Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

De thi HSG lop 9 mon Sinh hoc 9, co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.75 KB, 24 trang )

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG
TRƯỜNG THCS EA TRUL

ĐỀ THI HSG HUYỆN - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề).

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1: (1,0 điểm)
Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.
Câu 2: (3,5 điểm)
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang
phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của
loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào?
Giải thích.
Câu 3: (3,0 điểm)
Phân biệt đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 4: (2.0 điểm)
Dựa vào cơ sở khoa học hãy giải thích: Tại sao những người có quan hệ huyết thống
trong vòng 3 đời thì không được kết hôn với nhau, nhưng từ đời thứ 4 trở đi thì được phép
kết hôn?
Câu 5: (4,5 điểm)
a) Em hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y.
b) Hiệu ứng nhà kính là gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất do hiệu ứng nhà
kính được giải thích như thế nào? Những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến môi trường
Trái Đất như thế nào?
Câu 6: (3,5 điểm)
Cho lai giữa chuột lông đen thuần chủng với chuột lông trắng thuần chủng, F 1 thu


được toàn chuột lông đen. Biết rằng tính trạng màu sắc lông chuột do một cặp gen quy định.
a) Xác định tính trạng trội lặn.
b) Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng thì thế hệ lai sẽ như thế nào?
c) Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống chuột nói trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 75%
chuột lông đen : 25% chuột lông trắng, thì kiểu gen và kiểu hình của những con chuột bố
mẹ đem lai như thế nào?
Câu 7: (2,5 điểm)
Một gen dài 4080A0, có 30% ađênin. Trên mạch thứ nhất có 350 Timin, trên mạch
thứ hai có 200 Xitôzin. Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn.

-1-


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHÂM ĐỀ THI HSG NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9

u
1

Nội dung

2,0
- Nội dung quy luật phân li và phân li độc lập (1 điểm):
+ Quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng của P.
+ Quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá
trình phát sinh giao tử.


2
a)

b)

Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46.
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.
- Số nhóm gen liên kết: 23
Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế
bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân
II.

0,5

0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
3,0

Phân biệt đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST
Làm thay đổi cấu trúc NST
Làm thay đổi số lượng NST trong tế

bào
Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, Gồm có các dạng đột biến tạo thể dị
đảo và chuyển đoạn NST
bội và đột biến tạo thể đa bội
Thể đột biến tìm gặp ở thực vật và Thể đa bội không tìm thấy ở người và
động vật, kể cả ở người.
động vật bậc cao (do bị chết ngay khi
phát sinh)
4
+ Kết hôn gần tạo cơ hội cho các gen lặn gây hại gặp nhau ở thể đồng hợp lặn làm
suy thoái nòi giống (gây dị tật bẩm sinh hoặc chết non).
+ Vì đã có sự sai khác về mặt di truyền nên các gen lặn có hại ít có cơ hội gặp nhau
ở trạng thái đồng hợp gây hại.

c)

0,5

3,5

3

5
a)

Điểm

- Sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo hấp thụ
nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ.
Nấm và tảo sử dụng chung chất hữu cơ đó.

- Bình thường, Trái đất phải bức xạ một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang với NL
mà nó hấp thụ được từ Mặt Trời, một phần NL được trả lại vào vũ trụ, phần lớn NL
bức xạ xuyên qua khí quyển, được hấp thụ bởi các chất khí như hơi nước, CO 2, NO,
CH4 và chất khí khác (gọi là các chất khí nhà kính) làm sưởi ấm bề mặt Trái Đất,
duy trì mức nhiệt lượng cần thiết cho sự sống gọi là hiệu ứng nhà kính
- Hiện nay, nồng độ các chất khí nhà kính đang tăng lên nhanh chóng, làm giảm

-2-

1,0
1,0
1,0

2,0
1,0
1,0
4,5
1,0
1,5

1,0


khả năng tỏa nhiệt của Trái Đất, khí quyển giữ quá nhiều nhiệt dẫn đến hiện tượng
nóng lên toàn cầu.
- Tác động đến môi trường Trái Đất
+ Tan băng, dâng cao mực nước biển, nhiều vùng đất sẽ bị chìm trong nước biển.
+ Thay đổi môi trường sống của sinh vật, nhiều loài sinh vật thu hẹp không gian
sống hoặc bị tiêu diệt
+ Biến đổi sâu sắc về thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động

sống và sản xuất của con người
+ Nhiều bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh tràn lan, sức khoẻ con người suy giảm.
6
a)

b)

c)

Xác định tính trạng trội - lặn:
- Theo giả thiết ta có P thuần chủng:
- Chuột lông đen lai với chuột lông trắng F1 nhận được toàn chuột lông đen → kết
quả lai tuân theo qui luật đồng tính của Men đen.
* Như vậy:
+ Tính trạng lông đen là tính trạng trội
+ Tính trạng lông trắng là tính trạng lặn
+ Qui ước: Gen D qui định tính trạng lông đen.
Gen d qui định tính trạng lông trắng
Lai chuột F1 với chuột lông trắng:
Ta có chuột thế hệ P có kiểu gen:
- Chuột lông đen thuần chủng: DD
- Chuột lông trắng: dd
Sơ đồ lai từ P → F1:
P:
DD (chuột lông đen) x dd (chuột lông trắng)
Gp :
D
d
F1:
Dd (100% chuột lông đen)

- Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng ta có sơ đồ lai như sau:
F1 x chuột lông trắng:
Dd (chuột lông đen) x dd (chuột lông
trắng)
GF :
D;d
d
Thế hệ con lai:
1 Dd : 1 dd
Kiểu hình:
50% lông đen : 50% lông trắng.
Xác định kiểu gen và kiểu hình của P:
Nếu đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là:
Chuột lông đen = 75% = 3
Chuột lông trắng 25%
1
⇒ Đây là kết quả của phép lai tuân theo qui luật phân tính của Men đen do đó P
phải có kiểu gen dị hợp tử: Dd.
Sơ đồ:
P:
Dd (chuột lông đen) x Dd (chuột lông đen)
Gp :
D; d
D; d
F1:
1 DD : 2 Dd : 1 dd
Kiểu gen:
Kiểu hình: 75% chuột lông đen : 25% chuột lông trắng.
* Nhận xét: kết quả lai tương tự với giả thiết.


7
0

a)

ℓ =N/2x3,4A →N = 2ℓ/3,4 = 4080x2/3,4 = 2.400 nuclêôtit.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
Theo đề bài ta có A = 30% mà A + G = 50% → G = 50 – 30 = 20%

-3-

0,25
0,25
0,25
0,25
3,5
0,5
0,5

0,75

0,5

0,75

0,5

2,5
0,5
1,0



Số nuclêôtit từng loại sẽ là:

A = T = 2.400 x 30/100 = 720 nuclêôtit
G = X = 2.400 x 20/100 = 480 nuclêôtit
b) Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn.
1,0
T1=A2=350 nuclêôtit A=A1+A2 →A1=T2= A - A2 = 720 – 350 = 370 nuclêôtit.
X2=G1=200 nuclêôtit G=G1+G2 →G2=X1= G - G1= 480 – 200 = 280 nuclêôtit.
Ghi chú: Nếu học sinh có cách giải khác đáp án nhưng phù hợp với nội dung chương trình
thì người chấm vẫn cho điểm tối đa theo biểu điểm của mỗi câu./.
UbND HuyÖn Thanh S¬n

PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 –THCS
THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH

Câu 2(1,5 điểm) Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Giải
thích?
Câu 3(1,5 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Câu 4(1,5 điểm)
a) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
b) Có mấy loại ARN? Nêu chức năng của từng loại.
Câu 5(1,5 điểm)
Thường biến là gì? Cho ví dụ. Cho biết mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu
hình.
Câu 6(2,0 điểm)


a) Vẽ sơ đồ giải thích người bị mắc bệnh tơcnơ(OX)
b) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?

Câu 7(3,0 điểm)
Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen ( kí hiệu 2 cặp
gen là A, a và B, b) mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội phải trội hoàn
toàn.
- Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên
kết.
- Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên.
b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai trong
tất cả các trường hợp.
Câu 8( 2,0 điểm)
Một phân tử mARN có 700 nucleotit, gen B tổng hợp mARN đó có A=30% tổng số
nucleotit của gen . Gen trên nhân đôi liên tiếp 6 lần.
a)Chiều dài của gen là bao nhiêu micromet. Tính số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
b)Tính số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen trên khi
nhân đôi.
c)Gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên kết hidro nhưng chiều dài
2 gen bằng nhau. Đột biến thuộc dạng nào ? Tính số lượng nucleotit từng loại của gen b ?
Hậu quả của đột biến đó ?
Câu 9(4,0 điểm)
1. Trong một cây lúa (2n = 8) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A nằm ở
rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên phân của
cả 2 tế bào trên là 40.

-4-



a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân của tế
bào B nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào A.
b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể
đơn cho quá trình nguyên phân của cả hai tế bào trên.
2. Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX x AaBbDdXY cho
thế hệ con F1. Hãy tính.
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1, biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.
3. Ở một loài, xét 1 tế bào sinh dục đực sơ khai đi từ vùng sinh sản đến vùng chín đã
phân bào 6 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 16 hợp tử lưỡng bội. Tế bào trên đã
trải qua những quá trình nào? Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 –THCS

Câu 2
(1,5điể
m)

Câu3
(1,5
điểm)

Câu4
(1,5
điểm)

Câu5

Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Giải thích?

+ Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
+ Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính.
+ Giải thích:
- Trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của NST kéo theo sự
phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên đó nên đã tạo ra nhiều loại giao tử
khác nhau về nguồn gốc NST.
- Khi thụ tinh các giao tử này tổ hợp với nhau tạo ra nhiều kiểu hợp tử khác nhau về
nguồn gốc -> nhiều kiểu gen khác P-> biểu hiện thành kiểu hình khác P.
Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Nguyên phân
Giảm phân
Xảy ra với các tế bào sinh dưỡng, Xảy ra với tê bào sinh dục vào thời kì chín
tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử
- Có 1 lần tập trung trên mặt phẳng - Có hai lần tập trung trên mặt phẳng
xích đạo.
xích đạo.
- Không xảy ra tiếp hợp và trao đổi Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo
chéo
- Ở kì giữa các NST tập trung
- Ổ kì giữa lần phân bào I NST tập
thành một hàng trên mặt phẳng
trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích
xích đạo
đạo.
Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào - Từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua hai lần
con có bộ NST giống như bộ NST phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều
của tế bào mẹ.
có n NST.
a) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung và nguyên tác

giữ lại một nửa. Nhờ đó 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ.
b) Có mấy loại ARN? Nêu chức năng của từng loại.
Có 3 loại ARN, t ARN, mARN, rARN.
- tARN: Có chức năng vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
- mARN: Có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên riboxom- nơi tổng hợp protein.
- Thường biến là gì? Cho ví dụ. Cho biết mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu

-5-


(1,5
điểm)

Câu6
(2,0
điểm)

Câu7
(3,0
điểm)

Câu8
(2,0
điểm)

hình.
+ Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
+ Cho ví dụ đúng:
* Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

- Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những kiểu hình
đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ảnh hưởng của
môi trường.
- Các tính trạng số lượng ( phải thông qua cân, đong, đo đếm mới xác định được.)
thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và
chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
a) Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế người mắc bệnh Tơcnơ ( 0X)
- Trường hợp I: Bố giảm phân bình thường, mẹ giảm phân không bình thường. HS vẽ
sơ đồ đúng.
- Trường hợp II: Mẹ giảm phân bình thường, bố giảm phân không bình thường. Học
sinh vẽ sơ đồ đúng.
b) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
- Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu.
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.
+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh.
Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen ( kí hiệu 2
cặp gen là A, a và B, b) mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội phải
trội hoàn toàn.
+ Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên
kết.
+ Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên.
b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai trong
tất cả các trường hợp.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của hai phép lai.
+ Trường hợp 1: P AB/ab x AB/ab.

Học sinh viết đúng sơ đồ và kết quả.
+ Trường hợp 2: Ab/aB x Ab/aB.
Học sinh viết đúng sơ đồ lai và kết quả.
Trường hợp 3: Ab/aB x Ab/ab.
Học sinh viết sơ đồ lai đúng.
+ Phép lai 2: AaBb x AaBb.
b) Phép lai 1. AB/AB, AB/Ab, AB/ab, Ab/aB ( có 5 kiểu gen)
Phép lai 2. AABB, AABb, AaBB, AaBb ( có 4 kiểu gen)
Một phân tử mARN có 700 nucleotit, gen B tổng hợp mARN đó có A=30% tổng số
nucleotit của gen. Gen trên nhân đôi liên tiếp 6 lần.
a) Chiều dài của gen là bao nhiêu micromet. Tính số lượng nucleotit mỗi loại của
gen.
b) Tính số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen trên
khi nhân đôi.
c) Gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên kết hidro nhưng chiều

-6-


dài 2 gen bằng nhau. Đột biến thuộc dạng nào ? Tính số lượng nucleotit từng loại của
gen b ? Hậu quả của đột biến đó ?
a) Chiều dài của gen : L = 700x3,4 x10-4 = 0,238 micromet.
- Số lượng nucleotit của gen: 700 x2 = 1400
- Số lượng nucleotit mỗi loại:

Câu9
(4,0
điểm)

Theo đề bài và nguyên tắc bổ sung ta có: A = 30%

A+G = 50%
Giải hệ phương trình ta có. A=T = 30%, G= X = 20%
A=T = 1400x30% = 420 nu.
G = X = 1400 x 20% = 280 nu.
b) Số lượng nu mỗi loại môi trường cung cấp.
A = T = (26 – 1) x 420 = 26460 nu.
G = X = ( 2 6 -1) x 280 = 17640.
c) Gen b ít hơn gen B một liên kết hidro nhưng chiều dài hai gen bằng nhau, đột biến
thuộc dạng thay thế 1 cặp nu. Thay cặp G-X bằng cặp A-T. Số nu mỗi loại của gen đột
biến .
A=T = 421. G=X = 279. Đột biến chỉ làm thay đổi 1 bộ ba nên có thể làm thay đổi 1
axitamin trong chuỗi axitamin.
1. Trong một cây lúa (2n = 8) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A nằm ở
rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên
phân của cả 2 tế bào trên là 40.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân của tế
bào B nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào A.
b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn
cho quá trình nguyên phân của cả hai tế bào trên.
a) Gọi số lần nguyên phân của tế bào A, B lần lượt là x, y.
( x, y nguyên dương ; x Theo bài ra ta có hệ phương trình : { x+y = 8
2x +2 y = 40
Giải hệ phương trình ta có x+y = 8-> y = 8 – x.
Thay vào 2x +2 y = 40 ta được 2x + 28 – x = 40.
-> 2x x 2x + 28 = 40 .2x -> 2x x 2x + 28 - 40 .2x = 0.
Đặt 2x = t , ta có phương trình t2 – 40t + 256 = 0.
Giải phương trình này ta được t = 8 và t = 32.
Vì x<y nên 2x = 8 ; 2 y = 32. -> x = 3, y = 5.
b)Môi trường tế bào đã cung cấp. 24.[( 2 3 – 1) + (25 – 1) = 912.

2. Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX x AaBbDdXY cho
thế hệ con F1. Hãy tính.
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1, biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.
* Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY = (1/2)4 = 1/16.
Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX = (1/4)3 .1/2 = 1/128.
Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1 = (1/4)3 .1/2 = 1/128.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY = (3/4)3 .1/2 = 27/128.
3. Ở một loài, xét 1 tế bào sinh dục đực sơ khai đi từ vùng sinh sản đến vùng chín đã

-7-


phân bào 6 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 16 hợp tử lưỡng bội. Tế bào
trên đã trải qua những quá trình nào? Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
Tế bào sinh dục trên đã trải qua 3 quá trình từ vùng sinh sản đến vùng chín là: Nguyên
phân, giảm phân và thụ tinh.
- Tế bào trên đã phân bào 6 đợt trong đó có 5 đợt nguyên phân tạo ra 2 5 = 32 tinh bào
bậc 1.
Số giao tử đực được tạo từ giảm phân là: 32 x 4 = 128 (tinh trùng).
Hiệu suất thụ tinh là (16 : 128) x 100 = 12,5%

* Lưu ý nếu học sinh có cách lập luận khác mà đúng giáo viên vẫn cho điểm tối đa.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC


KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1: (5,0 điểm)
a) Em hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y.
b) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
c) Hiệu ứng nhà kính là gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất do hiệu ứng nhà
kính được giải thích như thế nào? Những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến môi trường
Trái Đất như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang
phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của
loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào?
Giải thích.
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Ở thế hệ ban đầu (I 0) của một giống cây trồng có 100% kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ
tự thụ phấn liên tiếp (I4) thì tỉ lệ các kiểu gen sẽ như thế nào?
b) Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự thụ phấn liên tiếp n thế
hệ. Cho biết tỉ lệ kiểu gen thế hệ ban đầu là 100%Aa.
c) Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn ở thực vật và giao phối cận huyết ở động
vật trong chọn giống nhằm mục đích gì?
Câu 4: (4,0 điểm)
a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN?
b) Trình bày chức năng của từng loại phân tử ARN?
Câu 5: (5,0 điểm)


-8-


Xét các phép lai dưới đây ở ruồi giấm.
Bố mẹ

Đời con
nâu, dài nâu, ngắn đỏ, dài đỏ, ngắn
P1: Mắt nâu, cánh dài x mắt nâu, cánh dài 78
24
0
0
P2: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn 30
27
98
95
P3: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt đỏ, cánh dài
0
0
80
87
P4: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh dài
45
16
139
51
P5: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt nâu, cánh dài 48
42
46

45
a) Nếu chỉ dựa vào 1 phép lai để biện luận trội - lặn cho cả hai tính trạng thì lựa chọn
phép lai nào là phù hợp nhất? Giải thích sự lựa chọn đó.
b) Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai của các phép lai trên.
---------------- HẾT -------------------Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: ................................

-9-


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
1
a)
b)

c)

2
a/


Nội dung

Điểm

- Sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo
hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên
chất hữu cơ. Nấm và tảo sử dụng chung chất hữu cơ đó.
- Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí,
hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của
con người và các sinh vật khác.
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường gồm:
+ Các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
+ Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
+ Các chất phóng xạ
+ Các chất thải rắn
+ Sinh vật gây bệnh
- Bình thường, Trái đất phải bức xạ một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang
với NL mà nó hấp thụ được từ Mặt Trời, một phần NL được trả lại vào vũ
trụ, phần lớn NL bức xạ xuyên qua khí quyển, được hấp thụ bởi các chất
khí như hơi nước, CO2, NO, CH4 và chất khí khác (gọi là các chất khí nhà
kính) làm sưởi ấm bề mặt Trái Đất, duy trì mức nhiệt lượng cần thiết cho
sự sống gọi là hiệu ứng nhà kính
- Hiện nay, nồng độ các chất khí nhà kính đang tăng lên nhanh chóng, làm
giảm khả năng tỏa nhiệt của Trái Đất, khí quyển giữ quá nhiều nhiệt dẫn
đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Tác động đến môi trường Trái Đất
+ Tan băng, dâng cao mực nước biển, nhiều vùng đất sẽ bị chìm trong nước
biển.
+ Thay đổi môi trường sống của sinh vật, nhiều loài sinh vật thu hẹp không
gian sống hoặc bị tiêu diệt

+ Biến đổi sâu sắc về thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
hoạt động sống và sản xuất của con người
+ Nhiều bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh tràn lan, sức khoẻ con người suy
giảm.

1,0

Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46.
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.
- Số nhóm gen liên kết: 23

- 10 -

0,5
1,0

1,0

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

1,5


b/


Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép)
nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của
giảm phân II.

1,5

Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ I4 là: 0,0625AA: 0,46875Aa: 0,46875aa.
Aa: (1/2)4 = 0,0625
AA: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875
aa: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875

1,0

b/

2n −1
AA:
2 n +1
n
1
Aa:  
2
2n −1
aa:
2 n +1

1,0


c/

- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn ở trạng thái ĐHT
- Đánh giá kiểu gen từng dòng, tạo dòng thuần chủng để lai khác dòng tạo
ưu thế lai.
- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

1,0

3
a/

4
a/

a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN
+ Giống nhau
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa gốc
phôtphat của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo tạo nên mạch
polynuclêôtit.
- Có cấu tạo một mạch
+ Khác nhau

0,25
0,25
0,25
0,25

1,5

mARN
Mạch polynuclêôtit
dạng thẳng
Không có liên kết
hyđrô
Mỗi phân tử có
khoảng: 150 – 1500
nuclêôtit.
Chiếm khoảng: 2-5%
tổng số ARN của tế
bào.
b/

tARN
Mạch polynuclêôtit cuộn
xoắn lại ở một đầu tạo nên
các thuỳ tròn.
Có liên kết hyđrô

rARN
Mạch polynuclêôtit có
những đoạn xoắn
Có liên kết hyđrô

Mỗi phân tử có khoảng: 80 Mỗi phân tử có
– 100 nuclêôtit.
khoảng: 160 – 13000
nuclêôtit.

Chiếm
khoảng:10-15% Chiếm khoảng: 80%
tổng số ARN của tế bào
tổng số ARN của tế
bào

Chức năng của từng loại ARN

- 11 -


5
a/

b/

- mARN: truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của prôtêin
cần tổng hợp.
- tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới ribôxôm để tổng hợp
prôtêin.
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm

0,5

Phép lai 4: đời con xuất hiện 4 kiểu hình tỷ lệ 9:3:3:1. Đây là kết quả của
phép lai giữa hai bố mẹ dị hợp tử về hai gen di truyền phân li độc lập (ĐL
phân li độc lập).
Do đó: mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt nâu; cánh dài là trội hoàn toàn
so với cánh ngắn.
Qui ước, A: mắt đỏ; a: mắt nâu; B: cánh dài, b: cánh ngắn

Phép lai 1:
Bố, mẹ mắt nâu nên có kiểu gen aa
Bố mẹ cánh dài lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là Bb x
Bb
Suy ra kiểu gen P1: aaBb x aaBb
Phép lai 2:
Bố mẹ mắt đỏ lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là: Aa x Aa
Bố cánh dài lai với mẹ cánh ngắn, đời con phân li 1:1 nên kiểu gen P là Bb
x bb
Suy ra kiểu gen P2: AaBb x Aabb
Tương tự cho phép lai 3:
Aabb x AABb hoặc AAbb x AaBb hoặc AAbb x AABb
Phép lai 4: AaBb x AaBb
Phép lai 5: Aabb x aaBb

1,0

0,5
0,5

1,0
0,5

0,5

1,0
0,5
0,5

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ

TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN
ĐỀ THI HỌC CHỌN SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : SINH HỌC . Thời gian 150 phút
GV Lê Thị Quỳnh Trang
Câu 1(2điểm): Những đặc điểm nào trong cấu tạo trong của lá phù hợp với chức năng
của chúng?
Câu 2(1điểm): Nêu những đặc điểm của bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú
(thỏ) để phù hợp với tư thế đứng thẳng?
Câu 3(1,5điểm): Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh “Tế bào vừa là
đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể sống hoàn chỉnh”?
Câu4 (1điểm): Giải thích tại sao ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có
nhân?
- 12 -


Câu5 (2điểm): Nêu ví dụ để chứng minh các tuyến nội tiết có sự phối hợp hoạt động
với nhau? ( có thể vẽ sơ đồ)
Câu6 (2điểm): Tại sao gọi là “Hệ thần kinh sinh dưỡng, và hệ thần kinh vận động”?
Tại sao cung phản xạ sinh dưỡng lại chậm hơn cung phản xạ vận động?Cho ví dụ?
Câu7 (1,5điểm): Thể dị bội là gì gồm các dạng nào? Giải thích cơ chế hình thành thể
dị bội 2n- 2 ở các loài sinh sản hữu tính?
Câu8 (1điểm): Có người nói : Quá trình tổng hợp AND là quá trình “tự sao”, quá
trình tổng hợp ARN là quá trình “sao mã” . Em hãy giải thích câu nói trên?
Câu9 (2điểm): Một gen có chiều dài 4080 A0, gen này nhân đôi một số lần để tạo ra
các gen con. Một nữa số gen con trên tham gia tổng hợp ARN( mỗi gen chỉ tổng hợp
1 phân tử ARN). Các phân tử ARN tạo ra chứa tất cả 19200 Ribonucleotit.
a. Tính số lần nhân đôi của gen trên?
b. Tính số Nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen?
Câu10(4điểm): Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 6400 cây trong

đó 1200 cây quả đỏ hạt dài.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau.
Đối lập với quả đỏ hạt dài là quả vàng hạt tròn.
Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai? Tính số cây của các kiểu hình còn
lại?
Câu11 (2điểm): Một hợp tử nguyên phân với tốc độ duy trì không đổi qua các lần.
Mỗi chu kì nguyên phân kéo dài 32 phút, thời gian của giai đoạn chuẩn bị(kì trung
gian) bằng thời gian phân bào chính thức, các kì phân bào chính thức có thời gian
bằng nhau.
a. Xác định thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân?
b. Sau khi hợp tử trải qua 1 giờ 54 phút của quá trình nguyên phân thì hợp tử đó ở
lần nguyên phân thứ mấy, thuộc kì nào?
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ
TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : SINH HỌC . Thời gian 150 phút
Câu 1(2điểm):
Câu 2 (1điểm)
Câu 3(1,5điểm):
Chứng minh “Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể
sống hoàn chỉnh”
-Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể:
0,25 điểm + Cơ thể là tập hợp các hệ cơ quan, hệ cơ quan tập hợp các cơ quan, các
cơ quan tập hợp các mô, mô tập hợp nhiều tế bào giông nhau cùng thực hiên một
chức năng.
0,25 điểm + Mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo giông nhau gồm : Màng, chất tế
bào và nhân.
1,0 điểm -Tế bào là cơ thể sống hoàn chỉnh :Tế bào có sinh trưởng và phát triển, có
trao đổi chất với môi trường trong cơ thể, có sinh sản (Chấm điểm tối đa nếu có phân

tích)
- 13 -


Câu4 (1điểm):
1,0 điểm Ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân vì: chức năng vận
chuyển ôxi và cacbonic nên mất nhân để nhẹ, giảm tiêu tốn năng lượng khi vận
chuyển.
Câu5 (2điểm): Ví dụ về sự điều hòa khi lượng đường trong máu giảm
Câu6 (2điểm):
0,25điểm Gọi là HTK vận động vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ vân và tạo
ra sự chuyển động cho cơ thể. Là hoạt động có ý thức.
0,25điểm Gọi là HTK sinh dưỡng vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức
Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động vì
0,5 điểm Đường thần kinh cung phản xạ vận động đi thẳng từ trung ương đến cơ
quan phản ứng, đường thần kinh cung phản xạ sinh dưỡng phải chuyển giao ở hạch
giao cảm
0,5 điểm Sợi sau hạch của cung phản xạ sinh dưỡng là sợi nơron không có bao miêlin
nên truyền xung thần kinh với tốc độ chậm
0,5 điểm Ví dụ: Cung phản xạ vận động: Khi bị châm kim tay có phản xạ co lại rất
nhanh
Cung phản xạ sinh dưỡng: Khi chạy về một thời gian sau tim mới đập bình
thường lại.
Câu7 (1,5điểm):
0,5 điểm Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc số cặp NST bị
thay đổi về số lượng. Các dạng:
+ Thêm 1 NST ở một cặp nào đó : 2n+1
+ Mất 1 NST ở một cặp nào đó : 2n-1
+ Mất 1 cặp NST tương đồng : 2n-1

Cơ chế hình thành thể dị bội 2n-2 ở các loài sinh sản hữu tính
0,5 điểm Trong giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST nào đó không phân li
tạo
2 loại giao tử: 1 giao tử mang cả 2 chiếc trong 2 cặp (n+2) một giao tử không mang
NST nào trong 2 cặp (n-2). Trong thụ tinh sự kết hợp (n-2) X (n)
2n-2
0,5 điểm Trong giảm phân tạo giao tử có 1 cặp NST nào đó không phân li
tạo
2 loại giao tử: 1 giao tử mang cả 2 chiếc trong 1 cặp (n+1) một giao tử không mang
NST nào trong 2 cặp (n-1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử không bình
thường (n-1) X (n-1)
2n-2
Câu8 (1điểm):
0,5 điểm + “Tự sao” Quá trình tổng hợp AND dựa trên một mạch khuôn của AND
mẹ. AND con sinh ra có một mạch của AND mẹ một mạch do môi trường cung cấp.
Kết quả là tạo 2 AND con giống nhau và giống AND mẹ
0,5 điểm +“Sao mã” Quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch khuôn của AND. Tức
là sữ dụng mạch AND làm mạch khuôn để các Ribonulêôtit môi trường đến bổ sung
theo nguyên tắc bổ sung: A- U, T- A, G- X, X- G.
Câu9 (2điểm):
- 14 -


Số Nu của gen 4080*2/3.4= 2400 Nu (0,25đ)
Số RiboNu của ARN =2400/2= 1200(0,25đ)
Số phân tử ARN được tạo ra 19200/1200= 16(0,5đ)
Số gen sau một số lần nhân đôi 16X2=32 gen(0,25đ)
Số lần nhân đôi 25=32. Vây gen nhân đôi 5 đợt(0,25đ)
Số Nu môi trường cung cấp Nu cung cấp = 2400 X (25-1) = 74400(0,5đ)
Câu10(4điểm):

Tỷ lệ 1200/6400 tương ứng 18,75% tương ứng 3/16 vậy F2 có 16 tổ hợp= 4gt
X 4gt
F1 dị hợp tử 2 cặp gen kiểu gen (AaBb) (0,5đ)
Viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 đúng
TLKG
1:1:1:1:2:2:2:2:4
TLKG tổng quát: 9 A-B- : 3 A-bb: 3aaB- 1aabb (1đ)
(1,25đ)
- Nếu 3 A-bb tương ứng kiểu hình quả đỏ hạt dài , ta có quy ước gen
A: quả đỏ, a: quả vàng, B: hạt tròn b: hạt dài
Tỷ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là
9 A-B- :
Đỏ Tròn
tương ứng 3600 cây
3 A-bb :
Đỏ Dài
tương ứng 1200 cây
3aaB- :
Vàng Tròn tương ứng 1200 cây
1aabb :
Vàng Dài tương ứng 400 cây
(1,25đ)
- Nếu 3 aa-B- tương ứng kiểu hình quả đỏ hạt dài , ta có quy ước gen
A: quả vàng, a: quả đỏ, B: hạt dài b: hạt tròn
Tỷ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là
9 A-B- :
Vàng Dài tương ứng 3600 cây
3 A-bb :
Vàng Tròn tương ứng 1200 cây
3aaB- :

Đỏ Dài
tương ứng 1200 cây
1aabb :
Đỏ Tròn
tương ứng 400 cây
Câu11 (2điểm):
Thời gian của kì trung gian = thời gian của các kì trong NP= 32/2= 16
phút(0,5đ)
Thời gian của các kì bằng nhau, có 4 kì nên thời gian mỗi kì là 16/4= 4 phút
1 giời 54 phút= 114 phút(0,5đ)
Mỗi chu kì NP 32 phút 114/32= 3 dư 18 phút Vậy hợp tử đã qua 3 lần NP đang
bước vào lần NP thứ 4. Kì trung gian chiếm 16 phút còn dư 2 phút nên hợp tử đang ở
kì đầu của lần NP thứ 4 (1đ)

GV Lê Thị Quỳnh Trang
- 15 -


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – NĂM HỌC 2006-2007
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn
xản xuất?
Chỉ dựa vào kiểu hình có thể xác định được kiểu gen của một tính trạng được không?
Cho biết trường hợp nào dựa vào kiểu hình có thể xác định được kiểu gen của một
tính trạng?
Câu 2: (2 điểm) Cho cà chua thuần chủng quả đỏ lai với cà chua thuần chủng quả
vàng, thu được F1. cho cây cà chua F1 tạp giao với nhau, ở đời F2 thu được 901 cây cà
chua quả đỏ, 302 cây cà chua quả vàng.
a. Cho biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 .
Câu 3: (2 điểm) Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức
sinh sản nào? Giải thích và cho ví dụ.
Câu 4: (2 điểm) Nêu ví dụ tính đặc trưng về số lượng NST trong bộ NST của mỗi
loài sinh vật. Bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội tồn tại ở những loại tế bào nào
trong cơ thể? Cơ chế nào tạo nên những loại tế bào đó?
Câu 5: (2 điểm) Một gen có chiều dài 0,306 micrômet
a. Gen đó có bao nhiêu nuclêôtít và bao nhiêu vòng xoắn? (cho biết mỗi
nuclêôtít: 3,4 A0 và 1 micrômet = 104 A0 ).
b. Có thể xác định số lượng axit amin của phân tử Prôtêin được tổng hợp do gen
đó qui định có bao nhiêu axit amin được không? Giải thích.
Câu 6: (2 điểm)

Có mấy loại biến dị?
Đột biến gen thuộc loại biến dị nào? Tại sao?

Câu 7: (2 điểm) Có thể phân biệt trẻ sinh đôi cùng trứng và trẻ sinh đôi khác trứng
được không? Giải thích.
Câu 8: (2 điểm) Để nuôi lợn giết thịt người ta thường sử dụng lợn lai gì: lợn này có
dùng làm giống được không? Tại sao?
Câu 9: (2 điểm) Sự phân chia hai nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt dựa trên yếu
tố nào? Trong hai nhóm sinh vật trên, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu
đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Nhóm sinh vật hằng nhiệt có những tập tính nào có lợi cho chúng khi nhiệt độ môi
trường thay đổi?
- 16 -


Câu 10: (2 điểm) Quần thể là gì? Các mối quan hệ trong quần thể? Những mối quan
hệ đó biểu hiện rõ nhất trong trường hợp nào?

Quần thể người có bị ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường như các quần thể
sinh vật khác không?
------------------------Hết---------------------------PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI CHÍNH
THỨC

ĐỀ THI HSG HUYỆN - NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề).

Câu 1: (2.5 điểm) Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính
trong ống nghiệm.
Câu 2: (2 điểm) Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản
hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Câu 3: (4 điểm) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Tại sao trong cấu
trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?
Câu 4: (3 điểm) Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung
được thể hịên ở những điểm nào?
Câu 5: (3 điểm) Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt
và phương pháp chọn lọc cá thể.
Câu 6: (3 điểm) Ở cá kiến tính trạng mắt đen (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng
mắt đỏ (a). Kiểu gen, kiểu hình của P sẽ như thế nào nếu ở F1 có tỉ lệ phân tính 3:1
và 1:1?
Câu 7: (2.5 điểm) Một gen có A – G = 30 % tổng số nuclêôtit của gen và có nuclêôtít
loại A = 680. Tính phần trăm và số lượng nuclêôtít mỗi loại của gen.
---------------------Hết--------------------

- 17 -



ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHÂM ĐỀ THI HSG - NĂM HỌC 2009-2010
Môn: SINH HỌC -LỚP 9
Câu 1: (2.5 điểm)
*Ưu điểm:
- Là phương pháp có hiêu quả, tăng nhanh số lượng cây con, đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất. (0.5 đ)
- Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.(0.5 đ)
*Triển vọng của nhân giống trong ống nghiệm: nhằm nhân nhanh nguồn gen quý
hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. (0.5 đ)
- Đối với động vật việc nhân bản vô tính để tạo các cơ quan nội tạng từ động vật
chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng
các cơ quan tương ứng. (1 đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội. (0.5 đ)
- Qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ nhiễm sắt thể lưỡng bội được phục
hồi. (0.5 đ)
- Như vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo
duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các
thế hệ cơ thể. (1 đ)
Câu 3: (4 điểm)
Cơ chế sinh con trai, con gái:
+Qua giảm phân ở người mẹ chỉ tạo ra một loại trứng mang nhiễm sắc thể (NST) X.
Ở người bố tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y. (1 đ)
+Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng (X) tạo hợp tử XX (con gái).
(0.5đ)
+Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng (X) tạo hợp tử XY (con trai).
(0.5đ)
-Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 là do hai loại tinh trùng mang NST X và Y được tạo ra với
tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.(1đ)

-Điều kiện: Sức sống của hợp tử mang NST (XX) và (XY) có sức sống ngang nhau,
số lượng thống kê phải lớn.(1 đ)
Câu 4: (3 điểm)
-Cấu trúc không gian của ADN: là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song,
xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải…(1 đ). Mỗi chu kì xoắn cao 34
A0 gồm 10 cặp nuclêôtít, đường kinh vòng xoắn là 20 A0 . (0,5đ)
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì
suy ra được trình tự các đơn phân còn lại. (0,5đ)
+Về mặt số lượng và tỉ lệ các đơn phân trong ADN là A = T, G = X suy ra A + G =
X+T
N = A+T+G+X = 2A+2G (0,5đ).
- 18 -


+ Mỗi chu kỳ xoắn dài 34 A0 gồm 10 cặp, 1 Nu = 3.4 A0 ⇒ ℓ = N/2 x 3.4 A0 (0,5đ).
Câu 5: (3 điểm) Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và
phương pháp chọn lọc cá thể:
* Giống nhau:
+ Đều lựa chọn các giống tốt; có thể chọn lọc một lần hoặc nhiều lần. (0.5 điểm)
+ Đều dựa vào kiểu hình để lựa chọn những cá thể ưu tú, cũng tiến hành so sánh với
giống khởi đầu và giống đối chứng.(0.5 điểm)
* Khác nhau:
+ Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục
tiêu chọn lọc để làm giống .(1 điểm)
+ Chọn lọc cá thể: Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng
dòng để kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể.(1 điểm)
Câu 6: (3 điểm) Giải:
a) F1 có tỉ lệ phân tính 3 mắt đen :1 mắt đỏ (1.5 điểm)
-Ở F1 cá kiến mắt đỏ có kiểu gen aa (vì mắt đỏ là tính trạng lặn) như vậy cá bố, cá mẹ

mỗi bên mang một gen a trong tế bào.
-Tỉ lệ 3:1 (3+1 = 4 = 2 x 2) ⇒ P đều cho ra 2 loại giao tử, như vậy P đều có kiểu gen
dị hợp Aa
P:
Mắt đen
Mắt đen
Aa
x
Aa
G:
A, a
A, a
F1 : 1AA:
2Aa: 1aa
3 cá kiến mắt đen: 1 cá kiến mắt đỏ
b) F1 có tỉ lệ phân tính 1:1 (1.5 điểm)
-Tỉ lệ 1:1 (1 + 1 = 2 x 1) ⇒ P, một bên cho 2 loại giao tử, 1 bên cho 1 loại giao tử Aa
x aa
P:
Mắt đen
Mắt đỏ
Aa
x
aa
G:
A, a
a
F1 : 1Aa:
1aa
1 cá kiến mắt đen: 1 cá kiến mắt đỏ

Câu 7: (2.5 điểm)
A – G = 30%
Giải:
Ta có: A + G = 50%
⇒ 2A = 80% ⇒
A = 80% = 40%
2
Vậy A = T = 40% ⇒ G = X = 50% - 40% = 10%
Theo đề bài A = 650 ⇒ A = T = 680
G = X = 10 x 680 = 170
40
--------------------------------------------------------------Ghi chú: Nếu học sinh có cách giải khác đáp án nhưng phù hợp với nội dung
chương trình thì người chấm vẫn cho điểm tối đa theo biểu điểm của mỗi câu./.
- 19 -


PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG

ĐỀ DỰ BỊ

ĐỀ THI HSG HUYỆN - NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9

Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao
đề).

Câu 1 : (2 điểm)
Phát biểu nội dung của quy luật phân ly độc lập. Tại sao ở các loài sinh sản
giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?(2 điểm)
Câu 2: (2 điểm)

Nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế
bào?.
Câu 3: (1 điểm)
Vì sao nói Protein có vai trò quan trọng đối với cơ thể ?
Câu 4 : (3.5 điểm)
Ở một bệnh nhân : Người ta đếm thấy trong bộ nhiễm sắc thể có 45 chiếc, gồm 44
chiếc nhiễm sắc thể thường và 1 chiếc nhiễm sắc thể giới tính X.
a. Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?
c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa?
Câu 5: (5 điểm)
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới
thoái hóa giống? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa ?
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận
huyết nhằm mục đích gì ?
Câu 6: (3,5 điểm)
Cho lai giữa chuột lông đen thuần chủng với chuột lông trắng thuần chủng, F1 thu
được toàn chuột lông đen. Biết rằng tính trạng màu sắc lông chuột do một cặp gen
quy định.
d) Xác định tính trạng trội lặn.
e) Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng thì thế hệ lai sẽ như thế nào?
f) Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống chuột nói trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con
là 75% chuột lông đen : 25% chuột lông trắng, thì kiểu gen và kiểu hình của
những con chuột bố mẹ đem lai như thế nào?
Câu 7 : (3đ)
Một gen dài 4080A0, có 30% ađênin. Trên mạch thứ nhất có 350 Timin, trên
mạch thứ hai có 200 Xitôzin. Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn.


- 20 -


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HSG - NĂM HỌC 2010-2011
Môn: SINH HỌC -LỚP 9
Câu 1: (2 điểm)
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố
di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất
như ở cơ thể thuần chủng của P (1 điểm)
- Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản
vô tính vì : Có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát
sinh giao tử nên tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, khi thụ tinh tạo ra nhiều kiểu tổ
hợp hợp tử ( biến dị tổ hợp )
(1 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Trả lời đúng mỗi ý được 0.5 điểm.
* Nhiễm sắc thể (NST) được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì:
- NST mang gen là vật chất di truyền quy định tính trạng.
- Mỗi loài có bộ NST đặc trương về số lượng, hình thái, cấu trúc hoá học và được duy
trì ổn định.
- NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó gen quy định các tính trạng được sao chép lại
qua các thế hệ cơ thể.
- NST có thể bị biến đổi, những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST sẽ dẫn đến
sự biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 3: (1 điểm)
Vì Protein có nhiều chức năng quan trọng : Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác
và điều hòa quá trình trao đổi chất (các enzim và hooc môn), bảo vệ cơ thể, vận
chuyển, cung cấp năng lượng … liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào,
biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể .
Câu 4 : (3.5 điểm)
a. (0.5 điểm)

Bệnh nhân là nữ; vì : Ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó có 1 cặp
NST giới tính:
+ XX : Nữ
+ XY : Nam
Nên bệnh nhân đó là nữ chỉ có 1 chiếc NST X
b. (0.75 điểm)
- Đây là loại bệnh Tớcnơ (OX), bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính và đó là NST X
- Biểu hiện bề ngoài : Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
- Biểu hiện sinh lí : Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không
có con
c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên : (1.5 điểm)
- Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào
tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra 2 loại giao tử : Giao tử chứa cả cặp
NST giới tính (n+1) và giao tử không chứa NST giới tính (n-1). (0.5 điểm)
- Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n-1) kết hợp với giao tử bình
thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n-1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.
(0.5 điểm)
- Lập sơ đồ minh họa: (0.75 điểm)
- 21 -


Tế bào sinh giao tử :
X
Y

X
X
Giao tử :

Y


X
X

XX
Y

X

X
O
(2n-1) Bệnh Tớcnơ.

Câu 5: ( 5 điểm )
a) Hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phận hoặc do giao phối cận huyết qua nhiều
thế hệ. (3,75 điểm )
- Tự thụ phấn (ở thực vật ), giao tử đực và giao tử cái tham gia thụ tinh là của cùng
một hoa lưỡng tính hoặc từ những hoa đơn tính của cùng một cây . Giao phối cận
huyết (giao phối gần): Giao phối giữa những động vật cùng chung bố mẹ hoặc
giữa bố mẹ với con của chúng
- Hiện tượng thoái hóa giống : Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế
hệ thì con cháu có sức sống kém dần ( sinh trưởng phát triển chậm , chống chịu
kém ), năng suất giảm , bộc lộ nhiều tính trạng xấu, xuất hiện quái thai.
- Ví dụ :Bắp(ngô) là cây giao phấn nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì
chiều cao cây giảm dần, năng suất giảm, xuất hiện các dạng lùn, bạch tạng.
- Nguyên nhân : Các cặp gen dị hợp đi dần vào trạng thái dị hợp trong đó gen lặn
đa số có hại được biểu hiện : Aa x Aa  1 AA : 2Aa :1aa. Qua các thế hệ tỉ lệ
hợp tử tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần
- Nếu các cơ thể ban đầu không chứa hoặc chứa ít gen có hại hoặc có kiểu gen
đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua

nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa.
AABB… x AABB..  AABB….
b) Ứng dụng tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống. ( 1,25 điểm )
- Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn,
cho giao phối giữa các vật nuôi là “ anh chị em ” ruột hoặc giữa bố/ mẹ với các
con nhằm mục đích tạo dòng thuần ( đồng hợp tử về các gen đang quan tâm ) để
cũng cố một số tính trạng tốt, phát hiện và loại bỏ các tính trạng xấu..
- Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị cho lai khác dòng tạo ưu thế lai.
Câu 6: (3.5 điểm)
a) Xác định tính trạng trội - lặn: (1 điểm)
- 22 -


- Theo giả thiết ta có P thuần chủng:
- Chuột lông đen lai với chuột lông trắng F1 nhận được toàn chuột lông đen → kết
quả lai tuân theo qui luật đồng tính của Men đen. (0.25 đ)
* Như vậy: (0.75 đ)
+ Tính trạng lông đen là tính trạng trội
+ Tính trạng lông trắng là tính trạng lặn
+ Qui ước: Gen D qui định tính trạng lông đen.
Gen d qui định tính trạng lông trắng
b) Lai chuột F1 với chuột lông trắng: (1 điểm)
Ta có chuột thế hệ P có kiểu gen: (0.5 điểm)
- Chuột lông đen thuần chủng: DD
- Chuột lông trắng: dd
Sơ đồ lai từ P → F1:
P:
DD (chuột lông đen) x dd (chuột lông trắng)
Gp:
D

d
F1:
Dd (100% chuột lông đen)
- Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng ta có sơ đồ lai như sau: (0.5 điểm)
F1 x chuột lông trắng:
Dd (chuột lông đen) x dd (chuột lông trắng)
GF:
D;d
d
Thế hệ con lai:
1 Dd : 1 dd
Kiểu hình:
50% lông đen : 50% lông trắng.
c) Xác định kiểu gen và kiểu hình của P: (1.5 điểm)
Nếu đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là:
Chuột lông đen = 75% = 3
Chuột lông trắng 25%
1
⇒ Đây là kết quả của phép lai tuân theo qui luật phân tính của Men đen do đó P phải
có kiểu gen dị hợp tử: Dd.
Sơ đồ:
P:
Dd (chuột lông đen) x Dd (chuột lông đen)
Gp:
D; d
D; d
F1 :
1 DD : 2 Dd : 1 dd
Kiểu gen:
Kiểu hình: 75% chuột lông đen : 25% chuột lông trắng.

* Nhận xét: kết quả lai tương tự với giả thiết.
Câu 7: (3 điểm) Tổng số nuclêôtit của gen là:
ℓ =N/2x3,4A0 →N = 2ℓ/3,4 = 4080x2/3,4 = 2.400 nuclêôtit. (0.5 điểm)
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen. (1.25 điểm)
Theo đề bài ta có A = 30% mà A + G = 50% → G = 50 – 30 = 20%
Số nuclêôtit từng loại sẽ là:
A = T = 2.400 x 30/100 = 720 nuclêôtit
G = X = 2.400 x 20/100 = 480 nuclêôtit
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn. (1.25 điểm)
T1=A2=350 nuclêôtit A=A1+A2 →A1=T2= A - A2 = 720 – 350 = 370 nuclêôtit.
X2=G1=200 nuclêôtit G=G1+G2 →G2=X1= G - G1= 480 – 200 = 280 nuclêôtit
Ghi chú: Nếu học sinh có cách giải khác đáp án nhưng phù hợp với nội dung chương
trình thì người chấm vẫn cho điểm tối đa theo biểu điểm của mỗi câu./.
- 23 -


- 24 -



×