Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

so sánh một số dòng lúa khang dân 18 cải tiến mới chọn tạo tại sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------***---------------

PHAN THỊ GẤM

SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG LÚA KHANG DÂN 18
CẢI TIẾN MỚI CHỌN TẠO TẠI SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ

: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM VĂN CƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày ....tháng....năm 2015
Tác giả


Phan Thị Gấm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Cường
người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến quí báu trong quá trình thực hiện
và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn cây lương thực – Khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Thị Gấm

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Dang mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

1

Đặt vấn đề:

1

2


Mục tiêu nghiên cứu

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

3

1.2 Tình hình sản xuất lúa tại Sơn La

12

1.3 Nghiên cứu về tính trạng hình thái và sinh trưởng.

12

1.3.1 Thời gian sinh trưởng

12

1.3.2 Chiều cao cây lúa

14

1.3.3 Khả năng sinh trưởng


14

1.3.4 Khả năng đẻ nhánh

14

1.3.5 Bộ lá lúa và khả năng quanh hợp

16

1.3.6 Tính có râu ở hạt

17

1.4 Nghiên cứu về tính trạng năng suất

17

1.4.1 Số bông hữu hiệu

17

1.4.2 Độ xếp sít hạt/bông

19

1.5 Nghiên cứu các tính trạng chất lượng gạo

20


1.5.1 Mùi thơm

20

1.5.2 Độ dẻo của lúa gạo

21

1.5.3 Tỷ lệ gạo xát

21

1.5.4 Kích thước hạt gạo

22

iii


1.5.5 Chất lượng xay xát

23

1.5.6 Thành phần dinh dưỡng

25

1.6 Nghiên cứu về ngoại cảnh của cây lúa
1.6.1 Yêu cầu ngoại cảnh và mùa vụ trồng lúa


28
28

1.6.2 Một số kết quả chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai lại và sử
dụng chỉ thị phân tử

30

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

33

2.2 Vật liệu nghiên cứu

33

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

34

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

34

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu


34

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

35

2.5 Phương pháp phân tích số liệu

40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

3.1 Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ của các
dòng, giống thí nghiệm

41

3.2 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các dòng, giống thí nghiệm

43

3.3 Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

45

3.4 Đặc điểm hình thái thân, lá


47

3.5 Động thái đẻ nhánh

51

3.6 Kiểu đẻ nhánh

53

3.7 Diện tích lá, khối lượng chất khô tích lũy

54

3.8 Một số đặc tính nông học khác

57

3.9 Khả năng chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh hại chính

58

3.9.1 Khả năng chống chịu với một số đối tượng sâu hại chính

58

3.9.2 Khả năng chống chịu bệnh hại

61


3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

63

3.11 Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các giống lúa

66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

iv


Kết luận

69

Đề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

75


v


DANG MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTV:

Cộng tác viên

ĐC:

Đối chứng

ĐVT:

Đơn vị tính

KD 18:

Khang dân 18

KL:

Khối lượng

LAI;

Chỉ số diện tích lá

M:


Vụ mùa

M1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

MSTL:

Năng suất tích lũy

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

SE:

Sai số chuẩn

TSC:

Tuần sau cấy

X:

Vụ xuân


vi


DANH MỤC BẢNG
STT
1.1

Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo thế giới và châu Á giai
đoạn 2003-2013

1.2

4

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo một số nước sản xuất lớn
trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013

1.3

Diện tích và sản lượng lúa cả năm của Việt Nam từ 1990 - 2012

1.4

Cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa vụ Xuân và vụ Mùa ở
nước ta giai đoạn 1990 - 2012


7
9
10

1.5

Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2013

12

2.1

Nguồn gốc của các dòng tham gia thí nghiệm

33

3.1

Chất lượng mạ của các giống lúa khi cấy của các dòng, giống lúa
thí nghiệm

3.2

42

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa
thí nghiệm

44


3.3

Tốc độ ra lá của các giống lúa thí nghiệm

47

3.4

Một số chỉ tiêu về thân, lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm

50

3.5

Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

53

3.6

Một số chỉ tiêu về nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm

54

3.7

Chỉ số diện tích lá - LAIcủa các dòng, giống lúa thí nghiệm

56


3.8

Khối lượng chất khô tích lũy của các dòng, giống lúa thí nghiệm

57

3.9

Một số đặc tính nông học khác của các dòng, giống lúa thí nghiệm

58

3.10

Mức độ kháng sâu hại của các dòng, giống thí nghiệm

60

3.11

Mức độ chống chịu bệnh hại của các dòng, giống thí nghiệm

62

3.12

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng, giống thí nghiệm

65


3.13

Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo xay xát của các dòng, giống lúa
thí nghiệm

3.14

68

Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo thương phẩm của các dòng, giống
lúa thí nghiệm

68

vii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1 Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm ở vụ Mùa (A) vụ Xuân (B)

46


3.2 Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ở vụ Mùa (A) và Vụ
Xuân (B)

52

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Cây lúa nước (Oryza sativa L.), là loại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến cơ
cấu cây trồng 3 vụ ở nước ta. Vì thế để nâng cao năng suất cho các cây trồng luân
canh thì đặt ra yêu cầu các giống lúa được chọn phải có thời gian sinh trưởng ngắn
và có năng suất cao. Hơn nữa, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở nước ta, các
vùng miền núi thường gặp phải hạn hán, giá lạnh kéo dài nên vấn đề giống lúa ngắn
ngày, năng suất cao đang rất được quan tâm nghiên cứu.
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc với địa hình
phức tạp, khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều
tiểu vùng khí hậu thời tiết khác nhau. Huyện Thuận Châu thuộc Tỉnh Sơn La chịu
ảnh hưởng bới tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng
cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4), sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất
lợi đã gây ảnh hưởng lớn trong việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa
gạo. Do đó lương thực vẫn là nỗi lo thường nhật của đồng bào miền núi, việc giải
quyết vấn đề lương thực tại chỗ là một nhiệm vụ cấp bách.
Năng suất là một tính trạng số lượng phức tạp, về cơ bản nó là tổng hợp
của nhiều tính trạng khác nhau. Năng suất có hệ số di truyền thấp, ảnh hưởng lớn
bởi các yếu tố môi trường và được tính là số tấn/hecta. Ở lúa, năng suất có thể
được tính là tích số giữa số lượng hạt lúa trên bông, số lượng bông hữu hiệu trên
m2, tỷ lệ hạt chắc trên bông và khối lượng hạt (1000 hạt). Năng suất là một đặc

tính mang tính quần thể vì trong thực tế sản xuất tính trạng này luôn được so
sánh trên một diện tích sản xuất với hàng nghìn, hàng vạn cây chứ không chỉ trên
một cá thể đơn lẻ, song nghiên cứu trên quy mô nhỏ sẽ là bước khởi đầu để khảo
sát đại trà trên diện tích lớn hơn. Để tăng năng suất, các nghiên cứu thường tập
trung vào tăng số lượng hạt lúa trên một bông (grain number) và số bông trên
cây (panicle number). Đây đều là các đại lượng có thể đo đếm được một cách
chính xác, là những chỉ tiêu hết sức quan trọng trong công tác chọn tạo giống để

1


cải thiện và nâng cao năng suất lúa hiện nay (Tăng Thị Hạnh và cs, 2015).
Với sự hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Học viện
Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Dự án JICA – DCG (Phát tiển cây trồng cải tiến
cho Trung Du, miền núi phía Bắc Việt Nam) đã chọn lọc ra các dòng lúa Khang
Dân 18 cải tiến mới mang gen ngắn ngày (Hd9) tăng số hạt trên bông GN1 (grain
number 1) và gien tăng số gié cấp 1 trên bông WFP1 (wealthy farmer’s panicle 1).
Các dòng lúa này đều có nền di truyền là giống KD18, được tạo ra bằng phương
pháp lai lại giữa KD18 với ST-12 và kết hợp chọn lọc bằng chỉ thị phân tử (marker
phân tử). Dòng lúa thế hệ mới có tiềm năng về thời gian sinh trưởng ngắn và năng
suất cao hơn (Tăng Thị Hạnh và cs, 2015).
Trên cơ sở đó, các dòng lúa cải tiến mới cần được nghiên cứu, đánh giá,
mô tả chính xác các đặc điểm nông sinh học, tính thích nghi và mức độ chống
chịu cùng với tiềm năng năng suất, chất lượng để phục vụ cho sản xuất và làm
phong phú thêm bộ giống lúa trong tương lai. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “So sánh một số dòng lúa Khang dân 18 cải tiến mới chọn tạo tại Sơn La”.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã bước đầu tiến hành nghiên cứu cơ bản đặc
điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất và chất lượng của các dòng lúa KD18
cải tiến mới bằng phương pháp lai trở lại để khẳng định về tính thích nghi và
năng suất, chất lượng của dòng trong điều kiện trồng tại xã Phổng Lái, huyện

Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn dòng, giống lúa cực ngắn ngày có năng suất và chất lượng cho
Sơn La.
- Tuyển chọn dòng giống thích ứng với mùa vụ của Sơn La.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số
thế giới, tập chung chủ yếu, ở các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Linh. Lúa
gạo đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự
báo của IRRI, do áp lực của tăng dân số, tổng nhu cầu gạo của thế giới sẽ tiếp tục
tăng mạnh khoảng 50 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2008-2015, trong đó các nước
Châu Á tăng 38 triệu tấn/năm trong giai đoạn từ năm 2008-2015.
Lúa gạo là cây trồng chính, cung cấp trên 50% tổng nhu cầu lương thực của
Thế giới. Về mặt thiêu dùng, lúa gạo là loại lương thực được tiêu nhu nhiều nhất
(chiếm khoảng 85% tổng sản lượng sản xuất), tiếp đến là lúa mì (chiếm khoảng
60%) và ngô (khoảng 25%).
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp - Liên hợp quốc
(FAO, 2014), có 114 nước trên thế giới trồng lúa gạo, trong đó: 18 nước có diện
tích gieo trồng trên 1 triệu ha; 31 nước có diện tích gieo trồng trong khoảng từ
200.000 ha đến 1 triệu ha. Mặc dù có xu hướng gia tăng về năng suất và sản lượng
nhưng tình hình sản xuất lúa gạo vẫn thay đổi bất thường theo điều kiện khí hậu
hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do trên 40% diện tích trồng lúa hiện nay vẫn
còn lệ thuộc vào nước trời. (Vũ Đình Hòa và cs, 2005)
Cuộc cách mạng xanh đã làm tăng sản lượng lúa gấp gần ba lần, từ 216
triệu tấn năm 1961 lên 606,7 triệu tấn năm 2004, tăng khoảng 4,2% mỗi năm. Sự

thành công to lớn này đã giúp thế giới tránh khỏi nạn đói trầm trọng mà nhiều
nhà xã hội học đã dự báo sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, Cuộc cách
mạng xanh cũng để lại một số hiện tượng tiêu cực như xói mòn di truyền, gia
tăng sâu bệnh hại, sử dụng bừa bãi hóa chất trong nông nghiệp, ô nhiễn môi
trường (Vũ Đình Hòa và cs, 2005). Sau năm 2000, diện tích trồng lúa gạo của
thế giới có xu hướng tăng dần. Năm 2003, diện trồng lúa gạo là 148,51 triệu ha;
đến năm 2007tăng lên đến 155,04 triệu ha, năm 2010 là 161,19 triệu ha và 2013 là
164,72 triệu ha (FAO, 2015).

3


Năng suất lúa gạo tăng là 2,5% mỗi năm trong thập kỷ 1960, 1,8% trong thập
kỷ 1970, 2,8% trong thập kỷ 1980 và chỉ 1,0% trong thập kỷ 1990. Hiện tượng giảm
mức độ tăng năng suất lúa gạo đã chứng tỏ chưa có sự phát triển các kỹ thuật mới
trong ngành trồng lúa gạo. Trong khi đó diện tích gieo trồng có xu hướng tăng chậm
thì năng suất đóng vai trò quan trọng trong gia tăng sản lượng trong thời gian qua.
Chính vì vậy, việc cải tiến năng suất lúa gạo có thể thực hiện được bằng cách thu
hẹp khoảng cách giữa năng suất lúa ở ruộng nông dân và năng suất lúa ở trung tâm
thí nghiệm (Vũ Đình Hòa và cs, 2005).
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo thế giới và châu Á
giai đoạn 2003-2013
Đơn vị: Diện tích – triệu ha; Năng suất – tạ/ha; Sản lượng – triệu tấn
Thế giới
Châu Á
Năm

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

2003

148,51

39,53

587,03

132,77

40,13

532,85

2004

150,55

40,38

607,99


133,66

40,98

547,75

2005

154,99

40,94

634,44

137,59

41,73

574,11

2006

155,58

41,21

641,21

138,94


41,80

580,85

2007

155,04

42,38

656,98

139,21

43,02

598,88

2008

159,99

43,03

688,42

143,14

43,63


624,50

2009

158,13

43,44

686,96

141,03

44,06

621,32

2010

161,19

43,55

701,99

143,05

44,37

634,69


2011

162,80

44,60

726,12

144,26

45,58

657,58

2012

162,32

45,48

738,19

144,18

46,37

668,58

2013


164,72

45,27

745,71

146,46

46,08

674,84

Nguồn: FAOSTAT -
Châu Á sản xuất và tiêu thụ trên 90% tổng sản lượng lúa gạo sản xuất trên
thế giới trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Pakistan, Indonesia và
Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Vùng này có ảnh hưởng quyết định đến việc điều
tiết và tương lai phát triển ngành sản xuất lúa gạo thế giới. Theo báo cáo thị trường
gạo đầu tiên trong năm 2015, được công bố tháng 4/2015 của Tổ chức Lương thực

4


và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã ước tính sản lượng lúa toàn cầu năm
2014 đạt 741,3 triệu tấn lúa (tương đương 494,4 triệu tấn gạo), thấp hơn 0,5 % so
với sản lượng của năm 2013 (sản lượng kỷ lục được ghi nhận). Việc điều chỉnh
mức giảm lớn này liên quan đến Thái Lan, một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới, nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn nước do khí hậu khô diễn ra
bất thường, đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa (FAO Rice Market
Monitor, 2015)

Tuy những tác động đáng sợ của hiện tượng El Nino chưa tác động nhiều
nhưng khí hậu đã ảnh hưởng đến vụ sản xuất thứ hai trong năm của Ấn Độ - nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gây ra triển vọng tăng sản lượng ngày càng xấu
hơn. Sản xuất lúa gạo của Thái Lan (lúa) giảm 2,7 % trong năm 2014 so với năm
trước đó – còn 34,3 triệu tấn (tương đương 22,7 triệu tấn gạo), điều này chủ yếu do
sự suy giảm diện tích trồng. Tuy nhiên, trong năm 2015, Thái Lan dự kiến sẽ tăng
sản lượng thêm 2,1 %.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng mạnh vào cuối năm 2014. Các
báo cáo xuất khẩu gạo mới nhất chỉ ra rằng Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan đứng ở vị
trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu cao chưa từng có
(11,3 triệu tấn), chỉ nhỉnh hơn Thái Lan một lượng không nhiều (11,0 triệu tấn).
Tuy nhiên, báo cáo của (FAO, 2014) dự báo rằng Thái Lan sẽ lấy lại danh hiệu xuất
khẩu số 1 trong năm 2015, khi nó được dự báo sẽ xuất khẩu 11,2 triệu tấn so với 9,3
triệu tấn của Ấn Độ trong năm nay.
Mặc dù giá gạo quốc tế đã giảm, nhiều nước nhập khẩu gạo vẫn tiếp tục theo
đuổi các chính sách để đạt sản lượng gạo cao hơn phục nhu cầu trong nước. Trong
số những nước nhập khẩu gạo thì chú ý có Indonesia được dự báo sẽ giảm nhập
khẩu tới 25% lượng gạo so với năm 2015, Philippines cũng sẽ giảm khoảng 21%,
và chỉ có Bangladesh tăng nhập khẩu lên 36%. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh
trên các thị trường xuất khẩu có khả năng sẽ tăng cường hơn nữa trong giai đoạn
cuối của năm.
Mức độ tăng trưởng diện tích sản xuất lúa gạo của thế giới trong 10 năm từ
2003 – 2013 là 16,21 triệu ha (từ 148,51 triệu ha lên 164,72 triệu ha) tương đương

5


10,92%, và điều này tăng là do mức tăng của khu vực châu Á (13,69 triệu ha –
chiếm 84% diện tích tăng thêm).
Năm 2013, sản lượng lúa gạo sản xuất được của châu Á đạt 674,84 triệu tấn

lúa, tăng 6,32% so với năm 2010 (634,69 triệu tấn) và hơn 26,65% so với năm 2003
(532,85 triệu tấn).
Các Viện Nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng năm đã lai tạo, tuyển
chọn ra nhiều giống cây trồng mới, đưa ra nhiều quy trình kỹ thuật tiến bộ, công
thức luân canh, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái nhằm
tăng năng suất, sản lượng và giá trịnh trên đơn vị diện tích. Viện Nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) đã đóng góp nhiều thành tựu (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1997).
Nhật bản là một quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, trong đó có cây lúa. Tuy nhiên, các nhà khoa học nông nghiệp Nhật
Bản đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các chính sách quan trọng, xây dựng những
chương trình mục tiêu như an toàn lương thực, cải cách ruộng đất, ổn định thị
trường nông sản. Ngoài ra, Nhật Bản còn đẩy mạnh công tác khuyến nông, thực
hiện một số giải pháp kỹ thuật, cải cách nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy đến nay,
Nhật Bản trở thành quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu trên thế giới.
Xét về tiêu dùng thì lúa được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 85% tổng sản lượng
sản xuất ra, sau đó là lúa mỳ chiếm 60% và ngô chiếm 25%. Nhu cầu gạo nhập
khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác nhau, Châu Âu, Châu Mỹ
thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong khi đó Châu Phi lại có nhu
cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình hoặc thấp, đây được coi là thị trường nhập
khẩu dễ tính nhất. Trong những năm qua Indonexia là nước luôn có nhu cầu nhập
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ,
lượng gạo nhập khẩu của Indonexia lên tới 5,7 triệu tấn, Philippin, Malaysia, Nhật
cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu khá lớn. Hiện nay lượng gạo trao đổi
trên trên thị trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cung (dưới 4%) và giá
gạo chịu ảnh hưởng rất lớn lượng mua vào của một số nước nhập khẩu chính như
Inđonexia, Philippin,…

6



Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo một số nước sản xuất lớn trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013

Năm
2003
2005
2007
2009
2010
2011
2012
2013
Năm
2003
2005
2007
2009
2010
2011
2012
2013

Đơn vị: Diện tích – Nghìn ha; Năng suất – tạ/ha; Sản lượng – Nghìn tấn
Ấn Độ
Thái Lan

Trung Quốc
Diện tích
26.780
29.116
29.179

29.882
30.117
30.311
30.398
30.486
Diện tích
11.477
11.839
12.148
12.884
13.253
13.201
13.446
13.835

Năng suất
60,61
62,53
64,22
65,82
65,48
66,86
67,75
67,25
Indonesia
Năng suất
45,43
45,74
47,05
49,99

50,15
49,80
51,36
51,52

Sản lượng
162.304
182.055
187.397
196.681
197.212
202.667
205.936
205.015

Diện tích
42.593
43.660
43.910
41.918
42.862
43.970
42.410
43.500

Sản lượng
52.138
54.151
57.157
64.399

66.469
65.741
69.056
71.280

Diện tích
672
676
673
675
678
688
692
688

Năng suất
31,18
31,54
32,92
32,37
33,59
35,91
37,21
36,60
Malaysia
Năng suất
33,60
34,22
35,28
37,21

36,36
37,47
39,73
38,17

7

Sản lượng
132.789
137.690
144.570
135.673
143.963
157.900
157.800
159.200

Diện tích
10.164
10.225
10.669
11.141
11.932
11.650
12.279
12.373

Năng suất Sản lượng
29,00
29.474

29,63
30.292
30,09
32.099
28,83
32.116
28,84
34.409
31,01
36.128
30,52
37.469
31,35
38.788
Myanma
Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
2.257
6.528
35,46
23.146
2.314
7.384
37,49
27.683
2.375
8.011
39,26
31.451
2.511
8.058

40,56
32.682
2.465
8.012
40,67
32.580
2.576
7.567
38,34
29.010
2.750
8.150
34,45
28.080
2.627
7.500
37,33
28.000
Nguồn FAOSTAT:


Năm 2011, lượng gạo giao dịch thương mại trên thế giới lên 8% đạt con số
kỷ lục 34,5 triệu so với 31,5 triệu tấn năm 2010. Tất cả các nơi ngoại trừ Nam Mỹ
đều có nhu cầu mua gạo tăng như ở châu Á (Bangladesh, Trung Quốc và Indonesia)
và châu Phi (Ai Cập, Ghana, Nigeria, Senegal). Những nuớc xuất khẩu tăng bao
gồm Ấn Ðộ, Thái Lan; đạt kỷ lục có Argentina, Brazil và Việt Nam. Trái lại xuất
khẩu gạo của Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan và Mỹ giảm, do giá gạo trong nuớc
tăng cao hay do sản lượng thấp. Sang năm 2012, giao dịch thương mại chỉ còn 34,3
triệu tấn, giảm 2,6%, do nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước châu Á giảm. Mặt khác,
các nuớc xuất khẩu dư thừa gạo cung ứng ra thế giới. Những nước nhu cầu nhập

gạo giảm là Bangladesh, Indonesia, Nepal, Nigeria và Philippines. Giá gạo cao
trong nuớc đã hạn chế khả năng xuất khẩu của Thái Lan, nhưng nguồn cung thấp
cũng gây trở ngại cho Argentina, Brazil, Miến Ðiện, Mỹ và Uruguay.
Đến cuối năm 2011, dự trữ gạo đạt 140,8 triệu tấn so với 138 triệu tấn năm
2010, bằng 30% tổng sản lượng gạo thế giới. Dự kiến sang năm 2012, dự trữ gạo sẽ
tăng thêm 8,4%, đạt 152,8 triệu tấn. Những nước nhập khẩu gạo như Indonesia và
Philippines, dự trữ gạo là 4,8 và 3,0 triệu tấn.
Trong năm 2012, Châu Á đạt được năng suất và sản lượng cao trong sản xuất
lúa gạo tại các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Myanmar, Pakistan,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam và cũng khả quan ở Indonesia, Malaysia và Sri
Lanka. Sản xuất lúa gạo cũng đang hồi phục ở một số nước của Châu Phi như Mali,
Senegal và Nigeria. Năm 2012, các nước Châu Mỹ La-tinh và Caribbean sản lượng
lúa gạo giảm 7% so với năm 2011 do hạn hán, giá lúa thấp, chi phí đầu vào tăng,
đặc biệt là Argentina, Brazil và Uruguay. Trong những năm tới, sản lượng lúa tiếp
tục giảm ở châu Âu và Mỹ do chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Ở Việt Nam, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đóng
góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu. Nông nghiệp đã đạt được
những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai.
Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất
siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong
8


đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1% (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009). Trong thời gian 15 năm (1985 – 1999),
sản lượng thóc của Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 15,9 triệu tấn năm 1985 lên 31,0
triệu tấn năm 1999, với tốc độ tăng bình quân khoảng 4,8% năm (Nguyễn Hữu Tề
và cs, 1997).
Theo thống kê của Tổng cục thống kê (GSO, 2015), Việt Nam có diện tích

lúa khoảng 7,76 triệu ha, đứng thứ 3 trong các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
sau Ấn Độ và Thái Lan. Việt Nam có năng suất lúa khoảng 56,35 tạ/ha, cao hơn
mức trung bình thế giới (45,48 tạ/ha) và châu Á (46,37 tạ/ha).
Trong 08 năm (2002 – 2010), năng suất lúa của nước ta tăng khoảng 0,98
tấn/ha, đứng thứ 12 trên thế giới và là một trong những nước trên có khả năng cải
thiện năng suất lúa gạo của thế giới. Năng suất lúa của Việt Nam trong khu vực nhờ
những cải thiện đáng kể trong công tác thủy lợi và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ
thuật về giống, phân bón và công tác bảo vệ thực vật (Bùi Chí Bửu và cs, 1999).
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng lúa cả năm của Việt Nam từ 1990 - 2012
Tổng diện tích

Tổng sản lượng

Năng suất cả

(Triệu ha)

(Triệu tấn)

nước (tạ/ha)

1990

6,04

19,23

31,81

1995


6,76

24,96

36,90

2000

7,67

32,53

42,43

2005

7,33

35,83

48,89

2010

7,49

40,01

53,42


2011

7,66

42,40

55,38

2012

7,76

43,74

56,35

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam -
Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng
lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối
lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000
9


lên 501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản phẩm
sắn (tinh bột sắn và sắn lát) đứng thứ hai trên thế giới sau một thời gian dài thiếu
lương thực.

Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong
khi Đồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò chủ yếu trong việc sản xuất lúa gạo hàng
hóa để bảo đảm an ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho
người tiêu dùng ở các khu vực đô thị, và tham gia xuất khẩu. Vì vậy, sản xuất lúa
gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thị trường hóa cao độ và diễn biến giá lúa
nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu và giá gạo
trên thị trường thế giới.
Bảng 1.4: Cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa vụ Xuân và vụ Mùa ở
nước ta giai đoạn 1990 - 2012
Đơn vị: Diện tích – Nghìn ha;Năng suất – Tạ/ha; Sản lượng – Nghìn tấn
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

vụ Xuân

vụ Mùa

vụ Xuân

vụ Mùa

vụ Xuân

vụ Mùa


1990

2.073,6

2.753,5

37,93

26,40

7.865,6

7.269,0

1995

2.421,3

2.601,9

44,34

29,69

10.736,6

7.726,3

2000


3.013,2

2.360,3

51,68

35,31

15.571,2

8.333,3

2005

2.942,1

2.037,8

58,91

39,58

17.331,6

8.065,1

2010

3.085,9


1.967,5

62,27

46,27

19.216,8

9.102,7

2011

3.096,8

1.969,1

63,87

46,81

19.778,3

9.217,3

2012

3.124,3

1.977,8


64,95

47,97

20.291,9

9.487,9

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam -
Theo Tổng Cục Thống Kê (2009), Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có 1,9
triệu ha diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản lượng hàng
năm khoảng 21 triệu tấn lúa; năng lực xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo/năm,
tương đương 9 - 10 triệu tấn lúa. Mức xuất khẩu đạt kỷ lục 6 triệu tấn ở năm 2009
(Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2010).

10


Nông dân trong vùng đang canh tác hàng chục giống lúa khác nhau với
quy mô diện tích hàng trăm ngàn ha/năm cho mỗi giống, trong đó có một số
giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như IR50404. Với quy mô
sản xuất như trên, việc tham gia vào thị trường thế giới với khối lượng giao
dịch lớn và tập trung vào những giai đoạn cụ thể trong năm chắc chắn làm thay
đổi cung và tác động không nhỏ đến giá gạo trên thị trường thế giới. Trong
nghiên cứu về hệ thông sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải bắt đầu bằng việc
đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng canh tác, đó
là những vẫn đề hết sức quan trọng. Việc cải tiến những hệ thông canh tác được
các nhà khoa học nông nghiệp nước ta quan tâm, nghiên cứu, bước đầu đạt
được nhiều kết quả tốt. Với những cải tiến cơ cấu cây trồng trong thời gian tới

cần nghiên cứu bố trí lại hệ thống cây trồng thích hợp với điều liện đất đai và
chế độ nước khác nhau, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai
thác cao nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tự, đa dạng giống cây trồng (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1997).
Đến năm 2011, sản lượng lúa gạo của nước ta đạt trên 42,4 tiệu tấn. Năm
2012, diện tích gieo trồng lúa đạt 7,76 nghìn ha, tăng gần 100 nghìn ha so với năm
2011, năng suất đạt 56,35 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, sản lượng đạt 43,74 triệu tấn, tăng
1,3 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4
nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, sản lượng lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng
573,3 nghìn tấn, sản lượng lúa mùa đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn. Sản
lượng lúa của Việt Nam đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất
khẩu đạt trên 8 triệu tấn gạo.
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011 - 2020, đối với
ngành sản xuất lương thực là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt
hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực”. Trên cơ sở
tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của
thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống,
đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có
lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên
diện tích canh tác 3,7 triệu ha.
11


1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Sơn La
Bảng 1.5 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2013
Năm

Diện tích
(Nghìn ha)


Năng suất
(Tạ/Ha)

Sản Lượng
(Nghìn tấn)

2009
2010
2011

45,9
44,6
44,1

33,3
33,0
35,3

152,8
147,1
155,8

2012

48,2

33,8

162,9


2013(Sơ bộ)

56,7

32,2

182,5

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam -
Qua bảng số liệu 1.5 cho thấy từ năm 2009 đến năm 2011 diện tích canh tac
lúa tại tỉnh Sơn La liên tục giảm và giảm 1,8 nghìn ha so với năm 2009. Tuy nhiên
từ năm 2012 đến 2013 thì diện tích trồng lúa của tỉnh tăng dần lên và tăng 10,8
nghìn ha so với năm 2009.
Mặc dù diện tích tăng lên nhưng năng suất lúa lại có su hướng giảm dần, đến
năm 2013 thì năng suất lúa giảm so với năm 2009 là 1,1 tạ/ha. Nguyên nhân là do
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc với địa hình phức tạp,
khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng
khí hậu thời tiết khác nhau. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào
những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4),sương muối, mưa đá, lũ quét
là yếu tố bất lợi đã gây ảnh hưởng lớn trong việc sản xuất lúa gạo.
Tuy năng suất không tăng nhưng diện tích trồng lúa tăng nên sản lượng lúa
của cả tỉnh vẫn tăng và tăng lên 29,7 nghìn tấn so với năm 2009.
1.3 Nghiên cứu về tính trạng hình thái và sinh trưởng.
Cây lúa là cây trồng rất đa dạng về hình thái. Các giống khác nhau có những
đặc điểm hình thái đặc trưng về kiểu cây, kiểu lá, hình dạng bông… Trong phần này
trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính trạng hình thái.
1.3.1 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hoàn toàn và thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian


12


sinh trưởng có ý nghĩa đến phạm vi phân bố, khả năng thâm canh của giống.
Yoshida, (1981); Đào Thế Tuấn và Phan Mạnh Lâm, (1967) cho rằng: thời gian
sinh trưởng của cây lúa chia làm 2 thời kỳ chính :
-Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: lúc cây lúa mọc rễ, thân, lá.
-Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: cây lúa làm đòng, ra hoa, kết hạt.
Một số nhà nghiên cứu (IRRI) cho rằng: trong suốt quá trình sinh trưởng
phát triển, cây lúa trải qua 3 thời kỳ lớn: Sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh
thực và thời kỳ hình thành hạt và chín. Ba thời kỳ sinh trưởng của cây lúa trải qua
10 giai đoạn phát triển: Nứt nanh - nảy mầm, giai đoạn mạ, đẻ nhánh, vươn lóng,
phân hoá đòng, trổ bông, nở hoa, chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn (Nguyễn Văn
Hoan, 2006). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy: thời gian sinh trưởng
của cây lúa chia làm 4 thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng mạnh, sinh trưởng sinh
dưỡng chậm, sinh thực và chín (Bùi Huy Đáp, 1978). Qua việc chia thời gian sinh
trưởng của cây lúa nhằm mục đích hiểu được bản chất của quá trình sinh trưởng và
phát triển của nó, từ đó đề xuất ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý tác động vào cây
lúa để có một ruộng lúa năng xuất cao nhất. Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có
thời gian sinh trưởng 90 - 120 ngày, giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các
giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian
sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày. Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa
phương có thời gian sinh trưởng 200 - 240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa
nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày (Đinh văn Lữ, 1978).
Thời gian sinh trưởng chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường như: đất,
nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy cả tính
cộng và không cộng đều rất quan trọng trong việc hình thành tính trạng thời gian
sinh trưởng của cây lúa (Khush và cs, 1988). Thời gian sinh trưởng của lúa bao gồm
2 hệ thống gen quyết định là hệ thống gen quy định thời gian trỗ và hệ thống gen

phản ứng ánh sáng ở các giống lúa địa phương.
Theo Yoshida (1979) cho rằng; những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá
ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược
lại giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sinh
13


trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai có độ phì
thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn cho năng suất sẽ cao hơn.
Theo Jennigs và cs (1979) thời gian sinh trưởng của lúa do nhiều gen điều khiển di
truyền số lượng được biểu hiện rất rõ khi nghiên cứu phân ly ở F2 của con lai, giữa
giống có thời gian sinh trưởng ngắn với giống có thời gian sinh trưởng dài. Tính
chín sớm được điều khiển bởi 1 cặp gen trội.
1.3.2. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây cũng là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến
khả năng chống đổ và chịu phân của giống. Dạng hình thấp cây, thân cứng có khả
năng chống đổ tốt (IRRI, 1984). Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu lúa quốc tế
(IRRI) khẳng định rằng: các giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee-geo-woogen, Taiching Native-1, Igeotze) mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì đến
chiều dài bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống, còn những gen lùn tạo ra bằng đột
biến hoặc gen lùn ở các giống có nguồn gốc Châu Mỹ (Century Patna, SLO-17) ít
được sử dụng để tạo giống vì chúng làm cho bông ngắn lại hoặc phân li kéo dài
hoặc phân ly qua nhiều thế hệ khó chọn lọc. Các dạng lùn có nguồn gốc Trung
Quốc thường có lá ngắn, màu xanh đậm, thân cứng, chịu đạm cao và khó đổ.
1.3.3. Khả năng sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng mạnh, sớm ở thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng là
một đặc tính có lợi rất cần thiết cho lúa gieo thẳng, các giống lúa nào có khả năng
sinh trưởng tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình quang hợp và tích luỹ chất khô nhiều
hơn, từ đó có năng suất cao hơn.
Tính trạng này do nhiều kiểu gen kiểm tra, khó tổ hợp với gen kiểm tra tính
chín sớm nhưng dễ dàng kết hợp với gen kiểm tra tính lùn và không phản ứng với

quang chu kỳ (IRRI,1972).
1.3.4 Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá
trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Các kết quả nghiên cứu cho rằng tính
đẻ nhánh khỏe di truyền số lượng, có hệ số di truyền thấp đến trung bình và chịu
14


ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu các tổ hợp lai cho nhận xét rằng
kiểu đẻ nhánh chụm và đứng thẳng là lặn, kiểu đẻ nhánh xòe là trội (Rutger and
Mackil, 1998).
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu
tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp theo thì
cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện
thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện nhánh thứ nhất và khi ra
lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện. Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa
bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng
đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1 - 2 nhánh đầu
tiên khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ
tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ
thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và
điều kiện ngoại cảnh. Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu.
Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá
nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành
nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng
ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu. Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp,
thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15 - 20 ngày, thậm chí 25 - 30 ngày ở vụ chiêm xuân
phía Bắc. Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá, quyết định
đến sự phát triển diện tích lá và số bông. Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời
vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng

ở vụ chiêm xuân, 40 - 50 ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ hè thu. Trong một vụ, các
trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn. Thúc đạm sớm, quá trình
đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy
thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ non thời gian đẻ nhánh dài
hơn so với mạ già. Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu,
số lá và số bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường
làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường
sự phá hoại của sâu bệnh (Nguyễn Văn Hoan, 1995)
15


1.3.5 Bộ lá lúa và khả năng quanh hợp
Lá lúa là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây lúa, nó tồn tại và phát triển gắn
liền với quá trình sống của cây lúa, do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác
động trực tiếp đến lượng quang hợp. Lá lúa hoàn chỉnh gồm bẹ lá, phiến lá, tai lá và
thìa lá (Yoshida, 1981). Thời kỳ con gái các bẹ lá ôm lấy nhau và tạo thành thân của
nhánh lúa, gọi là thân giả (Nguyễn Đình Giao và cs, 1998). Các lá phát triển liên tục
từ dưới lên trên, mỗi lá cách nhau một bước: ví dụ lá 5 ở thời kỳ xuất hiện thì lá thứ
6 ở thời kỳ hình thành bẹ lá, lá 7 ở thời kỳ hình thành phiến lá và lá 8 ở thời kỳ phân
hoá mầm (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997).
Nói chung cây lúa có quá trình quang hợp theo chu trình C3 (Yoshida, 1979).
Quang hợp là quá trình nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá năng lượng
này thành năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng Hydratcacbon. Khoảng 80%- 90% chất
khô cây xanh tích luỹ được là do quang hợp. Như vậy quang hợp giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng trong sự tạo thành năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là muốn cho cây quang hợp
mạnh thì cần điều chỉnh cho nó có một bộ lá tối ưu, diện tích quang hợp lớn mà không
che phủ lẫn nhau, hàm lượng diệp lục trong lá cao. Vì vậy cần phải có chỉ số diện tích
lá (LAI) (m2 lá/m2 đất) thích hợp.
Nghiên cứu về sự liên quan của bộ lá tới năng suất lúa, Đào Thế Tuấn (1980)
cho rằng một giống có năng suất cao phải có đủ 2 điều kiện:

- Diện tích lá lớn trước khi trỗ để tạo nên một sức chứa lớn.
- Hiệu suất quang hợp sau trỗ cao có thể tạo ra được bông lúa to, tức nguồn
chất dinh dưỡng lớn.
Tổng số lá trên thân chính nhiều hay ít có liên quan đến thời gian sinh trưởng
và diện tích lá của quần thể. Thời gian hoạt động của lá dài hay ngắn có quan hệ rất
lớn đến việc tích luỹ dinh dưỡng cho cây và bông hạt quyết định đến năng suất lúa
(Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997). Lá đòng và hai lá giáp lá đòng có thời gian hoạt động
dài nhất 45-50 ngày phụ thuộc vào giống. Các lá xuất hiện trước có thời gian hoạt
động ngắn dần, lá thứ nhất có thời gian hoạt động 7 ngày, lá thứ hai có thời gian
hoạt động là 14 ngày (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997). Lá đòng có thời gian sống dài
nhất (Yoshida, 1979). Tuổi thọ của lá kéo dài 20-40 ngày tuỳ theo vị trí của lá trên

16


×