Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã vùng bãi ven sông hồng huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.46 MB, 93 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ iii
Danh mục bảng..................................................................................................................... vi
Danh mục hình .................................................................................................................... vii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn ...........................................................................3
1.2. Cơ sở lý luận về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ........................5
1.2.1. Cơ sở lý luận về nước sạch ..................................................................................... 5
1.2.2.Cơ sở lý luận về vệ sinh môi trường nông thôn .............................................. 6
1.3. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn............................... 11
1.3.1. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên thế giới ...........11
1.3.2. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam ............12
1.3.3. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................. 13
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 19
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21
CHƯƠNG III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 23
3.1. Đặc điểm về vùng bãi ven sông Hồng (tuyến đê Bối) huyện Yên Lạc ......... 23
3.1.1. Hiện trạng đê Bối Yên Lạc ................................................................................... 23
3.1.2. Đặc điểm lũ sông Hồng .......................................................................................... 25
3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội các xã Trung Kiên, Hồng Phương,
Hồng Châu ................................................................................................. 27
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 27
3.2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội các xã Trung Kiên, Hồng Phương,


Hồng Châu .................................................................................................................. 31

iv


3.2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội .................................. 36
3.3. Đánh giá thực trạng nước sạch tại 3 xã vùng bãi ven sông Hồng huyện
Yên Lạc ..................................................................................................... 38
3.3.1.Tình hình sử dụng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt .............................. 38
3.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng nước HVS............................................................ 41
3.3.3. Chất lượng các nguồn nước cấp sinh hoạt ..................................................... 43
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp sinh hoạt tại các
xã vùng bãi ven sông Hồng huyện Yên Lạc ................................................. 47
3.4. Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã vùng bãi
ven sông Hồng huyện Yên Lạc................................................................... 53
3.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý chất thải con người và động
vật được áp dụng tại 3 xã vùng bãi................................................................... 53
3.4.2. Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn.................................... 56
3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường nông thôn ........................ 58
3.5. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn tại 3 xã vùng bãi ven sông Hồng.............................. 59
3.5.1. Những tồn tại trong công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn ...................................................................................................... 59
3.5.2. Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới công tác cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn ................................................................................... 59
3.6. Các giải pháp nâng cao chất lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt và cải
thiện vệ sinh môi trường nông thôn cho 3 xã vùng bãi ven sông Hồng ....... 60
3.6.1. Các giải pháp đã được áp dụng tại địa phương ............................................ 60
3.6.2. Các biện pháp đề xuất ............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 65

1.Kết luận .......................................................................................................... 66
2.Kiến nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 68
PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................... 70
PHỤ LỤC 2: BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN .............................................................................. 81
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ................................................................................. 87

v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1. Lượng chất thải hàng ngày của động vật theo % khối lượng cơ thể .............7
1.2. Lượng phân thải ra ở gia súc, gia cầm hàng ngày ........................................7
1.3. Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai đoạn
2009-2011 ...................................................................................................8
1.4. Thành phần hoá học của phân lợn từ 70 – 100 kg ........................................8
1.5. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi lợn .......................9
1.6. Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai đoạn 2009 – 2011 ................ 10
1.7: Bảng dân số sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ................................................. 15
1.8: Bảng tỷ lệ số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh .............................. 16
1. 9: Hiện trạng cấp nước tại các trường học, cơ sở công cộng tỉnh Vĩnh Phúc ........... 17
3.1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành của 3 xã vùng bãi năm 2014 .......... 31
3.2. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế 3 xã vùng bãi năm 2014 ........................................ 32

3.3. Tình hình sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt của 3 xã vùng bãi ................ 38
3.4. Bảng tổng hợp số liệu cấp nước hộ gia đình .............................................. 40
3.5. Bảng tổng hợp số liệu cấp nước và vệ sinh môi trường trường học và
trạm y tế .................................................................................................... 41
3.6. Vị trí các điểm lấy mẫu nước cấp sinh hoạt ............................................... 44
3.7. Bảng tổng hợp kết quả phân tích ............................................................... 45
3.8. Đặc điểm các vị trí lấy mẫu ....................................................................... 46
3. 9: Các thông số thủy văn của tầng chứa nước qp ở các khu vực tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................. 50
3. 10:Kết quả tính toán trữ lượng động trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc ..................... 51
3.11. Số liệu vệ sinh môi trường hộ gia đình ...................................................... 55
3.12. So sánh hai mô hình xử lý nước cấp sinh hoạt ........................................... 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

.......................

Trang

3.1.

Sơ đồ hành chính huyện Yên Lạc .......................................................................... 27

3.2.


Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước HVS........................................................... 42

3.3.

Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS ........................................................... 43

3.4.

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS ......................................................................... 57

3.5.

Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi HVS................................................... 57

3. 6.

Bể chứa nước cấp sinh hoạt .................................................................................... 60

3.7.

Bể và vật liệu lọc nước............................................................................................ 61

3.8.

Hệ thống thu và chứa nước mưa ............................................................................ 63

3.9.

Hệ thống lọc xây dựng tại chỗ................................................................................ 64


3.10. Hệ thống lọc lắp đặt sẵn .......................................................................................... 65
3.11. Mô hình hầm Biogas bằng vật liệu compositeỊ ..................................................... 65

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Cao đẳng

CLB

Câu lạc bộ

CN-TTCN -XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

ĐH

Đại học

HVS

Hợp vệ sinh

LHQ


Liên hợp quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TDTT

Thể dục thể thao

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THCS

Trung học cơ sở


UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí cơ bản để
đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, trong những năm
qua Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
Thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu
gây nên các bệnh đường ruột như: tả, lỵ….Theo bác sỹ Nguyễn Huy Nga (Vụ Y
tế dự phòng, Bộ Y tế): “Ở Việt Nam, chúng ta có gần 80% loại bệnh tật liên quan
đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do chất lượng nước,
nhất là các bệnh về đường ruột, bệnh tả, bệnh thương hàn…”.
Theo kết quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015), tính đến năm 2010, tổng số dân
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người, đạt tỷ lệ 80%.
Trong đó, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN
02/2009:BYT trở lên là 40%. Mục tiêu đến cuối năm 2015, phấn đấu 85% dân số
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% các trường mầm non
và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch. Về vệ sinh môi trường,

phấn đấu 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ
nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường mầm non và
phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Yên Lạc là huyện đồng bằng Bắc bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng. Do đặc
điểm địa lý và địa hình cùng với cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đồng
bộ nên điều kiện cấp nước và vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo.
Tại các xã vùng bãi ven sông Hồng, nhiều nơi vẫn chưa có hệ thống cấp
nước tập trung, do đó hầu hết các hộ khai thác sử dụng nước ngầm mạch nông
phục vụ sinh hoạt, nước khai thác sử dụng trực tiếp hoặc chỉ xử lý sơ bộ.
Để làm rõ vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã vùng bãi ven sông Hồng
- huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại
các xã vùng bãi huyện Yên Lạc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước cấp sinh hoạt và
cải thiện điều kiện vệ sinh cho người dân các xã vùng bãi huyện Yên Lạc.
3. Yêu cầu của đề tài
- Yêu cầu về tài liệu: Tài liệu, số liệu thu thập phải đầy đủ, đạt độ tin cậy
cần thiết, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
- Yêu cầu về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu.
- Yêu cầu về kết quả:
+ Làm rõ thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã
vùng bãi huyện Yên Lạc.
+ Các giải pháp đề xuất phải khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội của địa phương.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
Khu vực nông thôn Việt nam chiếm 75% dân số cả nước và nông nghiệp
luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, người dân
nông thôn nói chung còn nghèo, trong quá trình cải cách kinh tế đang có xu
hướng ngày càng tụt hậu so với dân thành thị cả về phát triển kinh tế lẫn chất
lượng cuộc sống.
Đảng - Chính phủ đang tập trung vào phát triển nông thôn, coi phát triển
nông thôn là ưu tiên quốc gia, đang triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển
nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một
chương trình phát triển nông thôn toàn diện và là chương trình khung định hướng
các nội dung cần thiết phải thực hiện để xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn
mới, nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên
quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở
cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Để được công nhận là xã đạt chuẩn
nông thôn mới thì phải đạt 19 tiêu chí sau đây:
1. Xã đạt tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch
2. Xã đạt tiêu chí về giao thông
3. Xã đạt tiêu chí về thủy lợi.
4. Xã đạt tiêu chí về điện
5. Xã được công nhận đạt tiêu chí về trường học
6. Xã đạt tiêu chí về văn hóa

7. Xã đạt tiêu chí về chợ
8. Xã đạt tiêu chí về bưu điện
9. Xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư

3


10. Xã đạt tiêu chí về thu nhập
11. Xã đạt tiêu chí về hộ nghèo
12. Xã đạt tiêu chí về cơ cấu lao động
13. Xã đạt tiêu chí về hình thức sản xuất
14. Xã đạt tiêu chí về giáo dục
15. Xã đạt tiêu chí về y tế
16. Xã đạt tiêu chí về văn hóa.
17. Xã đạt tiêu chí về môi trường
18. Xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh.
19. Xã đạt tiêu chí về An ninh, trật tự xã hội là xã giữ vững được an ninh,
trật tự.
Khó khăn lớn nhất để đạt nông thôn mới của tất cả các địa phương trên cả
nước là đạt tiêu chí thứ 17 – tiêu chí về môi trường phải đạt các chỉ tiêu sau:
- Có 85% số hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Quốc gia;
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường;
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh - sạch - đẹp;
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch;
- Nước thải, chất thải được thu gom xử lý theo quy định.
Chính vì vậy, Chính phủ cũng ưu tiên cho phát triển Cấp nước sạch & Vệ
sinh nông thôn, đã quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trở thành một trong bảy (7) chương trình mục tiêu quốc gia

quan trọng nhất. Nhiều dự án xây dựng công trình Cấp nước sạch & Vệ sinh
nông thôn do Nhà nước và quốc tế tài trợ như chương trình UNICEF đã và đang
được triển khai ở các địa phương. Mặc dù vậy, các dự án được triển khai mới chỉ
đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu cấp nước sạch và vệ sinh của toàn dân.
Hiện nay, dân số nông thôn sử dụng nước và nhà tiêu không đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh còn nhiều. Các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy,

4


giun, đường ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp
trong nhân dân. Vấn đề xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh đang trở thành
một đòi hỏi rất cấp bách và có quy mô rộng lớn trong những năm tới.
Trong bối cảnh đó, cần phải có một chiến lược phát triển tổng quát và lâu
dài cho lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn.
Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn là một khái niệm rộng lớn, trong
chiến lược này chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh
hoạt và các nhu cầu vệ sinh trong gia đình. Phạm vi nghiên cứu của Chiến lược
bao gồm tất cả các vùng nông thôn trong cả nước.
1.2. Cơ sở lý luận về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
1.2.1. Cơ sở lý luận về nước sạch
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước trong không màu.
- Không mùi vị lạ, không có tạp chất.
- Không chứa chất tan có hại.
- Không gây mầm bệnh.
• Các nguồn cung cấp nước sạch
Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các mức theo tiêu chuẩn
nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là nguồn nước sạch. Nước sạch được
chia ra làm 2 loại: Nước sạch quy ước và nước sạch cơ bản.

Nước sạch quy ước (Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia về cung
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường) gồm các nguồn nước sau đây:
- Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm nước.
- Nước giếng khoan có chất lượng tốt, ổn định.
- Nước mưa hứng, trữ sạch.
- Nước mặt (nước sông, rạch, ao suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.
Nước sạch cơ bản là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước
sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng nước thường xuyên gồm có:
- Nước cấp qua đường ống từ nhà máy nước hoặc trạm cấp nước nông thôn.
- Nước giếng khoan tầng nông hoặc sâu có chất lượng tốt, ổn định và được
sử dụng thường xuyên.

5


1.2.2.Cơ sở lý luận về vệ sinh môi trường nông thôn
Vệ sinh môi trường là lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều vấn đề nhưng
trong đề tài này chỉ đề cập đến một số các mục tiêu chủ yếu của “Chương trình mục
tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường”, bao gồm các vấn đề sau:
• Một số khái niệm
- Nhà tiêu hợp vệ sinh cho con người: Là nhà tiêu bảo đảm cô lập được
phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn
trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi
khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: Là chuồng trại nằm cách biệt với nhà
ở, chất thải chăn nuôi được quản lý và xử lý hợp vệ sinh, ví dụ như sử dụng hầm
Biogas.
• Các công trình vệ sinh môi trường nông thôn
- Xử lý chất thải con người: Nhà tiêu. Nhà tiêu có nhiều loại , gồm có:
+ Nhà tiêu khô

+ Nhà tiêu khô chìm
+ Nhà tiêu khô nổi (1 ngăn, 2 ngăn)
+ Nhà tiêu dội nước
+ Nhà tiêu tự hoại
- Xử lý chất thải chăn nuôi: Chuồng trại chăn nuôi, hầm Biogas.
• Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: chất thải rắn, chất thải lỏng,
tiếng ồn và khí thải.
-

Chất thải rắn– phân

Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp
thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56 83% (Bùi Hữu Đoàn, 2011), chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn
các VSV, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi.
Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể
và chế độ dinh dưỡng. Lượng chất thải tính theo % khối lượng vật nuôi như sau:

6


Bảng 1.1. Lượng chất thải hàng ngày của động vật theo % khối lượng cơ thể
Lượng chất thải theo % khối lượng cơ thể
Lượng phân
Động vật
tươi(kg/ngày)
Phân
Nước tiểu

5

4–5
15 – 20
5
4–5
18 – 25
Trâu
2
3
1,2 – 4,0
Lợn
Dê/ cừu
3
1 – 1,5
0,9 – 3,0

4,5
0,02 – 0,05
1
2
0,18 – 0,34
Người
(Nguồn: Cục chăn nuôi, 2011)
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và
khẩu phần ăn. Đối với gia súc ở các lứa tuổi khác nhau thì lượng phân thải ra
khác nhau. Theo Hill và Tollner (1982), lượng phân thải ra trong một ngày đêm
của lợn có khối lượng dưới 10 kg là 0,5-1 kg, từ 15-40 kg là 1-3 kg phân, từ 45100 kg là 3-5 kg. Như vậy lượng chất thải rắn biến động rất lớn và còn phụ thuộc
vào cả mùa vụ trong năm (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Bảng 1.2. Lượng phân thải ra ở gia súc, gia cầm hàng ngày
Tổng chất rắn
Phân tươi

Loại gia súc, gia cầm
(kg/ngày)
(% tươi)
Bò sữa (500kg)

35

13

Bò thịt (400kg)

25

13

Lợn nái (200kg)

16

9

Lợn thịt (50kg)

3,3

9

Cừu

3,9


32

Gà tây

0,4

25

Gà đẻ

0,12

25

Gà thịt

0,1

21
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi mạnh như hiện nay, thì lượng
phát thải chất thải rắn của chăn nuôi cũng được tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng
trưởng của ngành này. Theo trang tin xúc tiến thương mại - Bộ NN&PTNT số
01-2013 nếu với mức thải trung bình 1,5 kg phân lợn/con/ngày; 15kg phân trâu,

7



bò/con/ngày; 0,5kg phân dê/con/ngày và 0,2 kg phân gia cầm/con/ngày thì hàng
năm với tổng đàn vật nuôi trong cả nước thì riêng lượng phân phát thải trung
bình đã hơn 85 triệu tấn mỗi năm. Lượng phân này phân hủy tự nhiên nếu không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng nề đất, nước và không khí do phát thải nhiều khí
độc như CO2, CH4 (còn gây hiệu ứng nhà kính), ... đặc biệt H2S có mùi trứng thối
có thể gây choáng, nôn mửa cho người hít phải
Bảng 1.3. Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai
đoạn 2009-2011
ĐVT: Triệu tấn
Tổng lượng phân thải

Năm

Tổng cộng

Lợn

Gia cầm

Trâu





2009

15,12

20,45


15,82

33,39

0,25

85,03

2010

14,98

21,62

15,93

32,35

0,23

85,11

2011

15,22

23,72

16,04


30,49

0,25

85,72

(Nguồn: Bộ NNPTNT, 2013)
Thành phần các chất trong phân gia súc, gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau như: Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; độ tuổi;
tình trạng sức khỏe vật nuôi,…
Bảng 1.4. Thành phần hoá học của phân lợn từ 70 – 100 kg
Đặc tính
Đơn vị
Giá trị
pH

-

6,47 – 6,95

Vật chất khô

g/kg

213 – 342

NH4-N

g/kg


0,66 – 0,76

N tổng

g/kg

7,99 – 9,32

Tro

g/kg

32,5 – 93,3

Chất xơ

g/kg

151 – 261

Carbonat

g/kg

0,23 – 0,41

Các axit mạch ngắn

g/kg


3,83 – 4,47
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Trong phân lợn hàm lượng nitơ khá cao (7,99-9,32 g/kg), nếu sử dụng để

8


ủ phân và bón cho cây trồng thì rất tốt. Trong quá trình ủ phân, vi sinh vật phân
hủy các chất hữu cơ tươi và giải phóng chất khoáng dạng hòa tan dễ dàng cho
cây trồng hấp thu. Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và
trứng ký sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số
với các giống điển hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus,
Klebsiella. Trong 1 kg phân có chứa 2.000 – 5.000 trứng giun sán gồm chủ yếu
các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus (Nguyễn Thị Hoa
Lý, 2005).
Bảng 1.5. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Coliform

MNP/100g

4.106 - 108

E. Coli

MPN/100g


105 - 107

Streptococus

MPN/100g

3.102 - 104

Vk/25ml

10 - 104

Vk/ml

10 - 102

MPN/10g

0 - 103

Salmonella
Cl. Perfringens
Đơn bào

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)
-

Nước thải


Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng
gây ô nhiễm môi trường cao. Đây là loại chất thải ít được sử dụng và khó quản
lý. Lượng nước thải ra lớn, lượng nước sử dụng cho nhu cầu uống, rửa chuồng và
tắm cho lợn là 30-50 lít nước/con/ngày đêm (Hồ Thị Kim Hoa và cộng sự, 2005).
Nước thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để sử dụng cho các mục đích
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Lượng nước thải quá lớn, không thể sử dụng
hết cho diện tích đất canh tác xung quanh, do đó thường được thải trực tiếp ra
môi trường.
Nước thải chăn nuôi gồm hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì
vậy, nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân
bón. Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali. Đạm trong nước
phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit hippuric, khi để

9


tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV phân giải axit
uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành amoni carbonat (Bùi Hữu
Đoàn, 2011).
Trong nước thải chăn nuôi, hàm lượng BOD rất cao khoảng trên 3.000
mg/l, hàm lượng nitơ trên 200, hàm lượng chất lơ lửng và số lượng vi sinh vật
cũng rất cao. Theo Bộ NN&PTNT (2013) hàng năm đã có tới khoảng 36 triệu tấn
nước tiểu vật nuôi được thải ra, chưa kể hàng chục triệu tấn nước thải sau tắm và
rửa chuồng trại nữa.
Bảng 1.6. Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu tấn
Năm

Tổng lượng nước thải


Tổng cộng

Lợn

Trâu



2009

8,06

9,49

20,03

37,58

2010

7,99

9,55

19,41

36,95

2011


8,11

9,62

18,29

36,02

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2013)
-

Khí thải và tiếng ồn

Đối với ô nhiễm khí và tiếng ồn thì ngành chăn nuôi đóng góp khá tích
cực. Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, có tới trên
170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3,
NO2,N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan (Giáo trình quản lý chất thải chăn
nuôi, ĐHNN, 2011)…và hàng loạt các khí gây mùi khác. Ở điều kiện bình
thường, các chất bài tiết từ gia súc, gia cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng
bị phân giải tạo ra nhiều chất khí có khả năng gây độc cho người và vật nuôi (Bùi
Hữu Đoàn, 2011).
Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi hoạt động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra từ hoạt động của các máy công cụ sử dụng trong chăn
nuôi. Tiếng ồn từ gia súc, gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc
biệt là trong những khu chuồng kín.

10


• Tác hại của phân người và chất thải chăn nuôi

-

Tác hại của phân người

Phân người không được thu gom và xử lý tốt sẽ gây nên ô nhiễm đất,
nước và không khí, làm lây lan nhiều bệnh tật như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,
viêm gan A, bại liệt, giun sán….
Là nơi sinh sống của côn trùng như ruồi, nhặng, gián…. Là các con vật
trung gian lây truyền mầm bệnh.
-

Tác hại của chất thải chăn nuôi

Là nơi sinh sống của các côn trùng trung gian truyền bệnh, là nơi chứa các
mầm bệnh nguy hiểm. Các loại VSV trong phân gia súc có thể tồn tại vài ngày
tới vài tháng ở môi trường có nhiệt độ cao và chúng có thể gây ra nhiều bệnh cho
con người, vật nuôi.
Do vậy phát triển chăn nuôi nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý
chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh chóng, môi
trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp đến vật nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh,
giảm năng suất, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
1.3. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
1.3.1. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên thế giới
Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa. Hoạt động
của con người trong hơn 50 năm qua là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước
chưa từng có trong lịch sử.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng
nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang
gia tăng. LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện
căng thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025. Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới

chết do thiếu nước sạch.
Cùng điều kiện nước không an toàn là điều kiện vệ sinh môi trường và vệ
sinh cá nhân kém dẫn đến mỗi năm có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy, 1,5 triệu ca tử
vong do bệnh này. Đặc biệt ở các nước đang phát triển mỗi năm 10% dân số bị
ảnh hưởng bởi giun sán, khoảng 200 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng do

11


bệnh sán máng và 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, một bệnh phổ biến ở
các cộng đồng nông thôn nghèo thiếu phương tiện vệ sinh cá nhân cơ bản, thiếu
nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường
Có thể thấy rằng gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới có thể được ngăn
ngừa bằng cách cải thiện cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và
quản lý nguồn nước
1.3.2. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam
• Hiện trạng nước sạch
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn còn trên 40% dân số nông thôn chưa có
nước sạch để dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn.
Nước ngầm và nước mặt trên lãnh thổ nước ta do phân bố không đồng
đều, phụ thuộc vào lượng mưa hàng tháng nên đa phần khu vực miền núi, miền
Trung rất thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Người dân thuộc các tỉnh vùng núi
phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang và vùng Tây Nguyên, Bình Thuận,
Ninh Thuận, số người nông dân tiếp xúc với nguồn nước sạch chỉ trên 28% và
thường xuyên phải chịu khát ít nhất 1-2 tháng trong mùa khô. Dân cư của các
huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), Bố Trạch (Quảng Bình), thị trấn Đông Hà
(Quảng Trị),... thường phải sống và trăn trở với nạn hạn hán và thiếu nước sinh
hoạt. Nhiều công trình cấp nước tự chảy đã được đầu tư không phát huy được tác
dụng vào những tháng mùa khô, ít mưa.
Trong khi khu vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và miền

Trung thường phải đối mặt với việc thiếu nước gay gắt thì Đồng bằng sông Cửu
Long nơi chiếm 12% diện tích cả nước (3,9 triệu ha) với dân số bằng 21% dân số
cả nước lại phải đối mặt với các sự cố do lũ lụt gây ra. Lũ lụt không những gây
trở ngại cho việc tổ chức sản xuất mà còn gây các ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người dân, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải, xác
gia súc, gia cầm chết, mùi xú uế, rác thải tràn ngập sau những ngày ngập lũ.
Theo thống kê, hơn 70% số hộ sống ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu
Long thường xuyên phải dùng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Số người bị
ngộ độc theo đường nước gia tăng theo các năm tại vùng ngập lũ. Những tháng

12


nóng là những tháng trọng điểm sốt xuất huyết tại khu vực. Không những thế,
nước nhiễm phèn, ô nhiễm nước từ các xí nghiệp chế biến hải sản, chuồng trại
gia súc, do phân và rác thải của người và gia súc là vấn nạn của nhiều khu vực
trong vùng.
Hệ thống cấp nước tại khu vực nông thôn, đa phần là các trạm cấp nước
quy mô nhỏ, các giếng khoan gia đình, chất lượng nước không được kiểm tra
thường xuyên do kinh phí hạn hẹp và việc quản lý chất lượng nguồn nước uống
không đồng bộ. Hầu hết các mẫu nước lấy tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng,
sông Cửu Long đều có vấn đề phải quan tâm.
• Vệ sinh môi trường nông thôn
Theo kết quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011-2015), khoảng 11.436.500 hộ gia đình
nông thôn có nhà tiêu, chiếm 77% tổng số hộ, trong đó 8.905.988 hộ gia đình có
nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ so với khi bắt đầu thực hiện Chương
trình giai đoạn 2 (2006 – 2011), trung bình tăng 2%/năm, nâng tỷ lệ số hộ gia
đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối năm 2005 lên 55% năm
2010, thấp hơn kế hoạch 15%.

Số chuồng trại chăn nuôi được cải tạo và xây dựng mới đáp ứng việc quản
lý chất thải đã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại chăn
nuôi hợp vệ sinh, chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 hộ chăn nuôi; khoảng
18.000 trang trại nuôi tập trung hầu hết chất thải đã được thu gom và xử lý. Số
chuồng trại đã có công trình Biogas là 1.000.000 chuồng trại, chiếm gần 17%
(Bộ Y tế, 2011).
1.3.3. Hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
• Hiện trạng nước sạch
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu từ các
nguồn nước mặt, nước mưa và nước ngầm. Loại công trình cấp nước chủ yếu đang
sử dụng bao gồm công trình cấp nước nhỏ lẻ và công trình cấp nước tập trung:
- Công trình cấp nước nhỏ lẻ có:

13


+ Giếng đào khai thác nước ngầm tầng nông.
+ Giếng khoan khai thác nước mặt tầng nông và trung bình có sử dụng
bơm tay hoặc bơm điện.
+ Bể, lu chứa nước mưa và nước suối cho các hộ gia đình vùng núi.
- Công trình cấp nước tập trung có hai hình thức là bơm dẫn và tự chảy,
khai thác nguồn nước ngầm và nước mặt, tùy thuộc vào đặc tính thủy văn của
mỗi vùng.
Đến hết tháng 6 năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đạt 75,5%. Trong đó: tỷ lệ số dân được sử dụng nước theo quy
chuẩn QCVN02:2009/BYT đạt 39,7%.
Qua khảo sát, phân tích và đánh giá chất lượng nước từ các công trình cấp
nước tập trung, công trình cấp nước nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh cho kết quả như sau:
+ Chất lượng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ tỷ lệ đạt quy chuẩn cho

phép rất thấp, nước có những chỉ tiêu vượt mức cho phép như: sắt, độ đục,
amoni. Đặc biệt, toàn bộ các xã vùng bãi như Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Cao Đại
(huyện Vĩnh Tường); Đại Tự, Liên Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Nguyệt
Đức (huyện Yên Lạc)… nguồn nước ngầm từ các giếng khoan của các hộ dân
hầu hết ít nhiều bị nhiễm Asen.
+ Các công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động ổn định cho chất
lượng nước cấp đạt yêu cầu theo QCVN 02:2009, những công trình hoạt động
không bền vững, trang thiết bị xuống cấp nên chất lượng nước cấp kém, đặc biệt
với tình hình diễn biến của chất lượng nguồn nước phức tạp như hiện nay thì yêu
cầu về xử lý nước cần được đáp ứng phù hợp để có chất lượng nước cấp đảm bảo.
• Hiện trạng vệ sinh môi trường
- Chất thải sinh hoạt
+ Về công trình nhà tiêu hộ gia đình: Năm 2013, thì tỷ lệ số hộ gia đình
nông thôn có nhà tiêu HVS đạt 63,13%. Với một số loại hình nhà tiêu như: nhà
tiêu tự hoại, hai ngăn sinh thái, thấm dội, chìm có ống thông hơi. Cụ thể tỷ lệ %
số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong năm 2013 cho các huyện như sau:

14


Bảng 1. 7: Bảng dân số sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

TT

Tên huyện

Số hộ

Số hộ
nghèo


Hộ sd nhà tiêu HVS
Số hộ
Số hộ
Số hộ có
nghèo có
có nhà
nhà tiêu
nhà tiêu
tiêu
HVS
HVS

Tỷ lệ %
Số hộ
Số hộ
có nhà nghèo có
tiêu
nhà tiêu
HVS
HVS

Số nhà
tiêu xây
mới trong
năm

Số nhà
tiêu
hỏng

trong
năm

1

Bình Xuyên

18.761

708

18.030

12.596

138

67,14

19,49

1.279

745

2

Lập Thạch

29.788


2.061

27.542

16.496

340

55,38

16,50

1.460

1.365

3

Sông Lô

23.855

2.035

22.423

14.471

395


60,66

19,41

1804

872

4

Tam Dương

24.318

1.339

23.089

14.115

259

58,04

19,34

2.746

296


5

Tam Đảo

17.374

1.788

15.162

10.753

435

61,89

24,33

1.720

874

6

Vĩnh Tường

44.138

2.096


41.885

27.411

436

62,10

20,80

3.416

1.287

7

Yên Lạc

32.500

1.262

31.808

24.002

244

73,85


19,33

2.805

1.227

8

Vĩnh Yên

3.875

144

3.668

3.538

37

91,30

25,69

246

23

9


Phúc Yên

9.376

425

9.312

5.398

99

57,57

23,29

429

299

203.985

11.858

Tổng

192.919 128.780
2.383
63,13

20,10
15.851
6.988
(Nguồn: Báo cáo bộ chỉ số nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 2013)

15


-

Chất thải chăn nuôi

Năm 2013, Vĩnh Phúc tỷ lệ số chuồng trại chăn nuôi gia súc HVS đạt
54,48%. Cụ thể chất thải chăn nuôi cho mỗi huyện trong năm 2013 như bảng sau:
Bảng 1.8: Bảng tỷ lệ số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh
TT

Tên huyện

Số hộ chăn nuôi

Tổng số

87.229

Số hộ có chuồng
trại HVS

Tỷ lệ %


47.520

54,48

1

Huyện Bình Xuyên

8.050

3.851

47,84

2

Huyện Lập Thạch

18.519

9.331

50,39

3

Huyện Sông Lô

14.602


8.190

56,09

4

Huyện Tam Dương

10.355

5.747

55,50

5

Huyện Tam Đảo

9.598

5.389

56,15

6

Huyện Vĩnh Tường

15.638


8.683

55,53

7

Huyện Yên Lạc

7.350

4.705

64,01

8

Thành phố Vĩnh Yên

259

37,70

9

Thị xã Phúc Yên

1.365

56,17


687
2.430

(Nguồn: Báo cáo bộ chỉ số nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc2013)
Số hộ chăn nuôi có chuồng trại không hợp vệ sinh còn ở mức cao, tỷ lệ
các hộ dân có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi: hầm Biogas, hố ủ phân… còn ở
mức hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng lượng phân
bón và hóa chất bảo vệ thực vật là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở
các thủy vực.
-

Về cấp nước và công trình vệ sinh cho các địa điểm công cộng

Công trình cấp nước và nhà vệ sinh tại các địa điểm công cộng thường
được xây dựng đồng thời, vì phải có nước thì vệ sinh mới đảm bảo nên hai tiêu
chí này sẽ được đánh giá song song với nhau.
Đối với các trạm y tế, các trường học tỷ lệ được sử dụng nước sạch và nhà
tiêu hợp vệ sinh trong những năm qua đã được cải thiện một cách đáng kể (chi
tiết thể hiện qua bảng dưới đây):

16


Bảng 1. 9: Hiện trạng cấp nước tại các trường học, cơ sở công cộng tỉnh Vĩnh Phúc
Trường học
Trạm y tế

STT

Tên huyện


Tổng số

Số trường

Số

Số trường

Số trạm

Tổng

học có

trường

học có

có nước

Số trạm

có nhà

trường

nước và

học có


nhà tiêu

và nhà

có nước

tiêu HVS

học

nhà tiêu

nước

HVS

tiêu

HVS

HVS

HVS

435

308

315


310

111

108

109

108

Số trạm

Số trạm

HVS

1

H.Bình Xuyên

45

18

20

19

10


10

10

10

2

H.Lập Thạch

66

51

52

51

18

17

17

17

3

H.Sông Lô


57

43

44

43

16

16

16

16

4

H.Tam Dương

49

38

39

38

12


12

12

12

5

H.Tam Đảo

38

25

25

25

7

7

7

7

6

H.Vĩnh Tường


89

71

71

71

26

25

26

25

7

H.Yên Lạc

63

48

48

48

16


15

15

15

8

T.P Vĩnh Yên

8

4

5

5

2

2

2

2

9

T.X Phúc Yên


20

10

11

10

4

4

4

4

(Nguồn: Báo cáo bộ chỉ số nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 2013)

17


Nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học là một trong những
điều kiện tiên quyết bảo đảm sức khỏe của giáo viên và học sinh, nhằm tăng
cường chất lượng giáo dục. Một số trường học nông thôn đã được sử dụng nguồn
nước máy, tuy nhiên hệ thống các vòi nước thường xuyên bị hỏng hóc nên xảy ra
thiếu nước uống và thiếu nước sinh hoạt cho các giáo viên và các em học sinh. Ở
một số vùng chưa có nước sạch, nguồn nước uống và sinh hoạt được lấy từ giếng
đào, giếng khoan, nước mưa nhưng các công trình này phần lớn sau một thời
gian đi vào sử dụng đã bị xuống cấp, bị hỏng hóc, thậm chí một số công trình đã

bị bỏ ngỏ nên ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp, đặc biệt ảnh hưởng đến điều
kiện vệ sinh và gây ra dịch bệnh trong trường học.
Theo báo cáo cho thấy, có tới 30% trường học nông thôn trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không bảo đảm chất lượng. Ở
những trường có nhà vệ sinh, nhưng tới gần 20% không có vòi nước rửa và phần
lớn chưa có xà phòng rửa tay cho học sinh. Ở một số trường học, nhà vệ sinh bị
xuống cấp, hỏng bồn cầu, hỏng cửa che, mất vệ sinh, thiếu nước, không có xà
phòng, không có giấy vệ sinh… còn xảy ra phổ biến và chưa được sửa chữa. Bên
cạnh đó ý thức của học sinh trong việc đi vệ sinh còn kém, gây mất vệ sinh
thường xuyên. Đặc biệt, ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng gặp khó khăn của
huyện Tam Đảo, theo thống kê trên toàn huyện Tam Đảo mới chỉ có 63% số
trường học có nhà tiêu HVS. Trường học là nơi tập trung đông người, nếu điều
kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu nguồn nước sạch và nhà vệ sinh
thì nguy cơ phát sinh, lan truyền dịch bệnh rất cao, trong đó có nhiều bệnh nguy
hiểm như: tiêu chảy, tả. Chưa kể vì điều kiện vệ sinh không bảo đảm, rất nhiều
học sinh vì sợ bẩn nên "nhịn" tiểu dẫn đến bị bệnh.

18


CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước sạch (nước cấp sinh hoạt) và vệ sinh môi trường nông thôn theo

“Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường” tại các xã
vùng bãi ven sông Hồng - huyện Yên Lạc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Các xã vùng bãi ven sông Hồng của huyện Yên Lạc - tỉnh


Vĩnh Phúc gồm 7 xã: Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Hồng Phương, Trung
Kiên, Trung Hà, Nguyệt Đức.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên Đề

tài tập trung nghiên cứu vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường, tại các xã nằm
trong vùng bãi ngoài đê Bối là các xã: Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên.
2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm về vùng bãi ven sông Hồng (tuyến đê Bối) huyện Yên Lạc
2.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên các xã Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên;
- Tình hình kinh tế - xã hội các xã Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên.
2.3.3. Đánh giá thực trạng nước sạch tại các xã vùng bãi ven sông Hồng
huyện Yên Lạc
• Tình hình sử dụng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt
+ Nước mặt, nước mưa
+ Nước ngầm
+ Trạm cấp nước tập trung
• Chất lượng các nguồn nước cấp sinh hoạt
• Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp sinh hoạt tại các xã vùng
bãi ven sông Hồng huyện Yên Lạc
19


- Các yếu tố tự nhiên
+ Đặc điểm địa hình
+ Đặc điểm địa chất thủy văn

- Các yếu tố nhân tạo
+ Kinh tế - xã hội
+ Vệ sinh môi trường không đảm bảo
2.3.4. Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã vùng bãi
ven sông Hồng huyện Yên Lạc
Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn theo “Chương trình mục tiêu
quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường” tập trung ở những vấn đề như: xử lý
chất thải con người (nhà tiêu), xử lý chất thải chăn nuôi (chuồng trại chăn nuôi).
Do đó đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu các nội dung sau:
- Các giải pháp quản lý chất thải được áp dụng tại địa phương
+ Các cơ chế, chính sách
+ Giải pháp kỹ thuật: Các công trình nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi
- Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.5. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn tại các xã vùng bãi ven sông Hồng huyện Yên Lạc
2.3.6. Các giải pháp nâng cao chất lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt và cải
thiện vệ sinh môi trường nông thôn cho các xã vùng bãi ven sông Hồng huyện
Yên Lạc
- Các giải pháp đã được áp dụng
+ Tính hiệu quả
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
- Giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

20


×