Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

hiện trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi diễn trồng tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.44 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây Bưởi ........................................................... 3
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................ 4
1.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam ....................................... 6
1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới.................................................. 6
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam .................................................. 7
1.4. Yêu cầu về điều kiện sinh thái ..................................................................... 8
1.4.1 Nhiệt độ .............................................................................................. 8
1.4.2 Đất .................................................................................................... 10
1.4.3 Nước ................................................................................................. 10
1.4.4 Ánh sáng .......................................................................................... 10
1.4.5 Gió ................................................................................................... 11
1.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh, sâu bệnh hại và biện pháp
phòng trừ cho bưởi ................................................................................... 11
1.5.1 Nghiên cứu về phân bón cho cây bưởi .............................................. 11
1.5.2 Nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa cho cây bưởi ..................................... 14
1.5.3.Nghiên cứu về kỹ thuật khoanh vỏ ................................................... 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page iv


1.5.4. Nghiên cứu về trồng xen và bao quả ................................................ 16
1.5.5 Nghiên cứu về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ ......................... 16
1.5.6 Những nghiên cứu về thụ phấn bổ sung ............................................ 17
1.6. Những nghiên cứu về cây bưởi và công tác chọn lọc bình tuyển trên
thế giới và ở Việt Nam ............................................................................. 18
1.6.1 Trên thế giới ..................................................................................... 18
1.6.2 Ở Việt Nam ...................................................................................... 20
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 23
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian thực hiện ............................................... 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 23
2.1.2. Thời gian thực hiện .......................................................................... 23
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất, tình hình
sâu bệnh hại trên cây bưởi Diễn và điều kiện tự nhiên vùng
nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nông sinh học ........................... 24
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một một số biện pháp
kỹ thuật đến Bưởi Diễn ................................................................... 24
2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh học ..................................... 26
2.4.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ............................................ 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 30
3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 30
3.1.1. Kết quả điều tra................................................................................ 30
3.1.2. Nghiên cứu đánh giá các đặc tính nông sinh học, năng suất,

phẩm chất và tình hình sâu bệnh hại của cây bưởi Diễn trên
địa bàn huyện Lục Ngạn ................................................................. 38
3.1.3. Nghiên ảnh hưởng của một biện pháp kỹ thuật đến giống bưởi
Diễn trồng tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ............................... 43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 53
Kết luận. ........................................................................................................... 53
Đề nghị ............................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55
PHỤ LỤC......................................................................................................... 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Thời tiết khí hậu huyện Lục Ngạn trung bình từ 2003 - 2013 ................. 31


3.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả ở Lục ngạn ................ 32

3.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của huyện Lục Ngạn ..................... 33

3.4.

Tình hình chăm sóc quản lý vườn bưởi Diễn tại Lục Ngạn ..................... 34

3.5

Tình hình sâu bệnh hại trên cây bưởi Diễn 6 tháng cuối năm 2014 ......... 35

3.6.

Chiều cao, đường kính tán của giống Bưởi Diễn trồng tại huyện Lục ngạn... 38

3.7.

Thời gian ra lộc thu của giống bưởi Diễn ở Lục Ngạn............................. 39

3.8.

Độ dài, đường kính trung bình cành lộc thu của giống bưởi Diễn trồng tại
Lục Ngạn-Bắc Giang .............................................................................. 40


3.9.

Động thái tăng trưởng đường kính cành lộc thu ở Lục Ngạn ................... 40

3.10. Động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc thu ở Lục Ngạn....................... 41
3.11. Sự xuất hiện hoa nụ và nở hoa của cây bưởi ở các vùng trồng khác nhau .. 41
3.12. Năng suất quả bưởi Diễn trồng tại các vùng ............................................ 42
3.13. Chất lượng bưởi Diễn trồng tại các vùng................................................. 42
3.14.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón thời kỳ bón thúc quả đến khối lượng,
kích thước quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn ............................................ 43

3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón thời kỳ bón thúc quả đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất bưởi Diễn tại Lục Ngạn....................... 44
3.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón thời kỳ bón thúc quả đến chất lượng
bưởi Diễn tại Lục Ngạn .......................................................................... 45
3.17. Ảnh hưởng của việc tỉa số quả đến khối lượng, kích thước quả cây bưởi
Diễn tại Lục Ngạn................................................................................... 46
3.18. Ảnh hưởng của việc tỉa số quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất bưởi Diễn tại Lục Ngạn ................................................................... 47
3.19. Ảnh hưởng của tỉa quả sau thời kỳ rụng sinh lý lần cuối đến khối lượng,
kích thước quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn ............................................ 48
3.20. Ảnh hưởng của tỉa quả sau thời kỳ rụng sinh lý lần cuối đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất bưởi Diễn tại Lục Ngạn ............................. 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



3.21. Ảnh hưởng của thời điểm được bao đến tỉ lệ bị sâu bệnh và mã quả của
quả bưởi Diễn ......................................................................................... 49
3.22. Ảnh hưởng của thời điểm được bao đến chất lượng của quả bưởi Diễn ... 50
3.23. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật khoanh gốc đến sự xuất hiện nụ và thời
gian nở hoa của cây bưởi diễn ở các công thức thí nghiệm ...................... 51
3.24. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật khoanh gốc đến tỉ lệ đậu quả của cây
bưởi diễn ................................................................................................ 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi ở phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà
Nội 50km, có hệ thống giao thông thuận lợi. Với lợi thế diện tích nông nghiệp
khá lớn nên Bắc Giang có tiềm năng lớn trong việc cung cấp các sản phẩm
nông nghiệp như rau, hoa, quả, thịt lợn, thịt gà,… cho thủ đô Hà Nội và các
tỉnh, thành phố lân cận.
Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, và cũng là
địa phương rất thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân rất tốt. Kinh tế tập trung vào
ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là vải
thiều, nhãn, hồng, na... Thành công nhất là cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn đã
giúp cho người dân có thu nhập cao trên vùng đất đồi và nổi tiếng khắp các vùng
trong cả nước.
Từ năm 2001 đến nay quả vải đang gặp một số khó khăn về thị trường tiêu
thụ dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều hộ gia đình trong huyện đã mạnh dạn

chặt bỏ cây vải, đầu tư phát triển nhiều loại cây ăn quả khác, trong đó có cây
bưởi Diễn. Bưởi Diễn được trồng ở Lục Ngạn bước đầu mang lại hiệu quả với vị
ngọt, mọng nước, không he, không chua, mã quả đẹp, có hương vị thơm đặc biệt.
Có những hộ gia đình đã trồng với quy mô vườn từ 300-400 cây, những vườn
này đã bước vào năm thứ 6, thứ 7 bắt đầu cho thu hoạch quả ổn định, mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây vải song lại thấp hơn so với các vùng trồng
bưởi Diễn khác trên cả nước. Trong những năm gần đây diện tích trồng bưởi
Diễn tại huyện Lục Ngạn- Bắc Giang liên tục tăng nhưng việc phát triển cây
bưởi Diễn tại đây hiện nay là tự phát của người dân, chưa có các nghiên cứu cụ
thể về đặc điểm sinh trưởng phát triển nên chưa có căn cứ để đánh giá khả năng
tính thích nghi của bưởi Diễn trồng tại vùng sinh thái của Lục Ngạn. Xuất phát từ
thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiện trạng sản xuất và một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Diễn trồng tại
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng sản xuất Bưởi Diễn trồng tại huyện Lục Ngạn –
Bắc Giang.
- Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Diễn trồng tại
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng bưởi Diễn tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, theo dõi hiện trạng sản xuất Bưởi Diễn trồng tại huyện Lục

Ngạn – Bắc Giang
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Diễn trồng tại huyện
Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (hàm lượng phân
bón, tỉa quả, bao bảo vệ quả, khoanh gốc) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
bưởi Diễn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như trong nghiên cứu trên cây
bưởi Diễn ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình thâm canh
cây bưởi Diễn cho năng suất, chất lượng cao được trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
và các nơi có điều kiện sinh thái tương tự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như
các vùng địa lý khác trong cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây Bưởi
Trên thế giới, cây có múi có lịch sử trồng trọt từ rất lâu đời. Cây có múi
được trồng ở vùng Đông Nam châu Á cách đây khoảng 4.000 năm trước Công
nguyên (Webber, 1967).
Theo Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USDA, 2004), khoảng 70% diện
tích cây có múi được trồng chủ yếu ở vùng ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và

Hoa Kỳ, mặc dù Braxin là nước sản xuất cây có múi hàng đầu thế giới.
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu, và được
trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (Mung, 2008).
Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn
quả. Trong số hơn 12.000 loài thực vật của vùng này thì có nhiều loài cho quả ăn
được (Wikipedia, 2010b).
Về phân loại thực vật: Theo Estella và Odtojan, 1992; Hoàng Thị Sản,
2006; Wikipedia, 2010a, cây bưởi thuộc:
Bộ: Aurantiodeae
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: maxima
Tên gọi thông thường: Citrus maxima (Merr., Burm.), hay Citrus grandis L.
Cũng gọi là bưởi song loại bưởi chùm (Citrus paradishi Merr.) theo tiếng
Anh là pummelo được các nhà thực vật xếp vào loài khác với bưởi Citrus
maxima (hay C. grandis và được gọi theo tên tiếng Anh là pummelo).
Bưởi chùm (Citrus paradishi Merr.) xuất hiện sớm nhất ở khu vực Trung
Mỹ (Garner et al., 1976).
Các giống bưởi (Citrus grandis L.) được coi có nguồn gốc từ Malaysia,
Ấn Độ (Estella và Odtojan, 1992).
Giữa Citrus grandis L. và Citrus paradishi Merr. khác nhau về hình thái
của lộc non (lớp lông tơ mịn trên lộc) và khối lượng quả. C. grandis L. quả to,
không tạo thành chùm như C. paradishi Merr.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
Ở nước ta, cây bưởi (Citrus grandis L.) là một trong những loại cây ăn

quả quan trọng được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ lực với diện tích hơn
45.500 ha với sản lượng là hơn 437.500 tấn (năm 2012). Các giống bưởi nổi
tiếng như: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Phúc Trạch (Hà
Tĩnh), bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên Huế), bưởi Năm roi, bưởi Da xanh (Đồng
bằng sông Cửu Long)...
Những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa nhanh diện tích bưởi Diễn ở Hà
Nội ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên với lợi thế về giá trị và hiệu quả kinh tế
cao, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng, cây bưởi Diễn lại có phổ thích nghi
rộng nên được trồng ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau nên được phát triển
nhanh chóng ra các vùng lân cận, kể cả những vùng đồi gò bán sơn địa..
Trước đây Phú Diễn là quê hương của giống bưởi Diễn, một thứ đặc sản quý của
Thủ đô Hà Nội. Hiện nay bưởi Diễn được trồng ở khắp nơi và tên gọi bưởi Diễn
gắn với nơi trồng như “bưởi Diễn Vĩnh Phúc”, “bưởi Diễn Phú Thọ”, “bưởi Diễn
Hải Dương”, “bưởi Diễn Bắc Giang”, “bưởi Diễn Hoài Đức”, “bưởi Diễn Thái
Nguyên”, “bưởi Diễn Đan Phượng”, “bưởi Diễn Quốc Oai”…..thương hiệu bưởi
Diễn chưa được chú ý đúng mức nhiều khi không còn đúng in đăng ký thương
hiệu. Vì vậy, độ đồng đều về chất lượng quả rất bấp bênh ảnh hưởng lớn đến
thương hiệu quả bưởi Diễn tại nơi nguyên bản của nó. Thương hiệu “bưởi Diễn”
được gắn với nhiều nơi trồng khác nhau, trong khi đó số lượng sản xuất ra tại xã
Phú Diễn, Xuân Phương và xã Minh Khai - huyện Từ Liêm rất hạn chế.
Do mỗi vùng trồng bưởi Diễn có loại đất, kỹ thuật canh tác, chăm sóc và
nhân giống khác nhau, do vậy năng suất, chất lượng quả và thương hiệu bưởi
Diễn không còn giữ được đúng nhà đăng ký thực hiện của nó. Vấn đề đặt ra hiện
nay là làm thế nào để cây bưởi Diễn không chỉ có năng suất cao, mà còn vẫn giữ
vững thương hiệu và bảo tồn được giống bưởi quý cho thế hệ sau. Do đó, việc
chọn lọc bình tuyển cây mẹ đầu dòng để xây dựng vườn mẹ gốc có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển giống cây ăn quả quý này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


Nhu cầu cây giống tốt, mắt cành ghép là rất lớn. Hiện nay, chưa có nhiều
đơn vị trong ngành nông nghiệp đứng ra để bảo đảm giống cây cây ăn quả đạt
tiêu chuẩn là cây đầu dòng đã được chọn lọc bình tuyển kỹ càng, người nông dân
vẫn phải mua giống ở những cơ sở sản xuất cây giống không bảo đảm chất
lượng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng quả không đồng
đều, năng suất giảm (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát
triển Hà Nội, 2007).
Chính vì vậy công tác bình tuyển giống ưu tú tạo ra cây đầu dòng nhằm
xây dựng những vườn cây mẹ cung cấp cành, mắt ghép cho việc phát triển và
quản lý cây giống theo hệ thống một cách chặt chẽ. Đây là một hướng đi đúng
của công tác chọn giống ở Việt Nam.
Để cây sinh trưởng, phát triển và giữ được các đặc tính nông sinh học,
năng suất và phẩm chất của giống cây trồng, hầu như tất cả các quá trình hoạt
động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hoà sinh trưởng. Tùy thuộc
vào từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: điều
khiển quá trình sinh trưởng (ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao, đường kính
thân); điều khiển quá trình phát triển như (ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ) và
điều chỉnh quá trình hóa già của các bộ phận trên cây (Hoàng Minh Tấn và
Nguyễn Quang Thạch, 1993; Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất, phẩm chất thì các
chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Các chất này được người
trồng cung cấp cho cây vào đất qua rễ hấp thụ cung cấp cho cây, người trồng vẫn có
thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp này có
tác dụng bổ sung nhanh chóng một vài yếu tố cần thiết cho cây nhằm hạn chế kịp
thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra (Lê Văn Tri và cs., 1990).
Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng. Vai

trò của phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các
nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò rất quan trọng
trong đời sống cây trồng (Timmer and Larry, 1999; George, 2003;
Vũ Hữu Yêm và cs., 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2006) (dẫn theo Mung, 2008), thị trường
cam quýt trong những năm gần đây ngoài các loại sản phẩm cam, quýt, chanh thì
bưởi đã và đang được chú ý mặc dù hiện tại hàng năm trên thế giới sản xuất
khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradishi ) và bưởi
(Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu
là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn, còn lại bưởi chiếm một lượng khá khiêm
tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước
châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả, còn bưởi chủ yếu được sản xuất
ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn
Độ, Philippines, Thái Lan và một số nước khác thuộc vùng Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam, được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu.
Theo Mung (2008), hiện nay một số nước như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippines cũng đang phát triển trồng bưởi theo hướng xuất khẩu và nhiều giống
bưởi đã được thị trường thế giới chấp nhận như bưởi Sa Điền, bưởi Quan Khê
(Trung Quốc), bưởi Văn Đán (Đài Loan), bưởi KaoPhung (Thái Lan),...
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số
tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển
mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung

Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2008, riêng
bưởi Sa Điền cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn,ở Phúc
Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn.
Ở Ấn Độ, bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số
vùng. Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước,
Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tương với bưởi chùm. Bưởi có thể
chọn được lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn
Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO, 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Mỹ là nuớc sản xuất nhiều bưởi chùm. Bưởi chùm đã thành hàng hoá
thương mại ở Mỹ trong nhiều năm nay. Năm 2005, Mỹ sản xuất 50.000ha
bưởi và bưởi chùm, đạt sản lượng đứng đầu thế giới 914.440 tấn (FAO, 2006).
Tại Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, một phần
miền bắc và miền đông. Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng
76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm 2007,
theo Somsri, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng
khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm.
Đến năm 2010, sản lượng bưởi toàn thế giới đạt 5,5 triệu tấn, tăng hơn
10% so với giai đoạn 1996 - 1998 (Spreen, 2001).
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta năm 2012, cây ăn quả có múi trong đó có bưởi là một trong
những loại quả quan trọng được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ lực với diện
tích 45.587,9 ha, chỉ riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích cây bưởi
(bòng) đã khoảng 26501,7 ha, sản lượng đạt 275495,1 tấn/năm, phân bố chính ở
tỉnh Vĩnh Long với diện tích 7824,1 ha cho sản lượng 83,7 nghìn tấn. Tiếp theo

là tỉnh Tiền Giang có 4,5 nghìn ha cho sản lượng 78,2 nghìn tấn.
Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, cây Bưởi có diện tích
năm 2009 là 2.435,9 ha. Đến năm 2010 đã tăng lên 2.441,6 ha, trong đó diện tích
cho thu hoạch là 1.956,4 ha với năng suất 102,3 tạ/ha, sản lượng đạt 19.990,7 tấn.
Năm 2011, diện tích bưởi của Hà Nội đã đạt 2.446,6 ha, nhưng năng suất giảm còn
94,2 tạ/ha, sản lượng 19.142,7 tấn. (dẫn theo Nguyễn Quốc Hùng, 2013).
Trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Thượng Mỗ, Hà Tây (cũ)
người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên khoảng trên 10 triệu đồng. Còn đối với bưởi
Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu được mỗi năm
15 - 20 triệu đồng/năm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long bưởi Năm Roi loại 1 từ 68
ngàn đồng đến 120 ngàn đồng/quả, trong thời điểm từ Tết Nguyên đán đến tháng
5 âm lịch, tính ra 1 công bưởi (1000 m2) thu được vài chục đến cả trăm triệu
đồng mỗi năm. Các hộ trồng bưởi Da xanh ở tỉnh Bến Tre đều thu nhập trên 150
triệu đồng/ha (Đường Hồng Dật, 2000).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và hiện tại sản xuất bưởi của
nước ta vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây
đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt động
như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo hướng thực
hành nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices), đăng ký thương hiệu
một số giống bưởi ngon ở nước ta như Năm Roi, Da xanh, Phúc Trạch,... với
mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Sản xuất bưởi ở nước ta vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc biệt
là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng
theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.4. Yêu cầu về điều kiện sinh thái
Cây bưởi (C. Grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân
bố rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới.
Ngoài ảnh ảnh hưởng tới năng suất, điều kiện khí hậu còn ảnh hưởng rất
lớn tới sinh trưởng, độ lớn của quả, mã quả và chất lượng bên trong quả (Reuther
và Smith, 1973).
1.4.1 Nhiệt độ
Bưởi có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12 - 39oC, trong đó nhiệt độ thích
hợp nhất là từ 23 - 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12,5oC và cao hơn 40oC cây ngừng
sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống
của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Vũ Công Hậu, 1996;
Vũ Mạnh Hải và cs., 2000).
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 20oC, trong mùa hè từ 25 - 30oC, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30oC. Nhiệt
độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30oC thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng
và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.
Đối với thời kỳ phân bố mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25oC trong vòng
ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng. Ngưỡng
nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4oC. Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 20oC sẽ
kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25-30oC quá trình nở hoa ngắn hơn (Trần Thế
Tục và cs., 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hưởng đến sự phát sinh cành hoa có
lá và cành hoa không có lá. Cành hoa không lá có
tỷ lệ đậu quả tới khi thu hoạch là rất thấp so với cành hoa có lá, do vậy
nếu nhiệt độ mùa đông quá thấp cành hoa không lá sẽ nhiều hơn và như vậy tỷ lệ
đậu quả sẽ thấp.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt động của ong
và trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Sự nảy mầm của hạt
phấn khi rơi vào đầu nhuỵ và tốc độ sinh trưởng của ống phấn trong vòi nhuỵ
nhanh hơn khi nhiêt độ cao từ 25 - 30oC và chậm khi nhiệt độ dưới 20oC. Sinh
trưởng của ống phấn xuyên suốt hết vòi nhuỵ đến noãn từ 2 ngày đến 4 tuần phụ
thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, thời gian càng kéo dài cũng sẽ
làm tỷ lệ đậu quả thấp.
Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non có đường kính từ 0,5 - 2,0 cm) là
một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của các quả non về
hydratcacbon, nước, hoocmon và sự trao chất khác, song nguyên nhân quan trọng
nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35 - 40oC và hạn. Nhiệt độ
thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 40oC, tốt nhất là ở nhiêt độ xung quanh
32oC, nhiệt độ từ 29 - 35oC tích luỹ đường tốt nhất và cỏ quả cũng đạt tới màu
sắc tốt nhất.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong của
quả. Ở những vùng nóng không có mùa đông hàm lượng diệp lục cao trên vỏ quả
làm cho quả luôn có màu xanh, nhưng nếu nhiệt độ không khí và đất giảm xuống
15oC thì chất diệp lục trên vỏ quả bị biến mất và các hạt lục lạp biến đổi thành
các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam hoặc màu đỏ. Sự tổng hợp carotenoid giảm
nếu nhiệt độ trên 35oC hoặc dưới 15oC nhưng vẫn làm cho diệp lục biến mất. Ở
những vùng nóng có hàm lượng chất khô hoà tan cao hơn và hàm lượng axit
giảm (Trần Thế Tục và cs, 1996).
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển cũng như
năng suất, chất lượng của bưởi, bởi vậy việc chọn vùng trồng bưởi trước hết phải
xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay không.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



1.4.2 Đất
Bưởi có thể trồng nhiều trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu
việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.
Đất tốt đối với bưởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau (Trung tâm
Công nghệ phân bón và Thực phẩm, 2003; Trung tâm Kỹ thuật Thực phẩm và
Phân bón, 2005; Nguyễn Văn Luật, 2006):
Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên), hàm lượng các chất
dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ trung bình trở lên (N: 0,1 -0,15%;
P2O5 dễ tiêu từ 5 - 7 mg/100 g đất; K2O dễ tiêu từ 7 - 10 mg/100 g đất; Ca, Mg từ
3 - 4 mg/100 g đất.
Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5.
Tầng đất canh tác: dầy trên 1 m.
Thành phần cơ giới: cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ
chiếm 65 - 70%), thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 - 30 cm/h).
Độ dốc từ 3 - 8o.
Các vùng trồng bưởi nổi tiếng ở nước ta phần lớn nằm trên đất phù sa
hoặc đất phù sa cổ, có lý tính và độ phì khá.
1.4.3 Nước
Bưởi là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước vì rễ của bưởi
phụ thuộc loại rễ nấm (hút chất dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó
nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm
rụng lá, quả non (Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản sách và Tạp chí, 2006).
Các thời kỳ cần nước của bưởi là: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và
phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm của 1 ha cam, quýt từ 9,000 - 12,000 m3,
tương đương với lượng mưa 900 - 1,200 mm/năm (Trần Thế Tục và cs, 1996).
1.4.4 Ánh sáng
Bưởi là cây ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng với
0,6 Cal/cm2 và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày
quang mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự đồng hoá CO2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá CO2 vì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


bức xạ tăng trên mặt lá. Dưới các điều kiện cực trị, nhiệt độ mặt lá có thể cao hơn
nhiệt độ không khí từ 7 - 10oC và có thể lên đến 15oC. Nhiệt độ tối thích trên bề
mặt lá cho đồng hoá CO2 dao động từ 28 - 30oC. Ở vùng ẩm độ không khí cao,
khi nhiệt độ không khí lớn hơn 35oC làm hạn chế nghiêm trọng tới hoạt tính của
ribolose 1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenas (Rubisco) và gây ra sự đóng khí
khổng vào giữa ban ngày. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng làm giảm sự
đồng hoá CO2 do giảm hoạt tính của men (Trần Thế Tục và cs., 1996).
1.4.5 Gió
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều
hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh
hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm
cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.
1.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh, sâu bệnh hại và biện pháp
phòng trừ cho bưởi
1.5.1 Nghiên cứu về phân bón cho cây bưởi
1.5.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Phân tích lá được coi là phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng được sử dụng
ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là những nơi sản xuất cây có múi nổi tiếng như
Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Maroc ... bởi phương pháp này là chỉ tiêu đánh giá
tình trạng dinh dưỡng thực sự của cây. Các kết quả phân tích lá ở các vườn cây có
múi có một quan hệ tốt với năng suất và hàm lượng dinh dưỡng của trái (Chahal
and Gosal, 2002; Dhlamini et al., 2005; Nantarat, 2007).
Theo Reuther and Smith (1973), cây ăn quả có múi cần 15 nguyên tố dinh
dưỡng quan trọng cần phải bón, đó là: đạm, lâm, kali, các bon, hydro, magiê,
canxi, lưu huỳnh, đồng, sắt, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden. Việc bổ sung đầy

đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ở Argentina, liều lượng bón phân cho cây có múi được khuyến cáo là N :
:

P2O5 K2O : MgO theo tỷ lệ 2:1:1:0,5 với 400 gN/cây/năm.
Để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng, tỷ lệ phân bón cho cây có múi
các nhà nông học thường dựa vào 3 căn cứ chính: chẩn đoán dinh dưỡng lá, phân
tích đất và dựa vào năng suất (Tucker et al., 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng trong đất và đối chiếu với nhu cầu dinh
dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng để định ra chế độ
bón phân một cách phù hợp, như ở Nam Phi thường bón 2 lần, 1 lần bón vào
tháng 6 và 1 lần bón vào tháng 10 hoặc tháng 11. Ở Isarael các lần bón được chia
làm 3 lần, lần 1 bón vào tháng 2, lần 2 bón vào tháng 5 và lần 3 bón vào tháng 8.
1.5.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Về phương pháp bón phân hiện nay có 2 phương pháp bón phân là bón
trực tiếp vào đất và bón phân qua lá (Nguyễn Văn Uyển, 1995; Nguyễn Hạc
Thúy, 2001; Vũ Hữu Yêm và cs., 2006):
+ Bón phân trực tiếp vào đất: đây là cách bón phổ biến tức là có thể đào
rãnh xung quang tán cây có độ sâu 20 – 40 cm sau đó giải đều phân và lấp hố.
Bón cách này luôn phải tưới ẩm cho cây.
+ Bón phân qua lá: Bón cách này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thu
được lượng dinh dưỡng và chuyển hóa thành năng lượng nuôi cây bổ sung thêm
dinh dưỡng cho cây một cách kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi
lượng. Trong những vườn cây ăn quả có mực nước ngầm cao, bộ rễ hoạt động
kém, việc bón phân vào đất gặp rất nhiều hạn chế nên phân bón lá giúp cho cây

sinh trưởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh do thiếu dinh dưỡng và giúp cho bộ
rễ sinh trưởng tốt hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, bón phân qua lá cho
hiệu quả gấp 8 - 20 lần so với bón vào đất.
Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội (2004) đã tổng kết các kết quả thí
nghiệm xây dựng mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ trong thâm canh
bưởi Diễn ở 2 huyện Từ Liêm và Sóc Sơn. Kết quả thu được cho thấy việc bón
phân phối hợp với các nguyên tố N: P: K với phân chuồng một cách hợp lý, kết
hợp cắt tỉa cành sau thu hoạch, quản lý và phòng trừ dịch hại triệt để đã có tác
dụng tăng năng xuất và cải tiến chất lượng quả một cách rõ rệt.
Tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng, mà cần lượng phân bón
cung cấp cho cây thích hợp.
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thời kỳ này (cây 1 - 3 năm tuổi), phân bón
được chia làm nhiều đợt để (4 - 6) để bón cho cây. Sau khi trồng nên dùng phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Ure hoặc phân DAP với liều lượng 40 g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho 1
gốc bưởi (2 tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, cá ủ để tưới cho cây bưởi. Khi
cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cây phát triển mạnh.
- Thời kỳ kinh doanh:
+ Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân + 5 - 20 kg phân chuồng hoai
mục/gốc/năm.
+ Bón tuần trước khi cây ra hoa: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.
+ Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân +
50% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch bón: 20% kali.
Giai đoạn quả phát triển, lượng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy
theo mức độ đậu quả, sự phát triển của quả. Hàng năm nên bón bổ sung từ

0,5 - 1 kg phân Ca(NO3)2 để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu
hoạch của quả.
* Liều lượng bón: công thức bón phân cho cây trồng tùy thuộc vào nhiều
yếu tố như loại đất, thành phần dinh dưỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ,
năng suất vụ trước….
Kết quả nghiên cứu về bón phân:
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát
dục của cây bưởi. Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm
chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh,
chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm. (Dẫn theo Nguyễn Quốc Hùng, 2013).
Cây có múi muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp
đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng.
Theo Lê Văn Tri và cs. (1990), Trung tâm Công nghệ phân bón và
Thực phẩm (2003), Bo là nguyên tố rất cần thiết đối với đời sống của cây
trồng. Vai trò của Bo ở trong cây rất đặc thù, Bo không thể thay thế bằng bất
cứ nguyên tố nào khác.
Đỗ Đình Ca (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến
khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004 cho thấy bón 800 g
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


N: 400 g P2O5 : 600 g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho năng suất
cao nhất. Các biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng đậu quả cũng
như năng suất nhưng chưa rõ (dẫn theo Nguyễn Thị Lan Anh, 2007).
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hương (2007) cho thấy, Pomior là loại
phân bón lá tốt, có thể bón bổ sung cho vườn ươm cây ăn quả để nâng cao tỷ lệ
ghép sống, rút ngắn thời gian cây con trong vườn ươm và nâng cao chất lượng
cây giống của vải, nhãn, xoài. Phun Pomior ở nồng độ 0,4%, 10 ngày/lần từ trước

khi ghép 1 tháng đến khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Phun Pomior nồng độ
0,4% ướt đẫm mặt lá với khoảng cách 10 và 20 ngày 1 lần sau khi hoa tàn đến
khi quả ngừng lớn trên bưởi Diễn có tác dụng cải thiện chất lượng các đợt lộc và
tăng năng suất quả, trong đó phun 10 ngày 1 lần có tác dụng cải thiện cao hơn
hẳn so với 20 ngày 1 lần.
Phạm Thanh Minh (2005) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều
khiển bưởi Da xanh ra hoa theo ý muốn kết luận: có thể bón cho mỗi cây 200 g
phân NPK, tưới nước đẫm, sau 1 tuần dùng kéo cắt khoảng 70% lá trên cành chỉ
chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất hiện chồi non, chính
những chồi này mang những mầm hoa và cho quả.
Những năm gần đây phân bón lá như Pomior, Kivica sản xuất ở trong
nước cũng đã được sử dụng khá phổ biến trên cam, bưởi đưa lại hiệu quả tăng
năng suất, chất lượng rõ rệt.
1.5.2 Nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa cho cây bưởi
Hiện nay, trong sản xuất cây ăn quả nói chung và đối với cây có múi, bao
gồm có bưởi nói riêng, xu hướng trồng dày, khai thác chu kỳ ngắn đang được
ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, bởi vậy đốn tỉa lại càng trở nên quan trọng
giúp cho việc duy trì năng suất ổn định và được tập trung vào một số nội dung
chủ yếu sau:
Đốn tỉa tạo hình: được thực hiện ngay từ những năm đầu 1-3 tuổi. Mục
đích là tạo bộ khung tán có khả năng hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời cho quang
hợp. Trước đây cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng thường được tạo
hình theo kiểu hình cầu hoặc bán cầu, song hiện nay phần lớn các nước có nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


trồng cây có múi phát triển đã đang chuyển dần sang kiểu hình chữ Y (kiểu khai

tâm, hình vại hay kiểu trái tim mở, vv..) thậm chí theo kiểu rẻ quạt để cho thu
hoạch bằng máy.
Đốn tỉa sau thu hoạch: loại bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh, những
đầu cành quả vừa thu hoạch để tạo điều kiện cho cành hè và cành thu sinh trưởng
tốt. Đôi khi cắt bớt một số cành cấp 2 để duy trì độ lớn của tán cây một cách hợp
lý. Cắt tỉa sau thu hoạch là biện pháp rất quan trọng có tác dụng tích cực trong
việc điều hòa sự ra quả hàng năm và duy trì chế độ ánh sáng thích hợp cho các
vườn trồng mật độ dày.
Cắt tỉa quả: ngay sau rụng quả sinh lý đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để
điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý, giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và
duy trì năng suất năm sau.
Ngoài ra, việc cắt tỉa vẫn phải được tiến hành thường xuyên để làm cho
cây luôn giữ được độ thông thoáng cần thiết, ngăn ngừa sâu, bệnh.
1.5.3. Nghiên cứu về kỹ thuật khoanh vỏ
Biện pháp khoanh vỏ thân, cành cây được áp dụng rộng rãi đối với những
cây còn trẻ tuổi, sinh trưởng mạnh nhưng chậm ra hoa, kết quả nhằm ngăn cản
dòng nhựa luyện chủ yếu là chất hydrat cacbon (chất bột đường) chuyển xuống
bộ rễ, tạo điều kiện hình thành mầm hoa. Trước thời kỳ cây ra hoa chính vụ
khoảng 1-1,5 tháng khoanh vỏ nhằm làm tăng số lượng hoa và quả
(Hoàng Ngọc Thuận, 2001).
Kết quả nghiên cứu khoanh vỏ vải ở Australia cho thấy: Cắt khoanh vỏ
một đường kính rộng 0,3 cm trên thân vải 8 - 10 năm tuổi làm tăng năng suất 15 40 kg/cây (dẫn theo Phạm Văn Côn, 2005).
Theo Nguyễn Quốc Hùng (2013), biện pháp khoanh vỏ đã có ảnh hưởng
rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Diễn. Việc khoanh kép 1-2 tháng sau tỏ ra giữ
quả tốt hơn so với các công thức khoanh đơn. Tuy nhiên, giai đoạn sau, số quả
rụng lại nhiều hơn các việc khoanh đơn. Đến khi thu hoạch, các công thức giữ
được số quả từ 0,7 - 1,1 quả/cành, tỷ lệ đậu quả đạt từ 0,81 - 1,35%. Trong khi
đó, đối chứng chỉ giữ được 0,5 quả/cành, đạt tỷ lệ 0,63%. Khoanh đơn hai lần,
lần một ngay sau tắt hoa, lần hai cách lần một 7 ngày) cho kết quả tốt nhất. Đạt
1,1 quả/cành tương ứng với tỷ lệ đậu quả là 1,35%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Biện pháp khoanh vỏ còn được tiến hành trên cây cam Canh trồng trong chậu
để điều khiển sự ra hoa và giữ quả phường Tứ Liên - quận Tây Hồ và phường Cự
Khối - quận Long Biên - Hà Nội (Trung tâm khuyên nông Hà Nội, 2004).
1.5.4. Nghiên cứu về trồng xen và bao quả
Trồng xen cây có múi trong đó có bưởi đã được áp dụng ở nhiều vùng
trồng trong cả nước. Trồng xen cây ổi trong vườn cây bưởi, trồng xen bưởi chua
với bưởi ngọt, trồng xen với các cây công nghiệp ngắn ngày,...vừa có tác dụng
bảo vệ đất, tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế sâu bệnh hại,...
Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng ở nhiều nước. Việc bao
quả bằng nhiều chất liệu khác nhau, hoặc bằng các túi bao quả chuyên dụng có
tác dụng hạn chế sâu bệnh hại và ảnh hưởng xấu của các yếu tố ngoại cảnh.
Nguyễn Quốc Hùng (2013) nêu rõ việc bao quả chuyện dụng đã ngăn
chặn hoàn toàn một số loài sâu hại trên quả bưởi Diễn như ruồi đục quả, nhện đỏ,
nhện trắng và bệnh loét, ghẻ sẹo. Trong khi đó, ở công thức không bao quả các
loại sâu, bệnh hại xuất hiện và gây hại với tỷ lệ 7,9% đối với ruồi đục quả, 4,7%
đối với rệp muội đen, có lúc lên tới 72,1% đối với nhện đỏ/nhện trắng và 12,3%
đối với bệnh loét và bệnh sẹo.
1.5.5 Nghiên cứu về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Cây bưởi là loại cây bị nhiều sâu bệnh phá hại, ảnh hưởng đến sự phát
triển, sản lượng và chất lượng quả. Theo tổng kết của nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước, sâu bệnh hại cây có múi, trong đó có cây bưởi có rất nhiều loài
gây hại. Một số loài sâu bệnh hại quan trọng như sâu vẽ bùa (Phyllosnistis
citrella), sâu đục thân, đục cành (Anoplophora chinensis), nhện đỏ (Panonychus
citri), nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus), ruồi đục quả (Dacus fousetti Jenk),
bệnh chảy gôm (Phytophthora citrophthora) và các bệnh virus Exocoritis,

Tristeza và Pxorotis (Lê Lương Tề và cs., 2007).
- Về sâu bệnh hại: Theo Ngô Vĩnh Viễn và cs. (2006) báo cáo tổng kết đề
tài điều tra, nghiên cứu một số sâu bệnh hại chính trên cây có múi và xây dựng
biện pháp phòng trừ đã ghi nhận 13 loại sâu hại, trong đó các sâu hại quan trọng là
sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp, sâu đục thân, đục cành, ruồi và ngài chích quả,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


nhện. Có 10 loại bệnh hại, các bệnh hại quan trọng là: greening, tristeza, phấn
trắng, sẹo, thán thư. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra bộ thuốc đặc hiệu cho việc
phòng trừ sâu, bệnh hại chính để khuyến cáo cho nông dân vùng trồng cây có múi.
- Dự án của Tổ chức lương thực và phân bón vùng Châu á Thái Bình Dương
(FFTC) - Việt nam (1992-2002) và Dự án CIRAD-FLHOR (1994 - 2000) về
phục hồi sản xuất CĂQ có múi ở Việt Nam, đã thiết lập được bản đồ phân bố
VLG; hệ thống nhà lưới sản xuất cây giống CĂQ có múi sạch bệnh; phương
pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây sạch bệnh, chẩn đoán phân tử bệnh VLG
và Virus, dịch tễ học VLG, mô hình thâm canh và IPM vườn sạch bệnh.
Kết quả điều tra của Nguyễn Thị Hoa (2005) cho thấy, trên địa bàn ngoại
thành Hà Nội có 13 loài sâu hại và 4 loại bệnh hại trên cây bưởi. Trong đó, các
loại sâu bệnh hại chủ là: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh ghẻ...
Trong số các đối tượng gây hại trên, các loại sâu, bệnh gây hại nhiều và
trực tiếp đến quả và làm ảnh hưởng tới năng suất, phẩm chất quả là sâu đục quả,
nhện đỏ/trắng, bệnh loét, bệnh ghẻ.
Những công trình nghiên cứu trong các năm qua mới chỉ dừng lại ở từng
đối tượng gây hại cụ thể trên cây có múi, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất hiện nay. Thực tế sản phẩm bưởi Diễn chất lượng còn thấp, mẫu mã quả
kém hấp dẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, chưa bảo đảm an

toàn thực phẩm và chưa thể truy nguyên nguồn gốc sản xuất là một trong những
rào cản cho việc hội nhập cũng như cạnh tranh của rau quả Việt Nam trong khu
vực và thế giới hiện nay. Cần có một nghiên cứu đồng bộ, trên cơ sở khai thác và
kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu trước đây, nhằm xây dựng quy trình phòng
trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây bưởi Diễn cho các xã sản xuất bưởi tập trung.
1.5.6 Những nghiên cứu về thụ phấn bổ sung
Hiện nay, nhiều vùng trồng bưởi đang bị suy thoái do tỷ lệ đậu quả và giữ
quả thấp như Phúc trạch (Hà Tĩnh), Đại Minh (Yên Bái)..., Nguyễn Quốc Hùng,
Vũ Việt Hưng (2010) đã có nhiều nghiên cứu về các biện pháp khắc phục, trong
đó, biện pháp thụ phấn bổ sung là biện pháp mang lại hiệu quả cao. Cách lấy
phấn: phấn dùng cho thụ bổ sung được lấy từ những cây bưởi gieo từ hạt. Chọn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


những hoa vừa hé nở, dùng panh kẹp bỏ cánh và nhụy hoa. Đặt nhị hoa vào đĩa
Pettri hoặc dụng cụ có nắp đậy. Phấn hoa có thể sử dụng cho thụ phấn trong vòng
24 giờ trong điều kiện bình thường. Tốt nhất là dùng ngay trong vòng 2 – 3 tiếng
sau khi lấy phấn. Việc thụ phấn được thực hiện thủ công bằng tay bằng cách
dùng hoa đã bỏ cánh và nhụy hoa quét phấn lên đầu nhụy của hoa cần thụ. Mỗi
hoa cho phấn dùng thụ bổ sung cho từ 8 – 10 hoa bưởi Phúc Trạch, mỗi ngày thụ
2 lần, buổi sáng từ 8h30 đến 10h 30, buổi chiều từ 2h đến 4h. Việc thụ phấn bổ
sung được thực hiện liên tục từ khi hoa nở đến bắt đầu tàn hoa.
1.6.

Những nghiên cứu về cây bưởi và công tác chọn lọc bình tuyển trên

thế giới và ở Việt Nam
1.6.1


Trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về bưởi đã thu được kết quả trên rất nhiều lĩnh

vực như chọn tạo giống mới, kỹ thuật canh tác cho tới kỹ thuật bảo quản và chế
biến sau thu hoạch.
Theo Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGRI, 2003), trong
lĩnh vực thu thập, bảo tồn cây có múi nói chung và bưởi nói riêng cũng được
quan tâm của hầu hết các nước trồng cây có múi trên thế giới. Càng ở những
nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển, thì việc thu thập, bảo tồn lưu giữ
cũng như việc đánh giá, sử dụng càng được quan tâm đầu tư.
Do tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên di
truyền thực vật nói chung và tài nguyên di truyền cây trồng nông nghiệp nói
riêng trong đó có cây có múi, mỗi quốc gia đều đã tiến hành công việc điều tra
thu thập, bảo tồn một cách nghiêm túc, lựa chọn cách tiến hành phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của mình. Xu hướng chung là tập trung vào điều tra thu thập,
bảo tồn, đánh giá sử dụng các giống bản địa, khai thác những đặc tính, đặc trưng
tốt của giống phục vụ cho việc thương mại hóa sản phẩm và lai tạo giống, đặc
biệt là tạo giống chống chịu với điều kiện sinh thái khí hậu và sâu bệnh (Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 1996).
Trong lĩnh vực chọn tạo giống mới, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành điều tra thu thập được hơn 1.000 giống trong quần thể tự nhiên có năng suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


cao và phẩm chất quả tốt (Lý Gia Cầu, 1993). Theo hướng chọn tạo giống mới
bằng phương pháp lai hữu tính, các nhà chọn tạo giống cây ăn quả ở các nước
trong khu vực đã chọn tạo được một số giống bưởi mới. Một số giống bưởi có

triển vọng phát triển tốt ở các nước như Thái Lan có 3 giống, Trung Quốc có 3
giống như bưởi Sa Điền, bưởi Văn Đán, bưởi Quan Khê; Indonesia có 5 giống, 7
giống bưởi Chùm (Saunt, 2000).
Tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Davao - Philippines các nhà nghiên
cứu đã tiến hành nghiên cứu một số giống bưởi đại diện và đã chọn lọc được 4
giống năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong đó, có 3 giống bưởi có tép màu hồng
là Delarcuzink, Magalanes và Amoymantan. Một số giống có tép màu trắng ví dụ
như Sianese. Theo hướng đi từ nuôi cấy hạt phấn, các nhà khoa học của Trung
Quốc cũng đã thu được những kết quả nhất định (Estella và Odtojan, 1992).
Khi nghiên cứu trên các giống bưởi của Thái Lan, tác giả Suwanapong
(1991) cho rằng, tỷ lệ đậu quả khi để các giống tự thụ phấn đạt rất thấp, nhưng
khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng lên từ 9 đến 24%. Theo Lý
Gia Cầu (1993), khả năng ra hoa của bưởi rất cao nhưng nếu để tự nhiên thì tỷ lệ
đậu quả rất thấp chỉ đạt 0 - 2%. Khi cho bưởi Sa Điền giao phấn với bưởi chua
thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 1,99 - 25%.
Lai tạo là một trong những biện pháp tạo giống mới có hiệu quả. Mỗi
giống có một vài ưu nhược điểm của nó, khi đưa vào lai tạo có thể tạo ra
giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn. Các giống bưởi May pummelo và
Yellow pummelo là 2 giống được tạo ra từ lai tại Trại Nghiên cứu Giống cây
ăn quả Okitsu, Nhật Bản, cả 2 giống đều sinh trưởng khoẻ, chống chịu lạnh
tốt, hàm lượng chất khô tổng số cao và đều chống chịu bệnh loét tốt, bưởi
Hayasaki được lai tạo từ bưởi Mato và Hirado tại Trại Nghiên cứu Cây ăn quả
Kuchinotsu, cây sinh trưởng khoẻ, quả to, chất lượng tốt, chống chịu tốt với
bệnh vẩy vỏ. Ở Liên Xô (cũ) đã tạo ra những giống có khả năng chịu sương
giá tốt (Rene và Espino, 1990).
Ngoài việc lai tạo để tạo ra các giống mới các nhà khoa học còn dùng để
cải tiến gốc ghép theo ý muốn (Beattie and Revelant, 1992).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19



1.6.2

Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong nhóm cây ăn quả có múi thì bưởi Diễn ít được nghiên

cứu hơn so với cam, chanh và quýt. Theo Phạm Văn Côn (2005) thì những cây
có múi được nghiên cứu sớm nhất trong các cây ăn quả ở nước ta. Hiện nay,
nước ta có rất nhiều giống bưởi. Bưởi Đoan Hùng nhiều nước, hương vị thơm
ngon bảo quản được 4 - 5 tháng nhưng nhiều hạt, thịt nát, ít róc vỏ. Bưởi Phúc
Trạch có nhiều ưu điểm hơn. Bưởi Năm Roi trái to mẫu mã đẹp, dễ bóc múi và
vỏ, hương vị thơm, ít hạt, bưởi Biên Hòa, bưởi Da xanh (Bến Tre), bưởi Hồng
(Tiền Giang) và bưởi Thanh Trà (miền Trung).
Theo Phạm Thị Chữ (1996), qua 3 năm tuyển chọn giống bưởi Phúc Trạch
(1993 - 1995) đã chọn được 3 dòng tiêu chuẩn là M4, M1 và M5, đặc biệt là M4
với các đặc điểm sau (đối với cây 20 năm tuổi): sinh trưởng tốt, năng suất đạt
253 quả/cây, tỷ lệ phần ăn được đạt 54.5%, hàm lượng vitamin C đạt 53,56
mg/100g, đường đạt 9.3%.
Hội thi Giống tốt do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tổ chức,
cùng với việc điều tra nghiên cứu của các trung tâm và các nhà khoa học trong
nhiều năm đã tuyển chọn được mọt số giống quýt và bưởi có triển vọng như cam
sành (C58), quýt Tiều (QT12), bưởi Năm Roi, … Các giống này đã được Bộ
Nông nghiệp & PTNT công nhận là các giống tốt theo quyết định số 2767NNKHCN/QD ngày 27/10/1997 (dẫn theo Ngô Hồng Bình, 2004).
Trần Thế Tục (1997) tiến hành nghiên cứu 8 giống bưởi (Đoan Hùng,
bưởi ngọt Như Quỳnh, Pumello, bưởi đường Yên Phong, Phú Thọ đã đưa ra đặc
điểm hình thái, cấu tạo, tỷ lệ từng phần trong quả và thành phần hoá học trong
nước ép của các giống bưởi nghiên cứu này.
Trong quá trình tuyển chọn các giống bưởi ở một số tỉnh Nam Bộ, Phạm
Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi (1999) có kết luận: từ năm 1995 - 1998 đã xác

định được 67 giống bưởi được trồng trong vườn thuộc các tỉnh Nam Bộ, 54
giống đã được thu thập và lưu giữ tại nhà lưới của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả
miền Nam. Các cá thể bưởi Năm Roi (BNR03, BNR05) cá thể bưởi đường lá
cam (BC12), cá thể bưởi Da xanh (BDX30) và cá thể bưởi đường Bến Tre

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 20


×