Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt được tiêm vacxin cúm gia cùm h5n1 tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 94 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------


NGUYỄN THỊ THUÝ NGHĨA




ðÁNH GIÁ ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VỊT
ðƯỢC TIÊM VACXIN CÚM GIA CẦM H5N1
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ðẠI XUYÊN

Chuyên ngành: Thú y
Mã số : 60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
TS. TÔ LONG THÀNH




HÀ NỘI - 2008



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản
thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể, cho phép tôi ñược tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban ðào tạo Sau ðại học, Viên Khoa học Nông nghiêp Việt Nam.

Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Sau ðại
học, Thú y.
Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương, các thầy cô giáo ñã giúp ñỡ,
tạo ñiều kiện ñể tôi học tập, tiếp thu kiến thức của trương trình học.
Trực tiếp là thầy hướng dẫn TS. Tô Long Thành, Phó Giám ñốc Trung
tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương.
Ban Lãnh ñạo và toàn thể cán bộ, ñồng nghiệp ñang làm việc tại Trung
tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia ñình, người thân cùng bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới
những tập thể, cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập.
Hà Nội tháng 12 năm 2008
Tác giả



Nguyễn Thị Thuý Nghĩa



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, tháng 12 năm 2008
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thuý Nghĩa







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu ñồ ix
Danh mục ñồ thị x
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 4
1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm 4
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm 4
1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước 6
1.3.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới 6
1.3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam 7
1.4. ðặc tính chung của virus cúm A 11
1.4.1. Hình thái và cấu trúc của virus cúm A 12
1.4.2. Danh pháp quốc tế về virus cúm A 13
1.4.3. Những nét ñặc trưng về kháng nguyên của virus 14
1.4.4. Thành phần hoá học của virus 16
1.4.5. Quá trình nhân lên của virus 16
1.4.6. ðộc lực của virus 17
1.4.7. Nuôi cấy và lưu giữ virus cúm gia cầm 19
1.4.8. Sức ñề kháng của virus 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

1.5. Dịch tễ học bệnh cúm ở loài chim 20
1.5.1. ðộng vật cảm nhiễm 20
1.5.2. ðộng vật mang virus 20
1.5.3. Sự truyền lây 21
1.5.4. Mùa vụ phát bệnh 22
1.6. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm 22
1.7. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm 27
1.7.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm 27
1.7.2. Bệnh tích ñại thể của bệnh cúm gia cầm 28
1.7.3. Bệnh tích vi thể 28
1.8. Chẩn ñoán bệnh 28
1.9. Kiẻm soát bệnh 29
1.10. Tình hình sử dụng vacxin trên thế giới 30
Chương2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.1.1. Giám sát huyết thanh, virus trước khi tiêm vacxin. 34
2.1.2. Giám sát các phản ứng lâm sàng sau khi tiêm vacxin. 34
2.1.3. Xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch của vịt ñược
tiêm vacxin. 34
2.1.4. Giám sát virus ñàn vịt ñược tiêm vacxin. 34
2.1.5. ðánh giá ảnh hưởng của tiêm phòng ñến một số chỉ tiêu chăn nuôi. 34
2.1.6. ðánh giá tính khả thi của việc tiêm vacxin. 34
2.2. Vật liệu nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
Chương3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Tình hình chăn nuôi, thú y tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên 41
3.1.1. Tình hình chăn nuôi tại Trung tâm 41
3.1.2. Công tác vệ sinh thú y tại Trung tâm 41
3.2. Kết quả giám sát huyết thanh và virus trên ñàn vịt trước khi tiêm
vacxin H5N1 44


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
3.3. Kết quả tiêm phòng vacxin cúm gia cầm H5N1 cho vịt tại Trung
tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên 45
3.4. ðánh giá mức ñộ an toàn của vacxin qua triệu chứng lâm sàng 46
3.5. ðáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin
ñợt 2 năm 2007 47
3.5.1. ðáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin 47
3.5.2. Phân bố các mức kháng thể kháng H5 của vịt ñược tiêm vacxin
tại các thời ñiểm lấy mẫu 50
3.6. ðáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin
ñợt 1 năm 2008. 53
3.6.1. ðáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin 53
3.6.2. Phân bố các mức kháng thể của vịt ñược tiêm vacxin tại các thời
ñiểm lấy mẫu 55
3.7. So sánh ñáp ứng miễn dịch của vịt qua các ñợt tiêm vacxin năm
2007 và 2008 58
4.8. Kết quả giám sát virus học trên ñàn vịt ñược tiêm vacxin cúm gia
cầm H5N1 61
3.9. ðánh giá ảnh hưởng của việc tiêm phòng ñến một số chỉ tiêu chăn nuôi 62
3.9.1. ðánh giá ảnh hưởng của việc tiêm phòng ñến tỷ lệ nuôi sống và
khối lượng cơ thể vịt SM vỗ béo 62
3.9.3. ðánh giá ảnh hưởng của việc tiêm phòng ñến chất lượng thịt và
tiêu tốn thức ăn cho vịt SM nuôi vỗ béo 64
3.9.4. ðánh giá ảnh hưởng của việc tiêm phòng ñến năng suất sinh sản
của vịt thí nghiệm 65
3.10. ðánh giá tính khả thi của chương trình sử dụng vacxin cúm gia
cầm tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên 67
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68

4.1. Kết luận 68
4.2. ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TN: Thí nghiệm
ARN: Acid ribonucleic
cADN: Complementary ADN
GMT: Geographic Mean Titre
HA: Hemagglutination test
HI: Hemagglutination inhibitory test
HPAI: High Pathogenicity Avian Influenza
KN: Antigene
KT: Antibody
LPAI: Low Pathogenicity Avian Influenza
OIE: Office Internationale des Epizooties
PBS: Phosphate- Buffered- Saline
RT - PCR: Reverse Transcription- Polymerase Chain Reaction
TTTA : Tiêu tốn thức ăn
TLð: Tỷ lệ ñẻ
NST: Năng suất trứng
KLTB: Khối lượng trung bình
TLNS: Tỷ lệ nuôi sống



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho các ñàn giống.
43
3.2 Tình hình dịch bệnh trên ñàn vịt tại TT Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên
44
3.3 Kết quả giám sát huyết thanh và virus trên ñàn vịt trước khi tiêm phòng
44
3.4 Kết quả tiêm vacxin cúm gia cầm năm 2008
45
3.5 Số vịt phản ứng sau tiêm vacxin H5N1
46
3.6 Tỷ lệ bảo hộ và hiệu giá kháng thể trung bình của vịt tại các thời
ñiểm sau tiêm vacxin mũi 1 ñợt 2 năm 2007
48
3.7 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại các thời ñiểm sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 2 năm 2007
50
3.8 Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 ñợt
1 năm 2008
53
3.9 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại các thời ñiểm sau khi tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 1 năm 2008
55
3.10 ðáp ứng miễm dịch của vịt qua các ñợt tiêm vacxin H5N1 năm
2007-2008
59
3.11 Kết quả giám sát virus cúm gia cầm H5N1 trên vịt ñược tiêm
vacxin

62
3.12 Khối lượng cơ thể vịt SM vỗ béo ở các tuần tuổi (g/con) và tỷ lệ
nuôi sống
63
3.13 Kết quả mổ khảo sát của vịt SM nuôi vỗ béo
64
3.14 Năng suất sinh sản của vịt SM thí nghiệm
66





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu ñồ Trang

3.1 Tỷ lệ bảo hộ của ñàn giống ñã tiêm vacxin tại các thời ñiểm lấy
mẫu ñợt 2 năm 2007 49
3.2 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 30 ngày sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 2 năm 2007 51
3.3 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 60 ngày sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 2 năm 2007 52
3.4 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 150 ngày sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 2 năm 2007 52
3.5 Tỷ lệ bảo hộ của vịt ñược tiêm vacxin tại các thời ñiểm sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 1 năm 2008 54
3.6 Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 30 ngày
sau tiêm vacxin mũi 1 ñợt 1 năm 2008 56

3.7 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 60 ngày sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 1 năm 2008 56
3.8 Phân bố các mức kháng thể của vịt tại thời ñiểm 150 ngày sau tiêm
vacxin mũi 1 ñợt 1 năm 2008 58
3.9 So sánh tỷ lệ bảo hộ của ñàn vịt sau tiêm vacxin H5N1 qua 2 ñợt
tiêm phòng tại các thời ñiểm sau khi tiêm 60


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x
DANH MỤC ðỒ THỊ
STT Tên ñồ thị Trang

3.1 Biến ñộng hàm lượng kháng thể kháng H5 của ñàn giống ñã tiêm
vacxin ñợt 2 năm 2007. 49
3.2 Biến ñộng hàm lượng kháng thể của vịt sau tiêm vacxin mũi 1 ñợt
1 năm 2008 55
3.3 So sánh hiệu giá kháng thể của ñàn vịt sau tiêm vacxin H5N1 qua
2 ñợt tiêm phòng tại các thời ñiểm khác nhau 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao (HPAI) là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, do virus gây ra có tốc ñộ lây lan rất nhanh với tỷ lệ ốm và tỷ lệ
chết rất cao trong ñàn gia cầm bị nhiễm bệnh. Virus gây bệnh cho gà, vịt,
ngan, ngỗng, ñà ñiểu, các loài chim và có thể gây bệnh cho cả con người. Với
những tính chất nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh
vào Bảng A – Bảng danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của

ñộng vật [7]. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới và gây thiệt hại kinh tế rất
lớn. Căn bệnh do virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, là virus
ARN phân mảnh có khả năng ñột biến rất mạnh. Hai kháng nguyên bề mặt H
(từ H1 ñến H16) và N (từ N1 ñến N9) có vai trò quan trọng trong sinh bệnh
học cũng như miễn dịch học và phân loại của virus.
Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng ở các nước
Châu Á, tính ñến ñầu tháng 1 năm 2008 ñã có 66 nước xảy ra dịch cúm gia
cầm trong ñó 61 nước tìm thấy virus cúm type A H5N1, các nước còn lại là
H5N2.
Ở Việt Nam, từ tháng 12/2003 2004 dịch ñã xảy ra ở 59 tỉnh thành trên
cả nước. Tính ñến nay ñã xảy ra nhiều ñợt dịch cúm gia cầm, làm ảnh hưởng
trầm trọng tới ngành chăn nuôi gia cầm nước ta, gây thiệt hại rất lớn về kinh
tế - xã hội. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp ñến ngành chăn nuôi, dịch bệnh
còn làm ảnh hưởng lớn tới các hoạt ñộng xã hội, giao lưu văn hoá - thể thao
với quốc tế và gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch nước ta. Virus cúm type A
H5N1 cũng ñã gây bệnh ở người với hàng chục ca tử vong. Theo thông báo
của WHO Việt Nam xếp thứ 2 sau Indonesia về số ca nhiễm bệnh và tử vong
ở người.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
ðể dập dịch cũng như khống chế, tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm,
Chính Phủ ñã áp dụng hàng loạt các biện pháp như: ban hành các văn bản
pháp quy; giám sát phát hiện bệnh; tiêu huỷ triệt ñể ñàn gia cầm nhiễm bệnh;
vệ sinh tiêu ñộc; kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ. Tuy nhiên, do tập
quán chăn nuôi nhỏ lẻ và ý thức chấp hành pháp lệnh thú y của người dân còn
thấp nên dịch vẫn liên tục xảy ra. Rõ ràng là việc áp dụng chính sách tiêu huỷ
ñàn gia cầm bệnh và nghi bị bệnh không khống chế ñược bệnh cúm gia cầm
ở các nước ðông Nam Châu Á như nhận ñịnh nêu trong Hội nghị Cúm gia
cầm khu vực Châu Á tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2005.

Qua kinh nghiệm sử dụng vacxin cúm gia cầm ở một số nước như
Hồng Kông, Italia, Mê-xi-cô, Trung Quốc, tiêm phòng là một biện pháp hỗ
trợ trong chương trình khống chế bệnh cúm gia cầm nhằm làm giảm thiệt hại
do bệnh gây ra. Sử dụng vacxin trở nên rất có hiệu quả khi kết hợp với loại
thải có kiểm soát và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Các tổ chức
FAO, OIE, WHO cũng khuyến cáo các nước nên sử dụng một chiến lược
tiêm phòng có ñịnh hướng trong chính sách ñối phó với bệnh cúm gia cầm.
Việt Nam cũng ñã sử dụng vacxin tiêm phòng ñại trà cho toàn bộ ñàn
gà, vịt trong nước. Dịch cúm gia cầm ñã bị dập tắt trong một thời gian khá
dài, ñến nay lại tái bùng phát trên phạm vi cả ba miền Bắc, Trung, Nam. ðầu
năm 2008 lại xuất hiện rất nhiều ổ dịch ở các ñịa phương trên cả nước. Nguy
hiển hơn là dịch xảy ra trên các ñàn vịt mặc dù ñược thông báo là ñã tiêm
phòng vacxin cúm mũi thứ nhất.
` Trung tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên là cơ sở giữ giống vịt quốc gia.
Ngoài nhiệm vụ nuôi giữ, nhân thuần các giống vịt nhập nội Trung tâm còn
cung cấp con giống cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam; ðể phòng dịch cho ñàn
giống Trung tâm cũng thực hiện tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho ñàn
giống theo chỉ ñạo của Chính phủ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
Trước tình hình thực tế ñó chúng tôi tiến hành ñề tài: “ðánh giá ñáp
ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin cúm gia cầm H5N1 tại Trung
tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá ñộ an toàn của vacxin trong ñiều kiện tiêm phòng ñại trà.
- ðánh giá ñáp ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm phòng trong giải pháp
tổng thể phòng chống bệnh cúm gia cầm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- ðánh giá ñược ñáp ứng miễn dịch của ñàn vịt ñược tiêm vacxin cúm

gia cầm H5N1, từ ñó giúp cho công tác tiêm phòng và các biện pháp phòng
chống bệnh cúm gia cầm.
- Là cơ sở ñể ñưa ra tính khả thi của biện pháp tiêm phòng vacxin áp
dụng ñồng thời với các biện pháp an toàn sinh học trong việc phòng chống
bệnh cúm gia cầm.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu là vịt
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2008 ñến tháng 12 /2008.
- ðịa ñiểm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên – Hà
Nội và Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ðỀ TÀI

1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm thường gọi là bệnh cúm gia cầm hoặc bệnh cúm gà,
là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm typ A thuộc họ
orthomyxoviridae [7].
Các virus cúm typ A có thể gây bệnh cho một số loài ñộng vật bao gồm
các loài chim, ngựa, lợn, hải cẩu và cá voi. Virus gây bệnh ở ñường hô hấp,
ñường tiêu hoá hoặc hệ thống thần kinh ở nhiều loài chim bởi vì tất cả các
subtyp của các virus cúm A ñã biết ñều lưu hành trong các chim hoang và các
chim hoang ñược coi là vật chủ tự nhiên của virus cúm A [23].
Trước ñây, bệnh này còn ñược gọi là bệnh dịch tả gà (fowlplague)
nhưng từ hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville,
Mỹ, năm 1981 ñã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia
cầm (Highly pathogennic avian influenza, viết tắt là HPAI) ñểm chỉ virus cúm

typ A có ñộc lực mạnh [7].
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước công nguyên, Hipocrates ñã mô tả về bệnh cúm. Năm
1680 một vụ ñại dịch cúm ñã ñược mô tả kỹ và từ ñó ñến nay ñã xảy ra 31 vụ
ñại dịch. Trong hơn 100 năm qua ñã xảy ra 4 vụ ñại dịch cúm vào các năm
1889, 1918, 1957 và 1968 [7].
Năm 1878 ở Italy ñã xảy ra một bệnh gây tử vong rất cao ở ñàn gia
cầm, sau ñó ñược ñặt tên là bệnh dịch hạch gia cầm. ðến 1901, Centami và
Savunozzi ñã ñề cập ñến ổ dịch này ñược gây ra bởi virus qua lọc. Nhưng
phải ñến năm 1955 mới xác ñịnh ñược virus ñó chính là virus cúm typ A
(H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tây và các loài khác [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
Từ sau khi phát hiện virus cúm typ A, các nhà khoa học ñã tăng cường
nghiên cứu và thấy virus cúm có ở nhiều loài chim hoang dã và gia cầm nuôi ở
những vùng khác nhau trên thế giới và thấy rằng bệnh dịch nghiêm trọng nhất
xảy ra ñối với gia cầm là những chủng gây bệnh cao thuộc phân typ H5 và H7,
như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983-1984 là H5N2 [7].
Năm 1963, virus cúm typ A ñược phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài
thuỷ cầm di trú dẫn nhập virus vào ñàn gà. Cuối thập kỷ, phân typ H1N1 thấy
ở lợn và có liên quan ñến những ổ dịch ở gà tây với những biểu hiện ñặc
trưng là những triệu chứng ở ñường hô hấp và giảm ñẻ. Mối liên quan giữa
lợn- gà tây là những dấu hiệu ñầu tiên về virus cúm ở ñộng vật có vú có thể
lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm. Những nghiên cứu ñều cho rằng virus
cúm typ A H1N1 ñã ở lợn và truyền cho gà tây, ngoài ra phân typ H1N1 ở vịt
còn truyền cho lợn [7].
Các công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh cúm gia cầm lần lượt
ñược công bố ở Australia năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Mỹ năm 1983-1984,
ở Ailen năm 1983-1984 về ñặc ñiểm sinh học, bệnh học và dịch tễ học, các

phương pháp chẩn ñoán miễn dịch và biện pháp phòng chống bệnh [22].
Sự lây nhiễm từ chim hoang dã sang gia cầm ñã có từ trước năm 1970
nhưng chỉ ñược công nhận khi xác ñịnh ñược tỷ lệ nhiễm virus cúm cao ở một
số loài thuỷ cầm di trú [7].
ðến nay dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở khắp các châu lục với mức ñộ
ngày càng nguy hiểm hơn với các loài gia cầm với sức khoẻ cộng ñồng, ñã
thôi thúc hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức hội thảo chuyên ñề về
bệnh cúm gà. Hội thảo lần ñầu tiên tổ chức vào năm 1981, lần thứ 2 tại Ailen
năm 1987, lần thứ ba cũng tại Ailen năm 1992. Từ ñó ñến nay trong các hội
nghị về dịch tễ trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội
dung ñược coi trọng [25].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới
Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm ñã xảy ra trên phạm vi toàn cầu
do sự di trú của các dã cầm. Vì vậy, dịch ñã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1983-1984 ở Mỹ, dịch cúm gà ñã xảy ra do chủng H5N2 ở 3 bang
Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà [23].
Cũng trong thời gian này tại Areland người ta ñã phải tiêu huỷ 270 nghìn con
vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng ñã phân lập ñược virus cúm
chủng ñộc lực cao (HPAI) ñể loại trừ bệnh một cách hiệu quả nhanh chóng.
Năm 1977 ở Minesota ñã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng
H5N2.
Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm typ A subtyp
H5N1. Toàn bộ ñàn gia cầm của lãnh thổ này ñã bị tiêu diệt và ñã gây tử vong
cho con người [7]. Như vây ñây là lần ñầu tiên virus cúm ñã vượt “rào cản về
loài” ñể lây cho người ở Hồng Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh, trong ñó

có 6 người chết [31].
Năm2003, ở Hà Lan dịch cúm ga cầm ñã xảy ra với quy mô lớn do
chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người
chết, gây thiệt hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng [23].
Cuối năm 2003 ñầu năm 2004 ñã có 11 quốc gia ở Châu Á thông báo
có dịch cúm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia,
Trung Quốc, Hồng Kông, ðài Loan, Việt Nam và Pakistan.
-Nhật Bản: Dịch cúm gia cầm H5N1 phát ra từ ngày 27/1/2004, ổ dịch
sau cùng ngày xảy ra ngày 5/3/2004.
-Hàn Quốc: Dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/12/2003 ñến
24/03/2004. Qua chương trình giám sát virus cúm trên vịt tại Hàn Quốc, ngày

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
21/11/2007 ñã phát hiện một trang trại chăn nuôi vịt ở Kwangju Jikhalsi
(Yongdoo- dong), phía tây nam Hàn Quốc lưu hành chủng virus thể ñộc lực
thấp H7N8. Toàn bộ 19.200 vịt con trong trang trại bị nhiễm bệnh và 3 trại
xung quanh ñã bị tiêu huỷ. Trước ñó, trong tháng 3 năm 2007 cũng ñã xuất
hiện một ñợt dịch cúm tại nước này.
-Thái Lan: Ổ dịch H5N1 ñầu tiên ñược xác ñịnh vào ngày 23/01/2004
tính ñến giữa tháng 3 năm 2004 Thái Lan ñã phát hiện 11 tỉnh có dịch cúm
gia cầm với tổng số gia cầm bị tiêu huỷ ñợt 1 khoảng 30 triệu con. ðợt dịch
thứ 2 phát hiện từ 3/7/2004 ñến 14/02/2005.
-Hồng Kông: Dịch xảy ra vào 26/01/2004. Từ ñó ñến nay dịch xảy ra
lẻ tẻ và hàng chục triệu gia cầm ñã bị tiêu huỷ.
-Indonesia: Dịch cúm gia cầm phát hiện vào tháng 1/2004. Dịch xuất
hiện lần thứ 2 vào 23/03/2005. ðến nay số người tử vong do cúm gia cầm ở
nước này ñã tăng tới 100 người chiếm gần nửa tổng số người tử vong vì cúm
gia cầm trên thế giới.
-Trung Quốc: Ổ dịch ñầu tiên xuất hiện ngày 27/01/2004 ở tỉnh Quảng

Tây, sau ñó lan ra 15 tỉnh khác, ñặc biệt các tỉnh có biên giới Việt Nam ñều
có dịch.
-Campuchia: Dịch H5N1 xảy ra từ 24/1/2004.
- Lào: Dịch H5N1 xảy ra từ ngày 27/01/2004 ñến 13/02/2004.
-Malaysia: Ổ dịch ñầu tiên phát ra ngày 19/08/2004, ổ dịch sau cùng
xảy ra ngày 22/01/2004.
Tính ñến ñầu tháng 1 năm 2008 ñã có 66 nước xảy ra dịch cúm gia
cầm trong ñó 61 nước tìm thấy virus cúm type A H5N1.
1.3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần ñầu tiên ở nước ta vào cuối tháng 12
năm 2003 và ñến nay xảy ra thành các ñợt chính như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
* ðợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 ñến 30/3/2003. Cuối tháng 12/2003 dịch
cúm gia cầm thể ñộc lực cao với tác nhân gây bệnh là virus cúm gia cầm
H5N1 xảy ra ở Việt Nam. ðây là lần ñầu tiên bệnh xuất hiện tại Việt Nam và
vì thế nó có thể ñược coi là một bệnh mới ở gia cầm. ðặc ñiểm của ñợt dịch
thứ nhất này là dịch lây lan một cách nhanh chóng với nhiều ổ bệnh xuất hiện
cùng một lúc ở nhiều ñịa phương khác nhau ñã gây thiệt hại lớn cho người
chăn nuôi gia cầm. Ngay cả những trại gia cầm nằm ở những vùng không có
dịch cũng gặp phải những khó khăn trong việc duy trì ñàn gia cầm dẫn ñến
việc phải tiêu huỷ. ðợt dịch này ñã làm cho gia cầm của 2.574 xã (phường)
thuộc 381 huyện (thị trấn) của 57 tỉnh (thành phố) của Việt Nam bị mắc
bệnh.. Tổng số gia cầm bị chết và bị tiêu huỷ là hơn 43,9 triệu con chiếm
16,8% tổng số gia cầm của cả nước. Trong ñó, 30,4 triệu con gà, 13,5 triệu
con thuỷ cầm. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại khác bị
chết và bị tiêu huỷ.
Ca bệnh ñầu tiên ñược báo cáo xảy ra vào cuối tháng 12 năm 2003 ở
một xã thuộc tỉnh Hà Tây, miền Bắc Việt Nam. Dồng thời với thời ñiểm ñó,

các ổ bệnh cúm gia cầm cũng xảy ra ở tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía
Nam. Sau thời ñiểm này, bệnh lây lan rất nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác,
bao gồm cả các tỉnh thuộc miền Trung và Tây Nguyên.
ðến ñầu tháng 2 năm 2004, bệnh cúm gia cầm ñã lan ra hầu như khắp
cả nước với diễn biến phức tạp. Bình quân một ngày có khoảng 13-230, 15-20
huyện phát sinh ổ dịch mới trong cả nước. Số gia cầm phải tiêu huỷ lên tới 2-
3 triệu con/ ngày, cao ñiểm nhất lên ñến 4 triệu con.
Sau ngày 29 tháng 2 năm 2004 không có thông báo về các ổ dịch mới
và không còn gia cầm bị tiêu huỷ.
Như vậy ñợt dịch thứ nhất có 57 tỉnh có dịch trên tổng só 61 trong cả
nước, số lượng xã có dịch cũng rất khác nhau, dao ñộng từ 1% ñến 99% số

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
xã. Có 4 tỉnh là Tuyên Quang, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận không bị
dịch. Hầu hết các tỉnh có dịch ñều có trên 10% số xã có dịch. Theo thống kê
cho ñến cuối ñợt dịch, ñồng bằng sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long là
những khu vực có tỷ lệ số xã có gia cầm bị mắc bệnh cao nhất.
*ðợt dịch thứ 2 từ tháng 4 ñến tháng11 năm 2004: Các ổ dịch cúm gia cầm
thể ñộc lực cao ñã tái xuất hiện vào tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc
ñồng bằng sông Cửu Long. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
và hầu như không có trại chăn nuôi lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch có khuynh
hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thuỷ cầm. Dịch ñã xảy ra ở
46 xã phường của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao ñiểm
nhất là tháng 7 sau ñó giảm dần, ñến tháng 11 cả nước chỉ có 1 ñiểm phát
dịch. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong thời gian này là 84.078con, trong ñó
55.999 con gà, 8.132 con vịt và gần 20.000 con chim cút.
* ðợt dịch thứ 3 từ tháng 12 năm 2004 ñến tháng 5 năm 2005: Trong thời
gian này dịch ñã xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố
(15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Thời ñiểm xuất hiện các ổ dịch nhiều

nhất là vào tháng 11/2005 với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành phố, số gia
cầm tiêu huỷ là 470.495 con gà, 8250.000 con vịt ngan và 551.000 con chim
cút. Bệnh xuất hiên ở tất cả các tỉnh thành phố thuộc ñồng bằng sông Cửu
Long [2].
* ðợt dịch thứ 4 từ 01/10/2005 ñến 15/12/2005: Từ ñầu tháng 10/2005 ñến
15/12/2005 dịch ñã tái phát ở 285 xã, phường, thị trấn thuộc 100 quận, huyện
của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết và tiêu huỷ là 3.700.000 con,
trong ñó 1.250.000 con gà, 2.000.000 con vịt; 484.781 chim cút, bồ câu, chim
cảnh.
*ðợt dịch thứ 5: Sau gần một năm khống chế thành công dịch cúm gia cầm,
ngày 06/12/2006 dịch cúm gia cầm ñã tái phát tại Cà Mau, Bạc Liêu, sau ñó

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
xuất hiện ở 6 tỉnh khác (Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên
Giang và Sóc Trăng) thuộc ñồng bằng sông Cửu Long và 3 tỉnh (Hà Nội, Hà
Tây, Hải Dương) thuộc ñồng bằng sông Hồng. Sau gần 2 tháng, dịch ñã ñược
dập tắt. Trong ñợt này, dịch ñã xảy ra trên 83 xã, phường của 33 huyện, quận
thuộc 11 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là hơn
100 ngàn con. Các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên ñàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, dưới 3
tháng tuổi, ấp nở trái phép và chưa ñược tiêm phòng vacxin. Ngoài 2 tỉnh Cà
Mau và Bạc Liêu, còn ở các ñịa phương khác dịch lây lan chậm , quy mô dịch
nhỏ (dịch ở 1 hoặc 2 hộ chăn nuôi) nên ñược bao vây và dập tắt ngay.
*ðợt dịch thứ 6: Dịch bắt ñầu tái phát tại Nghệ An từ ngày 1/5/2007, ñến
23/8/007 dịch ñược kiểm soát. Trong ñợt dịch này, dịch ñược phát hiện tại
167 xã phường của 69 huyện, quận thuộc 21 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh,
chết và tiêu huỷ là 245,5 ngàn con (gà chiếm 5,91% và thuỷ cầm chiếm 94%).
Dịch xảy ra chủ yếu trên ñàn thuỷ cầm, ñặc biệt là thuỷ cầm dưới hai tháng
tuổi. Phần lớn là vịt chưa ñược tiêm phòng vacxin, một số ổ dịch xuất hiện
trên ñàn ñã ñược tiêm phòng một mũi.

*Một số nhận xét chung về dịch cúm gia cầm tại Việt Nam
-Tại thời ñiểm 2003-2004, Việt Nam là quốc gia có ổ dịch cúm gia cầm
bệnh, chết tiêu huỷ nhiều nhất (chiếm hơn 90%), có số người nhiễm bệnh và
tử vong do virus cúm cao nhất thế giới, do ñó các nước và các Tổ chức quốc
tế coi Việt Nam là tâm ñiểm của ñại dịch cúm.
+Dịch xảy ra chủ yếu ở vùng ñồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
(vùng ñất trũng, kênh rạch nhiều, mật ñộ chăn nuôi gia cầm cao, có tập quán
chăn nuôi vịt chạy ñồng ...), diện tích rộng.
+Giai ñoạn này dịch thường phát theo chu kỳ từ tháng 12 năm trước
ñến tháng 3 năm sau, cao ñiểm thường vào cuối tháng 1 ñầu tháng 2. Thời
gian này, thời tiết thuận lợi cho virus tồn tại và phát triển, ñồng thời mật ñộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
chăn nuôi cao cũng như các hoạt ñộng vận chuyển, buôn bán gia cầm tăng cao
ñể phục vụ tết nguyên ñán.
+Tỷ lệ mắc cao ở ñàn có quy mô từ 100-500 con (chiếm khoảng 30%)
và giảm dần ở những trại có quy mô lớn. Loại hình chăn nuôi hỗn hợp (cả gà
và thuỷ cầm) có tỷ lệ mắc cao hơn (chiếm khoảng 50%).
+Tỷ lệ gà mắc bệnh chết nhiều hơn thuỷ cầm.
-Năm 2005, sau khi áp dụng các biện pháp ñồng bộ phòng chống dịch
ñặc biệt là việc tiêm vacxin phòng bệnh, dịch ñã giảm rõ rệt cả về quy mô,
mức ñộ; dịch xuất hiện rải rác ở diện hẹp. Số lượng ổ dịch và số gia cầm mắc
bệnh, chết giảm rất nhiều. Ổ dịch xuất hiện chủ yếu trên ñàn gia cầm chăn
nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia ñình.
Trong năm 2005, dịch tập chung chủ yếu trên dàn vịt, tỷ lệ mắc bệnh và
chết ở vịt cao nhất chiếm 50,80%, gà chiếm 31,14%. Các ổ dịch phần lớn là
trên ñàn gia cầm chưa kịp tiêm phòng và một số ñàn mới tiêm phòng ñược 1
mũi, chưa có ñủ kháng thể bảo hộ.
-Năm 2006, Việt Nam ñã khống chế thành công dịch cúm gia cầm.

-Từ cuối năm 2006 ñến nay, các ổ dịch chủ yếu xuất hiện trên vịt, sau
ñó lây sang cho gà. Các ổ dịch phát ra 100% trên ñàn thuỷ cầm chăn nuôi nhỏ
lẻ của các hộ gia ñình, phần lớn là trên ñàn không tiêm phòng. Dịch phát ra
không theo quy luật, xuất hiện cả trong thời ñiểm mùa hè.
1.4. ðặc tính chung của virus cúm A
Virus cúm A là một trong bốn nhóm của họ Orthomyxoviridae, bao
gồm:
+ Nhóm virus cúm A (Influenza A virus): gây bênh cho mọi loài chim,
một số ñộng vật có vú và cả con người.
+ Nhóm virus cúm B (Influenza B virus): Chỉ gây bệnh cho người.
+ Nhóm virus cúm C (Influenza C virus): Gây bệnh cho người, lợn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
+ Nhóm Thogotovirus.
Virus cúm gà typ A thuộc họ Orthomyxoviridae, chứa hệ gen là ARN 1
sợi âm [ss(-)ARN] bao gồm 8 phân ñoạn, trong ñó phân ñoạn 4 mã hoá cho
protein hemagglutinin (HA) và phân ñoạn 6 mã hoá cho protein
neuraminidase (NA) là những protein kháng nguyên bề mặt. Trong tự nhiên,
virus cúm A tồn tại trong các phân typ là kết quả tái tổ hợp của 15 HA (H1-
15) và 9 NA (N1-9). Gần ñây người ta phát hiện thêm 1 phân typ HA mới
(H16) từ chim hải âu ñen tại Thuỵ ðiển [16].
1.4.1. Hình thái và cấu trúc của virus cúm A
ARN của virus là một sợi ñơn chia thành 8 ñoạn kế tiếp nhau mang 10
mật mã cho 10 loại virion protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1,
PB2 và PA. ðoạn ARN có trọng lượng nhỏ nhất mang mật mã cho 2 loại
không có cấu trúc protein là NS1 và NS2, chúng dễ dàng tách ñược ở các tế
bào bị nhiễm. Tất cả 8 ñoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt dẽ dàng qua
phương pháp ñiện di.
Hạt virus (ñược gọi là virion) có cấu trúc hình khối hoặc ñôi khi có

dạng hình khối kéo dài, ñường kính khoảng 80-120nm, thậm chí nhiều khi
viron có dạng kéo dài thành hình sợi, có thể có ñộ dài ñến vài µm. Phân tử
lượng của một hạt viron vào khoảng 250 triệu Dalton [16,59].
- Phân ñoạn 1-3: Mã hoá cho protein PB1, PB2 và PA là các protien có
chức năng là enzim polymerase tổng hợp axit Ribonucleic nguyên liệu cho hệ
gen và các ARN thông tin tổng hơp protein của virus [39].
- Phân ñoạn 4: Mã hoá cho protein Hemagglutinin (HA) là một protein
bề mặt cắm vào gốc bên trong, có chức năng hợp nhất vỏ virus với màng tế
bào nhiễm và tham gia vào phản ứng trung hoà virus [40]. HA là polypeptit
gồm 2 chuỗi HA1 và HA2 nối với nhau bằng ñoạn oligopeptit ngắn, thuộc
loại hình mô typ riêng ñặc trưng cho các subtyp H (H1- H16) trong tái tổ hợp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
tạo nên biến chủng [40, 67]. Mô typ của chuỗi oligopeptit này chứa một số
axit amin cơ bản làm khung, thay ñổi ñặc hiệu theo từng loại hình subtyp H.
Sự thay ñổi ñặc hiệu theo từng loại hình subtyp H. Sự thay ñổi thành phần của
chuỗi nối quyết ñịnh ñộc lực của virus thuộc biến chủng mới [16, 40, 50, 67].
- Phân ñoạn 5: mã hoá cho protein Nucleoprotein (NP) một loại protein
ñược phosphoryl hoá, có biểu hiện tính kháng nguyên ñặc hiệu theo nhóm,
tồn tại trong hạt virion trong dạng liên kết với mỗi phân ñoạn ARN nên loại
NP còn ñược gọi là Ribonucleo protein [16, 43].
- Phân ñoạn 6: Mã hoá cho protein enzim Neuraminidae (NA), có
chức năng là một enzim phân cắt HA sau khi virus vào bên trong tế bào bị
nhiễm [49].
- Phân ñoạn 7: Mã hoá cho 2 tiểu phần protein ñệm (matrix protein) M1
và M2 là protein màng không ñược glycosyl hoá, có vai trò làm ñệm bao bọc
lấy ARN hệ gen. M2 là một tetramer có chức năng tạo khe H
+
giúp cởi bỏ

virus sau khi xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm. M1 có chức năng tham gia vào
quá trình tổng hợp và nảy mầm của virus [49].
- Phân ñoạn 8: Có ñộ dài ổn ñịnh (890 nucleotit) mã hoá cho 2 tiểu
phần protein không cấu trúc NS1 và NS2 có chức năng chuyển ARN từ nhân
ra kết hợp với M1, kích thích phiên mã, chống interferol [60].
1.4.2. Danh pháp quốc tế về virus cúm A
ðể lưu trữ một cách khoa học và ñầy ñủ các chủng virus cúm sau khi
phân lập phải ñược ký hiệu theo danh pháp quy ñịnh, với trật tự như sau: tên
serotyp/loài/loài bị nhiễm/nơi phân lập/số hiệu của chủng/thời gian phân
lập/loại hình phân typ [HA(H) và NA(N)]. Ví dụ, virus cúm có ký hiệu
(A/Gs/HK/427-4/99/H5N1), có nguồn thông tin về danh pháp là: cúm nhóm
A; loài nhiễm là ngỗng (Gs = Goose); nơi phân lập là Hồng Kông (HK); số
hiệu 437- 4; thời gian phân lập năm 1999; phân typ H5N1 [16].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
1.4.3. Những nét ñặc trưng về kháng nguyên của virus
Các loại kháng nguyên ñược nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân
(Nucleoprotein, NP), protein ñệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết
hồng cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzim cắt thụ thể (Neuraminidase,
NA), NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên ñặc hiệu nhóm
(genusspecific antigen), ký hiệu là GS kháng nguyên; HA và NA là protein
thuộc loại hình kháng nguyên ñặc hiệu typ và dưới typ (typ- specific antigen),
ký hiệu là ts kháng nguyên.
Một ñặc tính quan trọng là virus cúm có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu của nhiều loại ñộng vật. ñó là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA
trên bề mặt của virus cúm với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu, làm cho hồng
cầu ngưng kết thông qua cầu nối virus, gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu
HA (Hemagglutination test).
Kháng thể ñặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hoà các

loại virus tương ứng, chúng là kháng thể trung hoà có khả năng tiêu diệt virus
gây bệnh. Nó có thể phong toả sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng
nguyên HA. Do vậy thụ thể của hồng cầu không bám vào ñược ñể liên kết tạo
thành mạng ngưng kết. Người ta gọi là phản ứng ñặc hiệu KN-KT có hồng
cầu tham gia là phản ứng ngăn cản ngưng kết hồng cầu HI (hemagglutination
inhibition test).
Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ngăn cản ngưng kết
hồng cầu (HI) ñược sử dụng trong chẩn ñoán cúm gia cầm.
Theo Ito và Kawaoka (1998), sự phức tạp trong diễn biến kháng
nguyên của virus cúm là sự biến ñổi trao ñổi trong nội bộ gen dẫn ñến sự biến
ñổi liên tục về tính kháng nguyên [51, 53]. Có 2 cách biến ñổi kháng nguyên
của virus cúm:
+ ðột biến ñiểm (ñột biến ngẫu nhiên hay hiện tượng trôi trượt, lệch lạc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
về kháng nguyên- Antigenic drift). ðây là kiểu ñột biến xảy ra thường xuyên
liên tục trong quá trình tồn tại của virus mà bản chất là do có sự thay ñổi nhỏ
về trình tự nucleotit của gen mã hoá, ñặc biệt ñối với kháng nguyên H và
kháng nguyên N. Kết quả là tạo ra các phân typ cúm hoàn toàn mới có tính
thích ứng loài vật chủ khác nhau và mức ñộ ñộc lực gây bệnh khác nhau.
Chính nhờ sự biến ñổi này mà virus cúm A tạo nên 16 biến thể gen HA (H1-
16) và 9 kháng nguyên N (N1-9) [8].
+ ðột biến tái tổ hợp di truyền (hiện tượng thay ca – antigenic Shift).
Hiện tượng tái tổ hợp gen ít xảy ra hơn so với hiện tượng ñột biến ñiểm. Hiện
tượng này chỉ xảy ra khi 2 hoặc nhiều loại virus cúm khác nhau cùng nhiễm
vào một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus. ñiều này tạo nên sự sai
khác cơ bản về bộ gen của virus cúm ñời con so với virus bố mẹ. Khi hiện
tượng tái tổ hợp gen xuất hiện có thể sẽ gây ra các vụ dịch lớn cho người và
ñộng vật với mức ñộ nguy hiểm không thể lường trước ñược. Ví dụ năm

1918-1920 làm chết 20-40 triệu người trên toàn thế giới mà tác nhân gây bệnh
là virus H1N1 từ lợn lây sang người kết hợp với virus cúm người tạo ra chủng
virus mới có ñộc lực rất mạnh [23].
Do hạt virus cúm A có cấu trúc là 8 ñoạn gen nên về lý thuyết từ 2
virus có thể xuất hiện 256 kiểu tổ hợp của virus thế hệ sau [7].
Khi nghiên cứu về ñặc tính kháng nguyên của virus cúm thấy giữa các
biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtyp về huyết thanh học không hoặc rất ít
có phản ứng chéo. ðây là ñiểm trở ngại lớn cho việc nghiên cứu nhằm tạo ra
vacxin cúm ñể phòng bệnh cho người và ñộng vật [54, 55].
Khi xâm nhiễm vào cơ thể ñộng vật, virus cúm A kích thích cơ thể sản
sinh ra kháng thể ñặc hiệu, trong ñó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng
HA, chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hoà virus cho bảo hộ miễn
dịch. Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus,

×