5% các phụ nữ mang thai (le diabète gestationnel)
Tại Pháp theo Impact Médecine (số131, 29-9-2005) thì trên toàn nước Pháp có 3 triệu người bị tiểu
đường.
– Type 1: 10%
– Type 2: 90%
Chúng ta chỉ bàn đến loại 2. Loại ba là loại chỉ diễn ra khi phụ nữ mang thai cũng không bàn đến. Quý
vị đều biết rõ năng tính của ba loại tiểu đường này rồi. Bất tất phải nhắc lại.
Tuy gọi là loại 2, nhưng bệnh lý biến hóa ra rất phức tạp, nên có nhiều loại thuốc điều trị. Nhưng chưa
có loại nào trị tuyệt được chứng này. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến chứng bệnh
diabète. Trước khi có nền y học văn minh hiện đại, mỗi quốc gia đều có một nền y học đặc thù. Vì vậy
khi thấy y học hiện đại không trị tuyệt được chứng đái đường, các nghiên cứu gia đem phương pháp
nghiên cứu văn minh, trở về với nền y học cổ truyền, để tìm kiếm phương cách điều trị, hoặc phụ trợ,
hoặc độc lập.
Trong các nền y học dân gian đó, thì Trung quốc và Việt Nam trội hơn cả. Nền y học dân gian HoaViệt có nhiều điểm tương đồng, vì hai quốc gia thuộc loại sông liền sông, núi liền núi, cùng có một
nền văn minh cổ như nhau. Hai nền y học dân gian đều đặt trên căn bản học thuyết Âm-dương, Ngũhành, Tạng phủ, Kinh lạc, và nguyên do mắc bệnh.

Điều Trị Tiểu Đường – 3



Hôm nay, chúng ta thử nghiên cứu xem :
– Nền y học cổ truyền Việt-Hoa có trị được chứng tiểu đường không ?
– Nếu như không trị dứt được, thì trị được đến đâu ?
– Liệu y học Hoa-Việt có phối hợp với y học Tây phương trong việc trị tiểu đường không ? Và kết quả
như thế nào ?
2. TIỂU ĐƯỜNG TRONG Y HỌC HOA VIỆT
Y học cổ truyền không dùng từ tiểu đường. Từ tiểu đường là do các nhà nghiên cứu y học Tây
phương, dùng phương pháp Tây phương mà định bệnh. Các nhà nghiên cứu Hoa-Việt thấy y học Tây
phương bất lực trong việc điều trị Tiểu đường, họ mới trở về tìm trong y học cổ truyền. Từ những
chứng trạng, họ đã tìm ra rằng chứng tiểu đường đã được nói đến từ hai trăm năm trước công nguyên
với tên là :
– Tiêu khát trong bộ Hoàng Đế nội kinh tố vấn (722-221 trước công nguyên).
– Tuy nhiên phải đến Tôn Tư Mạo (581-682) trong bộ Kim quỹ yếu lược mới có biện chứng rõ ràng
hơn, gọi Tiêu khát là Tam-đa chứng : Tiêu cốc (Đa thực tức ăn nhiều), đa ẩm, đa niệu (uống nhiều,
tiểu nhiều) như sau :
« Dĩ ẩm nhất đẩu, tiểu tiện nhất đẩu »
Nghĩa là : Uống một đấu nước, tiểu tiện một đấu nước.
– Hơn trăm năm sau, năm 752, Vương Thọ trong bộ Ngoại đài mật yếu nói rõ hơn :
« Khát nhi ẩm thủy đa, tiểu tiện sổ, hữu chỉ tự phù phiến cam giả, giai thị Tiêu khát bệnh dã ».
Nghĩa là : Khát, uống nước nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu sền sệt như đường, đó là bệnh Tiêu khát.
Sang đời Nguyên, La Thiên Ích soạn Vệ sinh bảo giám (1292), nói rõ hơn :
« Phù Tiêu khát giả, tiểu tiện đồi số, kỳ sắc như dịch du, thượng hữu phù mạc, vị cam như phong
mật ».
Nghĩa là : Người bị Tiêu khát, tiểu tiện nhiều, mầu sắc nước tiểu như dầu, trên nước tiểu như có váng
nổi, vị ngọt như mật ong.
Tóm lại theo Y học Á châu, thì Tiểu đường có tên Tiêu khát, hay Tam đa chứng, mà biểu hiện là ba
chứng trạng cùng diễn ra một lúc :
– Đa ẩm, tức uống nhiều,
– Đa thực, tức ăn nhiều,
– Đa niệu, tức tiểu nhiều.

Tiêu khát sẽ diễn ra ba loại :
Loại do Phế âm hư nhiều. Tỳ-vị âm, Thận âm hư ít. Biểu hiện khát nhiều so với ăn nhiều, tiểu nhiều.
Loại này gọi là bệnh do Thượng tiêu.
Loại do Tỳ-Vị âm hư nhiều. Phế âm, Thận âm hư ít. Biểu hiện là ăn nhiều so với khát nhiều, tiểu
nhiều. Loại này gọi là bệnh do Trung tiêu.

Điều Trị Tiểu Đường – 4


Loại do Thận âm hư nhiều. Phế âm, Tỳ-vị âm hư ít. Biểu hiện là tiểu nhiều so với uống nhiều, ăn
nhiều. Loại này gọi là bệnh do hạ tiêu.
3. NGUYÊN DO MẮC BỆNH
Theo Trung-y hiện thời (2005), nguyên do mắc bệnh là :
– Ăn uống không điều độ,
– Tình chí xáo trộn,
– Phiền não, làm việc quá độ,
– Lạm dụng dược vật.
Nhưng trọng yếu là ăn uống gây ra.
3.1. ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ
Ăn quá nhiều thực vật ngọt, béo, làm tổn thương tỳ vị. Tỳ vị không thể hấp thụ tinh vi thủy cốc. Từ đó
khiến cơ thể suy yếu, thủy cốc tích tụ thành nội nhiệt, thành Tiêu khát. Thống kê của JAMA (2005)
cho biết tại Hoa kỳ, nguyên do Tiểu đường type II là 87%, do ẩm thực không điều độ.
Tố Vấn nói :
« Người ăn nhiều thức béo, ngọt, khiến cơ thể thành nội nhiệt sung mãn. Khiến cho khí thượng nghịch
chuyển thành Tiêu khát ».
Ví như người nhậu nhẹt quá đáng cũng thành Tiêu khát. Vị rượu nóng, uất kết trong vị, thành nội
nhiệt. Nội nhiệt thành Tiêu khát. Thiên kim phương, Tôn Tư Mạo từng nói :
« Người uống rượu nhiều mà không bị Tiêu khát, thì chưa từng có ».
Xin thuật một y án (Paris 1980-1987)
Họ là ba người bạn trai. Ông P lớn tuổi nhất (42), ông giữ chức quản lý một hãng nhựa. Vợ là y tá.

Người thứ nhì là ông W (41) vợ chồng làm chủ một khách sạn nhà hàng lớn tại khu Opéra Paris. Ông
Ch trẻ nhất (36), tài xế Taxi, vợ làm chủ một nhà hàng ở ga xe lửa Lyon. Cả ba đều thành công về tài
chánh. Gia đạo yên vui. Sức khỏe tốt. Cũng như tất của những người thất học là khi có nhiều tiền thì
sinh chứng. Ba ông muốn hưởng thụ. Lối hưởng lạc như sau : Chiều nào các ông cũng tợp ít ra nửa
chai rượu loại mạnh. Cả ba ông cùng dành ra ngày thứ tư để hưởng thụ. Sáng cùng nhau đến một nhà
hàng lớn ăn uống. Mỗi buổi trưa như vậy các ông tiêu thụ ít nhất ba chai rượu loại trên 30 độ : Nào
Whisky, nào Cognac, nào Rhum, nào Ngũ gia bì, nào Mai quế lộ, nào Sake, nào Ba xi đế. Sau khi say
mềm, thì đến khu chợ Tầu tắm hơi, có người đẹp massage. Tối các ông đến một nhà hàng khác, lại
uống ít nhất ba chai rượu mạnh nữa.
Bạn hữu, vợ con, dĩ chí bác sĩ gia đình khuyên can, các ông không nghe. Nhất là ông Ch, khi vợ nhỏ
nhẹ khuyên ông không nên uống rượu nhiều, ông trả ơn vợ bằng cú đấm, cú đá. Thời gian này tôi đang
dạy thực tập tại clinique Masséna (Paris 13). Buổi trưa tôi thường cùng các sinh viên ra mấy nhà hàng
đó ăn uống vội vã, để tiếp tục làm việc. Mỗi lần gặp chúng tôi là ba ông lại trêu ghẹo : Không uống
rượu là không biết hưởng lạc. Làm được tiền mà không uống rượu thì khi chết có mang theo được
đâu. Tôi biết đây là lối khiêu khích để tự bào chữa cho mình. Thế rồi chỉ ba năm sau, ông W lăn đùng
ra, phải vào nhà thương lọc máu vì tiểu đường quá nặng, dĩ nhiên bất lực sinh lý. Ông chết vào tuổi 49,
để lại bà vợ trẻ, một nhà hàng khách sạn lớn, hai nhà nghỉ mát, một ở vùng Chamonix, một ở Nice.
Ngoài ra còn xe Mercédès 550, Roll Royce, du thuyền, biệt thự 1500 mét vuông ở bờ sông Marne. Bà
vợ góa đem tài sản đi sống với ông chồng mới khỏe mạnh.

Điều Trị Tiểu Đường – 5


Còn ông P, thình lình ông lăn đùng ra, ông bị crise đái đường. Cứu kịp. Sau 6 tháng hôn mê, ông tỉnh,
nhưng liệt cả hai chân, hai tay. Ông qua đời vào tuổi 53.
Riêng ông Ch, khi thấy hai ông P, W lăn đùng ra, ông mới chịu đi khám bệnh. Kết quả thử máu, ông bị
Tiểu đường, phải chích Insuline. Nhưng ông vẫn dấu vợ uống rượu. Chỉ ba năm sau, thận hư hoàn
toàn, phải lọc máu. Ông chết vào tuổi 42, khi nằm trên dường bệnh lọc máu. Ông chết, mà bà vợ như
thoát được của nợ. Chôn ông xong, ba ngày sau, bà nạp một ông bồ da mầu !
3.2. TÌNH CHÍ XÁO TRỘN

Khi tình chí xáo trộn, uất giận tích tụ, khiến can khí uất kết. Uất kết nhiều, hóa hỏa, thiêu đốt tân dịch
phế-vị. Trong Hà gian lục thuật nói : Ngoài trường hợp ẩm thực, khi tâm thần bị tổn thương, vị hỗn
loạn, cũng sinh Tiêu khát.
3.4. PHIỀN LAO QUÁ ĐỘ
Khi làm việc trí óc quá độ, khiến tâm âm hư suy, tâm dương thịnh, cũng đưa đến thận âm hư làm tinh
dịch hao tổn, khiến âm không kiểm chế được dương. Dương thăng thành tiêu khát.
3.5. LẠM DỤNG DƯỢC VẬT
Khi lạm dụng dược vật như dùng quá liều lượng, hoặc dùng quá lâu cũng sinh Tiêu khát.
Tố vấn nói :
« Khi bị uất nhiệt trong người, không nên ăn thức ăn ngon, cũng chẳng nên uống thảo dược, thạch
dược nóng lâu, mà thành Tiêu khát ».
Như vậy khi một người bị Tiểu đường, lúc đầu từ một trong ba tạng phế, tỳ, thận, rồi từ đó thành hai,
ba, bốn yếu tố. Trong bốn yếu tố đó làm tổn thương phế, tỳ vị và thận. Vì vậy khi một người bị Tiểu
đường sẽ do :
– Phế âm hư, thành phế nhiệt,
– Tỳ âm hư, thành tỳ nhiệt,
– Thận âm hư, hư hỏa bốc lên.
Tùy theo phế, tỳ, thận, tạng nào âm hư nhiều, nhiệt uất nhiều, mà thành ba dạng khác nhau.
4. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ
Tiểu đường như y học hiện đại, lâm sàng chia làm ba loại.
4.1. LOẠI MỘT, BỆNH THƯỢNG TIÊU
Do phế âm hư nhiều, nhiệt uất ở phế nhiều. Tỳ âm, hư ít, nên nhiệt uất ít. Thận âm hư ít nên hư hỏa
không bốc lên nhiều.
4.2. LOẠI HAI, BỆNH TRUNG TIÊU
Do tỳ, vị âm hư nhiều hơn, nhiệt uất ở tỳ-vị nhiều hơn. Phế âm hư ít, nên nhiệt uất ít hơn, thận âm
hư ít nên hư hỏa bốc lên ít hơn.
4.3. LOẠI BA BỆNH HẠ TIÊU

Điều Trị Tiểu Đường – 6



Do thận âm hư nhiều hơn, dương thăng lên hơn. Phế, tỳ-vị âm hư ít hơn, nên nhiệt uất ít hơn.
5. CHỦ CHỨNG
5.1. BỆNH DO THƯỢNG TIÊU
– Phiền khát, uống nhiều,
– Miệng, lưỡi khô,
– Đại tiện như thường,
– Tiểu tiện nhiều lần,
– Hai biên lưỡi hồng,
– Rêu lưỡi vàng, mỏng.
– Thường có bệnh sử về phế (Ho gà, viêm khí quản, viêm phổi, suyễn, lao).
– Nam khó khăn về phòng the,
– Nữ kinh nguyệt xáo trộn.
5.2. BỆNH DO TRUNG TIÊU
– Ăn nhiều, ăn không biết no,
– Mập phì hoặc gầy còm,
– Đại tiện kết bón,
– Rêu lưỡi vàng mỏng, khô,
– Mạch hoạt, hữu lực.
– Thường có bệnh sử liên quan đến ăn uống thất thường. Nhất là những người hay được mời ăn uống
thái quá: Các nhà ngoại giao, cảnh sát, ký giả văn gia.
5.3. BỆNH DO HẠ TIÊU
– Tiểu tiện nhiều, nhiều lần,
– Ngang lưng đau, vô lực,
– Miệng khô, lưỡi hồng,
– Mạch trầm tế, xác,
– Trí nhớ giảm thoái, răng yếu,
– Nam bất lực sinh lý. Nữ lãnh cảm, hoặc kinh-sản không bình thường.
Nhưng lâm sàng, bệnh có muôn hình, vạn trạng, khó mà phân ra làm ba. Vì vậy cần phải uyển chuyển
mà đưa ra trị pháp cho hợp lý.

5.4. BIỂU HÌNH
5.4. BIỂU HÌNH A,
Phế âm hư nhiều, ngoại nhiệt nhập vào thượng tiêu nhiều,
Tỳ-vị âm hư ít ngoại nhiệt nhập vào trung tiêu ít,
Thận âm hư ít, ngoại nhiệt nhập vào hạ tiêu ít,
Bệnh tại thượng tiêu nặng.

Điều Trị Tiểu Đường – 7


5.4. BIỂU HÌNH B,
Phế âm hư ít, ngoại nhiệt nhập vào thượng tiêu ít,
Tỳ-vị âm hư nhiều, ngoại nhiệt nhập vào trung tiêu nhiều,
Thận âm hư ít, ngoại nhiệt nhập vào hạ tiêu ít,
Bệnh tại trung tiêu nặng.

5.4. BIỂU HÌNH C,
Phế âm hư ít, ngoại nhiệt nhập vào thượng tiêu ít,
Tỳ-vị âm hư ít, ngoại nhiệt nhập vào trung tiêu ít,
Thận âm hư nhiều, ngoại nhiệt nhập vào hạ tiêu nhiều,
Bệnh tại hạ tiêu nặng.

Điều Trị Tiểu Đường – 8


Điều Trị Tiểu Đường – 9


PHẦN THỨ NHÌ


DƯỢC TRỊ
1. BỆNH DO THƯỢNG TIÊU
1.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
Thanh nhiệt, tả hỏa (giảm nhiệt, chế hỏa),
Sinh tân chỉ khát (Sinh tân dịch, làm ngừng khát).
1.2. DƯỢC TRỊ
Dùng Nhị đông thang gia giảm,
Thiên đông, 10 g
Biểu đông, 10 g ;
Thiên hoa phấn từ 10 đến 15 g,
Hoàng linh 7 g,
Tri mẫu 10 g
Cam thảo 5 g,
Thường sâm, 15 đến 35 g.
Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói.
Uống liền 30 ngày.
1.3. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ
– Thiên đông, Biểu đông để thanh phế, thêm âm tỳ vị,
– Nếu bệnh nặng thêm Thiên hoa phấn có Hoàng linh trợ giúp tác dụng sinh tân, thanh nhiệt,
– Tri mẫu, thanh nhiệt tả hỏa.
– Nếu miệng khô, biên lưỡi hồng, rêu lưỡi khô, thêm Sinh địa (10 g), để tăng dịch vị.
– Nếu rêu lưỡi vàng khô, phiền khát uống quá nhiều, mạch Hồng đại thêm Thạch cao 10 g, Tri mẫu
15 g, Ngạnh mề 10 g, Cam thảo 10 g, Nhân sâm 10 g, để thanh tiêu phế-vị, sinh tân dịch, ngừng khát.
– Nếu thêm lưng đau, gối mỏi, người gầy, thêm Thục địa 10 g, Sơn dược 10 g, Sơn thù nhục 10 g để
tư dưỡng phế-thận, sinh tân.
1.4. Y ÁN (Lý Văn Lượng, Thiên gia diệu phương)
Kh. ZZ, nữ, 38 tuổi. Từ năm 42 tuổi bắt đầu thấy khát uống nhiều nước. Ngày bệnh càng tăng. Đói ăn
nhiều. Uống bao nhiêu, tiểu bấy nhiêu. Trung bình ngày uống 5 lít nước. Kinh kỳ thưa dần, kinh lượng
ít. Đã uống thuốc điều kinh, nhưng không khỏi. Sang năm 43 tuổi, bệnh nhân tới xin điều trị.


Điều Trị Tiểu Đường – 10


1.4.1. Trung chẩn: Bệnh trạng rất nặng: Khát, đói, người gầy yếu (giảm 10 kg trong một năm). Kinh
tuyệt. Mạch Trầm sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, đại tiện khô, tiểu tiện lượng nhiều. Xét
nghiệm đường 4,5 g/l. Trung chẩn: Thượng tiêu âm hư, nhiệt thịnh.
1.4.2. Nguyên tắc thi trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo.
1.4.3. Dược trị: cho uống thang thuốc Sinh tân nhuận táo ẩm. Phương thuốc này tương đương với Nhị
đông thang, tuy rằng chủ trị, thành phần không chính xác bằng.
1.4.4. Thành phần: Thạch cao (sống) 60 g, Đại sinh địa 30 g.
1.4.5. Dụng pháp: Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2,
sáng uống một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Uống liền 30 ngày.
Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm. Uống trong 1 tháng, tình trạng khát giảm
rất nhanh. Tinh thần tốt. Kiểm tra đường niệu còn 1,7 g/l. Cho uống liên tiếp trong hai tháng. Hết khát,
ăn uống, tiểu tiện phục hồi bình thường, đường niệu còn 1,05 g/l, thân thể béo tốt. Cho uống Tứ vật
thang 5 ngày. Kinh nguyệt trở lại đều đặn, tay chân khỏe mạnh, làm việc trở lại. Giảm phân lượng
Thạch cao 10 g, Đại sinh địa 15 g.
1.4.6. Phân tích dược lý: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu
ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thể làm nhuận
da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thoát ra theo nước
tiểu nên máu không có gì nuôi sống da thịt gày gò, mất kinh nguyệt. Thạch cao tính ngọt, hàn trừ được
hỏa dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Màu trắng của Thạch cao nhập vào phế, chất nặng mà chứa
mỡ có tác dụng kim sinh thủy, Sinh địa tử âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo, tư thượng nguyên để
sinh thủy, phế được thủy làm nhuận nên như đám sương mù lan tỏa làm nhuận tân dịch toàn thân, lại
có thể ích huyết, làm thông huyết hải. Bởi vậy kinh nguyệt trở lại đều đặn, da thịt cũng đầy đặn.
1.5. ĐƠN DƯỢC
1.5.1. Địa hoàng, (Sinh địa, Thục địa)
Mỗi ngày dùng 30 g, nấu với 1 lít nước, dùng làm nước uống.

Địa-hoàng, tên khoa học Rhemannis glutinosa (Gaertn). Libosch. Thuộc họ Hoa mõm chó

(Scrophulariaceae) Lý Tăng Lễ vẽ, Trần Đại Sỹ sưu tầm,
Hiệu Năng và Chủ Trị
– Tư âm,
– Dưỡng huyết,

Điều Trị Tiểu Đường – 11


– Sinh tân,
– Dùng bổ âm, trị âm hư nội nhiệt,
– Tiểu đường,
– Các bệnh xuất huyết: chảy máu cam, thổ huyết, băng huyết,
– Kinh nguyệt bất điệu,
– Tiện bí.
Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch
Actions and Indications
It is used to nourish blood, regulate increase salivator, for the treatment of febrilediseases with deep
red tongue and thirst, hematemesis, metrorrhagia menstrual disorders, fetal distress, constipation.
Phương thuốc 1 :
Sinh địa 800 g,
Hoàng liên 600 g.
Rút nước cốt sinh địa tẩm vào Hoàng liên, phơi khô, tán nhỏ.
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 g.
Phương thuốc 2 :
Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g;
Sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g;
Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g.
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa,
chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Uống liền 30 thang.
1.5.2. Thạch cao

Mỗi ngày dùng 20 - 40 g sắc lên uống thay nước uống.
Hiệu năng và chủ trị
– Đái đường,
– Thanh nhiệt, tả hỏa,
– Trừ phiền, chỉ khát,
– Trị ngoại cảm sốt,
– Cao nhiệt, khát,
– Phế nhiệt suyễn,
– Vị viêm nhiệt,
– Nhức đầu do cao nhiệt,
– Đau răng,

Điều Trị Tiểu Đường – 12


Thạch cao (Gypsum)
Gypsum
Acitions and Indications
It is used as antifebrileagentfor the treatment of diabetes; febrile disease due toexogenous affection
with high fever and dire thirst, asthma and cough, headache, toothache caused by exuberant fire in the
stomach.
Phương thuốc :
Thạch Cao Tri Mẫu Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận):
Chích cam thảo 4 g,
Ngạnh mễ 20 g,
Nhân sâm 12 g,
Thạch cao 40 g,
Tri mẫu 8 g.
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa,
chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói liên tiếp trong 30 ngày.

2. BỆNH DO TRUNG TIÊU
2.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
Dưỡng vị, sinh tân,
Tư âm tả hỏa.
2.2. DƯỢC TRỊ
Dùng Thạch cao nhiệt địa tiễn, còn có tên Ngọc nữ tiễn.
Thạch cao 15 g,
Địa hoàng 15 g đến 3 g,
Biểu đông 10 g,
Tri mẫu 10 g,
Ngưu tất 15 g,
Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói.
Uống liền 30 thang.

Điều Trị Tiểu Đường – 13


2.3. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ
– Thạch cao, Tri mẫu để thanh vị nhiệt, tả vị hỏa. Phối với Biểu đông, Thục địa bổ thận âm.
– Nếu đại tiện bí kết, ăn nhiều, thêm Đại hoàng 10 g, Mang tiêu 10 g, Cam thảo 6 g, để tả hạ (tống
phân ra), thanh nhiệt.
– Nếu miệng khô đẹn (lở) thêm Hoàng liên 10 g, Sinh địa 15 g, Đơn bì 10 g, để thanh vị, kinh huyết
(làm huyết lạnh).
2.4. Y ÁN (Lý Văn Lượng, Thiên gia diệu phương)
Dương XX, nam, 50 tuổi, nhân viên nhà nước. Bệnh đã hơn một năm. Khát nước, uống nhiều, mỗi
ngày uống đến 6 lít nước. Uống bao nhiêu tiểu bấy nhiêu. Ăn nhiều, mau đói. Mỗi ngày ăn tới hơn kg
gạo. Trọng lượng giảm 12 kg trong một năm. Chóng mặt, người mệt, không thể làm việc được.
2.4.1. Trung chẩn: Lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Mạch Tế xác. Xét nghiệm lượng đường trong máu 7,5
g/l. Trị bằng thuốc loại Sulfamide không giảm. Đổi trị bằng Metformine hỗn hợp với Anti-alphaglucosidase đường giảm, nhưng tái phát. Lại đổi sang dùng Insuline. Bệnh chỉ đỡ, rồi tái phát. Xin trị
bằng Trung-y. Kết luận bệnh do tỳ âm hư.

2.4.2. Nguyên tắc thi trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát.
2.4.3. Dược trị: Dùng Thạch cao nhiệt địa tiễn, cải biến.
2.4.4. Thành phần: Sinh địa 30 g, Hoài sơn 30 g, Thiên hoa phấn 20 g, Thạch hộc 20 g, Tri mẫu 20 g,
Sa sâm 15 g, Mạch đông 15 g, Trạch tả 12 g, Ngũ vị tử 6 g.
2.4.5. Dụng pháp: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống
một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Nếu thấy rất đói và khát thêm: Thạch cao (sống)
15 g, Hoàng liên 10 g; nếu khí hư nặng thêm Nhân sâm 10 g, Hoàng kỳ 10 g, âm tổn cập dương thì
thêm Phụ phiến 15 g, Nhục quế 10 g. Uống gần 40 thang. Kiểm tra đường niệu 0,97g/l, ăn uống trở lại
bình thường, tiếp tục đi làm. Khuyên bệnh nhân mỗi ngày nấu Sinh địa, Hoài sơn mỗi thứ 50 g uống,
kiên trì trong hơn tháng để củng cố hiệu quả điều trị. Kiểm tra mỗi tháng một lần, trong 6 tháng, lượng
đường dao động từ 0,85 đến 1,05 g/l.
2.4.6. Phân tích dược lý: Trương Tích Thuần cho rằng chứng tiêu khát là do tì âm hư gây nên. Ông
lại nói rằng Sinh địa, Hoài sơn là hai vị đại bổ tì âm. Vì thế thang thuốc trên liều lượng cao hơn. Thiên
hoa phấn giải nhiệt mạnh tại thượng tiêu, trung tiêu, chống khát. Thạch hộc giáng hỏa trung tiêu, ích
vị. Tri mẫu thêm âm cho hạ tiêu để trừ nhiệt. Sa sâm, Mạch đông để trị phế-vị nhiệt. Trạch tả lợi thủy,
thanh nhiệt trọc. Ngũ vị tử tiềm âm sinh tân. Các nghiên cứu dược lý cho rằng các vị thuốc Địa hoàng,
Hoài sơn dược, Trạch tả, Nhân sâm đều có tác dụng hạ đường.
2.5. ĐƠN DƯỢC
2.5.1. Địa hoàng, (xem phần 1.5.1 trên)
2.5.2. Thạch cao (xem phần 1.5.2 trên)
3. BỆNH DO HẠ TIÊU
3.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

Điều Trị Tiểu Đường – 14


Tư thận (bổ thận âm), dưỡng âm,
Kiêm giáng hỏa.
3.2. DƯỢC TRỊ
Lục vị địa hoàng thang gia giảm,

Sinh địa hoàng, 15 g tới 35 g,
Sơn thù du 10 g đến 15 g,
Sơn dược 15 g đến 20 g
Trạch tả 10 g
Đơn bì 7 g,
Phục linh 10 g.
Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói.
Uống liền 30 ngày.
3.3. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ
– Các nghiên cứu gần đây của Hoa kỳ, Trung quốc, Nhật bản đều cho biết các dược vị sau đây đều có
tính chất làm hạ đường trong máu : Sinh địa, Sơn thù du, Sơn dược, Nhân sâm, Hoàng thị, Ngọc trúc,
Kỷ tử, Thiên đông, Biểu đông, Cát cánh, Thiên hoa phấn, Hoàng bách, Tri mẫu, Hoàng liên, Hà thủ ô.
– Khi dùng thang thuốc trên, nếu thấy can-thận tinh không đủ khiến tai kêu, mắt mờ thêm Câu kỷ tử
10 g, Cúc hoa 10 g.
– Nếu thấp nhiệt trú ở hạ bàn (mông, bộ phận sinh dục, hậu môn), làm âm bộ ngứa ngáy, thêm Hoàng
bách 10 g, Tri mẫu 10 g.
– Nếu phế-thận âm hư, triều nhiệt (người bừng nóng sau 12 giờ trưa), ho, mồ hôi trộm thêm Sa sâm 10
g, Bách hợp 15 g, Ngục trúc 10 g, Kiến mẫu 10 g, Địa cốt bì 10 g, Thanh cao 10 g, để tư âm (thêm
âm) nhuận phế (làm ướt phế), ngừng ho.
– Nếu tâm thận âm hư, tâm ủy (lo phiền) mất ngủ thêm Nhân sâm 10 g, Biểu đông 15 g, Ngũ vị tử
10 g, Tuấn táo nhân 15 g, để dưỡng tâm, an thần.
– Nếu thận âm, dương đều hư, khiến phù thủng, mặt bóng, lưỡi lợt, rêu trắng thêm Phụ tử 10 g, Nhục
quế 10 g.
Lục vị địa hoàng thang, là phương thuốc khá cổ, cho đến nay, vẫn còn giá trị cao. Hầu hết các dược
viện Trung-quốc, Đài-loan, Hương-cảng đều chế thành viên nhỏ, mang tên Lục vị địa hoàng hoàn. Sau
nhiều năm nghiên cứu, xử dụng, các bác sĩ của viện Pháp-Á (IFA), Hội nghiên cứu y học Á-châu
(ARMA), công nhận Lục vị địa hoàng hoàn do dược phòng Lan-châu Phật-từ chế dược xưởng, của
Trung-quốc sản xuất (Lanchow fo si pharmaceutical factory) hay đôi khi ghi là Lan-châu Trung-dược
chế dược phẩm (Lanchow Chinese Medicine Works) đúng với sách vở, hiệu nghiệm nhất.
Giá bán tại Trung-quốc (hiện nay 2005) khoảng 0,5 Euro một hộp 200 viên (# 0,65 USD) còn giá bán

tại Hoa-kỳ không nhất định. Vùng NewYork, California khoảng 3 tới 4 USD. Tại Úc-châu, giá khoảng
6-10 AUD.
Xin đính kèm bản phân tích mà tôi đã in trong bộ Giảng huấn tình dục bằng y học Trung quốc, Q1, trg
229-232.

Điều Trị Tiểu Đường – 15


Lục-vị địa hoàng hoàn
Xuất xứ:
Trong sách Tiểu nhi dược chứng trân quyết của Tiều Ất đời Tống Trung-quốc (Thế kỷ 12-13).
Thành phần:
Thục địa hoàng, Rehmania glutinosa Libosch 32%.
Sơn thù nhục, Cornus officinalis Sieb et Zucc 16%.
Sơn dược, Dioscorea japonica Thumb 16%.
Trạch tả, Alisma plantago-aquatica L var Oriental Samelson 12%.
Đơn bì, Bark of Paenory root, 12%.
Phục linh, Poria cocos Wolff, 12%.
Hiệu năng:
Tư âm, bổ thận.
Chủ trị:
Lục-vị địa hoàng hoàn dùng để bổ thận âm. Dưới đây tôi xin trình bầy chứng trạng thận âm hư. Vì
chứng thận âm hư rất rộng, nên chủ trị của Lục-vị địa hoàng hoàn cũng rất rộng.
Chứng trạng thận âm hư suy:
– Bổ thận âm, hư hỏa bốc lên,
– Đau ngang lưng, gối mỏi.
– Xương đau, các khớp kêu lọc cọc.
– Mắt hoa đầu váng, chóng mặt: huyết áp cao.
– Thần kinh suy nhược: mất ngủ, mất trí nhớ.
– Cơ thể suy nhược.

– Đái đường,
– Tai kêu, tai điếc.
– Tư nhiên mồ hôi xuất, mồ hôi trộm.
– Đàn ông bất lực: Di tinh, mộng tinh, Dbc-Cbk.
– Đàn bà lãnh cảm, huyết trắng.
– Da khô, mắt mờ.
– Tóc rụng.
– Răng lung lay.
– Lưỡi khô hầu đau.
– Răng lung lay, không bóng.
Dụng pháp, dụng lượng:
Uống với nước lạnh, mỗi ngày 3 lần mỗi lần 8 viên. Uống liền trong 15 ngày. Ngưng 15 ngày lại uống
tiếp 10 ngày nữa.
Cấm kị:
Cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp.
Thận dương hư.

Điều Trị Tiểu Đường – 16


Biểu hình thận âm hư (khuyết một miếng), cần dùng Lục-vị để bổ âm

Biểu hình thận dương hư

không nên dùng Lục-vị, vì âm đã nhiều hơn dương, còn thêm âm vào thì dương càng bị áp chế.
3.4. Y ÁN (Lý Văn Lượng, Thiên gia diệu phương)
Trần ZZ, nữ, 52 tuổi. Bệnh nhân thể chất béo tốt, trước kia khỏe mạnh, Hơn tháng nay đột nhiên sinh
ra khô miệng khát nước, uống bao nhiêu tiểu bấy nhiêu. Ngày uống 5-6 lít nước. Đói, ăn không biết lo,
người mệt mỏi, tinh thần mề mệt. Đến xin trị bệnh.
3.4.1. Trung chẩn: Thử nghiệm, lượng đường trong máu là 4,6 g/l. Bắt mạch thấy mạch Phù đại mà

hư, lưỡi đỏ, ít rêu, đại tiện đã 3 ngày chưa đi. Bệnh thuộc loại âm hư dương kháng, tân dịch khuyết
hao. Bệnh được xác nhận là Tiểu đường loại 2.
3.4.2. Nguyên tắc thi trị: Tư âm, bổ thận, dưỡng âm sinh tân chỉ khát. Cho uống thuốc thuộc họ
Sulfamides. Bị phản ứng mệt mỏi, miệng đắng, mắt mờ, mất ngủ trầm trọng. Sau một tuần, thử
nghiệm, lượng đường giảm còn 4,2 g/l. Đổi trị bằng Trung-y.
3..4.3. Dược trị: Cho uống Lục vị địa hoàng thang cải biến.
3.4.4. Thành phần: Đại sinh địa 50 g, Sơn thù nhục 15 g, Hoài sơn dược 15 g, Phi ngọc trúc 15 g, Nữ
trinh tử 15 g, Kỷ tử 15 g, Thốn mạch đông 15 g, Địa cốt bì 30 g, Ô mai nhục 10 g, Súc sa nhân 5 g,
Sinh cam thảo 15 g.
3.4.5. Dụng pháp: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống
một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ
giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm 10 g, Hoàng tinh 15 g, Thạch hộc 15 g. Nếu đã bước sang
trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, có khí hư. Uống liền 15 thang. Khám
lại thấy, khô miệng, khát giảm, bệnh nhân tự cảm thấy tinh thần cũng biến chuyển tốt, đại tiện ngày 1
lần, không còn những khó chịu khác. Lại cho uống tiếp 30 thang, các triệu chứng chuyển biến tốt hơn,
xét nghiệm đường huyết còn 1,60 g/l. Giảm bớt lượng thuốc của bài trên còn một nửa, cho uống đến
60 thang, ăn uống trở lại bình thường, tinh thần phấn khởi. Xét nghiệm lại, đường còn 1,05 g/l. Bệnh
đã khỏi về cơ bản. Khuyên tiếp tục giữ bài cũ cách một ngày dùng một thang để củng cố hiệu quả. Sau
khi thôi dùng thuốc, ba tháng thử máu một lần, lượng đường lên xuống từ 0,75 – 1,15. Cho nghỉ hẳn.
3.4.6. Phân tích dược lý: Phương thuốc này thích hợp với những người mới mắc bệnh đái đường, quá
trình bệnh chưa lâu, nhưng chứng tam tiêu tồn tại rõ rệt. Bàn chung hiệu quả tốt. Hầu hết bệnh nhân
sau khi chữa bằng thang thuốc trên bệnh trạng đều chuyển biến tốt, khỏi bệnh về mặt lâm sàng hoặc
bệnh lý.

Điều Trị Tiểu Đường – 17


3.5. ĐƠN ĐƯỢC
3.5.1. Dùng sâm
Nhân-sâm (Panax ginseng C.A.Mey), Lý Tăng Lễ vẽ (Trần Đại Sỹ sưu tầm).


Bệnh nhẹ dùng Thường sâm (mỗi ngày 15 g). Bệnh hơi nặng dùng sâm Hoa kỳ (mỗi ngày 15 g)
Bệnh nặng dùng Sâm Cao ly (mỗi ngày 10 g).
Nghiền hoặc thái mỏng hoặc nghiền ra thành bột, cho vào với 1 lít nước, nấu nhừ, uống thay nước.
Uống lúc đói.
Hiệu năng và chủ trị:
– Cơ thể suy nhược,
– Hơi thở ngắn,
– Tự hãn,
– Đại bổ nguyên khí,
– Thần trí hỗn loạn,
– Miệng khô khát (Tiểu đường)
– Mất ngủ mộng nhiều,
– Kinh ủy, mất trí nhớ,
– Nam bất lực sinh lý, tiểu vặt,
Panax ginseng C.A. Mey
Actions and Indications :
It is used as nourishment, saliva increase regulator, tranquilizing the mind and improving mental
power; for the treatment of prostrationnwith impending collapse market by cold limbs and
spontaneous sweating, dyspnea due to diminished function of the lung , thirst to impairment of body
fluid, insomina and irritability, impotence, ect.
Phương thuốc:
Nhân sâm 8 g,
Thiên môn 15 g,
Sơn thù 15 g,
Câu kỷ 8 g,
Sinh địa 8 g.

Điều Trị Tiểu Đường – 18



Nhân sâm tán thành bột nhuyễn. Còn 4 dược vị cho vào 1 lít nước sắc còn 1/2 lít. Trộn nhân sâm vào
sắc nữa còn 1/4 lít. Chia làm 2, uống sáng 1
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa,
chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Uống liền 30 ngày.
3.5.2. Kỷ tử

Câu-kỷ-tử (Lycium barbarum L.) Triệu Đơn vẽ, Trần Đại-Sỹ sưu tầm.
Hiệu năng và chủ trị
–Tư can, bổ thận,
– Thêm tinh, sáng mắt,
– Suy nhược mệt mỏi,
– Lưng đau, gối mỏi,
– Chóng mặt, tai kêu,
– Nội nhiệt, đái đường,
– Huyết hư, da ửng vàng,
– Mắt mờ nhìn không rõ,
Lycium barbarum L.
Actions and indications
It can benefit the liver and the kidney, to replenish vital essence and to improve eyesight, for the
treatment of general debility with deficiency of vital essence manifested by aching of the loins and
knees, dizziness and tinnitus, diabetes caused by internal heat, anemia, impaired vision.
Phương thuốc:
Câu kỷ 12 g,
Thục địa 20 g,
Hoài sơn 20 g,
Thạch hộc 12 g,
Mẫu đơn bì 12 g,
Sơn thù 8 g,
Rễ qua lâu 8 g,

Sa sâm 8 g.
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà.Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa,
chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói. Uống liền 30 ngày.

Điều Trị Tiểu Đường – 19


4. BỆNH KHÔNG RÕ RỆT
– Có nhiều trường hợp, khi lâm sàn, không phân biệt được thượng, trung, hay hạ tiêu. Chỉ thấy hơi
khát, không đói cho lắm, tiểu bình thường, nhưng thử máu thấy lượng đường cao trên 1,5 g/l.
– Hoặc đã dùng Tây dược, nhưng lượng đường vẫn còn cao trên 1,2 g/l.– Hoặc đã dùng Insuline,
nhưng lượng đường lên xuống thất thường; thì dùng những thang thuốc sau:
4.1. GIÁNG ĐƯỜNG ẨM (hay hoàn)
4.1.1. Thành phần
Ngũ vị tử 12 g,
Mạch đông 12 g,
Sơn dược 30 g,
Sinh địa 30 g,
Nguyên sâm 15 g,
Hoàng kỳ 15 g,
Thương truật 6 g,
Thạch cao 60 g,
Nhân sâm 9 g, (hay Đảng sâm 30 g),
Ký quả 9 g,
Hà thủ ô 9 g.
4.1.2. Hiệu năng: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt
4.1.3. Dụng pháp: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống
một nửa, chiều một nửa. Uống lạnh, uống lúc đói.
Kinh nghiệm thấy, trong 5 ngày lượng đường xuống trung bình dưới 1,5 g/l, thì giảm 1/3 Tây dược.
Tiếp tục uống 5 ngày, thấy lượng đường xuống trung bình thì bỏ hẳn Tây dược. Uống liền trong một

tháng nữa rồi cũng dùng thang thuốc trên, nghiền thành bột nhuyễn. Mỗi ngày uống 3 lần sau 3 bữa ăn
chính, mỗi lần 10 g. Dù khỏi bệnh, cứ nếu bệnh nhân huyết áp cao thêm Cát căn 15 g, Hoàng cầm
10 g, Đan sâm hay Thường sâm (hay sâm Hoa kỳ) 15 g. Nếu ngoài da có mụn nhọt thêm Bồ công anh
10 g, Hoàng bá 10 g, Cương tàm 10 g; mất ngủ mộng nhiều thêm Táo nhân 15 g. Tiểu nhiều thêm Sơn
thù nhục 15 g.
4.2. TRI BÁCH BÁT VỊ THANG
4.2.1. Xuất xứ: Trong sách Y tông kim giám của Ngô Khiêm đời Thanh, Trung-quốc (Thế kỷ thứ 18).
4.2.2. Thành phần:
Lục-vị địa hoàng thang,
Sinh địa hoàng, 15 g tới 35 g,
Sơn thù du 10 g đến 15 g,
Sơn dược 15 g đến 20 g
Trạch tả 10 g
Đơn bì 7 g,
Thêm Tri mẫu 10 g, Hoàng-bách 10 g.

Điều Trị Tiểu Đường – 20


4.2.3. Hiệu năng:
Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo tả hỏa.
4.2.4. Dụng pháp:
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 1/4 lít, chia 2, sáng uống một nửa, chiều một
nửa. Uống lạnh, uống lúc đói.
Nếu bệnh nhân dùng Tây dược: Thông thường, trong 5 ngày lượng đường xuống trung bình dưới 1,5
g/l, thì giảm 1/3 Tây dược. Tiếp tục uống 5 ngày, thấy lượng đường xuống 1 - 1,5 gl trung bình thì bỏ
hẳn Tây dược. Uống liền trong một tháng nữa rồi uống Tri bách bát vị hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần sau
3 bữa ăn chính, mỗi lần 10g. Dù khỏi bệnh, cứ tiếp tục uống trong 100 ngày.
Nếu sau 5 ngày mà lượng đường vẫn cao hơn 1,5 g/l, thì tiếp tục uống trong 25 ngày nữa, rồi uống Tri
bách bát bị hoàn như trên.

4.3. NGỌC TUYỀN HOÀN (Diabeety care)
4.3.1. Xuất xứ:
Ngọc tuyền hoàn là dược phẩm chế thành viên do Thành đô Trung dược xưởng, tỉnh Tứ xuyên, Trung
quốc (Cheungdo Chinesse Herbs Factory, Szechuan, China) sản xuất. Do Kingsway Trading Inc,
Corona New York 11368, USA phân phối tại Hoa kỳ. Giá bán hiện thời (2005) dao động từ 4 tới 6
USD một hộp 120 g.
Ngọc tuyền hoàn chế theo phương thuốc Tiêu khát của Y sư Diệp Thiên Sĩ đời Thanh.
4.3.2. Thành phần:
Phấn cát: Lobed kudzuvine (Pueraria lobata, Willd) Ohwi root,
Thiên hoa phấn: Snakegourd (Trichosanthes Maxim) root kirilowii,
Sinh địa: Rhemannia (Rehmannia glutinosa Libosch) root,
Ngũ vị tử: Chinese magnoliavine (Schidandra chinensis Turcz,Baill) fruit.
4.3.3. Hiệu năng, chủ trị:
Dùng kỹ thuật hóa học hiện tại chế thành viên. Mục đích sinh tân trừ khát, thanh nhiệt trừ phiền,
dưỡng âm tư thận, ích khí hòa trung.
4.3.4. Dụng pháp, dụng lượng:
Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 6 g (hay đầy nắp hộp). Uống với nước lạnh.
– Nếu đang dùng Tây dược (uống hoặc chích insuline) : Ngày đầu giảm ½ Tây dược. Dùng Ngọc
tuyền 2 lần, mỗi lần 6 g. Sáng hôm sau thử lượng đường thấy kết quả như dùng Tây dược 100%, thì
tiếp tục như vậy trong 5 ngày. Sang ngày thứ 6, bỏ Tây dược hoàn toàn, dùng Ngọc tuyền 4 lần trong
một ngày. Uống liền trong 30 ngày. Nếu thấy đường xuống thấp hơn 1g/l, thì giảm, mỗi ngày uống 2
lần, mỗi lần 6 g.
– Nếu không dùng Tây dược, thì uống ngày 4 lần, mỗi lần 6 g. Nếu thấy lượng đường từ 1g dến 1,5 g/l
thì tiếp tục trong 100 ngày, rồi giảm còn 2 lần, lại uống trong 30 ngày, thì ngừng hẳn.

Điều Trị Tiểu Đường – 21


– Cả hai trường hợp, nếu thấy đường không giảm thì là... thuốc giả.
4.3.5. Lưu ý đặc biệt

Trong dịp hè 2001-2005, năm năm liền, mỗi năm tôi đều sang Hoa kỳ thăm gia đình. Trong những dịp
ấy, tôi đều viếng các cửa hàng bán thuốc Bắc tại Texas như Austin, Dallas, Houston. Tại California
như Westminster, San Jose, Los Angeles, San Diego. Ngay cả khu chợ Tầu tại New york. Các nơi bán
Diabeety care có nơi là dược phòng chuyên nghiệp, có nơi là một quầy trong siêu thị. Cứ trung bình 1
nơi bán thuốc thực, thì hai nơi bán thuốc giả. Lại có thân chủ của tôi du lịch Trung quốc, mua tại các
dược phòng chuyên bán cho du khách ở Bắc kinh, Thượng hải, Quảng châu, Hương cảng, Ma cao,
cũng bị mua phải thuốc giả. Một điều an tâm là những thuốc giả này uống vào chỉ không có kết quả
hay kết quả ít thôi chứ cơ thể vô hại.

Điều Trị Tiểu Đường – 22


PHẦN THỨ BA

TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG DINH DƯỠNG
MỤC LỤC
1. DẪN NHẬP
2. NHỮNG THỨC ĂN PHỤ TRỢ (có biện chứng y học)
2.1. MƯỚP ĐẮNG
2.1.1. Ngồn gốc
2.1.2. Thành phần hóa học
2.1.3. Cách dùng
2.2. BÍ NGÔ (Bí đỏ)
2.2.1. Nguồn gốc
2.2.2. Thành phần hóa học
2.2.3. Cách dùng
2.2. BÍ ĐAO
2.3.1. Nguồn gốc
2.3.2. Thành phần
2.3.3. Cách dùng

3. NHỮNG THỨC ĂN DÂN GIAN (kinh nghiệm, không biện chứng y học)
3.1. Củ mài 30 g, bí đao 100 g, lá sen 30 g (Không ngon, khó uống)
3.2. Vỏ bí đao 15 g, vỏ dưa hấu 15 g (Chát, khó uống)
3.3. Dưa hấu 500 g
3.4. Củ cải 100 g, gạo tẻ 60 g
3.5. Cà rốt tươi 100 g, gạo tẻ 60 g
3.6. Đậu đỏ khô (có vỏ) 50 g
3.7. Đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g
3.8. Đậu xanh 30 g, lá hồng 30 g
3.9. Sắn dây 30 g, gạo tẻ 60 g
3.10. Lê tươi
3.11. Ổi chín

Điều Trị Tiểu Đường – 23


4. VÀI SINH TỐ
4.1. LÊ QUA CẦN (lê, khổ qua, cần tây)
4.2. LÊ ỚT TÁO (lê, ớt Tây, táo)
4.3. TÁO ỚT QUA (Táo, ớt Tây, khổ qua)
4.4. PHÂN TÍCH
4. KẾT LUẬN

Điều Trị Tiểu Đường – 24


PHẦN THỨ BA

TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG DINH DƯỠNG
1. DẪN NHẬP

Như phần đầu, đã trình bầy : Khi thấy những phương pháp mới nhất cũng không đàn áp toàn vẹn được
chứng tiểu đường. Các y gia lại quay trở về với nền y học dân tộc. Bất cứ quốc gia nào, cũng có một
nền y học dân tộc, rút từ kinh nghiệm trong quá trình lịch sử. Nền y học này đặt trên kinh nghiệm thực
tiễn. Những kinh nghiệm này hàm chứa rất nhiều giá trị. Một số có thể chứng minh bằng khoa học.
Một số không thể chứng minh bằng khoa học, nhưng kết quả lâm sàng lại rất cao. Những kết quả này
xin tạm gọi là Tố tính, hay Nguyên tình, hay Đặc tính.
Tuy nhiên phải chờ mãi đến nửa thế kỷ thứ 20 về sau, các quốc gia này mới thiết lập các cơ sở thu
thập những kinh nghiệm dân gian lại, rồi nghiên cứu, tổng hợp thành hệ thống : Những gì dùng được,
những gì nguy hại.
Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng 9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều
có một viện nghiên cứu, giáo dục y học cổ truyền mang tên Trung Y Học Viện. Tại Việt Nam thì cấp
quốc gia có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể bên cạnh còn
những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.
Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài
chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ
cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng.
Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.
Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân
gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì
nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ khăng khăng cho
rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba
phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.
– Một là Xuyên tâm liên. Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược
không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt,
viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng
khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế
thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng
làm hạ nhiệt mà thôi.
Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery

có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn
có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên
tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.

Điều Trị Tiểu Đường – 25


×