Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp phát triển du lịch văn hoá tâm linh ở huyện sóc sơn – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 114 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng, hình

viii

Danh mục hộp

xi

Phần I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu



2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3

2.1 Cơ sở lý luận

4


2.1.1 Các khái niệm cơ bản

4

2.1.2 Các loại hình du lịch gắn với du lịch văn hóa tâm linh

6

2.1.3 Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh

7

2.1.4 Nội dung nghiên cứu của phát triển du lịch văn hóa tâm linh

14

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh

18

2.2 Cơ sở thực tiễn

23

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở một số nước
trên thế giới

23


2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá tâm linh ở một số địa
phương của Việt Nam

25

iv


2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch văn hoá tâm linh ở Sóc
Sơn, Hà Nội

29

Phần III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

31

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện

31

3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

33

3.2 Phương pháp nghiên cứu


36

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

36

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

37

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

37

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

40

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

4.1 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh huyện Sóc Sơn

41

4.1.1 Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh của huyện Sóc Sơn

41


4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển một số điểm du lịch văn hóa tâm
linh tại các điểm nghiên cứu

43

4.1.3 Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ ở huyện Sóc Sơn

50

4.1.4 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa tâm linh huyện
Sóc Sơn

60

4.1.5 Kết quả và đóng góp của du lịch văn hóa tâm linh cho phát triển
kinh tế xã hội ở huyện Sóc Sơn

64

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa
bàn huyện Sóc Sơn

71

4.2.1 Cơ chế chính sách phát triển du lịch văn hoá tâm linh của UBND
Thành Phố Hà Nội đối với huyện Sóc Sơn

71


4.2.2 Lượng khách du lịch

73

4.2.3 Tua, tuyến du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện Sóc Sơn

76

4.2.4 Chất lượng dịch vụ du lịch

78

4.2.5 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch

79

v


4.2.6 Nguồn kinh phí cho phát triển du lịch văn hoá tâm linh

81

4.4 Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
huyện Sóc Sơn

84

4.4.1 Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh huyện Sóc Sơn


84

4.4.2 Mục tiêu phát triển

87

4.4.3 Giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch văn hóa tâm linh huyện
Sóc Sơn trong thời gian tới

88

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

96

5.1 Kết luận

96

5.2 Kiến nghị

98

5.2.1 Đối với Nhà nước

98

5.2.2 Đối với địa phương

98


TÀI LIỆU THAM KHẢO

100

PHỤ LỤC

99

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSLT

: Cơ sở lưu trú

ĐVT

: Đơn vị tính



: Hoạt động

HĐKD


: Hoạt động kinh doanh

NNL

: Nguồn nhân lực

NS

: Ngân sách

NSNN

: Ngân sách nhà nước

TW

: Trung ương

VH

: Văn hoá

VHTTDL

: Văn hoá thông tin du lịch

UBND

: Uỷ ban nhân dân


UNESCO

: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình dân số lao động huyện Sóc Sơn năm 2014

34

3.2

Tổng giá trị sản xuất một số ngành

35


3.3

Thu ngân sách huyện qua các năm

36

3.4

Danh mục mẫu điều tra

37

4.1

Số lượng di tích xếp hàng năm 2012 – 2014

41

4.2

Cơ sở lưu trú tại huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 – 2014

51

4.3

Phân loại khách sạn được xếp tiêu chuẩn sao tại Sóc Sơn năm 2014

53


4.4

Kết quả đánh giá của khách du lịch văn hóa tâm linh về chất lượng
hạ tầng dịch vụ du lịch tại huyện Sóc Sơn

4.5

58

Kết quả đánh giá của khách du lịch văn hóa tâm linh về giá dịch vụ
du lịch tại huyện Sóc Sơn

59

4.6

Nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn huyện

61

4.7

Kết quả đánh giá của khách du lịch văn hóa tâm linh về sự phục vụ
của lao động du lịch ở huyện Sóc Sơn

63

4.8


Thành tựu phát triển kinh tế du lịch Sóc Sơn giai đoạn 2012-2014

65

4.9

Bảng số liệu thể hiện các nguồn thu từ du lịch tâm linh huyện Sóc
Sơn giai đoạn 2012-2014

4.10

66

Số việc làm được tạo ra từ dịch vụ phục vụ khách đến du lịch văn
hóa tâm linh trên địa bàn đền Gióng, đền Thanh Nhàn, đền Sọ

4.11

67

Thu nhập bình quân đầu người trên tháng của nhóm không tham gia
hoạt động du lịch và tham gia hoạt động du lịch của người dân trên
địa bàn 3 đền được điều tra (tính cho một tháng có hội)

4.12
4.13

68

Một số văn bản, chính sách liên quan đến phát triển du lịch văn hoá

tâm linh ở huyện Sóc Sơn

72

Tình hình khách du lịch đến huyện Sóc Sơn

74

viii


4.14

Chương trình các tour du lịch tâm linh

4.15

Bảng đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại huyện
Sóc Sơn

4.16

78

Nguồn thông tin du khách biết đến điểm du lịch văn hóa tâm linh
huyện Sóc Sơn năm 2014

4.17

77


80

Kinh phí phát triển du lịch văn hoá tâm linh qua 3 năm 2012-2014
của huyện Sóc Sơn

81

ix


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Số hình

Tên hình

Trang

4.1

Cơ cấu lễ hội các cấp ở huyện Sóc Sơn

42

4.2

Phân loại khách du lịch văn hóa tâm linh phân theo cách thức tổ chức

56


Số biểu đồ
4.1

Tên biểu đồ

Trang

Số lượng nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Sóc Sơn qua 3 năm
2012-2014

4.2

54

Số lượng các cửa hàng lưu niệm trên địa bàn huyện Sóc Sơn qua 3
năm 2012-2014

4.3

55

Phân loại khách du lịch văn hóa tâm linh huyện Sóc Sơn theo
nguồn khách

75

x


DANH MỤC HỘP

Số hộp
4.1

Tên hộp

Trang

Ý kiến của khách du lịch về cơ sở lưu trú khi đến du lịch tâm linh
tại Sóc Sơn

51

4.2

Ý kiến của cán bộ du lịch huyện Sóc Sơn về hệ thống cơ sở lưu trú

52

4.3

Ý kiến của du khách về dịch vụ ăn uống khi đến du lịch văn hóa
tâm linh tại Sóc Sơn

59

4.4

Ý kiến của cán bộ làm du lịch

64


4.5

Hiện tại các hệ thống nước sạch phục vụ du khách đang được triển
khai xây dựng

70

xi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao về vật chất
lẫn tinh thần thì nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc
căng thẳng càng được nhiều người quan tâm hơn. Đã có nhiều loại hình du lịch ra
đời nhằm đáp ứng cho du khách như: du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch
biển, … Trong đó, có thể nói loại hình du lịch văn hóa tâm linh đang là một xu
hướng phát triển mới mà các công ty lữ hành đang hướng đến để phục vụ nhu cầu
tham quan, chiêm bái, hành hương của khách du lịch. Khi đời sống vật chất ngày
càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng
cao hơn nữa đời sống tinh thần. Cho nên sự phát triển của du lịch văn hóa tâm linh
trong tương lai không xa là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với quốc gia có nền văn hóa
Phật giáo như Việt Nam (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đó đã
đánh dấu một bước ngoặt trên con đường chủ động hội nhập quốc tế, phát triển kinh
tế đất nước. Gia nhập WTO mang đến những cơ hội mới nhưng cũng không ít những
thách thức cho nền kinh tế nước ta. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du
lịch các địa phương sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ hội nhập kinh tế

quốc tế. Trước bối cảnh đó, mỗi địa phương cần phải phân tích, đánh giá để tìm ra
những lợi thế về du lịch thực sự của địa phương mình, từ đó đề ra chiến lược phát
triển, định hướng, giải pháp đầu tư để phát triển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp du lịch phát triển (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội là một trong những huyện có
nhiều di tích nhất thành phố Hà Nội. Toàn huyện có 443 di tích, trong đó có 49 di tích
đã được xếp hạng (18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; 30 di tích được xếp hạng
cấp thành phố); có 01 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đã
tạo cho huyện Sóc Sơn những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

1


Có thể nói tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của huyện Sóc Sơn tương đối lớn
nhưng hiện trạng phát triển thì chưa tương xứng với tiềm năng, mặt khác cơ sở vật
chất vẫn còn thiều và hạn chế về nhiều mặt. Năm 2014 giá trị sản xuất du lịch - dịch
vụ là 1794,60 tỷ đồng chiếm 17,5% tổng giá trị sản xuất, (UBND huyện Sóc Sơn,
2014) bởi hoạt động du lịch ở đây mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa
được quy hoạch cụ thể nên việc khai thác tài nguyên mang lại hiệu quả thấp, chưa
xứng với tiềm năng thế mạnh vốn có của nó. Số lượng khách du lịch còn hạn chế, chỉ
tập trung vào mùa lễ hội, chủ yếu là khách nội địa, quanh địa bàn Sóc Sơn – Hà Nội.
Hơn nữa, chính quyền địa phương chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển du
lịch, việc quy hoạch, đầu tư cơ bản chưa đồng bộ...Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào
để phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Sóc Sơn tương xứng với tiềm năng vốn có, vừa
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch vừa đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao đồng thời
bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp
phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội” để nghiên
cứu nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện
Sóc Sơn trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại huyện Sóc Sơn,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh từ đó đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh của huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội trong thời kỳ tới.
1.2 2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
văn hóa tâm linh.
- Đánh giá thực trạng phát triển văn hóa du lịch văn hóa tâm linh và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội;

2


- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tại huyện Sóc Sơn
trong thời gian tới
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3 1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, thực trạng và những yếu tố ảnh
hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh
Các chủ thể liên quan đến phát triển du lịch tâm linh như: Cơ quan quản lý
Nhà nước về du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư địa
phương và khách du lịch văn hóa tâm linh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở huyện Sóc Sơn
trong những năm gần đây, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch tâm linh từ
đó đánh giá và đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển du lịch văn hóa tâm linh
bền vững ở Sóc Sơn trong những năm tới.

1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội. Trong đó tiến hành nghiên cứu 3 di tích lịch sử là Đền Gióng,
Đền Thanh Nhàn, Đền Sọ.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2012 - 2014, các số liệu khảo
sát năm 2014.
Các giải pháp được đưa ra áp dụng từ năm 2015 - 2020

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế.
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra
định nghĩa (United Nations, 1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với
mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Định
nghĩa này được đưa ra với mục đích quốc tế hoá du lịch và đã trở thành cơ sở cho
định nghĩa du khách.
Theo Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2006): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất
định. Ở đây, du lịch được coi là một hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn

trong các chuyến đi.
Để xem xét du lịch một cách toàn diện thì cần phải cân nhắc tất cả các chủ
thể tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của
du lịch một cách đầy đủ: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố
trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,
cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch (Nguyễn Như Ý, 2009).
Từ những phân tích trên, tôi cho rằng “Du lịch là sự kết hợp các hiện tượng và
các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các cơ sở kinh
doanh hàng hoá-dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón
khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong một thời gian nhất định,
đồng thời thoả mãn mục đích của các chủ thể khác tham gia vào mối quan hệ đó”.

4


2.1.1.2 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó
là toàn bộ cuộc sống; cả vật chất, tinh thần của từng cộng đồng người. Như vậy, có
thể khẳng định: tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa. Riêng ở
nước ta, cũng có khá nhiều quan niệm về văn hóa:
- Trong giáo trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam", Trần Ngọc Thêm (1997) đã định
nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình".
- Năm 2002, UNESCO cho rằng: "Văn hóa nên được xem là tập hợp các đặc
trưng tâm linh, vật chất, trí tuệ và cảm xúc riêng biệt của xã hội hay một nhóm
người trong xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách
chung sống, hệ giá trị, truyền thống và đức tin".
- Khái niệm văn hóa của nhà nhân học Robert Lowie trong "không gian văn hóa
nguyên thủy" được xuất bản năm 2008 do dịch giả Vũ Xuân Ba và Ngô Đình Lâm dịch:

"Văn hóa như một phức hợp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên
của xã hội tiếp thu được" .
2.1.1.3 Khái niệm về tâm linh
Tâm linh gồm chữ "tâm" và chữ "linh" tạo nên. Theo từ điển Hán Việt của
Thiền Chửu (1993), "tâm" có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên trong. "Linh" có
rất nhiều nét nghĩa như: "linh" trong linh hoạt, nhạy bén; "linh" trong thần linh; người
chết cũng được gọi là "linh"; "linh" còn dùng để nói đến những ứng nghiệm, bói toán.
Theo Hoàng Phê (1975) cũng cho rằng tâm linh là "tâm hồn, tinh thần" hoặc là "khả
năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm".
Vậy tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng. Một trong
những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là khái niệm tâm
linh của Nguyễn Đăng Duy (1996): "Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong
cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn

5


giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại biểu
tượng, hình ảnh, ý niệm".
2.1.1.4 Khái niệm về văn hóa tâm linh
- Khái niệm văn hóa tâm linh của Nguyễn Duy Hinh (2007) là tương đối đầy
đủ: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống
đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”.
Thuộc lĩnh vực tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh không chỉ gồm giá trị văn
hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm…) mà cả những văn hóa hữu hình phát tín hiệu
thiêng liêng (đền, đình, miếu, phủ, chùa, nhà thờ…).
Tóm lại, với những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng nhưng vẫn có thể
khẳng định, văn hóa tâm linh là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ những truyền
thống, giáo dục lòng nhân ái và tinh thấn hướng thiện đã góp phần tạo nên chiều sâu,

sức sống cho nền văn hóa đa dân tộc.
2.1.2 Các loại hình du lịch gắn với du lịch văn hóa tâm linh
Hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào tiêu thức mà du
lịch được phân ra làm nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình du lịch có đặc điểm,
đặc trưng riêng (Lê Thanh Thuỷ, 2014).
- Du lịch văn hóa là hoạt động diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn và
ngày càng thu hút nhiều khách du lịch bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo cũng như
tính truyền thống, địa phương của nó. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản
phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng...
- Du lịch tâm linh là loại hình thu hút những người có mối quan tâm chủ yếu là
tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trạng, trái tim, nuôi
dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng
loại, chúng sinh (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Du lịch tự nhiên: là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường tự
nhiên. Là loại hình hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời,
thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã (Nguyễn Quyết
Thắng, 2012).

6


- Du lịch làng xã: khai thác tài nguyên du lịch trong lĩnh vực nông thôn nhằm
tăng lợi ích cho khu vực nông thôn.
- Du lịch giải trí nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và
tinh thần của con người.
- Du lịch chuyên đề liên quan đến một nhóm nhỏ thường có chung mối quan
tâm đặc biệt đến vấn đề đó.
- Du lịch dân tộc đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ để
tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục
những truyền thống văn hóa bản địa (Lê Thanh Thuỷ, 2014).

2.1.3 Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh
2.1.3.1 Du lịch văn hóa tâm linh
Xét về tính chất văn hóa du lịch văn hóa tâm linh thực chất là loại hình du
lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở, vừa làm mục tiêu nhằm
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần (Nguyễn Thị
Khánh Lý, 2014).
Với cách nhìn nhận đó, du lịch văn hóa tâm linh khai thác những yếu tố văn
hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về
thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần
đặc biệt khác (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
Thế nào là Du lịch văn hóa tâm linh? Hiện nay chưa có một định nghĩa hay
khái niệm chính xác về du lịch văn hóa tâm linh. Có thể tạm hiểu rằng đề cập đến
tâm linh tức là nói đến tín ngưỡng, tôn giáo, chẳng hạn các lễ hội tôn giáo: lễ hội
Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng), lễ hội Ponagar (Nha Trang),
lễ hội Katê (Ninh Thuận)… và lễ hội tín ngưỡng dân gian như: lễ hội Thánh Gióng
(Hà Nội), lễ hội Cầu Ngư (Bình Định, Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu
Đốc)...Điều này cho thấy, có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, cũng có khi nhu
cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của khách du lịch văn

7


hóa tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào (Nguyễn Thị
Khánh Lý, 2014).
Du lịch văn hóa tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc
gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Thái Lan. Ở nước ta hàng năm, một số chùa đã tổ chức các khóa tìm hiểu và nghiên
cứu tôn giáo, các khóa tu thiền hoặc một số công ty lữ hành tổ chức đưa khách đến
tham quan tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh

thời (Thích Đạt Đạo, 2010).
Du lịch văn hóa tâm linh là loại hình thu hút những người có mối quan tâm
chủ yếu là tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trạng, trái
tim, nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên
nhiên, đồng loại, chúng sinh. Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ hơn về tâm
linh, cụ thể với phật giáo chúng ta là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị chân thực
của cuộc sống hiện tại (Thích Đạt Đạo, 2010).
Du lịch văn hóa tâm linh là một khái niệm rộng và bao gồm du lịch tôn giáo
và tín ngưỡng. Du lịch văn hóa tâm linh không chỉ gồm du lịch tôn giáo mà còn
hàm chứa cả tìm hiểu những phong tục tập quán truyền thống, những tín ngưỡng
dân gian. Không ít người đã nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này do không phân biệt
được chính xác tín ngưỡng và tôn giáo:
- Tín ngưỡng: do dân gian sáng lập (không có người sáng lập cụ thể), không
có nơi thờ tự, được lưu truyền trong dân gian, không có hệ thống kinh sách rõ ràng
(Nguyễn Đức Thịnh, 2001).
- Tôn giáo: có người sáng lập cụ thể, có nơi thờ tự, có hệ thống chặt chẽ
thống nhất, có hệ thống kinh sách ghi chép lại (Nguyễn Phạm Hùng, 1999).
2.1.3.2 Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh
a. Đặc điểm
- Du lịch văn hóa tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong
đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo
khác như Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...Triết lý phương đông, đức tin, giáo

8


pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn
giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn
giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch văn hóa tâm
linh (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).

- Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân
những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành
Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng
tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.
- Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh
thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh
thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Ngoài ra du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn
với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí.
b. Những hoạt động du lịch văn hóa tâm linh chủ yếu
- Hành hương đến những điểm tâm linh: những ngôi chùa (cả nước có trên cả
nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia), tòa thánh,
đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm; tiến hành các hoạt động thờ cúng: thờ
cúng thành hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ nghề, thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp, thờ
bốn vị tứ bất tử, thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, thờ táo quân, thổ địa… Các hoạt
động chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, yoga, pháp đàm; thiền trà; tham vấn;
pháp thoại; thiền ca; thiền buông thư, ...
- Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến
trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối
sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh.

9


- Tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian
Du lịch văn hóa tâm linh mang lại sự tăng trưởng về nhận thức của mỗi cá nhân

đối với các giá trị của tôn giáo. Con người cảm thấy sự thanh thản, nhẹ nhàng, tâm an
lạc, không chìm theo dục vọng thấp hèn của vật chất, du lịch văn hóa tâm linh mang lại
giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho chính bản thân cá nhân đó, đồng thời
mỗi cá nhân lại mang đến sự bình an, an lạc cho những người xung quanh
Với hình thức du lịch văn hóa tâm linh du khách không chỉ để vui chơi thăm
thú mà như đang thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng và tìm kiếm
nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn. Đa số là du khách đến Đền, Chùa,
thắng cảnh, thánh tích để cho tâm hồn con người được thanh tịnh và thoát tục.
Du lịch văn hóa tâm linh là hoạt động du lịch văn hóa tâm linh diễn ra chủ
yếu trong môi trường nhân văn và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch bởi tính đa
dạng, phong phú, độc đáo cũng như tính truyền thống, địa phương của nó. Du lịch
văn hóa tâm linh chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những sản phẩm có ý
nghĩa tâm linh. Du khách tham dự các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hóa
dân gian, sẽ giúp cho họ có thể học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức và hiểu biết
về truyền thống dân tộc và cả thế giới xung quanh (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Trong bất cứ một đoàn thể xã hội hay cá nhân con người nào, muốn có một
đời sống ổn định, hạnh phúc thì phải có kết hợp hài hòa hai yếu tố: đó là vật chất và
tinh thần, nếu muốn tinh thần thăng hoa thì cần nâng cao đạo đức, gốc và đời sống
tâm linh. Ngoài việc thúc đẩy kinh tế du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch văn
hóa tâm linh nếu được phát triển lành mạnh, đúng hướng, xã hội càng phát triển
cuộc sống càng xô bồ, con người càng hướng tới đức tin. Những đức tin lành mạnh
sẽ giúp con người hướng thiện, loại dần cái ác, đem đến sự an lành của hồn người
trong một xã hội đầy biến động và vô thường (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Du lịch văn hóa tâm linh thường gắn với lịch sử dân tộc, gắn với đức tin và
hướng thiện, loại bỏ yếu tố mê tín dị đoan, loại bỏ những kẻ “buôn thần bán thánh”
đây là ngành du lịch hướng con người đến nhiều điều tốt lành. Du lịch văn hóa tâm
linh là một phạm trù rộng. Tâm linh bao gồm phong tục tập quán, tín ngưỡng của

10



nhiều tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Cao Đài...nhưng ở Việt Nam Phật giáo
chiếm số đông và phổ biến nhất (gần 10 triệu tín đồ ở hầu hết các tỉnh) vì vậy trong
luận văn này sẽ tập trung tìm hiểu du lịch văn hóa tâm linh khai thác sâu yếu tố phật
giáo (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Du lịch văn hóa tâm linh đến các phật tích sẽ giúp con người tháo gỡ được
các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Du lịch đến với phật
giáo rất cần thiết cho tinh thần con người trong xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành
trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Làm trỗi dậy
đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh phật giáo chính là
mục tiêu của các tour du lịch này.
Điều lý thú của du lịch văn hóa tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong
tour đều như nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội,
giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội. Đôi khi để tham
gia các lễ hội vui xuân, tôn giáo, du khách còn được người thiết kế tour đề nghị
mang theo trang phục truyền thống như áo dài, khăn đóng, áo tứ thân… Du khách
nếu có sức khỏe tốt, có yêu cầu cắm trại ngoài trời, công ty sẽ chuẩn bị lều trại và
các vật dụng liên quan khác. Đặc biệt ở tour du lịch văn hóa tâm linh, rõ ràng du
khách không được hút thuốc, hay uống rượu, không mang theo các trò chơi điện tử,
đồ dùng quý giá, thức ăn mặn…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: “Du lịch văn hóa tâm linh
vốn không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy mà còn là
động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội”. Đó cũng là
cách thức để thế hệ hôm nay bày tỏ sự tưởng nhớ và ngưỡng mộ đối với công lao
của các bậc tiền bối (Tổng cục du lịch, 2001).
Bên cạnh những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nổi bật, thì sự kỳ thú của danh
thắng, những giá trị tích cực của truyền thống, sự độc đáo, đặc trưng về văn hóa,
kiến trúc, sự hiền hòa và lòng hiếu khách luôn là những yếu tố đặc biệt quan trọng
để thu hút khách du lịch.
Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong

phát triển du lịch văn hóa tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập, giảm

11


nghèo, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần gìn giữ hòa bình, mở ra nhiều cơ
hội hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho việc tôn vinh, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể của mỗi quốc gia cũng như của
toàn nhân loại.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn nói: “Trên thế giới này, dù chúng ta
khác nhau về màu da, tôn giáo song niềm tin mà chúng ta gửi gắm, tôn thờ đều gặp
nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung và triết lý nhân bản. Chính đặc tính không biên
giới và chung hướng đích đã làm nên sự giao thoa, ngưỡng vọng về tâm linh, nảy nở sự
cảm thông, chia sẻ và nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau. Đó vừa là nhu cầu, là cơ hội, là mảnh
đất vô cùng sinh động để du lịch phát triển, loại hình du lịch văn hóa tâm linh vốn luôn
có sẵn tiềm năng” (Tổng cục du lịch, 2001).
Du lịch văn hóa tâm linh đang trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền
văn hóa trong thế giới tinh thần.
2.1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch văn hóa tâm linh
Hoạt động du lịch, du lịch văn hóa tâm linh có tác động tích cực đến sự
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau như công nghiệp thực phẩm, nông
nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thủy sản, thủ công mỹ nghệ...ngoài ra du lịch phát
triển còn tác động đến sự phát triển của y tế, văn hóa, thương mại, bưu chính
viễn thông, ngân hàng, giao thông vận tải...góp phần giữ gìn văn hóa truyền
thống của dân tộc, tăng thu nhập quốc dân (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Phát triển du lịch, du lịch văn hóa tâm linh đã mang lại hiệu quả cho nền
kinh tế quốc gia, đồng thời phát triển du lịch văn hóa tâm linh tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự
phát triển của nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh có tác động tích cực đến nền kinh tế
thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch, góp phần làm sống động kinh tế ở
nơi du lịch, từ đó kích thích tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân
vào chu chuyển (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).

12


- Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và dân địa phương. Thông thường tài
nguyên du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa tâm linh thường tập trung nhiều ở vùng
nông thôn, vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay những vùng nguyên sơ khác. Khi có
kế hoạch khai thác tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch cần phải đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, bưu chính viễn thông, nhờ phát triển
du lịch, du lịch văn hóa tâm linh sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng sâu, vùng xa,
vùng nông thôn và làm giãn dân từ các khu dân cư tập trung từ các đô thị ra các
vùng du lịch (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Phát triển du lịch, du lịch văn hóa tâm linh còn tăng cường mở rộng giao lưu
văn hóa thông qua các cuộc giao tiếp giữa khách du lịch và người bản xứ hiểu biết
lẫn nhau về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức lối sống, chế độ xã hội.
- Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, yêu
thiên nhiên từ đó người dân nâng cao truyền thống dân tộc và giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc (Tổng cục du lịch, 2005).
- Du lịch văn hóa tâm linh góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ
môi trường. Du lịch văn hóa tâm linh có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục
nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia
của khách du lịch vào việc bảo tồn, góp phần bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa.
Du lịch văn hóa tâm linh luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia
của người dân địa phương vào các hoạt động như làm vai trò hướng dẫn viên cho
khách, làm việc tại nhà nghỉ phục vụ du khách, sản xuất cung ứng về thực phẩm

phục vụ các nhu cầu của khách, sản xuất các hàng lưu niệm bán cho khách...thông
qua đó tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (Đoàn Thị
Thuỳ Trang, 2010).

13


2.1.4 Nội dung nghiên cứu của phát triển du lịch văn hóa tâm linh
2.1.4.1 Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh
Kinh tế phát triển, cuộc sống người dân ngày một đi lên, cuộc sống của người
dân ngày một tiếp cận gần hơn với nền kinh tế và văn minh của các nước phát triển.
Cho nên nhu cầu tìm đến những thánh tích linh thiêng mầu nhiệm ngày càng có
nhiều người tìm đến để nương tựa tinh thần. Ngành du lịch nắm bắt được nhu cầu
tinh thần này, tiếp thu những kinh nghiệm ngành du lịch của các nước trên thế giới
và phát triển du lịch văn hoá tâm linh, nhưng việc phát triển hầu như vẫn chưa mang
lại kết quả khả quan so với tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh mà chúng ta đang sở
hữu (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Việt Nam là một đất nước có truyền thống Phật giáo lâu đời, trên 50% dân
số nước ta tin theo đạo Phật và gần 20% người dân có cảm tình với Phật giáo. Đa
phần những thánh tích ở Việt Nam có nguồn gốc từ đạo Phật nếu không có nguồn
gốc từ đạo Phật thì cũng có âm hưởng giáo lý nhà Phật. Do đó phát triển ngành du
lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam thì Phật giáo có một lợi thế rất lớn. Đây là một
dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận cho nước nhà nói chung và cho kinh tế Phật giáo
nói riêng, đồng thời thông qua đây tạo môi trường thuận tiện cho việc truyền bá sự
kính tin Tam Bảo, xây dựng nền tảng đạo đức, giữ gìn những truyền thống và bản
sắc văn hóa của dân tộc (Tổng cục du lịch, 2005).
2.1.4.2 Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ
A, Hệ thống cơ sở lưu trú
Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi

hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cơ sở lưu trú được phân chia
thành nhiều loại:
- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức độ
tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép tiếp đón khách
du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến. Các cơ sở này thường nằm ở các đô
thị và các điểm du lịch (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).

14


- Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề ăn uống
cho khách. Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất kiểu truyền
thống địa phương. Các nhà khách này thường nằm ở vùng nông thôn hoặc ngoại vi
thành phố.
- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứng các
tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm du lịch trọn gói
chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thường nằm tại các vùng nông
thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương. Thông thường có từ 6
đến 16 phòng (Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
- Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình. Đối tượng phục
vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ. Có khoảng từ 6 đến 60 phòng. Vị
trí thường nằm ở các đô thị hoặc các danh lam thắng cảnh có tiếng.
- Khách sạn du lịch lớn là các cơ sở kinh doanh quy mô lớn. Đối tượng phục
vụ là các thương gia hay khách du lịch nhiều tiền.Có trên 60 phòng. Thường nằm ở
các trung tâm đô thị hay các khu du lịch nổi tiếng. Các khách sạn du lịch lớn gồm
nhiều loại, như khách sạn phục vụ các thương gia hay khách du lịch quá cảnh, các
khách sạn nghỉ ngơi (từ 3 đến 5 sao) nhằm đón các du khách đến nghỉ dưỡng trong
thời gian ngắn, các làng du lịch (từ 2 đến 3 sao) nhằm phục vụ các khách du lịch
đến nghỉ trong từng thời gian ngắn. Ngoài các cơ sở ăn uống, lưu trú trên, trong
thành phần của chúng còn bao gồm cả hệ thống nhà kho, nhà bảo quản, nhà bếp,

trang thiết bị và trang trí nội thất phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu không khí
thoải mái, dễ chịu cho du khách. Ngoài ra các cơ sở này còn là nơi vui chơi giải trí
cho họ, vì vậy chúng còn có thể có hệ thống công trình trang thiết bị phục vụ vui
chơi giải trí như dàn nhạc, sàn khiêu vũ, phòng xem video, trò chơi điện tử…
(Nguyễn Thị Khánh Lý, 2014).
B, Dịch vụ ăn uống và hàng lưu niệm
Dịch vụ ăn uống và quà lưu niệm đóng một vai trò rất lớn đối với việc thu hút
khách du lịch đến với địa điểm du lịch. Ngoài ra dịch vụ này còn giúp quảng bá sản
phẩm du lịch thông qua các món ăn, đồ uống được trưng bày trong tủ kính, được

15


chế biến trình diễn nơi đông người để cho người xem, nếm thử (cảm quan) sẽ tạo ra
những ấn tượng khó quên đối với con người. Như vậy, có thể khẳng định việc tuyên
truyền, quảng cáo và xúc tiến là chiếc cầu nối giữa cung - cầu trong hoạt động kinh
doanh du lịch (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
C, Dịch vụ lữ hành
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Du lịch gắn với việc di
chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao
thông vận tải. Tuy nhiên mạng lưới giao thông tren địa bàn vẫn chưa được quan tâm,
xây dựng, làm mới. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn
không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới
giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến
trong xã hội, phổ biến trong xã hội (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm
việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện
mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện
đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông

tin liên lạc.
- Thuyết minh, hướng dẫn:
Để thu hút được nguồn khách, những nhà kinh doanh du lịch bao gồm cả Nhà
nước, địa phương hay doanh nghiệp du lịch đều phải dùng nhiều biện pháp để cạnh
tranh trên thị trường du lịch. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một trong những biện
pháp quan trọng nhất mà Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch cần
thực hiện đó là tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du
lịch, giới thiệu hình ảnh của đất nước, con người, quê hương với những nét độc đáo,
đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng và chiếm lĩnh thị
trường. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản đòi hỏi trong hoạt động du lịch
cần thiết phải tổ chức công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến (Đoàn Thị Thuỳ
Trang, 2010).

16


Muốn khách du lịch biết đến địa phương mình, thì cần phải có dịch vụ du lịch
tốt. Hay để khách du lịch biết được dịch vụ du lịch của địa phương mình có tốt hay
không tốt, thì phải thông qua tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến, đây không chỉ là
một hình thức thu hút khách đến sử dụng hàng hóa mà còn là thu hút khách đến sử
dụng và tiêu dùng dịch vụ. Vì đặc điểm này, mà du lịch cần thiết có nhiều loại
phương tiện tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến khác nhau, để thể hiện các dịch vụ
hàng hóa thông qua các hình thức nghe, nhìn, đọc và cảm quan. Chẳng hạn như: các
phong cảnh, các khách sạn, khu du lịch được thể hiện bằng hình ảnh đẹp, sống động
trên các tập gấp, phim, ảnh, trên truyền hình, trên mạng Internet…; lời văn cổ động,
xúc tích và ấn tượng trên các trang báo, tạp chí, trên các cuốn sách và các ấn phẩm
khác....Hay giọng nói truyền cảm lúc trầm ấm, lúc thanh cao trên nền nhạc của Đài
Phát thanh và Truyền hình…, sẽ thu hút và kích thích nhu cầu về du lịch của con
người. Đặc biệt đối với du lịch văn hóa tâm linh thì hình thức tuyên truyền thông
qua thuyết minh, hướng dẫn khách là một biện pháp rất hiệu quả nhằm quảng bá các

di tích của địa phương, giúp cho khách du lịch hiểu được ngọn nguồn của điểm du
lịch, giúp chuyến tham quan của du khách trở lên vô cùng ý nghĩa (Nguyễn Thị
Khánh Lý, 2014).
2.1.4.3 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa tâm linh
Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mang
tính quyết định trong tiến trình phát triển du lịch, bởi con người chính là chủ thể của
hoạt động lao động. Sở dĩ nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp
thiết của du lịch hiện đại là vì khi du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu về nguồn
nhân lực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Du lịch muốn trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với chất lượng cao, đặc biệt trong
thời kỳ hội nhập như hiện nay (Đoàn Thị Thuỳ Trang, 2010).
Ngành Du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ do tính
chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là
khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Trong kinh doanh du lịch, phần lớn lao
động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ được cung

17


×