Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của chó được tiêm vắc xin vô hoạt care chủng cdv hua 768

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 3
1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 3
1.3. Căn bệnh học ............................................................................................... 5
1.3.1 Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................................... 5
1.3.2. Cơ chế gây bệnh. ......................................................................................................... 7
1.4. Dịch tễ học .................................................................................................................................... 9
1.4.1. Loài vật mắc bệnh ............................................................................ 9
1.4.2. Lứa tuổi mắc bệnh ............................................................................ 9
1.4.3. Mùa vụ nhiễm bệnh ........................................................................ 10
1.5. Truyền nhiễm học ...................................................................................... 10
1.5.1. Chất chứa virus ............................................................................... 10
1.5.2. Đường xâm nhập và cách thức lây lan ............................................ 10
1.5.3. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết ......................................................................... 10
1.6. Triệu chứng bệnh tích ................................................................................ 11
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 11
1.6.2. Bệnh tích ........................................................................................ 13
1.7. Chẩn đoán bệnh ......................................................................................... 15
1.7.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh .......................................... 15
1.7.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng......................................................... 15
1.7.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ................................................. 15
1.8. Phòng và điều trị bệnh ............................................................................... 18
1.8.1. Phòng bệnh ..................................................................................... 18


iv


1.8.2. Điều trị ........................................................................................... 23
1.9: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ ................................................... 24
1.9.1. Thân nhiệt (0C) ....................................................................................... 24
1.9.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) .............................................................. 24
1.9.3. Tần số tim (lần/phút) .............................................................................. 25
1.9.4. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trên chó trưởng thành........................ 25
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 27
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 27
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 27
2.4. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................................................. 27
2.5. Nguyên liệu. ............................................................................................................................... 27
2.5.1 Vắc xin vô hoạt Care chủng CDV- HUA- 768 ....................................... 27
2.5.2 Động vật thí nghiệm ................................................................................ 27
2.5.3. Bố trí thí nghiệm. ................................................................................... 27
2.5.4. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất...................................................................... 28
2.6. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................................... 28
2.6.1. Phương pháp tiêm vắc xin vô hoạt CDV-768 cho chó thí nghiệm ........ 28
2.6.2. Quan sát sau tiêm ................................................................................... 29
2.6.3. Lấy mẫu máu và kiểm tra các chỉ tiêu huyết học ................................... 30
2.6.4. Xác định hàm lượng kháng thể có trong máu bằng phương
pháp Elisa. ............................................................................... 30
2.6.5. Phương pháp RT – PCR......................................................................... 31
2.6.6. Phương pháp xử lý số liệu. ..................................................................... 31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 33
3.1. Kết quả lựa chọn chó trước khi tiêm vắc xin. .............................................................. 33
3.1.1 Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể của 6 chó thí nghiệm trước

khi tiêm vắc xin bằng Elisa.................................................................... 33
3.1.2. Kiểm tra sự có mặt của virus CDV và một số virus khác trong
cơ thể chó thí nghiệm ........................................................................... 34

v


3.1.3. Thân nhiệt của chó thí nghiệm trước khi tiêm vắc xin........................... 34
3.1.4. Tần số hô hấp của chó thí nghiệm trước khi tiêm vắc xin ................. 36
3.1.5. Tần số tim mạch của chó trước khi tiêm vắc xin CDV-768 .................. 38
3.1.6. Các triệu chứng lâm sàng khác của chó trước khi tiêm vắc xin vô
hoạt CDV-768 ....................................................................................... 40
3.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của chó sau khi tiêm vắc xin vô
hoạt Care chủng cdv–768. ......................................................................... 41
3.2.1. Thân nhiệt của chó sau khi tiêm vắc xin ................................................ 41
3.2.2.Tần số hô hấp của chó sau khi tiêm vắc xin............................................ 46
3.2.3. Tần số nhịp tim của chó sau khi tiêm vắc xin CDV- 768. ..................... 50
3.2.4.Các triệu chứng lâm sàng khác của chó sau khi tiêm vắc xin ................. 54
3.2.5. Tăng trọng của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768............................... 56
3.2.6. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của chó sau khi
tiêm vắc xin CDV-768........................................................................... 57
3.3. Kết quả hàm lượng kháng thể kháng CDV của chó sau khi tiêm vắc
xin CDV-768. ............................................................................................ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 67
Kết luận ..................................................................................................................... 67
Kiến nghị ................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 71

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tẳt

Tên đầy đủ

1

ALAT

Alanin Aminotranferase

2

ASAT

Aspartate Aminotranferase

3

CDV

Canine Distemper Virus

4

CPF


Cyto Pathogenic Effect

5

CPV

Canine Parvovirus

6

Cs

Cộng sự

7

DNA

Axit Deoxyribo Nucleic

8

ĐC

Đối chứng

9

ELISA


Enzyme Linked Immunosorbent Assay

10

Hb

Hemoglobin

11

IHC

Immunohistochemistry

12

NXB

Nhà xuất bản

13

OD

Optical Dentisy

14

P


Page

15

PBS

Phosphate Bufer Saline

16

PCR

Polymerase Chain Reaction

17

PDV

Phocin Distemper Virus

18

RNA

Ribonucleic Acid

19

RT


Reverse Transcriptase

20

RT – PCR

Reverse Transcriptase – Polymerase Chain
Reaction

21

TBĐC

Trung bình đối chứng

22

TN

Thí nghiệm

23

Tr

Trang

vii



DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Hồ sơ 6 chó thí nghiệm.......................................................................... 28

2.2

Bảng bố trí các lô thí nghiệm và sử dụng chủng vắc xin CDV vô
hoạt cho từng chó thí nghiệm. ............................................................... 29

3.1

Hàm lượng kháng thể của chó trước khi tiêm vắc xin CDV-768 ............ 33

3.2

Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus Care và một số virus khác
bằng phương pháp RT – PCR ................................................................ 34

3.3

Nhiệt độ của chó thí nghiệm trước khi tiêm vắc xin (0C). ...................... 35

3.4


Tần số hô hấp của chó thí nghiệm trước khi tiêm vắc xin (lần/phút). ..... 37

3.5

Tần số nhịp tim của chó

trước khi tiêm vắc xin CDV-768

(lần/phút). .............................................................................................. 39
3.6

Triệu chứng lâm sàng khác của chó trước khi tiêm vắc xin vô hoạt
CDV-768. .............................................................................................. 40

3.7

Thân nhiệt của chó sau khi tiêm vắc xin CDV- Hua-768 (0C) ............... 42

3.8

Tần số hô hấp của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768 (lần/phút)........... 47

3.9

Tần số nhịp tim của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768 (lần/phút) ........ 51

3.10

Các triệu chứng lâm sàng khác của chó sau khi tiêm vắc xin CDV768 ........................................................................................................ 54


3.11

Tăng trọng của chó sau khi tiêm vắc xin ................................................ 56

3.12

Số lượng hồng cầu của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768
(x106/mm3). ........................................................................................... 58

3.13

Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hồng cầu ở chó tiêm vắc xin vô
hoạt CDV-768 ....................................................................................... 59

3.14

Số lượng bạch cầu chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768 (x103 /mm3). ............. 62

3.15

Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của chó tiêm vắc xin vô hoạt
CDV-768............................................................................................... 63

3.16

Hàm lượng kháng thể của chó thí nghiệm sau tiêm vắc xin
CDV-768 .............................................................................................. 65

viii



DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Hình thái của virus Care ............................................................................ 5

1.2

Cấu trúc của virus Care được chụp dưới kính hiển vi. ............................... 6

3.1

Biểu đồ thân nhiệt của chó trước khi tiêm vắc xin CDV-768 .................... 35

3.2

Biểu đồ thể hiện tần số hô hấp của chó trước khi tiêm vắc xin
CDV-768. ................................................................................................ 38

3.3

Biểu đồ thể hiện tấn số nhịp tim của chó trước khi tiêm vắc xin
CDV-768. ................................................................................................ 39


3.4

Biểu đồ thể hiện thân nhiệt của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768 ......... 45

3.5

Biểu đồ thể hiện tấn số hô hấp của chó sau khi tiêm vắc xin CDV-768. ........... 50

3.6

Biểu đồ thể hiện tấn số nhịp tim của chó sau khi tiêm vắc xin
CDV-768. ................................................................................................ 53

3.7

Biểu đồ thể hiện tăng trọng của chó sau khi tiêm vắc xin. ........................ 56

3.8

Biểu đồ thể hiện biến động số lượng hồng cầu của chó sau khi tiêm
vắc xin CDV-768 (x106/mm3) theo thời gian (ngày) ................................ 58

3.9

Một số chỉ tiêu hồng cầu của chó sau tiêm vắc xin vô hoạt CDV - 768 ........ 60

3.10 Biểu đồ thể hiện biến động số lượng bạch cầu của chó sau khi tiêm
vắc xin CDV-768 (nghìn/ mm3)................................................................ 62
3.11 Chỉ tiêu bạch cầu của chó sau khi têm vắc xin vô hoạt CDV-768............. 63

3.12 Đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng kháng thể của chó thí
nghiệm và chó đối chứng. ........................................................................ 65

ix


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa. Con
chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con
người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông
minh, quan tâm đến chủ... nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa
cho con người. Loài vật này được sử dụng nhiều mục đích khác nhau như: nuôi
để giữ nhà, làm bạn trong nhà, làm chó cảnh, đi săn, chăn cừu, phục vụ cho an
ninh quốc phòng….
Chính vì các lợi ích mang lại từ việc nuôi chó nên đã có rất nhiều người
yêu thích và quan tâm đến chó nên số lượng chó tăng lên một cách đáng kể.
Thêm vào đó việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới và việc kinh
doanh thú cảnh ngày càng phát triển nên có nhiều giống chó quý đã được nhập
vào Việt Nam để nhân giống và kinh doanh. Song song với sự phát triển nhu cầu
nuôi chó tăng cả về số lượng và chủng loại dẫn đến nhiều khó khăn làm ảnh
hưởng đến hiệu quả việc chăm sóc nuôi dưỡng, đó là tình hình bệnh tật trên đàn
chó ngày càng phức tạp.
Cũng như các loài động vật khác, tình hình bệnh tật trên chó diễn ra ngày
càng phức tạp và gây thiệt hại lớn. Chó mắc nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó
các nguyên nhân gây tử vong trên chó như bệnh nội khoa, ngoại khoa, ký sinh
trùng, truyền nhiễm, sản khoa. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm chiếm một tỷ lệ
khá cao. Một trong số các bệnh truyền nhiễm gây bệnh trên chó hay gặp nhất là
bệnh Care. Bệnh Care (bệnh sài sốt ở chó) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm của loài chó, do virus Care (Canine Distemper Virus – CDV) gây ra.

Bệnh Care ở chó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và
tỷ lệ chết rất cao. Bệnh Care hay còn gọi là Canine Distemper (CD) gây tỷ lệ
mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó cao hơn bất cứ virus nào khác. Bệnh do virus
Care ( canine distemper virus ) gây ra. Virus tấn công vào cơ thể chó và một số
loài động vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở đường hô hấp, tiêu hóa, hệ thần
kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn thần kinh khác.

1


Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lẫn với các bệnh khác ở
trên chó. Mặc dù các nước trên thế giới đã dùng vắc xine nhược độc để phòng
bệnh, nhưng gần đây tỷ lệ chó mắc bệnh Care đã tăng một cách đáng kể ở một số
nước như Nhật Bản, Châu Âu. Rất nhiều chó đã được tiêm vắc xin phòng bệnh
Care nhưng vẫn mắc bệnh.
Ở Việt Nam một số ít các nhà khoa học đã đề cập đến bệnh Care nhưng
mới chỉ tập trung nghiên cứu về dịch tễ, triệu chứng, một số các biến đổi bệnh lý
của bệnh. Ở Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh Care nên
vẫn phải nhập khẩu vắc xin với giá rất cao, gây tốn kém về kinh tế. Nghiên cứu
có thể chế tạo được vắc xin Care là một hướng đi cấp thiết hiện nay. Mặt khác ở
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới từ lâu đã sử dụng vắc xin khá hiệu
quả, song những năm gần đây, bệnh Care xuất hiện ngày càng nhiều và tỷ lệ mắc
bệnh tăng lên một cách đáng kể.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhằm đối phó với dịch bệnh Care đang
bùng phát hiện nay đồng thời nhằm xác định hiệu quả phòng bệnh của vắc xin vô
hoạt Care chủng (CDV- Hua-768) sau khi tiêm phòng cho đàn chó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của chó được tiêm
Vắc xin vô hoạt Care chủng CDV – HUA - 768”
Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được một số chỉ tiêu lâm sàng của chó sau khi được tiêm vắc

xin vô hoạt CDV – Hua – 768.
- Đánh giá được diễn biến hàm lượng kháng thể có trong cơ thể chó sau
khi được tiêm vắc xin vô hoạt CDV- Hua - 768.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Đánh giá về hiệu quả của vắc xin vô hoạt Care chủng CDV - Hua – 768.
- Là cơ sở cho việc sử dụng vắc xin Care vô hoạt CDV – Hua – 768.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Bệnh Care xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi mà
còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mắc bệnh
Care mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa nghiêm trọng cho
việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê các nghiên cứu cho
thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân đen, hổ
Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã châu Phi.
Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20%
số lượng toàn đàn. Đặc biệt virus Care đã biến đổi và có khả năng gây bệnh cho
một số động vật biển.
Để đối phó với căn bệnh này, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã sử dụng vắc xin nhằm khống chế bệnh. Tuy nhiên, bệnh Care vẫn xảy
ra và gia tăng ở nhiều nước. Tỷ lệ chó đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Care
nhưng vẫn mắc bệnh này ngày càng tăng ở các nước như: Nhật Bản, Trung
Quốc, Mỹ, một số nước châu Âu. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra thường xuyên trên
những chó chưa tiêm phòng và cả những chó đã tiêm phòng. Vì thế vấn đề đặt
ra là liệu có phải đã xuất hiện các virus Care biến chủng mới có đặc tính khác
với virus vắc xin khiến việc sử dụng vắc xin phòng bệnh kém hiệu quả hay

không? Hay là do một nguyên nhân khác? Mặc dù các nước trên thế giới đã
dùng vắc xin nhược độc để phòng bệnh, nhưng gần đây tỷ lệ chó mắc bệnh Care
đã tăng một cách đáng kể ở một số nước như Nhật Bản, châu Âu (Appel et al.,
1987; Blixenkrone et al., 1993; Kai et al., 1993; Shin et al., 1995; Gemma et al.,
1996; Lan et al., 2005). Rất nhiều chó đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Care
nhưng vẫn mắc bệnh Care (Blixenkrone et al., 1993; Lan et al., 2006).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam: một số ít các nhà khoa học đã đề cập đến bệnh Care
nhưng chỉ mới tập trung nghiên cứu về dịch tễ, triệu chứng, một số các biến đổi

3


bệnh lý của bệnh (Hồ Đình Chúc và CS., 1993; Phạm Sỹ Lăng và CS., 1998;
Nguyễn Thị Huyền, 2007).
Gần đây các bệnh viện thú y, các phòng chẩn đoán thú y, các chi cục thú
y cơ sở đã ghi chép, thống kê tỷ lệ chó mắc bệnh Care khá cao và phổ biến. Lan
et al., (2008) đã phân lập thành công chủng virus Care gây bệnh cho chó tại Việt
Nam. Tuy nhiên cho đến nay hầu như chưa có một tài liệu nào công bố về đặc
tính sinh học phân tử,… của các chủng virus Care phân lập ở Việt Nam, liệu các
đặc tính này của các chủng ở Việt Nam có khác ở các nước khác không? Câu hỏi
này rất cần được quan tâm, làm rõ.
Ở nước Việt Nam, bệnh được phát hiện từ năm 1920. Cho đến nay, bệnh
xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao
(Lê Thị Tài, 2006).
Năm 1950, một vắc xin phòng bệnh đầu tiên được phổ biến tương đối
rộng rãi để phòng bệnh này. Chương trình tiêm phòng cho chó đã được thực hiện
ở nhiều nơi trên thế giới nhằm khống chế bệnh (Lan et al., 2005). Tuy nhiên,
trường hợp chó tiếp tục mắc bệnh sau khi đã tiêm phòng vắc xin được ghi nhận
ngày càng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam khiến người ta đặt câu hỏi liệu có

phải virus đã biến đổi tính kháng nguyên và làm cho vắc xin không giữ được
hiệu quả như trước?
Bệnh Care ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng những nghiên cứu về bệnh
cũng như virus gây bệnh còn rất hạn chế so với thế giới. Trong thời gian gần
đây nhóm các nhà nghiên cứu về lĩnh vực Thú y của Khoa Thú y, trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã có những đóng góp mới trong việc tìm hiểu bệnh
Care nói chung và virus Care nói riêng. Nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2009
về sự lưu hành của virus Care trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra rằng tỉ lệ lưu hành
của bệnh khá cao 10.6% đây mới chỉ là con số thống kê qua các phòng mạch,
trên thực tế chó mắc và chết vì bệnh Care chưa được thống kê đầy đủ nên tỉ lệ
này chắc chắn còn cao hơn nữa. Các chủng virus Care ở các địa phương khác
nhau gây ra bệnh cảnh khác nhau và bệnh trầm trọng ở chó từ 3 đến 6 tháng
tuổi, tỉ lệ tử vong ở tuổi này có thể lên đến 100%. Nghiên cứu của đề tài tiềm

4


năng KC04/TN02 cũng đã làm sáng tỏ hơn các chủng virus Care đang lưu hành
tại Việt Nam bao gồm 2 nhóm: nhóm Châu á (asia1) và nhóm cổ điển
(classical), các chủng virus Care cũng tương đồng thấp với chủng virus đang sử
dụng làm vắc xin tại Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian tiếp theo chúng tôi
mong muốn nghiên cứu lựa chọn được chủng virus Care đại diện cho các chủng
đang lưu hành và gây bệnh tại Việt Nam để làm chủng gốc sản xuất vắc xin và
mong muốn tạo được vắc xin có hiệu quả phòng bệnh tốt cho đàn thú cảnh.
1.3. Căn bệnh học
1.3.1

Nguyên nhân gây bệnh
Phân loại virus: Virus Care thuộc họ Paramixoviridae.
Hình thái virus: Quan sát thấy virus có hình vòng tròn, hình bán nguyệt


do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có đường kính đo được
115nm – 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75-85Ao với bề mặt phủ các sợi xoắn
ốc từ bên trong ra, không ngưng kết hồng cầu.

Hình 1.1: Hình thái của virus Care
Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân đoạn gần 1600
Nu mã hóa thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc.
N: Nucleoprotein, khối lượng phân tử 60 – 62 Kda bao quanh và phòng vệ
cho hệ gen của virus, nhạy cảm với những chất phân giải Protein.
P: Polymerase, khối lượng phân tử 73 – 80 Kda nhạy cảm với những yếu
tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của RNA.

5


M: Protein màng (membrane), khối lượng phân tử 34 – 39 Kda, đóng vai
trò quan trọng trong sự trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những
protein của vỏ bọc.
F: Protein kết hợp (fusion) là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối
lượng phân tử 59 – 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với tế bào cảm
nhiễm, làm tan màng dẫn đến kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H: Protein ngưng kết hồng cầu (Hemaglutinant) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 – 80 Kda, thể hiện tính
chuyên biệt của loài virus. Ở virus Care, protein này không hấp phụ hồng cầu
cũng không ngưng kết hồng cầu.
L: Protein có khối lượng phân tử lớn 200 Kda, chưa rõ chức năng.
C: Protein không cấu trúc được tìm thấy trong tế bào cảm nhiễm, trọng
khối phân tử nhỏ 19 kda, chưa rõ chức năng.


Hình 1.2: Cấu trúc của virus Care được chụp dưới kính hiển vi.
Sức đề kháng của virus.Virus Care mẫn cảm với tia UV mặc dù nó có vỏ
bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài.Celiker và Gillespie
dung virus sài sốt chó thích nghi trên môi trường phôi trứng để nghiên cứu sự
ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính cảm nhiễm của virus và các tác giả thấy: Virus
Care cực kỳ mẫn cảm với sức nóng.Virus bị hủy ở 50-600C trong 30 phút.

6


Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất 1h/370C và 3h/200C ( t0 phòng).
Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong chuồng nuôi chó sau khi chó bị
bệnh bị chuyển đi.
Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ lớn hơn trong điều kiện t0
lạnh. Ở t0 đóng băng ( 00C ) nó có thể tồn tại trong môi trường hàng tuần. Dưới t0
đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở t0 -650C ít nhất là 7 năm.
Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản
giống virus, sản xuất vắc xin và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Độ pH: virus ổn định ở pH = 4,5-9.
Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, clorofor, fomalin loãng ( < 0.5%),
phenol (75%), dung dịch amoni. Do vậy, khi dùng những chất này để tiêu độc
chuồng và bệnh viện mang lại hiệu quả cao.
1.3.2. Cơ chế gây bệnh.
Virus gây bệnh Care là virus gây nhiễm hướng mô lympho, niêm mạc và
mô thần kinh. Đầu tiên, virus nhân lên ở mô lympho của hệ hô hấp. Sau đó virus
nhiễm vào các dịch bạch huyết rồi vào máu gây bại huyết. Virus tác động đến nội
mạc mạch máu và gây sốt, sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày. Virus theo máu vào hệ hô hấp,
hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương cũng như dây thần kinh
thị giác. Do sự suy yếu của hệ bạch huyết, hệ thống phòng vệ quan trọng của cơ
thể đã làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho các vi khuẩn như:

Staphylococcus, Bronchisepticum, Salmonella,...gây bệnh. Ít ngày sau, cơn sốt thứ
2 xuất hiện, biểu hiện trầm trọng hơn do các nhiễm trùng nặng trong phủ tạng.
Theo Carter và cs, 1992. Trong quá trình phơi nhiễm tự nhiên, CDV lây
lan qua đường khí dung vào biểu mô đường hô hấp trên. Trong 24 giờ nó sẽ nhân
lên trong đại thực bào và lan rộng ra nhờ hệ lympho cục bộ đến hạch amidal và
các hạch lympho phế quản. 2 - 4 ngày sau nhiễm số lượng virus tăng ở hạch
amidal và hạch sau hầu, hạch lympho khí quản. Nhưng chỉ có một số ít tế bào
đơn nhân bị nhiễm CDV. Sau 4 - 6 ngày virus nhân lên trong tế bào lympho ở
lách, biểu mô dạ dày và ruột non, màng treo ruột và trong tế bào Kuffer ở gan. Sự
lây lan của virus trong các hệ lympho là nguyên nhân gây pha sốt đầu tiên và

7


virus đã phá huỷ các tế bào lympho (lympho B, lympho T) dẫn tới chứng giảm
bạch cầu.
Ngày thứ 8 và 9 sau khi nhiễm, virus theo máu tới thần kinh trung ương
và phụ thuộc vào miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Quá trình bài thải ra
ngoài bắt đầu khi virus có mặt ở biểu mô và thông qua chất bài tiết của cơ thể
thậm chí khi chó chỉ mắc bệnh nhẹ.
Ngày thứ 14 sau nhiễm, với chó có hàm lượng kháng thể cao và tế bào T
độc sẽ giúp loại bỏ virus khỏi các mô và động vật sẽ không có triệu chứng lâm
sàng. Kháng thể IgG-CDV sẽ trung hoà hết CDV và ức chế lây lan của CDV giữa
các tế bào.
Với chó có đáp ứng miễn dịch trung bình thì hàm lượng kháng thể sẽ
giảm sau 9 - 14 ngày sau nhiễm, virus sẽ lây lan tới các biểu mô. Triệu chứng
lâm sàng có thể sẽ bị loại bỏ khi hàm lượng kháng thể tăng nhưng không thể tồn
tại lâu dài khi virus xâm nhập vào mô mạch, thần kinh và da như da bàn chân. Sự
hồi phục sau nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài và ngăn ngừa sự bài thải virus.
Khi chó phơi nhiễm lại với virus độc lực cao, số lượng lớn hoặc trong tình trạng

stress, có sự dung nạp miễn dịch thì chó có thể bị nhiễm lại.
Với chó có sức đề kháng kém, từ ngày 9 - 14 sau nhiễm, virus sẽ lan tràn
trong các mô kể cả da, tuyến nội, ngoại tiết, trong mô dạ dày, ruột, đường hô hấp,
niệu quản. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nặng và virus tồn tại lâu dài
trong các mô tới khi con bệnh chết. Trình tự lây lan của virus phụ thuộc vào
chủng virus và có thể ngừng lại sau 1 - 2 tuần. Nghiên cứu về huyết thanh học
cho thấy hàm lượng kháng thể khác nhau gây ra mức độ bệnh khác nhau. Chỉ có
những con chó tạo ra được kháng thể kháng vỏ của virus mới có khả năng tránh
được virus tồn tại ở thần kinh trung ương. Hậu quả của nhiễm trùng thần kinh
trung ương phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể IgG trong tuần hoàn do kháng
nguyên H-glyco tạo nên. Nhiễm kế phát vi khuẩn gây các biểu hiện khác nhau ở
thần kinh trung ương và gây nên các biến chứng khác ở đường hô hấp, tiêu hoá.

8


1.4. Dịch tễ học
1.4.1. Loài vật mắc bệnh
Tô Du và Xuân Giao (2006) khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh Care cho
rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn là loài chó
Berger, chó lai, chó cảnh. Chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xuất hiện nhiều khi do
có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là những ngày mưa.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs: Chó là loài động vật mắc Care nhiều
nhất, đặc biệt là chó đã chọn lọc, lai tạo.
Trong phòng thí nghiệm, tốt nhất là dung chồn đen. Ngoài ra, có thể
dung chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ.
Thú ăn thịt và một số loài khác có thể mắc khi gây bệnh thực nghiệm với
mức độ mẫn cảm khác nhau. Hệ thần kinh có dấu hiệu bị ảnh hưởng ở chuột
hamster khi tiêm virus vào não. Thỏ và chuột có khả năng đề kháng với virus khi
bị gây nhiễm qua đường tiêu hóa. Lợn ít cảm nhiễm với bệnh, lợn nòi nhiễm tự

nhiên có thể trở thành viêm não. Hệ thần kinh nhiễm bệnh lạ ở mèo được quy là
do virus Care gây ra. Viêm não là minh chứng cho mắc bệnh tự nhiên do virus
Care ở khỉ.
1.4.2. Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất là
chó từ 3 đến 6 tháng tuổi. Những chó đang bú mẹ ít mắc do được miễn dịch thụ
động qua sữa đầu. Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3
tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có kháng thể thụ động thu nhận được từ mẹ.
Tỷ lệ mắc bệnh cao ở chó hoang, nhiều nhất ở chó 3-6 tháng tuổi có liên
quan tới sự giảm kháng thể từ mẹ truyền sang con sau khi cai sữa. Bệnh phức tạp
và lây lan mạnh hơn phụ thuộc vào tuổi của chó. Sự mẫn cảm tăng lên ở các
giống chó khác nhau vẫn là một hoài nghi chưa được thử nghiệm.
Độc lực của virus là một thông số gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng
cảm nhiễm bệnh. Các nhà khoa học đã phân lập được chủng SH, A75/17 và
chủng R252 có độc lực cao và vừa. Đầu tiên gây viêm não tủy, tiếp đó gây hủy
myelin. Các trường hợp khác có thể gây tổn thương thần kinh trung ương.

9


Người ta cũng đã ghi nhận virus Care gây viêm não trên chó lớn tuổi.
1.4.3. Mùa vụ nhiễm bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết
đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn ra vào thời
điểm giao mùa, từ xuân sang hè.
1.5. Truyền nhiễm học
1.5.1. Chất chứa virus
Trong cơ thể chó mắc bệnh Care, virus thường có trong máu, phủ tạng,
các chất bài tiết, đặc biệt nước tiểu thường xuyên có virus. Các cơ quan tập trung
nhiều virus ở chó mắc Care như: não, lách, phổi, hạch, tuỷ xương theo nghiên

cứu của Lan và cs (2005).
1.5.2. Đường xâm nhập và cách thức lây lan
Trong tự nhiên, virus chủ yếu lây lan qua đường hô hấp dưới dạng những
giọt khí dung hay giọt nước nhỏ. Chó bị bài xuất virus qua các chất bài tiết của
cơ thể. Virus trong chất bài tiết này dễ dàng lây nhiễm cho những chó khác khi
chúng tiếp xúc. Do vậy bệnh có tính chất lây lan cao. Chó bị bệnh điển hình gây
nhiễm cho chó khác theo dịch tiết ở đường hô hấp do ho bắn ra. Mặc dù virus
được bài tiết ra trong hầu hết dịch tiết của cơ thể bao gồm cả nước tiểu nhưng
bệnh ít lây lan theo những chất tiết này.
Virus cũng có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa theo thức ăn nước uống.
Nguyễn Vĩnh Phước và cs cho rằng: virus xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp và đường tiêu hóa, cũng có thể qua da.
Trong phòng thí nghiệm: tiêm, uống, bôi niêm mạc mũi đều gây được bệnh.
1.5.3. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết
Thời kỳ ủ bệnh Care thường là 3 - 6 ngày (dài nhất là 17 - 21 ngày) và có
thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ chết
50 - 80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời (Hồ Đình Chúc,
1993). Khi chó mắc các bệnh kế phát như parvovirus, viêm gan truyền nhiễm
làm cho tỷ lệ chết càng cao (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004; Tô Du và
Xuân Giao, 2006).

10


1.6. Triệu chứng bệnh tích
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng
Theo Greene và Appel (1987), biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng
phụ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm
sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh.
Quan sát trên lâm sàng thấy sốt thường xảy ra từ 3 đến 6 ngày sau khi

nhiễm virus Care. Thời kỳ nung bệnh cho tới khi bắt đầu xảy ra các triệu chứng
lâm sàng của bệnh Care cấp tính thường từ 14 đến 18 ngày. Sau khi nhiễm bệnh
một cơn sốt ngắn xảy ra từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 nhưng không có triệu chứng
rõ rệt của bệnh Care. Nhiệt độ trở lại bình thường sau đó từ ngày 7 đến ngày 14,
sau đó thân nhiệt lại tăng cao kèm theo viêm kết mạc và viêm mũi. Tiếp theo ho, ỉa
chảy, nôn mửa, biếng ăn, mất nước và giảm cân với sự suy nhược thường quan sát
thấy ở chó mắc bệnh Care cấp tính. Dịch mũi và mắt chảy ra có mủ nhày. Viêm
phổi thường do bội nhiễm vi khuẩn. Da bị phát ban có thể viêm mủ ở vùng da
bụng. Triệu chứng viêm não cấp tính có thể phát triển với những biểu hiện khác
nhau: sự co thắt cơ vân theo nhịp (Myolonus), cơ vân bị vặn không theo ý muốn,
thể hiện như dạng nhai kẹo cao su, vận động không điều hòa và không phối hợp
với nhau. Phản ứng sợ hãi và mù là những triệu chứng thường thấy trong bệnh
Care cấp tính. Khi xuất hiện triệu chứng thần kinh thời gian ngắn sau thì chết
(Summers và cs., 1978).
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007), chó mắc bệnh Care đầu tiên xuất hiện
các triệu chứng như: mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, chảy nước mắt,
nước mũi, nôn mửa; sau đó sốt, nhịp thở tăng, thân nhiệt lên đến 40 – 41,50C kéo
dài từ 24 – 26 giở rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5 - 39,50C. Lúc này chó ăn ít, mệt
mỏi. 3 - 4 ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ hai. Đó là do sự bội nhiễm của các vi
khuẩn kế phát. Cơn sốt kéo dài 3 - 4 ngày. Lúc này chó bắt đầu thể hiện các triệu
chứng ở đường hô hấp, tiêu hoá, da và thần kinh.
- Triệu chứng ở đường tiêu hoá:
Do viêm cata ở dạ dày và ruột non nên con vật khát, nôn mửa rồi ỉa chảy,

11


lúc đầu phân loãng, có bọt sau đó có lẫn máu, phân có màu cà phê nhạt. Trường hợp
nặng phân có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có mùi tanh khắm
rất khó chịu. Chó thường bị viêm niêm mạc miệng và hạch hạnh nhân.

Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh Care. Nôn thường xuất hiện
sớm, lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng.
- Triệu chứng đường hô hấp:
Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở,
nhịp thở tăng rõ, phổi có tiếng ran ướt. Con vật chảy nhiều nước mũi lúc đầu
loãng sau đặc dần, đôi khi có mủ xanh hoặc máu đen. Chó bị ho, lúc đầu ho
khan, sau ho ướt, chó thở gấp, thè lưỡi ra mà thở.
Ngoài ra, chó bệnh thường xuyên có viêm mắt, chảy nước mắt. Lúc đầu
nước mắt trong, sau đặc dần như mủ, chó bị loét, đục giác mạc.
- Triệu chứng trên da:
Đặc trưng là sự xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, phía trong đùi.
Đầu tiên, ở các vị trí da trên nổi những nốt chấm đỏ, những chấm đỏ đó biến
thành những nốt sài to bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ sau bội nhiễm vi
khuẩn nên mềm ra, có mủ, khi vỡ làm lông bết lại, có mùi hôi. Các nốt sài có thể
vỡ ra hoặc không vỡ ra rồi hình thành vảy, bong đi, để lại một vết thương nhanh
chóng lành và không hình thành sẹo.
Sau khi bị bệnh 10 - 15 ngày, ở 80 - 90% số con bị bệnh, da ở gan bàn
chân tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm chó đi khập khiễng.
- Triệu chứng thần kinh:
Quá trình tiến triển, con vật có thể thể hiện các triệu chứng thần kinh
như ủ rủ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó là các cơn co giật đều đặn ở bắp thịt,
mũi, tai, chân hoặc toàn thân cuối cùng là liệt. Con vật loạng choạng, đứng
lên, ngã xuống, đâm sầm vào tường, sùi bọt mép. Cuối cùng chó nằm bệt,
loạn nhịp tim, thân nhiệt hạ và chết. Tỷ lệ chết có thể tới 60%, bệnh kéo dài
2- 5 tuần. Những con lành bệnh thường có di chứng gầy còm, đi xiêu vẹo,
mù và điếc…

12



1.6.2. Bệnh tích
Theo Appel và Summer (1995), bệnh tích đại thể có thể gặp bao gồm
sừng hoá ở mõm và gan bàn chân. Tuỳ theo mức độ kế phát các vi khuẩn có thể
thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da,...
Bệnh tích đường tiêu hóa: viêm cata ruột, loét ruột, hạch ruột sưng, gan
thoái hóa mỡ.
Đường hô hấp: viêm mũi, thanh quản, khí quản, viêm phổi, có mụn mủ
trong phổi, có khi vỡ ra gây viêm phế mạc.
Thần kinh: viêm não, não tụ máu, các tế bào thần kinh bị hoại tử.
Tế bào thượng bì đường hô hấp, tiết niệu, lưỡi, mắt, hạch và tuyến nước
bọt có thể tìm thấy tiểu thể lenst trong nguyên sinh chất.
Theo Carter và cs, (1992), chó con trước sinh hoặc sơ sinh bị nhiễm
CDV thường bị teo tuyến ức, viêm phổi hoặc viêm ruột thể cata. Ở những con
chó sau khi sinh xuất hiện triệu chứng toàn thân. Tổn thương đường hô hấp trên
kể cả viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm nhánh khí phế quản. Chó bị sừng hoá
mũi, bàn chân thường thấy ở chó có triệu chứng thần kinh. Tổn thương nhẹ trung
khu thần kinh, hiếm gặp sung huyết màng não, trong buồng não và tăng áp lực hệ
thần kinh trung ương do phù não.
Suy giảm lympho là bệnh tích điển hình ở chó có triệu chứng toàn
thân. Viêm kẽ phổi lan toả đặc trưng là sự dày lên của vách phế nang và sự
tăng sinh của biểu mô vách phế nang. Lòng phế nang bao gồm các tế bào long
vách phế nang và đại thực bào. Biểu mô đường tiết niệu sưng phồng lên. Chó
con mắc bệnh sẽ bị hỏng men răng, hoại tử và thoái hoá tế bào tạo men răng.
Viêm tinh hoàn thường thấy ở chó mắc bệnh Care. Điều này có thể giải
thích được sự giảm sinh tinh trùng, giảm chất tiết của tiền liệt tuyến sau khi hồi
phục ở chó đực.
Chó sơ sinh mắc bệnh có bệnh tích viêm não cấp tính, thoái hoá tế bào
thần kinh và phá hủy myelin. Những con sống sót, các vùng đốm hoại tử thay
vào bởi các tế bào sao phì đại, nơi tạo thành mạch lưới do đại thực bào hấp thu
myelin. Biến đổi trầm trọng nhất là chất trắng ở thần kinh trung ương, biến đổi có


13


thể tìm thấy trên cuống tiểu não sau, từ sừng lưng của tủy sống đến buồng não
IV. Tổn thương cũng thấy ở não giữa và thuỳ thái dương của đại não. Các vùng
trên bề mặt như bó thị giác, gấp nếp vỏ não, cách nhánh thần kinh bề mặt não,...
cũng bị ảnh hưởng.
Ở một số chó, chủ yếu gây ảnh hưởng ở đại não và đồi thị. Trường hợp
nặng có thể làm huỷ myelin tạo các không bào xốp ở chất trắng, viêm phản ứng
tế bào thần kinh đệm. Thể vùi trong bào tương và trong nhân chủ yếu tìm thấy ở
tế bào sao và tế bào thần kinh.
Chó được miễn dịch sẽ phát triển thành viêm não và giảm bạch cầu.
Những tổn thương này thường kết hợp với các triệu chứng mất thăng bằng và rối
loạn tiền đình. Tổn thương này được đặc trưng bởi sự lan rộng của những đám cặn
lympho bào xung quanh vùng myelin bị hủy và thần kinh bị thoái hoá. Chúng có
thể lan rộng và trầm trọng hơn ở trường hợp viêm não cấp tính. Trường hợp mạn
tính, tổn thương có thể phát triển thành xơ cứng trong não đặc trưng bởi sự lắng
cặn và thay thế của các mô thần kinh bởi các mạng lưới các tế bào sao dày đặc.
Ngược lại, tổn thương do tiêm vắc xin được đặc trưng bởi sự viêm não
dẫn tới hoại tử não với vùng ưu tiên là sừng bụng. Thể vùi có thể tìm thấy trong
nhân hoặc bào tương tế bào sao và tế bào thần kinh.
Kiểm tra tổ chức học, thể vùi CDV thường thấy nhất trong bào tương và
nhuộm màu axit, có đường kính 1 - 5µm, và tìm thấy ở tế bào biểu mô trong lớp
chính thức màng nhầy, tế bào mắt, bạch cầu, tế bào thần kinh đệm và tế bào thần
kinh chính thức. Thể vùi tìm thấy sau khi nhiễm bệnh 5 - 6 tuần trong hệ lympho
và đường tiết niệu. Thể vùi trong nhân phân bố nhiều nhất ở biểu mô tuyến.
Hình thái thể vùi vẫn chưa được biết rõ. Hoá tổ chức cho thấy thể vùi
được tạo ra từ sự kết hợp giữa vỏ nucleocapsid của virus và cặn của các tế bào là
kết quả sự nhiễm virus. Ta không thể khẳng định hoàn toàn là có bệnh Care khi chỉ

có sự xuất hiện của thể vùi. Thể vùi đặc trưng trong bào tương khi nhiễm CDV
cũng xác định được ở bàng quang chó bình thường. Đáng tiếc thể vùi không chỉ
không đặc trưng mà còn có thể xuất hiện muộn trong bệnh.

14


Sự hình thành tế bào khổng lồ đầu tiên trong chất trắng của thần kinh
trung ương và tiếp đó là hạch lympho, phổi, lớp màng não mỏng là điểm riêng
biệt của virus Care. Những phát hiện bệnh lý này có thể sử dụng để chẩn đoán
chính xác sự nhiễm CDV (Greene and Appel, 1987).
1.7. Chẩn đoán bệnh
1.7.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Bệnh chủ yếu xảy ra ở chó 2 đến 12 tháng tuổi, ở thời điểm giao mùa,
thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao hoặc lạnh.
1.7.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Care thể cấp tính và á cấp tính có thể dựa vào bệnh sử
và triệu chứng lâm sàng. Khi có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh
thì có thể nghi ngờ chó mắc bệnh Care. Ở những chó chưa tiêm phòng hoặc chó
trưởng thành không được tiêm phòng đầy đủ có những triệu chứng sốt, triệu
chứng hô hấp như chảy nước mũi, ho, có dử mắt..., triệu chứng tiêu hóa hoặc
triệu chứng thần kinh thì khả năng chó mắc phải bệnh Care là rất cao (Hồ Đình
Chúc, 1993).
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng cần phân biệt với những
bệnh sau:
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: Bụng chướng to, sờ nắn vùng gan thấy con
vật rất đau đớn. Giác mạc đục hơn, có thể như “cùi nhãn”.
Bệnh do Parvovirus: Gây viêm dạ dày, ruột xuất huyết do hoại tử tế bào
thượng bì nhung mao ruột, thường ỉa chảy phân loãng như nước và có máu tươi,
con vật chết rất nhanh, không có triệu chứng thần kinh.

Bệnh do Leptospira: Viêm dạ dày, ruột chảy máu, viêm loét miệng và
thường xuất hiện ở chó lớn, vàng da, niêm mạc, số lượng bạch cầu tăng.
1.7.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Tìm thể Lents
Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch cạo niêm mạc mắt hay mũi chó bệnh, đem
nhuộm Hematoxilin – Eosin (HE), tìm tiểu thể Lents qua kính hiển vi. Cần chú ý,
ở não, thể Lents rất giống thể Negri ở bệnh dại (Smith and Martin, 1979).

15


Chẩn đoán virus học
Tiêm truyền bệnh phẩm cho động vật thí nghiệm
Mẫu bệnh phẩm là máu, lách, gan, phổi, các chất bài tiết và dịch nước
mũi, nước mắt của chó nghi mắc bệnh đem nghiền, chế thành huyễn dịch và tiêm
cho động vật thí nghiệm. Ưu tiên sử dụng chồn hoặc chó non, ngoài ra có thể
tiêm cho chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ.
Quan sát tiến triển của bệnh gây ra trên động vật thí nghiệm, mổ khám
bệnh tích đại thể và kết luận.
Trong bệnh phẩm có thể phân lập được một số vi khuẩn kế phát như
Pasteurella, Bacillus bronchisepticus, Staphylococcus, E. coli và Salmonella.
Phân lập virus trên môi trường tế bào
Mẫu bệnh phẩm đem nghiền thành huyễn dịch, xử lý kháng sinh, ly tâm
lấy nước trong và lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi đem gây nhiễm lên môi trường
tế bào Vero cell (Africal green monkey cell). Virus Care chỉ có thể nhân lên
và gây bệnh tích tế bào (Cyto pathogenic Effect - CPE) khi gây nhiễm lên tế bào
phù hợp. Bệnh tích tế bào do CDV gây ra có thể quan sát được là những thể hợp
bào, tế bào bị phá hủy màng và xuất hiện nhiều thể vùi ở trung tâm vùng tế bào
xuất hiện CPE.
Sự xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm của CPE phụ thuộc vào số

lượng, độc lực của virus và “tuổi” tế bào. Tế bào mới nuôi cấy thì virus gây
nhiễm dễ dàng hơn, CPE xuất hiện nhanh và nhiều hơn ở những tế bào đã nuôi
cấy nhiều ngày (Lan và cs, 2005).
Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch đánh dấu enzym (ELISA)
ELISA(Enzyme linked Immuno Sorbent Assay) là một phương pháp xét
nghiệm miễn dịch dựa trên cơ chế kết quả đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng
thể, có sử dụng kháng thể có gắn enzyme và chất phát quang nhằm phát hiện ra
sự kết hợp đó (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009).
Chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) là phương
pháp có độ chính xác cao cho phép phát hiện kháng nguyên tồn tại trong tổ

16


chức. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nghuyên lý là sự kết hợp giữa
kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu và được phát hiện bằng chất chỉ thị màu
(Nguyễn Hữu Nam và cs, 2011).
Chẩn đoán phát hiện RNA của virus Care bằng RT- PCR
Phương pháp RT-PCR (Reverse Transcription Polymesase Chain
Reaction) là sự kết hợp giữa phương pháp phiên mã ngược và phương pháp PCR.
Phương pháp này có thể phát hiện các RNA tồn tại với lượng rất thấp mà khó có
thể phát hiện bằng phương pháp khác.
Do Taq polymerase sử dụng trong PCR không hoạt động trên RNA nên
trước hết cần chuyển RNA thành cDNA, nhờ enzyme phiên mã ngược Reverse
Transcriptase (RT). Sau đó, cDNA này sẽ được khuếch đại nhờ Taq polymerase. Dấu
hiệu xác định bệnh là sản phẩm nhân bản một đoạn gen đặc hiệu của virus. Sự hiện
diện của sản phẩm này được nhận biết qua điện di trên gel agarose (Lan và cs, 2008).
Chẩn đoán phát hiện bệnh Care bằng kit chẩn đoán nhanh
Hiện nay, nhiều phòng khám thú y sử dụng phương pháp xét nghiệm

nhanh bằng thiết bị thiết kế sẵn, đơn giản, tiện dụng và có độ chính xác cao.
Phản ứng xảy ra với nguyên tắc là có hai kháng thể đơn dòng chuẩn kết
hợp với kháng nguyên cần phát hiện, gọi là kỹ thuật sandwich trực tiếp. Kháng
thể chuẩn đơn dòng thứ nhất được gắn sẵn vào đáy giếng của bộ kít.
− Sau đó kháng nguyên cần phát hiện được phủ lên, cuối cùng là phủ
conjugate - kháng thể đặc hiệu cùng với loại kháng thể đơn dòng đầu tiên gắn ở
đáy giếng có gắn Enzym và chất hiện màu.
− Nếu kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể sẽ có sự kết hợp với phức hợp
kháng nguyên kháng thể, tạo thành phức hợp kháng thể - kháng nguyên – kháng
thể, trong giếng hốn dịch có Enzyme để giải phóng [O2] từ [H2O] oxy hóa chất
hiện màu làm thay đổi màu kết quả trên test thử sẽ xuất hiện hai vạch tại vị trí
Control (C) và tại test (T) khi đó phản ứng là dương tính.
− Nếu kháng nguyên không đặc hiệu với kháng thể, sẽ không có sự kết
hợp kháng nguyên – kháng thể và kháng thể bị rửa trôi, tiếp đó Conjugate
không kết hợp với phức kháng nguyên – kháng thể cũng bị rửa trôi hỗn dịch sẽ

17


không có Enzyme để giải phóng O2từ H2O và chất hiện màu không bị oxy hóa,
phản ứng âm tính với sự xuất hiện chỉ một vạch tại C (tài liệu đi kèm theo test
thử nơi sản xuất – Nhật Bản).
Ưu điểm của thiết bị này là có độ nhạy cao, có thể chẩn đoán bệnh sớm
trong thời gian đầu của bệnh, khi mà các triệu chứng lâm sàng chưa thể hiện rõ.
Mặt khác biện pháp này dễ dàng thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như
huyết tương, huyết thanh, dịch kết mạc mắt và nước mũi. Đọc kết quả phản ứng
sau 5 - 10 phút.
1.8. Phòng và điều trị bệnh
1.8.1. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh sạch
sẽ nơi ở của chó là những biện pháp tốt để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể
cho đối với bệnh.
Những chó ốm phải nuôi cách ly, chuồng chó ốm phải tiêu độc bằng
thuốc sát trùng, xử lý chất bài tiết và thức ăn nước uống thừa của chó bệnh.
Chó mới mua về phải kiểm tra kỹ hồ sơ, nuôi cách ly, theo dõi ít nhất 10
ngày, nếu không thấy có biểu hiện của bệnh mới cho nhập đàn.
Phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc xin
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả nhất đối với
các bệnh do virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Care. Vậy trước hết chúng ta
phải hiểu:
- Vắc xin là gì ?
Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu
chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh
cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc xin để điều trị một số
bệnh (vắc xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp. Việc dùng vắc
xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm dù phònghoặc tiêm chủng,
mặc vắc xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ
thể qua đường miệng.

18


- Cơ chế hoạt động của Vắc xin
Hệ miễn dịch nhận diện vắc xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ"
chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã
ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu
hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh
thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu.

- Một số vấn đề về việc chủng ngừa Vắc xin cho chó
Trước đây chó mua về hay được tiêm 1 mũi vắc xin 5 bệnh và thường sau
1 tháng sẽ tiêm mũi thứ 2
Nhưng hiện giờ thì đa số mọi người sẽ được khuyên tiêm mũi 7 bệnh
Vậy có gì khác ở mũi 5,6,7 bệnh.
- Vắc xin 5 bệnh phòng các bệnh
+Bệnh care
+ Bệnh parvovirus
+ Bệnh viêm gan truyền nhiễm
+ Bệnh ho cũi chó
+ Bệnh phó cúm
- Vắc xin 6 bệnh : cũng có 5 bệnh như vắc xin 5 bệnh nhưng thêm bệnh
leptopspria.
- Vắc xin 7 bệnh : cũng có 6 bệnh của vắc xin 6 bệnh và thêm bệnh do
coronavirus.
Nên tốt nhất mình khuyên mọi người nên tiêm mũi 7 bệnh để tránh cho
chó con nhé.
Còn nếu như để tốt nhất và k đặng nặng về kinh tế các nơi sẽ khuyên bạn
tiêm mũi 5-7-7 cho cún.
Sẽ bắt đầu tiêm khi cún được 35 ngày mũi đầu tiên là 5 sau đó là hai mũi 7
Còn giờ đa số mọi người đều chọn cách tiêm 7-7 tức là cún sau 40 ngày bắt đầu
tiêm mũi đầu tiên

19


×