Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung trên chó của dịch chiết cây đơn đỏ excoecaria cochinchinensis lour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.21 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

PHẠM THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITRO
VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG
TRÊN CHÓ CỦA DỊCH CHIẾT CÂY ĐƠN ĐỎ
“EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

PHẠM THỊ DUNG



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITRO
VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG
TRÊN CHÓ CỦA DỊCH CHIẾT CÂY ĐƠN ĐỎ
“EXCOECARIA COCHINCHINENSIS LOUR”

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. SỬ THANH LONG
2. TS. NGUYỄN THANH HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc trong danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Phạm Thị Dung

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực thực sự của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Thú y, Khoa
Công nghệ sinh học, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn khoa học TS.
Sử Thanh Long, TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo, các thầy cô giáo
trong bộ môn Ngoại Sản - Khoa thú y, bộ môn Công nghệ sinh học thực vật – Khoa
Công nghệ sinh học; tập thể cán bộ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm trọng điểm Công
nghệ Sinh học Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin được cảm ơn tập thể cán bộ, bác sĩ Bệnh xá thú y – Viện thú y Quốc gia
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn
bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Phạm Thị Dung

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình ảnh


vii

Danh mục biểu đồ

viii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích của đề tài

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

1.1 Hiện tượng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

4

1.2 Thú cưng (chó, mèo) – một trong những nguồn lây lan vi khuẩn kháng thuốc

5

1.3 Xu thế phát triển và sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam

7

1.4 Cây Đơn đỏ

11

1.5 Bệnh viêm tử cung trên chó

15

1.5.1 Một số đặc điểm sinh học của chó cái

15

1.5.2 Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của viêm tử cung

18


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm

21

2.2 Nội dung nghiên cứu

21

2.3 Vật liệu nghiên cứu

22

2.4 Phương pháp nghiên cứu

23

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

3.1 Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó

32

3.1.1 Các bệnh sinh sản thường gặp trên chó
iii


32


3.1.2 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo giống

33

3.1.3 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi

36

3.1.4 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ

37

3.2 Kết quả phân lập và kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử
39

cung chó
3.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung chó

39

3.2.2 Kiểm tra kháng sinh đồ vi khuẩn E. coli và Staphylococcus spp. phân
lập từ dịch viêm tử cung chó

40

3.3 Hiệu suất chiết xuất lá cây Đơn đỏ trong các dung môi


41

3.4 Định tính xác định một số nhóm hoạt chất trong cao khô dịch chiết lá cây
đơn đỏ

45

3.5 Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết trong các dung môi
khác nhau với vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung chó

49

3.5.1 Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết trong các dung môi khác
nhau trên vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung

49

3.5.2 Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết trong các dung môi khác
nhau trên vi khuẩn E. coli phân lập từ dịch viêm tử cung chó
3.6

51

Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Đơn đỏ trong
53

dung môi acetic acid khi pha loãng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


60

Kết luận

60

Kiến nghị

60

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

ACE

Aceton


Meth

Methanol

Đ/c DMSO

Đối chứng Dimethyl sulfoxide

D1, D2, D3

Đường kính vòng vô khuẩn của các lần thử 1,2,3

DC

Dịch chiết

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Dtb

Đường kính vòng vô khuẩn trung bình

LB

Luria Bertani

MIC


Nồng độ ức chế tối thiểu



Phản ứng

WHO

Tổ chức y tế thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần môi trường LB (Luria Bertani) lỏng ..................................... 22

2.2

Thành phần môi trường LB (Luria Bertani) đặc ...................................... 23

3.1


Tỷ lệ mắc các bệnh sản khoa thường gặp trên chó ................................... 32

3.2

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo giống.......................................... 35

3.3

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi................................... 36

3.4

Tình hình mắc viêm tử cung theo lứa đẻ ................................................. 37

3.5

Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch viêm tử cung ................................ 39

3.6

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập ........................... 40

3.7

Hiệu suất chiết suất lá cây đơn đỏ trong các dung môi ........................... 44

3.8

Kết quả xác định hoạt chất của dịch chiết có trong các dung môi ............ 46


3.9

Khả năng diệt khuẩn của dịch chiết trong các dung môi khác nhau
với vi khuẩn Staphylococcus spp. ................................................... 49

3.10 Khả năng diệt khuẩn của dịch chiết trong các dung môi khác nhau
với vi khuẩn E. coli ........................................................................ 52
3.11

Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Đơn đỏ trong
dung môi acetic acid pha loãng ...................................................... 53

3.12 Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh viêm tử cung ......................... 57

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Cây Đơn đỏ

12


1.2

Tiêu bản đơn đỏ

13

2.1

Sơ đồ tiến hành thí nghiệm

23

2.2

Lá Đơn đỏ tươi và bột lá đơn đỏ sau khi làm khô và nghiền nhỏ

24

2.3

Hệ nồng độ pha loãng cao đặc để xác định nồng độ tối thiểu tác
dụng trên vi khuẩn thử nghiệm

27

3.1

Chó mắc bệnh viêm tử cung


34

3.2

Siêu âm tử cung bị viêm của chó

34

3.3

Dịch chiết lá đơn đỏ thu được từ các loại dung môi khác nhau

43

3.4

Một số phản ứng định tính các nhóm hoạt chất trong dịch chiết

48

3.5

Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Đơn đỏ trong
dung môi acetic acid pha loãng

vii

54



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1 Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ........................................................................... 33
3.2 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi ............................................ 36
3.3 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ .................................................. 38
3.4 Hiệu suất chiết xuất lá đơn đỏ bởi các dung môi khác nhau....................... 45
3.5 Khả năng diệt khuẩn của dịch chiết trong các dung môi khác nhau
với vi khuẩn Staphylococcus spp. ....................................................... 50
3.6 Khả năng diệt khuẩn của dịch chiết trong các dung môi
khác nhau với vi khuẩn E. coli ............................................................ 52
3.7 Kết quả điều trị thử nghiệm trên chó mắc bệnh viêm tử cung ......................... 56

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong số các bệnh thường gặp trên chó chúng tôi đặc biệt quan
tâm đến bệnh viêm tử cung, bệnh đang diễn ra ngày càng phổ biến gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sinh sản, khả năng duy trì nòi giống, thậm chí
gây chết cho động vật nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên trong thực tế
điều trị hiện nay, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh diễn ra ngày càng phức tạp
làm giảm hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó quyền lợi động vật trong những năm gần
đây rất được chú trọng, đặc biệt đối với động vật cảnh như chó và mèo, sự chăm
sóc gần gũi cũng như sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho những đối tượng này

là một trong những nguyên nhân gây làm lây lan rộng rãi vi khuẩn kháng thuốc
(Luca et al., 2004). Theo WHO 2014, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và
tác dụng phụ của kháng sinh trong điều trị đang là những thách thức trong y học.
Khuynh hướng chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là quay
về với thiên nhiên, tìm cách giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm, động vật thủy sinh và dần dần thay thế bằng kháng sinh có nguồn gốc thực
vật (gọi là các phytocide). So với các loại kháng sinh tân dược, các phytocide có
nhiều ưu điểm như không có hiện tượng kháng thuốc, không tồn dư trong thực
phẩm, rất ít độc, dễ hòa tan trong nước, dễ sử dụng do hầu hết các loại cây thuốc
kháng sinh thường được dùng ở dạng bào chế rất đơn giản (Seyyednejad et al.,
2010). Tổ chức y tế thế giới WHO đã nhận định, nhiều hợp chất có nguồn gốc thực
vật bản địa hoàn toàn có khả năng thay thế thuốc kháng sinh, đây được coi là lựa
chọn thay thế hoàn hảo cho các loại kháng sinh tổng hợp.
Việc nghiên cứu và chiết xuất các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên
ngày càng phát triển mạnh, được nhiều nước trên thế giới chú trọng và đưa vào
ứng dụng rộng rãi. Thảo dược đang ngày càng chứng minh vai trò quan trọng của
mình trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn thay thế cho
các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh, B., et al., 2008). Với nguồn thảo dược phong
phú và đa dạng lên đến gần 4.000 cây thuốc có thể dùng làm thuốc trực tiếp hay
1


để tách chiết một số hoạt chất bào chế thuốc thành phẩm (Viện dược liệu quốc
gia, 2013), ngành dược liệu Việt Nam đã và đang có những bước tìm tòi nhằm sử
dụng hiệu quả kho tài nguyên quý giá này. Trong các loại thảo dược hiện nay phổ
biến, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cây đơn đỏ (còn có những tên gọi khác
như: đơn tía, đơn mặt trời, đơn tướng quân, cây lá liễu, hồng bối quế hoa, cây
mặt quỷ...) là loài bản địa Đông Nam Á và Trung Quốc, cây được trồng nhiều ở
làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội để làm thuốc. Các nghiên cứu dược lý trước đây đã
tìm thấy trong dịch chiết cây Đơn đỏ có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất

tốt (Nguyễn Thái An, 2003; Leelapornpisid et. al., 2005). Trong dân gian lá cây
đơn đỏ được sử dụng nhiều để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, chữa tiêu chảy,
đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em (Đỗ Tất Lợi, 2011). Tuy nhiên tính đến nay tác
dụng kháng khuẩn của lá cây đơn đỏ đối với các vi khuẩn gây viêm tử cung có
rất ít các công trình nghiên cứu cụ thể.
Căn cứ vào thực tế trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài "Nghiên cứu
tác dụng diệt khuẩn In vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung trên chó
của dịch chiết cây đơn đỏ Excoecaria cochinchinensis Lour" nhằm mục tiêu
đánh giá tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá đơn đỏ trên vi khuẩn phân lập từ
dịch viêm tử cung, định tính phần xác định các thành phần có hoạt tính sinh học
trong lá cây đơn đỏ, nghiên cứu phác đồ mới điều trị bệnh viêm tử cung trên chó
sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thảo dược.
2. Mục đích của đề tài
Điều tra, khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên chó
Phân lập và kiểm tra kháng sinh đồ các loài vi khuẩn có trong dịch viêm tử
cung chó
Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây đơn đỏ
Điều trị thử nghiệm chó bị viêm tử cung sử dụng cao khô dịch chiết lá cây
đơn đỏ
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung cơ sở lý luận về tác dụng
dược lý và khả năng ứng dụng điều trị của dược liệu lá cây Đơn đỏ. Sự thành
2


công của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm phương pháp điều trị bệnh viêm tử
cung trên chó hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh tân dược.
Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu có thể nghiên cứu điều trị thử nghiệm
trên quy mô lớn, tiến tới ứng dụng trong chăn nuôi nói chung, góp phần hạn chế
sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn, góp phần bảo vệ môi trường và sức

khỏe cộng đồng.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiện tượng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Từ năm 1912 khi Penicillin được phát hiện là kháng sinh đầu tiên trên thế
giới, đến nay kháng sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng và trị bệnh
cho người và động vật, đem lại nhiều thành công và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,
hiện tượng đề kháng kháng sinh đang xảy ra ngày càng gia tăng ở nhiều loài vi
khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã
hội. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng,
một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết
các kháng sinh đang điều trị.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết vi khuẩn có khả năng kháng với
không chỉ những kháng sinh mới sử dụng mà còn kháng lại các kháng sinh trong
tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng
kháng sinh hay đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho
những vi khuẩn gây bệnh khác, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị
(Prescott et al., 2002). Tại các nước phát triển, việc sử dụng kháng sinh như chất
tăng trưởng hay mục đích phòng bệnh đã bị cấm.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày
30/4/2014 về tình hình kháng thuốc kháng sinh, hầu như tất cả các khu vực đều
xảy ra kháng cao với Methicillin trong điều trị Staphylococcus aureus (MRSA);
trong đó, Đông Nam Á hơn 25%, Đông Địa Trung Hải hơn 50%, châu Âu 60%,
châu Phi 80%, Tây Thái Bình Dương 80%, châu Mỹ 90%. Ngoài ra, 3 khu vực là
châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á xảy ra kháng Cephalosporin thế hệ
thứ ba (trong điều trị nhiễm trùng K. Pneumoniae và E.coli) và Fluoroquinolones
(trong điều trị nhiễm trùng E.coli); khu vực châu Phi kháng với Cephalosporin

thế hệ thứ ba và Fluoroquinolones trong điều trị nhiễm trùng E.coli; Tây Thái
Bình Dương kháng với Fluoroquinolones (trong điều trị nhiễm trùng E.coli) và
Cephalosporin thế hệ thứ ba (trong điều trị nhiễm trùng K. Pneumoniae); khu vực

4


châu Âu xảy ra kháng với Cephalosporin thế hệ thứ ba trong điều trị K.
Pneumoniae.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999)
đã tìm thấy chủng vi khuẩn kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời cũng chứng
minh khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn thông qua plasmid.
Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú và cs. (1999), 80 - 90% vi khuẩn Salmonella
phân lập được kháng mạnh với Penicillin và Ampicillin.
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn phân lập được
từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Đỗ Ngọc Thúy
và cs. (2002) đã thu được kết quả các chủng có xu hướng kháng mạnh với các
loại kháng sinh thông thường dùng để điều trị đặc biệt với streptomycin lên tới
88,68%. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với trên 3 loại kháng sinh là khá
phổ biến (chiếm 90,57%).
Ở nhiều nước trên thế giới đã phát hiện hiện tượng vi khuẩn kháng lại các
loại thuốc kháng sinh, đặc biệt sự đa kháng (cùng một lúc kháng lại nhiều loại
kháng sinh đã xuất hiện. Chủng Salmonella enterica serotype Newport đã kháng
lại ít nhất 9 loại kháng sinh (bao gồm cả Cephalosporins) gây bệnh trên cả động
vật và người ở Mỹ (Zhao S et al., 2003). Tại Vương Quốc Anh, nhiều tài liệu
khoa học đã cho thấy hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tăng dần
theo thơi gian từ năm 1980 đến năm 2000 (Lloyd et al., 1996; Normand et al.,
2000). Ở Thụy Sỹ, Đức và một số nước tại Châu Âu đều phát hiện các chủng vi
khuẩn nguy hiểm cùng một lúc kháng nhiều loại kháng sinh thông dụng (Wissing
et al., 2001; Wall et al., 1996; Low et al., 1996; Frech et al., 2003)

1.2. Thú cưng (chó, mèo) – một trong những nguồn lây lan vi khuẩn kháng thuốc
Trong những năm gần đây khi quyền lợi động vật được chú trọng, đặc biệt
đối với động vật cảnh hay còn gọi là thú cưng như chó và mèo, kèm theo đó sự
chăm sóc thú y được trú trọng hơn và sử dụng thuốc kháng sinh phòng và trị
bệnh ở thú cưng ngày càng phổ biến. Trong năm 2002, việc sử dụng thuốc ở thú
cưng và động vật cảnh chiếm khoảng 36,5% doanh số bán thuốc thú y ở Châu
Âu, với thuốc chống bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 17% doanh số, không tính

5


đến thuốc trị ký sinh trùng và phụ gia thức ăn. Tuy nhiên, việc kiểm soát sử dụng
các loại thuốc kháng sinh này trong điều trị cho thú cưng chưa được quan tâm
đúng mức. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh
phẩm của thú cưng đã kháng nhiều loại thuốc kháng sinh. Sự chăm sóc gần gũi
cũng như sử dụng các loại thuốc kháng sinh của người cho những đối tượng này
cũng là một trong những nguyên nhân làm lây lan vi khuẩn kháng thuốc (Luca et
al., 2004)
Tại Vương quốc Anh, nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hiện tượng kháng
thuốc của vi khuẩn gây bệnh tăng dần theo thời gian từ năm 1980 đến năm 2000,
đặc biệt với vi khuẩn E .coli và Salmonella gây bệnh cho chó với kháng sinh
Penicillin amoxiclav và Streptomycin (Lloyd et al., 1996; Normand et al., 2000).
Tại Thụy Sỹ, vi khuẩn S.intermedius gây bệnh cho chó đã phát hiện
có hiện tượng tăng sự kháng thuốc với nhiều loại kháng sinh như Penicillin,
Neomycin, Sulphonamide, Co-trimoxazole và Erythromycin (Wissing et
al., 2001).
Vi khuẩn S.typhimurium (DT104) gây bệnh ở chó và mèo kháng đa thuốc
đã xuất hiện ở Anh (Wall et al., 1996; Low et al., 1996), ở Đức (Frech et al.,
2003) và tại Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, 2001). Các chủng
này thường kháng với ít nhất năm loại kháng sinh, bao gồm Ampicillin,

Chloramphenicol,

Streptomycin,

Sulphonamide



Tetracycline.

Chủng

Salmonella enterica serotype Newport đã kháng lại ít nhất 9 loại kháng sinh (bao
gồm cả Cephalosporins) gây bệnh trên cả động vật và người ở Mỹ (Zhao S., et
al., 2003).
Kết quả nghiên cứu của Sanchez S. et al., (2002) ở bệnh viện Thú y Đại
học Georgia đã phân lập được chủng vi khuẩn E.coli từ chó đã kháng 12 loại
thuốc kháng sinh. Vi khuẩn E.coli kháng chủ yếu với các nhóm Cephalosporins,
β-lactams, Tetracycline, Spectinomycin, Sulfonamides, Chloramphenicol và
Gentamicin
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thanh Hải (2014)
cũng đã phát hiện vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập từ chó đã kháng

6


cùng một lúc với 4 và 5 loại kháng sinh thông dụng
Sự kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng là một vấn đề nghiêm trọng,
do đó cần phải tìm những loại kháng sinh mới hiệu quả hơn. Đặc biệt là những
kháng sinh có nguồn gốc thực vật, vì nó ít tác dụng phụ và có khả năng điều trị

tốt (Sumitra Chanda et al., 2013).
1.3. Xu thế phát triển và sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới đã phát hiện được trên 265.000 loài thực vật, trong
đó có 150.000 loài được phân bố ở các vùng nhiệt đới, 35.000 loài có ở các nước
ASEAN và trong số này có ít nhất 6.000 loài được dùng làm thuốc.
Khu vực Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, là các nước
tiêu thụ đông dược nhiều nhất. Tại Trung Quốc, đông dược chiếm khoảng 30%
lượng dược phẩm tiêu thụ, doanh số đông dược sản xuất tại Trung Quốc để tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu năm 2003 ước đạt 20 tỉ đô la. Tại Nhật Bản, đông dược
được gọi với tên “Kampo”, cũng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, với doanh
số khoảng 1 tỉ đô la mỗi năm. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia là nước đứng
thứ hai trên thế giới sau Brazil về đa dạng sinh học cây thuốc. Theo số liệu năm
1995, có 40% dân số Indonesia sử dụng đông dược, trong đó có 70% sinh sống ở
vùng nông thôn. Theo đánh giá của Viện Dược liệu, Việt Nam năm 1995 nhu cầu
dược liệu toàn quốc khoảng 30.000 tấn, cung cấp cho 145 bệnh viện y học cổ
truyền, 242 khoa y học cổ truyền trong bệnh viên đa khoa, khoảng 30.000 lương
y đang hành nghề và trên 20.000 tấn cho nhu cầu xuất khẩu.
Cho tới nay đã có trên 1.300 cây được nghiên cứu một cách có hệ thống
về thành phần hóa học và giá trị chữa bệnh. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis
Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà khoa
học Chester J. Cavallito đã phân tích được hợp chất allicin trong tỏi có công dụng
như thuốc kháng sinh. Cũng nghiên cứu trên cây tỏi, năm 1948, Marchado cùng
cộng sự đã chiết xuất từ tỏi được garcillin, ứng dụng tốt trong bệnh nhiễm trùng
Shigella, Salmonella hoặc các bệnh kí sinh trùng như giun kim, giun đũa, giun tóc.
Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh nước tinh chất của tỏi có
thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc như bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn.

7



Năm 1934, Kondo và cộng sự tách chiết một alkaloid có tên cepharantin
từ củ của cây stephania cepharantha – Menispermaceae. Chất này có tác dụng
với vi khuẩn lao ở nồng độ 10-20 mg/ml.
Năm 1944, Gupta và Kahali đã chiết xuất từ cây berberis vulgaris chất
berberin, chất này có ảnh hưởng tốt với các kí sinh trùng do Leishmannia tropica,
Trypanosomanna equipendum gây ra.
Từ 1950-1980 thế giới đã thử tác dụng chống ung thư như: taxol
(paclitaxe) của cây Taxus brevfolia Nutt, họ Taxaceae có tác dụng chữa ung thư
buồng trứng ở thời kỳ tiến triển. Năm 1992 ở Mỹ, Canada và Pháp đã sử dụng
taxol trên lâm sàng. Hiện nay người ta đang nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất
mới từ taxol.
Những hoạt chất có trong lá chè (Thea sinensis) ngoài những tác dụng
thông thường như giải cảm, tiêu độc, lợi tiểu người ta còn phát hiện thêm một giá
trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với vius gây
bệnh viêm não Nhật Bản B.
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý
của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về gan, mật,
ung thư…. Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS
(Viện dược liệu, 2003).
Về lĩnh vực thú y, các nghiên cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong
nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu
quả cao (Bùi Thị Tho, 1996). Theo Trần Quang Hùng (1995) trong thuốc lá,
thuốc lào có chứa alkaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ được ngoại ký sinh
trùng và côn trùng hại rau, cây công nghiệp. Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây
Astiso (Cynara Scolymus L) chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu,
thông mật, bổ gan..
Nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tô
mộc, hành, hẹ và hoàng đằng. Đặc biệt, tác giả còn cho thấy vi khuẩn E.coli
kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với các thuốc
hoá học trị liệu khác: tetracyclin, neomycin… Riêng mảng sử dụng các cây dược

8


liệu: lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan, hạt cau, củ bách bộ, dây thuốc cá,
hạt củ đậu… dùng để trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng đã thu được những
kết quả nhất định (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung (2010), khi
sử dụng dịch chiết cây Xuân hoa trong điều trị lợn con bị viêm ruột tiêu chảy tỷ
lệ khỏi theo các công thức khác nhau đạt từ 87,51% đến 100%, thời gian khỏi
bình quân là 2,3 – 3,08 (ngày).
Bùi Thị Tho (2003) đã nghiên cứu tác dụng của rễ thuốc cá trong phòng
trị bệnh ngoại ký sinh trùng thú y cho kết quả tốt. Nhóm tác giả trên cũng đã sản
xuất thuốc dạng mỡ từ hạt cây củ đậu để điều trị bệnh ghẻ chú và ve kí sinh (Bùi
Thị Tho và Nguyễn Mạnh Hiển, 2006; Bùi Thị Tho, 2007). Hơn nữa, việc sử
dụng thảo dược điều trị bệnh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn
nuôi cũng đã được quan tâm từ lâu của nhóm nghiên cứu trên khi các tác giả trên
sử dụng bồ công anh (Lactuca indica L.) chống tồn dư kháng sinh enrofloxacin
trong điều trị tiêu chảy ở gà (Bùi Thị Tho và cs., 2009). Ở một nghiên cứu khác,
lá xuân hoa cho thấy có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con (Bùi Thị Tho
và Nguyễn Thành Trung, 2010) Trong định hướng tiến tới sử dụng kháng sinh
thảo dược một cách rộng rãi trong chăn nuôi thì việc bảo quản sản phẩm kháng
sinh thảo dược cũng có một vai trò then chốt, nhóm nghiên cứu trên cũng đã
nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và điều kiện bảo quản đến tác dụng dược lý
của dịch chiết củ Bách Bộ (Bùi Thị Tho, 2004). Tác giả cho thấy nên thu dịch
chiết trong vòng 24h sau khi thu hái. Việc sử dụng kháng sinh thực vật từ tỏi và
hẹ để điều trị các bệnh trên gia súc gia cầm cho thấy nó vừa cho hiệu quả cao,
vừa ít bị kháng thuốc, thời gian phát sinh kháng thuốc chậm hơn so với kháng
sinh tổng hợp và từ nấm, hơn nữa vi khuẩn lại nhanh tái mẫn cảm với kháng sinh
thực vật hơn các thuốc hóa học trị liệu (Bùi Thị Tho, 2001). Tác giả Vĩnh Định
và cs. (2002) cho biết thành phần của flavanon của lá cây đơn đỏ có chứa

liquiritigenin. Cây đơn đỏ cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong một số bài
thuốc chống dị ứng, chống viêm và kháng khuẩn (Phạm Xuân Sinh và cs., 2000).

9


Nguyễn Hồng Loan (2010) công bố kết quả nghiên cứu sử dụng chất chiết
xuất từ cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) để tăng cường khả năng đề
kháng của cá tra với bệnh mủ gan do nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Nguyễn Thành Tâm và ctv. (2012) nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn E.
ictaluri của dịch chiết từ 3 loại thảo dược, đó là Diệp hạ châu đỏ, Diệp hạ châu
xanh và Bạch hoa xà.
Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014) cho biết, dịch chiết cây
mò hoa trắng tiêu diệt vi khuẩn Salmonella in vitro và cho kết quả điều trị cao
đối với lợn con bị bệnh phân trắng. Trong nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử
dụng ethanol ở các nồng độ 35%, 70%, acetic 5% và aceton 70% để chiết xuất
phytoncid từ thân, lá và rễ cây mò hòa trắng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy
rằng, chiết xuất bằng ethanol nồng độ 35% cho dịch chiết có hiệu quả tiêu diệt vi
khuẩn và điều trị bệnh lợn con hoa trắng cao nhất. Hơn nữa nhóm tác giả cũng
cho biết dịch chiết từ thân của cây mò hoa trắng cho tác dụng diệt khuẩn cao còn
dịch chiết từ lá cây mò hoa trắng không có tác dụng diệt khuẩn và dịch chiết từ rễ
cây mò hoa trắng thì có tác dụng diệt khuẩn thấp hơn so với từ thân cây. Nhóm
tác giả cho biết hiệu quả điều trị bệnh lợn con phân trắng của dịch chiết từ thân
cây mò hoa trắng cao hơn khi so sánh với kanamycin.
Nhóm tác giả trên cũng thấy rằng dịch chiết từ quả lựu (Punica gramatum)
cho kết quả cao khi điều trị các bệnh giun sán cho gia súc (Nguyen Thanh Hai và
cs., 2014a,b). Nhóm tác giả sử dụng ethanol 5% để chiết xuất phytoncid từ quả
lựu, dịch chiết được có thể tiêu diệt giun đũa lợn, sán dây ở lợn, giun đũa ở gà và
sán lá ở gà.
Các chiết xuất của tỏi gừng cũng được nhóm tác giả trên công bố có khả

năng tiêu diệt vi khuẩn E. coli và Salmonella phân lập từ vịt bị tiêu chảy (Nguyen
Van Thanh và cs., 2014). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ethanol 5% và
acetic 5% để chiết xuất phytoncid từ tỏi và gừng. Kết quả cho thấy phương pháp
dùng acetic 5% cho dịch chiết có tính kháng khuẩn cao hơn dịch chiết thu được
từ phương pháp dùng ethanol 5%.

10


Nhóm tác giả trên cũng nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết của ngưu tất
(Achyranthes Bidentata Blume), muồng trâu (Cassia Alata L ), phi tử (Embelia
Ribes Burn ), bìm bìm ( Ipomoea Hederacea Jacq), keo dậu (Leucaena Glauca
Benth ) và cà gai leo (Solanumtorvum Swartz ) lên quá trình nở của trứng kí sinh
trùng Haemonchus contortus phân lập từ dê (Nguyen Van Thanh và cs., 2015).
Các giả trên cho thấy muồng trâu và phi tử có tác dụng ức chế trứng nở của
Haemonchus contortus tốt nhất, trong khi ngưu tất có tác dụng tốt nhất lên sự
chuyển động của ấu trùng. Ở nồng độ 20%, chỉ có chất chiết bìm bìm, keo dậu là
có cả hai tác dụng vừa ức chế không cho trứng Haemonchus contortus nở và ức
chế sự chuyển động của ấu trùng.
1.4. Cây Đơn đỏ
Nguồn gốc, phân loại
Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour.
Tên đồng nghĩa: Excoecaria bicolor Hask.
Tên nước ngoài: Blinding tree (Anh).
Chi: Excoecaria L.
Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Chi Excoecaria L. có 5 loài ở Việt Nam. Loài đơn đỏ tồn tại ở 2 dưới loài:
E. cochinchinensis Lour. var. cochichinensis và E. cochinchinensis Lour. var.
viridis (Pax ex Hoffm) Merr.
Cây đơn đỏ (còn có những tên gọi khác như: đơn tía, đơn mặt trời, đơn

tướng quân, cây lá liễu, hồng bối quế hoa, cây mặt quỷ...) là loài bản địa Đông
Nam Á và Trung Quốc. Cây cũng có ở Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, Cây
mọc hoang hay được trồng ở nhiều nơi như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang,
Đồng Tháp, An Giang, Thái Bình, Nam Định... Cây được trồng nhiều ở làng hoa
Ngọc Hà - Hà Nội để làm thuốc.
Đơn mặt trời là cây ưa sáng, ưa ẩm, thường được trồng ở vườn gia đình
hay các vườn thuốc của các cơ sở y tế để làm cảnh và làm thuốc. Cây xanh tốt
quanh năm. Những cây không bị thu hái thường xuyên mới có quả.

11


Hình 1.1. Cây Đơn đỏ
Mô tả thực vật
Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 1-1,5 m, không lông, có nhựa mủ màu trắng đục.
Thân non màu tía hơi ngả xanh, thân già màu xám đen; tiết diện tròn.
Lá đơn, mọc đối ở gần ngọn, mọc cách phía dưới. Phiến lá hình bầu dục
thuôn, gốc nhọn đôi khi không đối xứng, ngọn có đuôi, mặt trên màu xanh đậm,
mặt dưới màu đỏ tía, nhẵn, dài 10-13 cm, rộng 4-5 cm; bìa lá có răng cưa nhọn
rất cạn. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 12-14 cặp gân phụ. Cuống lá màu
xanh, dài 0,5-1 cm, tiết diện gần tròn mặt trên phẳng. Lá kèm là 2 vẩy hình tam
giác rất nhỏ, màu xanh đậm, đỉnh màu tía có ít lông, rụng rất sớm, dài 1,5-1,7
mm, rộng 1,5 mm.
Cụm hoa cái là chùm mang 3 - 5 hoa cái ở nách lá hay ngọn cành. Hoa
đều, đơn tính khác gốc, mẫu 3. Hoa cái: Cuống hoa dài 2-3 mm, hình trụ, nhẵn,
màu xanh. Lá bắc dạng vẩy tam giác màu vàng xanh, đỉnh màu tía, bìa có lông
màu nâu, dài 0,8-1 mm; 2 lá bắc con tương tự lá bắc, dài 0,5 mm; có 2 tuyến
nhỏ dạng hạt màu vàng ở 2 bên lá bắc và lá bắc con. Lá đài 3, đều, hơi dính ở
gốc, dạng tam giác màu vàng tía, đỉnh nhọn, có một gân màu xanh; nổi rõ, rìa
có lông màu nâu, dài 1-1,2 mm, tiền khai van. Hoa vô cánh. Bầu hình cầu, màu

vàng, mặt ngoài nhẵn, đường kính 1-1,2 mm; lá noãn 3, dính, bầu trên 3 ô, mỗi
ô 1 noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 3 ít khi là 4 hoặc 5, màu vàng đính trên

12


đỉnh bầu, dài 1,5-2 mm, tỏa ra 3 hướng tận cùng là đầu nhụy uốn cong có nhiều
gai thịt.
Bột lá đơn đỏ có màu xanh nâu, mùi hắc nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi
cho thấy có: mảnh mô mềm, mạch xoắn đứng riêng lẻ hay nằm trong các mô, bó
sợi, mảnh mô mềm chứa chất màu, tinh thể calci oxalat có thể nằm riêng lẻ hay
nằm trong biểu bì.
Một số thành phần hóa học của cây Đơn đỏ
Lá đơn đỏ chứa flavonoid (15%), tanin, saponin, anthranoid, coumarin.
Từ lá khô của cây Đơn đỏ, Nguyễn Thái An (2003) đã chiết và phân lập
được 2 acid polyphenol là acid gallic và acid ellagic, 2 flavonol là kaempferol 7O-glucosid và kaempferol.

Hình 1.2. Tiêu bản đơn đỏ
Hoàng Thị Tuyết Nhung (2012) cũng đã chiết xuất và tinh chế được hợp
chất kaempferol. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất trong đó một chất thuộc
nhóm flavonoid (Phạm Xuân Sinh và cs., 1998).
Công dụng
Bộ phận có thể dùng được của cây đơn đỏ bao gồm lá và rễ, thu hái quanh
năm. Đơn đỏ có vị cay, hơi đắng, có tiểu độc, có tác dụng khư phong, thanh
nhiệt, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Đơn đỏ thường được dùng trong dân gian

13


làm thuốc chữa mẫn ngứa, mụn nhọt, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, lỵ, đái ra

máu, ngày 10 – 20 gam sắc uống. Ở Trung Quốc, đơn đỏ được dùng chữa sởi,
quai bị, viêm amidan, đau thắt ngực, đau thận, đau cơ.
Các nghiên cứu về tác dụng của cây đơn đỏ
Một số công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học và hoạt tính kháng
khuẩn của Cây đơn đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) được chúng tôi trích
dẫn sơ bộ kết quả dưới đây:
P. Leelapornpisid và cộng sự (2005) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
của Excoecaria cochinchinensis Lour, Salvia officinalis Lour và Argyreia
nervosa (Burm.f) Bojer. Lá của các thực vật này được chiết xuất bằng các dung
môi khác nhau. Chất chiết thu được, thử hoạt động kháng khuẩn đối với
Staphylococcus aureus (ATCC 25923) và Propionibacterium acnes phân lập từ
bệnh nhân. Họ thu được 13 chiết xuất và sử dụng phương pháp khuếch tán trên
thạch, chiết xuất ethanol của E. cochinchinensis và S. officinalis đã được tìm thấy
có hiệu quả chống lại những vi sinh vật này trong khi tất cả các chất chiết xuất từ
A. nervosa đã không có hoạt tính kháng khuẩn thử nghiệm. Nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) cho các chiết xuất có hoạt động kháng khuẩn đã được kiểm tra bằng
phương pháp hệ nồng độ pha loãng. Kết quả cho thấy MIC của chất chiết xuất
ethanol từ E. cochinchinensis và S. officinalis là 1.56 và 3.13 mg/ml cho S.
aureus (ATCC 25923), tương ứng 1,56 và 6,25 mg/ml đối với P. acnes. Nồng độ
diệt khuẩn tối thiểu (MBC) là 3,13 và 6,25 mg/ml cho S. aureus (ATCC 25923),
tương ứng 6,25 và 12,5 mg/ml đối với P. acnes. Những kết quả này đã được so
sánh với azelaic acid, tốt hơn so với benzoyl peroxide nhưng không tốt như
clindamycin phosphate. Hơn nữa, chiết xuất ethanol từ E. cochinchinensis trưng
bày hoạt động có hiệu quả vượt trội so với clindamycin kháng S. aureus (P31 và
Fl14) phân lập từ bệnh nhân. Nồng độ MIC và MBC tương ứng là 0,78 và 3,13
mg/ml. Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học chiết xuất ethanol và nước của E.
cochinchinensis cũng được thực hiện sàng lọc các thành phần hóa học. Các hợp
chất quan trọng đã được tìm thấy là tanin và phenolic.

14



Các công trình nghiên cứu hoạt tính sinh học và tác dụng dược lý của Đơn
đỏ ở Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Công trình nghiên cứu của Hồ
Thị Thùy Dương và cộng sự (2005) đã tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
của 60 phân đoạn từ 20 cây thuốc ở Việt Nam, cho ra kết quả có 2 phân đoạn từ
cây Mua (Melastoma affine) và Đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis) có
hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất.
1.5. Bệnh viêm tử cung trên chó
1.5.1. Một số đặc điểm sinh học của chó cái
Đặc điểm hệ sinh dục
Theo Đặng Đình Tín (1986), cơ quan sinh dục của gia súc cái bao gồm bộ
phận sinh dục bên ngoài và sinh dục bên trong. Quá trình sinh lý của cơ quan
sinh dục rất quan trọng và cơ bản cho gia súc trong việc duy trì nòi giống.
Bộ phận sinh dục bên ngoài là cơ quan sinh dục người ta có thể nhìn thấy,
sờ thấy và quan sát được. Bao gồm âm môn, âm vật và tiền đình.
Âm môn (vulva) hay còn gọi là âm hộ, nằm phía dưới hậu môn. Phía
ngoài âm môn có hai môi, nối liền hai môi bằng hai mép. Trên hai môi của âm
môn có sắc tố đen và nhiều tuyến tiết.
Âm vật (clitoris) giống như dương vật được thu nhỏ lại, trong cấu tạo âm
vật cũng có các thể hổng như con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật
(Praeputium clitoridis), giữa âm vật bẻ gập xuống dưới.
Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới
vào âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm đạo, phía
sau là âm môn và lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số tuyến, tuyến này xếp theo
hàng chéo hướng quay về âm vật.
Bộ phận sinh dục bên trong là cơ quan sinh dục phải bằng phương pháp
gián tiếp người ta mói có thể quan sát hoặc sờ thấy được. Bao gồm: âm đạo, tử
cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Âm đạo (vagina), trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có

màng trinh che lỗ âm đạo. Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục
đực khi tham gia giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá

15


×