Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.54 KB, 134 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục đồ thị

ix

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

4


Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro

2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro

4

2.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro

8

2.1.3 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản đối với kinh tế hộ

15

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy
2.2

sản của các hộ

18

Cơ sở thực tiễn

20

2.2.1 Tình hình rủi ro và quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

20

2.2.2 Tình hình rủi ro và quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hải Dương


25

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho người dân huyện Tứ Kỳ trong quản lý
2.3

rủi ro trong nuôi trồng thủy sản

27

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

27

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

30

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Tứ Kỳ

30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ

32


3.1

iii


3.2

Phương pháp nghiên cứu

41

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

41

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

43

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

43

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

43

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nuôi trồng thủy sản

43


3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng rủi ro

44

3.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thiệt hại trong rủi ro

44

3.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro của hộ

44

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

45

3.3

4.1

Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ
ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

45

4.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

45


4.1.2 Thực trạng rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương

48

4.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro đến nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân

69

4.1.4 Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ

76

4.2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro trong nuôi
trồng thủy sản của các hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ

91

4.2.1 Ảnh hưởng của trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
của hộ

91

4.2.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của hộ

93

4.2.3 Ảnh hưởng của quy mô nuôi trồng thủy sản của hộ


95

4.2.4 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

96

4.2.5 Ảnh hưởng của môi trường vùng nuôi thủy sản của hộ

97

4.2.6 Ảnh hưởng của thị trường đến hộ

98

4.2.7 Ảnh hưởng của các cơ chế, chính sách

99

4.3

Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các
hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

4.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến hộ nuôi trồng thủy sản

iv

100
100



4.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

102

4.3.3 Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ

103

4.3.4 Nhóm giải pháp nhằm phát triển và bảo vệ thị trường tiêu thụ sản phẩm

104

4.3.5 Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ nuôi trồng thủy sản

105

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

5.1

Kết luận

107

5.2


Kiến nghị

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

110

PHỤ LỤC

112

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

: Bình quân

BTC

: Bán thâm canh

CC


: Cơ cấu

Cs

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lương thực và
nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GAP

: Good Agriculture Production - Thực hành nông nghiệp tốt.

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

: Giá trị sản xuất

NTTS


: Nuôi trồng thủy sản

PRA

: Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham
gia của cộng đồng

PTNT

: Phát triển nông thôn

QML

: Quy mô lớn

QMN

: Quy mô nhỏ

QMV

: Quy mô vừa

SL

: Số lượng

STT

: Số thứ tự


TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi

TC

: Thâm canh

Tr. đ

: Triệu đồng

TS

: Thủy sản

TT

: Thị trường

Tỷ đ

: Tỷ đồng

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD


: United States dollar – Đô la

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp

11

2.2

Ma trận đo lường rủi ro

13

2.3

Kết quả nuôi trồng thủy sản tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2010 -2013

26


3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tứ Kỳ năm 2014

33

3.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ (2012 – 2014)

35

3.3

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Tứ Kỳ (2012 – 2014)

40

3.4

Thu thập thông tin thứ cấp

41

3.5

Cơ cấu mẫu điều tra

42


4.1

Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Tứ Kỳ qua 3 năm 2012 -2014

46

4.2

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

47

4.3

Rủi ro dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của các hộ điều tra
năm 2014

50

4.4

Mức độ thiệt hại do rủi ro dịch bệnh gây ra

51

4.5

Rủi ro về tài chính của các hộ nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) ở huyện Tứ Kỳ


53

4.6

Tình hình vay vốn của các hộ theo nguồn

55

4.7

Tình hình sử dụng TĂCN của các hộ điều tra

57

4.8

Những nguyên nhân gây thiệt hại do thức ăn chăn nuôi

59

4.9

Tình hình sử dụng con giống của các hộ

61

4.10 Tần suất xuất hiện và tác động của các loại rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản (nuôi cá) của hộ

69


4.11 Thiệt hại do dịch bệnh đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

70

4.12 Thiệt hại do tài chính đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

71

4.13 Thiệt hại do rủi ro về thức ăn đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

72

4.14 Thiệt hại do rủi ro về giống đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

73

4.15 Thiệt hại do môi trường nuôi đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

73

4.16 Thiệt hại do thiên tai đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

74

vii


Số bảng


Tên bảng

Trang

4.17 Thiệt hại do biến động thị trường đầu vào đến nuôi trồng thủy sản (nuôi
cá) của hộ

75

4.18 Thiệt hại do thị trường đầu ra đến nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

76

4.19 Ứng xử của các hộ nông dân khi gặp rủi ro do dịch bệnh

77

4.20 Các biện pháp phòng rủi ro do dịch bệnh của các hộ nuôi trồng thủy sản
(nuôi cá)

78

4.21 Ứng xử của các hộ nông dân khi gặp rủi ro do thức ăn

81

4.22 Ứng xử của các hộ nông dân khi gặp rủi ro do giống

82


4.23 Các biện pháp chống rét cho cá của các hộ

84

4.24 Các biện pháp chống nóng cho cá của các hộ

85

4.25 Các biện pháp phòng rủi ro do biến động thị trường các yếu tố đầu vào
của các hộ

87

4.26 Ứng xử của các hộ nông dân khi giá đầu ra xuống thấp

89

4.27 Các biện pháp quản lý rủi ro do thị trường đầu ra

90

4.28 Ảnh hưởng của trình độ học vấn và kỹ thuật của hộ đến quản lý rủi ro
trong nuôi trồng thủy sản (nuôi cá) của hộ

92

4.29 Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi trồng đến quản lý rủi ro nuôi trồng
thủy sản (nuôi cá) của hộ

94


4.30 Ảnh hưởng của quy mô nuôi trồng đến quản lý rủi ro trong nuôi trồng
thủy sản (nuôi cá) của hộ

95

4.31 Thực trạng vùng nuôi trồng thủy sản của các hộ

viii

97


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Số đồ thị
3.1

Tên đồ thị

Tổng giá trị sản xuất của huyện Tứ Kỳ (2012 – 2014)

ix

Trang
39


PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (với
80% dân số làm trong nông nghiệp), nằm trong nhóm các nước đang phát triển
và thuộc trong số các nước nghèo trên thế giới. Đồng thời, nước ta còn là một
quốc gia biển, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát triển khá phong phú
của hệ sinh thái thủy vực đã góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia có
tiềm năng phát triển thủy sản mạnh trong khu vực. Năm 2013, tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,8 tỷ USD, tăng 11% so với cùng
kỳ năm trước (Tạ Hà, 2013). Chính vì thế, thủy sản đã trở thành một trong
những ngành kinh tế chủ đạo của nước ta.
Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi
ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi
trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam liên
tiếp xảy ra những thiên tai, dịch bệnh để lại hậu quả nặng nề, bất ổn như: cá nổi
đầu, chết hàng loạt, tình hình bão lũ, giá cả đầu vào thay đổi, lạm phát… đã gây
ra những thiệt hại lớn và người nông dân là đối tượng trực tiếp phải đối mặt với
những khó khăn và rủi ro. Những khó khăn và rủi ro trong nuôi trồng thủy sản
làm giảm thu nhập, giảm khả năng sinh lời của người nông dân, làm ngưng trệ
sản xuất và ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội. Trước những khó khăn và rủi
ro trong nuôi trồng thủy sản, người dân cần có các biện pháp quản lý rủi ro nhằm
giảm thiểu thiệt hại trong quá trình chăn nuôi.
Hải Dương có phong trào nuôi trồng thủy sản rất phát triển. Hiện nay, có
thể nói Hải Dương là tỉnh đứng đầu phía Bắc về nuôi trồng thủy sản. Huyện Tứ
Kỳ là một trong những huyện nuôi trồng thủy sản mạnh nhất của tỉnh Hải
Dương. Trong những năm gần đây, nhiều hộ trong huyện đã thực hiện chuyển

1



đổi cơ cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng
trọt trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển đổi này góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết, dịch bệnh khá phức tạp hiện
nay người nuôi trồng thủy sản trong huyện gặp phải một số rủi ro xảy ra, đặc biệt
là rủi ro dịch bệnh, do thị trường biến động khiến cho các hộ khó khăn trong việc
ra quyết định sản xuất. Những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và các
quyết định trong nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân của huyện Tứ Kỳ.
Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro trong nuôi
trồng thủy sản của các hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ
nông dân ở huyện Tứ Kỳ, từ đó đưa ra một số giải pháp hạn chế những rủi ro
trong nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại địa
phương trong điều kiện hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro trong
nuôi trồng thủy sản.
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản của các hộ nông dân huyện Tứ Kỳ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản của các hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong những năm tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nuôi trồng thủy sản và rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở
huyện Tứ Kỳ như thế nào?
- Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ
nông dân ở huyện Tứ Kỳ diễn ra như thế nào? Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi

ro đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ ra sao?

2


- Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công tác quản lý rủi ro trong
nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ là gì? Ứng xử của người
dân như thế nào khi có rủi ro xảy ra?
- Những giải pháp giúp các hộ nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong nuôi
trồng thủy sản là gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rủi
ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương.
Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân nuôi trồng thủy sản và các cán
bộ liên quan: cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ Khuyến
nông, cán bộ UBND huyện.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
a/ Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu về thực trạng rủi ro trong nuôi trồng thủy sản và các biện pháp
quản lý để phòng ngừa, đối phó và thích ứng với các rủi ro trong nuôi trồng thủy sản
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý rủi
ro trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương trong điều kiện hiện nay.
Nghiên cứu tập trung đánh giá quản lý rủi ro trong nuôi cá của các hộ ở
huyện Tứ Kỳ vì ở huyện Tứ Kỳ chỉ có nuôi cá và không nuôi các sản phẩm khác
như tôm, cua, ghẹ, ngao…
b/ Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
c/ Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2015
Thời gian phản ánh của số liệu: Số liệu thứ cấp liên quan đến nghiên cứu
được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011-2014, và số liệu điều tra các hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản năm 2015.

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro
2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro
a/ Khái niệm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh
mặc dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng vẫn có thể gặp rất nhiều rủi
ro bất ngờ xảy ra. Rủi ro có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực.
Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi vì
việc ra quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết định đó.
Mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát
các yếu tố trong giai đoạn từ quyết định đến kết quả. Trong khi đó, từ quyết định
đến kết quả là một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó rất nhiều yếu
tố nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ
rủi ro là rất lớn.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái
khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những
định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại có thể chia ra làm
2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường phái trung hoà.
• Theo trường phái truyền thống.
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra (Hoàng Phê, 1995).
- Rủi ro đồng nghĩa là điều không may (Nguyễn Lân, 2000).

- Đoàn Thị Hồng Vân (2007) cho rằng rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát hư
hại, đó là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc
chắn… hay là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến. Trong lĩnh vực hoạt động tài chính nông thôn thì coi việc nông dân
đầu tư từ các khoản tiền vay cho chăn nuôi mà gia súc chết cũng là rủi ro.
Như vậy, theo các đĩnh nghĩa truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại,

4


mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc
điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
• Theo phái Trung hòa
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1964).
- Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi (Allan Willentt, 1951).
- Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất (Irving Fhister, 1956).
- Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện
trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định. Nguy
cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất
không thể đoán trước được (C.Arthur Willam và Jr.Smith, 1995).
Như vậy rủi ro là “sự bất trắc có thể đo lường được…”. Rủi ro vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất
mát nguy hiểm… cho con người, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn con người đến
những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro thì người ta
có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, đón nhận
những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai (Đoàn Thị Hồng Vân, 2007).
b/ Phân loại rủi ro

Có nhiều loại rủi ro và không chắc chắn có thể áp dụng trong quyết định
quản lý sản xuất nông nghiệp, ví dụ những rủi ro nào liên quan đến chọn cây
trồng vật nuôi, chọn lượng thức ăn gia súc hợp lý, chọn lượng phân bón hợp lý
và những rủi ro nào liên quan đến quyết định vay thêm vốn? Cái gì khiến cho
không đạt được các kết quả mong muốn?
Theo P.H. Callkin và cs (1983) đã chia rủi ro thành 2 loại: Rủi ro trong
kinh doanh và rủi ro về tài chính. Rủi ro trong kinh doanh liên quan đến tất cả các
thu nhập thuần của trang trại. Các rủi ro này có thể hạn chế được bằng cách thay đổi
quyết định sản xuất. Sau đây là sáu yếu tố chính dẫn đến rủi ro kinh doanh:

5


- Biến động năng suất.
- Biến động giá.
- Công nghệ kỹ thuật mới (thiếu kiến thức về kỹ thuật sản xuất hiện tại).
- Các chương tình của chính phủ.
- Thay đổi luật pháp.
- Thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
Rủi ro tài chính phản ánh “sự mất an toàn” về tài chính của doanh nghiệp/
trang trại, nó thể hiện ở tỷ số giữa nợ và tài sản của chủ sở hữu (là chỉ tiêu về khả
năng trả nợ) và đặc biệt là tỷ số giữa tài sản lưu động và nợ hiện hành (là chỉ tiêu
về khả năng thanh toán).
Có những tác giả phân rủi ro thành 3 loại: Rủi ro sản xuất, rủi ro
marketing và rủi ro về tài chính. Theo tài liệu của Hardaker (1997), WorldBank
(2005), căn cứ vào nguồn hình thành thì rủi ro trong nông nghiệp được phân
nhóm như sau:
- Rủi ro sản xuất:
Biến động năng suất là một ví dụ về rủi ro sản xuất. Sở dĩ có rủi ro sản
xuất (hay còn gọi là rủi ro năng suất) là vì nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố không kiểm soát được đó là thời tiết (mưa quá ít hoặc quá nhiều, mưa đá,
sương muối, nhiệt độ bất ngờ), sâu bệnh, cỏ dại và giống xấu. Do tác động của
các yếu tố không kiểm soát được mà thậm chí hàng năm sử dụng cùng số lượng
và chất lượng đầu vào như nhau nhưng năng suất vẫn khác nhau. Những rủi ro vì
thời tiết xấu là những rủi ro chỉ riêng nông nghiệp mới có. Ngoài ra kỹ thuật mới
cũng là một yếu tố gây ra rủi ro cho người sản xuất vì đưa giống mới vào sản
xuất không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.
Cùng với sự không chắc chắn về đầu ra là sự không chắc chắn về giá thành
sản xuất. Giá đầu vào có xu hướng biến động ít hơn giá đầu ra nhưng vẫn là một
nguyên nhân gây ra rủi ro sản xuất. Giá thành sản xuất phụ thuộc vào cả hai yếu tố
chi phí và năng suất. Vì vậy nó có thể biến động khi cả hai yếu tố đó biến động.

6


Công nghệ mới cũng là một nguyên nhân nữa gây ra rủi ro sản xuất.
Chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới bao giờ cũng chứa đựng yếu tố rủi
ro trong đó.
- Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường:
Rủi ro giá là rủi ro liên quan đến biến động giá đầu ra. Biến động giá đầu
ra là một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra rủi ro trong nông nghiệp. Giá nông
sản thay đổi năm này qua năm khác và đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ sản
xuất ngay trong một năm. Nhiều rủi ro có thể lường trước được nếu chu kỳ sản
xuất ngắn để giá không kịp thay đổi.
Giá nông sản thay đổi do vô số lý do mà nông dân không có khả năng
kiểm soát. Cung nông sản chịu tác động của quyết định sản xuất của từng
người nông dân và thời tiết xảy ra năm đó. Còn nhu cầu nông sản cũng chịu
ảnh hưởng bởi vô số yếu tố, như thu nhập của người tiêu dùng, xuất khẩu và
chính sách xuất khẩu, nền kinh tế nói chung, tất cả những cái đó đều ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu thông qua chính sách của chính

phủ. Thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, rất phức
tạp và có thể ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người sản xuất.
Xuất hiện do những thay đổi không báo trước của thị trường đầu vào cũng
như đầu ra trong nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thay đổi
hàng năm.
- Rủi ro thể chế:
Các chính thể cũng là một nguồn rủi ro. Thay đổi các quy định có ảnh
hưởng đến năng suất nông nghiệp, có thể làm cho lợi nhuận đã định không đạt
được như mong muốn. Ví dụ, thay đổi luật quản lý chất thải chăn nuôi có thể ảnh
hưởng tốt, nhưng thay đổi quá nhiều các điều khoản thế thu nhập hoặc trả nợ thì
có thể ngược lại. Người sản xuất có thể bị ảnh hưởng xấu bởi việc giới hạn sử
dụng thuốc trừ sâu, hoặc người chăn nuôi cũng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi việc
hạn chế sử dụng thuốc chữa bệnh. Những quy định của chính phủ về sử dụng

7


thuốc trừ sâu, bệnh có thể làm giảm nhập khẩu của nước ngoài đối với một số sản
phẩm. Loại rủi ro này gọi là rủi ro thể chế.
- Rủi ro về con người: Đến từ rủi ro mang tính cá nhân hoặc do sức khỏe
bị ảnh hưởng ốm đau bệnh tật, tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất
và tăng chi phí một cách đáng kể.
- Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng: Rủi ro về mặt tài chính liên quan
đến sự an toàn hoặc mất an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. An toàn tài
chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tài trợ và khả năng thanh toán. Khác
với rủi ro trong kinh doanh, nguyên nhân xảy ra rủi ro tài chính là do sử dụng
vốn vay. Tăng vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn của chủ sở hữu, làm tăng cán
cân tài chính, tăng cán cân tài chính có khả năng dẫn đến tăng rủi ro tài chính khi
thu nhập giảm. Chỉ khi doanh nghiệp, trang trại tự tài trợ 100% vốn thì không có
rủi ro về mặt tài chính. Lãi suất vốn vay cũng dẫn đến khả năng tăng rủi ro về

mặt tài chính.
Tóm lại, hiện nay có nhiều khái niệm và cách phân loại rủi ro khác nhau, đề
tài nghiên cứu sẽ áp dụng theo khái niệm về rủi ro theo trường phái Trung hòa và
được phân loại thành các loại: Rủi ro sản xuất, rủi ro về giá cả hay rủi ro thị
trường, rủi ro thể chế, rủi ro về con người và rủi ro tín dụng.
2.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro
2.1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro
Theo Bùi Thị Gia (2005): “Quản trị rủi ro là áp dụng một cách hệ thống
các chính sách, các phương pháp và các hành động nhằm xác định, phân tích,
đánh giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi ro”. Đối với bất kỳ một tổ chức nào, dù là
một công ty lớn, một cơ quan nhà nước hay một nông trại gia đình thì quản trị rủi
ro phải là một bộ phận không thể thiếu của quản trị giỏi, đó là một cách để một tổ
chức tránh những thiệt hại tối đa hóa những cơ hội. Quản trị rủi ro không phải là
một loạt những phương pháp “tiêm phòng” để chống lại rủi ro, điều đó là không
thể trên thế giới này vì thế giới luôn thay đổi, đặc tính và hậu quả của rủi ro, điều
đó là không thể vì thế giới luôn thay đổi. Đặc tính và hậu quả của rủi ro cũng luôn

8


thay đổi, mà đó là một quá trình chấp nhận liên tục và cần thiết gắn liền với tất cả
các khía cạnh quyết định của một tổ chức.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công.
Theo Hardaker và cs (1997) đưa ra khái niệm rằng “Quản lý rủi ro là sự áp
dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành động trong định
dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và
tối đa hóa các cơ hội”. Tuy nhiên các nguyên tắc này không cố định và mang tính

thích ứng với từng trường hợp cụ thể.
2.1.2.2 Khái niệm quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản
Trong nông nghiệp, ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành có những
đặc điểm khác xa so với các ngành khác, trong nuôi trồng thủy sản luôn tiềm
ẩn những yếu tố không may. Sự khác nhau ở đây có thể xuất phát do những
đặc điểm vốn có của ngành. Nuôi trồng thủy sản thường gắn liền với quá trình
sản xuất nông nghiệp nên mức độ rủi ro thường cao hơn các lĩnh vực khác.
Nuôi trồng thủy sản chịu tác động nhiều của các yếu tố tự nhiên như nguồn
nước, thời tiết, dịch bệnh. Mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và
hiện đại, con người ngày càng có điều kiện để chế ngự nó nhưng những chế
ngự này thường gây ra những chi phí trực tiếp hoặc chi phí gián tiếp cho chủ
hộ. Nhiều khi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng không chế ngự được
những yếu tố đó. Đối tượng trong nuôi trồng thủy sản là thủy sản sống nên
chịu tác động nhiều của các quy luật sinh học vì vậy xác suất rủi ro là rất lớn.
Các rủi ro xảy ra đều liên quan, cộng hưởng lẫn nhau nên việc kiểm soát và
đánh giá rủi ro là rất khó thực hiện. Khi có rủi ro xuất hiện gây ảnh hưởng cả
vùng, lan rộng và nhanh đến các địa phương gây thiệt hại cho người nuôi
trồng thủy sản.

9


Do đó, để nhận biết các rủi ro trong nuôi trồng thủy sản và có thể giảm
thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro đến từng hoạt động của hộ, cần phải thực
hiện quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản.
Quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản là quá trình mà các hộ nuôi trồng thủy
sản áp dụng để xác định, phòng chống, xử lý và điều hành các rủi ro ảnh hưởng
đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ.
Việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro là rất cần thiết trong
hoạt động quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, chưa có khái niệm nào được đưa ra về quản lý rủi ro nuôi trồng
thủy sản. Qua quá trình tìm hiểu về rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, dựa trên căn cứ
các khái niệm về quản lý rủi ro, có thể hiểu “Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản là quá trình hoạch định ra những kế hoạch, những biện pháp để phân tích, đánh
giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi ro nuôi trồng thủy sản với mục tiêu cuối cùng là
giảm thiểu rủi ro đạt được lợi nhuận cao nhất”.
2.1.2.3 Các chiến lược quản lý rủi ro
Hardaker và cs (1997) đã đưa ra khái niệm rằng “Quản lý rủi ro là sự áp
dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành động trong định
dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và
tối đa hóa các cơ hội”. Tuy nhiên các nguyên tắc này không cố định và mang tính
thích ứng với từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ trên khái niệm này cũng như qua các nghiên cứu thực tiễn của nhiều
tác giả trước đó, World Bank (2005), Anderson and el at. (2004), đã hệ thống và
sắp xếp các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp theo thời điểm phát sinh
của rủi ro, đối tượng áp dụng, cơ chế và công cụ ứng phó.
Qua bảng 2.1 có thể thấy, người nông dân cần tự có những biện pháp quản
lý rủi ro, đồng thời Chính phủ cũng có một vai trò quan trọng trong việc giảm
thiểu những rủi ro nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư công đối với hệ thống kiểm
soát an toàn thực phẩm, hệ thống thu nhận thông tin và cảnh báo rủi ro, nhất là
những rủi ro liên quan đến sức khỏe con người.

10


Bảng 2.1 Các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp
Cơ chế chính thống

Chiến lược đối với rủi ro
đã phát sinh


Chiến lược đối với rủi ro chưa phát sinh

Cơ chế phi chính thống

Điều tiết bởi
thị trường

Lảng tránh rủi ro
Đa dạng hóa cây trồng hoặc xen
canh gối vụ
Phân tán cây trồng
Phòng Canh tác hỗn hợp
tránh rủi
Đa dạng hóa nguồn thu nhập
ro
Dự trữ đệm hoặc tích lũy các tài
sản có tính lỏng
Áp dụng các kỹ thuật, công
nghệ canh tác hiện đại

Chia sẻ sản phẩm
Chuyển Chia sẻ các trang thiết bị đầu
giao rủi vào, nguồn nước…
ro
Thiết lập các nhóm hỗ trợ tự
phát

Cắt giảm tiêu dùng
Trì hoãn các hoạt động không

Đối mặt quan trọng
với rủi Bán tài sản
ro
Di cư
Tái phân phối lại lao động
Cứu trợ tương hỗ

Can thiệp của
Chính phủ
Hệ thống khuyến
nông
Cung cấp các yếu
tố đầu vào có chất
lượng
Các chương trình
quản lý dịch hại
Xây dựng cơ sở hạ
tầng

Ràng buộc
bằng
hợp
đồng
Hợp đồng
giao sau
Bảo hiểm

Tín dụng

Cứu trợ xã hội

Dãn nợ, khoanh nợ
Bảo hiểm nông
nghiệp
Nới lỏng các quy
định về thực phẩm
Hỗ trợ nguyên liệu
đầu vào
Cấp tiền

( Nguồn: Anderson, 2004)

11


2.1.2.4 Nội dung quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro gồm các nội dung chính sau:
- Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro;
- Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;
- Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện;
- Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công.
a/ Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro
(i) Nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và
có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận
dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc của rủi ro, các yếu tố mạo
hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu
môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro,
không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro
mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi
ro thích hợp.

Nhận dạng = Theo dõi + Nghiên cứu => Thống kê rủi ro => Dự báo =>
Đề xuất biện pháp, giải pháp.
Các phương pháp nhận dạng rủi ro:
- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra. Các câu hỏi
thường xoay quanh các vấn đề như:
+ Gặp phải các loại rủi ro nào?
+ Tổn thất bao nhiêu?
+ Số lần xuất hiện rủi ro đó trong 1 khoảng thời gian nhất định?
+ Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro?
+ Kết quả đạt được?
+ Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do?
+ Đánh giá, đề xuất công tác quản lý rủi ro.
- Thanh tra hiện trường/ nghiên cứu tại chỗ: Để quản lý rủi ro đòi hỏi phải
thường xuyên thanh tra hiện trường. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hiện trường
sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, nhận dạng rủi ro.

12


Quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động => Phân tích đánh giá => Nhận
dạng rủi ro => Biện pháp.
(ii) Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình phân tích hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây
ra rủi ro trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa.
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê các rủi ro có thể đến, tuy
là công việc quan trọng không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi đầu của
công tác quản lý rủi ro. Sau đó phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định
được nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp
phòng ngừa.
Nhận dạng rủi ro => Phân tích rủi ro – Nguyên nhân => Các biện pháp

phòng ngừa.
(iii) Đo lường rủi ro
Là công việc xác định tần suất xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian
nhất định và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Bảng 2.2 Ma trận đo lường rủi ro
Tần số xuất hiện
Biên độ

Cao

rủi ro

Thấp

xuất hiện rủi ro
Cao

Thấp

1. Rủi ro nhiều, mức độ nghiêm
trọng cao

3. Rủi ro mức độ cao

2. Tần số xuất hiện cao, mức độ 4. Có rủi ro nhưng tần
rủi ro ko cao

số ko nhiều

Có 2 cách tiếp cận chính về việc đo lường mức độ rủi ro:

Cách tiếp cận phương sai – thu nhập và phòng tránh thảm họa hay còn gọi
là cách tiếp cận an toàn trước tiên. Theo cách này dùng độ phân tán của kết quả,
như phương sai hay hệ số sai lệch làm thước đo rủi ro. Hệ số sai lệch càng cao thì
rủi ro càng cao và ngược lại.
Trong cách tiếp cận thứ hai, rủi ro được đo bằng xác suất để các kết quả

13


của một hành động nào đó giá trị nhỏ hơn một giá trị định trước. Nói cách
khác làm xác suất để một hành động tạo ra kết quả nhỏ hơn một giá trị lựa
chọn nào đó.
b/ Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến
lược, chương trình hành động… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những
tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức.
Kiểm soát rủi ro phải sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt bao gồm các biện
pháp sau:
+ Biện pháp né tránh rủi ro:
- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra.
- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
+ Biện pháp ngăn ngừa tổn thất:
- Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất (ví
dụ: mua bảo hiểm).
- Tập trung tác động vào môi trường rủi ro.
- Mua bảo hiểm rủi ro.
- Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro => thông
qua trung gian, người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương.
+ Biện pháp giảm thiểu tổn thất:
- Cứu vớt tài sản còn sử dụng được.

- Chuyển nợ về bồi thường bảo hiểm cho bên thứ 3.
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
- Dự phòng
- Phân tán rủi ro.
+ Chuyển giao rủi ro:
- Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ chức khác.
- Hoặc ký hợp đồng với người khác/ tổ chức khác trong đó quy định chỉ
chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.
+ Đa dạng hóa rủi ro: đa dạng thị trường, khách hàng… để phòng chống rủi ro.

14


c/ Tài trợ rủi ro
Có 2 biện pháp tài trợ rủi ro là tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro
- Tự khắc phục rủi ro
Đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự khắc phục rủi ro đã xảy ra
hay tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Có rất nhiều hình thức khác nhau trong biện
pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể chia làm 2 nhóm: Chấp nhận rủi ro thụ
động và chấp nhận rủi ro chủ động. Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người ta
gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước và có thể vay mượn để khắc phục hậu
quả tổn thất. Đối với chấp nhận rủi ro chủ động, người ta lập ra quỹ dự trữ dự
phòng và quỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy
nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu
hoặc nên đi vay sẽ bị động và còn gặp phải vấn đề tăng lãi suất.
- Chuyển giao rủi ro:
Trong cuộc sống dù muốn hay không thì nhiều loại rủi ro đã xuất hiện vẫn
tồn tại và sẽ còn chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã
hội. Rủi ro xảy ra và nhu cầu cần được bảo hiểm phát sinh. Bảo hiểm là một phần
quan trọng của chương trình quản lý rủi ro.

Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm giữa
những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro bất ngờ
xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là
phân phối không đều, không bằng nhau nghĩa là không phải ai tham gia bảo hiểm
cũng được phân phối và phân phối số tiền như nhau. Hoạt động bảo hiểm dựa trên
nguyên tắc số đông bù số ít. Bảo hiểm có rất nhiều tác dụng đối với người tham
gia trong đó quan trọng nhất là góp phẩn ổn định tài chính cho người tham gia
trước tổn thất rủi ro xảy ra.
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản đối với kinh tế hộ
2.1.3.1 Khái niệm
Nuôi trồng Thuỷ sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai
đoạn trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng
tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2006).

15


Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi
trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm
nâng cao năng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
2.1.3.2 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, ngành thủy sản
và nuôi trồng thủy sản đang từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong việc
góp phần phát triển toàn diện kinh tế đất nước. Vai trò của nuôi trồng thủy sản
thể hiện ở các nội dung sau:
- Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho
nhân loại. Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát
triển của con người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn
việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven
biển. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng

trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước.
- Không những là nguồn thực phẩm, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập
trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác, nuôi trồng,
chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như: Cảng, bến,
đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết
bị nuôi, cung cấp bao bì... và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp
một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của các hộ gia đình cũng như trong
GDP của đất nước. Ngành này là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia
xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương
được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế.
- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Ngành nuôi trồng thủy sản thu hút
một số lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cho một bộ
phận gia đình nông thôn.
- Nuôi trồng thủy sản có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường. Các công
thức nuôi ghép cá và nuôi cá kết hợp với trồng rừng ngập mặn, trồng lúa, chăn

16


nuôi… có tác dụng rất tốt trong sử dụng chuỗi thức ăn và giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường do một đối tượng trồng trọt hay chăn nuôi gây ra. Phát triển nuôi trồng thủy
sản còn có tác dụng cải tạo các vùng đất hoang hóa ngập nước, cải tạo các vùng cát
ven biển thành các mặt nước sản xuất phục vụ đời sống con người một cách hiệu
quả. Bên cạnh đó, phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ tạo việc làm có thu nhập cho
người dân, sẽ góp phần giảm áp lực khai thác lên các nguồn lợi khác như lâm
nghiệp, hải sản, khoáng sản.
2.1.3.3 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn, đặc biệt là ngành
dịch vụ về giống, thức ăn, tín dụng, hệ thống khuyến ngư. Trong nuôi trồng thủy

sản tỷ lệ sống của thủy sinh cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng giống cung
cấp và môi trường nước.
- Nuôi trồng thủy sản được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý
có mặt nước, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn và ven biển.
- Trong nuôi trồng thủy sản, đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản
xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
- Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống
– là các loại động thực vật thủy sản, chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và
phát dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường
sống phù hợp cho từng đối tượng mới thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát
triển của nó.
- Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao. Trong nuôi trồng thủy sản ngoài
sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu tác động của
môi trường tự nhiên. Vì vậy trong nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh
tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn
ăn khớp với thời gian sản xuất do đó ngành nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ
rất rõ rệt.
- Sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản có tính chất khó bảo quản, dễ hư
hao bởi chúng có hàm lượng nước lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường
thuận lợi cho các vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hủy sản phẩm. Do đó, đi đôi với việc

17


phân bổ và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ,
bảo quản và chế biến sản phẩm của ngành.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản của các hộ
Trình độ quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của hộ
Đây cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, trong phát triển

sản xuất, mặc dù chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả và hiệu quả trong nuôi
trồng thủy sản nhưng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nuôi trồng
thủy sản trên một vùng cụ thể. Nuôi trồng thủy sản vừa chứa đựng yếu tố kỹ
thuật cao vừa đòi hỏi kinh nghiệm nên công tác tổ chức, quản lý, nâng cao trình
độ cho người nuôi trồng là rất cần thiết.
Mỗi hình thức tổ chức sản xuất có những ưu điểm, nhược điểm nhất định,
vì thế mỗi hình thức tổ chức sản xuất thích ứng với một số hình thức nuôi trồng
thủy sản nhất định. Phát triển nuôi trồng thủy sản phụ thuộc rất lớn vào việc lựa
chọn các hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp.
Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của hộ
Kinh nghiệm nuôi là yếu tố trải qua quá trình phát triển sẽ được các hộ tự tích
lũy và học hỏi. Thông thường kinh nghiệm nuôi tỷ lệ thuận với thời gian nuôi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là những hộ có ít kinh nghiệm không thể đạt được
hiệu quả cao, hạn chế được rủi ro mà ngược lại, nếu những hộ ít kinh nghiệm tích
cực tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua sách báo, tài liệu, thường xuyên tham gia các buổi
tập huấn kỹ thuật, các buổi hội thảo đầu bờ và chủ động học hỏi những người nuôi
trước thì kết quả lại rất khả quan.
Quy mô nuôi trồng thủy sản của hộ
Mỗi hộ nuôi trồng thủy sản có diện tích nuôi khác nhau, phù hợp với điều
kiện kinh tế của hộ. Quy mô nuôi tác động đến các quyết định trong nuôi trồng
thủy sản của hộ cũng như khả năng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của hộ.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ là yêu cầu hết sức quan trọng trong phát
triển nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống thủy lợi kênh
mương, hệ thống xử lý nguồn nước cấp, nguồn nước tiêu thoát không được xây

18



×