MỤC LỤC
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình
viii
Danh mục các chữ viết tắt
ix
MỞ ĐẦU
10
1.1 Đặt vấn đề:
10
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
10
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
11
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
12
1.1 Những hiểu biết chung về cây Diêm mạch
12
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử
12
1.1.2 Phân loại Diêm mạch
12
1.1.3 Đặc điểm thực vật học cây Diêm mạch
13
1.1.4 Yêu cầu về sinh thái cây Diêm mạch
15
1.2 Tình hình sản xuất Diêm mạch trên thế giới
16
1.3 Những nghiên cứu về cây Diêm mạch trên thế giới và Việt Nam
18
1.3.1 Những nghiên cứu về mật độ trồng Diêm mạch
18
1.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng lượng phân bón cho cây Diêm mạch
20
1.4 Giá trị cây Diêm mạch
21
1.4.1 Giá trị dinh dưỡng của cây Diêm mạch
21
1.4.2 Giá trị sử dụng của cây Diêm mạch.
22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
25
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu.
25
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
25
2.2 Nội dung nghiên cứu
25
2.3 Phương pháp nghiên cứu
25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.3.1 Phương pháp phân tích
25
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm
26
2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
28
2.3.4 Phương pháp tính toán và xử lý thống kê sinh học:
30
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
31
3.1 Một số tính chất đất trước thí nghiệm
31
3.2
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát
triển Diêm mạch
31
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các giai đoạn sinh trưởng
Diêm mạch .
31
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến động thái tăng trưởng chiều
cao Diêm mạch
33
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến động thái ra lá
Diêm mạch.
36
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến động thái phân
cành cấp 1
39
3.2.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
đường kính thân
3.2.6 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số SPAD
43
46
3.2.7 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới diện tích lá và chỉ số
diện tích lá(LAI) Diêm mạch
48
3.2.8 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới khối lượng chất khô
Diêm mạch
3.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới khả năng chống chịu
52
55
3.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất Diêm mạch
57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
62
1
Kết luận
62
2
Đề nghị
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
PHỤ LỤC
72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Diện tích gieo trồng Diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
16
1.2
Năng suất Diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
17
1.3
Sản lượng Diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
17
1.4
Thành phần dinh dưỡng của Diêm mạch so với các thực phẩm thiết yếu khác
21
1.5
Thành phần các axit amin thiết yếu có trong hạt Diêm mạch so với các
thực phẩm khác
22
3.1
Một số tính chất đất trước thí nghiệm
31
3.2
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các giai đoạn sinh trưởng
Diêm mạch
32
3.3a.
Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao Diêm mạch
34
3.3b
Ảnh hưởng của lượng đạm tới động thái tăng trưởng chiều cao cây
34
3.3c
Ảnh hưởng của mật độ và lượng bón đạm tới động thái tăng trưởng chiều
cao cây
35
3.4a
Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá Diêm mạch
36
3.4b
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá Diêm mạch
37
3.4c
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái ra lá Diêm mạch
37
3.4d
Tốc độ ra lá Diêm mạch
39
3.5a
Ảnh hưởng của mật độ đến động thái phân cành cấp 1
40
3.5b
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái phân cành cấp 1
42
3.5c
Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng đạm bón đến động thái phân
cành cấp 1
43
3.6a
Ảnh hưởng của mật độ dến động thái tăng trưởng đường kính thân
44
3.6b
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng đường kính
thân Diêm mạch
3.6c
44
Ảnh hưởng giữa mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
đường kính thân Diêm mạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
45
Page vi
3.7a
Ảnh hưởng của mật độ tới chỉ số SPAD Diêm mạch
46
3.7b
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số SPAD Diêm mạch
47
3.7c
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới chỉ số SPAD của cây
Diêm mạch
3.8a
48
Ảnh hưởng của mật độ tới diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá (LAI)
Diêm mạch
3.8b
49
Ảnh hưởng của lượng đạm bón tới diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá
(LAI) Diêm mạch
3.8c
49
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới diện tích lá/cây và chỉ số
diện tích lá (LAI) Diêm mạch
52
3.9a
Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng chất khô
53
3.9b
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khô Diêm mạch
53
3.9c
Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng chất
khô Diêm mạch
3.10
54
Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng đạm bón đến khả năng
chống chịu
3.11a
55
Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Diêm mạch
3.11b
58
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất Diêm mạch
3.11c
58
Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón tới các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất Diêm mạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
59
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Số hình
Tên hình
Trang
1.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây Diêm mạch có
genotype 4.5 tại Brazil, 2007
19
1.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất hạt cây Diêm mạch
có genotype 4.5 tại Brazil, 2007
19
3.1 Nấm Rhizoctonia solani gây hại khi cây trong giai đoạn cây con
56
3.2 Sâu hại cây giai đoạn ra hoa và kết hạt
57
3.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến năng suất thực thu Diêm mạch
60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCCC
:Chiều cao cuối cùng
DKCC
:Đường kính cuối cùng
FAO
:Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
NSCT
: Năng suất cá thể
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
NUE
: Hiệu suất sử dụng đạm (Nutrient use efficiency)
P 1000 hạt
:Khối lượng 1000 hạt
SLCC
: Số lá cuối cùng
TST
: Tuần sau trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Diêm mạch (Chenopodium quinoa) có nguồn gốc từ vùng Andes của Peru,
Bolivia, Ecuador và Colombia. Cây Diêm mạch được con người thuần hóa cách đây
từ 3000 – 4000 năm trước, nhưng mới được giao dịch với khối lượng lớn trên thị
trường quốc tế hơn 10 năm trở lại đây sau khi thế giới phát hiện những đặc điểm nổi
trội của loại hạt này. Hạt Diêm mạch trông giống như hạt kê nhưng có màu xám,
chứa 9% nước, 70% glucid, 15% protein và 2,3% lipit (omega 3), chất xơ và nhiều
khoáng chất, sắt, đồng, kẽm, phospho và vitamin B2 và vitamin C. Với thành phần
dinh dưỡng như trên thì hạt Diêm mạch được coi là “hạt gạo vàng của người Inca”,
nó có thể dùng để nấu mặn hay nấu ngọt, nó có thể kết hợp với các thực phẩm khác
như cà phê, sô cô la, pho mát... Ngoài ra lá cây cũng có thể ăn tươi hay nấu ăn như
ăn rau, hoặc được dùng để nuôi súc vật.
Hiện nay trên thế giới hai nước sản xuất Diêm mạch nhiều nhất là Peru và
Bolivia, các nước như Hoa Kỳ, Brasil, Canada cũng bắt đầu trồng Diêm mạch. Tại
Việt Nam thì cây Diêm mạch là cây trồng mới, hiện tại mới được trồng thí điểm
tại một số tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Gia Lâm-Hà Nội. Do là cây trồng mới
nên việc nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Diêm mạch ở nước ta còn
nhiều hạn chế. Để có thể đưa cây Diêm mạch trở thành cây trồng phổ biến ở nước
ta thì việc xác định ảnh hưởng của phân bón cũng như mật độ trồng cây Diêm
mạch trong điều kiện nước ta là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tôi tiến hành thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ, lượng đạm bón đến
sinh trưởng và năng suất Diêm mạch(Chenopodium quinoa) vụ Đông 2014 tại
Gia Lâm, Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được mật độ trồng và lượng đạm bón thích hợp cho cây Diêm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
mạch vụ đông 2014 tại Gia Lâm- Hà nội.
1.2.2. Yêu cầu
-
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cây Diêm mạch.
-
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của cây Diêm mạch.
-
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh của cây Diêm mạch.
-
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây Diêm mạch.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây Diêm
mạch ở nước ta
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được công thức mật độ trồng và lượng đạm bón
thích hợp để cây Diêm mạch cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những hiểu biết chung về cây Diêm mạch
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây Diêm mạch (Chenopodium Quinoa willd), là cây trồng lấy hạt thuộc họ
rau muối (Chenopodiaceae). Cây Diêm mạch có nguồn gốc từ trung tâm khởi
nguyên cây trồng Nam Mỹ, đó là vùng núi Andes của Bolivia và Peru . Theo
Vavilov, vùng Andes là một trong những trung tâm lớn của nguồn gốc nhiều loài
cây trồng. Heisser và Nelson (1974) cho thấy phát hiện khảo cổ ở Peru và Argentina
vào khoảng đầu công nguyên. Theo Jacobsen (2003) cây Diêm mạch là một trong
những cây trồng lâu đời nhất ở vùng Andes, khoảng 7000 năm trước được người
dân Inca và Tiahuanacu thuần hóa và bảo tồn. Cây Diêm mạch được trồng rộng rãi
ở các vùng Andes và hạt của nó được sử dụng trong chế độ ăn uống của người dân
tại thung lũng và các khu vực xung quanh đó. Hiện nay ở các nước phát triển đang
có xu hướng tìm kiếm những loại thực phẩm mới, điều này cũng có nghĩa là cây
Diêm mạch không chỉ được trồng ở vùng bản địa mà còn được trồng xuất khẩu tại
nhiều nước trên thế giới.
1.1.2. Phân loại Diêm mạch
Theo Lescano (1994) cây Diêm mạch (Quinoa) được phân bố khắp toàn bộ
vùng Andes, từ Columbia đến bắc Angentina và Chile. Hiện tại cây Diêm mạch
được phân loại theo vị trí địa lý của Viện nghiên cứu khả năng phát triển trên đất
đai cằn cỗi Nam Mỹ, theo đó cây Diêm mạch gieo trồng tại Nam Mỹ được chia
thành năm nhóm giống cơ bản sau:
Nhóm giống Diêm mạch thung lũng:
Nhóm này gồm tất cả các giống Diêm mạch được gieo trồng trong các thung
lũng của vùng núi Andes.Các giống trong nhóm này được gieo trồng ở độ cao từ
2000-4000m so với mặt nước biển, phổ biến được gieo trồng tại các thung lũng
vùng núi thuộc trung tâm và phía bắc Peru. Hầu hết các giống Diêm mạch trong
nhóm Diêm mạch thung lũng khi thu hoạch, cây có chiều cao từ 2-3m, thân phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
nhiều nhánh cấp 1, cấp 2…, thời gian sinh trưởng dài, từ 210-220 ngày.
Nhóm Diêm mạch Altiplano
Nhiều giống trong nhóm này hiện được gieo trồng tại nhiều nước Nam Mỹ,
Peru, Bolivia, Colombia… Nhóm này có xuất xứ xung quanh hồ Titicaca, trên độ
cao 4000m so với mực nước biển. Khi thu hoạch cây cao từ 1,8-2,0m. Hầu hết các
giống trong nhóm không phân nhánh, có thời gian sinh trưởng từ 120-210 ngày
Nhóm Diêm mạch Salar
Nhóm này gồm các giống cây Diêm mạch được gieo trồng tại phía nam
Altiplano thuộc Bolivia và phát triển trên nền đất kiềm (PH ≥ 8). Hầu hết các giống
trong nhóm có hạt mầu đen.Hạt chứa Saponin cao. Nhóm Diêm mạch Salar có
nhiều khả năng có nguồn gốc từ nhóm Quinoa Altiplano.Trong nhóm Quinoa Salar
có một số giống hạt trắng, hàm lượng Saponin thấp, có vai trò quan trọng trong thực
tế sản xuất.
Nhóm Diêm mạch ven biển
Nhóm Diêm mạch này phổ biến ở vùng ven biển nam Chile. Phân bố xung
quanh 40 vĩ độ Nam (40o S). Một số giống trong nhóm này đã được sưu tập và gieo
trồng tại Cambridge – Anh. Khi thu hoạch có chiều cao khoảng 2m(Johanson,
1983), cho hạt màu vàng nhạt, hạt bé, hàm lượng Saponin trong hạt cao, cây hầu
như không phân nhánh.
Nhóm Diêm mạch cận nhiệt đới.
Năm 1982, Tapia – một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về Diêm mạch
đã phát hiện tại vùng Yungas (cận nhiệt đới) thuộc Bolivia một số Diêm mạch mới,
hạt màu xanh khi chín chuyển màu vàng da cam, cây có hạt rất nhỏ.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học cây Diêm mạch
Diêm mạch là cây trồng hàng năm, tùy theo từng giống mà cây có chiều cao từ
0,7-3,0m, cây có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Lá Diêm mạch mọc xen
kẽ, kế tiếp nhau trên thân và nhánh. Nhìn chung các giống Diêm mạch có thời gian
sinh trưởng từ 150-220 ngày.
+ Rễ: Rễ Diêm mạch là rễ cọc, phân nhiều nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… độ ăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
sâu của rễ có liên quan chặt, tỷ lệ thuận với chiều cao của cây. Theo Gardarillas và
Lescano (1976) các giống có chiều cao cây từ 0,9-1,2m có rễ ăn sâu từ 0,7-0,8m.
Cây cao 1,7 đến 2m rễ ăn sâu 1,2-1,5 m. Ngoài ra, độ sâu của rễ còn phụ thuộc rất
nhiều vào đất và thời vụ gieo trồng. Diêm mạch gieo trồng tại Cambridge (Anh) rễ
có phạm vi ăn sâu tới 1,8m trên đất tốt có tầng canh tác dầy, chống chịu gió lớn
trong tháng 9 và tháng 10 rất tốt. Hầu hết rễ tập trung ở độ sâu từ 10-30cm . Các
giống Diêm mạch có phạm vi bán kính hoạt động của rễ từ 20-60cm.
+ Thân: Thân do nhiều đốt hợp thành, phần gốc có hình tròn, có góc cạnh ở
những nơi lá và nhánh xuất hiện. Thân có chiều dài từ 0,5-2m phụ thuộc vào giống
và môi trường. Thân thảo mềm và chương nước khi còn non, lúc chín khô và xốp
(rỗng ruột), thân Diêm mạch có nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, hồng, da cam hoặc
có thể màu xanh với nhiều sọc có màu khác nhau. Khi chín thân có màu vàng nhạt
hoặc màu đỏ ở một số giống.
+ Lá: Theo Gandarillas (1979), cuống lá Diêm mạch dài và hẹp nối liền phiến
lá và thân. Cuống của lá mọc từ thân dài hơn cuống lá mọc từ nhánh.Phiến lá Diêm
mạch mỏng, trên bề mặt có hệ thống gân lá nối liền với cuống.Hệ thống gân lá trên
bề mặt phiến thường có nhiều dạng.Những lá mọc trên thân thường có hệ thống gân
lá phân chia đến nhánh cấp 3.Những lá mọc trên nhánh thường có hệ thống gân lá
phân chia đến cấp 2.Trên bề mặt lá non thường có nhiều lông tơ nhỏ. Đa số các
giống Diêm mạch có lá màu xanh, có một số giống lá có màu tía, tía hồng… Một số
giống không có lông tơ trên bề mặt phiến lá. Các giống Diêm mạch lá thường có 320 răng cưa ở rìa phiến lá. Số răng cưa trên rìa phiến lá là đặc tính của giống. Khi
chín lá chuyển màu vàng, đỏ hoặc hồng
+ Hoa: Cụm hoa Diêm mạch có dạng hình chùy, trên trục chính có nhiều trục
cấp 1, trên trục cấp 1 có nhiều trục cấp 2 mang hoa (Lescano, 1976). Chiều dài bông
từ 15-70cm tùy thuộc giống, môi trường và thời vụ gieo trồng.Như các cây trong họ
Chenopodiaceae, hoa Diêm mạch là hoa chưa đầy đủ, không có cánh hoa
(Sinmonds N.W, 1971).Hoa Diêm mạch là hoa lưỡng tính, trên bông có cả hoa đực
và hoa cái, tỷ lệ hoa đực và hoa cái phụ thuộc vào giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
+ Hạt: Hạt có cấu tạo ngoài cùng là lớp vỏ, vỏ hạt có thể trắng, vàng, da cam,
hồng, đỏ, nâu, nâu đen. Phôi chứa 60% ngoại nhũ và 40% nội nhũ về mặt khối
lượng. Tỷ lệ tương đối cân đối giữa ngoại nhũ và nội nhũ theo nhiều tác giả là
nguyên nhân làm hạt có hàm lượng protein cao so với các loại ngũ cốc (Cardozo
and Tapia, 1979). Hạt có thể có hình nón, hình trụ, hình elip. Đường kính hạt từ 1,82,6mm. Vỏ hạt và phần ngoại nhũ chứa saponin gây vị đắng. Saponin trong hạt chủ
yếu nằm ở vỏ (80%) và có một tỷ lệ nhỏ nằm ở ngoại nhũ (khoảng 10%). Vì thế, hạt
thường được ngâm nước và đãi sạch trước khi nấu ăn hoặc chế biến.
1.1.4. Yêu cầu về sinh thái cây Diêm mạch
Diêm mạch là cây trồng dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái. Diêm mạch có
thể được trồng ở các vùng ven biển, đồng bằng hay các vùng núi cao.
+ Yêu cầu về ánh sáng:
Hầu hết các giống Diêm mạch để gieo trồng ở vĩ độ thấp vì có nguồn gốc ở
các nước Nam Mỹ nằm gần đường xích đạo. Thí nghiệm tiến hành tại Ecuador:
trồng Diêm mạch trong nhà lưới, chiếu sáng liên tục Diêm mạch không ra hoa.
Tapia (1979) và một số nhà khoa học cho rằng Diêm mạch cần ít nhất 15 ngày
trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn để tiến hành phân hóa mầm hoa và cần số
ngày ngắn nhiều hơn nữa để xúc tiến việc chín hạt. Nhìn chung, Diêm mạch là cây
có xuất xứ gần đường xích đạo, cần lượng ngày ngắn nhất định trong quá trình
sinh trưởng và phát triển.
+ Yêu cầu về nhiệt độ:
Diêm mạch là cây trồng có phạm vi thích ứng rộng với nhiệt độ. Rea (1977)
cho biết giống Diêm mạch SaJama và Kanccolla chịu được nhiệt độ tới -1oC khi
gieo trồng ở vùng Aziruni, Puno, Bolivia.Sức chống lạnh trước ra hoa ở Diêm mạch
cao hơn sau ra hoa. Các giống Diêm mạch chịu lạnh hầu hết đều có thân màu đỏ.
Nhìn chung, Diêm mạch sinh trưởng và phát triển bình thường trong giới hạn nhiệt
độ từ 7-35oC với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 10-12oC. Đa số các
giống Diêm mạch chết khi nhiệt độ xuống -15oC.
+ Yêu cầu nước:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Tại các nước Nam Mỹ, Diêm mạch được xem là cây trồng cho những năm khô
hạn. Là cây có khả năng chống chịu ánh sáng mạnh trong mùa hè và sự bốc hơi
nước cao, do đó Diêm mạch có thể gieo trồng trên đất có ẩm độ thấp, nhiệt độ thấp
về đêm. Khả năng chịu hạn của Diêm mạch vượt xa khoai tây, các loại rau họ thập
tự, lúa mạch, đậu và nhiều loại cây lấy hạt khác. Khả năng chịu hạn của Diêm mạch
chủ yếu là do khả năng phân nhánh của rễ cao, rễ ăn sâu, tỏa rộng. Ngoài ra, lá
Diêm mạch có nhiều lông tơ trên và dưới bề mặt phiến lá, trên lá còn chứa nhiều
bọng, trong bọng chứa nhiều tinh thể canxi có khả năng hút ẩm, điều tiết sự thoát
hơi nước. Trong những ngày nắng gắt, lá Diêm mạch có khả năng thu nhỏ bề mặt
như các cây trồng họ Hòa thảo, nhằm tránh sự thoát hơi nước với cường độ mạnh.
Ở các nước Nam Mỹ, Diêm mạch được xem là cây trồng cho những năm hạn hán và
thường được gieo trồng ở những nơi mà ngô không thể gieo trồng được.
+ Yêu cầu về đất:
Do phạm vi thích ứng rộng, được gieo trồng trải dài trên nhiều quốc gia thuộc
Châu Mỹ và Châu Âu. Vì vậy, Diêm mạch là cây dễ trồng, không kén đất, sinh
trưởng và phát triển tốt trên hầu hết các loại đất: đất nghèo dinh dưỡng, đất khô
càn,đất nhiều sỏi đá, đất đồi gò, đất chua hoặc đất kiềm, đất mùn, đất cát ven biển,
đất phù sa, đất thung lũng…. Tại Ecuador và Peru trên các vùng đất chua (PHKCL =
4,8), Diêm mạch vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
1.2. Tình hình sản xuất Diêm mạch trên thế giới
Do Diêm mạch là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và sử dụng cao, phạm vi thích
ứng rộng, không kén đất nên Diêm mạch hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Các nước sản xuất Diêm mạch lớn trong vùng Andes là Bolivia, Peru và Ecuador.Tại
đây thì Diêm mạch được trồng tập trung trên những cánh đồng lớn (từ 5 ha trở lên).
Diện tích gieo trồng Diêm mạch hàng năm tại một số nước Nam Mỹ (bảng 2.1 )
Bảng 1.1: Diện tích gieo trồng Diêm mạch hàng năm
tại một số quốc gia Nam Mỹ
Nước
2000
2005
2010
2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
2012
Đơn vị:ha
2013
Page 16
Peru
28889
28632
35313
35475
38498
44868
Bolivia
36847
39302
58496
63307
68495
74205
1300
929
1176
1277
1250
1250
Ecuador
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2014)
Qua bảng có thể thấy diện tích trồng Diêm mạch qua các năm không ngừng
tăng. Qua các năm, Bolivia luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng Diêm
mạch, nhiều nhất vào năm 2013 đạt 74205 ha. Tiếp theo là Peru với 44868 ha. Ít
nhất là Ecuador, trong 2 năm gần đây (năm 2013 và năm 2013) diện tích trồng có
xu hướng giảm so với năm 2011.
Bảng 1.2 : Năng suất Diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
Đơn vị: tạ/ha
Nước
2000
2005
2010
2011
2012
2013
Peru
97,58
113,82
116,33
116,09
114,84
116,18
Bolivia
64,55
64,12
62,78
64,67
66,84
68,04
Ecuador
50,00
70,18
76,28
63,09
64,00
64,00
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2014)
Kết quả trong bảng 1.2: Peru có diện tích trồng đứng thứ 2 về tổng diện tích
trồng nhưng về năng suất lại đứng đầu, đạt 116,18 tạ/ha, năng suất tăng dần qua các
năm. Ecuador thấp nhất cả về tổng diện tích trồng lẫn năng suất, đạt 64,00 tạ/ha,
năng suất cao nhất đạt tại năm 2010 là 76,28 tạ/ha, sau đó năng suất giảm 15% đạt
64 tạ/ha vào năm 2013. Bolivia có tổng diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại
đứng thứ 2 năm 2013 đạt 68,04 tạ/ha, thấp nhất vào năm 2010 giảm khoảng 10%
đạt 62,78 tạ/ha
Bảng 1.3: Sản lượng Diêm mạch hàng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
Đơn vị:tấn
Nước
2000
2005
2010
2011
2012
2013
Peru
28,191
32,59
41,097
41,182
44,213
52,129
Bolivia
23,785
25,201
36,724
40,943
45,782
50,489
Ecuador
0,65
0,625
0,897
0,816
0,8
0,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17
Tổng
52,626
58,416
78,718
82,941
90.795
102,62
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,2014)
Sản lượng Diêm mạch toàn thế giới năm 2013 đạt 102,62 nghìn tấn, so với
năm 2010 đạt 78,1 nghìn tấn và năm 2000 đạt 52,6 nghìn tấn. Có thể thấy giá trị của
cây Diêm mạch ngày càng được nâng cao, đang được phát triển về cả quy mô lẫn
giá trị của nó.
1.3. Những nghiên cứu về cây Diêm mạch trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Những nghiên cứu về mật độ trồng Diêm mạch
Trên thế giới cây Diêm mạch được một số nước Châu Âu và Tây Âu nghiên
cứu từ những năm 1970 trở lại đây. Mật độ gieo hạt phụ thuộc vào giống, thời vụ
gieo, điều kiện đất và phân bón. Theo Johnson and Croissant (1985) thì mật độ
trồng Diêm mạch được khuyến cáo ở Nam Mỹ là 1-1,5 triệu hạt/ha. Theo tài liệu
của Johnson and Ward (1993) thì cho rằng ở Nam Mỹ mật độ gieo hạt được
khuyến cáo đối với gieo theo hàng là 8 triệu hạt/ha, 20 triệu hạt/ha đối với gieo
vãi. Ngoài ra ở một số nước mật độ gieo hạt được tính thông qua khối lượng hạt
gieo. Với mỗi kilogram hạt thì được khoảng 300.000 hạt. Lượng hạt gieo tối ưu ở
Bolivian Altiplano là 4-6kg/ha trong khi đó ở Peru là 15-23kg/ha ( Blanco,1970;
Canahua, 1977).
Một thí nghiệm được tiến hành trong mùa khô tại Fazenda Dom Bosco, Cristalina,
GO, Brazil (2007) với hạt Diêm mạch có genotype 4.5 có thời gian sinh trưởng là 120
ngày cho thấy: khi tăng mật độ trồng từ 100.000 đến 600.000 cây trên ha thì cho kết quả
sinh khối, năng suất hạt( khoảng 2,5 tấn/ha), thời gian thu hoạch và trọng lượng hạt là
khác nhau không có ý nghĩa; chiều cao cây giảm so với việc tăng mật độ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18
Hình 1.1 : Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây Diêm mạch
có genotype 4.5 tại Brazil, 2007
Hình 1.2 : Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất hạt cây
Diêm mạch có genotype 4.5 tại Brazil, 2007
Do là cây trồng mới nên những nghiên cứu về cây Diêm mạch ở nước ta còn
chưa nhiều, những nghiên cứu về cây trồng này chủ yếu được thực hiện tại một số
viện nghiên cứu và trường đại học. Trong một nghiên cứu luận án tiến sĩ Trịnh
Ngọc Đức(2001) chỉ ra rằng đối với phương pháp gieo theo hàng thì mật độ trồng
thích hợp cho giống HV1 trong vụ đông tại đồng bằng Bắc bộ là 111.111-166.666
cây/ha (khoảng cách hàng cách hàng 60cm; cây cách cây từ 10-15cm), năng suất
thu được từ 13-14 tạ/ha. Ngoài ra, cũng với thí nghiệm như trên Trịnh Ngọc Đức
cũng đã tiến hành tại trường Trung học Nông Nghiệp ViệtYên – Bắc Giang trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 19
vụ đông xuân 1990-1992 cho thấy với mật độ 83.333 cây/ha, tức khoảng cách cây
cách cây bằng 20cm theo phương thức gieo hai hàng trên luống thì năng suất đạt
cao nhất là 12 tạ/ha.
Đối với phương pháp gieo vãi trên toàn bộ bề mặt luống Trịnh Ngọc Đức đã
tiến hành ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ thu được kết quả như sau: với mật
độ 60 cây/m2 cho năng suất cao nhất là 15,4 tạ/ha.
Trịnh Ngọc Đức cũng chỉ ra rằng các thí nghiệm về mật độ theo phương pháp
gieo vãi tại Viện nghiên cứu cho phép khẳng định một cách chắc chắn tính ưu việt,
hơn hẳn của phương thức gieo vãi trên toàn bộ mặt luống so với phương thức theo 2
hàng/luống.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng lượng phân bón cho cây Diêm mạch
Đối với các loại cây trồng thì việc sử dụng phân bón đạm mang lại hiệu quả
tốt, nhưng với liều lượng đạm bón cao thì có khả năng làm giảm năng suất và kéo
dài thời gian sinh trưởng (Oelke et al., 1992). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần
đây (Berti et al., 2000) lại chỉ ra rằng việc tăng lượng đạm bón làm tăng năng suất
của cây Diêm mạch với mức bón từ 40-160 kg N/ha.
Việc bón phân đạm được biết đến như là một biện pháp làm tăng năng suất hạt
cũng như hàm lượng protein có trong hạt, để tăng 0,1% protein trong hạt thì cần đến
1kg phân đạm amon (Johnson and Ward, 1993). Ở miền Trung và Bắc Altiplanos sử
dụng 80kg N/ha và được chia ra 2 lần bón, 50% lượng đạm bón vào thời gian khi
mới xuất hiện bông hoa và 50% bón trước khi hoa nở (Rojas et al., 2004). Ở Nam
Mỹ được khuyến cáo sử dụng 120 kg ure/ha (Johnson and Ward, 1993).
Một thí nghiệm được thực hiện ở Ai Cập vào 2 vụ đông 2008/2009 và 2009/2010
trên đất cát có tưới với các mức phân bón lần lượt là 0; 90; 180; 270; và 360 kg N/ha.
Kết quả thu được là trong mùa đầu tiên và thứ hai, mức đạm bón 360kg N/ha cho chiều
cao cây tối đa lần lượt là 52,73 và 51,78 cm, năng suất cá thể thu được là 10,07 và 8,177
g/cây, năng suất thực thu là 1203 và 1088 kg/ha.
Etchevers and Avila (1979) cho rằng việc bón lân và kali làm tăng trưởng thực
vật mà không làm tăng năng suất hạt. Nhưng điều này cũng có thể lý giải rằng ở đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 20
nhiệt đới vùng Andes có dư thừa kali. Gandarillas (1982) cũng chỉ ra rằng cây Diêm
mạch không có phản ứng đối với việc bón thêm lân và kali.
Một thí nghiệm về phân bón cho cây Diêm mạch của Trịnh Ngọc Đức (19901992) được thực hiện trên nền đất thịt, nghèo dinh dưỡng với cơ cấu cây trồng trong
năm: Lúa mùa – HV1 – Lúa xuân cho thấy việc gieo trồng không bón phân HV1 cho
năng suất thực thu thấp chỉ đạt 20-25 kg/sào ( 5,3-6,2 tạ/ha); mức phân bón hợp lý
nhất cho giống HV1 gieo trồng trên 1 ha theo phương pháp gieo 2 hàng trên luống
là: phân chuồng 10 tấn, N: P2O5: K2O = 60-80 kg: 60-80kg: 30-40kg cho cả hai vụ
đông và xuân tại đồng bằng Bắc bộ (năng suất khoảng 12,5-15,6 tạ/ha).
Đối với thí nghiệm gieo vãi trên toàn bộ bề mặt luống, các công thức đều được
bón lót trên nền phân chuồng 10 tấn/ha, mật độ 60 cây/m2. Trịnh Ngọc Đức kết luận
rằng lượng phân vô cơ sử dụng thích hợp nhất là: N: P2O5: K2O = 100: 100: 50
kg/ha (năng suất đạt 18,8 tạ/ha)
1.4. Giá trị cây Diêm mạch
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng của cây Diêm mạch
Những năm gần đây, ở các nước phát triển có mức sống cao, xu hướng quay
trở lại sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc sử dụng trực tiếp thức ăn
thực vật ngày càng phát triển. Chính vì lẽ đó mà cây Diêm mạch được đặc biệt chú
ý vì giá trị dinh dưỡng cao của nó. Hàm lượng protein của Diêm mạch dao động
trong khoảng 13,81 – 21,9% phụ thuộc vào từng loại giống. Do có hàm lượng cao
các axit amin thiết yếu trong protein của nó thì cây Diêm mạch được coi là thức ăn
thực vật duy nhất cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu, phù hợp với tiêu chuẩn
dinh dưỡng của con người (FAO, 2011).
Bảng 1.4 . Thành phần dinh dưỡng của Diêm mạch so với các thực phẩm
thiết yếu khác
Thành phần (%)
Protein
Chất béo
Quinoa
Thịt
Trứng
13,00
30,00
14,00
6,1
50,00
3,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Pho
mat
18,00
Sữa bò
Sữa
người
3,50
1,80
3,50
3,50
Page 21
Carbohydrates
71,00
Đường
4,70
Sắt
5,2
2,20
3,2
Năng lượng có trong 100g
350
431
200
7,50
2,50
24
60
80
Nguồn: FAO, 2011
Có thể thấy rằng cân bằng các chất dinh dưỡng có trong Diêm mạch là vượt trội
so với các loại thực phẩm khác. Một đặc điểm quan trọng của cây Diêm mạch là cả ở
lá, hạt và cụm hoa đều chứa nguồn protein chất lượng cao.Do vậy mà ngoài việc thu
lấy hạt ta cũng có thể trồng cây Diêm mạch làm rau xanh. Ngoài ra, cây Diêm mạch
còn có một tỷ lệ chất xơ cao làm cho nó trở thành một thực phẩm lý tưởng để giải độc
cho cơ thể, loại bỏ độc tố và các sản phẩm chất thải có thể gây hại cho cơ thể.
Bảng 1.5. Thành phần các axit amin thiết yếu có trong hạt Diêm mạch
so với các thực phẩm khác
Amino Acid
Amino Acid (g/100g protein)
Quinoa
Bột mỳ
Đậu nành
Skim Milk
Isoleucine
4,0
3,8
4,7
5,6
Leucine
6,8
6,6
7,0
9,8
Lysine
5,1
2,5
6,3
8,2
Phenylalanine
4,6
4,5
4,6
4,8
Tyrosine
3,8
3,0
3,6
5,0
Cystine
2,4
2,2
1,4
0,9
Methionine
2,2
1,7
1,4
2,6
Threonine
3,7
2,9
3,9
4,6
Tryptophan
1,2
1,3
1,2
1,3
Valine
4,8
4,7
4,9
6,9
Nguồn: FAO, 2011
1.4.2. Giá trị sử dụng của cây Diêm mạch.
Ẩm thực từ hạt Diêm mạch:
Hạt Diêm mạch có thể được kết hợp với hạt cây họ đậu như đậu tằm để cải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 22
thiện chất lượng bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Ngoài ra, hạt
Diêm mạch cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra các món ăn đầy
hương vị như món súp, salad, bánh ngọt…
Sản phẩm ăn uống từ hạt Diêm mạch:
Hạt Diêm mạch có nhiều công dụng khác nhau như ở dạng ngũ cốc ăn liền
hay cũng có thể được dùng làm mì ống, đồ ăn nhẹ hoặc bánh mì, rượu mạnh,
socola.
Sản phẩm làm đẹp từ hạt Diêm mạch:
Hạt Diêm mạch cũng có thể được sử dụng như một thành phần phụ trong
một số sản phẩm công nghiệp khác như dầu gội, xà phòng, và mỹ phẩm.
Hạt Diêm mạch có hàm lượng protein cao và mang 8 loại axit amin thiết yếu
cho con người. Bao gồm chất khoáng và các loại vitamin như là C, B1,B2,B3,B9,
canxi, sắt, và phốt pho. Giúp thúc đẩy sự hình thành và tăng cường sự phát triển các tế
bào da.
Tác dụng y học của hạt Diêm mạch:
Hạt Diêm mạch là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa
tất cả các axit amin thiết yếu, nguyên tố vi lượng và vitamin mà con người cần. Năng
lượng mà hạt Diêm mạch cung cấp có thể được so sánh với nhiều loại thực phẩm khác
như ngô, gạo và lúa mì. Ngoài ra, Diêm mạch là một nguồn cung cấp protein, chất xơ
và khoáng chất. Diêm mạch chứa hàm lượng chất xơ nhiều gấp 2 lần so với những loại
hạt khác, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm chứng cao huyết áp và tiểu đường
hay giúp giảm cân.
Hàm lượng chất sắt có trong Diêm mạch giúp các tế bào máu phát triển khỏe
mạnh. Diêm mạch rất giàu magnesium, giúp xoa dịu các cơn đau nửa đầu, tăng
cường khả năng kiểm soát đường huyết (rất tốt cho người bị tiểu đường loại 2),
cung cấp và sản xuất năng lượng, hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh. Diêm mạch có
chứa lysine, rất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục của các mô. Diêm mạch rất
giàu Riboflavin, giúp giảm những cơn đau đầu thường xuyên và giúp thúc đẩy quá
trình tạo năng lượng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 23
Lá, thân và hạt Diêm mạch được sử dụng cho mục đích y học như chữa lành
vết thương, giảm sưng, làm dịu đau (đau răng) và khử trùng đường tiết niệu hay làm
thuốc chống côn trùng.
Ngoài ra, thân và lá Diêm mạch, nhất là bộ phận non trên cây chứa lượng dinh
dưỡng cao ( lượng protein chứa trong lá non cao hơn hàm lượng protein chứa trong
hạt – tính theo tỷ lệ phần trăm chất khô). Trong lá non hàm lượng protein chiếm từ
19-22% trọng lượng chất khô. Do vậy, thân lá non Diêm mạch có thể sử dụng làm
rau xanh cho người rất tốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống Diêm mạch (Chenopodium quinoa) tại bộ môn Canh tác học khoa
Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phân bón:
Phân đạm Ure ( 46% N )
Phân Supe lân ( 17% P2O5 )
Phân kali Clorua ( 60% K2O )
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 9/2014-2/2015
- Địa điểm: Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng của cây Diêm
mạch vụ Đông 2014
- Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến phát triển của cây Diêm
mạch vụ Đông 2014
- Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại cây
Diêm mạch vụ Đông 2014
- Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến năng suất của cây Diêm
mạch vụ Đông 2014
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích
Phân tích mẫu đất thí nghiệm: phân tích một số tính chất hóa học của đất như:
+ pHH20, pHKCL
+ Các chất tổng số (%) :
Phân tích N tổng số theo phương pháp Kjeldahl
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 25
Phân tíchP2O5tổng số
Phân tích K2O tổng số
Phân tích OC tổng số theo phương pháp Tuirin
+ Dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) :
Phân tích P2O5dễ tiêu theo phương Olsen
Phân tích K2O dễ tiêu theo phương pháp Maxlova
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm hai nhân tố gồm: 4 mức đạm (công thức ô nhỏ) và 3 mức mật độ
(công thức ô lớn) với 3 lần nhắc lại, tương ứng với 36 ô thí nghiệm, diện tích mỗi ô
thí nghiệm là 10m2 (1.5×6.7m)
- Nhân tố mật độ ( 3 mức)
M1 : 13 cây/ m2 (hàng cách hàng 25 cm; cây cách cây 30 cm) tương ứng với
130.000 cây/ ha
M2 : 16 cây/ m2 (hàng cách hàng 25 cm; cây cách cây 25 cm) tương ứng với
160.000 cây/ ha
M3 : 20 cây/ m2 (hàng cách hàng 25cm; cây cách cây 20 cm) tương ứng với
200.000 cây/ ha
- Nhân tố đạm (có 4 mức)
N1: 0 kgN/ha ( Công thức đối chứng)
N2: 60kgN/ha
N3: 90kgN/ha
N4: 120 kgN/ha
Thí nghiệm gồm 12 công thức:
Công thức
Tổ hợp
Công thức
Tổ hợp
CT1
M1N1
CT7
M1N3
CT2
M2N1
CT8
M2N3
CT3
M3N1
CT9
M3N3
CT4
M1N2
CT10
M1N4
CT5
M2N2
CT11
M2N4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 26
CT6
M3N2
CT12
M3N4
Nền phân bón sử dụng là 90 P2O5 + 90 K2O (kg/ha)
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Slip-slot gồm 9 ô lớn và 36 ô nhỏ, nhân tố
chính là mật độ trồng ( ô lớn), lượng đạm bón là nhân tố phụ ( ô nhỏ). Diện tích ô
lớn là 40 m2, ô nhỏ là 10 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 360 m2
Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
M2
N1
NL1
N2
N3
M1
N4
N3
N2
M2
N2
NL2
N3
N4
N1
N3
NL3
N1
N3
M3
N1
N2
N1
M2
N3
N4
M3
N4
N2
N1
N4
N1
N4
M1
N3
N4
M3
N4
N2
N3
N1
N2
N3
N4
M1
N3
N2
N1
Dải bảo vệ
Biện pháp kĩ thuật thực hiện thí nghiệm.
Quy trình trồng và chăm sóc cây Diêm mạch
- Thời vụ trồng: vụ đông năm 2014.
- Kĩ thuật gieo ươm cây diêm mạch: gieo vào túi bầu ngày 10/10/2014
- Bón phân:
Phương pháp bón:
Bón lót: 100% P2O5 + 50% K2O
Bón thúc 2 lần:
Bón thúc lần 1 sau trồng 10 ngày: 50% N (bón ngày 5/11/2014 vào thời điểm
cây ra hoa)
Bón thúc lần 2 sau trồng 25 ngày: 50% N + 50% K2O (bón vào ngày
20/11/2014 vào thời điểm cây nở hoa rộ
-
Một số công việc trong quá trình tiến hành thí nghiệm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 27
+ Chuẩn bị bầu đất gieo hạt: làm đất nhỏ, tơi, đất phải đủ ẩm, hạt giống sau
khi gieo được phủ một lớp đất mịn lên hạt (không dày quá 0,5 cm). Hạt sẽ nảy mầm
sau 24h khi gặp điều kiện ẩm thích hợp và vươn lên khỏi mặt đất sau 3-4 ngày gieo.
+ Chuẩn bị đất trồng: đất được cày bừa kĩ, lên luống cao 30cm, rãnh rộng 30cm
+ Ngày gieo hạt: 10/10/2014
+ Ngày trồng: 25-26/10/2014
+ Trồng dặm: 1/11/2014
+ Làm cỏ thường xuyên trong khoảng 1 tháng đầu sau trồng mỗi tuần 1 lần
+ Phòng trừ sâu bệnh
+ Thu hoạch khi cây vàng lá và rụng nhiều, vỏ quả khô có màu vàng nhạt.
2.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu phát triển
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa (ngày): Được xác định khi có ít nhất
50% cây/ô bắt đầu ra hoa
- Thời gian từ gieo đến nở hoa (ngày): Được xác định khi có ít nhất 50%
cây/ô có hoa nở.
- Thời gian từ gieo đến hình thành quả (ngày): Được xác định ít nhất khi có
50% cây/ô hình thành quả.
- Thời gian chín sinh lý (ngày): Được xác định ít nhất khi có 50% cây/ô có
hạt chín sinh lý
Các chỉ tiêu sinh trưởng
Tiến hành theo dõi 7 ngày một lần, theo dõi sau khi trồng 1 tuần, theo dõi 5 cây
trong một ô thí nghiệm.
- Chiều cao cây được xác định từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng khi cây chưa
có hoa và đến đỉnh bông khi cây có hoa (cm)
- Số lá: Đếm số lá trên thân chính
- Số cành cấp 1: Được tính khi có chiều dài >1 cm
- Đường kính thân (mm)
Các chỉ tiêu sinh lý:
- Đo chỉ số SPAD bằng máy đo SPAD. Cách đo: dùng máy đo SPAD đo 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 28