Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Mục đích - Yêu cầu của đề tài ................................................................. 2

1.1

Mục đích................................................................................................. 2

1.2

Yêu cầu................................................................................................... 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1.

Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua........................................... 3

1.1.1.

Nguồn gốc .............................................................................................. 3

1.1.2.


Phân loại ................................................................................................. 4

1.2.

Giá trị của cây cà chua ............................................................................ 6

1.2.1.

Giá trị dinh dưỡng................................................................................... 6

1.2.2.

Giá trị y học ........................................................................................... 7

1.2.3.

Giá trị kinh tế .......................................................................................... 7

1.3.

Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới .......................... 8

1.3.1.

Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .................................................. 8

1.3.2.

Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam................................................. 10


1.4.

Đánh giá khả năng kết hợp .................................................................... 14

1.5.

Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở
Việt Nam .............................................................................................. 17

1.5.1.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới ................... 17

1.5.2.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam .................... 22

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1.

Nội dung nghiên cứu............................................................................. 26

2.2.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 26

iv


2.2.1.


Thí nghiệm 1 ........................................................................................ 26

2.2.2.

Thí nghiệm 2 ........................................................................................ 27

2.3.

Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 28

2.4.

Địa điểm tiến hành thí nghiệm .............................................................. 28

2.5.

Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt .......................................................... 28

2.5.1.

Thời vụ ................................................................................................. 28

2.5.2.

Vườn ươm ............................................................................................ 28

2.5.3.

Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất ......................................................... 28


2.6.

Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 29

2.6.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày) .................................... 29

2.6.2.

Một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc cây ........................................ 29

2.6.3.

Một số đặc điểm hình thái, đặc điểm nở hoa ......................................... 30

2.6.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................... 30

2.6.5.

Một số đặc điểm về hình thái quả.......................................................... 30

2.6.6.

Một số chỉ tiêu về chất lượng quả ......................................................... 31

2.6.7.


Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng ................................................. 32

2.6.8.

Đánh giá khả năng kết hợp .................................................................... 32

2.7.

Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 34
3.1.

Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu
sâu bệnh của các THL cà chua trong vụ Đông 2014 và đánh giá
khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ. .................................................. 34

3.1.1.

Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua ............................ 34

3.1.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây cà chua quả lớn......... 38

3.1.3.

Một số đặc điểm về cấu trúc cây ........................................................... 43


3.1.4.

Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua ...................... 46

3.1.5.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ......................................... 49

3.1.6.

Kết quả nghiên cứu hình thái và chất lượng quả .................................... 55

3.1.7.

Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu vụ
đông 2014 ............................................................................................. 63

v


3.1.8.

Tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ Đông 2014 ........... 67

3.2.

Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, của các THL cà chua
trong vụ Xuân hè 2015 .......................................................................... 69

3.2.1.


Các giai đoạn sinh trưởng chính của các tổ hợp lai cà chua ở vụ
sớm xuân hè 2015 ................................................................................. 69

3.2.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè năm 2015 ................................................................................. 72

3.2.3.

Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè năm 2015. ................................................................................ 74

3.2.4.

Một số tính trạng hình thái cây và đặc điểm nở hoa .............................. 77

3.2.5.

Tình hình nhiễm bệnh virus và một số sâu bệnh hại khác trên đồng
ruộng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2015 ................................. 77

3.2.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL cà chua
vụ xuân hè 2015 .................................................................................... 78

3.2.7.


Một số đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các THL cà chua
vụ xuan hè 2015 .................................................................................... 84

3.2.8.

Đề suất tổ hợp lai triển vọng vụ Xuân Hè năm 2015 ............................. 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 89
1.

Kết luận ................................................................................................ 89

2.

Kiến nghị .............................................................................................. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 94

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC

: Trung tâm rau thế giới

BT

: Bình thường


CLT&CTP

: Cây lương thực và cây thực phẩm

DTNN

: Di truyền nông nghiệp

Đ/C

: Đối chứng

ĐHNN

: Đại học nông nghiệp

KNKH

: Khả năng kết hợp

KNKHC

: Khả năng kết hợp chung

KNKHR

: Khả năng kết hợp riêng

NSCT


: Năng suất cá thể

THL

: Tổ hợp lai

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1.
3.2.
3.3.

Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp cà chua lai ........... 35
Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai (cm) .............. 39
Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai (lá) .............................. 41

3.4.

3.5.

Một số đặc điểm cấu trúc cây .............................................................. 43
Tình hình nhiễm bệnh nấm Fusarium, virus của các tổ hợp lai (%
cây nhiễm nhẹ) ................................................................................... 47

3.6.
3.7
3.8.
3.9.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua ......................... 50
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................... 53
Một số đặc điểm về hình thái quả........................................................ 56
Một số chỉ tiêu về chất lượng quả ....................................................... 60

3.10
3.11.

Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu .............................................. 63
Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng tổng số
quả/cây ............................................................................................... 64

3.12.
3.13
3.14

Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng khối
lượng trung bình quả lớn..................................................................... 65
Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng NSCT ............ 66

Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng độ Brix .......... 67

3.15.
3.16.
3.17.

Hệ số chọn lọc trên 6 tính trạng theo từng mục tiêu ............................ 68
Một số THL triển vọng vụ đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. ............. 69
Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua triển vọng

3.19.

vụ Xuân- Hè 2015............................................................................... 70
Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua ở vụ
Xuân - Hè 2015 .................................................................................. 73
Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL cà chua ............................ 74

3.20.
3.21.
3.22.

Tỉ lệ đậu quả của các THL cà chua vụ Xuân Hè năm 2015 (%) .......... 79
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các THL .................. 80
Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè ............ 84

3.23.

Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các THL cà chua ở vụ
Xuân Hè năm 2015 ............................................................................. 86
Một số đặc điểm của các THL triển vọng chọn lọc trong vụ

Xuân- Hè năm 2015 ............................................................................ 88

3.18.

3.24.

viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1.

Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây ................................ 40

3.2.

Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai ......................................... 42

3.3.

Đồ thị thể hiện NSCT của các tổ hợp lai ................................................. 55

3.4.


Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số
THL càchua triển vọng ở vụ Xuân - Hè 2015 .......................................... 73

3.5.

Năng suất cá thể của một số THL cà chua vụ Xuân Hè năm 2015 ........... 82

ix


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về vấn đề
lương thực, thực phẩm của người dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc
biệt là vấn đề rau quả tươi. Rau quả tươi là một trong những sản phẩm thực phẩm
không thể thiếu được và luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Một trong số các
sản phẩm rau quả tươi phải kể đến đó là cà chua. Đây là loại rau vừa được dùng
để ăn tươi, vừa dùng để chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, cà chua
còn để chế biến các sản phẩm đồ uống và các sản phẩm chế biến khác rất thuận
tiện cho sử dụng, đặc biệt có lợi cho sức khoẻ con người.
Cà chua (Lycopersium esculentum Mill.) là một trong những loại rau quan
trọng nhất được trồng ở hầu như khắp các nước trên thế giới. Cà chua có giá trị
dinh dưỡng cao chứa nhiều gluxit, nhiều axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất.
Thành phần chất khô của cà chua gồm đường dễ tiêu chiếm khoảng 55%, chất
không hòa tan trong rượu chiếm khoảng 21% (prôtêin, xenlulozo, pectin,
polysacarit), axit hữu cơ chiếm 12%, chất vô cơ 7% và các chất khác chiếm 5%.
Bên cạnh đó cà chua còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A, sắt và các khoáng
chất cần thiết cho cơ thể người. Cà chua cung cấp năng lượng và khoáng chất
làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết,
chống độc. Về giá trị sử dụng, cà chua được dùng dưới nhiều hình thức khác
nhau như ăn tươi, làm salat, nước uống. Ngoài ra cà chua còn dùng làm mỹ

phẩm, chữa mụn trứng cá... Với giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đa dạng và cho
năng suất cao, cà chua đã và đang trở thành một trong những loại rau được ưa
chuộng nhất và được trồng phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Cà chua có thể trồng nhiều vụ trong năm nhưng chủ yếu được trồng vào
vụ Đông (từ tháng 9 - 12). Cà chua trồng rải vụ vào vụ Xuân hè không những
giải quyết được rau giáp vụ mà còn cung cấp nguyên liệu liên tục cho các nhà
máy, đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với chính vụ. Tuy nhiên hiện nay thách
thức lớn nhất đối với nghề trồng rau nói chung cũng như trồng cà chua nói riêng
là thiếu giống tốt. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chương trình và chính sách

1


khuyến khích du nhập và sản suất giống có năng suất và chất lượng cao, sử dụng
giống xác nhận nhưng vẫn không đủ giống tốt phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều giống cà chua tạo ra trong nước phát triển
sản xuất như HT7, MV1,VR2, HT42, HT160 nhưng so với nhu cầu của người tiêu
dùng thì bộ giống này còn khá khiêm tốn. Để tiếp tục quá trình chọn tạo giống cà chua
mới, được sự cho phép của bộ môn Di truyền và Chọn giống, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng”
1. Mục đích - Yêu cầu của đề tài
1.1 Mục đích
- Tuyển chọn được các tổ hợp lai có triển vọng thích hợp cho trồng đông
và Xuân hè.
- Xác định được khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ theo các tính
trạng cấu thành năng suất.
1.2 Yêu cầu
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, hình thái, cấu trúc cây của các tổ
hợp lai ở vụ Đông và vụ Xuân hè.

- Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái quả và chất lượng quả của các tổ
hợp lai ở 2 thời vụ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai
ở 2 thời vụ.
- Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các tổ
hợp lai ở 2 thời vụ.
- Đánh giá khả năng kết hợp theo các tính trạng cấu thành năng suất của
các dòng bố mẹ.
- Chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng

2


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua
1.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ, dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê. Nhà thực vât
người Pháp đã đặt tên latin cho cây cà chua là Lycopersicon esculentum có nghĩa
là “ trái đào độc dược ”, “trái đào ” vì cà chua tròn trĩnh và hấp dẫn, “độc dược vì
lúc đó người ta nghĩ nhầm về cà chua và cho nó là độc hại .
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà
chua trồng. Tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum var.cerasiforme
(cà chua anh đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các nghiên cứu của
JenLins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Pêru và Ecuado tới nam Mehico.
Trước Khi Crixitop Colong tìm ra Châu Mỹ thì ở Peru và Mehico đã có trồng cà
chua, ở đó nó đã được người dân bản xứ thuần hóa và cải tiến. Các nhà thực vật
học Decadolle (1984), Mulle (1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), BecLer Dilinggen (1956)… đều thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đảo
Galapagos, ở Peru, Equado, Chile. Một số tác giả cho rằng Mehico là đất nước
đầu tiên trồng trọt hóa cây này. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di truyền

phân tử (nghiên cứu các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu khoảng cách
di truyền) cũng đã xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng Mehico là nơi
đầu tiên thuần hoá, trồng trọt cà chua (Mai Thị Phương Anh, 2003).
Cà chua tiếng Mỹ gọi là “tomato” là từ gốc của Tây Ban Nha “tomatl” lần
đầu tiên xuất hiện vào năm 1595. Theo Peggy Trowbridge Filippone: Cà chua có
nguồn gốc từ vùng phía Tây của Nam Mỹ và Trung Mỹ. Năm 1519, Cortez đã
tìm ra những cây cà chua mọc hoang dại trong vườn Montezuma, ông đã lấy hạt
mang về Âu Châu để trồng làm cảnh. Cho đến năm 1778, cà chua mới được xem
là trái cây ăn được nên các giống cà chua đã trở nên ngày càng phong phú và đa
dạng. Đến đầu thế kỷ 19 cà chua đã được xem là một loại thực phẩm không thể
thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Người Pháp còn nghĩ rằng cà chua còn
có thể giúp ích cho khả năng tình dục nên trái cà chua còn mang tên như

3


“pommes d'amour”, hay táo tình yêu . Tuy nhiên vào thời điểm đó, cây cà chua
vẫn chỉ được coi là cây cảnh bởi quả của nó khi chín có màu sắc đẹp, bóng và
cũng bởi người dân thời bấy giờ quan niệm quả cà chua có chứa độc tố gây hại
cho con người (vì cây cà chua thuộc họ cà, và là họ hàng của cà độc dược). Cuối
thế kỷ 18, các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa dạng, cà chua được
dùng làm thực phẩm ở Nga và Italia. Đến đầu thế kỷ 19 cà chua đã trở thành một
thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày (Luo et al., 1998).
Thế kỷ 17, cà chua được đưa vào châu Á đầu tiên là Philippin, nhờ các
lái buôn người châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sau đó
được trồng phổ biến trên các nước châu Á khác.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho rằng cà chua được du nhập vào Việt
Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng tức là vào khoảng hơn 100 năm trước
đây và được người dân thuần hóa trở thành cây bản địa . Từ đó cùng với sự phát
triển của xã hội thì cây cà chua đang ngày càng trở thành một cây trồng có giá trị

kinh tế và giá trị sử dụng cao.
1.1.2. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà Solaneceae, chi
(Lycopersicon). Cà chua được nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan
điểm riêng của nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov và Popov (1941), Luckwill
(1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964). Ở Mỹ thường dùng phân loại của
Muller, ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại của Bzezhnev.
Theo Muller (1940) thì loài cà chua trồng trọt hiện nay thuộc chi phụ
Eulycopersicon C.H.Muller. Tác giả phân loại chi phụ này thành 7 loài, loài cà
chua trồng trọt hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loài thứ 1.
Theo Daskalov (1941) phân loại Lycopersicon thành 2 loài, cà chua trồng
hiện nay thuộc loài thứ 2. Theo Bailey-Dilingen (1956) thì phân loại
Lycopersicon thành 7 loài, cà chua trồng thuộc loài thứ 7, trong loài thứ 7 có 10
biến chủng (thứ) khác nhau.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cà chua. Tuy
nhiên hiện nay, hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn giản
và rộng rãi nhất. Chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3 loài thuộc 2 chi phụ

4


đó là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ 2) (Nguyễn Hồng
Minh, 2000).
* Chi phụ 1 ( Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả
không có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng…Chi phụ này có một
loài là L.esculentum.Mill. Loài này gồm 3 loài phụ là:
- L. esculentum. Mill. Ssp. spontaneum (cà chua hoang dại).
- L. esculentum. Mill. Ssp. subspontaneum (cà chua bán hoang dại).
- L.esculentum. Mill. Ssp. Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã

chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L.esculentumvar. Vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L.esculentumvar. Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
+ L.esculentumvar. Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp,
thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L.esculentum var.Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.
* Chi phụ 2 ( Eriopersicon ): là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các
dạng quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
antoxyan hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông, màu nâu…chi phụ này có 2 loài
gồm 5 loại hoang dại: L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L. hirsutum,
L. peruvianum.
-Lycopersicun hisrutum Humb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình
thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi
đặc trưng. Loài này thường sống ở độ cao 2200 – 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m
so với mặt nước biển như các loài cà chua khác.
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru,
bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó

5


không có đặc tính của L. hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các loài
khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 – 2000m so với mặt nước biển.
1.2. Giá trị của cây cà chua
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng.

Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều gluxit,
nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Theo các
nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100- 200g cà chua sẽ thỏa mãn
nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu.
Theo Ersakov and Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau:
trọng lượng chất khô là 5-6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ 0,5%,
xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chất khoáng 0,6%.
Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (Tạ Thu Cúc, 1985).
Bảng 1.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua
Thành phần

Quả chín tự nhiên

Nước ép tự nhiên

Nước

93,76g

93,9g

Năng lượng

21Kcal

17Kcal

Chất béo

0,33g


0,06g

Protein

0,85g

0,76g

Carbohydrates

4,46g

4,23g

Chất xơ

1,10g

0,40g

Kali

223mg

220mg

Photpho

24mg


19mg

Magie

11mg

11mg

Canxi

5mg

9mg

Vitamin C

19mg

18,30mg

Vitamin A

623IU

556IU

Vitamin E

0,38mg


0,91mg

Niacin

0,628mg

0,67mg
(Nguồn: USDA Nutrient Data Base)

6


1.2.2. Giá trị y học
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh
nhiệt, giải khát, dưỡng âm và làm mát máu, thường được dùng để chữa các
chứng bệnh như nhiệt, môi khô họng khát do vị nhiệt, hay hoa mắt chóng mặt,
chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hóa kém, loét dạ dày, huyết áp cao…
Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả uống trị suy nhược, ăn không
ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, thừa máu, máu quá dính, xơ cứng tiểu động
mạch máu, tạng khớp, thấp phong, thấp khớp, thừa ure trong máu, viêm ruột...
Trong cà chua có chất Lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của quả cà
chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là một chất oxi hóa tự nhiên
mạnh gấp 100 lần so với vitamin E. Lycopen liên quan đến vitamin E đã được
chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Sử dụng nhiều cà chua
thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của ADN giảm xuống thấp nhất.
Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đối với chị em phụ nữ, ăn nhiều
cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú.
1.2.3. Giá trị kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng.

Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh,…và cũng có thế chế biến
thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua
đóng hộp, mứt hay nước ép. Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng
vừa là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau.
Do đó, với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên
thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn
tươi chỉ 5 – 7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4 lần
so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì (Tạ Thu Cúc, 1985).
Ở Việt Nam, tuy mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm nhưng cà chua đã
là loại rau ăn quả rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Diện tích gieo trồng cà
chua hàng năm từ 15 – 17 ngàn ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình

7


quân đầu người của nước ta là: 3 kg/người/năm. Theo số liệu điều tra của phòng
nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà chua ở đồng bằng
sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0 - 68,4 triệu đồng/ha/vụ với mức lãi thuần
15 - 25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa .
1.3. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và có
lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng và hiệu
quả kinh tế và giá tri sử dụng cao. Hiện nay nó đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới và
ngày càng được chú trọng phát triển hơn cả về năng suất và chất lượng. Cà chua đã
và đang trở thành một loại cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều
nước trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra nhằm đời đáp ứng

được nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2000

4,029366

27,306

110,026417

2001

3,987562

27,068

107,936626


2002

4,144985

28,019

116,137619

2003

4,179654

28,482

119,044502

2004

4,462559

28,585

127,563952

2005

4,560654

28,049


127,920545

2006

4,632861

28,063

130,011481

2007

4,179731

32,791

137,056140

2008

4,234265

33,286

140,941769

2009

4,419729


34,839

153,976606

2010

4,412757

34,378

151,699405

2011

4,751530

33,536

159,347031

2012

4,803680

33,681

161,793834

Năm


(Nguồn : FAO Database Static, 2013)

8


Cà chua ngày nay rất được ưa chuộng đã trở thành một trong những cây
trồng chính và chiếm vị trí số một trong nghành sản xuất rau của nhiều nước trên
thế giới, do có thành phần dinh dưỡng phong phú cân đối, năng suất cao khả
năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện sinh thái, đặc tính di truyền tương đối ổn
định. Có tác dụng lớn về mặt dinh dưỡng, y học cũng như kinh tế.
Theo bảng 1.2, trong 12 năm (từ năm 2001 đến năm 2012) diện tích cà
chua thế giới tăng 1,19 lần (từ 3,987561 triệu ha lên 4,803680 triệu ha), sản
lượng tăng 1,49 lần (từ 107,936626 triệu tấn lên 161,793834 triệu tấn, năng suất
tăng 1,24 lần (từ 27,306 tấn/ha đến 33,681 tấn/ha).
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện tích, sản
lượng, năng suất cà chua trên thế giới năm 2012 như sau:
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012
Tên châu lục

Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Châu Phi

1.010,604

177,496

17.93,834


Châu Mỹ

452,905

547,531

24.797,948

Châu Á

2.824,757

346,553

97.892,723

Châu Âu

506,583

408,494

20.693,590

Châu Úc

8,831

534,180


471,739

(Nguồn : FAO Database Static, 2013)
Theo bảng 1.3 thì năm 2012, Châu Á có diện tích trồng cà chua 2.824,757
nghìn ha, sản lượng là 97.892,723 nghìn tấn đạt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,
châu Úc và châu Mỹ lại là 2 châu lục có năng suất lớn nhất thế giới (lần lượt đạt
534,180 tạ/ha và 547,531 tạ/ha).
Sản lượng cà chua chiếm xấp xỉ 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm trên
toàn thế giới. Mỹ là nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới, châu Âu
là khu vực nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới, khoảng 21 triệu tấn quả tươi
hàng năm, bằng 60% lượng nhập toàn thế giới. Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là
nước Mỹ, sau đó là các nước Châu Âu. Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế
giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong đó cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiếm

9


5-7%. Điều đó cho thấy, cà chua được sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến
(Tạ Thu Cúc, 2004).
Cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều
nhất là ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ, năm 2002 sản lượng nhiều nhất ước đạt 10,1 triệu
tấn. Trong đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô đặc. Ở Italia,
sản lượng cà chua chế biến ước tính đạt được là 4,7 triệu tấn.
Bảng 1.4. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012
STT

Tên nước

Sản lượng (nghìn tấn)


1

Trung Quốc

50.000,000

2

Ấn Độ

17.500,000

3

Hoa Lỳ

13.206,950

4

Thổ nhĩ Lỳ

11.350,000

5

Ai Cập

8.625,219


6

Iran

6.000,000

7

Italy

5.131,977

8

Tây Ban Nha

4.007,000

9

Brazil

3.873,985

10

Mexico

3.433,567

(Nguồn : FAO Database Static, 2013)

1.3.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
So với thế giới, lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất non trẻ,
khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay đã được trồng khá rộng rãi trong cả
nước. Diện tích trồng cà chua hàng năm biến động từ 12.000-13.000 ha và
đang có xu hướng tăng lên, chiếm khoảng 7-10% tổng diện tích trồng rau cả
nước, riêng năm 2000 diện tích và sản lượng cà chua chiếm 29% tổng diện
tích và sản lượng rau cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và trung
du bắc bộ như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... Ở
miền Nam, các tỉnh trồng nhiều như An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng.

10


Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2005-2012
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2005


23.566

198,0

466.124

2006

22.962

196,0

450.426

2007

23.283

197,0

458.214

2008

24.850

216,0

535.438


2009

20.540

240,7

494.332

2010

21.784,2

252,6

550.183,8

2011

23.083,6

255,5

589.830,3

2012

23.917,8

257,9


616.890,6

Năm

(Trích nguồn số liệu:Vụ Nông nghiệp- Tổng cục thống kê)
Do nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng cà
chua phục vụ trong nước và chế biến xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian qua nhờ
các tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật tiên tiến được đầu tư và triển khai
có hiệu quả vào sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lượng cà chua được tăng
lên một cách đáng kể.
Qua bảng 1.5, từ năm 2006 đến năm 2012, diện tích trồng cà chua ở nước
ta tăng từ 22.962 ha lên 23.917,8 ha, năng suất tăng từ 196 tạ/ha lên 257,9 tạ/ha,
chứng tỏ giai đoạn này đã có những tiến bộ trong công tác chọn tạo giống, áp
dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên năng suất cà chua đã được nâng lên
đáng kể.
Theo Phạm Đồng Quảng và cs. (2006), hiện nay cả nước có khoảng 115
giống cà chua được gieo trồng. Trong đó có 10 giống được gieo trồng với diện tích
lớn (6.259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước). Giống được trồng nhiều nhất ở nước
ta hiện nay là M386 với khoảng 1.432 ha, su đó là giống cà chua Pháp, VL200,
TN002, Red Crown, Ba Lan, HT42, VL2910, Trang Nông…
Trước đây cà chua ở nước ta chủ yếu được sản xuất ở vụ đông (chính vụ),
có thời gian cung cấp sản phẩm ngắn. Từ năm 1997-2000, cuộc "cách mạng" lần
thứ nhất trong sản xuất cà chua trong nước xảy ra với sự ra đời của các giống cà
chua lai chịu nóng trồng được nhiều thời vụ trong năm.

11


Từ đó tới nay sản xuất cà chua ở miền Bắc được triển khai ở các thời vụ
hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn). Sản

phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới
đầu tháng 7 năm sau. Đó là một tiến bộ rất lớn.
Cho tới nay cây cà chua ở nước ta chủ yếu vẫn coi như cây gia vị có mức
tiêu thụ chưa cao, vì thế chưa trở thành nền sản xuất lớn, mặc dù chúng ta có rất
nhiều lợi thế phát triển cây trồng này. Đại đại đa số diện tích sản xuất cà chua sử
dụng các giống lai ngoại nhập. Các giống này có nhiều ưu điểm song vẫn mang
một số nhược điểm như chu kỳ sinh trưởng dài, chín muộn, kém phù hợp với cơ
cấu luân canh cây trồng khắt khe của miền Bắc, khó phát triển trên diện rộng và
hạn chế thời gian cung cấp sản phẩm.
Hơn nữa, hầu hết các giống cà chua lai nhập nội trồng trong sản xuất hiện
nay có chất lượng tiêu dùng chưa cao (vì các giống chất lượng cao nhập nội kém
phù hợp với khí hậu và đặc điểm trồng rải vụ ở miền Bắc).
Từ năm 2008 - 2011 đã đánh dấu sự ra đời cuộc cách mạng lần thứ hai, cà
chua chất lượng cao. Với những thành tựu về tạo ra các bộ giống cà chua lai chất
lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển sản xuất đã và đang ra đời và
tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn có thể đưa nền sản xuất cà
chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất lớn với đa dạng về các
chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu, đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với xuất khẩu gạo (Nguyễn
Hồng Minh, 2013).
So với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam có nhiều
thuận lợi là:
Được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về đầu tư và định hướng mở
rộng và phát triển cây rau hiện nay. Đề án "Phát triển rau, quả, hoa và cây cảnh
thời kỳ 1999-2010" của Bộ Nông nghiệp và PTNT được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt ngày 3/9/1999. Kế hoạch sản xuất rau được xác định: Diện tích sản
xuất rau đạt 600.000 ha với sản lượng 10 triệu tấn năm 2005 và 800.000 ha với
sản lượng 14 triệu tấn năm 2010 để đạt bình quân đầu người là 110
kg/người/năm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999).


12


Đặc biệt là các tỉnh phía bắc có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai của rất
phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, nếu được đầu tư tốt sẽ cho
năng suất rất cao.
Đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta là vùng đất nổi tiếng sản xuất ra
các loại rau chất lượng cao, ăn ngon hơn hẳn các vùng khác. Thế mạnh của
chúng ta về sản xuất ra khối lượng lớn cà chua chất lượng cao với thời gian cung
cấp sản phẩm từ khoảng 15/11 tới hết tháng 6 năm sau (7,5 tháng cung cấp sản
phẩm trong chu kỳ 1 năm), trùng với giai đoạn miền Bắc khan hiếm hơn về các
loại quả, giúp cho tiêu thụ cà chua chất lượng cao tăng mạnh.
Đặc biệt thế mạnh này ứng với giai đoạn mùa đông lạnh giá kéo dài của
các nước phương Bắc (không thể sản xuất rau tươi bằng công nghệ thông thường
nên sản phẩm hiếm và đắt). Vì vậy, thị trường xuất khẩu cà chua chất lượng cao
của miền Bắc nước ta là vô cùng lớn (Nguyễn Hồng Minh, 2013).
Quỹ đất có thể phát triển cà chua là rất lớn vì trồng trong vụ đông xuân
không ảnh hưởng hai vụ lúa, sản phẩm tập trung từ tháng 12 đến tháng 3, trái vụ so
với thời vụ trồng và thu hoạch cà chua của Trung Quốc, nước có khối lượng cà
chua lớn nhất thế giới nên ít bị cạnh tranh (Phạm Hồng Quảng và cs., 2005).
Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh
nghiệm canh tác, nếu có thị trường sẽ thu hút được nguồn lao động dồi dào, giá
công lao động rẻ, hạ giá thành sản phẩm, có khả năng cạnh tranh cao. Tạo lập
được một nghề ổn định cho đông đảo nông dân các tỉnh miền Bắc, tạo ra nhiều
công ăn việc làm ở các mùa vụ với thu nhập cao gần như quanh năm.
Hơn nữa cà chua là cây trồng dễ áp dụng công nghệ sản xuất an toàn, cung
cấp khối lượng lớn sản phẩm an toàn, chất lượng cao (ăn tươi sống) cho đông đảo
người tiêu dùng.
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Viện Nghiên cứu rau quả đã
nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất cà chua công nghệ cao, quy trình sản

xuất cà chua an toàn và hoàn thiện các quy trình sản xuất hạt giống cà chua lai F1
phục vụ sản xuất. Các công nghệ mới như sử dụng màng phủ nông nghiệp giúp
cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng và tiết kiệm phân

13


bón. Các công nghệ trồng cà chua trong nhà lưới của Viện Nghiên cứu rau quả,
nhà kính theo công nghệ Israel, công nghệ của Úc đang được nghiên cứu và ứng
dụng tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh...
Quy trình sản xuất GAP cho cà chua đang được Viện Cây lương thực và CTP và
Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và xây dựng.
Nước ta đã đưa vào một nhà máy chế biến cà chua cô đặc theo dây truyền
hiện đại tại Hải phòng với công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày. Vì vậy việc quy
hoạch vùng trồng cà chua để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đang trở nên cấp
thiết nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải phòng…
1.4. Đánh giá khả năng kết hợp
Cà chua là cây tự thụ, đặc điểm của nó là nhị và nhụy cùng nằm trên một
hoa nên vấn đề sản xuất hạt giống lai rất khó khăn trong đó trở ngại lớn nhất là
khử bộ phận đực để ngăn ngừa tự thụ và tăng cường khả năng nhận phấn ngoài từ
dòng bố.
Việc tạo ra giống ưu thế lai khá phức tạp và gồm nhiều giai đoạn trong đó
công đoạn thử khả năng kết hợp của các bố mẹ đem lai là việc rất quan trọng.
Khả năng kết hợp là một thuộc tính quan trọng không chỉ ở cây cà chua
mà ở tất cả các loại cây trông khác, nó được kiểm soát di truyền và có thể truyền
lại cho thế hệ sau qua tự phối cũng như qua lai (Trần Hồng Uy, 1985). Thuật ngữ
KNKH lần đầu tiên được Sprague and Tatum (1942) đưa ra và sử dụng. KNKH
là thuật ngữ chung để chỉ khả năng của một dòng hay một kiểu gen có thể tạo ra
thế hệ tốt nhờ vào việc lai với các dòng giống khác. KNKH phụ thuộc vào kiểu
gen và tương tác giữa chúng (Griffing, 1956). Sprage and Tatum cũng đưa ra hai

khái niệm quan trọng khác là khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng.
Theo hai ông thì KNKHC được biểu thị bằng giá trị ưu thế lai trung bình của bố
mẹ ở tất cả các tổ hợp lai. KNKHC được chi phối bởi tác động gen cộng tính.
KNKHR được biểu thị bằng độ lệch của tổ hợp lai cụ thể nào đó so với giá trị
trung bình ưu thế lai trung bình của nó. KNKHR chủ yếu do tác động của tính
trội và siêu trội.

14


Bất kỳ chương trình chọn giống nào cũng bắt đầu bằng việc tạo các dòng
thuần. Thực ra, việc tạo dòng thuần không khó nhưng tạo được dòng có ý nghĩa
cho công tác tạo giống là điều hết sức khó khăn và phức tạp. Prague (1946) đã
điều tra về số lượng và khả năng sử dụng dòng thuần của nhiều nhà tạo giống cho
thấy tỉ lệ dòng thuần tốt được giữ lại và sử dụng chỉ vào khoảng phần nghìn. Việc
giữ lại hay loại bỏ dòng thuần dựa vào kết quả đánh giá khả năng kết hợp. Xác
định khả năng kết hợp bằng lai thử là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của
và công sức của nhà tạo giống. Trần Hồng Uy cho rằng trong công tác tạo dòng
tụ phối, việc xác định khả năng kết hợp của dòng là giai đoạn quan trọng nhất.
Một số nhà di truyền, sinh lý, sinh hóa cũng đã mất nhiều thời gian nghiên cứu
tìm cách chuẩn đoán khả năng kết hợp của dòng tự phối qua các đặc điểm sinh lý
sinh hóa nhưng vẫn chưa có kết quả.
Như vậy, khả năng kết hợp của dòng tự phối, phương pháp lai thử vẫn là
con đường duy nhất và chắc chắn nhất. Đánh giá khả năng thực chất là xác định
tác động gen. Tác động gen liên quan đến khả năng kết hợp chung được xác định
bởi yếu tố di truyền cộng, còn khả năng kết hợp riêng được xác định bởi yếu tố
trội, siêu trội, ức chế và điều kiện môi trường (Trần Hồng Uy, 1985).
Khả năng kết hợp được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai,
quan sát ở tất cả các cặp lai, và độ chênh lệch so với giá trị trung bình của cặp lai
cụ thể nào đó.

Giá trị trung bình biểu hiện bằng khả năng kết hợp chung (General
combining ability – GCA), còn độ chênh lệch biểu thị bằng khả năng kết hợp riêng
(Specific combining ability – SCA) (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền, 1996).
Khả năng kết hợp chung là đại lượng trung bình về ưu thế lai của tất cả
các tổ hợp lai mà dòng đó tham gia, thể hiện khả năng cho ưu thế lai của dòng đó
với các dòng khác. Nếu khả năng kết hợp chung của bố mẹ cao sẽ cho biết khả
năng cho con lai có tính trạng cao khi sử dụng bố mẹ đó để lai giống. Khả năng
kết hợp chung (GCA) đặc trưng cho hiệu quả cộng tính, biểu hiện về số lượng,
trạng thái và hoạt tính của gen làm xuất hiện tác động cộng tính, là hợp phần di
truyền cố định mà giống đó có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau.

15


Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ thông qua các tính
trạng trên tổ hợp lai của chúng, giúp chúng ta có thể xác định về việc giữ lại dòng
có khả năng kết hợp cao, loại đi nhưng dòng kém có khả năng kết hợp thấp.
Để xây dựng tập đoàn các giống, dòng, chúng được nghiên cứu tốt về đặc
trưng đặc tính. Việc đánh giá khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp riêng
của các giống, dòng là rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo giống ưu thế lai.
Để đánh giá khả năng kết hợp, thường áp dụng các phương thức lai như: lai
dialen, lai đỉnh với việc sử dụng bộ giống thử tốt. Từ đó thiết lập các chương
trình thu các F1 từ các tổ hợp lai đánh giá, chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng và
chúng được đưa vào thử nghiệm khác nhau, chọn ra giống lai phục vụ cho sản
xuất theo các mục tiêu đề ra. Một số phương pháp đánh giá khả năng kết hợp:
- Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh (Top Cross):
Lai đỉnh là phương pháp thử chủ yếu để xác định khả năng kết hợp chung do
Devis đề xuất năm 1927, Jenkin và Bruce, đã sử dụng và phát triển các dòng
hoặc các giống cần xác định khả năng kết hợp được lai cùng với một dạng chung
gọi là dòng thử (Tester). Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu của quá

trình chọn lọc, khi khối lượng dòng còn quá lớn, không áp dụng được bằng
phương pháp lai luân giao. Việc chọn cây thử là yếu tố quan trọng quyết định đến
thành công của phép lai đỉnh, công việc này tùy thuộc vào ý đồ của nhà chọn
giống. Để tăng độ tin cậy người ta thường dung 2 hay nhiều cây thử có nền di
truyền rộng hẹp khác nhau (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền, 1996).
- Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai luân giao (Dialen
Cross): Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp bằng lai luân giao được Sprague
và Tatum đề xuất vào năm 1942, đến năm 1947 thì East đã sử dụng hệ thống lai
luân giao để xác định khả năng kết hợp của các kiểu gen.
Luân giao là hệ thống lai thử, các dòng được lai với nhau theo tất cả các tổ
hợp có thể. Qua phân tích lai luân giao thu được:
+ Bản chất và ước lượng các chỉ số di truyền.
+ Khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của bố mẹ và
con lai.

16


Trong phân tích lai luân phiên có 2 phương pháp là phương pháp Hayman
và phương pháp Griffing.
+ Phương pháp Hayman: Phương pháp này giúp xác định các tham số di
truyền của vật liệu bố mẹ cũng như ước đoán giá trị các tham số này ở các tổ hợp
lai. Tuy nhiên, việc xác định các tham số di truyền nêu trên khó đạt được kết quả
chính xác vì bố mẹ không hoàn toàn thỏa mãn 6 điều kiện mà Hayman nêu ra
(Hayman, 1954).
+ Phương pháp Griffing: Phương pháp này cho biết thành phần biến động
do KNKHC, KNKHR được quy đổi sang thành phần biến động do hiệu quả cộng
tính, hiệu quả tính trội và siêu trội của gen (Griffing, 1956).
- Phương pháp “Line x Tester” theo mô hình của Kempthorne (1957): Phân
tích phương sai trên cơ sở kết quả thu đượct từ thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu

nhiên hay khối ngẫu nhiên của các cặp lai, dòng và cây thử tiến hành phân tích
phương sai thí nghiệm một nhân tố là các kiểu gen tham gia trong thí nghiệm. Nếu
có sự sai khác là có ý nghĩa theo phép nghiệm F thì tiếp tục bước 2 là phân tích
phương sai do các hợp phần Line, Tester và Line x Tester được tạo nên trong thí
nghiệm để đánh giá vai trỏ của các thành phần di truyền trong các tổ hợp lai.
1.5. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Cà chua là một trong những loài rau quan trọng không thể thiếu trong
cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Vì vậy công việc chọn tạo, nghiên
cứu ra các giống cà chua có năng xuất cao, phẩm chất tốt, phục vụ cho lợi ích
con người là một việc làm rất thiết thực. Những năm gần đây vấn đề chọn giống
kết hợp với tính chống chịu tổng hợp với bệnh hại và điều kiện bất lợi được chú
ý rất nhiều, để tạo ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt.
Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh
(1961) thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm.
+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và
nguyên liệu cho chế biến đồ hộp.

17


+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa.
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh
Nguồn gen của các loài hoang dại đã được các nhà khoa học chọn làm
nguồn gen chống chịu với các điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác
nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, đột biến nhân tạo…bước đầu đã thu
được những thành công nhất định. Bằng phương pháp lai Dialen một phần đã
nghiên cứu di truyền tính kháng bệnh đốm lá ở cà chua làm giảm bệnh đốm lá ở
con lai. Một chương trình lai phối hợp đưa vào Pháp và 7 nước Trung cận Đông

ở Châu Phi nhằm tăng tính Kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua. Các loài
hoang dại như Lycopersicon pimpinellifolium, L.hirsutum, L. peruvianum được
sử dụng làm nguồn chống chịu.
Nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm rau thế giới (AVRDC) cho
thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với
điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như có màu đỏ nhạt, nứt
quả, vị nhạt hoặc chua…(Luo et al., 1998).
AVRDC từ những ngày đầu thành lập (1972) cũng đã bắt đầu chương
trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều
kiện nóng ẩm. Và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống đã được cải
thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như
chống chịu sâu bệnh tốt. Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia
(MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt
đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển
vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn:
MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10.
AVRDC cũng đã chọn được các dòng cà chua theo hướng kháng bệnh
héo xanh vi khuẩn và một số sâu bệnh khác như virus xoăn vàng lá (TYLCV),
sâu đục quả. Các nhà khoa học đã xác định được các gen kháng virus ở nhiều
loài cà chua. Bằng các phương pháp lai truyền thống và hiện đại đã dần chuyển
được một số gen kháng virus sang loài cà chua trồng trọt. Các nhà nghiên cứu
virus ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV.

18


Một số vật liệu chứa gen Tm2 đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống
cà chua như L127, Ohio MR-12, MR-13 (Opera et al., 1989).
Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua được tiến hành ở AVRDC- TOP,
trường đại học Lasestart, phân viện Lamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống

được đánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và
chống bệnh cụ thể là các giống cà chua anh đào CHT104, CHT92, CHT105 có
năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon, quả chắc.
Các giống PT225, PT3027, PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất
lượng tốt, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping, 1994)
AVRDC còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn
có khả năng đậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt độ cực đại 32-340C và cực tiểu 22240C đã đưa được nhiều giống lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt
đới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143…(Morris, 1998).
Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là
CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A. Cả 3 giống này đều sinh trưởng hữu hạn, có
Khả năng chịu nhiều loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virus….
Trong chọn tạo giống cà chua, người ta đặc biệt chú ý nhiều đến việc khai
thác ưu thế lai. Ở Nhật Bản ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm
1930. Khi lai thử giữa giống Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai
về tổng trọng lượng quả cao hơn bố mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng
quả phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ (Kiều Thị Thư, 1998).
Ở Mỹ năm 1836 đã có 23 giống cà chua được giới thiệu để phục vụ cho
cho ngành trồng trọt. Công trình thử nghiệm của Liberty Hyde BaiLey ở trường
Nông nghiệp Michigan bắt đầu từ năm 1886 đã tiến hành chọn lọc phân loại giống
cà chua trồng trọt. Từ năm 1870 đến năm 1893 Livingston đã giới thiệu 13 giống
được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Tiếp đó 1908, Middleton chọn
được giống cà chua “Chân Thiện Mỹ” từ giống “Xẻ Khoan”. Năm 1914, Berft Croft
chọn được mẫu giống Coorper Special là giống sinh trưởng vô hạn thích hợp cho
việc trồng dày và sử dụng máy khi thu hoạch (Tạ Thu Cúc và cs., 2000).

19


×